HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
Trƣơng Thanh Bình
HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG MARKETING
CHO CÔNG TÁC TUYỂN SINH CỦA HỌC VIỆN
CÔNG NGHỆ BƢU CHÍNH VIỄN THÔNG
Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã số: 60.34.05
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
HÀ NỘI – 2013
0
Luận văn được hoàn thành tại:
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƢU CHÍNH VIỄN THÔNG
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Hoàng Yến
Phản biện 1: ………………………………………………………
Phản biện 2: ………………………………………………………
Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ tại
Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
Vào lúc: giờ ngày tháng năm
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Thư viện của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
LỜI NÓI ĐẦU
Học viện Công nghệ BCVT (Học viện) là đơn vị đào tạo
của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) – tập
đoàn lớn mạnh trong lĩnh vực BCVT và CNTT ở Việt Nam với
nhiệm vụ đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực chính cho ngành .
Ngoài ra, còn có các trường đại học khác cũng tham gia đào
tạo, cung ứng nguồn nhân lực này.
Với mong muốn sử dụng những kiến thức, lý thuyết nắm
bắt được trong quá trình học tập tại Học viện của mình gắn kết
với thực tiễn, ứng dụng để giải quyết các vấn đề thực tế hiện
nay của Học viện, đặc biệt là công tác tuyển sinh, tác giả luận
văn lựa chọn lĩnh vực nghiên cứu của mình với đề tài :
“ Hoạt động truyền thông marketing cho công tác tuyển
sinh của Học viện Công nghệ Bƣu chính Viễn thông”
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
Đưa ra các giải pháp khả thi để hoàn thiện và nâng cao hiệu
quả cho công tác marketing tại Học viện Công nghệ Bưu chính
Viễn thông.
3. Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài.
4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
5. Phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài.
6. Kết cấu của đề tài
2
CHƢƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ
MARKETING VÀ ỨNG DỤNG TRONG LĨNH VỰC
GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
1.1. KHÁI NIỆM, VAI TRÕ VÀ MÔ HÌNH TRUYỀN
THÔNG MARKETING TRONG DOANH NGHIỆP
1.1.1 Khái niệm về truyền thông marketing
1.1.2 Hệ thống kênh truyền thông marketing của doanh
nghiệp
a. Kênh truyền thông trực tiếp
b. Hệ thống truyền thông gián tiếp qua trung gian
c. Kênh truyền thông phối hợp giữa trực tiếp và gián tiếp
1.1.3 Vai trò của truyền thông marketing trong doanh
nghiệp
1.1.4 Mô hình truyền thông marketing
1.2. CÁC CÔNG CỤ TRUYỀN THÔNG MARKETING
1.2.1. Quảng cáo
1.2.2. Kích thích tiêu thụ
1.2.3. Quan hệ công chúng
3
1.2.4. Marketing trực tiếp
1.2.5. Bán hàng cá nhân
1.3. QUY TRÌNH TRUYỀN THÔNG MARKETING
Để phát triển một chiến lược truyền thông hiệu quả, người
truyền thông phải thực hiện một tiến trình bao gồm các bước
chủ yếu sau đây.
1.3.1 Định dạng công chúng mục tiêu
1.3.2 Xác định mục tiêu truyền thông
1.3.3 Thiết kế thông điệp
a. Nội dung thông điệp
b. Cấu trúc thông điệp
c. Hình thức thông điệp
d. Nguồn thông điệp
1.3.4 Lựa chọn phƣơng tiện truyền thông
1.3.5. Xây dựng ngân sách truyền thông
a. Phương pháp căn cứ vào khả năng ngân sách dành cho
truyền thông marketing
4
b. Phương pháp tính tỷ lệ phần trăm theo doanh thu
c. Phương pháp cân bằng cạnh tranh
d. Phương pháp căn cứ vào mục tiêu và nhiệm vụ
1.3.6. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định về truyền
thông marketing
a. Kiểu sản phẩm/thị trường
b. Chiến lược đẩy và kéo
c. Giai đoạn sẵn sàng của người mua
d. Giai đoạn trong chu kỳ sống của sản phẩm
e. Thương hiệu trên thị trường của doanh nghiệp
1.3.7. Đánh giá kết quả truyền thông marketing
1.4 TRUYỀN THÔNG MARKETING TRONG THỊ
TRƢỜNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO VIỆT NAM
1.4.1 Giới thiệu chung về thị trƣờng giáo dục đào tạo
Việt Nam
1.4.2 Đặc trƣng của hoạt động truyền thông marketing
trên thị trƣờng giáo dục đào tạo
5
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG
TRUYỀN THÔNG MARKETING TRONG CÔNG TÁC
TUYỂN SINH TẠI HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BCVT
2.1. GIỚI THIỆU VỀ HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƢU
CHÍNH VIỄN THÔNG
2.1.1. Quá trình hình thành phát triển
Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông được thành lập
theo quyết định số 516/TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 11
tháng 7 năm 1997 trên cơ sở sắp xếp lại 4 đơn vị thành viên
thuộc Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (nay
là Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt nam).
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực hoạt động
2.1.3. Cơ cấu tổ chức
Với mô hình ba gắn kết: Đào tạo – Nghiên cứu – Thực tiễn,
Học viện được cơ cấu bởi hai cơ sở đào tạo chính tại Hà Nội và
Thành Phố Hồ Chí Minh, cùng với ba viện nghiên cứu tương
ứng với ba ngành đào tạo chính: Viện Kinh tế Bưu điện, Viện
Kỹ thuật Bưu điện và Trung tâm CDIT. Học viện được điều
hành bởi ban giám đốc và được tư vấn của Hội đồng khoa học
và đào tạo.
6
2.1.4. Tổng quan về hoạt động đào tạo và nghiên cứu
khoa học của Học viện Công nghệ Bƣu chính Viễn thông
a. Hoạt động giáo dục đào tạo
Ngành nghề đào tạo
Chương trình đào tạo
Phương pháp đào tạo
Học liệu phục vụ cho đào tạo
Kết quả đào tạo
b. Hoạt động nghiên cứu khoa học
c. Vấn đề gắn kết giữa hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa
học và SXKD
d. Hoạt động hợp tác quốc tế
e. Công tác đảm bảo chất lượng giáo dục
f. Cơ sở vật chất, trang thiết bị và thư viện
2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG
MARKETING TUYỂN SINH CỦA HỌC VIỆN
Học viện với điểm mạnh là một trong những trường đi đầu
trong lĩnh vực đào tạo công nghệ thông tin và viễn thông trong
thời kì bùng nổ hệ thống thông tin đa phương tiện như ngày
nay. Hoạt động truyền thông là rất cần thiết để nâng cao hình
ảnh cũng như vị thế trong lĩnh vực đào tạo.
7
.
2.2.1. Hoạt động truyền thông trên phƣơng tiện thông
tin đại chúng
Là đơn vị đào tạo đầu ngành về lĩnh vực Công nghệ thông
tin và Truyền thông, Học viện có nhiều thuận lợi trong việc sử
dụng các kênh truyền thông qua phương tiện thông tin đại
chúng.
Báo và tạp chí
Hiện tại, ở Việt Nam, báo chí vẫn được coi là nguồn thông
tin chính thống và khá phát triển và có chi phí thấp hơn các
phương tiện truyền thông gián tiếp khác. Trong thời gian vừa
qua, Học viện đã sử dụng phương tiện truyền thông in ấn để
quảng bá hình ảnh của mình như sau:
Văn bản, thƣ mời
Truyền tải thông tin tuyển sinh, thông tin về Học viện qua
văn bản, thư mời tới các doanh nghiệp trong ngành cũng là một
hình thức hay được Học viện thực hiện trong những năm vừa
qua.
Phát thanh, truyền hình:
Các chương trình, sự kiện lớn của Học viện đều được các
báo đài quan tâm và dựng chương trình phát sóng trên kênh
truyền hình. Là đơn vị đào tạo đầu ngành, Học viện luôn được
sự quan tâm và hỗ trợ của các ban ngành, doanh nghiệp.
8
2.2.2. Hoạt động truyền thông trên internet
Truyền thông trên internet là kênh truyền thông lan tỏa
rộng rãi nhất, chi phí hợp lý nhất và đang được nhiều đơn vị,
doanh nghiệp sử dụng để truyền tải tin tức thông điệp của mình
tới người tiêu dùng.
Báo điện tử, trang tin.
Báo điện tử được xem là dạng chuyển thể của báo in truyền
thống, tiện lợi hơn, được cập nhật, lan tỏa nhanh hơn và đặc
biệt là hoàn toàn miễn phí đối với người đọc.
Diễn đàn, mạng xã hội
Các diễn đàn chuyên ngành là nơi chia sẽ, trao đổi thông tin
cho cộng đồng độc giả trực tuyến. Đây cũng là một kênh truyền
tải thông tin hiệu quả, nhắm tới được đối tượng mục tiêu mà
người truyền tin muốn sử dụng.
2.2.3 Hoạt động quan hệ công chúng
Trong quá trình giảng dạy và đạo tạo, ban lãnh đạo cũng
như các ban ngành của Học viện luôn tạo điều kiện để giảng
viên, cán bộ công nhân viên cũng như các sinh viên có cơ hội
được học hỏi, trao đổi và giao lưu với nhau.
Tổ chức sự kiện
Học viện ngày càng chú trọng đến việc tổ chức các sự kiện
nhằm hướng đến nhiều đối tượng công chúng khác nhau, tạo
nên một hình ảnh PTIT với mục tiêu là một trường đại học chất
lượng tốt, lấy sinh viên làm trọng tâm.
9
Quan hệ cộng đồng
Là một đơn vị đào tạo, Học viện nắm rõ vai trò quan trọng
của các hoạt động quan hệ cộng đồng. Do vậy, hàng năm các
chương trình thiện nguyện, hỗ trợ xã hội luôn được Học viện
quan tâm và thực hiện.
2.2.4. Hoạt động Marketing trực tiếp
Đối với Học viện, hoạt động bán hàng trực tiếp được thể
hiện dưới hình thức các chương trình tư vấn tuyển sinh cho học
sinh THPT.
2.3 ĐÁNH GIÁ VỀ HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG
MARKETING TUYỂN SINH CỦA HỌC VIỆN
2.3.1 Những mặt đạt đƣợc
a. Hoạt động truyền thông trên phương tiện thông tin đại
chúng
Báo và tạp chí
Hệ thống báo chí được Học viện sử dụng nhiều trong thời
gian qua hầu hết thuộc báo chí trong ngành. Từ đó, thu hút
được các độc giả quan tâm đến các lĩnh vực về công nghệ
thông tin và truyền thông theo dõi.
Văn bản, thƣ mời
Phương thức gửi công văn, thư từ tới các doanh nghiệp
trong ngành là một động thái tích cực cho thấy sự đổi mới
10
trong tư duy của Học viện. Đối tượng người lao động trong các
doanh nghiệp trực thuộc ngành luôn có nhu cầu nâng cao năng
lực, chuyên môn.
Phát thanh, truyền hình
Phát thanh truyền hình là kênh truyền thông có chi phí rất
lớn, do đó đầu tư cho kênh này cần phải có sự tính toán kỹ
lưỡng. Bằng hoạt động thực tiễn và chất lượng đào tạo của
mình Học viện đã liên tục được mời phát sóng các chương
trình sự kiện lớn trong thời gian qua.
b. Hoạt động truyền thông trên internet
Báo điện tử, trang tin
Hỗ trợ cho kênh báo chí truyền thống, các thông tin tuyển
sinh cũng như tư vấn tuyến sinh của Học viện được truyền
thông hiệu quả trên các báo điện tử, trang tin. Phương thức này
góp phần mở rộng phạm vi độc giả, hỗ trợ tối đa thông tin độc
giả muốn tìm kiếm về Học viện.
Diễn đàn, mạng xã hội
Hàng năm đến mùa tuyển sinh, diễn đàn này còn là nơi để
các bạn học sinh cấp phổ thông tìm đến để hỏi về thông tin
tuyển sinh, kinh nghiệm học tập tại Học viện.
c. Hoạt động quan hệ công chúng
11
Tổ chức sự kiện
Được sự hỗ trợ của ban lãnh đạo Học viên, các hoạt động
của sinh viên tổ chức đã manh nha hình thành và ngày càng
chuyên nghiệp được thể hiện qua các năm gần đây. Từ đó, tự
các bạn sinh viên đã tạo được môi trường, sân chơi riêng cho
mình và các bạn sinh viên trường khác tham gia. Qua đây, Học
viện truyền tải tới công chúng xã hội về một môi trường học
tập lành mạnh, đào tạo đi đôi với thực hành.
Quan hệ cộng đồng
Chương trình thiện nguyện là một trong những chương
trình được sự tham gia nhiệt tình và đầy nhiệt huyết của các
bạn sinh viên.
d. Hoạt động marketing trực tiếp
Qua thực tế triển khai cho thấy chương trình tư vấn tuyển
sinh là chương trình đã mang lại hiệu quả cao, rõ rệt cho Học
viện trong thời gian qua.
2.3.2 Những mặt tồn tại
a. Hoạt động truyền thông trên phương tiện thông tin đại
chúng
Báo và tạp chí
Các thông tin được đăng tải theo nhu cầu thông tin thực tế
phát sinh. Chưa theo một chiến lược và kế hoạch tổng thể được
xây dựng từ trước.
12
Văn bản, thƣ mời
Văn bản, thư mời được chuyển tới các đơn vị, doanh
nghiệp trong ngành đều đặn nhưng chưa có công cụ và biện
pháp để quản lý thông tin phản hồi, do đó Học viện không nắm
được thực tế triển khai truyền đạt thông tin tại các đơn vị,
doanh nghiệp.
Phát thanh, truyền hình
Các hoạt động phát thanh, truyền hình còn manh mún.
Chưa có sự đầu tư rõ rệt về nhân lực cũng như cơ sở vật chất.
b. Hoạt động truyền thông trên internet
Tuy đã bắt tay vào thực thi các công cụ truyền thông trên
intenet như xây dựng trang tin, hỗ trợ xây dựng các diễn đàn
sinh viên; nhưng do chưa có kế hoạch cụ thể, định hướng rõ
ràng nhằm tạo sự khuếch trương trong quá trình truyền thông.
Do đó mà Học viện chưa đạt được hiệu quả truyền thông như ý
muốn.
c. Hoạt động quan hệ công chúng
Tổ chức sự kiện
Công tác tổ chức sự kiện của Học viện chủ yếu xuất phát từ
đề xuất của các đơn vị bên ngoài, của các câu lạc bộ sinh viên
trong Học viện.
13
Quan hệ cộng đồng
Mô hình phổ cập tin học không được nhân rộng với sự
tham gia của các đơn vị khác. Dẫn đến các địa phương được
phổ cập chưa nhiều.
d. Hoạt động marketing trực tiếp
Hoạt động tư vấn tuyển sinh mới được triển khai dưới hình
thức tận dụng thời gian sinh viên nghỉ hè, nghỉ tết để thực hiện.
Mặc dù có đào tạo về kỹ năng và cung cấp tư liệu nhưng tùy
cách tiếp cận của các nhóm sinh viên mà hiệu quả chưa cao và
không đồng đều.
2.3.3 Nguyên nhân của những tồn tại
a. Hoạt động truyền thông trên phương tiện thông tin đại
chúng
Báo và tạp chí
Do chi phí đăng bài truyền thông lớn nên trong các thời
điểm tuyển sinh Học viện vẫn chủ yếu đăng bài trên các trang
báo hợp tác của ngành.
Học viện chưa có phòng chuyên trách làm việc với báo chí
mà vẫn do văn phòng làm việc, do đó kế hoạch đăng tải hàng
năm đưa lên chưa hiệu quả. Chất lượng bài viết kiểm soát còn
lỏng lẻo.
14
Văn bản, thƣ mời
Văn bản, thư mời chuyển tới các doanh nghiệp dưới dạng
công văn, không hấp dẫn người đọc nên chỉ được những học
viên tiềm năng có nhu cầu thực sự tham gia, không hấp dẫn
được các đối tượng khác.
Phát thanh, truyền hình
Đây là kênh cực kỳ tốn kém, do đó để đạt được hiệu quả
như ý Học viện cần có những đầu tư lớn. Với nền kinh tế suy
thoái và tiềm lực kinh tế hạn hẹp, các nguồn chi cho marketing
không có nhiều nên đầu tư cho kênh này Học viện cần phải có
kế hoạch hiệu quả hơn.
b. Hoạt động truyền thông trên internet
Báo điện tử, trang tin
Các tin tức, thông tin tuyển sinh của Học viện được đưa lên
đầy đủ tuy nhiên thường bị chậm so với tiến độ. Do chưa có
phòng ban chuyên trách, theo dõi tiến độ đăng tin, chất lượng
bài viết từ đó mà không được rà soát kỹ lưỡng, gắn kết với
thông điệp truyền thông.
Diễn đàn, mạng xã hội
Mạng xã hội, diễn đàn là các kênh xuất phát từ nhu cầu
thực tiễn của sinh viên, được manh nha hình thành và xây dựng
từ sinh viên. Học viện không có kế hoạch phát triển từ trước,
do đó bị động trong việc phát triển.
15
c. Hoạt động quan hệ công chúng
Tổ chức sự kiện
Học viện không có phòng ban chuyên trách về tổ chức sự
kiện, các kế hoạch tổ chức thường gắn kết với các hoạt động
thường niên và thực tế triển khai của Học viện.
Nội dung, quy mô của sự kiện tuy đang dần chuyên nghiệp
hơn nhưng chưa gây được sức vang lớn, thông điệp truyền
thông gắn kết trong các chương trình chưa xuyên suốt.
Quan hệ cộng đồng
Học viện đã thành lập được câu lạc bộ sinh viên với sự
tham gia của đông đủ sinh viên, tuy nhiên các hoạt động thiện
nguyện vẫn còn manh múi chưa nhận được sự tham gia của
toàn bộ sinh viên trong Học viện theo nhiều hình thức khác
nhau.
d. Hoạt động marketing trực tiếp
Hiện tại hoạt động đã bị ngừng, do hiệu quả mà nó mang
lại Học viện cần có sự đầu tư đúng đắn hơn và nên có kế hoạch
triển khai lại quy mô hơn, hiệu quả hơn để tiết kiệm chi phí
cũng như nâng cao hình ảnh của Học viện.
16
CHƢƠNG 3
GIẢI PHÁP TRUYỀN THÔNG MARKETING TRONG
CÔNG TÁC TUYỂN SINH TẠI HỌC VIỆN CÔNG
NGHỆ BƢU CHÍNH VIỄN THÔNG
3.1 ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN CỦA HỌC VIỆN
TRONG THỜI GIAN TỚI
Là đơn vị đầu ngành về đào tạo Công nghệ thông tin và
viễn thông. Học viện có tầm nhìn đến năm 2020 về mở rộng
quy mô cũng như chất lượng đào tạo.
Đối với công tác tuyển sinh, Học viện cũng đề ra tiêu chí
cụ thể cho từng năm theo từng ngành nghề và hệ đào tạo. Qua
đó phù hợp với năng lực đào tạo hiện tại của Học viện.
3.1.1 Tăng chỉ tiêu tuyển sinh
Trong các năm gần đây, xu hướng tuyển sinh của Học viện
ngày một tăng theo quy mô đào tạo và mô hình phát triển mới.
Từ chỉ tiêu là 800 sinh viên từ năm 2007, chỉ tiêu tuyển sinh đã
tăng lên 2.750 vào năm 2011.
Kế hoạch tuyển sinh trong năm 2013 là 4.450 chỉ tiêu,
trong đó có:
2.680 chỉ tiêu đại học chính quy
600 chỉ tiêu cao đẳng
600 chỉ tiêu hệ liên thông cao đẳng lên đại học
200 chỉ tiêu hệ văn bằng 2
17
Bên cạnh đó, trong tháng 4 và tháng 9/2013, Học viện sẽ tổ
chức 2 đợt thi tuyển, xét tuyển trình độ thạc sĩ, tiến sĩ với chỉ
tiêu dự kiến là 380 học viên cao học và 10 nghiên cứu sinh.
3.1.2 Mở rộng nghành nghề đào tạo
Ngoài việc mở rộng thêm các lớp học, Học viện còn mở
rộng mô hình đào tạo thêm các chuyên ngành khác nhau.
Theo nguồn tin từ văn phòng Học viện, trong kỳ tuyển sinh
đại học 2013, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
(PTIT) dành 100 chỉ tiêu để tuyển sinh ngành An toàn thông tin
và 220- chỉ tiêu cho ngành marketing - ngành đào tạo mới của
trường. Đối tượng tuyển sinh sẽ là học sinh đã tốt nghiệp
THPT hoặc tương đương, khối thi A, A1.
3.1.3 Đầu tƣ cho công tác nâng cao hình ảnh Học viện
Song song với việc đầu tư cơ sở hạ tầng, mở rộng quy mô
đào tạo. Ban lãnh đạo cũng định hướng và đầu tư cho hoạt
động truyền thông marketing nhằm nâng cao hình ảnh cũng
như truyền tải các thông tin cần thiết tới các đối tượng có nhu
cầu. Với việc đầu tư cơ sở hạ tầng, lập phòng ban chuyên trách
cho công tác này. Học viện đã và đang hình thành cho mình
những chiến lược truyền thông hiệu quả trong thời gian tới.
Công tác tuyển sinh có được thành công và đảm đương được
nhiệm vụ đề ra hay không phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động
truyền thông marketing mà Học viện sẽ triển khai trong thời
gian tới.
18
3.2 CÁC GIẢI PHÁP TRUYỀN THÔNG MARKETING
NHẰM ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC TUYỂN SINH
3.2.1 Đầu tƣ xây dựng kế hoạch truyền thông marketing
tuyển sinh của Học viện Công nghệ Bƣu chính Viễn thông
Học viện đã tận dụng được nhiều kênh truyền thông sẵn có
cũng như phối hợp tổ chức các chương trình, sự kiện khá thành
công. Tuy nhiên, các hoạt động triển khai vẫn còn manh mún
chưa hệ thống.
Đối tượng mục tiêu cần hướng đến của kế hoạch chủ yếu là
các bạn học sinh THPT chuẩn bị ra trường; các học viên có nhu
cầu nâng cao trình độ, bằng cấp với các chuyên ngành Học
viện đang đào tạo. Công chúng mục tiêu của kế hoạch truyền
thông marketing tuyển sinh sẽ là học sinh các trường phổ thông
trung học
3.2.2 Hoàn thiện chƣơng trình tƣ vấn tuyển sinh
Hình thức của chương trình tư vấn tuyến sinh là cùng với
các bạn cộng tác viên là sinh viên ở các tỉnh thành đang học tập
tại Học viện cả hệ chính quy, tại chức, từ xa qua khóa huấn
luyện kỹ năng mềm phụ trợ cho công tác tư vấn tuyển sinh sẽ
về tại địa bàn nơi mình sinh sống và đã từng học tập để liên hệ,
tư vấn với học sinh của trường THPT đó.
19
3.2.3 Xây dựng và hoàn thiện hệ thống kênh truyền
thông của Học viện
Đối với mỗi doanh nghiệp, hệ thống các kênh truyền thông
quảng bá dịch vụ rất quan trọng và không thể thiếu.
Báo chí
Báo chí vẫn là kênh truyền thống và thu hút được lượng
độc giả lớn. Ngoài các tờ báo nội bộ trong ngành, Học viện cần
liên hệ và hợp tác với các tờ báo khác phát hành trên cả nước
dựa vào quá trình phân tích đối tượng công chúng mục tiêu. Ví
dụ báo Hoa học trò, 2 đẹp, báo thanh niên, báo nhân dân.
Internet
Internet là được xem là kênh truyền thông tiện lợi, rẻ và lan
tỏa rộng rãi nhất. Nếu có kế hoạch kết hợp các kênh truyền
thông trên internet một cách hợp lý, Học viện không những tiết
giảm được chi phí truyền thông mà còn có được hiệu quả
truyền thông marketing tuyển sinh tốt nhất. Truyền thông trên
internet sẽ bao gồm: trang tin điện tử, mạng xã hội, diễn đàn.
3.2.4. Xây dựng cơ sở dữ liệu chung của thí sinh
Cơ sở dữ liệu (database) khách hàng là tài sản quý của các
doanh nghiệp, việc phân loại được database của khách hàng
theo từng nhu cầu đặc tính của sản phẩm dịch vụ lại càng đáng
quý hơn. Do vậy, xây dựng một cơ sở dữ liệu chung cho sinh
viên, thí sinh của Học viện là rất cần thiết.
20
Cơ sở dữ liệu chung (database) của thí sinh sẽ là nơi thu
thập và phân loại thông tin của các thí sinh có nhu cầu trong
đợt tuyển sinh thông qua tất cả các kênh tuyển sinh của Học
viện mà bộ phần chuyên trách thu thập được.
3.2.5. Sử dụng mạng xã hội cho truyền thông marketing
tuyển sinh tại Học viện
Hiện nay, trên internet xuất hiện khá nhiều mạng xã hội,
tuy nhiên ở phạm vi của luận văn này tác giả trình bày rõ hơn
về phương án sử dụng mạng xã hội lớn nhất tới thời điểm này
là Facebook. Học viện cũng đã có một số trang cá nhân cũng
như fanpage sử dụng để đăng tải thông tin và thu thập ý kiến từ
các bạn sinh viên đang học tập tại Học viện.
3.2.6. Xây dựng tổng đài tƣ vấn tuyển sinh của Học viện
Tổng đài tư vấn có nhiệm vụ chọn lọc thông tin từ database
chung để phân loại đối tượng thí sinh có nhu cầu thi vào Học
viện hệ đào tạo chính quy nhưng chưa thực hiện hoàn thiện thủ
tục cũng như chưa có phản hồi. Từ đó, các cán bộ tuyển sinh sẽ
chủ động liên lạc với danh sách các thí sinh này để tư vấn cũng
như hướng nghiệp cho các bạn thí sinh lựa chọn các khoa,
chuyên ngành phù hợp.
3.2.7. Xây dựng website đăng ký tuyển sinh trực tuyến
Hiện nay, internet đã không còn xa lạ đối với các bạn
thanh, thiếu niên. Theo phương thức này, khi thí sinh đọc được
21
thông tin tuyển sinh của Học viện trên internet, sẽ thực hiện
ngay thao tác đăng ký hồ sơ theo đường dẫn trên website.
3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
3.3.1. Kiến nghị đối với lãnh đạo Học viện
Đề đảm bảo cho công tác truyền thông marketing tuyển
sinh tại Học viện đạt hiệu quả cao ban lãnh đạo Học viện cần
chú ý, quan tâm tới các công tác sau:
- Thành lập bộ phần chuyên trách về công tác tuyển
sinh, chuẩn bị các điều kiện về tài chính, cơ sở vật chất để bộ
phận chuyên trách thực hiện chức năng của mình.
- Xây dựng kế hoạch truyền thông marketing tuyển
sinh tổng thể tương ứng với quy mô phát triển, chỉ tiêu tuyển
sinh hàng năm của Học viện.
- Thông báo công khai, đầy đủ, rõ ràng và nghiêm túc
các quy định về công tác tuyển sinh, tổ chức xét tuyển, trúng
tuyển, lưu trữ hồ sơ theo đúng quy định.
- Tổ chức hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc triển khai
thực hiện kế hoạch tuyển sinh
- Chỉ đạo thực hiện các tiêu chuẩn đầu ra đã cam kết
với sinh viên Học viện, từ đó nâng cao được vị thế cũng như
chất lượng đào tạo hàng năm tại Học viện.
22
3.3.2. Kiến nghị đối với VNPT
Đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực về CNTT và VT là
nhiệm vụ hàng đầu của Học viện. Từ đó, chất lượng đào tạo
nguồn nhân lực ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của
ngành nói chung và của tập đoàn VNPT nói riêng.
Giữa doanh nghiệp và các cơ sở đào tạo cũng cần có sự liên
kết chặt chẽ trong vấn đề đào tạo và tuyển dụng. Vậy nên,
VNPT là đơn vị chủ quản của Học viện nên có cơ chế hỗ trợ
cho nguồn nhân lực được đào tạo tại PTIT cũng như chế tài bắt
buộc trong công tác tuyển dụng lao động đối với các đơn vị
trực thuộc khác, để khuyến khích, thu hút nguồn nhân lực có
trình độ được đào tạo tại Học viện. Có như vậy, Tập đoàn mới
nâng cao được chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng nhiệm vụ
phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, của đất nước trong tương
lai.
23
KẾT LUẬN
Trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp hoạt động
trong môi trường cạnh tranh khốc liệt, việc xây dựng và thực
hiện chiến lược marketing là rất cần thiết để doanh nghiệp xây
dựng hướng đi phù hợp và đạt được mục tiêu mình đề ra. Luận
văn đã hệ thống hóa và làm sáng tỏ các lý luận cơ bản về
marketing và truyền thông marketing. Trên cơ sở nghiên cứu
tình hình thực tế hoạt động marketing tại Học viện Công nghệ
Bưu chính Viễn thông, tác giá đã áp dụng những lý thuyết về
marketing và quy trình xây dựng các giải pháp truyền thông
marketing để vận dụng vào các hoạt động truyền thông
marketing cho công tác tuyển sinh của Học viện Công nghệ
Bưu chính Viễn thông.
Với kết cấu làm 3 chương, luận văn đã đề cập đến vấn đề
tổng quan về truyền thông marketing, thực trạng về marketing
tuyển sinh tại Học viện cũng như đưa ra các giải pháp nhằm
hoàn thiện hoạt động truyền thông marketing tại Học viện
trong thời gian tới. Ở chương một, luận văn đã đưa ra vấn đề lý
luận về truyền thông marketing tại các tổ chức giáo dục đào tạo
nói chung. Việc đưa ra vấn đề lý luận của truyền thông
marketing tại các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực giáo dục
đào tạo nhằm tạo tiền đề và cơ sở để tác giả luận văn diễn giải
thực trạng, khảo sát số liệu nghiên cứu được cũng như đưa ra
các giải pháp một cách thuyết phục ở chương hai và chương ba
của luận văn này. Chương hai trình bày các nghiên cứu và tổng
hợp liên quan đến thực trạng hoạt động marketing tại Học viện