Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu Tìm hứng thú với công việc mình căm ghét doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.35 KB, 4 trang )

Tìm hứng thú với công việc mình căm ghét
Ai cũng hiểu cái cảm giác phải chui ra khỏi giường vào sáng thứ hai để đến cơ
quan là thế nào. Và rồi, tiếp sau đó là 5 ngày làm việc dài lê thê, tẻ nhạt. Đó
thực sự là một cuộc tranh đấu dai dẳng với chính bản thân.
Không chỉ một mà hàng triệu người cùng chung cảnh ngộ ấy. Nhiều nghiên cứu
cho thấy có tới 87% người Mỹ không yêu thích công việc của mình. "Chúng ta tập
trung năng lượng cao nhất cho công việc và dành phần ít ỏi còn lại cho gia đình.
Dẫu vậy, phần lớn trong số chúng ta đều không thể dễ dàng rời bỏ công việc",
Jane Boucher, tác giả bài viết "Làm thế nào để yêu thích công việc mà mình căm
ghét", nói. Boucher là trợ giáo tại trường Đại học Antioch ở Yellow Springs, Ohio
(Mỹ) và là một diễn giả chuyên nghiệp.
Theo Boucher, vấn đề rối rắm ở chỗ người ta cứ chết tắc trong mớ công việc tệ hại
ấy mà không thể thoát ra, và phó mặc như tất yếu nó phải như vậy. Thái độ này
thường thấy trong giới mày râu và càng trở nên phổ biến với phụ nữ khi họ giành
được bằng cấp chuyên môn, đang háo hức tiến lên những nấc thang cao hơn trong
sự nghiệp.
Và nếu ai nói rằng mình ghét công việc đang làm, thì đó có thể như một cú sốc với
chính bản thân anh ta. Đó là phản ứng hết sức tự nhiên trong mỗi con người. Điều
này lý giải tại sao trong lần đầu gặp gỡ, người hay hỏi nhau: "Bạn làm gì?".
Theo Boucher, căng thẳng thần kinh có thể ảnh hưởng không tốt tới hoạt động của
doanh nghiệp và hệ luỵ là nhân viên vắng mặt thường xuyên, năng suất lao động
giảm sút, nhân lực thiếu hụt.
"Có 3 động lực quan trọng đối với những người đi làm và tiền không phải là động
lực quan trọng nhất", Boucher nói. "Người lao động thường chịu ảnh hưởng rất
lớn của nhân vật mà họ yêu thích và ngưỡng mộ. Họ hạnh phúc khi thấy rằng công
việc của mình rất quan trọng. Họ muốn được tự chủ và độc lập trong công việc,
không thích bị giám sát từng li từng tí một bởi như vậy sẽ bóp nghẹt khả năng
sáng tạo".
Không dễ dàng gì để trả lời một câu hỏi tưởng chừng rất đơn giản: Nên làm gì để
yêu thích công việc hơn và cảm thấy thư thái khi chuông báo hết giờ làm. Boucher
đưa ra 10 lời khuyên dưới đây:


1. Nói chuyện cởi mở. Hãy thật lòng để sếp của bạn biết những gì bạn đã làm
được và những gì còn vướng mắc. Đừng quá khoe khoang về bản thân và cũng
đừng kêu ca, than phiền về những khó khăn bạn đang đương đầu. Cần thể hiện
tinh thần hợp tác. Hãy làm rõ những vấn đề khó khăn bạn đang gặp phải và đề
xuất giải pháp tháo gỡ.
2. Làm một việc gì đó cho bản thân. Hãy chú tâm vào những công việc mà bạn
yêu thích hoặc ít nhất là dành thời gian cho những công việc mà bạn thấy rằng
mình có thể làm được tốt nhất. Chẳng hạn, bạn đam mê y học và muốn làm công
việc của một nhân viên y tế tình nguyện; nhưng bạn lại vướng bận bởi những công
việc giấy tờ. Hãy sắp xếp thời gian để đến với bệnh nhân của mình. Hay chí ít là
tìm cách liên lạc với từng bệnh nhân hay gia đình của họ để hỏi han tình hình sức
khoẻ họ.
3. Cải thiện mối quan hệ không mấy tốt đẹp. Trong cuộc sống, bạn sẽ gặp phải
những người tính khí cục cằn và không ưa gì bạn. Thay vì luôn buồn phiền và căn
vặn bản thân xem mình đã làm gì để gây ra cơ sự đó, bạn nên trực tiếp hỏi người
đó hằng ngày rằng: "Tôi có thể làm gì giúp anh/chị hay không". Hỏi han như vậy
sẽ giúp cho mối quan hệ của bạn với người đó bớt căng thẳng, và rồi qua thời gian,
có thể sẽ khiến họ bớt ác cảm về bạn.
4. Tạo điều kiện để người khác tham gia công việc với bạn. Nên nhớ rằng bạn
không thể làm mọi thứ trong cùng một lúc. Và cũng nên hiểu một nguyên lý cơ
bản của cuộc sống đó là ai cũng phải trải qua giai đoạn non nớt mới có thể trưởng
thành, không ai có thể siêu phàm đến mức xuất phát ngay từ đỉnh cao. Vì vậy, hãy
tin tưởng và tín nhiệm giao phó công việc cho những nhân viên trẻ hơn, điều quan
trọng là bạn phải vạch ra hướng giải quyết công việc. Những nhân viên thông
minh của bạn sẽ không cảm thấy khó chịu khi được đề nghị chia sẻ công việc.
5. Chủ động tìm kiếm thông tin phản hồi. Hãy đề nghị lãnh đạo và đồng nghiệp
của mình đánh giá về công việc mình đang làm. Tất nhiên, nên nhớ rằng hỏi như
vậy để có được những thông tin phản hồi giúp bạn làm việc tốt hơn, chứ không
phải để chờ đợi những lời khen ngợi, tán dương. Ngược lại, bạn cũng cho mọi
người thấy rằng thông tin phản hồi giúp họ nâng cao năng suất và khuyến khích để

họ thấy rằng mình đã đúng đắn khi lựa chọn công việc này.
6. Hãy giải quyết những công việc khó khăn trước. Hãy hoàn tất các công việc
khó khăn, thường gây cho bạn sự khó chịu. Càng để lâu, những công việc đó càng
làm bạn phát ốm. Nếu giải quyết sớm, bạn sẽ thấy hài lòng và phấn chấn khi kết
thúc một ngày làm việc đầy thử thách.
7. Tự cho phép mình có một chút vui đùa trong công việc. Công việc không
phải là trò chơi, nhưng không nhất thiết lúc nào bạn cũng phải nghiêm nghị trong
suốt thời gian ở công sở. Vài lời bông đùa có thể giúp mọi người phấn chấn hơn.
Nếu không phải là người thích đùa, bạn hãy khuyến khích những người khác có
năng khiếu về việc này hay gợi ra những chủ đề nhẹ nhàng để mọi người cùng bàn
luận.
8. Khuyến khích làm việc theo nhóm. Làm việc theo nhóm là cách rất tốt để
nâng cao hiệu suất công việc, đồng thời tạo điều kiện để mọi người chia sẻ kinh
nghiệm, kỹ năng.
9. Chăm sóc cơ thể và tâm hồn. Hãy chú ý tới sức khoẻ của bạn, kể cả thể chất
lẫn tinh thần. Nên nhớ một số nguyên tắc cơ bản: Ăn đúng cách, tập thể dục và
ngủ đầy đủ. Nếu bạn mệt mỏi, rệu rã, công việc sẽ bị ảnh hưởng.
10. Tận hưởng cuộc sống. Nếu có nhiều thú đam mê ngoài công việc, người ta sẽ
yêu thích công việc hơn, sống vui vẻ hơn với đồng nghiệp, bạn bè, cha mẹ và vợ,
hay chồng của mình. Hãy tranh thủ thời gian để làm những gì mình thích, mình
đam mê. Chẳng ai trong giây phút cuối cùng của đời mình lại nói rằng: "Ước gì
lúc còn sống tôi dành nhiều thời gian hơn cho công việc ở cơ quan".

×