Tải bản đầy đủ (.docx) (63 trang)

Hoàn thiện công tác cung ứng nguyên vật liệu tại công ty Trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên Dệt 19/5 Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (395.85 KB, 63 trang )

Báo cáo tốt nghiệp GVHD: Phạm Thị Thu Hà
LỜI MỞ ĐẦU
Thực tập là khoảng thời gian giúp cho sinh viên có thể tiếp cận được với
thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Từ đó sinh viên có cơ
hội vận dụng những kiến thức đã được trang bị trong nhà trường vào việc quan
sát, tổng hợp đánh giá thực tế.
Các doanh nghiệp dù kinh doanh ở lĩnh vực nào thì công tác quản lí là hết
sức quan trọng. Chỗ đứng trên thị trường như thế nào phần lớn phụ thuộc vào
công tác quản lý tại doanh nghiệp đó. Phải quản lý tốt, toàn diện về mọi mặt :
quản lý sản xuất , quản lý tài chính, quản lý công nghệ.....
Ngay sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương
mại thế giới (WTO) chúng ta đang có những bước đi vững chắc và đầy triển vọng
trên con đường hội nhập với nền kinh tế của khu vực và nền kinh tế quốc tế. Việc
chuyển đổi từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường đã tạo thuận lợi cho
các doanh nghiệp phát triển hết mình song cũng chứa đựng không ít khó khăn buộc
các doanh nghiệp phải tự tìm cách vượt qua, tự khẳng định mình, nâng cao khả
năng cạnh tranh để tự tồn tại trên thị trường.
Để đạt được mục đích đó thì điều kiện cần phải có là các doanh nghiệp
kinh doanh phải đạt hiệu quả cao. Ngoài ra việc lựa chọn hình thức doanh
nghiệp trước khi bắt đầu công việc kinh doanh là rất quan trọng, nó có ảnh
hưởng không nhỏ đến sự tồn tại và phát triển của công ty.Việc kinh doanh đạt
hiệu quả cao tức là doanh nghiệp đã đạt được lợi nhuận cao với chi phí thấp.
Điều đó thể hiện trình độ quản lý kinh doanh của doanh nghiệp, phản ánh trình
độ khai thác các nguồn lực nhằm thực hiện những mục tiêu đã đề ra.Vì vậy để
đạt được mục tiêu đó thì quản trị đóng một vai trò rất quan trọng bởi vì một
doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển được phải luôn năng động nhạy bén, đổi
mới tìm mọi cách thích ứng và tuân thủ các quy luật kinh tế thị trường. Sản
SV: Nguyễn vũ Dương
Lớp: Quản trị kinh doanh - K1
1
1


Báo cáo tốt nghiệp GVHD: Phạm Thị Thu Hà
phẩm của doanh nghiệp phải phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của người tiêu
dùng và được người tiêu dùng chấp nhận.
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung bài thực tập bao gồm ba
phần chính:
Phần thứ nhất : Giới thiệu khái quát chung về doanh nghiệp.
Phần thứ hai : Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp.
Phần thứ ba : Đánh giá chung và lựa chọn hướng đề tài tốt nghiệp.
Qua bản báo cáo này, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của
Ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ, công nhân viên tại Công ty TNHH TM & SX
Lương Phú đã tạo điều kiện cho em trong thời gian thực tập.
Em cũng xin chân thành cảm ơn đến Tiến sĩ Phạm Thị Thu Hà, là người
đã hướng dẫn, chỉ bảo tận tình giúp em hoàn thành bản bào cáo này.
Em xin chân thành cảm ơn!
SV: Nguyễn vũ Dương
Lớp: Quản trị kinh doanh - K1
2
2
Báo cáo tốt nghiệp GVHD: Phạm Thị Thu Hà
PHẦN THỨ NHẤT
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP
I - LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA
DOANH NGHIỆP.
Tên công ty : Công ty TNHH TM & SX Lương Phú.
Tên giao dịch : Luongphu company Limited
Địa chỉ : Tân Triều – Thanh Trì – Hà Nội.
Văn phòng : Số 12M – Cát Linh – Đống Đa – Hà Nội.
Điện thoại : 04.7345697 – 04.2138230
Tổng kho : 47 Cát Linh – Đống Đa – Hà Nội

Điện thoại : 04.7335511 – 04.7345483
Mã số thuế : 01011007609.
Tài khoản : 851110001398 Ngân hàng Sacombank - Sở giao dịch Hà
Nội.
Công ty TNHH TM & SX Lương Phú là công ty TNHH một thành viên.
Công ty được thành lập ngày 15/02/2000 theo quyết định số 153 ngày 15 tháng
3 năm 2000 do uỷ ban nhân dân Hà Nội cấp.
Công ty có đầy đủ tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập, có tài khoản
giao dịch riêng tại ngân hàng và được sử dụng con dấu riêng theo mẫu quy định.
1.1. Chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp.
a. Quản lý nhà máy sản xuất các sản phẩm gạch ở Thanh Trì – Hà Nội
(sản xuất và tiêu thụ).
b. Xuất nhập khẩu sản phẩm nội thất và thiết bị.
c. Sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng, vật liệu trang trí nội thất.
SV: Nguyễn vũ Dương
Lớp: Quản trị kinh doanh - K1
3
3
Báo cáo tốt nghiệp GVHD: Phạm Thị Thu Hà
d. Thiết kế tổng mặt bằng, kiến trúc, nội ngoại thất đối với các công trình
xây dựng dân dụng, công nghiệp phục vụ ngành vật liệu xây dựng.
1.2. Đặc điểm quy trình công nghệ của sản phẩm.
Sơ đồ 1: SƠ ĐỒ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GẠCH MEN
Các nguyên liệu nhập
KHO
Sơ chế nguyên liệu
Cân phối liệu
Xả và bảo quản hồ
Nạp phối liệu
Nghiền phối liệu xương

Sấy phun bột xương
Ép mộc bán thành phẩm
Sấy bán thành phẩm mộc
Tráng men
In lưới
Sấy, nung sơ bộ
Dỡ tải
(dỡ mộc vào lò)
Nung sản phẩm
Dỡ gạch cuối lò
Phân loại trên bàn chọn
Phân loại đóng hộp sản phẩm
Co màng và đóng kiện sp phẩm
Bốc xếp sản phẩm lên phương tiện
Xếp tải mộc vào goòng
SV: Nguyễn vũ Dương
Lớp: Quản trị kinh doanh - K1
4
4
Báo cáo tốt nghiệp GVHD: Phạm Thị Thu Hà
(Nguồn: Phòng kỹ thuật)
1.3. Hình thức tổ chức sản xuất và kết cấu sản xuất của doanh nghiệp.
1.3.1 Hình thức tổ chức sản xuất của doanh nghiệp.
Hệ thống sản xuất của công ty được phân chia thành các xưởng sản xuất
chính theo sản phẩm được sản xuất. Mỗi xưởng đảm nhận gia công một số công
đoạn sau đó mỗi tổ gia công một công đoạn của sản phẩm, ứng với mỗi tổ là mỗi
công đoạn khác nhau (mỗi công đoạn có một công nghệ). Vì vậy hình thức tổ
chức sản xuất của công ty là chuyên môn hóa công nghệ. Quá trình sản xuất
SV: Nguyễn vũ Dương
Lớp: Quản trị kinh doanh - K1

5
5
Báo cáo tốt nghiệp GVHD: Phạm Thị Thu Hà
thành một dây truyền khép kín cho những sản phẩm tạo ra những đường luôn
chuyển thẳng dòng trong khi gia công chế biến.
Theo hình thức này, tổ chức sản xuất trở nên đơn giản, chu kì sản xuất
được rút ngắn giảm tối đa thời gian chờ giữa các công đoạn, chuyên môn hóa
lao động sâu nên dù trình độ tay nghề của người lao động thấp nhưng vẫn đảm
bảo năng xuất lao động cao, cho phép công ty có thể tiết kiệm được chi phí trên
lương lao động trực tiếp.
1.3.2 kết cấu sản xuất của doanh nghiệp.
- Bộ phận sản xuất chính : là những bộ phận trực tiếp tham gia vào quá
trình sản xuất sản phẩm chính của công ty như: phân xưởng nghiền, phân xưởng
xấy phun, phân xưởng máy ép lò lung.
- Bộ phận sản xuất phụ và phụ trợ: Là những bộ phạn không trực tiếp
tham gia tạo ra sản phẩm nhưng nếu thiếu những bộ phận này thì họat động sản
xuất của công ty sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng các bộ phận này gồm: tổ đóng
gói , nhà kho.
- Giữa các bộ phận sản xuất chính, các bộ phận sản xuất phụ và phụ trợ
có mối quan hệ mật thiết với nhau. Nếu không có bộ phận phụ trợ thì các hoạt
động sản xuất của công ty sẽ bị gián đoạn và các bộ phận sản xuất chính không
hoàn thành nhiệm vụ được giao thì sẽ ảnh hưởng tới kết quả chung của toàn
công ty.
1.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất của doanh
nghiệp.
Sơ đồ 2: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI DOANH NGHIỆP
Giám đốc
Phó giám đốc
Trưởng phòng tài chính
SV: Nguyễn vũ Dương

Lớp: Quản trị kinh doanh - K1
6
6
Báo cáo tốt nghiệp GVHD: Phạm Thị Thu Hà
Trưởng phòng sản xuất
Trưởng phòng
KD
QĐPX
nghiền
Trưởng phòng kỹ thuật
Trưởng phòng nhân sự
QĐPX
xấy phun
tráng men
Bộ Phận đội xe
QĐPX
máy ép
lò lung
SV: Nguyễn vũ Dương
Lớp: Quản trị kinh doanh - K1
7
7
Báo cáo tốt nghiệp GVHD: Phạm Thị Thu Hà
(Nguồn: Phòng nhân sự)
- Số cấp quản lý: 03 cấp (Ban giám đốc và các phòng ban chức năng và
phân xưởng, bộ phận đội xe).
- Sơ đồ kiểu trực tuyến chức năng: Tổ chức ra các bộ phận chức năng
nhưng không trực tiếp ra quyết định xuống các bộ phận trực thuộc mà chủ yếu là
làm nhiệm vụ tham mưu cho người quản lý cấp cao trong quá trình chuẩn bị ban
hành và thực hiện các quyết định thuộc phạm vi chuyên môn của mình.

* Ưu điểm:
- Đạt tính thống nhất cao trong mệnh lệnh, nâng cao chất lượng quyết
định quản lý, giảm bớt gánh nặng cho người quản lý cấp cao, có thể quy trách
nhiệm cụ thể nếu có sai lầm. Tuy nhiên, khi thiết kế nhiệm vụ cho các bộ phận
chức năng thì Ban Tổng giám đốc phải chỉ rõ nhiệm vụ mà mỗi phòng ban phải
thực hiện, mối quan hệ về nhiệm vụ giữa các bộ phận chức năng để tránh sự
chồng chéo trong công việc hoặc đùn đẩy giữa các bộ phận.
1.5. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận quản lý.
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay để đảm bảo kinh doanh có
hiệu quả và đạt được mức lợi nhuận cao nên tổ chức bộ máy quản lý của công ty
tương đối gọn nhẹ bao gồm: Ban giám đốc, Các phòng ban, Các phân xưởng sản
xuất và bộ phận đội xe.
Giám đốc công ty:
Trách nhiệm:
- Chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và pháp luật về kết quả hoạt
động sản xuất kinh doanh của công ty.
- Quản lý và điều hành công ty theo định hướng và mục tiêu do Hội đồng
quản trị đề ra.
SV: Nguyễn vũ Dương
Lớp: Quản trị kinh doanh - K1
8
8
Báo cáo tốt nghiệp GVHD: Phạm Thị Thu Hà
- Giám sát, đôn đốc toàn bộ các hoạt động của công ty.
- Chỉ đạo các bộ phận hoạt động theo đúng chức năng, nhiệm vụ được
giao.
- Tìm hướng phát triển công ty.
Quyền hạn:
- Toàn quyền quản lý, điều động nguồn nhân lực, vật lực trong công ty
cho phù hợp với quá trình sản xuất kinh doanh.

- Ra các quyết định thưởng, phạt, bổ nhiệm, bãi nhiệm và các quyết định
khác trong công ty.
- Quản lý theo phương pháp trực tuyến. Có quyền làm việc trực tuyến với
tất cả các bộ phận và CBCNV.
 Phó giám đốc công ty:
Trách nhiệm:
- Nhận nhiệm vụ từ giám đốc công ty.
- Chịu trách nhiệm về các khâu an toàn lao động, vệ sinh môi trường.
- Khảo sát, thu thập thông tin từ thị trường ( khách hàng, giá cả, chất
lượng sản phẩm, chính sách phân phối….) trên cơ sở thông tin thu thập đưa ra ý
kiến đánh giá.
- Đề xuất chính sách, khuyến mại cho từng thị trường.
- Đề xuất chính sách, phương án… nhằm mở rộng và phát triển từng thị
trường.
- Kết hợp với nhân viên hợp đồng trong việc lập kế hoạch sản phẩm, theo
dõi và thực hiện các hợp đồng bán hàng.
- Tham gia thực hiện các dịch vụ sau bán hàng dự án.

Trưởng Phòng kinh doanh: Là người được giám đốc uỷ quyền chịu
trách nhiệm trong lĩnh vực quản lí, điều hành hoạt động kinh doanh của công ty.
Lập kế hoạch giao hàng dựa trên nhu cầu thị trường và các hợp đồng, đơn hàng
SV: Nguyễn vũ Dương
Lớp: Quản trị kinh doanh - K1
9
9
Báo cáo tốt nghiệp GVHD: Phạm Thị Thu Hà
đã kí với khách hàng. Tìm hiểu nhu cầu thị trường, khách hàng để đề xuất các
đặc tính phù hợp của sản phẩm. Xem xét hợp đồng bán hàng, theo yêu cầu của
Giám đốc, quảng cáo và xúc tiến bán hàng và tổ chức thực hiện giao hàng.
Phòng kinh doanh còn là nơi chịu trách nhiệm về việc xác định chiến lược và

phương án kinh doanh, triển khai các phương án kinh doanh đã được duyệt.

Trưởng Phòng Tài chính (Kế toán trưởng): Là người chịu trách nhiệm
trước giám đốc về tổ chức điều hành toàn bộ công tác tài chính của công ty theo
đúng qui định của pháp luật. Phòng kế toán là nơi tham mưu giúp giám đốc
trong công tác quản lý công ty và thực hiện công tác tổ chức tài chính - kế toán
nhằm mục tiêu bảo toàn và phát triển vốn, tài sản của công ty, thực hiện thu nộp
ngân sách nhà nước theo chế độ do nhà nước quy định.

Trưởng Phòng kĩ thuật: Là người được giám đốc uỷ quyền chịu trách
nhiệm về mặt kĩ thuật của sản phẩm của công ty.Và là nơi tiếp nhận các yêu cầu
kĩ thuật chung đã được thống nhất từ ban giám đốc sau đó được chuyển tới các
bộ phận của phân xưởng sản xuất. Thực hiên việc xem xét kỹ thuật trong thủ tục
xem xét hợp đồng theo yêu cầu của khách hàng. Xác định thông số kỹ thuật tiêu
chuẩn cho các nguyên liêu, vật tư đầu vào. Lập định mức tiêu hao vật tư, năng
lượng, lao động cho sản xuất sản phẩm liên quan .

Trưởng Phòng nhân sự: Là người quản lý cán bộ công nhân viên cả
về số lượng và chất lượng. Lập kế hoạch phát triển nhân lực phù hợp với kế
hoạch phát triển của công ty. Tổ chức công tác đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng
cao trình độ cán bộ tây nghề cho cán bộ công nhân viên trong toàn bộ công ty.
Giải quyết các chế độ chính sách đối với người lao động theo quy định của luật
lao động.Quản lý hồ sơ, tài liệu liên quan đến công tác tổ chức, xây dựng quy
chế quản lý các văn bản pháp quy: Nghị định, nghi quyết, thông tư … của chính
phủ.

Quản đốc các phân xưởng sản xuất: Chịu trách nhiệm bao quát toàn
bộ hoạt động sản xuất tại phân xưởng. Triển khai việc thực hiện kiểm soát quy
SV: Nguyễn vũ Dương
Lớp: Quản trị kinh doanh - K1

10
10
Báo cáo tốt nghiệp GVHD: Phạm Thị Thu Hà
trình sản xuất. Lập kế hoạch tiến độ sản xuất, thực hiện các hợp đồng sản xuất
sản phẩm theo đơn đặt hàng của khách hàng. Quản lý nhân lực và tổ chức sản
xuất trong phạm vi phân xưởng của mình.

Bộ phận đội xe: Gồm các nhân viên chuyên trách có nhiệm vụ luôn sẵn
sàng thực hiện yêu cầu kế hoạch của cấp trên giao cho và vận chuyển theo yêu
cầu của khách hàng.
PHẦN THỨ HAI
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH
DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
I - PHÂN TÍCH CÁC HOẠT ĐỘNG MARKETING.
1.1. Tình hình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.
Công ty TNHH TM & SX Lương Phú là công ty chuyên sản xuất và cung
cấp các loại vòi nước mang nhãn hiệu vigilance như: vòi sen tắm vigilance, sứ
vệ sinh vigilance, chậu INOX LUCKY, ... Các sản phẩm được thiết kế và sản
xuất trên dây chuyền tự động của Italia với công suất 500.000 bộ/nǎm.
Về sản phẩm Sứ vệ sinh thì công ty có đầy đủ các chủng loại như:
- Bàn cầu kiểu Thái Lan, Mỹ với kiểu dáng đẹp, nhiều màu sắc để lựa chọn,
sử dụng tiện lợi và tiết kiệm tối đa lượng nước tiêu thụ với nút nhấn đôi mạ
Crôm theo tiêu chuẩn quốc tế.
SV: Nguyễn vũ Dương
Lớp: Quản trị kinh doanh - K1
11
11
Báo cáo tốt nghiệp GVHD: Phạm Thị Thu Hà
- Lavabo kiểu Mỹ với các sản phẩm LVG 276 – LVG 282 – LVG 286 với
kiểu dáng sang trọng, trang nhã, nhỏ gọn, mềm mại tạo lên vẻ đẹp thanh cao và

được sử dụng men kháng khuẩn để giữ cho sản phẩm luôn được sáng bóng.
Về sản phẩm chậu INOX LUCKY của công ty được sản xuất trên dây
truyền công nghệ Italia, sử dụng nguyên liệu SUS – 304 – NIPPON – Japan
được quản lý theo tiêu chuẩn ISO 9001.2000
Bảng 1: Bảng tổng hợp doanh thu của công ty năm 2006 – 2007.
STT
Tên sản
phẩm
ĐVT
Doanh thu
Chênh
lệch(+/_)
(%)
2006 2007
1 Gạch men đồng 8.451.382.965 13.256.817.304 4.805.434.339 39.09
2 Sứ vệ sinh đồng 6.739.462.581 11.536.417.869 4.796.955.288 39.03
3
Chậu
INOX
LUCKY
đồng 4.736.483.152 7.425.561.374 2.689.078.222 21.88
Tổng đồng 19.927.328.698 32.218.796.547 12.291.467.847 61.68
(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán)
Nhận xét:
Qua bảng số liệu trên ta thấy sản lượng sản phẩm tiêu thụ từng mặt hàng
của công ty qua các năm luôn tăng. Điều đó có thể nhận thấy thông qua doanh
thu của từng mặt hàng tăng. Tổng doanh thu của công ty năm 2007 so với năm
2006 tăng 12.291.467.847 đồng tương ứng tăng 61.68%.
Nói đến sản phẩm mang lại lợi nhuận cho công ty nhiều nhất, ta phải kể
đến sản phẩm chủ lực cửa công ty là sứ vệ sinh với sản lượng chiếm 39.09% và

SV: Nguyễn vũ Dương
Lớp: Quản trị kinh doanh - K1
12
12
Báo cáo tốt nghiệp GVHD: Phạm Thị Thu Hà
vòi tắm hoa sen chiếm 39.03%. Đây là hai sản phẩm sản xuất chính của công ty,
thị trường đang cần sản phẩm này để phục vụ cho việc xây dựng các công trình
này, đồng thời giá thành công ty cung cấp tương đối phù hợp nhưng vận đảm
bảo đủ tiêu chuẩn chất lượng yêu cầu. Cuối cùng là sản phẩm chậu INOX
LUCKY chiếm 21.88%.

Đơn vị tính: %
HÌNH 1: BIỂU ĐỒ TỈ LỆ CÁC LOẠI SẢN PHẲM CỦA CÔNG TY
1.2 Chính sách sản phẩm của doanh nghiêp.
1.2.1 Sản phẩm sứ vệ sinh.

Đặc điểm:
- Loại sản phẩm : Sứ vệ sinh Vigilance.
- Tên sản phẩm : Sứ vệ sinh .
SV: Nguyễn vũ Dương
Lớp: Quản trị kinh doanh - K1
13
13
Báo cáo tốt nghiệp GVHD: Phạm Thị Thu Hà
- Mã sản phẩm : BC 702 - 2N.
- Nhà cung cấp : Công ty TNHH TM & SX Lương Phú.
- Có 5 màu: Trắng, vàng, hồng, kem, cốm.
- Giá: Áp dụng đối với từng sản phẩm.
- Bàn cầu kiểu Thái Lan.
- Tiết kiệm tối đa lượng nước tiêu thụ với nút nhấn đôi mạ

crôm theo TC Quốc tế.
1.2.2. Sản phẩm Inox Lucky:

Đặc điểm:
- Loại sản phẩm : Chậu INOX LUCKY.
- Tên sản phẩm : Chậu INOX.
- Mã sản phẩm : LKJ - 2HB – 1009.
- Nhà cung cấp : Công ty TNHH TM & SX Lương Phú.
- Kích cỡ : 1009x460x200.
- Giá: Áp dụng đối với từng sản phẩm.
- Chậu rửa INOX LUCKYJ được sản xuất trên dây truyền
công nghệ ITALY sử dụng nguyên liệu SUS -304 - Nippon -
SV: Nguyễn vũ Dương
Lớp: Quản trị kinh doanh - K1
14
14
Báo cáo tốt nghiệp GVHD: Phạm Thị Thu Hà
Japan được quản lý theo tiêu chuân ISO 9001:2000
- Phụ kiện bảo hành 36 tháng( thông tin về chậu Inox).
1.3. Thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.
Công ty TNHH TM & SX Lương Phú tính đến nay cũng mới tròn tám
tuổi. Vì là một công ty còn khá trẻ nên trong khoảng thời gian những năm đầu
tiên bước chân vào kinh doanh công ty cũng đã gặp khá nhiều khó khăn trong
việc tiếp cận thị trường bởi vì chúng ta phải cạnh tranh với nhiều đối thủ ít nhiều
đã có tiếng trên thị trường. Mặt khác lực lượng nhân viên của công ty còn mỏng
và chưa có nhiều kinh nghiệm nên trong giai đoạn này thị trường của công ty chỉ
bó hẹp trong những cửa hàng bán lẻ và một vài đại lý nhỏ trên địa bàn nội thành
Hà Nội. Cùng với sự lớn mạnh chung của nền kinh tế trong nước cũng như quốc
tế, công ty thấy mình cũng cần phải có sự thay đổi để có thể phát triển mạnh mẽ
hơn nữa. Bằng những chính sách phù hợp mà chỉ có trong vòng ba năm trở lại

đây 2005 – 2008 mà công ty đã đạt được những bước tiến nhất định: Thị trường
kinh doanh của công ty đã được mở rộng ra khắp các quận, huyện nội thành của
Hà Nội như Long Biên - Từ Liêm – Sóc Sơn – Đông Anh. Và theo báo cáo của
phòng kinh doanh tổng kết cuối năm 2007 vừa qua thì các sản phẩm của công ty
đã có mặt tại nhiều tỉnh thành trên cả nước như: Lào Cai, Hoà Bình, Thái Bình,
Nam Định, Hà Tây, Thanh Hoá, Nghệ An, Đà Nẵng,…. với gần 100 đại lý, cửa
hàng lớn nhỏ trải khắp các tỉnh, thành phố. Ngoài ra công ty còn có hai tổng kho
là nơi tập kết tất cả các sản phẩm được đặt tại Hà Nội và Hải Phòng. Để có được
thành công đó là do ban lãnh đạo công ty đã đưa ra được một chính sách thị
trường hợp lý cộng thêm sự nỗ lực làm việc của đội ngũ nhân viên thị trường
với khả năng giao tiếp tốt, nhanh nhẹn,….đã đem đến những thành quả nhất
định.
SV: Nguyễn vũ Dương
Lớp: Quản trị kinh doanh - K1
15
15
Báo cáo tốt nghiệp GVHD: Phạm Thị Thu Hà
BẢNG 2: BẢNG HỆ THỐNG PHÂN PHỐI CỦA CÔNG TY
Đơn vị tính: đồng
STT
Thị
Trường
Đơn vị
tính
Doanh thu
Chênh lệch
(+/_)
(%)
2006 2007
1 Miền Bắc Đồng 13.551.382.264

18.256.817.30
4
4.705.435.040 34.72
2 Miền Trung Đồng 3.739.462.423 8.536.417.869 4.796.955.446 128.28
3 Miền Nam Đồng 2.636.484.007 5.425.561.374 2.789.077.367 105.79
Tổng 19.927.328.694
32.218.796.54
7
12.291.467.85
3
61.68
(Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán)
Nhận xét:
Qua bảng số liệu trên ta thấy sản lượng sản phẩm tiêu thụ ở các thị trường
đều tăng. Trong đó Miền Bắc luôn là thị trường tiêu thụ tốt nhất với doanh thu
năm 2007 cao hơn năm 2006 là 4.705.435.040 đồng tương ứng với tăng 34.72
%. Thị trường miền Trung tăng 4.796.955.446 tương ứng tăng 128.28 %, thị
trường miền Nam tăng 2.789.077.367 tương ứng tăng 105.79 %. Công ty đã chú
trọng đẩy mạnh tiêu thụ ở các tỉnh miền Trung, miền Nam.
Đây là thành tích chung của tập thể CBCNV trong Công ty. Để có được
những thành công trên, ban lãnh đạo công ty đã rất chú trọng đến công tác quản
lý lao động, quan tâm đời sống, tạo dựng niềm tin đối với người lao động. Trên
cơ sở đó làm tăng năng suất, đảm bảo chuyên môn tay nghề, nâng cao hơn nữa
chất lượng sản phẩm. Xây dựng các mối quan hệ đối tác tin cậy, bền vững, vì lợi
ích của khách hàng cũng như lợi ích chung của Công ty.
SV: Nguyễn vũ Dương
Lớp: Quản trị kinh doanh - K1
16
16
Báo cáo tốt nghiệp GVHD: Phạm Thị Thu Hà

Chất lượng là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu tạo dựng niềm
tin đối với khách hàng và tạo dựng một thương hiệu mạnh cho Công ty. Nhờ đó
trong những năm gần đây Công ty luôn hoàn thành kế hoạch doanh thu, tăng
mức thu nhập bình quân của người lao động, nộp ngân sách nhà nước góp phần
xây dựng và phát triển đất nước.
1.4. Chính sách giá cả của doanh nghiệp.
Hiện nay thị trường đồ nội thất Việt Nam nói chung đã có mức giá trần
mà nhà nước đã quy định. Tuy nhiên mức chênh lệch giá giữa các công ty tư
nhân, công ty liên doanh và các doanh nghiệp nhà nước thì giá thành có chút ít
thay đổi. Chẳng hạn như giá đồ nội thất liên doanh nhỉnh hơn chút ít so với giá
của các sản phẩm trong nước. Dưới đây là giá bán một số mặt hàng chủ yếu của
công ty áp dụng từ tháng 3/2008.
BẢNG 3: BẢNG GIÁ MỘT SỐ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY
Stt
Tên sản
phẩm
ĐVT Mã hàng
Giá thành SP
(đồng )
Giá bán TT
( đồng )
1
Gạch men
(Granite)
m
2
4040 Gỗ sàn 001 129.312 143.680
Traventine 45701 134.578 148.036
6060BD 006 223.579 245.937
Manchester 5050 146.400 161.040

2
Sứ vệ sinh
vigilance
( bàn cầu)
Bộ
C601- G 575. 000 625.000
C601- N1 610.000 665.000
C601 - N2 680.000 740.000
3
Chậu bếp
Inox Lucky
Cái
1HB – 900C 408.000
420.000
420
2HB – 1000T 630.000 642.000
2HB – 820 470.000 540.000
(Nguồn : Phòng Tài chính – Kế toán)
SV: Nguyễn vũ Dương
Lớp: Quản trị kinh doanh - K1
17
17
Báo cáo tốt nghiệp GVHD: Phạm Thị Thu Hà
Trong nền kinh tế thị trường ngoài sự cạnh tranh về chất lượng sản phẩm
thì sự cạnh tranh về giá cả là yếu tố then chốt quyết định đến sự thành bại của
Công ty trên thị trường. Hiểu được những điều đó nên mỗi sản phẩm bán ra trên
thị trường của Công ty, luôn xác định giá bán là mức giá thực tế dựa trên cơ sở
tổng hợp từ các chi phí sản xuất, chi phí quản lý và các chi phí có liên quan để
tổng hợp thành giá thành sản phẩm, và cộng với mức lợi nhuận mong đợi để
hình thành nên gía bán.

* Phương pháp định giá cộng tiến
P b = Z o + P mong đợi
Trong đó:
P b: giá bán sản phẩm
Z o: giá thành sản phẩm.
P mong đợi: Là lợi nhuận mong đợi của Công ty.
Phương pháp này áp dụng phổ biến vì có những ưu điểm sau:
Một là: Đơn giản dễ làm, dễ tính, chi phí sản xuất là đại lượng mà Công
ty hoàn toàn có thể kiểm soát được,
Hai là: Cách định giá này luôn đảm bảo cho người sản xuất có mức lãi
nhất định.
Ba là: Các trị giá này được nhiều người đồng tính vì nó đảm bảo công
bằng cho cả người mua và người bán.
Tuy nhiên phương pháp này trong nhiều trường hợp cũng chưa thật sự
hợp lý bởi nó bỏ qua sự ảnh hưởng của cầu và sự nhận thức về giá của khách
hàng. Khó có thể dung hoà sự cạnh tranh trên thị trường về giá cả của Công ty
với các đối thủ cạnh tranh, giá cả chưa thực sự là áp lực lớn đối với doanh
nghiệp buộc doanh nghiệp muốn có lãi phải tìm mọi cách để hạ giá thành sản
phẩm, lãi là thước đo phản ánh hiệu quả làm việc của công ty. Cách làm này chỉ
có thể áp dụng với những doanh nghiệp thực sự có sức mạnh thị trường, có thể
SV: Nguyễn vũ Dương
Lớp: Quản trị kinh doanh - K1
18
18
Báo cáo tốt nghiệp GVHD: Phạm Thị Thu Hà
áp đặt “lối chơi của mình”, còn các doanh nghiệp khác trong đó có Công ty
TNHH TM & SX Lương Phú.
1.5. Hệ thống phân phối sản phẩm của doanh nghiệp.
1.5.1. Sơ đồ hệ thống phân phối
Bán buôn

Các Đại Lý
Nhà Bán lẻ
Nhà sản xuất (Cty Lương Phú )
Người tiêu dùng
Cửa hàng giới thiệu sản phẩm
SƠ ĐỒ 1: SƠ ĐỒ HỆ THỐNG KÊNH PHÂN PHỐI CỦA CÔNG TY
1.5.2. Đặc điểm của kênh phân phối.
SV: Nguyễn vũ Dương
Lớp: Quản trị kinh doanh - K1
19
19
Báo cáo tốt nghiệp GVHD: Phạm Thị Thu Hà
Sản phẩm của Công ty được tiêu thụ cả trong nước và ngoài nước, do vậy
hệ thống phân phối của Công ty được bố trí như sơ đồ trên. Đối với thị trường
trong nước, Công ty thường phân phối cho các đại lý và các nhà bán buôn là
chính, còn các nhà bán lẻ hầu như không có.
Khi cơ chế thị trường cạnh tranh ngày càng khó khăn, Công ty chủ
động kinh doanh đổi mới mạng lưới phân phối sản phẩm. Nhận thức được tính
quyết định của thị trường sôi động nên Công ty đã không ngừng củng cố, chiếm
lĩnh và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm. Công ty tổ chức và quản lý hoạt
động tiêu thụ qua hai kênh sau:
- Kênh trực tiếp:
Công ty TNHH TM & SX
Lương Phú
Khách hàng
Công ty cung cấp và giới thiệu sản phẩm của mình đến khách hàng thông
qua một loạt hệ thống các cửa hàng bán sản phẩm ngay trước cổng công ty.
Công ty còn sử dụng kênh này để duy trì lực lượng bán chính của mình và chịu
trách nhiệm tất cả các chức năng của kênh.
- Kênh gián tiếp:

Công ty TNHH TM & SX
Lương Phú
Các đại lý
Khách hàng
hoặc
Công ty TNHH TM & SX
Lương Phú
SV: Nguyễn vũ Dương
Lớp: Quản trị kinh doanh - K1
20
20
Báo cáo tốt nghiệp GVHD: Phạm Thị Thu Hà
Chi nhánh
Đại lý
Khách hàng
Bằng cách tổ chức kênh này, Công ty giao cho các đại lý một số cửa hàng
nhất định trong việc cung ứng sản phẩm cho khách hàng.
Công ty TNHH TM & SX Lương Phú đã thiết lập một hệ thống phân phối
sản phẩm gồm 4 chi nhánh và gần 100 đại lý lớn nhỏ, trải rộng khắp các tỉnh
thành phía Bắc và một số tỉnh miền Trung, miền Nam chiếm lĩnh khoảng 30% -
35% thị phần (theo báo cáo của ngành).
BẢNG 4: BẢNG DOANH THU TIÊU THỤ THÔNG QUA KÊNH
PHÂN PHỐI CỦA CÔNG TY
Kênh
phân phối
Năm 2006 Năm 2007
Doanh thu Tỷ trọng Doanh thu Tỷ trọng
Kênh TT 3.187.866.117
16
4.256.422.198 13.3

Kênh GT 16.739.462.581 84 27.962.374.349 86.7
Tổng
19.927.328.698 100 32.218.796.547 100
(Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán)
Nhận xét:
Qua bảng số liệu trên ta thấy doanh thu tiêu thụ qua các kênh đều tăng.
Doanh thu kênh trực tiếp năm 2007 so với năm 2006 tăng 1.068.556.081 đồng
tương ứng tăng 33.5%. Kênh gián tiếp năm 2007 so với năm 2006 tăng
11.222.911.768 đồng tương ứng tăng 67.4%
Trong đó kênh phân phối chính của công ty là kênh gián tiếp. nếu năm
2006 tỷ trọng doanh thu của kênh gián tiếp là 84% thì sang năm 2007 tăng lên
SV: Nguyễn vũ Dương
Lớp: Quản trị kinh doanh - K1
21
21
Báo cáo tốt nghiệp GVHD: Phạm Thị Thu Hà
là 86.7% còn kênh trực tiếp thì có xu hướng giảm vì công ty đang từng bước
chuyển dần sang một kênh phân phối duy nhất là kênh gián tiếp vì kênh này thể
hiện tính chuyên nghiệp cao trong tiêu thụ.
1.6. Chính sách xúc tiến bán hàng của doanh nghiệp.
Nội dung của hoạt động xúc tiến tại công ty TNHH & SX Lương Phú
gồm các hình thức: Quảng cáo, khuyến mại, hội chợ triển lãm, bán hàng trực
tiếp…
a) Quảng cáo:
- Hàng năm công ty chỉ khoảng 20 triệu đồng cho tất cả các hoạt động
quảng cáo của mình. Như vậy, nếu tính trên tổng doanh thu một năm thì con số
này là rất nhỏ (chỉ xấp xỉ 0,1%).
Công ty xác định mục tiêu quảng cáo là :
- Tìm kiếm, thu hút khách hàng, nâng cao doanh số.
- Quảng bá hình ảnh của Công ty.

Nội dung quảng cáo : Giới thiệu về mặt hàng và dịch vụ mà Công ty kinh
doanh (tên và đặc điểm của hàng hoá, các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật), giới thiệu sơ
lược về công ty (biểu tượng, tên, địa chỉ, số điện thoại, Email…), giới thiệu khái
quát về tình hình kinh doanh của Công ty trong nội dung của quảng cáo vẫn còn
thiếu những thông tin về công dụng, lợi ích của sản phẩm, khả năng thay thế và
mức độ thoả mãn nhu cầu của sản phẩm.
- Quảng cáo qua phương tiện thông tin đại chúng:
- Quảng cáo trên các báo phát hành cả nước và khu vực như: Diễn đàn
doanh nghiệp, Hà Nội mới, tạp chí thị trường và giá cả,....
b) Khuyến mại :
- Đối với khách hàng là người tiêu thụ trung gian, Công ty hỗ trợ về chuyên
chở hàng hoá. Giảm giá cho khách hàng mua với khối lượng lớn và có thể bán
trả chậm hoặc bán chịu.
SV: Nguyễn vũ Dương
Lớp: Quản trị kinh doanh - K1
22
22
Báo cáo tốt nghiệp GVHD: Phạm Thị Thu Hà
- Tặng hiện vật mang biểu tượng quảng cáo: Hàng năm vào dịp tết nguyên
đán, Công ty đều tặng lịch có biểu tượng của Công ty cho các khách hàng. Việc
này vừa để quảng cáo cho công ty, vừa thể hiện sự quan tâm, tôn trọng của Công
ty với khách hàng.
c) Hội trợ triển lãm :
Trung bình mỗi năm Công ty tham gia hai đợt hội chợ triển lãm, mỗi đợt chi phí
khoảng 35 đến 50 triệu đồng.
Tất cả những công việc trên không nằm ngoài mục đích thông tin quảng
cáo. Nhờ đó mà thương hiệu “ Vigilance ” đã rất quen thuộc trên thị trường
Việt Nam.
1.7. Một số đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp.
Là một đơn vị kinh tế trẻ mới vào ngành lên sản phẩm của công ty chịu

sự cạnh tranh gay gắt với những sản phẩm của những đối thủ có tên tuổi lâu năm
trong ngành như:
+ Gạch men : Đồng Tâm, Viglacera......
+ Sứ vệ sinh: Thiên Thanh, Thanh Trì,.....
+ Chậu Inox: Sơn Hà, Tân Á, Tân Mỹ.....
Mặt khác thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt các đối thủ tiềm năng
luôn sẵn sàng nhập ngành đó vừa là khó khăn vừa là động lực cho sự phát triển
của công ty .
Tiến tới đây khi mà hàng rào thuế quan bị rỡ bỏ thì sản phẩm cùng loại
của các công ty nước ngoài sẽ nhảy vào Việt Nam, các doanh nghiệp đó sẽ trực
tiếp phân phối hàng hoá của mình cho người tiêu dùng hoặcc qua kênh phân
phối trong nước. Điều này sẽ gây khó khăn lớn cho công ty.
Để đạt được kết quả cạnh tranh thì chất lượng phải đặt lên hàng đầu, giá
cả hợp lý, hình thức thanh toán đơn giản, đảm bảo mọi yêu cầu khách hàng
trong thời gian bảo hành, bảo dưỡng. Tạo niềm tin đối với thương hiệu sản phẩm
của Công ty.
SV: Nguyễn vũ Dương
Lớp: Quản trị kinh doanh - K1
23
23
Báo cáo tốt nghiệp GVHD: Phạm Thị Thu Hà
Dưới đây là một vài đặc điểm về sản phẩm của công ty so với các đối thủ
cạnh tranh chính của công ty:
1.7.1.Về sản phẩm gạch men: Công ty phải đối mặt với những công ty nổi
tiếng về sản phẩm này như: Viglacera, Đồng Tâm, Thanh Trì và ngoài ra còn có
những sản phẩm liên doanh như: Inax, Toto,…..Đây có thể coi là một thách thức
không nhỏ đối với công ty. Vì vậy mà trong những năm qua công ty đã không
ngừng nghiên cứu, sáng tạo để sản xuất ra những mẫu sản phẩm mới với nhiều
kiểu dáng và có tính năng vượt trội hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Ngoài ra
công ty luôn đưa ra những chính sách giá cả hợp lý kèm theo các chương trình

khuyến mại,…. Nên sản phẩm của công ty vẫn không ngừng được tăng lên.
Bằng chứng cụ thể là doanh thu năm 2007 so với năm 2006 của sản phẩm này
đã tăng 4.805.434.339 đồng tương ứng với 56.86%.
1.7.2.Về sản phẩm sứ vệ sinh: Công ty phải cạnh tranh mạnh mẽ với các
công ty như: Viglacera, Đồng Tâm, Vinatas,…Tuy nhiên trong những năm qua
công ty vẫn đang độc quyền về sản xuất và phân phối sản phẩm “hàng bệt” với
đầy đủ các chủng loại, màu sắc và luôn đạt chất lượng cao nên nó luôn là sự lựa
chọn hàng đầu của người tiêu dùng. Ngoài ra công ty luôn có một mức giá phù
hợp kèm theo các dich vụ “thẻ điểm” khuyến mại giữa công ty và các đại lý,
khách hàng nên công ty luôn được các bạn hàng tin tưởng và ký kết nhiều hợp
đồng lớn. Do đó doanh thu của công ty không ngừng được tăng lên, doanh thu
năm 2007 tăng so với năm 2006 là 4.796.955.288 đồng tương ứng với tăng
71.17%.
1.7.3. Về sản phẩm Inox: Đây là mặt hàng có mặt trên thị trường muộn hơn
hai sản phẩm trên của công ty nhưng không vì thế mà nó không tạo lên một
khoản lợi nhuận đáng kể cho công ty. Trong thời gian qua công ty đang chú
trọng vào mẫu sản phẩm SIPHON Lucky vì nó đang chiếm được thị phần khá
lớn so với các sản phẩm của các đối thủ như Sơn Hà, Tân Á, Tân Mỹ,....Với
những ưu điểm của sản phẩm là đa dạng về kiểu dáng, phong phú về màu sắc,
SV: Nguyễn vũ Dương
Lớp: Quản trị kinh doanh - K1
24
24
Báo cáo tốt nghiệp GVHD: Phạm Thị Thu Hà
chắc chắn về chất lượng, giá cả thì phù hợp và kèm theo các chính sách khuyến
mại theo từng đợt nên trong thời gian qua công ty đã nhận được khá nhiều đơn
hàng và nhiều lúc công ty còn rơi vào tình trạng khan hàng. Điều đó đã được
chứng minh qua doanh thu của công ty năm 2007 tăng so với năm 2006 là
2.689.078.222 đồng tương ứng với tăng 56.78%.
Với sự lớn mạnh không ngừng của các sản phẩm trên thì có thể nói trong

một thời gian không lâu nữa các sản phẩm chính của công ty sẽ tạo được hình
ảnh và chỗ đứng trên thị trường trong và ngoài nước cũng như sự quan tâm chú
ý của khách hàng. Để có được sự thành công đó là do sự nỗ lực phấn đấu không
ngừng của CBCNV toàn công ty.
BẢNG 5: GIÁ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY SO VỚI
ĐỐI THỦ CẠNH TRANH
TT
Gạch Lương phú Gạch Đồng tâm So sánh giá
(1) (2)
Phát hành : 01/05/05 Phát hành 01/08/05
Mã SP
Giá
(đ/m
2
)
Mã SP
Giá
(đ/m
2
)
(2) – (1)
(đ/m
2
)
Tỷ lệ %
I
Kích thước 300 x
300
1 MMC – 001 73.000 M3001 78.000 5.000 6.41
2 MMC – 028 73.000 M3002 78.000 5.000 6.41

3 BMT – 001 116.000 B3001 119.000 3.000 2.52
4 BMT – 031 129.000 B3012 132.000 3.000 2.27
II
Kích thước 500 x
500
1 MMC – 001 103.000 M5001 102.000 (1.000) (0.97)
2 MMC – 028 103.000 M5002 102.000 (1.000) (0.97)
3 MMC – 014 118.000 M5003 112.000 (6.000) (5.08)
4 MMC – 031 115.000 M5012 112.000 (3001) (2.61)
(Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán)
1.8. Nhận xét về tình hình tiêu thụ và công tác Marketing của công ty.
* Ưu điểm: Trong những năm qua Công ty đã đáp ứng được nhu cầu của
người tiêu dùng nên sản phẩm của công ty cũng tiếp tục tăng trưởng, mức tiêu
thị qua các năm cao hơn từ 30-50%. Điều này màn lại lợi nhuận cao cho công ty
SV: Nguyễn vũ Dương
Lớp: Quản trị kinh doanh - K1
25
25

×