Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Tài liệu Hợp phân và cấu trúc của cảnh quan doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (647.77 KB, 27 trang )

Chương 6: HỢP PHẦN VÀ CẤU TRÚC
CỦA CẢNH QUAN
6.1 Các hợp phần cảnh quan
Các hợp phần tự nhiên là thành phần cấu tạo các cấp địa tổng thể
có quan hệ chặt chẽ với nhau gồm: nền địa chất, địa mạo, thủy văn,
khí hậu và giới sinh vật.
6.1.1 Nền địa chất
Cảnh quan nào cũng có một nền địa chất biểu hiện trước hết bằng
thành phần thạch học và điều kiện thế nằm của đá trên mặt.
Thành phần thạch học của nền địa chất là một tập hợp các đá
được hình thành trong một giai đoạn kiến tạo nhất định và có quan
hệ với nhau về mặt phân bố lãnh thổ.
Nền địa chất có khi đơn giản, chỉ bao gồm một vài loại đá (ở đồng
bằng), có khi phức tạp, bao gồm nhiều loại đá khác nhau về nguồn
gốc phát sinh (miền núi). Nền địa chất trong nghiên cứu cảnh quan
bao gồm phân tích các giai đoạn kiến tạo và đặc điểm các thành
phần đá nền.
Phân tích các giai đoạn kiến tạo và đặc điểm đất đá
Để hiểu rõ hơn về nhận thức này chúng ta có thể xem xét nền móng
cảnh quan Việt nam. Ở Việt Nam nền móng cảnh quan được chia
ra ba giai đoạn chính gồm: Tiền Cambri, Cổ kiến tạo và Tân kiến
tạo.
1- Giai đoạn Tiền Cambri gồm đại Thái cổ AR (-3500 đến –2500
triệu năm) và đại Nguyên sinh PR (-2500 đến – 570 triệu năm)
2
Ở Việt Nam, vết tích còn lại của cấu trúc địa chất thuộc giai đoạn
tiền Cambri là các địa khối đá biến chất - những hạt nhân của lãnh
thổ Việt Nam gồm các khối và những mảng sót của mảng lục địa
cổ tiền Cambri (địa khối vòm sông Chảy, địa khối Kon Tum).
Cột địa tầng của các hệ tầng tiền Cambri rất dày (có nơi tới 10.000
m) chứng tỏ hoạt động sụt lún diễn ra mạnh, nham tướng chủ yếu


là đá biến chất từ dưới lên như sau:
• Gơnai với tướng đá mafic có nguồn gốc macma
• Đá hoa, diệp thạch kết tinh có nguồn gốc trầm tích
• Đá biến chất yếu và xâm nhập granit
2- Giai đoạn Cổ kiến tạo
Giai đoạn này diễn ra trong đại Cổ sinh PZ và Trung sinh MZ (-570
đến-65 triệu năm) bao gồm 4 chu kỳ kiến tạo: Calêdoni, Hecxini,
Indoxini (Hình 6.1) và Kimeri.
• Chu kỳ Caledoni
Diễn ra chủ yếu ở phía bắc đứt gẫy sông Hồng, kéo dài từ Cambri
(C
1
) sớm đến Devon sớm (D
1
) thì kết thúc: Mở rộng khối vòm sông
Chảy thành khối nâng Việt Bắc. Hình thành cánh cung Duyên hải
Trầm tích chủ yếu gồm đá phiến thạch anh xerixit, đá phiến vôi, ít
đá vôi, có chứa apatit (C
1-2
). Phiến sét vôi, cát kết (C
3
-O), lục
nguyên và si lic dạng nhịp (O – S), phiến sét, cát kết vôi (S-D),
cuội kết, cát kết, bột kết (D
1
) và đá vôi (D
2
).
• Chu Kỳ Hecxini
Chu kỳ Hecxini kết thúc chế độ vỏ đại dương ở Tây Bắc Bộ và Bắc

Trung Bộ (từ Cacbon sớm đến Pecmi).
3
Hình 6.1 Sơ đồ các vùng địa chất kiến tạo Việt Nam
4
Vận động Hecxini tạo nền móng cho các cảnh quan núi và cao
nguyên ở Việt Nam. Dấu ấn đậm nét của chu kỳ Hecxini là đường
viền núi kéo từ Nam Trung Bộ đến cực Nam Trung Bộ ôm lấy địa
khối Kontum. Đây là ranh giới phân tách các cảnh quan cao nguyên
phía Tây với các cảnh quan duyên hải Nam Trung Bộ.
Hiện tượng biển tiến mạnh vào đầu Đevon tạo nên các nham tướng
đa dạng từ nham tướng biển sâu đến nham tướng biển nông và ven
biển. Trong đó sự có mặt của đá vôi Đevon và Cacbon - Pecmi là
cơ sở hình thành các cảnh quan karst ở Việt Nam sau này. Các tập
trầm tích này lắng đọng với bề dày đến 3.000 m do quá trình sụt
lún xảy ra tại các vùng phía Bắc đèo Ngang và đến 7.000 m ở vùng
Trường Sơn.
• Chu kỳ Inđoxini
Chu kỳ Inđoxini diễn ra từ Triat sớm đến Triat muộn trong thời
gian khoảng 40 triệu năm. Đây là chu kỳ hoàn thành phần lãnh thổ
nước ta.
Chu kỳ Inđoxinia hoạt động mạnh ở phía Bắc vĩ độ 18 trong các
võng sông Cả, Sầm Nưa và mạnh nhất ở vòng sông Đà. Tốc độ sụt
lún ở trong vùng đạt 0,18 - 0,20 mm/năm tạo ra các hệ tầng trầm
tích dày đến 6.000 m với nham tướng phong phú, chủ yếu là cát kết
và đá sét. Từ Sơn La đến Ninh Bình - Thanh Hóa trong địa phận
địa máng sông Đà hình thành các tập trầm tích đá vôi dày tuổi
Triat, chủ yếu là đá vôi điệp Đồng Giao (T
2
eđg).
Tại khiên Kontum và nền Hecxini các đứt gãy hình thành trong chu

kỳ này và các hoạt động nâng - hạ nhẹ xảy ra dọc theo các đứt gãy.
Ở rìa nền Hoa Nam, nơi quá trình tạo lục đã hoàn thành sau các chu
kỳ Caledoni và Hecxini chỉ có một số khu vực sụt võng chứa trầm
tích Triat như vùng sông Hiến, vùng An Châu.
5
• Chu kỳ Kimeri
Là chu kỳ sau cùng trong nguyên đại Trung sinh được đặc trưng
bởi các hoạt động macma.
Ở phần phía Bắc lãnh thổ: các đá phun trào chủ yếu là riolit trong
các máng trũng Cao Bằng - Thất Khê - Lộc Bình, ở thung lũng
sông Thương, ở Bình Liêu, Tam Đảo. Xâm nhập chủ yếu là granit
ở Phiabiooc, ở Phiaoac. Xâm nhập và phun trào mafic ở đứt gãy
sâu sông Đà.
Ở phần phía Nam lãnh thổ: phun trào riolit từ Quy Nhơn đến Vũng
Tàu. Các đá andezit ở các núi cực Nam Trung Bộ: Biđup, Lang
bian, Tà Đưng.
Hiện tượng xâm nhập và phun trào của chu kỳ này diễn ra trên
khắp lãnh thổ Việt Nam và chấm dứt giai đoạn cổ kiến tạo (giai
đoạn tách dãn). Từ đây lãnh thổ Việt Nam căn bản đã hoàn thành,
các vận động kiến tạo vào tân sinh chỉ có tác dụng cải tạo lại bề
mặt cổ, các cảnh quan lục địa được hình thành và phát triển từ sau
giai đoạn này.
3- Giai đoạn tân kiến tạo (từ –65triệm năm đến nay)
Diễn ra trong đại Tân sinh, là giai đoạn rất quan trọng với Việt
Nam và thế giới, vì các đặc điểm tự nhiên hiện nay ở nước ta cũng
như trên thế giới được hình thành trong giai đoạn này.
Ở Việt Nam giai đoạn Tân kiến tạo được bắt đầu từ quá trình bán
bình nguyên hóa kéo dài trên 40 triệu năm trong suốt Paleogen từ
sau chu kỳ Kimeri, tạo nên các bề mặt bán bình nguyên cổ
Paleogen trên khắp lãnh thổ Việt Nam.

Từ Neogen vận động Hymalaya với các pha nâng đặc trưng xen kẽ
các pha yên tĩnh, với mức độ và cường độ không đồng đều trên các
vùng lãnh thổ của Việt Nam (Hình 6.2). Đây là nguyên nhân tạo
6
nên sự phân hóa phức tạp trong hệ thống cảnh quan nhiệt đới gió
mùa Việt Nam.
Trong giai giai đoạn này hoạt động tách dãn theo đứt gẫy sông
Hồng, sông Cửu Long và biển Đông đã tạo nên các trầm tích lục
nguyên chứa than, lục nguyên xen phun trào với bề dày lớn (3000-
4000m).
Ở vùng nâng, sau mỗi pha nâng lên, hoạt động xâm thực bóc mòn
dẫn đến sự chia cắt các bán bình nguyên thành tạo trước đó; đến
pha yên tĩnh, sông ngòi mở rộng thung lũng, bồi tụ, san bằng dẫn
đến sự hình thành các bề mặt san bằng mới.
Trong giai đoạn này có 6 chu kỳ tạo nên các bề mặt địa hình ngày
nay (theo Vũ Tự lập, 1995).
• Chu kỳ 1: bề mặt 2.1 00 - 2.200 m là các bán bình nguyên cổ
Paleogen (P)
• Chu kỳ 2: bề mặt 1.000 - 1.600 m là các bán bình nguyên
Mioxen muộn (N
1
2
)
• Chu kỳ 3: bề mặt 600 - 900 m là các bán bình nguyên Plioxen
sớm (N
2
1
).
• Chu kỳ 4: bề mặt 200 - 600 m là các bán bình nguyên Plioxen
muộn (N

2
2
)
• Chu kỳ 5: bề mặt 25-200 m là các bậc thềm xâm thực và xâm
thực –tích tụ Pleistoxen sớm –giữa (Q
I-II
).
• Chu kỳ 6: bề mặt 10-20m là các bặc thềm tuổi Pleistoxen
muộn (QIII)có nguồn gốc khác nhau: sông, biển, hồ.
Bậc địa hình trẻ nhất là các đồng bằng ven biển cao 2-4m được
hình thành do biến tiến Flandrian (7000-4500 năm).
7
Quá trình laterit hóa xảy ra mạnh mẽ trong khí hậu nóng ẩm có
mùa khô dài tạo nên lớp đá ong laterit dày ở Đông Nam Bộ vào chu
kỳ này.
Đây là thời gian hình thành các quần đảo san hô Hoàng Sa, Trường
Sa và hoạt động núi lửa tạo nên một số đảo ven bờ: đảo Lý Sơn,
Hòn Hải...
Vào chu kỳ VI (Pleixtoxen thượng) cũng xảy ra phun trào bazan trẻ
(Q
II-IV
) ở Vĩnh Linh - Lao Bảo, Quảng Ngãi, sông Cầu, lưu vực
sông La Ngà...
Quá trình tạo núi với sự phân bậc địa hình đã cải tạo bề mặt địa
hình cổ, tạo nên tính chất đồi núi của nước ta, là nguyên nhân hình
thành các vành đai cảnh quan theo độ cao.
Mặt khác, cấu trúc địa hình địa phương với các hướng sơn văn,
hướng phơi sườn đã có ảnh hưởng tới sự hoạt động của các khối
khí, làm phân phối lại chế độ nhiệt ẩm, là nguyên nhân của sự phân
hóa phi địa đới cũng như những phân hóa địa phương trong cảnh

quan Việt Nam, làm đa dạng và phức tạp hệ thống các cảnh quan
nhiệt đới gió mùa nước ta.
Lưu ý rằng; phụ thuộc vào vị trí và đặc điểm kiến tạo, phụ thuộc
vào lịch sử phát triển địa chất khu vực, sự phân bố không gian và
đặc điểm thành phần các loại đá tạo thành các dạng cảnh quan
đặc trưng.
Ví dụ; đá bazan thành phần mafic (bazơ) tạo nên các cao nguyên
bazan rộng lớn (Pleicu, Đắc Lắc, Lâm Đồng) với tầng đất feralit
nâu đỏ dày, màu mỡ. Các khối xâm nhập granit thường tạo nên các
khối, dẫy núi có địa hình cao như Fanxipan 3.143m (Lào Cai),
Ngọc Linh 2.598m (Kon Tum-Quảng Nam), Chư-yang-sin 2.405m
(Đắc Lắc).
8
Hình 6.2 Sơ đồ hoạt động tân kiến tạo Việt Nam
9
6.1.2 Địa hình
Là thành phần cực kỳ quan trọng của cấu trúc thẳng đứng cũng như
cấu trúc ngang của cảnh quan. Đây là “thành phần rắn” của cảnh
quan, cơ sở vật chất bền vững quyết định tính chất của thành phần
khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng, sinh vật trong cảnh. Cần hiểu địa
hình ở đây là tổng thể địa mạo, một yếu tố kiến trúc - hình thái
thống nhất về mặt phát sinh của bề mặt trái đất với sự kết hợp của
của các dạng hình thái - điêu khắc kèm theo. Điều đó có nghĩa là
tổng thể này có một nền địa chất đồng nhất và quá trình địa mạo
ngoại lực cùng kiểu. Chú ý rằng tổng thể địa mạo thống nhất cũng
phải phù hợp với một cảnh quan duy nhất do có những sự biến đổi
địa đới hay theo hướng kinh tuyến của khí hậu.
Việc xác định và phân loại các kiểu địa hình giữ vai trò chủ chốt
trong nghiên cứu cấu trúc thẳng đứng của các cảnh quan địa lý.
Kiểu địa hình là tập hợp có qui luật của các dạng địa hình dương

và âm lớn nhỏ, được hình thành do tác động phối hợp giữa các
nhân tố nội lực (cấu trúc địa chất, kiến tạo) và các nhân tố ngoại
lực (nhiệt bức xạ mặt trời, nước, gió, sinh vật, con người).
Các phân loại địa hình dựa vào kích thước, hình dáng bên ngoài
(hình thái), vào nguồn gốc phát sinh (quan hệ giữa hai nhân tố nội
lực và ngoại lực) và vào giai đoạn phát triển (tuổi địa hình). Ví dụ
kiểu địa hình (đơn vị tương đương cấp cảnh địa lý) được xem là sự
đồng nhất của bốn phương diện mà khi đã thay đổi một mặt nào đó
sẽ hình thành một kiểu khác:
• Tập hợp các dạng trung địa hình âm và dương.
• Đặc điểm thạch học và cường độ của hoạt động kiến tạo, nhất
là tân kiến tạo.
• Tính chất của các quá trình ngoại sinh.
10
• Giai đoạn phát triển.
Ví dụ:
 Theo tập hợp các dạng trung địa hình âm và dương:
kiểu cồn cát bãi triều, kiểu bãi triều – cồn cát, cồn
cát do gió, cồn cát do biển…
 Theo đặc điểm thạch học có: địa hình phun trào
bazan đệ tứ, đồi núi riolit, granit, đồng bằng phù sa
cổ, địa hình cacxtơ xâm thực. Theo hoạt động kiến
tạo có vùng nâng: địa hình đồi, núi thấp, núi trung
bình, núi cao và vùng hạ: đồng bằng trũng.
 Theo các hoạt động ngoại sinh: dòng chảy, sóng,
thủy triều, gió, trọng lực, cacxtơ, sinh vật, nhân
sinh…
 Theo giai đoạn phát triển: các châu thổ cổ, các châu
thổ hiện đại…
Ở Việt Nam các nhân tố nội lực và ngoại lực cũng đa dạng và phức

tạp, vì thế đã phát sinh rất nhiều kiểu địa hình. Để dễ dàng nhận
biết, có thể gộp chúng theo một số nhóm như: đồi núi, cacxtơ,
thung lũng, đồng bằng, bờ biển. Mỗi nhóm có một tương quan
riêng giữa nhân tố nội lực và ngoại lực.
1) Nhóm địa hình núi
Đây là nhóm địa hình dương lớn, trên đó có chạm trổ các địa hình
âm nhỏ hơn. Chúng hình thành trên các loại đá khác nhau, bị uốn
nếp, nâng cao và chia cắt, xâm thực, bóc mòn. Tùy theo tính chất
nham thạch, cường độ nâng mà chúng có độ cao, độ dốc và hình
dáng khác nhau. Ở Việt Nam nhóm địa hình này phong phú nhất và
bao gồm các kiểu sau:
• Kiểu núi cao có độ cao tuyệt đối trên 2500m
11

×