Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tài liệu Nguồn gốc và diễn tiến của ngôn ngữ pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.26 KB, 3 trang )

Nguồn gốc và diễn tiến của ngôn ngữ
2. Diễn tiến của ngôn ngữ
2.3. Nét nổi bật trong thời kì hình thành dân tộc là hình thành một ngôn ngữ dân
tộc thống nhất.
Dân tộc vốn là một phạm trù lịch sử, xuất hiện vào một giai đoạn nhất định, với
những điều kiện và hoàn cảnh nhất định.
Một trong những điều kiện quan trọng bắt buộc, để đảm bảo một cộng đồng
người hình thành một dân tộc (ví dụ như điều kiện về lãnh thổ, về kinh tế, về cấu
tạo tâm lí và văn hoá vật chất, văn hoá tinh thần…) là cộng đồng đó phải có một
ngôn ngữ chung.
Tuy nhiên, ngôn ngữ chính thức, thống nhất của nhà nước với ngôn ngữ thống
nhất của dân tộc không phải bao giờ cũng trùng nhau. Tình trạng này hiện nay
chúng ta vẫn còn quan sát được ở nhiều nước châu Phi: tại đó, có nhiều ngôn ngữ
của các dân tộc bản địa, nhưng ngôn ngữ nhà nước lại là một thứ tiếng châu Âu
nào đó, được phổ biến từ thời thực dân. Ví dụ tiếng Anh ở Nigiêria, tiếng Pháp ở
Mali và Ghilê…
Dân tộc được hình thành, làm tăng cường thêm sự thống nhất về nhiều mặt,
trong đó có thống nhất ngôn ngữ. Những dị biệt của ngôn ngữ mang tính xã hội
hoặc lãnh thổ giữa các bộ lạc, bộ tộc bị triệt thoái dần; còn những nét chung, thống
nhất càng ngày càng được phát hiện, xây dựng và củng cố để trở thành tài sản
chung của tất cả mọi người.
Thông thường, ngôn ngữ dân tộc có thể được xây dựng trên cơ sở của một
ngôn ngữ có sẵn (thường là phương ngữ ở vùng trung tâm kinh tế, chính trị, văn
hoá trong quan hệ nhà nước) hoặc xây dựng trên cơ sở của các tác động qua lại
dẫn đến sự tổng hoà, có chọn lọc từ các phương ngữ khác nhau. Ví dụ, có thể coi
tiếng Việt với phương ngữ Bắc (mà trung tâm là hai vùng đồng bằng sông Hồng,
sông Mã) thuộc trường hợp thứ nhất; còn tiếng Nga với sự tổng hoà các phương
ngữ Bắc Nga và Nam Nga cùng một phần tiếng Slave cổ, thuộc về trường hợp thứ
hai.
Tính thống nhất của ngôn ngữ dân tộc, tuy vậy, vẫn buộc phải chấp nhận tình
trạng còn tồn tại những phương ngữ địa lí và phương ngữ xã hội. Đó là sự thực


hiển nhiên mà chúng ta hoàn toàn có thể quan sát được thống nhất trong cái đa
dạng, và đa dạng trên một căn bản thống nhất. Tiếng Việt, tiếng Hán, tiếng Khmer,
tiếng Lào, tiếng Thái Lan cũng như tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Anh… đều như
thế.
Sự hình thành ngôn ngữ dân tộc thống nhất cũng sẽ thường dẫn đến việc xây
dựng ngôn ngữ văn học (hiểu theo nghĩa rộng, không chỉ là ngôn ngữ trong văn
học nghệ thuật). Đó là thứ ngôn ngữ có quy chế, được trau dồi dù có chính thức
hay không.
Thật ra, quá trình hình thành ngôn ngữ dân tộc và xây dựng ngôn ngữ văn học
(của dân tộc) không phải bao giờ cũng đi đôi với nhau hoặc tiếp liền nhau. Trong
khi ở Hi Lạp cổ đại, ngôn ngữ văn học được xây dựng từ rất sớm (thế kỉ III trước
công nguyên) thì trước đây và ngay cả thời gian không xa so với hiện nay, ở nhiều
nơi người ta dùng hẳn một ngôn ngữ khác (cùng với chữ viết của nó) để làm ngôn
ngữ văn học, ngôn ngữ nhà nước. Ngôn ngữ văn học như thế cũng đồng thời chỉ
có nghĩa là ngôn ngữ viết. Ngôn ngữ đó thường là của những dân tộc khác có nền
văn hoá, văn học hết sức rực rỡ. Chẳng hạn một số nước châu Âu dùng tiếng
Latin; vùng bắc Phi và tiểu Á, một số nước dùng tiếng Ả Rập; còn vùng Lào, Thái
Lan, Campuchia dùng tiếng Bali, Sanskrit; Việt Nam dùng tiếng Hán…
Khi ngôn ngữ dân tộc dần dần khẳng định được vai trò vị trí của mình, nó cũng
được nhân dân tích cực trau dồi, làm cho có quy chế, có chuẩn mực cả hình thức
nói lẫn hình thức viết. Do vậy, nó được dùng trong lĩnh vực giáo dục, văn hoá, văn
học nghệ thuật, thông tin đại chúng… Từ đây, ngôn ngữ dân tộc của nhân dân
được lựa chọn, được quy chế hoá để trở thành văn hóa ngôn ngữ dân tộc mình.
4. Xem xét diễn tiến của ngôn ngữ loài người nói chung cũng như của ngôn
ngữ nói riêng, hầu như người ta hiếm gặp những trường hợp biến đổi và phát triển
đơn tuyến. Những điều trình bày trên đây, quả thực đã có phần đơn giản hoá vấn
đề đi rất nhiều để cho phù hợp với mục đích của chúng ta: chỉ quan sát những
đường hướng khái quát và giản lược nhất mà thôi.
Dù sao thì ngôn ngữ cũng không bao giờ không biến đổi. Chỉ có điều, khi khảo
sát diễn tiến của bất kì ngôn ngữ nào cũng vậy, cần lưu ý rằng:

1. Nó không phát triển, biến đổi theo phương thức đột biến và cách mạng,
mặc dù luôn luôn biến đổi không ngừng
2. Trong các quá trình biến đổi, do những tác động ảnh hưởng nhiều chiều,
nhiều kiểu của nhiều nhân tố trong và ngoài ngôn ngữ, thì ba mặt: ngữ âm, từ
vựng và ngữ pháp của nó vẫn không biến đổi đồng đều như nhau. Để thực hiện
được chức năng làm công cụ giao tiếp và phản ánh, bảo đảm cho mọi người sử
dụng có thể hiểu được nhau, mặt từ vựng của ngôn ngữ bao giờ cũng thay đổi
nhanh nhạy nhất, mặt ngữ âm biến đổi chậm hơn rất nhiều so với từ vựng, còn
ngữ pháp là bộ phận biến đổi chậm nhất và ít nhiều nó mang tính cách của một
nhân tố, một thành phần bảo thủ.

×