Tải bản đầy đủ (.doc) (110 trang)

Một số giải pháp nhằm phát triển thị trường trái phiếu ở việt nam.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (477.64 KB, 110 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG
KHÓA LUẬN TỐT
NGHIỆP
ĐỀ TÀI :
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN
THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU Ở VIỆT NAM
G.V HƯỚNG DẪN : T.S NGUYỄN ĐỨC
DỴ
S.V THỰC HIỆN : NGUYỄN VIỆT
DŨNG
LỚP : A2 – CN9
HÀ NỘI – 2003
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I : MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG TRÁI
PHIẾU 1
I TRÁI PHIẾU 1
1. Khái niệm trái phiếu 1
2. Phân loại trái phiếu 2
2.1 Phân loại theo hình thức phát hành 2
2.2 Phân loại theo chủ thể phát hành 3
3. Một số vấn đề cơ bản của trái phiếu 6
3.1 Vấn đề chuyển đổi của trái phiếu doanh nghiệp 6
3.2 Quyền hoàn trả 9
4. Định giá trái phiếu 11
4.1 Nguồn thu nhập bằng tiền ( Cash flow ) 11
4.2 Lợi suất ( Yield ) 12
4.3 Xác định giá cả trái phiếu 13
4.4 Mối quan hệ giữa lợi suất yêu cầu và giá cả trái phiếu 15
4.5 Mối quan hệ giữa lợi suất và thời gian đáo hạn 16


II THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU 16
1. Khái niệm thị trường trái phiếu 16
2. Vai trò thị trường trái phiếu 17
3. Chức năng thị trường trái phiếu 19
4. Các tổ chức tham gia trên thị trường trái phiếu
19
4.1 Chủ thể phát hành 19
4.2 Chủ thể đầu tư 21
4.3 Các tổ chức tài chính trung gian 21
5. Cơ sở hình thành và phát triển thị trường trái phiếu 25
5.1 Ổn định môi trường kinh tế tài chính vĩ mô 25
5.2 Khung khổ pháp lý cho việc xây dựng thị trường trái phiếu 26
Một số giải pháp nhằm phát triển thị trường trái phiếu ở Việt Nam
5.3 Gây dựng lòng tin của công chúng đầu tư 26
Nguyễn Việt Dũng – Lớp A2 – CN9 3
5.4 Thúc đẩy sự hình thành và phát triển thị trường sơ cấp 27
5.5 Xây dựng hệ thống đăng ký lưu ký và thanh toán bù trừ 27
CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU VIỆT
NAM HIỆN NAY
29
I KHUNG PHÁP LÝ ĐIỀU CHỈNH THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU
29
1.Khung pháp lý điều chỉnh họat động phát hành trái phiếuChính phủ 29
2. Khung pháp lý điều chỉnh họat động phát hành trái phiếu doanh
nghiệp nhà nước
31
3. Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động phát hành trái phiếu doanh
nghiệp cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn 33
II THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU Ở VIỆT
NAM 33

1. Trái phiếu Chính phủ 33
1.1 Tín phiếu kho bạc ( thời hạn dưới 1 năm ) 33
1.2 Trái phiếu kho bạc 35
1.3 Trái phiếu công trình 41
2. Trái phiếu doanh nghiệp 44
2.1 Trái phiếu doanh nghiệp nhà nước 44
2.2 Trái phiếu công ty cổ phần , công ty trách nhiệm hữu hạn 46
3. Kết quả ,tồn tại , hạn chế và nguyên nhân 46
3.1 Kết quả đã đạt được 46
3.2 Những tồn tại và hạn chế 49
3.3 Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế 54
4. Thực trạng niêm yết , giao dịch trái phiếu tại trung tâm giao dịch
Chứng khoán 55
4.1 Tình hình niêm yết , giao dịch trái phiếu Chính phủ tại TTGDCK 55
4.2 Tình hình niêm yết , giao dịch trái phiếu doanh nghiệp tại TTGDCK 56
4.3 Những kết quả ban đầu 57
Một số giải pháp nhằm phát triển thị trường trái phiếu ở Việt Nam
4.4Những tồn tại và nguyên nhân 58
Nguyễn Việt Dũng – Lớp A2 – CN9 5
CHƯƠNG III CÁC GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG
TRÁI PHIẾU Ở VIỆT NAM 61
I NHU CẦU VÀ TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TRÁI
PHIẾU VIỆT NAM 61
1. Nhu cầu phát triển thị trường trái phiếu Việt nam 63
2. Triển vọng phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam 64
II ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU
VIỆT NAM 64
1. Mô hình phát triển thị trường trái phiếu Chính phủ 64
1.1 Thị trường phát hành 64
1.2 Thị trường giao dịch 67

2. Mô hình phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp 69
2.1 Thị trường phát hành 70
2.2 Thị trường giao dịch 71
III . CÁC GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TRÁI
PHIẾU Ở VIỆT NAM 72
1. Các giải pháp chung 72
1.1 Xây dựng môi trường vĩ mô ổn định , trong đó xây dựng chiến lược phát
triển thị trường trái phiếu dài hạn 72
1.2 Tạo ra lãi xuất chuẩn trên thị trường trái phiếu Chính phủ 73
1.3 Hoàn chỉnh các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động phát hành ,
niêm yết giao dịch trái phiếu 74
1.4 Xây dựng kế hoạch theo hướng giảm bớt tối đa cho vay ưu đãi của
Chính phủ đối với các doanh nghiệp , đặc biệt là các doanh nghiệp Nhà
nước 75
1.5Xây dựng chính sách khuyến khích phát hành trái phiếu Doanh nghiệp
76
1.6 Xây dựng đề án giao dịch trái phiếu tại thị trường OTC 77
2. Các giải pháp cụ thể 78
2.1 Cải tiến phương thức phát hành trái phiếu Chính phủ 78
2.2 Các giải pháp nhằm tăng tính thanh khoản của trái phiếu 81
2.3 Phát triển các tổ chức tài chính trung gian , phụ trợ 83
2.4 Thành lập các tổ chức định mức tín nhiệm tại Việt Nam 84
2.5 Nâng cấp hệ thống giao dịch : Công bố thông tin , lưu ký,thanh toán bù
trừ đáp ứng nhu cầu phát triển của thị trường 84
2.6 Tiếp tục tuyên truyền phổ biến kiến thức chứng khoán cho công chúng
đầu tư , đặc biệt là các nhà đầu tư có tổ chức tiềm năng 85
2.7 Nâng cao vai trò của các cơ quan quản lý : Bộ Tài chính , Ngân hàng
nhà nước , Ủy ban Chứng khoán nhà nước ... 86
IV CÁC KIẾN NGHỊ 88
KẾT LUẬN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

LỜI MỞ ĐẦU
Trong chiến lược ổn định và phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam đến
2003 , mục tiêu đề ra là phấn đấu đưa nước ta về cơ bản trở thành một nước
công nghiệp , tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm bình quân ở
mức 7 - 8 % . Để đạt được mục tiêu này , một trong những yếu tố quyết định
sự thành công là nguồn vốn cho đầu tư phát triển . Theo ước tính của các
chuyên gia , trong giai đoạn từ năm 2001 - 2020 Việt Nam cần huy động
khoảng 500-550 tỷ USD . Vấn đề đặt ra là làm thế nào để chúng ta có thể huy
động một lượng vốn lớn trong khi các nguồn vốn còn nhiều hạn chế , nguồn
vốn tín của ngân hàng chủ yếu là nguồn vốn ngắn hạn , không đáp ứng được
yêu cầu vốn đầu tư dài hạn , nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI đang
có xu hướng giảm sút , việc đàm phán vay nước ngoài ( ODA và vay thương
mại ) càng trở nên khó khăn ...
Thị trường chứng khoán Việt Nam đi vào hoạt động hơn hai năm qua đã
khẳng định sự cần thiết và tính tất yếu phải tạo ra kênh huy động vốn trung và
dài hạn mới cho nền kinh tế để đáp ứng yêu cầu về vốn đầu tư phát ngày càng
tăng của Chính phủ cà các doanh nghiệp . Một bộ phận cấu thành của thị
trường vốn là thị trường trái phiếu cũng đã khẳng định vai trò và tầm quan
trọng của nó trong chiến lược huy động vốn cho sự nghiệp công nghiệp hóa ,
hiện đại hóa Đất nước .
Trong những năm qua , thị trường trái phiếu ở nước ta đã từng bước
được hình thành và hoàn thiện dần , đặc biệt là từ khi thị trường chứng khoán
đi vào hoạt động , các trái phiếu Chính phủ , trái phiếu doanh nghiệp đã có thị
trường thứ cấp để các nhà đầu tư có thể thực hiện giao dịch mua bán trái
phiếu của mình , tính thanh khoản của trái phiếu được cải thiện , trái phiếu trở
nên hấp dẫn các nhà đầu tư hơn từ đó mở rộng và thúc đẩy thị trường sơ cấp
phát triển , Chính phủ và các Doanh nghiệp có thể phát hành trái phiếu để huy
động vốn một cách thuận lợi hơn . Bên cạnh những mặt đạt được , thị trường

trái phiếu ở nước ta còn bộc lộ nhiều khiếm khuyết và được phản ánh rõ nét
cả ở thị trường phát hành và thị trường giao dịch , một số đợt đấu thầu trái
Một số giải pháp nhằm phát triển thị trường trái phiếu ở Việt Nam
phiếu Chính phủ đã không thành công , chưa có nhiều các doanh nghiệp lựa
chon
Nguyễn Việt Dũng – Lớp A2 – CN9 2
việc phát hành trái phiếu như một phương tiện tăng nguồn vốn dài hạn , tính
thanh khoản của trái phiếu trên thị trường giao dịch rất hạn chế
Với thực trạng như vậy . khóa luận “ Một số giải pháp nhằm phát triển
thị trường trái phiếu ở Việt Nam ” nhằm các mục tiêu làm sáng tỏ những vấn
đề về lý luận và thực tiễn của thị trường trái phiếu ; nêu lên vị trí , vai trò của
thị trường trái phiếu ; đánh giá thực trạng và đề ra giải pháp thúc đẩy phát
triển thị trường trái phiếu ở Việt Nam , góp phần từng bước phát triển thị
trường vốn và đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư cho nền kinh tế trong các giai đoạn
phát triển tiếp theo .
Ngoài lời nói đầu , kết luận và danh sách tài liệu tham khảo , khóa luận
này được chia thành 3 chương , với các nội dung chính như sau :
Chương1 : Một số vấn đề chung về thị trường trái phiếu
Chương 2 : Thực trạng thị trường trái phiếu ở Việt Nam hiện nay .
Chương 3 : Các giải pháp nhằm phát triển thị trường trái phiếu ở Việt Nam .
Do nội dung nghiên cứu khá rộng , liên quan đến nhiều vấn đề mới và
phức tạp , nên chắc chắn nội dung khóa luận không thể tránh khỏi những
thiếu sót . Em rất mong nhận được sự nhận xét , góp ý của các thầy cô và các
bạn trong trường cũng như những người có quan tâm để khóa luận được hoàn
thiện hơn .
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Tiến sĩ Nguyễn Đức Dỵ và các
thầy cô giáo trong bộ môn Thanh Toán Quốc Tế đã tận tình hướng dẫn và
giúp đỡ em trong quá trình làm khóa luận tốt nghiệp này .
Một số giải pháp nhằm phát triển thị trường trái phiếu ở Việt Nam
Hà Nội, ngày 25 tháng 4 năm 2003 .

CHƯƠNG I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU
I . TRÁI PHIẾU
1. Khái niệm trái phiếu .
Cho đến nay tài liệu của quốc tế cũng như của Việt Nam đưa ra khá nhiều
định nghĩa về trái phiếu . Tuy nhiên , khái niệm về trái phiếu thường được đề
cập là sự thể hiện cam kết của người phát hành sẽ thanh toán một số tiền xác
định vào một ngày xác định trong tương lai với một mức lãi nào đó , các trái
phiếu thường có mệnh giá, ngày đáo hạn và lãi suất . Khi mua trái phiếu ,
người mua trái phiếu cho tổ chức phát hành vay một khoản tiền . Trái phiếu
thể hiện bằng chứng liên hệ giữa người cho vay ( chủ nợ ) và người đi vay
(con nợ ) Đây là một loại chứng khoán bởi vì nó có thể được giao dịch , mua
bán trên thị trường chứng khoán . Thông thường thời gian phát hành trái
phiếu tối thiểu là một năm . Các loại chứng khoán nợ khác với thời hạn thanh
toán dưới một năm gọi là tín phiếu .
Trái phiếu có thể được phát hành dưới dạng chứng chỉ vật chất hay phi
vật chất ( bút toán ghi sổ hay điện tử ) và cho dù theo hình thức nào thì trái
phiếu đều bao gồm các thông tin sau :
Mệnh giá ( Face of value , Par value , maturity value ) : Mệnh giá là giá trị ghi
trên trái phiếu mà tổ chức phát hành cam kết trả cho trái chủ khi đáo hạn .
Trái suất : Là lãi suất mà tổ chức phát hành cam kết sẽ thanh toán cho chủ sở
hữu trái phiếu một số tiền lãi vào một ngày xác định và có thể theo định kỳ .
Trái suất thường được công bố theo tỷ lệ phần trăm (%) so với mệnh giá của
trái phiếu . Trái suất có thể được quy định trả hàng năm , hay thanh toán nửa
năm một lần .
Công thức tính số tiền lãi trái phiếu ( trái tức ) như sau :
Nguyễn Việt Dũng – Lớp A2 – CN9 4
Một số giải pháp nhằm phát triển thị trường trái phiếu ở Việt Nam
Số tiền lãi trái phiếu = Mệnh giá trái phiếu x Trái suất
Ví dụ : Một trái phiếu có mệnh giá 1500 USD và trái suất là 5% / năm thì trái

tức hàng năm là 1500 USD x 0,05 = 75 USD
* Giá mua : Giá mua trái phiếu là khoản tiền thực tế mà người mua bỏ ra để
có được quyền sở hữu trái phiếu . Giá mua có thể là “ngang giá” ( Tức là trả
bằng mệnh giá ) , có thể là “ giá gia tăng ” ( Cao hơn mệnh giá ) hoặc “ Giá
chiết khấu ” ( Thấp hơn mệnh giá ) .
* Kỳ hạn : Là khoảng thời gian từ ngày phát hành đến ngày người phát hành
hoàn trả tiền vốn lần cuối cho trái chủ , ngày đó gọi là ngày đáo hạn . Kỳ hạn
của trái phiếu thường được phân thành ba loại : ngắn hạn , trung hạn và dài
hạn . Trái phiếu ngắn hạn thông hường có kỳ hạn một năm trở xuống , trái
phiếu trung hạn có có kỳ hạn từ trên một năm đến mười năm , trái phiếu dài
hạn có kỳ hạn từ mười năm trở lên . Kỳ hạn của bất kỳ loại trái phiếu nào
cũng được xác định trong trong hợp đồng phát hành trái phiếu .
2. Phân loại trái phiếu .
2.1. Phân loại trái phiếu theo hình thức phát hành .
Trái phiếu được phân thành hai loại là trái phiếu vô danh ( Bearer
Bond ) và trái phiếu ghi danh ( Name Bond , Registered Bond ) :
Trái phiếu vô danh ( Bearer Bond ) : Là loại trái phiếu không ghi tên người
chủ sở hữu trái phiếu trên bề mặt trái phiếu cũng như trên sổ của tổ chức phát
hành , mà thay vào đó là số sê ri của trái phiếu . Loại trái phiếu này có phiếu
lĩnh lãi ( Coupon ) đính kèm theo . Tới kỳ hạn thanh toán trái tức , người sở
hữu trái phiếu cắt phần cuống phiếu trả lãi tương ứng đem tới tổ chức phát
hành hoặc ngân hàng được tổ chức phát hành ủy quyền để nhận trái tức . Tới
thời điểm đáo hạn , người sở hữu trái phiếu trình giấy chứng nhận sở hữu trái
phiếu để nhận lại tiền gốc tương đương với mệnh giá . Đặc điểm của trái
phiếu vô danh là dễ dàng chuyển nhượng , bất kỳ người nào có trái phiếu
trong tay đều có quyền hưởng lãi và quyền được thanh toán trái phiếu . Người
Nguyễn Việt Dũng – Lớp A2 – CN9 5
Một số giải pháp nhằm phát triển thị trường trái phiếu ở Việt Nam
sở hữu trái phiếu có thể nắm giữ trái phiếu đến ngày đáo hạn hoặc có thể bán
nó trên thị trường thứ cấp trước ngày đáo hạn .

Trái phiếu ghi danh ( Name Bond , Registered ) :Là loại trái phiếu ghi rõ họ
tên , địa chỉ của người sở hữu trái phiếu trên bề mặt trái phiếu và hoặc trong
sổ sách hay phòng đăng ký của tổ chức phát hành .
Đặc điểm của trái phiếu ghi danh là khó chuyển nhượng , trừ trường hợp bị
mất có thể xin cấp lại . Đến ngày nhận lãi sẽ được đại lý công ty phát hành
gửi séc trả lãi .
2.2 Phân loại theo chủ thể phát hành
Trái phiếu được phân thành hai loại là trái phiếu Chính phủ và trái phiếu
Công ty .
- Trái phiếu Chính phủ và chính quyền địa phương ( Goverment Bond ) : Trái
phiếu do Chính phủ phát hành nhằm mục đích cân đối ngân sách , thực hiện
các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng , và được đảm bảo bằng ngân sách quốc
gia . Trái phiếu Chính phủ là loại trái phiếu an toàn nhất , hầu như không có
rủi ro vì có nguồn vốn ngân sách bảo đảm cuối cùng .
Trái phiếu Chính phủ được chia thành : Tín phiếu kho bạc , trái phiếu kho bạc
trung và dài hạn .
+ Tín phiếu kho bạc ( Treasury Bill ) : Tín phiếu kho bạc là những công cụ
ngắn hạn từ một năm trở xuống , phổ biến nhất là các loại 3 tháng và 6 tháng .
Các tín phiếu ngắn hạn là công cụ chiết khấu ( Discount Instrument ) .
+ Trái phiếu kho bạc trung và dài hạn ( Treasury Notes , Treasury Bond ) :
Trái phiếu trung hạn được phát hành từ trên một năm đến mười năm . Trái
phiếu dài hạn được phát hành với kỳ hạn từ mười đến ba mươi năm . Các trái
phiếu trung và dài hạn thường có mức lãi suất cố định và được trả lãi trên cơ
sở một năm hoặc nửa năm .
Trái phiếu chính quyền địa phương là những công cụ nợ do chính quyền
địa phương và các cơ quan của họ phát hành để tài trợ cho các dự án và các
nhu cầu chi tiêu của chính quyền địa phương .
Nguyễn Việt Dũng – Lớp A2 – CN9 6
Một số giải pháp nhằm phát triển thị trường trái phiếu ở Việt Nam
- Trái phiếu công ty (Doanh nghiệp )- Corporate Bond : Trái phiếu công ty là

loại trái phiếu được phát hành bởi các công ty nhằm huy động vốn cho đầu tư
phát triển . Các công ty phát hành trái phiếu khi có nhu cầu huy động vốn lớn
để tài trợ cho việc mở rộng , phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh mà
không đủ điều kiện hoặc không muốn phát hành cổ phiếu , hoặc do chiến lược
quản lý vốn của Công ty .
Trái phiếu công ty có thể là trái phiếu ngắn hạn , trung hạn và dài hạn .
Nhưng thông thường , khi có nhu cầu vốn ngắn hạn công ty áp dụng các hình
thức vay vốn qua các ngân hàng thương mại , hơn là phát hành kỳ phiếu .
Các loại trái phiếu công ty đặc trưng bao gồm :
+ Trái phiếu có thể mua lại trước hạn : Là loại trái phiếu có điều khoản cho
phép công ty phát hành mua lại trái phiếu trước khi đến hạn . Thông thường ,
công ty chấp nhận trả cho trái chủ theo giá gia tăng khi công ty muốn mua lại
trái phiếu đó . Về phía người mua trái phiếu thì đây là một bất lợi , do vậy loại
trái phiếu này thường phải bán giá rẻ hơn trái phiếu không có đặc tính này .
+ Trái phiếu có thể chuyển đổi ( Convertible Bond ) : Là loại trái phiếu cho
phép người sở hữu nó được quyền chuyển đổi sang một loại chứng khoán
nhất định . Chứng khoán này có thể là cổ phiếu ưu đãi hay cổ phiếu thường
của công ty phát hành ( thông thường là cổ phiếu thường ).Đặc tính chuyển
đổi được quy định ngay lúc phát hành trái phiếu và chỉ thay đổi trong trường
hợp tách cổ phiếu hoặc trả cổ tức bằng phiếu .
+ Trái phiếu kèm chứng quyền : Theo xu hướng hiện nay thì đây chủ yếu là
loại trái phiếu cho phép người mua nó được mua kèm theo quyền mua một số
lượng cổ phiếu nhất định ( ứng với số lượng trái phiếu mà mình nắm giữ ) với
mức giá nhất định trong khoảng thời gian xác định . Cũng như trường hợp trái
phiếu chuyển đổi , đặc quyền mua này được xác định ngay từ đầu khi phát
hành trái phiếu . Trường hợp tách cổ phiếu hoặc trả cổ tức bằng cổ phiếu thì
giá cổ phiếu và số lượng quyền được điều chỉnh lại tương tự như trên . Trong
trường hợp này , giá trị trái phiếu phát hành được tính vào vốn nợ của công ty
, còn giá trị chứng quyền được tính vào vốn cổ đông .
Nguyễn Việt Dũng – Lớp A2 – CN9 7

Một số giải pháp nhằm phát triển thị trường trái phiếu ở Việt Nam
+ Trái phiếu đảm bảo ( Secured Bond ) : Là loại trái phiếu mà công ty phát
hành thường đưa ra các tài sản làm vật bảo đảm cho các khoản vay . Trái chủ
được bảo đảm với mức độ cao trong trường hợp tổ chức phát hành không có
khả năng trả nợ ( tiền lãi vay vốn vay khi đáo hạn ) bởi vì họ có một trái
quyền trên tài sản thế chấp . Nếu công ty không thực hiện nghĩa vụ trả nợ thì
người thụ thác tài sản sẽ có quyền sở hữu tài sản nhân danh cho những người
chủ trái phiếu này .Sau đó người thụ thác có thể thanh lý tài sản và phân phát
tiền thu được cho những trái chủ .
Tùy theo hình thức trái phiếu được bảo đảm , người ta chia ra làm ba loại trái
phiếu đảm bảo chủ yếu là :
+ Trái phiếu có tài sản cầm cố (Mortgage Bond ) : Là loại trái phiếu bảo đảm
bằng việc công ty phát hành cầm cố bất động sản để đảm bảo việc thanh toán
cho trái chủ . Một nguyên tắc cơ bản đối với tài sản cầm cố để bảo vệ cho
những trái chủ là tổng mệnh giá của các trái phiếu đang lưu hành phải nhỏ
hơn giá trị của bất động sản cầm cố .
+ Trái phiếu có tài sản thế chấp ( Collateral Trust Bond ) : Nếu có một công
ty sở hữu chứng khoán ( thường là cổ phiếu ) của công ty khác , công ty đó có
thể sử dụng những chứng khoán này làm tài sản thế chấp cho việc phát hành
trái phiếu . Công ty phát hành trái phiếu thường dùng số chứng khoán này ký
thác tại một bên thứ ba ( thường là công ty ủy thác ) nhằm đảm bảo khả năng
thanh toán trái phiếu.
+ Trái phiếu không đảm bảo : Thường được áp dụng ở các công ty lớn , có
danh tiếng dựa vào uy tín của mình để phát hành , không đưa ra một tài sản gì
làm vật bảo đảm . Trong trường hợp tổ chức phát hành không có khả năng trả
nợ và tuyên bố phá sản thì trái chủ của các trái phiếu không đảm bảo này sẽ
được thanh toán sau trái chủ các trái phiếu bảo đảm nhưng trước cổ đông khi
thanh lý công ty .
Ngoài các loại trái phiếu nêu trên , chúng ta có thể liệt kê ra một số loại trái
phiếu công ty khác như :

Nguyễn Việt Dũng – Lớp A2 – CN9 8
Một số giải pháp nhằm phát triển thị trường trái phiếu ở Việt Nam
- Trái phiếu thu nhập ( Income Bond ) : Là loại trái phiếu mà lợi tức được trả
tùy thuộc vào lợi nhuận công ty và không cao hơn trái suất . Do không cam
kết trả lãi , trái phiếu thu nhập giao dịch với nguyên giá , bán với mức triêt
khấu lớn , và được xem như một dạng đầu cơ . Trái phiếu thu nhập có phần
giống cổ phiếu ưu đãI không tích lũy .
- Trái phiếu không có phiếu trả lãi ( Zezo Counpon Bond ) : Trái phiếu không
có phiếu trả lãi là loại trái phiếu không trả lãi định kỳ . Nhà đầu tư thường
mua trái phiếu này với một giá triết khấu nhất định . Sự tăng giá của trái phiếu
bằng mệnh giá khi đáo hạn biểu hiện cho tổng số tiền thu nhập của nhà đầu tư
- Trái phiếu Seri : Là loại trái phiếu được phát hành một đợt nhưng mỗi seri
có ngày đáo hạn khác nhau , theo định kỳ đều đặn cho đến khi toàn bộ đợt
phát hành được hoàn trả .
- Trái phiếu đầu cơ ( Speculative Bond hay Junk Bond ) : Là loại trái phiếu do
các doanh nghiệp có uy tín thấp phát hành , vì vậy loại trái phiếu này có rất
nhiều rủi ro và thường phải bán với giá thấp . Thông thường , trái phiếu đầu
cơ sẽ đưa ra lợi tức cao hơn các trái phiếu thông thường khác . Những nhà
đầu tư sẽ yêu cầu có thu nhập cao hơn khi mua trái phiếu đầu cơ bởi vì họ
phải miễn chịu nhiều hơn rủi ro hơn .
3. Một số vấn đề cơ bản của trái phiếu
3.1 Vấn đề chuyển đổi của trái phiếu doanh nghiệp
Để tăng tính hấp dẫn của việc huy động vốn bằng cách phát hành trái
phiếu , trái phiếu chuyển đổi ( Convertible Bond ) là một trong những hình
thức phổ biến được sử dụng . Khi chuyển đổi trái phiếu cần chú ý :
Trường hợp chuyển đổi : Là sự quy định những trường hợp trái phiếu được
chuyển đổi sang cổ phiếu . Khi phát hành nhu cầu chuyển đổi , trái phiếu
chuyển đổi có thể sang cổ phiếu với điều kiện trước khi đáo hạn . Các nhu cầu
chuyển đổi có thể phát sinh do chuyển đổi sang cổ phiếu có thể có lợi về mặt
tài chính , hoặc tránh rủi ro hàm chứa trong trái phiếu mà mình đang nắm

giữ , hoặc muốn trở thành cổ
Nguyễn Việt Dũng – Lớp A2 – CN9 9
Một số giải pháp nhằm phát triển thị trường trái phiếu ở Việt Nam
đông của doanh nghiệp hoặc muốn tăng tỷ trọng chiếm hữu tài sản doanh
nghiệp .
Giá chuyển đổi : Là giá cả quy định trên trái phiếu chuyển đổi khi phát hành .
Giá chuyển đổi có thể cố định trong suốt thời hạn của trái phiếu hoặc thay đổi
trong trong từng mốc thời gian của trái phiếu tùy theo thỏa ước phát hành trái
phiếu . Giá chuyển đổi được tính theo công thức :
CPS
CR
FVB
=

Trong đó : CPS ( Convertible price of stock ) là giá chuyển đổi cổ phiếu
FVB ( Face value of bond ) là mệnh giá trái phiếu .
CR ( Convertible rate ) là tỉ lệ chuyển đổi .
Tỉ lệ chuyển đổi có thể được quy định tương ứng với mức gía chuyển đổi của
trái phiếu .
Ngang giá chuyển đổi : Nếu giá trị thị trường của trái phiếu ngang với giá trị
thị trường của cổ phiếu được chuyển đổi thì gọi là ngang giá chuyển đổi .
Ta có công thức ngang giá chyển đổi :
CPa = CR x MPS
Trong đó :
CPa : ( Convertible price ) ngang giá chuyển đổi
CR : ( Convertible rate ) là tỉ lệ chuyển đổi .
MPS : ( Market price of stock ) là thị giá cổ phiếu
Thông thường trái phiếu có hàm lượng rủi ro ít hơn cổ phiếu nên thị giá trái
phiếu ( MPB : Market price of Bond ) thường lớn hơn ngang giá chuyển đổi
trái phiếu là 10 %

Ta có công thức :
MPB = CPa x 110 % hay MPB = CRx MPS x 110 %
Từ các công thức trên có sự liên hệ như sau :
Nguyễn Việt Dũng – Lớp A2 – CN9 10
Một số giải pháp nhằm phát triển thị trường trái phiếu ở Việt Nam
CR
MPS
MPB
CPS
FVB
==
Nếu như có sự chênh lệch tương đối tương quan giữa các yếu tố này , người
ta có thể lợi dụng chúng để kiếm lời thông qua việc tiến hành nghiệp vụ Ac-
bit chuyển đổi
Ví dụ : Một trái phiếu chuyển đổi có giá 1350 USD , mệnh giá là 1000 USD ,
tỉ lệ chuyển đổi là 40 tức là giá chuyển đổi là 25 USD , thị giá cổ phiếu là
35USD .Theo công thức trên ta thấy có sự chênh lệch :
32
1250
20
1000

, như vậy
với giả sử không tính thuế và hoa hồng ta có thể tiến hành Ac-bit chuyển đổi
như sau :
- Mua trái phiếu chuyển đổi 1350 USD trên thị trường , đổi lấy 40 cổ phiếu
thường ,bán số cổ phiếu này với giá 35 USD/1 cổ phiếu thì thu được
1400USD lãi 50 USD,lãi suất là
%7.3%100
1350

50
=x
. Tuy nhiên ,nếu ngang giá
chuyển đổi nhỏ hơn giá trái phiếu thì giá trái phiếu này là đắt , không nên tiến
hành nghiệo vụ Ac-bit .
Phí chuyển đổi : Là tỉ lệ phần trăm giữa thị giá cổ phiếu và giá chuyển đổi so
với thị giá cổ phiếu . Chỉ khi phí chuyển đổi lớn hơn 0 thì chuyển đổi mới có
lợi . Ví dụ như trong trường hợp trên thì phí chuyển đổi là :
35 -
%5.28285.0
35
25
==
Những thuận lợi và bất lợi khi phát hành trái phiếu có khả năng chuyển đổi :
Việc phát hành trái phiếu có khả năng chuyển đổi cho phép công ty vay vốn
với tỉ lệ lãi suất thấp hơn so với phát hành trái phiếu không có khả năng
chuyển đổi . Trái chủ có thể chấp nhận một lãi suất thấp hơn để có cơ hội
chuyển đổi sang cổ phiếu thông thường nếu giá trị cổ phiếu tăng lên và bằng
cách đó họ sẽ thu được nhiều lợi nhuận hơn nhờ vào sự chuyển đổi . Trái chủ
cũng có lợi hơn cổ đông thông thường trong trường hợp công ty cổ phần này
bị phá sản . Trái quyền của người nắm giữ trái phiếu chuyển đổi sẽ được ưu
tiên trước người chủ cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi .
Nguyễn Việt Dũng – Lớp A2 – CN9 11
Một số giải pháp nhằm phát triển thị trường trái phiếu ở Việt Nam
Trái phiếu chuyển đổi cũng có một số bất lợi . Nếu tất cả trái phiếu
chuyển đổi được chuyển đổi thì tổng số cổ phiếu thường được lưu hành sẽ
tăng lên một cách đột ngột . Vốn cổ phần sau đó bị “ pha loãng ” và thu nhập
chia cho cá nhân nắm giữ cổ phiếu sẽ giảm xuống . Đó chính là bất lợi chính
của trái phiếu chuyển đổi cho cả nhà phát hành và nhà đầu tư .
Một số bất lợi khác đối với nhà phát hành liên quan đến hậu quả của chính

sách thuế . Tiền trái tức trên trái phiếu này được trả trong số thu nhập trước
thuế , trái lại cổ tức của cổ phiếu phải trả trong số thu nhập sau thuế . Vấn đề
này có chiều hướng đẩy mạnh sự pha loãng thu nhập và vì thế cũng trở lên bất
lợi đối với những nhà đầu tư .
Phần lớn trái phiếu chuyển đổi được phát hành với điều khoản có thể thu lại .
Điều này tăng mức độ linh hoạt của công ty phát hành . Giống như phát hành
trái phiếu không chuyển đổi , công ty phát hành có thể hoàn trả từng phần
nhằm giảm món nợ hay số tiền vay phải chi trả . Nếu giá trả cho việc mua lại
trái phiếu nhỏ hơn giá thị trường của cổ phiếu thông thường mà người chủ trái
phiếu lẽ ra sẽ được nhận từ sự chuyển đổi , thì chủ trái phiếu bắt buộc phải
chuyển đổi . Sự chuyển đổi bắt buộc này là giải pháp có thể lựa chon đối với
công ty phát hành nhưng có thể là bất lợi cho chủ trái phiếu .
3.2 Quyền hoàn trả
- Quyền hoàn trả : Hầu hết các chứng khoán có thu nhập cố định có các điều
khoản cho phép người phát hành mua lại trái phiếu trước thời gian đáo hạn đã
được công bố .Các điều khoản này được gọi là quyền mua lại .
Quyền mua lại có lợi cho tổ chức phát hành khi nó bảo đảm cho tổ chức phát
hành mua lại trái phiếu theo quyền lựa chọn . Tổ chức phát hành có thể mua
lại trái phiếu nếu có thể vay được tiền với lãi suất thấp hơn lãi suất trái phiếu
đang lưu hành hoặc nếu người phát hành đã tích lũy được tiền để mua lại một
phần hay toàn bộ số nợ .
Chủ sở hữu trái phiếu nhìn chung không muốn trái phiếu của họ bị mua
lại trước kỳ đáo hạn do lãi suất trái phiếu của họ thường cao hơn lãi suất của
Nguyễn Việt Dũng – Lớp A2 – CN9 12
Một số giải pháp nhằm phát triển thị trường trái phiếu ở Việt Nam
trái phiếu phát hành mới . Các điều khoản về quyền mua lại có thể gây ra khó
khăn cho việc bán các trái phiếu .
Để bảo vệ cho chủ sở hữu trái phiếu khỏi bị mua lại quá sớm sau khi phát
hành , hầu hết các trái phiếu đều không có đặc tính mua lại trong vòng 5 hoặc
10 năm đầu tính từ ngày phát hành . Điều này được thể hiện như là sự ngăn

chặn quyền mua lại . Quyền mua lại thường đảm bảo rằng nếu trái phiếu
thuộc loại có quyền mua lại , chủ trái phiếu sẽ nhận được một khoản tiền lớn
hơn mệnh giá của trái phiếu . Số tiền lớn hơn mệnh giá trái phiếu được hiểu
như là giá cao để đảm bảo cho quyền mua lại .
Quyền mua lại thông thường cho phép người phát hành mua trái phiếu bắt
đầu từ năm thứ 10 sau khi phát hành với giá cao hơn mệnh giá vào bất cứ
ngày nào sau đó với giá hạ dần tới bằng mệnh giá . Tổ chức phát hành thường
thông báo cho chủ trái phiếu về việc mua lại ít nhất 30 ngày trước ngày mua
lại .
Người ta có thể mua lại toàn bộ hay một phần của trái phiếu . Việc mua
lại toàn bộ cho phép tổ chức phát hành thu lại toàn bộ đợt phát hành vào ngày
mua lại . Sau ngày mua lại này , lãi suất sẽ không được tính tiếp . Bằng cách
này , nợ của người phát hành được thu lại và tình trạng tài chính của tổ chức
phát hành vững mạnh hơn vì khoản trái tức cố định phải trả và tiền gốc của
trái phiếu đã được giảm xuống
- Mua lại bằng quỹ chìm ( Sinking Fund Call ) : Nhiều nhà phát hành lập một
quỹ đặc biệt gọi là quỹ chìm . Hàng năm , tiền được ký thác vào quỹ này
nhằm mục đích để mua lại các trái phiếu hiện hành . Hầu hết các quỹ chìm
được sử để mua lại một phần trái phiếu trước thời gian đáo hạn một vài năm .
Quỹ chìm dùng để mua lại trái phiếu thường được sử dụng sau ngày quyền
mua lại có hiệu lực .
Quỹ chìm để mua lại trái phiếu có thể được quy định bắt buộc hoặc tùy ý .
Trường hợp bắt buộc , mỗi năm cần phải ký thác một cố tiền nhất định để
thực hiện việc mua lại vào những ngày nhất định . Trường hợp tùy ý có nghĩa
Nguyễn Việt Dũng – Lớp A2 – CN9 13
Một số giải pháp nhằm phát triển thị trường trái phiếu ở Việt Nam
là chỉ khi có tiền dư người ta người ta mới ký thác vào quỹ và việc mua lại
trái phiếu chỉ được thực hiện khi có đủ tiền .
- Quyền bán lại hoặc quyền được trả lại : Một số loại trái phiếu đô thị có
quyền mua lại đặc biệt gọi là quyền bán lại hay quyền được trả lại . Quyền

này cho phép chủ trái phiếu yêu cầu tổ chức phát hành mua lại các trái phiếu
trước thời gian đáo hạn , thường là với giá bằng mệnh giá . Một số quyền bán
cho phép chủ trái phiếu thực hiện quyền này chỉ vào một ngày nhất định hoặc
trong một khoảng thời gian nhất định .
- Hoàn vốn : Tổ chức phát hành đôi khi bán trái phiếu với mục đích loại bỏ
một số trái phiếu cũ hay nợ khác . Điều này được thực hiện bằng cách sử
dụng số tiền thu được từ đợt phát hành mới , nhằm tạo ra một tài khoản chỉ
dùng để trả lãi và vốn của trái phiếu đang lưu hành . Trái phiếu mới gọi là trái
phiếu phát hành cho việc hoàn vốn và trái phiếu phát hành ban đầu được coi
là trái phiếu hoàn vốn .
Người ta thường đầu tư số tiền thu được này vào các trái phiếu Chính phủ
và ký thác chúng vào một ngân hàng . Khi hợp đồng ủy thác với ngân hành
được ký kết sẽ đảm bảo rằng các trái phiếu ký thác gồm cả tiền lãi được sử
dụng để trả lãi và vốn gốc của các chứng khoán đang lưu hành .
- Hoàn vốn trước : Việc hoàn vốn có thể được tổ chức theo hai cách . Nếu trái
phiếu được hoàn vốn đang lưu hành được thanh toán khi đáo hạn , chúng
được coi là ủy thác cho đến kỳ đáo hạn . Nếu trái phiếu được hoàn vốn đang
lưu hành được thanh toán trước khi đáo hạn , chúng được xem là hoàn vốn
trước việc mua lại .
- Điều khoản hủy bỏ hợp đồng trên trái phiếu : Do phát hành ban đầu được
đảm bảo bằng các trái phiếu đã ủy thác vào ngân hàng nên công ty phát hành
không phải chị trách nhiệm thanh toán tiền lãi và vốn nữa . Ngoài ra các
quyền và việc nắm giữ trái phiếu ban đầu của các chủ trái phiếu được ghi
trong cam kết của tổ chức phát hành và chủ sở hữu trái phiếu sẽ bị hủy bỏ .
Nhìn chung , sự tín nhiệm đối với trái phiếu phát hành được hoàn vốn sẽ
tăng lên khi nó được bảo đảm bằng các trái phiếu Chính phủ . Điều này dẫn
Nguyễn Việt Dũng – Lớp A2 – CN9 14
Một số giải pháp nhằm phát triển thị trường trái phiếu ở Việt Nam
tới việc tăng giá thị trường của trái phiếu nhờ có chất lượng ( độ uy tín ) của
chứng khoán đã tăng lên

4. Định giá trái phiếu
Giá cả của bất cứ loại chứng khoán nào cũng tương đương với giá trị
hiện tại của các nguồn thu nhập bằng tiền trong tương lai của chứng khoán đó
. Muốn định giá trái phiếu , chúng ta cần nghiên cứu nguồn thu nhập tiền tệ và
lợi suất
4.1 Nguồn thu nhập bằng tiền ( Cash flow ) của trái phiếu gồm có tiền lãi
của trái phiếu và hoàn vốn theo mệnh giá của trái phiếu .
Tiền lãi của trái phiếu có thể là cố định hoặc biến động tùy thuộc vào loại
trái phiếu . Đối với trái phiếu không hoàn vốn , nguồn tiền lãi là cố định ; đối
với trái phiếu hoàn vốn , tiền lãi sẽ thay đổi khi hoàn vốn .
Tiền lãi của trái phiếu có thể trả trước 1 lần đối với trái phiếu không có
phiếu lãi và cũng có thể trả sau theo thời hạn của trái phiếu . Việc xác định
nguồn tiền lãi mong đợi của trái phiếu rất phức tạp . Vì vậy trong các nội
dung tiếp theo của phần này chúng ta chỉ xem xét đối với trái phiếu không
hoàn vốn và cuống có lãi .
Ví dụ : Một trái phiếu có thời hạn 15 năm , lãi suất 5% năm , mệnh giá 1000
USD thì có nguồn thu nhập tiền tệ mong đợi là tiền lãi 50 USD và mệnh giá là
1000 USD . Như vậy , trái phiếu có 15 nguồn thu nhập tiền tệ 50USD mong
đợi trong vòng 15 năm và một nguồn thu nhập tiền tệ 1000 USD mong đợi
khi đáo hạn 15 năm .
4.2 Lợi suất ( Yield )
Tỉ suất lợi tức mà nhà đầu tư dựa vào đó để hoạch đầu tư vào trái phiếu được
gọi là lợi suất . Để hiểu rõ điều này , chúng ta cần phân biệt được ba loại lợi
suất khác nhau :
Nguyễn Việt Dũng – Lớp A2 – CN9 15
Một số giải pháp nhằm phát triển thị trường trái phiếu ở Việt Nam
Lợi suất danh nghĩa hay lãi suất coupon( Nominal Yield ) : Là tỉ lệ phần trăm
của trái tức so với mệnh giá trái phiếu , tức là trái suất và lợi suất danh nghĩa
là bằng nhau . Ta có :
FV

Dt
NY =

Trong đó :
NY ( Norminal Yield ) là lợi suất danh nghĩa
Dt là trái tức thời hạn t
FV ( Face value ) là mệnh giá trái phiếu .
Ví dụ : một trái phiếu có mệnh giá là 1200USD , trái tức 60 USD / năm .
Có NY = 0.05 hay 5% 1 năm .
Lợi suất hiện hành (Current Yield ) : Là lợi suất của trái phiếu có tính đến thị
giá của trái phiếu .
Có :
MP
Dt
CY =
Trong đó : CY (Current Yield ) là lợi suất hiện hành
Dt là trái tức thời hạn t
MP ( Market price ) là thị giá của trái phiếu .
Lợi suất đáo hạn ( Yield to maturity ) : Lợi suất hiện hành không phân biệt rõ
sự khác nhau giữa giá mua và số tiền nhận thực tế khi đáo hạn .
Ví dụ : Một trái phiếu có mệnh giá là 1000USD , lãi suất 8%/ năm ,và có
thời gian đáo hạn là 5 năm .Khi bạn mua trái phiếu này với giá là 800 USD .
Nếu mua với giá rẻ ( gọi là giá triết khấu - Discount price ) , công thức tính
lợi suất đáo hạn là :

2
MPFV
N
MPFV
Dt

YTM
+

+
=
Với ví dụ trên ta có :
- Lãi suất Counpon là 8%
- Lợi suất hiện hành là 10%
- Lợi suất đáo hạn là 13.3 %
Nguyễn Việt Dũng – Lớp A2 – CN9 16
Một số giải pháp nhằm phát triển thị trường trái phiếu ở Việt Nam
Nếu mua với giá cao ( Gọi là giá tăng trưởng -Preminum price ) , công thức
tính lợi suất đáo hạn là :

2
MPFV
N
MPFV
Dt
YTM
+


=
Giả sử một trái phiếu khác có lãi suất 8%/năm , mệnh giá 1000 USD, kỳ hạn
5 năm được bán với giá là 1100USD .
Trái phiếu này có :
- Lợi suất counpon : 80USD/1000USD = 8% năm .
- Lợi suất hiện hành : 80 USD /1000 USD =7,3 % / năm
- Lợi suất đáo hạn : 5,7 % / năm

Tiến hành khảo sát ba loại lợi suất trên , chúng ta rút ra nhận xét quan trọng
sau đây :
Mua với giá chiết khấu , chúng ta có :
YTM > CY> NY
Mua với giá tăng trưởng , chúng ta có :
YTM < CY< NY
Ngoài ba loại lợi suất trên ra còn có lợi suất hoàn vốn ( Yield to call ) được
sử dụng để tính lợi suất đối với trái phiếu hoàn vốn trước hạn ( Callable Bond
)
4.3 Xác định giá cả trái phiếu .
Giá cả của trái phiếu tương đương với giá trị hiện tại của các nguồn thu
nhập tiền tệ trong tương lai tức là giá trị này bằng tổng giá trị hiện tại của
nguồn tiền thu nhập hàng năm của trái phiếu và giá trị hiện tại của mệnh giá
trái phiếu vào lúc đáo hạn .
Nguyễn Việt Dũng – Lớp A2 – CN9 17

×