Tải bản đầy đủ (.doc) (123 trang)

Luận văn thạc sỹ QLXD

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 123 trang )

LỜI CẢM ƠN
Qua thời gian thực hiện nghiên cứu, mặc dù gặp nhiều khó khăn trong việc thu
thập các tài liệu cũng như tìm hiểu kiến thức thực tế làm căn cứ choviệc nghiên cứu
để hoàn thành luận văn này. Nhưng với sự giúp đỡ của các thầy cô, đồng nghiệp,
bạn bè cùng với sự nổ lực của bản thân, tác giả đã hoàn thành luận văn đúng thời
hạn
Để hoàn thành luận văn này, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn tới Quý Thầy, Cô
Trường Đại học Thủy Lợi, nhất là các cán bộ, giảng viên Khoa Cơng trình, Bộ môn
CN&QLXD, Khoa Đào tạo Sau Đại học đã hết lòng truyền đạt những kiến thức quý
báu trong suốt thời gian tôi học tại Trường; Đặc biệt tác giả xin trân trọng cảm ơn
thầy giáo hướng dẫn PGS.TS. Mai Di Tám đã hết lòng ủng hộ và hướng dẫn tác giả
hoàn thành luận văn.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn các Thầy Cơ trong Hội đồng khoa học đã đóng
góp những góp ý, những lời khuyên quý giá cho bản luận văn này và cũng xin trân
trọng cảm ơn tới các cán bộ của các Sở Xây Dựng Bình Phước, Thư viện trường
Đại học Thủy Lợi đã quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ, giúp đỡ tác
giả trong việc thu thập thông tin, tài liệu trong quá trình thực hiện luận văn.
Xin cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã giúp đỡ, chia sẻ khó khăn và
động viên tác giả trong suốt q trình học tập và nghiên cứu làm luận văn này. Tác
giả đã cố gắng thực hiện đáp ứng mục tiêu đặt ra, tuy nhiên luận văn khơng tránh
khỏi những thiếu sót. Tác giả xin chân thành cám ơn những ý kiến đóng góp q
báu của các thầy cơ giáo để tác giả có thể tiếp tục hồn thiện luận văn
Xin chân thành cảm ơn!

Bình Phước, tháng 2 năm 2017
Trần Tự Nghĩa


BẢN CAM KẾT
Tên tôi là Trần Tự Nghĩa, học viên cao học lớp CH21QLXD11-CS2, chuyên
ngành “Quản Lý Xây Dựng” niên hạn 2013-2017, trường đại học Thủy Lợi, Cơ sở 2


– Tp. Hồ Chí Minh.
Tơi xin cam đoan luận văn thạc sĩ “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới sự
thay đổi chi phí của các Dự án Xây dựng tại Tỉnh Bình Phước” là cơng trình
nghiên cứu của riêng tơi, số liệu nghiên cứu thu được từ thực nghiệm và khơng sao chép.

Bình Phước, tháng 2 năm 2017
Học viên

Trần Tự Nghĩa


-i-

MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU...........................................................................................IV
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ........................................................................................VI
CÁC KÝ HIỆU, THUẬT NGỮ....................................................................................VII
PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................................. 1
I.TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ................................................................................1
II.MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI.................................................................2
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU...................................................................................3
3.1. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................3
3.2. Phạm vi nghiên cứu............................................................................................3
IV.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............................................................................3
V. KẾT QUẢ LUẬN VĂN .............................................................................................3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN & CHI PHÍ ĐẦU TƯ XÂY
DỰNG CƠNG TRÌNH...................................................................................................5
1.1.TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠNG TRÌNH..........................................6
1.2.TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG................................................7
1.3.TỔNG QUAN VỀ CHİ PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠNG TRÌNH.........................................8

1.3.1.Khái niệm về chi phí đầu tư xây dựng cơng trình.............................................8
1.3.2.Q trình hình thành chi phí đầu tư xây dựng cơng trình..................................9
1.4.TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CHİ PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ SỰ THAY ĐỔİ CHİ PHÍ......9
1.4.1.Khái niệm về quản lý chi phí đầu tư xây dựng:................................................9
1.4.2.Sự thay đổi chi phí............................................................................................9
1.5.QUẢN LÝ CHİ PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG Ở NƯỚC NGOÀİ VÀ VİỆT NAM.....................10
1.5.1.Tư vấn quản lý chi phí (Quantity Surveyor)...................................................10
1.5.2.Các nghiên cứu về quản lý chi phí dự án xây dựng ở nước ngồi...................10
1.5.3.Các nghiên cứu về quản lý chi phí dự án xây dựng ở Việt Nam.....................12
1.6.TỔNG QUAN VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHİ PHÍ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG 13
1.6.1.Các yếu tố liên quan đến rủi ro của dự án mà gây ra sự thay đổi chi phí........13
1.6.2.Các yếu tố ảnh hưởng đến dự án thành công dự án và thay đổi chi phí..........16


-ii-

1.6.3.Các yếu tố ảnh hưởng đến dự án thành công dự án và thay dổi chi phí..........19
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.............................................................................................20
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU. . .21
2.1.CÁC YẾU TỐ PHÁT TRİỂN ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHİ PHÍ BİẾN ĐỔİ VÀ GİẢ THUYẾT ĐƯỢC
ĐỀ XUẤT.........................................................................................................................22

2.1.1.Các yếu tố liên quan đến chính sách của chính phủ........................................22
2.1.2.Các yếu tố liên quan đến tự nhiên...................................................................24
2.1.3.Các yếu tố liên quan đến kinh tế - tài chính....................................................26
2.1.4.Các yếu tố liên quan đến các nguồn lực xây dựng..........................................30
2.1.5.Các yếu tố liên quan đến gian lận và trộm cắp................................................33
2.1.6.Các yếu tố liên quan đến các bên liên quan trong dự án.................................36
2.2.KHÁI NIỆM MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU...........................................................................41
2.3.QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU..........................................................................................42

2.3.1.Thiết kế nghiên cứu........................................................................................42
2.3.2.Khám phá các nhân tố.....................................................................................43
2.3.3.Điều tra thí điểm.............................................................................................43
2.3.4.Điều tra Điều tra chính thức............................................................................43
2.3.5.Thu thập dữ liệu..............................................................................................43
2.3.6.Xây dựng thang đo..........................................................................................44
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2....................................................................................................47
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU & KÉT LUẬN...............................................48
3.1.PHÂN TÍCH DỮ LIỆU.................................................................................................49
3.2.ĐIỀU TRA THÍ ĐIỂM..................................................................................................49
3.2.1.Kích thước của mẫu điều tra thí điểm.............................................................50
3.2.2.Thống kê mơ tả của các biến định tính...........................................................51
3.2.3.Thống kê mơ tả của các biến định lượng........................................................56
3.3.KIỂM ĐỊNH THANG ĐO..............................................................................................62
3.3.1.Kiểm định bằng Cronbach’s Alpha đối với các thang đo lý thuyết.................62
3.3.2.Phân tích nhân tố khám phá EFA....................................................................71


-iii-

3.4.KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ KHÁM PHÁ (EFA) MƠ HÌNH LÝ THUYẾT..........75
3.5.SO SÁNH YẾU TỐ THỜİ GİAN CƠNG TÁC ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ THAY ĐỔİ CHİ PHÍ DỰ
ÁN CỦA NHỮNG NGƯỜİ ĐƯỢC KHẢO SÁT.......................................................................76

3.5.1.Kinh nghiệm làm việc trong ngành xây dựng: 2-5 năm, 5-10 năm, 10-20 năm
và >20 năm..............................................................................................................76
3.5.2.Các yếu tố giống nhau....................................................................................83
3.5.3.Các yếu tố khác nhau......................................................................................85
3.6.KİỂM ĐỊNH GİẢ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHİÊN CỨU QUA PHÂN TÍCH HỒİ QUİ.........90
3.6.1.Phân tích tương quan giữa các biến độc lập CBLQ, GL-TC, NLXD, KT-TC và

CS với biến phụ thuộc TĐCPDA.............................................................................90
3.6.2.Đánh giá và kiểm định độ phù hợp của mơ hình.............................................93
3.6.3.Phương trình hồi qui và ý nghĩa các hệ số hồi qui..........................................94
3.6.4.Dị tìm các vi phạm giả định cần thiết.............................................................96
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3..................................................................................................100
KẾT LUẬN................................................................................................................. 102
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................111


-iv-

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Các yếu tố liên quan đến rủi ro của dự án mà gây ra sự thay đổi chi phí. 14
Bảng 1.2: Các yếu tố ảnh hưởng đến dự án thành công dự án...................................16
Bảng 1.3: Các yếu tố ảnh hưởng đến yếu tố ảnh hưởng đến chi phí dự án xây dựng. 19
Bảng 2.1: Thiệt hại do thiên tai gây ra trong các năm1 và % đối với GDP...............24
Bảng 2.2: Thiệt hại vật chất do thiên tai gây ra từ 1995-2006...................................24
Bảng 2.3: Cơ cấu lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc tại thời điểm 1/7 hàng
năm phân theo ngành kinh tế.......................................................................................31
Bảng 2.4: Định nghĩa các bên liên quan......................................................................36
Bảng 3.1: Số lượng và giá trị dự án mà người được khảo sát tham gia......................54
Bảng 3.2: Kết quả thống kê mơ tả yếu tố "Chính sách"...............................................57
Bảng 3.3: Kết quả thống kê mô tả yếu tố "Tự nhiên"..................................................58
Bảng 3.4: Kết quả thống kê mô tả yếu tố "Kinh tế – tài chính"...................................58
Bảng 3.5: Kết quả thống kê mô tả yếu tố "Nguồn lực xây dựng"................................59
Bảng 3.6: Kết quả thống kê mô tả yếu tố "Gian lận và Trộm cắp"..............................60
Bảng 3.7: Kết quả thống kê mô tả yếu tố "Các bên liên quan"....................................61
Bảng 3.8: Kết quả Cronbach’s Alpha của thang đo các yếu tố liên quan đến Chính
sách.............................................................................................................................. 63
Bảng 3.9: Kết quả Cronbach’s Alpha của thang đo các yếu tố liên quan đến Chính

sách sau khi loại biến “Ý kiến công chúng”................................................................63
Bảng 3.10: Kết quả Cronbach’s Alpha của thang đo các yếu tố liên quan đến Tự nhiên
..................................................................................................................................... 64
Bảng 3.11: Kết quả Cronbach’s Alpha của thang đo các yếu tố liên quan đến Kinh tế –
tài chính....................................................................................................................... 65
Bảng 3.12: Kết quả Cronbach’s Alpha của thang đo các yếu tố liên quan đến Kinh tế –
tài chính, sau khi loại biến “Biến động giá nguyên thành phẩm, Lợi nhuận, Bảo hiểm”
..................................................................................................................................... 66
Bảng 3.13: Kết quả Cronbach’s Alpha của thang đo các yếu tố liên quan đến Kinh tế –
tài chính, sau khi loại biến “Chi phí bảo trì cho máy móc thi cơng”...........................67


-v-

Bảng 3.14: Kết quả Cronbach’s Alpha của thang đo các yếu tố liên quan đến Nguồn
lực xây dựng................................................................................................................68
Bảng 3.15: Kết quả Cronbach’s Alpha của thang đo các yếu tố liên quan Gian lận và
trộm cắp....................................................................................................................... 69
Bảng 3.16: Kết quả Cronbach’s Alpha của thang đo các yếu tố liên quan Các bên liên
quan............................................................................................................................. 70
Bảng 3.17: Kết quả phân tích nhân tố EFA.................................................................74
Bảng 3.18: Các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự thay đổi chi phí dự án của những
người được khảo sát về kinh nghiệm làm việc trong ngành xây dựng: 2-5 năm, 5-10
năm, 10-20 năm và >20 năm.......................................................................................76
Bảng 3.19: Xếp hạng các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự thay đổi chi phí dự án
của những người được khảo sát về kinh nghiệm làm việc trong ngành xây dựng: 2-5
năm và 5-10 năm.........................................................................................................81
Bảng 3.20: Giá trị trung bình của các yếu tố và mức ý nghĩa của kiểm định Kruskal
Wallis cho những người có 5-10 năm kinh nghiệm và dưới 5 năm kinh nghiệm..........86
Bảng 3.21: Ma trận hệ số tương quan giữa các biến độc lập với nhau và giữa các biến

độc lập với với biến phụ thuộc.....................................................................................92
Bảng 3.22: Chỉ tiêu đánh giá độ phù hợp của mô hình...............................................93
Bảng 3.23: Kiểm định độ phù hợp của mơ hình..........................................................94
Bảng 3.24: Các thông số thống kê của từng biến trong mơ hình hồi qui bội...............95
Bảng 3.25: Đánh giá giá trị Eigenvalue và chỉ số điều kiện.......................................97


-vi-

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 2. 1: Các yếu tố liên quan đến “Chính sách và sự thay đổi chi phí của DA”. .23
Hình 2.2: Các yếu tố liên quan đến “Điều kiện tự nhiên và sự thay đổi chi phí của
dự án”......................................................................................................................... 26
Hình 2.3: Các yếu tố liên quan đến “Kinh tế và tài chính và sự thay đổi chi phí của
dự án”......................................................................................................................... 30
Hình 2.4: Các yếu tố liên quan đến “Nguồn lực, lực lượng lao động và chi phí thay
đổi của dự án”............................................................................................................33
Hình 2.5: Các yếu tố liên quan đến “Lừa đảo / trộm cắp và chi phí thay đổi của dự
án”.............................................................................................................................. 36
Hình 2.6: Chi phí của nhà thầu và chi phí chủ đầu tư................................................39
Hình 2.7: Các yếu tố liên quan đến “Khả năng của các bên liên quan và chi phí thay
đổi của dự án”............................................................................................................41
Hình 2.8: Mơ hình nghiên cứu chính thức..................................................................42
Hình 2.9: Thiết kế nghiên cứu......................................................................................42
Hình 3.1: Cách thức gửi bảng câu hỏi........................................................................50
Hình 3.2: Kết quả thu được bảng câu hỏi...................................................................51
Hình 3.3: Kinh nghiệm làm việc trong ngành xây dựng..............................................51
Hình 3.4: Chức vụ của người được phỏng vấn trong dự án........................................52
Hình 3.5: Vai trị anh chị trong dự án tham gia..........................................................52
Hình 3.6: Loại cơng trình mà người được khảo sát tham gia.....................................53

Hình 3.7: Nguồn vốn dự án mà người được khảo sát tham gia..................................54
Hình 3.8: % thay đổi chi phí của dự án mà người được khảo sát đã tham gia...........56
Hình 3.9: Kết quả EFA của mơ hình lý thuyết.............................................................76
Hình 3.10: Phân phối chuẩn của phần dư..................................................................97
Hình 3.11: Kết quả hồi qui của mơ hình lý thuyết.......................................................99


-vii-

CÁC KÝ HIỆU, THUẬT NGỮ
BTCT

BÊ TÔNG CỐT THÉP

CĐT

CHỦ ĐẦU TƯ

DT

DỰ TOÁN

ĐTXD

ĐẦU TƯ XÂY DỰNG



HỢP ĐỒNG


HSDT

HỒ SƠ DỰ THẦU

QLDA

QUẢN LÝ DỰ ÁN

QLNN

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

TCVN

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TMĐT

TỔNG MỨC ĐẦU TƯ

TVTK

TƯ VẤN THIẾT KẾ

UBND

ỦY BAN NHÂN DÂN

VNĐ


VIỆT NAM ĐỒNG


-1-

PHẦN MỞ ĐẦU
I. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam hiện nay đang là nước phát triển nhanh chóng sau khi chuyển đổi
thành công từ nền kinh tế kế hoạch tập trung sang nền kinh tế thị trường từ năm
1986. Chính vì vậy, đầu tư cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, nhà máy, nhà ở, cao ốc
văn phòng... cũng đang tăng lên rất nhanh. Từ những năm đầu thập kỷ 90, trước nhu
cầu tiếp nhận các dự án ODA và thu hút các dự án FDI, ngành xây dựng nước ta bắt
đầu quá trình hội nhập với khu vực và thế giới. Từ đó đến nay ngành xây dựng đã
phát triển vượt bậc góp phần vào cơng cuộc đổi mới và phát triển nền kinh tế nước
nhà.
Đặc biệt trong 10 năm qua, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được sự phát triển đáng
kể. Sự phát triển của nền kinh tế đã được chứng minh qua tốc độ tăng trưởng bền
vững của GDP gây ấn tượng với mức trung bình 7%/năm trong một thập kỷ qua
(báo cáo do IMF, 2009). Một trong những yếu tố góp phần vào sự phát triển đó là sự
phát triển trong ngành cơng nghiệp xây dựng do nhu cầu về khu công nghiệp, khu
dân cư, cao ốc văn phịng, các cơng trình có vốn ngân sách Nhà nước và căn hộ cao
cấp tăng lên để hỗ trợ sự chuyển động nhanh chóng của nền kinh tế. Kết quả là, đã
có nhiều dự án lớn, nhà cao tầng đã được xây dựng tại Việt Nam trong khoảng thời
gian này như dự án Tài chính Bitexco Tower tại TP.HCM, The Manor I, II dự án cao
ốc căn hộ tại TP.HCM, Twin Tower, tháp Hà Nội City Complex ở Hà Nội, cao ốc
văn phòng tại Tỉnh Bình Phước...
Chi phí, tiến độ và chất lượng là các tiêu chí hàng đầu được đặt ra khi đánh giá
sự thành công của bất kỳ dự án nào kể cả dự án xây dựng. Tuy nhiên để một dự án
thành cơng thì địi hỏi các bên tham gia phải nỗ lực và quyết tâm cao. Việc hoàn
thành một dự án đúng theo tiến độ và chi phí kế hoạch thật khó khăn và “đáng ngạc

nhiên’’. Sự biến động của các yếu tố bên trong cũng như bên ngoài tác động đến dự
án làm cho dự án hoàn thành trong thực tế có chi phí sai khác so với kế hoạch. Vấn


-2-

đề vượt chi phí khơng những ảnh hưởng đến hiệu quả dự án mà còn tổn hại đến
quyền lợi của các bên liên quan tham gia dự án. Với Chủ đầu tư, đó là sự sụt giảm
về lợi nhuận đầu tư, danh tiếng và thương hiệu. Với đơn vị Tư vấn, niềm tin của
Chủ đầu tư mất đi và kéo theo sự ra đi của những khách hàng tương lai. Nhà thầu
xây dựng cũng phải gánh chịu những hậu quả xấu do thiệt hại về tài chính và hơn
thế nữa là bị mất uy tín của cơng ty.
Trong thực tế, hầu hết các dự án xây dựng tại Việt Nam đã và đang phải đối mặt
với ít nhất một trong những vấn đề như chất lượng kém, thay đổi quy mơ, xem nhẹ
vấn đề an tồn. Đặc biệt trong ngân sách (chi phí) và chậm tiến độ (thời gian) đó là
2 vấn đề quan trọng mà thường xảy ra trong dự án xây dựng tại Việt Nam. Trong
các nghiên cứu trước đây, 93% của 148 dự án khảo sát đã được vượt quá ngân sách
từ 5% -> 20% (Trần Việt Thành, 2007); và khoảng 89.4% của 162 dự án khảo sát đã
bị vượt quá ngân sách lớn hơn 10% (Nguyễn Thị Minh Tâm, 2009). Kết quả thực tế
cho thấy rằng: bất cứ sự chậm trễ tiến độ hoặc vượt quá ngân sách sẽ có tác động
tiêu cực đến các nhà đầu tư, tư vấn và nhà thầu. Đó là những nguyên nhân ảnh
hưởng đến sự thay đổi chi phí của dự án. Đề nghị này sẽ cho ta thấy các yếu tố có
tính chất chìa khóa mà nó có thể làm cho sự thay đổi chi phí của các dự án xây
dựng.
Xuất phát từ thực tiễn và yêu cầu trên, đề tài: “NGHIÊN CỨU CÁC YẾU
TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ THAY ĐỔI CHI PHÍ CỦA CÁC DỰ ÁN XÂY
DỰNG TẠI TỈNH BÌNH PHƯỚC” là rất cần thiết và đáp ứng được nhu cầu thực
tiến tại Bình Phước.
II. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Các mục tiêu của nghiên cứu này là:

-

Xác định các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến sự thay đổi chi phí của các
dự án xây dựng tại Tỉnh Bình Phước.

-

Xác định mối quan hệ giữa các yếu tố chủ yếu làm thay đổi chi phí trong
các dự án tại Tỉnh Bình Phước.


-3-

-

Đề xuất các kiến nghị để giảm thiểu sự thay đổi chi phí cho dự án xây
dựng tại Tỉnh Bình Phước.

III. Đối tượng nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến sự
thay đổi chi phí trong giai đoạn thực hiện xây dựng của các dự án xây dựng dân
dụng & cơng nghiệp tại Bình Phước.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các dự án xây dựng dân dụng & cơng nghiệp tại
Bình Phước .
IV. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này sẽ bao gồm hai giai đoạn: định tính và định lượng.
Q trình nghiên cứu định tính: Trước tiên, giai đoạn định tính bắt đầu
với các cuộc phỏng vấn sơ bộ thí điểm với một số đại diện trong dự án xây

dựng để xác định một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến chi phí phát sinh. Căn
cứ vào kết quả của những cuộc phỏng vấn đó, câu hỏi được thành lập cho giai
đoạn định lượng.
Quá trình nghiên cứu định lượng: Sau khi điều tra thí điểm, các câu hỏi cuối
cùng được xây dựng. Các định lượng của các biến độc lập sử dụng các thang đo
Likert (5 điểm) để đo lường sự đánh giá của người trả lời về các yếu tố thay đổi chi
phí.
Các dữ liệu thu thập trong giai đoạn định lượng được thu thập bằng cách sử
dụng cả hai dữ liệu sơ cấp và thứ cấp với phương pháp ngẫu nhiên đơn giản. Phỏng
vấn được lựa chọn ngẫu nhiên trong số: quản lý dự án, kỹ sư cơng trình, thiết kế,
chủ đàu tư, những người khác như đội ngũ nhân viên làm việc trong các dự án xây
dựng.
V. Kết quả luận văn
Luận văn đạt được các kết quả sau:


-4-

-

Nhận dạng được các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến sự thay đổi chi phí của
các dự án xây dựng tại Tỉnh Bình Phước.

-

Các kiến nghị để giảm thiểu sự thay đổi chi phí cho dự án xây dựng tại Tỉnh
Bình Phước.

Kết quả của luận văn này có thể đóng góp:
-


Trợ giúp các chuyên gia tư vấn, các nhà quản lý dự án hoặc các nhà đầu tư có
thể dự đoán vấn đề dự án của họ từ giai đoạn đầu để giảm thiểu sự thay đổi
chi phí của dự án xây dựng.

-

Giúp các nhà quản lý dự án để quản lý hiệu quả và chất lượng hơn.

-

Xây dựng kế hoạch dự phòng cho từng dự án xây dựng.


-5-

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN &
CHI PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
CƠNG TRÌNH


-6-

1.1. Tổng quan về dự án đầu tư xây dựng cơng trình.
Khái niệm về dự án, dự án đầu tư, dự án đầu tư xây dựng:
 Khái niệm về dự án:
Dự án là một tập hợp các hoạt động có liên quan đến nhau được thực hiện
trong một khoảng thời gian có hạn, với những nguồn lực đã được giới hạn; nhất là

nguồn tài chính có giới hạn để đạt được những mục tiêu cụ thể, rõ ràng, làm thỏa
mãn nhu cầu của đối tượng mà dự án hướng đến. Thực chất, Dự án là tổng thể
những chính sách, hoạt động và chi phí liên quan với nhau được thiết kế nhằm đạt
được những mục tiêu nhất định trong một thời gian tạm thời nhất định. Hầu hết các
dự án được thực hiện để tạo ra một sản phẩm công trình lâu dài. Ví dụ, một dự án để
xây dựng một đài tưởng niệm quốc gia sẽ tạo ra một kết quả dự kiến sẽ qua nhiều
thế kỷ. Dự án cũng có thể có tác động xã hội, kinh tế và môi trường và tồn tại lâu
theo thời gian so với dự định của dự án (Theo Viện Quản lý dự án - PMI, 2008).
 Khái niệm về dự án xây dựng:
Theo Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 được Quốc hội nước Cộng hịa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam thơng qua ngày 18/6/2014: “Dự án đầu tư xây dựng là tập
hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử dụng vốn để tiến hành hoạt động xây
dựng để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo cơng trình xây dựng nhằm phát triển, duy
trì, nâng cao chất lượng cơng trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong thời hạn và chi
phí xác định. Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án được thể hiện
thông qua Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng, Báo cáo nghiên cứu
khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng.”
Phân loại dự án đầu tư xây dựng cơng trình
Hiện nay khái quát phân loại dự án đầu tư xây dựng cơng trình như sau:
1. Theo cấp độ dự án
2. Theo quy mơ dự án
3. Theo chun ngành
4. Theo loại hình
5. Theo chủ đầu tư


-7-

6. Theo đối tượng đầu tư
7. Theo nguồn vốn

Theo quy định của Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13 và Luật Xây dựng số
50/2014/QH13 của Quốc hội Nước Cộng Hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
quản lý dự án đầu tư xây dựng cơng trình thì tiêu chí phân loại, phân nhóm
dự án như sau:
a) Tùy theo tính chất và quy mơ đầu tư, dự án đầu tư xây dựng cơng
trình được phân thành 3 nhóm A, B, C để phân cấp quản lý.
b) Dự án quan trọng quốc gia là những dự án do Quốc hội thông qua chủ
trương đầu tư.
Mục đích phân loại, phân nhóm dự án
-

Mục đích phân loại, phân nhóm dự án là để phân cấp quản lý;

-

Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư đối với dự án Nhóm A.

-

Hội đồng nhân dân các cấp quyết định chủ trương đầu tư các dự án nhóm B
từ các nguồn vốn địa phương.

-

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư các dự án nhóm C.

-

Ủy ban nhân dân huyện, xã được quyết định chủ trương đầu tư các dự án
thuộc các nguồn vốn ngân sách của huyện, xã.


1.2. Tổng quan về quản lý dự án đầu tư xây dựng
Khái niệm về quản lý dự án:
Quản lý dự án là ngành khoa học nghiên cứu về việc lập kế hoạch, tổ chức và
quản lý, giám sát quá trình phát triển của dự án nhằm đảm bảo cho dự án hoàn
thành đúng thời gian, trong phạm vi ngân sách đã được duyệt, đảm bảo chất lượng,
đạt được mục tiêu cụ thể của dự án và các mục đích đề ra. Dự án là tổng thể những
chính sách, hoạt động và chi phí liên quan với nhau được thiết kế nhằm đạt được
những mục tiêu nhất định trong một thời gian nhất định (PMI, 2008)
Nguyên tắc cơ bản của quản lý dự án đầu tư xây dựng
Theo Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 được Quốc hội nước Cộng hịa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam thơng qua ngày 18/6/2014:


-8-

- Thực hiện quản lý dự án theo kế hoạch và chủ trương đầu tư được phê
duyệt; phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại địa phương bảo đảm cảnh
quan, bảo đảm an ninh, quốc phòng, an tồn cộng đồng, bảo vệ mơi trường, văn
hóa và phù hợp với quy định của pháp luật khác có liên quan.
- Có phương án cơng nghệ và phương án thiết kế xây dựng phù hợp.
- Yêu cầu đối với quản lý dự án, phân cấp quản lý, thực hiện dự án phù hợp
với loại nguồn vốn sử dụng để đầu tư xây dựng:
- Bảo đảm cấp đủ vốn đúng tiến độ, hiệu quả kinh tế - xã hội
- Bảo đảm xây dựng đồng bộ trong từng cơng trình và đồng bộ với các cơng
trình hạ tầng kỹ thuật.
- Quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước và các
chủ thể tham gia hoạt động đầu tư xây dựng.
- Quản lý thực hiện dự án phù hợp với loại nguồn vốn sử dụng:
1.3. Tổng quan về chi phí đầu tư xây dựng cơng trình

1.3.1. Khái niệm về chi phí đầu tư xây dựng cơng trình.
Chi phí đầu tư xây dựng cơng trình có thể được hiểu là tồn bộ chi phí (tính
bằng tiền) mà người chủ đầu tư cần bỏ ra để xây dựng mới hoặc sửa chữa, cải tạo,
mở rộng hay trang bị lại kỹ thuật cơng trình. Do đặc điểm của q trình sản xuất, thi
cơng xây dựng và tính đặc thù, đơn chiếc của cơng trình xây dựng mà từng cơng
trình xây dựng có chi phí riêng được xác định phù hợp với đặc điểm, yêu cầu kỹ
thuật, mục đích sử dụng và cơng nghệ xây dựng.
Chi phí đầu tư xây dựng được biểu thị qua chỉ tiêu tổng mức đầu tư xây dựng
cơng trình ở giai đoạn lập Báo cáo nghiên cứu khả thi, biểu thị qua chỉ tiêu dự tốn
cơng trình ở giai đoạn thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi cơng, biểu thị qua dự
tốn gói thầu ở giai đoạn trước khi tổ chức lựa chọn nhà thầu xây dựng, giá thanh
toán ở giai đoạn thực hiện xây dựng cơng trình và quyết tốn vốn đầu tư xây dựng
cơng trình khi kết thúc xây dựng đưa cơng trình vào khai thác, sử dụng.


-9-

1.3.2. Q trình hình thành chi phí đầu tư xây dựng cơng trình
Chi phí đầu tư xây dựng được hình thành và gắn liền qua các giai đoạn đầu tư xây
dựng cơng trình. Q trình hình thành chi phí đầu tư xây dựng cơng trình được trình
bày trong Nghị định 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về quản lý chi
phí đầu tư xây dựng cơng trình.
1.4. Tổng quan về quản lý chi phí đầu tư xây dựng và sự thay đổi chi phí
1.4.1. Khái niệm về quản lý chi phí đầu tư xây dựng:
Theo kết quả nghiên cứu khoa học của Viện kinh tế xây dựng thì Quản lý chi
phí thực chất là kiểm sốt khống chế chi phí trong suốt quá trình đầu tư xây dựng từ
khi chuẩn bị, thực hiện đầu tư, kết thúc xây dựng và đưa dự án vào khai thác sử
dụng.
1.4.2. Sự thay đổi chi phí
Như đã đề cập ở trên, một trong những chỉ số hiệu suất chính được sử dụng để

đánh giá một dự án thành cơng là chi phí. Sự thay đổi chi phí, cụ thể là vượt chi phí
dự tốn, hoặc thêm chi phí được đề cập đến trong nghiên cứu này được định nghĩa
là một chi phí mà là vượt trên, hoặc ở trong khoảng cho phép dự toán chi phí ban
đầu cho dự án.
Cơng thức của sự thay đổi chi phí:

Y

Ctt  Ckh
*100
Ckh

Y: Chi phí thay đổi

Y <0: Chi phí theo ngân sách

Ctt: Chi phí thực tế

Y = 0: Khơng có sự thay đổi chi phí

Ckh: Chi phí kế hoạch

Y> 0: Chi phí vượt q ngân sách dự tốn ban đầu


-10-

1.5. Quản lý chi phí đầu tư xây dựng ở nước ngoài và Việt Nam
1.5.1. Tư vấn quản lý chi phí (Quantity Surveyor)
Tư vấn quản lý chi phí (Quantity Surveyor) đóng vai trị vơ cùng quan trọng

trong quản lý chi phí xây dựng ở Anh và Singapore. Đó là điểm mạnh trong hệ
thống, bởi vì tư vấn quản lý chi phí chịu trách nhiệm quản lý chi phí xây dựng từ
khởi đầu đến khi dự án được hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng. Để đạt được kết
quả mon muốn về quản lý chi phí thì một yếu tố cực kỳ quan trọng thì phải tổ chức
quản lý và kiểm sốt chi phí đầu tư xây dựng cơng trình tốt. Cơng tác tổ chức quản
lý chi phí ở đây chính là yếu tố con người thực hiện việc quản lý chi phí đầu tư xây
dựng và hoạt động của nó trong suốt q trình thực hiện dự án. Mặc dù chủ đầu tư
hoặc chủ sở hữu cơng trình là người quyết định cuối cùng liên quan đến chi phí tuy
nhiên kết quả tính tốn, kiểm tra chi phí xây dựng cơng trình ở tất cả các giai đoạn
đầu tư xây dựng đều được tư vấn quản lý chi thực hiện như thế nào để giúp chủ đầu
tư nắm bắt kịp thời, quyết định chính xác chính là yếu tố về tổ chức hoạt động quản
lý, kiểm sốt chi phí.
Mặc dù vậy, việc áp dụng ở Việt Nam không dễ vì khơng có tổ chức chun
nghiệp nào để phát triển Tư vấn quản lý chi phí, sẽ mất thời gian dài để thay đổi
một hệ thống. Quy trình quản lý chi phí bao gồm dự tốn, đấu thầu, hợp đồng, thanh
toán, thay đổi và khiếu nại rất rõ ràng. Quy trình này được thiết lập bởi tổ chức
chuyên nghiệp về quản lý chi phí Royal Institute of Chartered Surveyor. Điều này
rất quan trọng để Việt Nam học hỏi và xây dựng một hệ thống phù hợp với tình hình
hiện tại của Việt Nam.
1.5.2. Các nghiên cứu về quản lý chi phí dự án xây dựng ở nước ngồi
Trong đầu những năm 1990, thành công dự án được coi là được gắn với các biện
pháp thực hiện, mà lần lượt được gắn với các mục tiêu của dự án. Ở cấp độ dự án,
thành công được đo bằng thời gian thực cũng như chi phí thực hiện dự án (Navarre
và Schaan, 1990). Thời gian, chi phí và chất lượng là tiêu chí cơ bản để thành cơng
của dự án, nó được xác định và thảo luận trong bài viết hầu hết là các dự án đã
thành công. Chẳng hạn như Belassi và Tukel (1996), Hatush ans Skitmore (1997) và


-11-


Walker (1995, 1996). Atkinson (1999) gọi là ba tiêu chí "tam giác sắt". Ơng cũng đề
nghị rằng ngồi các định nghĩa khác về quản lý dự án đã được phát triển thì tiêu chí
“tam giác sắt” ln được xem là định nghĩa có thể lựa chọn để thay thế.
Chi phí là một trong những biện pháp quan trọng trong quản lý dự án. Chi phí
được định nghĩa là mức độ mà các điều kiện chung thúc đẩy việc hoàn thành một dự
án trong dự toán ngân sách (Bubashait và Almohawis, năm 1994). Chi phí khơng
chỉ giới hạn tổng thầu, đó là chi phí tổng thể một dự án phải gánh chịu từ khi thành
lập đến khi hồn thành, trong đó bao gồm bất kỳ chi phí phát sinh từ những thay
đổi, sửa đổi trong thời gian xây dựng và chi phí phát sinh từ các khiếu nại pháp lý,
chẳng hạn như kiện tụng và trọng tài. Chi phí có thể đo lường theo chi phí đơn vị, tỷ
lệ phần trăm của sự thay đổi thuần so chi phí cuối cùng. Trong nghiên cứu này, thay
đổi chi phí được xem là chi phí vượt ngân sách hoặc chi phí bổ sung là một mục
tiêu của nghiên cứu.
Daniel Baloi and Andrew D.F, Price (2001), có 07 yếu tố với 37 biến số đại diện
có ảnh hưởng đến thay đổi chi phí trong dự án. Nó bao gồm các dự tốn cho dự án,
đặc điểm dự án, các vấn đề kinh tế và chính trị, đối thủ cạnh tranh, gian lận và trộm
cắp xây dựng, triển khai thực hiện.
Cliff J. Schexnayder và các đối tác (2003) chỉ ra 11 yếu tố ảnh hưởng đến thay
đổi chi phí: thay đổi quy mơ của dự án, mở rộng phạm vi công việc, lạm phát, tiến
độ hồn thành, tính tốn sai lệch trong dự tốn, kỹ thuật và kỹ năng quản lý, dự án
bị trì hỗn do yếu tố bên ngoài, tham nhũng, điều kiện tự nhiên đột xuất.
Albert PC Chan, (2004) đã thông báo rằng có năm yếu tố sau đây ảnh hưởng đến
một dự án xây dựng thành công, cụ thể là các yếu tố liên quan đến dự án, thủ tục dự
án, hoạt động quản lý dự án, các yếu tố liên quan đến con người và mơi trường bên
ngồi được xác định là quan trọng đối với sự thành công của dự án.
Hướng dẫn sử dụng của Ủy ban châu Âu (2006), có 08 yếu tố có ảnh hưởng đến
ngân sách cho dự án: xây dựng tiến độ, hợp đồng, lạm phát, thuế, các loại dự án xây
dựng ví dụ như cải tạo dự án hoặc xây dựng dự án mới, địa điểm dự án, đặc tả kỹ
thuật và điều kiện thực tế trên cơng trường. Bên cạnh đó, các nghiên cứu đánh giá



-12-

mười yếu tố ảnh hưởng đến chi phí biến đổi như điều kiện địa chất có thay đổi bất
ngờ so với số liệu khảo sát địa chất, thay đổi thiết kế bản vẽ trong quá trình xây
dựng, lạm phát, khả năng của đội ngũ quản lý dự án và biến động giá, thiếu nguyên
liệu hoặc người nhân công, tỷ giá, nhà thầu, khả năng tài chính và thảm họa bất ngờ
tự nhiên như động đất, sóng thần, bão ...
1.5.3. Các nghiên cứu về quản lý chi phí dự án xây dựng ở Việt Nam
Ở Việt Nam, có những nghiên cứu trước đây về các thay đổi chi phí của các dự
án xây dựng như:
Nguyễn Anh Tuấn (2007), đã nghiên cứu đề xuất 10 yếu tố ảnh hưởng đến chi
phí và chậm tiết độ bao gồm thiếu kinh nghiệm của Ban quản lý dự án, thiếu khả
năng giám sát vốn, tổ chức và giám của chủ đầu tư tại công trường, khả năng vốn
của các nhà thầu, những thay đổi thiết kế, biến động giá vật liệu xây dựng, sự khác
biệt giữa các thiết kế và điều kiện thực tế, dự tốn khơng đầy đủ, những sai sót từ
q trình thiết kế và chậm thanh toán cho các hạng mục đã hoàn thành. Các yếu tố
nguy cơ này được chia làm 3 nhóm: khả năng liên quan của các bên trong dự án,
cơng nghệ và mơi trường bên ngồi. Nhóm đầu tiên là kết quả của các nhà thầu, tư
vấn và chủ sở hữu. Nhóm thứ hai gây ra từ sự phức tạp của dự án, điều kiện môi
trường và biến động giá vật liệu xây dựng. Cuối cùng nhóm bắt nguồn từ loại giá
thầu, mức độ giải phóng mặt bằng trong điều kiện hợp đồng, thông tin liên lạc.
Trần Việt Thành (2007) đã xác nhận 12 yếu tố tương tự ảnh hưởng đến chi phí
thực hiện như: đền bù và thay đổi thiết kế của chủ sở hữu; thiếu kinh nghiệm và
trách nhiệm, sai lầm trong khâu thiết kế của các chuyên gia tư vấn; sai lầm trong thi
công xây dựng, thiếu khả năng vốn, thiếu kinh nghiệm trong quản lý, giá đấu thầu
không đầy đủ, nhà thầu không dự toán đủ số lượng hạng mục, biến động giá vật liệu
xây dựng và thời gian thực hiện không đúng tiến độ, kéo dài.
Lưu Trường Văn và các đối tác (2004) đã xác nhận rằng có hai yếu tố chính ảnh
hưởng đến thay đổi chi phí của dự án xây dựng: sắp xếp cho từng hạng mục công

việc và giá nguyên vật liệu cơ bản là thép và xi măng. Bên cạnh đó, sử dụng
phương pháp phân tích Monte Carlo bằng phần mềm Crystal Ball, nghiên cứu cũng


-13-

đã đánh giá mối quan hệ giữa các yếu tố rủi ro cho thay đổi chi phí của các nhà
thầu.
Vũ Anh Tuấn và Cao HàoThi (2009) đã xác nhận rằng có sáu yếu tố chính chi
phí cũng như thành quả của một dự án như: Mơi truờng bên ngồi, Hỗ trợ của tổ
chức bên ngoài dự án, Hỗ trợ của tổ chức bên trong dự án., Nang lực các tổ chức
tham gia dự án, Nang lực nhà quản lý dự án, Nang lực thành viên tham gia dự án.
Căn cứ vào những tài liệu đánh giá nói trên cùng với thực tế của các dự án xây
dựng tại Việt Nam, nghiên cứu này đề xuất một khung khái niệm có tính đến ảnh
hưởng của mối quan hệ giữa chi phí và những yếu tố gồm từ sáu yếu tố chính bao
gồm: chính sách, tự nhiên, kinh tế - tài chính, các nguồn lực để xây dựng, gian
lận - trộm cắp và các bên có liên quan được quan sát trong mơ hình nghiên cứu.
Cơng thức của sự thay đổi chi phí của dự án xây dựng:

Y

Ctt  Ckh
*100
Ckh

Y: Chi phí thay đổi

Y <0: Chi phí theo ngân sách

Ctt: Chi phí thực tế


Y = 0: Khơng có sự thay đổi chi phí

Ckh: Chi phí kế hoạch

Y> 0: Chi phí vượt quá ngân sách dự toán ban đầu

1.6. Tổng quan về các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí dự án đầu tư xây dựng
1.6.1. Các yếu tố liên quan đến rủi ro của dự án mà gây ra sự thay đổi chi phí
Patrick et al. (1996) đề xuất 12 nhóm với 70 yếu tố liên quan đến rủi ro của
dự án gây chi phí biến đổi (Bảng 1.1)


-14-

Bảng 1.1: Các yếu tố liên quan đến rủi ro của dự án mà gây ra sự thay đổi chi phí

Yếu tố

Biến quan sát

1. Chính trị

1. Chính sách của chính phủ
2. Ý kiến của công chúng
3. Thay đổi hệ tư tưởng
4. Giáo điều
5. Pháp luật
6. Rối loạn (chiến tranh, khủng bố, bạo loạn)


2. Mơi trường

1. Ơ nhiễm đất, gây phiền hà do ơ nhiễm (ví dụ như tiếng ồn)
2. Giấy phép
3. Cơng cộng
4. Ý kiến
5. Nội bộ / chính sách doanh nghiệp
6. Môi trường pháp luật
7. Quy định
8. Thực tiễn
9. "Tác động" yêu cầu

3. Kế hoạch

1. Yêu cầu về giấy phép
2. Chính sách và thực tiễn
3. Sử dụng đất
4. Tác động kinh tế xã hội
5. Ý kiến công chúng

4. Thị trường

1. Nhu cầu (dự báo)
2. Cạnh tranh
3. Lỗi thời
4. Sự hài lịng của khách hàng
5. Thời trang

5. Kinh tế


1. Chính sách tài chính
2. Thuế
3. Chi phí lạm phát
4. Lãi suất


-15-

5. Tỷ giá ngoại tệ

6. Tài chính

1. Phá sản
2. Lợi nhuận
3. Bảo hiểm
4. Chia sẻ rủi ro

7. Tự nhiên

1. Không lường trước tình trạng đất
2. Thời tiết
3. Động đất
4. Cháy, nổ
5. Phát hiện khảo cổ học

8. Dự án

1. Định nghĩa
2. Chiến lược mua sắm
3. Yêu cầu tính năng

4. Tiêu chuẩn
5. Lãnh đạo
6. Tổ chức (kỳ hạn, cam kết, năng lực và kinh nghiệm) lập kế
hoạch và kiểm soát chất lượng
7. Chương trình
8. Lao động và nguồn lực
9. Truyền thơng và văn hóa.

9. Kỹ thuật

1. Thiết kế đầy đủ
2. Hiệu quả hoạt động
3. Độ tin cậy

10. Con người

1. Lỗi
2. Không đủ sức (khả năng)
3. Sự thiếu hiểu biết
4. Sức khỏe
5. Khả năng giao tiếp
6. Văn hóa
7. Làm việc trong mơi trường tối hoặc vào ban đêm

11. Tội phạm

1. Thiếu an ninh
2. Phá hoại
3. Trộm cắp
4. Gian lận



-16-

5. Tham nhũng

12. An toàn

1. Quy định (Y tế và An toàn tại nơi làm việc)
2. Các chất độc hại
3. Va chạm
4. Sụp đổ
5. Lũ lụt
6. Cháy
7. Nổ

1.6.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến dự án thành công dự án và thay đổi chi phí
Từ các nghiên cứu đã cong bố trên thế giới và Việt Nam, nghiên cứu đã tổng
hợp được các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của dự án và tất nhiên cũng ảnh
hưởng đến thay đổi chi phí. Bảng 1.2 trình bày các yếu tố nói trên
Bảng 1.2: Các yếu tố ảnh hưởng đến dự án thành công dự án
(Albert PC Chan, 2001)

Quản lý dự án

Thay đổi thiết kế

Walker (1995)
Hatush &
Skitmore (1997)

Liu & Walker
(1998)

X

X

X

X

X

X

X

X

X

X

X

X

X

X


Cheung et al.
(2000)

X

X

X

X

X

X

Mơi trường

Nhà thầu

X

An tồn

Kiến trúc

X

Kỳ vọngcủa
dụng người sử


Chủ đầu tư

X

Mohsini &
Davidson (1992)

Giảm thiểu đền bù

Chất lượng

Các yếu tố ảnh hưởng đến thành công của một dự án

Tiến độ

Tác giả

Chi phí
Và kinh tế

Quản lý xây dựng

Các thể
loại

X

X



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×