NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
NGUYỄN THỊ DUNG ANH
GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CO PHẦN ĐẦU TƯ
VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
HÀ NỘI - 2018
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
NGUYỄN THỊ DUNG ANH
GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CO PHẦN ĐẦU TƯ
VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
Chuyên ngành : Tài chính - Ngân hàng
Mã số
: 8340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. BÙI THỊ THANH TÌNH
HÀ NỘI - 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận văn này là cơng trình nghiên cứu độc lập
của bản thân với sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn. Các số liệu đưa ra trong
luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Nguyễn Thị Dung Anh
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..........................................................................................................9
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG
TRONG
HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI......11
1.1.
HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI .. 11
1.1.1................................................................Khái niệm cho vay ngân hàng
11
1.1.2...........................................Bản chất hoạt động cho vay của ngân hàng
12
1.2.
RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA
NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI..................................................................................13
1.2.1...............................Khái niệm rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay
13
1.2.2...............Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay
14
1.4.
NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN
DỤNG
TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
... 35
1.4.1...................................................................................Nhân tố chủ quan
35
1.4.2...........................................................................................................Nh
ân tố khách quan..................................................................................36
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.............................................................................38
2.1.
KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
ĐẦU TƯ
VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM.......................................................................39
2.1.1.
Sơ lược về hệ thống Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư
và Phát
triển Việt Nam.................................................................................................39
2.1.2...................................................Giai đoạn phát triển 2013-2017
.................................................................................................... 39
2.1.3...Các lĩnh vực hoạt động và một số kết quả kinh doanh chủ yếu
....................................................................................................43
2.2.. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT
ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
ĐẦU
TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM.................................................45
2.2.1.
Thực trạng rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay tại
Ngân hàng
Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam......................................45
2.2.2.
Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay
tại Ngân
hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam.............................49
2.3..............ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG
TRONG
HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ
PHẦN
ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM.......................................58
2.3.1...............................................................Những kết quả đạt được
.................................................................................................... 58
2.3.2...................................................Những hạn chế và nguyên nhân
3.1.2. Định hướng DANH
quản trị rủi
ro tín
dụngTỪ
trong
hoạt TẮT
động cho vay tại Ngân
MỤC
CÁC
VIẾT
hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam.............................68
3.2.GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG
CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ
PHÁT TRIỂN VIỆT NAM.............................................................................68
3.2.1.........................................Xây dựng và hoàn thiện chính sách tín dụng
69
3.2.2.
Nâng cao hiệu quả thực thi quy trình tín dụng, quy trình quản trị rủi ro
CNTT
3.2.3.
Hồnnghĩa
thiện
hệphần
thốngĐầu
xếptưhạng
tín dụng
....Nam
bộ
tín dụng tại Ngân hàngNguyên
Thương
mại cổ
và Phát
triển nội
Việt
75
Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam
3.2.4....................................Nâng cao chất lượng nhân sự và cơ cấu tổ chức
Trung tâm thơng tin tín dụng Ngân hàng76Nhà nước Việt Nam
Cơng
nghệ thơng tin
3.3..............................................................................MỘT
SỐ KIẾN NGHỊ
^κH
...............................................................................................................79
Khách
hàng
NHNN
QTRRTD
3.3.1..................................................................Kiến
nghị đối với Chính phủ
Ngân
hàng Nhà nước
79
Ngân hàng Thương mại
3.3.2.................................................Kiến nghị đối với Ngân hàng nhà nước
Quản trị rủi ro tín dụng
RRTD
TMCP
Rủi ro tín dụng
Thương mại cổ phần
Từ viết tắt
BIDV
^CIC
NHTM
DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ
Bảng 2.1: Lợi nhuận trước thuế của BIDV giai đoạn 2015 - 2017.................44
Bảng 2.2: Phân loại nợ theo thời gian của BIDV............................................45
Bảng 2.3: Phân loại nợ theo đối tượng khách hàng của BIDV.......................46
Bảng 2.4: Bảng phân loại nợ theo chất lượng nợ vay.....................................47
Bảng 2.5: Số tiền trích lập dự phịng rủi ro tín dụng của BIDV.....................57
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ quy trình thẩm định rủi ro của BIDV..................................50
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam có nhiều biến chuyển
tích cực, đời sống xã hội kinh tế ngày càng mở rộng và nâng cao về năng lực
sản xuất, kinh doanh cũng như sức cạnh tranh của hàng hố. Đóng góp vào sự
phát triển chung của đất nước, khơng thể khơng nhắc tới vai trị của ngành
ngân hàng.
Hoạt động ngân hàng là một hoạt động kinh doanh đặc biệt, kinh doanh
tiền tệ nên hoạt động này có tính chất, đặc trưng riêng, luôn tiềm ẩn và không
thể tránh khỏi nguy cơ rủi ro. Nguy cơ này phát sinh ngay từ khi phát tiền ra
khỏi ngân hàng, hay nói một cách khác, rủi ro là một bộ phận hợp thành trong
cơ chế kinh doanh của ngân hàng. Cuộc khủng hoảng của hệ thống tài chính
quốc tế cũng là bài học cảnh báo dành cho các ngân hàng thương mại, nhất là
trong cơng tác quản trị rủi ro tín dụng.
Đứng trước những thời cơ và thách thức của tiến trình hội nhập kinh tế
quốc tế, vấn đề nâng cao chất lượng tín dụng, giảm thiểu rủi ro tại NHTM đã
trở nên cấp thiết. Sau hơn 60 năm hoạt động, Ngân hàng TMCP Đầu tư và
Phát triển Việt Nam đã vượt qua những khó khăn thử thách của thị trường,
từng bước lớn mạnh, đổi mới về cả chất và lượng và tạo vị thế trên thị trường
tài chính - ngân hàng Việt Nam và quốc tế, đóng góp chung vào sự phát triển
của đất nước. Tuy vậy, hoạt động kinh doanh của ngân hàng hiện còn bộc lộ
nhiều hạn chế, đặc biệt trong lĩnh vực tín dụng - lĩnh vực đem lại thu nhập
chủ yếu cho ngân hàng. Trong các năm 2014, 2015, 2016 lợi nhuận trước dự
phòng lần lượt đạt 13.283 tỷ đồng; 13.625 tỷ đồng và 16.907 tỷ đồng, nhưng
chi phí dự phịng rủi ro trong hoạt động cho vay ln chiếm khoảng 50% dẫn
tới lợi nhuận các năm chỉ đạt tương ứng 6.986 tỷ đồng; 5.676 tỷ đồng và
9.199 tỷ đồng. Trước thực tế địi hỏi phải có những nghiên cứu mang tính hệ
thống và sâu sắc nhằm tìm ra biện pháp giảm thiểu rủi ro tín dụng trong hoạt
động cho vay của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam và là một
cán bộ công tác tại bộ phận Quản lý rủi ro tại Hội sở chính BIDV, tác giả đã
chọn đề tài “Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và
Phát triển Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu trong Luận văn Thạc Sỹ kinh tế.
2. Mục đích nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động tín dụng, quản trị rủi ro tín
dụng nói chung, quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay tại các
Ngân
hàng thương mại.
- Phân tích thực trạng rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay tại BIDV.
- Đề xuất các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại BIDV.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu giải pháp hạn chế
rủi ro trong hoạt động cho vay tại BIDV.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi thời gian: Nghiên cứu thực trạng kết quả hoạt động cho giai
đoạn
từ năm 2015 - 2017, các giải pháp được đề xuất cho giai đoạn 2018 - 2022.
+ Phạm vi nội dung:
-I- Theo theo thông tư 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam: “Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo
đó tổ chức tín dụng giao cho khách hàng sử dụng một khoản tiền để sử
dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thoả thuận với ngun tắc
có hồn trả cả gốc và lãi”.
-I- Theo Luật TCTD 47/2010/QH12 ngày 16/06/2010 “Cấp tín dụng là
việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết
cho phép sử dụng một khoản tiền theo ngun tắc có hồn trả bằng nghiệp
vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân
hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác”
-I- Do hạn chế về thời gian, luận văn tập trung nghiên cứu: Tình hình
cho vay của các NHTM, trong đó có BIDV; Quy trình, quy chế cho vay, hệ
hoạt động cho vay, quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay tại BIDV;
Từ đó đưa ra các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại BIDV.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Thu thập, tổng hợp các thông tin về cơ sở lý luận của quản trị rủi ro
tín dụng trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng thương mại.
- Thu thập, tổng hợp các số liệu về hoạt động cho vay, hoạt động quản
trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay tại BIDV.
- Trao đổi kinh nghiệm với các cán bộ có liên quan đến hoạt động cho
vay, phê duyệt, quản lý khoản vay.
- Trên cơ sở lý luận, các số liệu thực tế tổng hợp được, và các ý kiến
nhận định, sử dụng các phương pháp thống kê, đối chiếu, so sánh để
phân
tích, đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng của BIDV, tìm hiểu các
ngun
nhân dẫn đến rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay và nghiên cứu đề
xuất
giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung của Luận văn gồm
3 chương:
Chương 1: Tổng quan về quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho
vay tại các ngân hàng thương mại.
Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay
tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
Chương 3: Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay
tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
CHƯƠNG 1
1.1.
HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI
1.1.1.
Khái niệm cho vay ngân hàng
Cho vay là mối quan hệ giữa một bên là ngân hàng với một bên là
chủ thể khác trong nền kinh tế trong đó ngân hàng đóng vai trị là người
vừa đi vay vừa là người cho vay hay nói cách khác, ngân hàng là một
trung gian tài chính luân chuẩn từ nơi thừa vốn sang nơi thiếu vốn.
Tại Việt Nam, theo thông tư 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016
của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: “Cho vay là một hình thức cấp tín
dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao cho khách hàng sử dụng một khoản
tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thoả thuận với
nguyên tắc có hồn trả cả gốc và lãi”.
Như vậy, có thể nói rằng lý do cơ bản để ngân hàng hoạt động đó là
khả năng cho vay đối với khách hàng. Cho vay là chức năng kinh tế hàng
đầu của các ngân hàng - để tài trợ cho chi tiêu của doanh nghiệp, cá nhân
và các cơ quan chính phủ.
1.1.2.
Bản chất hoạt động cho vay của ngân hàng
Cho vay là một trong những hoạt động đầu tiên và là hoạt động quan
trọng nhất của các NHTM. Trong tổng tài sản thì hoạt động cho vay là
hoạt động chiếm tỷ trọng cao và đem lại thu nhập từ lãi lớn nhất nhưng
cũng mang lại rủi ro nhiều nhất cho các NHTM nói riêng và các tổ chức
tín dụng nói chung.
Đây là hoạt động mà NHTM chấp thuận cho khách hàng vay một
khoản tiền với cam kết sử dụng tiền vay đúng mục đích, hồn trả cả gốc, lãi
trong một thời gian nhất định. Hoạt động cho vay gắn liền với sản xuất, lưu
thơng hàng hóa và sự vận động của hoạt động này ln mang tính chất
động lực của các quan hệ kinh tế.
Đi sâu tìm hiểu có thể thấy rõ bản chất hoạt động cho vay chính là sự
vận động của giá trị vốn, lần lượt trải qua 3 giai đoạn:
- Giai đoạn cho vay: người cho vay chuyển giao quyền sử dụng giá trị
vốn tín dụng cho người vay trong một thời gian nhất định
- Giai đoạn sử dụng vốn vay: người vay toàn quyền sử dụng giá trị vốn
tín dụng vào những mục đích đã được dự kiến trước
- Giai đoạn hoàn trả: sau thời gian sử dụng giá trị vốn tín dụng, người
vay phải hồn trả lại cho người cho vay đầy đủ giá trị ban đầu và một phần
phụ thêm (lãi).
Như vậy, có thể khẳng định rằng, nét đặc trưng của sự vận động trong
hoạt động cho vay là tính hồn trả.
1.2.
RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.2.1.
Khái niệm rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay
Theo thống kê và nghiên cứu cho thấy, rủi ro tín dụng trong hoạt động
cho vay là hoạt động đem lại lợi nhuận lớn cho ngân hàng nhưng cũng là
nghiệp vụ tiềm ẩn rủi ro lớn, chiếm đến 70% trong tổng rủi ro hoạt động ngân
hàng. Hiện nay, tuy ngân hàng đã có nhiều khoản thu nhập khác như kinh
doanh vốn tiền tệ, thu dịch vụ và thu nhập từ hoạt động cho vay có xu hướng
giảm xuống nhưng thu nhập từ cho vay vẫn chiếm phần lớn. Bản chất của
ngân hàng là theo đuổi mục tiêu có lợi nhuận cao và rủi ro chấp nhận được.
Vì vậy, rủi ro tín dụng là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây tổn thất
cho ngân hàng và ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh của ngân hàng. Có nhiều
định nghĩa khác nhau về rủi ro tín dụng:
Trong tài liệu [1] “Financial Institutions Management - A Modern
Perpective”. A.Saunder và H.Lange định nghĩa: “Rủi ro tín dụng là khoản lỗ
tiềm tàng khi ngân hàng cấp tín dụng cho một khách hàng, nghĩa là khả năng
các luồng thu nhập dự tính mang lại từ khoản cho vay của ngân hàng không
thể được thực hiện đầy đủ về cả số lượng và thời hạn”.
Theo Timothy W.Loch: “Một khi ngân hàng nắm giữ tài sản sinh lời,
rủi ro xảy ra khi khách hàng sai hẹn - có nghĩa là khách hàng khơng thanh
tốn vốn gốc và lãi theo thỏa thuận. Rủi ro tín dụng là sự thay đổi tiềm ẩn của
thu nhập thuần khi khách hàng khơng thanh tốn hay thanh toán trễ hạn”.
Theo quy định tại Điều 3 Thông tư số 02/2013/TT-NHNN - Quy định
về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phịng rủi ro và
việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng,
chi nhánh ngân hàng nước ngồi thì “Rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay
của Ngân hàng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động cho vay của các
Ngân hàng do khách hàng không thực hiện hoặc khơng có khả năng thực hiện
đầy đủ nghĩa vụ của mình theo đúng cam kết”. [5]
Rất nhiều các ý kiến được đưa ra để định nghĩa rủi ro tín dụng nhưng
đều thống nhất rằng: Rủi ro tín dụng là nguy cơ mà người đi vay hoặc đối tác
ngân hàng khơng thực hiện hoặc khơng có khả năng thực hiện nghĩa vụ của
mình theo những điều khoản đã cam kết.
1.2.2.
Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay
1.2.2.1. Nguyên nhân chủ quan
- Công tác kiểm tra nội bộ lỏng lẻo
Kiểm tra nội bộ có điểm mạnh hơn thanh tra của Ngân hàng trung ương
ở tính thời gian, vì nó nhanh chóng, kịp thời ngay khi vừa phát sinh vấn đề và
tính sâu sát của người kiểm tra viên, do việc kiểm tra được thực hiện thường
xuyên với công việc kinh doanh. Nếu công tác kiểm tra nội bộ không được
thực hiện thường xuyên, đặc biệt đối với doanh nghiệp có quan hệ tín dụng lâu
dài
thường được cán bộ cả nể, tin tưởng và bỏ qua chế độ kiểm tra đột xuất/định
kỳ
dẫn đến không phát hiện ra các dấu hiệu bất thường của doanh nghiệp.
- Cán bộ thiếu đạo đức và trình độ chun mơn nghiệp vụ kém
+ Rủi ro đạo đức của cán bộ tín dụng: Trong q trình tác nghiệp, cán
bộ tín dụng có thể gặp rủi ro đạo đức do quan hệ với mờ ám của khách hàng,
bị khách hàng mua chuộc...với mục đích che dấu những thơng tin xấu của
khách hàng hoặc làm thay đổi biến thông tin xấu thành thông tin tốt, dẫn đến
việc đưa ra quyết định cho vay khơng đúng tình hình thực tế của khách hàng.
+ Trình độ nghiệp vụ, năng lực của cán bộ tín dụng hạn chế là một
trong các nguyên nhân chủ quan dẫn đến rủi ro tín dụng. Do cán bộ tín dụng
từ đó đề xuất/quyết định quyết định cho vay đối với khách hàng. Sự hạn chế
về trình độ, năng lực dẫn đến việc phân tích khơng chính xác về khách hàng
và đưa ra đề xuất/quyết định cho vay có rủi ro lớn đối với ngân hàng.
- Thiếu sự giám sát, quản lý nợ sau khi vay
Việc theo dõi hoạt động của khách hàng là rất cần thiết, trong đó cụ thể
về hoạt động kinh doanh, tiến độ trả nợ, thực tế tài sản bảo đảm và tính tuân
thủ nghiêm ngặt các điều khoản đề ra trong hợp đồng tín dụng giữa khách
hàng và ngân hàng. Đây cũng là một trong những trách nhiệm quan trọng của
cán bộ khách hàng khi thực hiện cho vay.
- Sự hợp tác của các ngân hàng thương mại thiếu chặt chẽ
Các ngân hàng cần hợp tác chặt chẽ với nhau khi một khách hàng vay
tiền ở nhiều ngân hàng. Khi rủi ro xảy ra, tổn thất có thể đến với bất cứ ngân
hàng nào nếu trong trường hợp một khách hàng vay vốn tại nhiều tổ chức tín
dụng nhưng ngân hàng khơng đủ thơng tin vay vốn của khách hàng tại các
ngân hàng khác hoặc khơng có thơng tin về q trình vay vốn, lịch sử trả nợ
của khách hàng.
- Khơng có săn những thơng tin cần thiết cho q trình ra quyết định
tín dụng
Hiện nay ngân hàng có thể tham khảo thơng tin tình hình hoạt động của
doanh nghiệp qua CIC. Tuy nhiên dữ liệu này không phải được cập nhật
thường xuyên và đầy đủ. Do đó cơ sở dữ liệu về khách hàng và môi trường
kinh doanh của khách hàng không đầy đủ có thể đưa ngân hàng đến những
quyết định sai lầm, không phù hợp với thực tế khách hàng.
1.2.2.2. Nguyên nhân khách quan
❖ Nguyên nhân khách quan xuất phát từ khách hàng
- Sử dụng vốn sai mục đích
Trong q trình cho vay, cán bộ ngân hàng sẽ xem xét tính khả thi của
các phương án sử dụng vốn vay của khách hàng và quyết định có cho khách
hàng có vay vốn không, số tiền và thời hạn cho vay. Trong trường hợp khách
hàng sử dụng vốn sai mục đích, khơng đúng với phương án xây dựng khi vay
vốn, không nằm trong phương án mà ngân hàng đã xét duyệt hoặc có khả
năng sử dụng vốn vào những mục đích trái quy định của pháp luật thì sẽ
khơng đảm bảo được việc hồn trả nợ đầy đủ, đúng hạn, gây ra tổn thất cho
ngân hàng, mất hình ảnh, uy tín của ngân hàng.
- Khả năng quản lý kinh doanh kém
Đối với khách hàng là doanh nghiệp, quản lý cũng là một yếu tố sống
còn. Nếu năng lực quản lý hạn chế kèm theo việc thiếu thông tin về thị
trường, nhà cung cấp sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng sản xuất, kinh doanh
của khách hàng. Từ đó dẫn đến rủi ro khơng hồn trả đúng thời hạn đối với
các khoản vay của ngân hàng.
- Tình hình tài chính của doanh nghiệp yếu kém, thiếu minh bạch
Nhiều khách hàng hoạt động với quy mô nhỏ, khơng có năng lực sản
xuất kinh doanh và số liệu kế tốn cung cấp khơng chính xác làm kết quả
phân tích tín dụng của ngân hàng khi đó cũng thiếu chính xác. Nguyên nhân
này kết hợp cùng các nguyên nhân khác như trình độ chun mơn của cán bộ
khách hàng kém...dẫn đến rủi ro không thu hồi được nợ của ngân hàng.
- Thiếu thiện chí trong việc trả nợ vay
Đây là vấn đề liên quan đến đạo đức của người đi vay. Nhiều trường
hợp khách hàng kinh doanh có lãi nhưng cố tình chây ỳ khơng trả nợ ngân
hàng nhằm chiếm dụng vốn để quay vòng trong hoạt động kinh doanh. Vì
việc thẩm định khách hàng cố tình lừa đảo sẽ khó khăn hơn so với các khách
hàng khác nên vấn đề này đòi hỏi cán bộ khách hàng phải có sự nhạy bén và
cũng như sự tuân thủ chặt chẽ các quy trình cấp tín dụng cũng như quản lý rủi
ro tín dụng của ngân hàng.
❖ Nguyên nhân khách quan từ mơi trường bên ngồi
- Mơi trường kinh tế không ổn định
Sự biến động của kinh tế thị trường ln khó có thể dự đốn một cách
chính xác. Do đó để đảm bảo thành cơng khách hàng cần cần được nghiên
cứu kỹ càng trước khi đưa ra định hướng kinh doanh và ngân hàng cũng cần
phải có sự hiểu biết để có thể đưa ra quyết định cấp tín dụng chính xác.
- Mơi trường tự nhiên biến đổi nhanh chóng
Việt Nam là một trong năm nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến
đổi khi hậu khi phải chịu nhiều trận bão lụt và hạn hán. Với tần suất xảy ra
dày đặc nên khi xảy ra thiên tai, thiệt hại không thể đo lường được và ảnh
hưởng nghiêm trọng đến cả khách hàng vay vốn cũng như ngân hàng là đơn
vị cho vay.
- Môi trường pháp lý chưa đầy đủ và chồng chéo
Việt Nam là một nước đang phát triển nên hệ thống pháp luật thực tế
chưa hồn chỉnh, cịn nhiều bất cập và nhiều điều khoản chưa được cập nhật
tình hình thực tế, dẫn đến việc ngân hàng cũng như khách hàng đều khó thực
hiện. Bên cạnh đó, có nhiều cơ quan quản lý ban hành văn bản chồng chéo
nhau càng gây khó khăn hơn đối với các bên liên quan trong quá trình thực thi
pháp luật.
1.2.3.
Phân loại rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay
Có nhiều cách phân loại rủi ro tín dụng với những theo tiêu chí khác
nhau
như nguyên nhân phát sinh rủi ro, tính khách quan của nguyên nhân, thời gian,
phạm vi và tính chất của rủi ro, cụ thể:
❖ Căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro, rủi ro tín dụng trong hoạt
động cho vay được phân chia thành các loại sau đây:
- Rủi ro giao dịch (Transaction risk): là một hình thức của rủi ro tín
dụng mà nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quá trình
giao
dịch
và xét duyệt cho vay, đánh giá khách hàng. Rủi ro giao dịch có ba bộ
phận
chính là rủi ro lựa chọn, rủi ro bảo đảm và rủi ro nghiệp vụ.
+ Rủi ro lựa chọn là rủi ro có liên quan đến q trình đánh giá và phân
tích tín dụng, khi ngân hàng lựa chọn những phương án vay vốn có hiệu quả
khoản trong hợp đồng cho vay, các loại tài sản đảm bảo, chủ thể đảm bảo,
hình thức đảm bảo và mức cho vay trên giá trị của tài sản đảm bảo.
+ Rủi ro nghiệp vụ là rủi ro liên quan đến công tác quản lý khoản vay
và hoạt động cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và
kỹ thuật xử lý các khoản vay có vấn đề.
- Rủi ro danh mục (Porfolio risk): là một hình thức của rủi ro tín dụng
mà ngun nhân phát sinh là do những hạn chế trong quản lý danh mục
cho
vay của ngân hàng, được phân chia thành hai loại là rủi ro nội tại
(Intrinsic
risk) và rủi ro tập trung (Concentration risk).
+ Rủi ro nội tại: xuất phát từ các yếu tố, các đặc điểm riêng có, mang
tính
riêng biệt bên trong của mỗi chủ thể đi vay hoặc ngành, lĩnh vực kinh tế. Nó
xuất
phát từ đặc điểm hoạt động hoặc đặc điểm sử dụng vốn của khách hàng vay
vốn.
+ Rủi ro tập trung là trường hợp ngân hàng tập trung vốn cho vay quá
nhiều đối với một số khách hàng, cho vay quá nhiều doanh nghiệp hoạt động
trong cùng một ngành, lĩnh vực kinh tế; hoặc trong cùng một vùng địa lý nhất
định; hoặc cùng một loại hình cho vay có rủi ro cao.
❖ Căn cứ theo tính khách quan hay chủ quan của nguyên nhân gây ra
rủi ro thì rủi ro tín dụng hoạt động cho vay bao gồm:
- Rủi ro khách quan và rủi ro chủ quan. Rủi ro khách quan là rủi ro do
các nguyên nhân khách quan như thiên tai, địch họa, người vay bị chết,
mất
tích và các biến động ngồi dự kiến khác làm thất thoát vốn vay trong
khi
người vay đã thực hiện nghiêm túc chế độ chính sách.
Tương tự như tín dụng ngân hàng có thể phân chia theo thời hạn thành
tín dụng ngắn hạn, trung hạn và dài hạn thì rủi ro tín dụng cũng có thể phân
chia thành rủi ro tín dụng ngắn hạn, rủi ro tín dụng trung hạn và rủi ro tín
dụng dài hạn.
❖ Căn cứ theo phạm vi
- Rủi ro đơn lẻ: được hiểu là rủi ro gắn liền với một giao dịch cụ thể
nào đó.
- Rủi ro hệ thống: rủi ro gắn liền với một nhóm khách hàng có thể là
đối với khách hàng trong một ngành cũng có thể là khách hàng trong
tồn
bộ
nền kinh tế.
❖ Căn cứ vào tính chất rủi ro:
- Rủi ro ứ đọng vốn, thiếu hụt vốn: trong đó rủi ro ứ đọng là loại rủi ro
xảy
ra khi vốn huy động được bị tồn đọng lớn không cho vay hoặc đầu tư
được.
Còn
rủi ro thiếu hụt vốn là loại rủi ro xảy ra khi ngân hàng sử dụng vốn vượt
quá
mức
mà ngân hàng có thể huy động được, để bù đắp mức thiếu hụt này ngân
hàng
phải huy động tại các nguồn khác đắt hơn làm giảm thu nhập của ngân
hàng.
- Rủi ro nợ quá hạn: xảy ra khi đến hạn thanh toán mà người vay chưa
trả đủ bị chuyển sang nợ quá hạn.
1.2.4.
Dấu hiệu nhận biết rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay
Một số chỉ tiêu dùng để nhận biết và đo lường rủi ro tín dụng hoạt động
cho vay của NHTM gồm:
Tỉ lệ này thường được dùng để bảo vệ những người gửi tiền trước rủi ro
của ngân hàng và tăng tính ổn định cũng như hiệu quả của hệ thống tài chính
tồn cầu. Bằng tỉ lệ này người ta có thể xác định được các khả năng của ngân
hàng thanh toán khoản nợ có thời hạn và khơng thời hạn và đối mặt với các
loại rủi ro khác như rủi ro,tín dụng rủi ro vận hành. Hay nói cách khác, khi
ngân hàng đảm bảo được tỉ lệ này tức là nó đã tự tạo ra một tấm đệm chống
lại những cú sốc về tài chính, vừa tự bảo vệ mình, vừa bảo vệ những người
gửi tiền. Chính vì lý do trên, các nhà quản lý ngành ngân hàng các nước luôn
xác định rõ và giám sát các ngân hàng phải duy trì một tỉ lệ an tồn vốn tối
thiểu, ở Việt Nam tỉ lệ này hiện đang là 8%, giống như chuẩn mực Basel mà
các hệ thống ngân hàng trên thế giới áp dụng phổ biến.
- Kết cấu dư nợ tín dụng
Dựa vào kết cấu dư nợ tín dụng mà ta có thể xác định rủi ro tín dụng
của ngân hàng cao hay thấp. Nếu kết cấu dư nợ quá tập trung vào một số
doanh nghiệp hoặc thành phần kinh tế chuyên sản xuất kinh doanh trong
một hoặc một số lĩnh vực nhất định sẽ có rủi ro lớn do tập trung vốn cao.
Dựa vào kết cấu tín dụng (theo thành phần, đối tượng, ngành nghề, thời
hạn) kết hợp với việc phân tích các yếu tố liên quan tới khách hàng, thị
trường của Ngân hàng và của khách hàng ta có thể đánh giá được mức độ
rủi ro của doanh nghiệp.
- Tỷ lệ Nợ quá hạn / Dư nợ tín dụng
Hoạt động của Ngân hàng và doanh nghiệp đều tránh tình trạng nợ quá
hạn. Về phía doanh nghiệp đi vay vốn, nếu q hạn khơng trả được nợ sẽ mất
uy
tín, phải chịu một lãi suất quá hạn cao hơn lãi suất trong hạn, đối với ngân
hàng,
nợ quá hạn sẽ làm tăng tỷ lệ quá hạn/ Dư nợ tín dụng. Tỷ lệ này gián tiếp cho
thấy quy mô của các khoản vay có vấn đề của ngân hàng. Nếu tỷ lệ này quá
lớn
chứng tỏ chất lượng tín dụng của ngân hàng kém, ngân hàng phải xem xét lại
khả năng đánh giá lại các khoản cho vay của mình, đánh giá lại qui trình thủ
tục
chỉ tiêu gián tiếp. Bởi vì khơng phải tất cả các khoản nợ quá hạn này sẽ dẫn
đến rủi ro.
- Tỷ lệ nợ xấu
Nợ xấu là các khoản nợ dưới chuẩn, có thể quá hạn và bị nghi ngờ về
khả
năng trả nợ lẫn khả năng thu hồi vốn của chủ nợ, điều này thường xảy ra khi
các
con nợ đã tuyên bố phá sản hoặc đã tẩu tán tài sản. Nợ xấu gồm các khoản nợ
quá hạn trả lãi và/hoặc gốc trên thường quá ba tháng căn cứ vào khả năng trả
nợ
của khách hàng để hạch toán các khoản vay vào các nhóm thích hợp.
Nợ xấu là nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5, là những khoản nợ mà khả năng
trả nợ của khách hàng khơng cịn cao (phải cơ cấu lại thời hạn trả nợ nhiều
lần, nợ quá hạn lâu ngày không trả).
Tỷ lệ nợ xấu là chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng mà ngân hàng đặc biệt
quan tâm. Cơng thức tính tỷ lệ nợ xấu:
Tỷ lệ nợ xấu
=
Tj
ng
‘ĩxếu
x 100%
Tổng dư nợ
Nợ xấu cao thể hiện khả năng thu lại các khoảng cho vay sẽ gặp khó
khăn địi hỏi ngân hàng cần có biện pháp hữu hiệu để giải quyết.
Tỷ lệ nợ xấu mà cao so với trung bình ngành và có xu hướng tăng lên
có thể là dấu hiệu cho thấy ngân hàng đang gặp khó khăn trong việc quản lý
chất lượng các khoản cho vay.
Ngược lại, tỷ lệ này thấp so với các năm trước cho thấy chất lượng các
khoản cho vay được cải thiện. Hoặc cũng có thể ngân hàng có chính sách xóa
các khoản nợ xấu hay thay đổi các phân loại nợ. Theo NHNN Việt Nam,
Ngân hàng chỉ được cấp tín dụng dưới hình thức cho vay, chiết khấu giấy tờ
có giá đối với khách hàng khi đáp ứng được có tỷ lệ nợ xấu dưới 3%.
- Hệ số rủi ro tín dụng
có,khoản mục tín dụng trong tơng tài sản càng lớn thì lợi nhuận sẽ lớn nhưng
đồng thời rủi ro tín dụng cũng rất cao. Thông thường, tông dư nợ cho vay của
ngân hàng được chia thành các nhóm:
+ Nhóm dư nợ của các khoản tín dụng có chất lượng xấu: là những
khoản cho vay có mức độ rủi ro lớn nhưng có thể mang lại thu nhập cao cho
ngân hàng. Đây là khoản tín dụng chiếm tỷ trọng thấp trong tơng dư nợ cho
vay của ngân hàng.
+ Nhóm dư nợ của các khoản tín dụng có chất lượng tốt: là những
khoản cho vay có mức độ rủi ro thấp nhưng có thể mang lại thu nhập khơng
cao cho ngân hàng. Đây cũng là những khoản tín dụng chiếm tỷ trọng thấp
trong tơng dư nợ cho vay của ngân hàng
+ Nhóm dư nợ của các khoản tín dụng có chất lượng trung bình: là
những khoản cho vay có mức độ rủi ro có thể chấp nhận được và thu nhập
mạng lại cho ngân hàng là vừa phải. Đây là khoản tín dụng chiếm tỷ trọng áp
đảo trong tông dư nợ cho vay của ngân hàng.
1.2.5.
Hậu quả khi xảy ra rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay
1.2.5.1. Đối với ngân hàng
- Giảm lợi nhuận của Ngân hàng: Khi rủi ro tín dụng xảy ra sẽ phát
sinh làm ứ đọng vốn của ngân hàng và dẫn đến giảm vòng quay vốn của
ngân hàng. Mặt khác, khi phát sinh nợ quá hạn sẽ phát sinh các khoản
chi
phí quản lý, giám sát, thu nợ... Bên cạnh đó, ngân hàng vẫn phải trả lãi
cho các khoản tiền huy động từ nguồn khác. Từ những lý do trên khiến
lợi
nhuận của ngân hàng bị giảm so với kế hoạch.
- Giảm khả năng thanh toán: Khi khách hàng khơng thanh tốn khoản
vay đầy đủ và đúng hạn sẽ dẫn đến mất cân đối giữa dòng tiền ra và
dòng
tiền
vào. Các khoản tiền gửi, tiền tiết kiệm của khách hàng vẫn phải thanh
toán
- Giảm uy tín: Nếu tỷ lệ rủi ro tín dụng của ngân hàng quá lớn và thông
tin này bị lộ thì uy tín của ngân hàng trên thị trường tài chính cũng như
uy
tín
đối với các khách hàng sẽ bị giảm sút.
- Phá sản ngân hàng: Trong trường hợp ngân hàng không được kịp
thời trả nợ đối với những khoản vay rất lớn và không đủ khả năng đáp
ứng
nhu cầu rút tiền quá lớn trong một thời gian dài thì sẽ có khả năng mất
khả
năng thanh tốn, dẫn đến sự sụp đổ của ngân hàng.
1.2.5.2. Đối với khách hàng
Lãi vay ngân hàng được hạch tốn vào chi phí sản xuất của doanh
nghiệp. Doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong tình hình tài chính, ảnh hưởng
đến chi phí sản xuất kinh doanh, nguy cơ khơng có đủ tiền để trả nợ cho ngân
hàng là điều khơng thể tránh khỏi. Khi đó ngân hàng có thể xem xét việc cho
vay thêm để giảm tình trạng mất cân đối tài chính nhưng nếu tình trạng mất
cân
đối tài chính diễn ra trong thời gian dài sẽ khi dẫn việc khách hàng phá sản.
1.2.5.3. Đối với nền kinh tế
Kết quả kinh doanh của ngân hàng phản ánh kết quả sản xuất kinh
doanh của nền kinh tế, tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và
đời sống của các khách hàng cá nhân vì hoạt động kinh doanh ngân hàng liên
quan đến toàn bộ thành phần trong nên kinh tế. Do vậy, phòng ngừa và hạn
chế rủi ro tín dụng là vấn đề sống còn đối với ngân hàng và là yêu cầu cấp
thiết của nền kinh tế góp phần vào sự phát triển, ổn định của toàn xã hội.
1.3. QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO
VAY
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.3.1.
Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay
Theo giáo trình Ngân hàng thương mại, 2013, NXB Kinh tế quốc dân:
Như vậy, quản lý rủi ro tín dụng là quá trình xây dựng và thực thi các
chiến lược, các chính sách quản lý và kinh doanh tín dụng nhằm đạt được các
mục tiêu an toàn, hiệu quả và phát triển bền vững; tăng cường các biện pháp
phòng ngừa, hạn chế và giảm thấp nợ quá hạn, nợ xấu trong hoạt động tín
dụng, từ đó tăng doanh thu, giảm chi phí và nâng cao chất lượng hiệu quả
hoạt động kinh doanh cả trong ngắn hạn và dài hạn của NHTM.
Quản lý rủi ro tín dụng gắn liền với quản trị và kinh doanh tín dụng,
một trong những hoạt động chủ đạo của NHTM. Cụ thể quản lý rủi ro tín
dụng phải nhằm vào việc hạ thấp rủi ro tín dụng, nâng cao mức độ an toàn
trong kinh doanh của mỗi NHTM bằng các chính sách, các biện pháp quản lý,
giám sát các hoạt động tín dụng một cách khoa học và hiệu quả.
1.3.2.
Nội dung quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay
Quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương
mại gồm có 4 nội dung chính là: Nhận dạng rủi ro tín dụng; Đo lường rủi ro
tín dụng; Báo cáo rủi ro tín dụng và Xử lý rủi ro tín dụng.
1.3.2.1. Nhận dạng rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay
* Nhóm dấu hiệu liên quan đến mối quan hệ giữa khách hàng với ngân
hàng
Trong quá trình cho vay, ngân hàng thường xuyên tiếp xúc với khách
hàng thông qua việc ngân hàng theo dõi các tài khoản tiền vay, tiền gửi của
khách hàng, theo dõi nhu cầu vay vốn và sử dụng vốn vay của khách hàng,
theo dõi những thay đổi biến động về pháp lý, kinh doanh hay nhân sự của
khách hàng. Vì vậy, các dấu hiệu rủi ro tín dụng biểu hiện và có thể nhận biết
như sau:
- Về tài khoản của khách hàng: giảm sút số dư cũng như số lượng giao
dịch của tài khoản tiền gửi thanh tốn, khơng có hoặc có rất ít các Hợp đồng
gửi tiền có kỳ hạn so với thời gian trước, số dư bình quân của tài khoản tiền
vay gia tăng. Những biểu hiện này cho thấy doanh số bán hàng/các nguồn thu
của khách hàng bị giảm sút hoặc khách hàng có dấu hiệu chuyển doanh thu
sang các TCTD khác mà không chuyển về để trả nợ ngân hàng.