Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Tài liệu GIÁO TRÌNH NGHỀ MÂY TRE ĐAN pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.67 KB, 11 trang )

GIÁO TRÌNH NGHỀ MÂY TRE ĐAN
HỆ ĐÀO TẠO: SƠ CẤP NGHỀ
THỜI GIAN ĐÀO TẠO 03 THÁNG
I. Mục đích yêu cầu :
Trang bị cho học sinh những kiến thức, kĩ năng, kĩ thuật cơ bản nhất, và một số
phương pháp đan của người thợ đan mây tre
Giúp học viên rèn luyện đạo đức, tác phong công nghiệp, có khả năng tham gia
sản xuất một số mặt hàng mây tre đan, phục vụ tiêu dùng nội địa và xuất khẩu .
2. Đối tượng .
3. Thời gian đào tạo: 03 tháng
Tổng số 330 tiết gồm
99 tiết lý thuyết .
231 tiết thực hành
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TOÀN KHÓA
Số tt Nội dung đào tạo Số tiết
1 Chương I: Giới thiệu cách sử dụng các loại dụng cụ 10
2 Chương II. Cách pha chế từng loại nguyên liệu 35
3 Chương III. Kĩ thuật tạo mầu và đan cơ bản 60
4 Chương IV. Kĩ thuật đan các loại hoa 90
5 Chương V. Cách dựng hình các loại mẫu 45
6 ChươngVI. Chi tiết lắp ghép sản phẩm 80
7 Kiểm tra cuối khóa 10
8 Tổng cộng 330
Đan là một nghề sử dụng nguyên liệu bằng các loại cây thực vật. Những loại tre,
nứa, cây cỏ, lá cây nào có tính chất dẻo, dai, đều có thể sử dụng vào việc đan,
được người thợ kheo
sắp xếp, đan cài, uốn lượn, phối hợp với những nguyên liệu cứng chắc, tạo lên những
sản phẩm có đường nét đẹp, được nhiều người ưa thích .
Chương trình này hướng dẫn từ những chi tiết cơ bản đến những chi tiết kết cấu có
tính logic để tạo thành một sản phẩm .
Các phần trong chương trình nhằm làm cho mọi người thợ đều biết xử lý


Các loại nguyên liệu đan, biết hoàn toàn chi tiết để tạo ra một sản phẩm, biết kết cấu
nhiều loại mẫu khác nhau và sáng tạo ra mẫu mới. Làm được những sản phẩm dân
dụng phục vụ sinh hoạt hàng ngày.
CHƯƠNG I: DỤNG CỤ SẢN XUẤT
Trong sản xuất hàng thủ công bằng các loại cây thực vật. Trước hết chúng ta cần đến
dụng cụ phù hợp với sợi ta muốn. Dụng cụ là phần quyết định cho sợi theo ý muốn để
ta kết cấu vào một sản phẩm. Nếu không dụng cụ thì ta không thể chế biến đựơc
nguyên liệu. Dưới đây là một số loại dụng cụ đã dùng trong sản xuất.
I. Các loại dao:
Hình trên cho ta thấy dao các loại như nhau, nhưng kích cỡ nhỏ dần để phù hợp
1
với loại nguyên liệu khi ta sản xuất. Phần mũi nhọn là tác dụng cho khi chế biến
loại nguyên liệu nhỏ nhất .
1. Loại dao to : 40cm x 5cm x dày 0,3 cm
Loại này mũi nhọn, chuôi dài 10cm rộng 4cm, có 2 vế khác nhau , vế lưỡi dao ta
dùng đá mài, mài khi nào thấy lưỡi nhẵn như đường chỉ nhỏ ta đem vào thử
nguyên liệu thấy dao bám nguyên liệu nhẵn là được .
2. Loại dao
Có cự ly 36cm x 4cm x 0,15 cm
Chuôi dao nhỏ 3cm, dai 8cm
Các phần đều giống loại dao trên.
3. Loại dao có cự ly 25cm x 3cm x 0,15cm
Chuôi dài 6cm x 3cm
Các phần đều giống loại dao trên .
II. Các loại dùi :
1. Dùi to cỡ 15cm x 0,4cm ở đầu trên, đầu dưới mài nhọn và tròn đều.
Loại này dùng để khoan những lỗ trống để đan loại nguyên liệu cỡ to từ 3 đến 4mm.
Và dùng để lắp vào bàn tuốt nguyên liệu dẹp, tác dụng của dùi ở bàn kép là điểm tựa
giữ thang bằng khi nguyên liệu đi qua lưỡi dao.
2. Loại dùi nhỏ cỡ 5,5cm x5cm x 0,15 cm

Đầu mài nhọn hết cỡ thì thôi , loại này thường xuyên dùng để khoan các lỗ nhỏ, dấu
đầu nguyên liệu .
Phần chuôi bằng gỗ, phần mũi bằng thép, không rỉ có độ cứng cao.
III.Các loại kim
1. Loại kim dan thường có cỡ 30cm x 0,2cm
Loại này một bộ có 2 chiếc, một chiếc có nghạch và mooyj chiếc không.
Chú ý: Chiếc không có ngạnh bé /hơn chiếc kia một chiều 0,1cm
a. Chiếc không có ngạch, mũi không không nhọn :
Có kích thước 30 cm x 0,3 cm x 0,2 cm.
b. Chiếc có ngạch, mũi nhọn:
Có kích thước: 30cm x 0,3 cm x 0,2 cm
Cả 2 loại đều làm bằng thép không rỉ hoặc in ốc trắng .
2. Loại kim nhỏ :
Loại này thường có kích cỡ 4,5 cm x 0,2 cm x 0,15 cm
Có lỗ trống từ phía đầu to sâu vào 2cm, phía đầu nhỏ mài nhọn
Loại kim này thường để cắm đầu nguyên liệu vào khoảng trống của kim, đưa qua
mảng đan kín trong sản phẩm .
IV.Kéo :
Kéo là một loại dụng cụ có hình kết cấu chung, sử dụng đa dạng ở gia đình, kéo
thường dùng vào dùng dụng cụ đan thường tốt nhất là cỡ 30cm x 2 cm x 0,2cm.
Nó có tác dụng cắt các đầu nban và cắt chia các mảng đan lớn thành hình sản
phẩm ta muốn.
V. Bàn kéo sợi mỏng
Bàn kéo sợi mỏng là loại dụng cụ để xử .lý các loại nguyên liệu thành sợi mỏng có
các kích cỡ khác nhau khi lắp ghép thành sản phẩm .
Bàn kéo sợi mỏng làm bằng gỗ dẻo thường ở cỡ (45em x 30 em x 15 em) cán d i,à
theo hình như mẫu .
2
a, Cách lắp bàn kéo
Ta đóng dùi vuông góc 90 độ tư ngoài mép bàn kéo vào 3mm, rồi lấy dao ngắm

đặt lưỡi dao thẳng với mép tay phải của dùi . Ta đóng làm sao lưỡi dao khi giáp dùi
lưỡi thẳng với mép phía tay trái của dùi là được.
b. Chú ý: Khi đặt lưỡi dao phía tay phải dóng vào ta tạo một đường chéo, để lưỡi
dao sang phía trái.
VI. Bàn kéo các loại lá.
1. Bàn kéo lá:
Dùng chỉ kéo các loại lá to thành sợi nhỏ để đan vào sản phẩm. Bàn kéo lá gồm có
4 chi tiết khác nhau.
a. Thanh lắp bàn kéo bằng loại thép không rỉ, có chiều dài 45 cm x 10 x2 mm, hai
đầu khoan lỗ theo hình vẽ để lắp ốc.
Lắp nhiều thanh sẽ tạo thành bàn kéo
b. Lưỡi dao làm bằng thép mỏng, đầu vạt chéo, mài sắc làm lưỡi. Lưỡi dao thường
có cỡ 7 cm x 1cm x 0.1 cm (theo hình vẽ).
(3 - 4) còn lại hai phần ốc và long đen
2. Cách lắp bàn kéo.
Ta dùng các thanh như hình 1 lồng vào hai ốc, nếu ta cần loại cỡ 0.2 cm thì cứ hai
thanh ta lại cài một lưỡi dao ở đầu thanh giáp ốc vít cho lưỡi về phía trước, cứ như
thế cho đến khi ta không cần to nữa thì xoáy chặt ốc vít.
VII. Bàn tuốt sợi tròn.
Bàn tuốt sợi tròn dùng để xử lý các loại nguyên liệu thành sợi tròn, các cỡ khác
nhau.
Bàn tuốt gồm hai phần:
1. Bàn tuốt
Bàn tuốt làm bằng gỗ.
2. Lưỡi: phần lưỡi làm bằng thép mỏng vì dùng cá nhân nên cỡ 20 cm x 15
cm x 0.1 cm là tốt nhất.
Ta khoan lỗ để tuốt theo hàng lối để nhớ khi chế biến nguyên liệu.
VIII. Cưa, đục và dụng cụ khác.
Cưa, đục và một số dụng cụ khác cũng sử dụng vào dụng cụ đồ đan, nhưng không
quan trọng bằng các loại đã giới thiệu trên.

CHƯƠNG II
CÁCH PHA CHẾ TỪNG LOẠI NGUYÊN LIỆU
A. HỌ MÂY.
I. Cây mây.
Loại cây leo, thân và lá có gai, cây mây có tay nhỏ vươn dài bám vào những cây
cao hơn để leo. Mỗi năm cây mây lớn từ 2m đến 3m, lâu năm có cây dài 20m đến
30m to nhất 0.7cm.
Đặc điểm cây mây: Cây mây ưa đất ẩm và phát triển từng đốt, da nhẵn bóng vì có
lớp bẹ bọc bảo vệ. ruột mây chứa nhiều nước hơn vỏ ngoài, khi mây khô tự nhiên có
màu trắng ngà dẻo và dai. Nếu mây không bị ẩm ướt có thể bền từ 100 năm trở lên.
1. Dụng cụ chế biến cây mây.
- Dao loại 40 cm x 5cm
- Dao loại 25cm x 3cm
- Bàn kéo
3
- Bàn tuốt
2. Thao tác chế biến
a. Lấy mẫu mây
Cây mây dù dài hay ngắn ta chỉ cắt một đoạn dài 3m, nắn cho đoạn mây thẳng rồi
mới lấy mẫu.
- Tư thế tốt nhất để đảm bảo năng suất và kỹ thuật tốt: ngồi ghế cao 20cm, hai
chân duỗi thẳng ngồi bình thường, ta đặt đoạn mây nằm theo chiều ngón cái của bàn
tay trái, ngón cái và ngón trỏ giữ thăng bằng cho đoạn mây và vê lăn theo ta muốn.
Tay phải cầm dao ta đặt dao trong lòng bàn tay, ngón trỏ dỡ đoạn mây đưa vào cùng
chiều với lưỡi dao, đưa tay mạnh về phía trước là được.
b. Chẻ mây.
Chẻ mây ngồi càng thấp càng tốt, duỗi chân thẳng hay khoanh chân cũng được,
tay trái cầm mây, dùng ngón tay trỏ và ngón tay cái điều khiển cây mây để lưỡi dao
đi đúng ý định của cỡ nguyên liệu. Tay phải cầm dao kẹp chuôi vào nách làm bệ tì và
đẩy mạnh lưỡi dao tách mây ra làm hai.(chú ý nhận sự phối hợp của tay trái)

Kỹ thuật chẻ:
Cây mây thường có các đốt không đều nhau, ngay cả đốt cũng đầu to, đầu nhỏ.
Bởi thế khi chẻ cần chú ý như sau:
- Nếu cây mây ta định chẻ làm 5 phần, ta chẻ đôi một bên làm 2/5 một bên là 3/5,
bên 2/5 ta luôn điều khiển cho nó bằng nhau còn to nhỏ dồn về bên 3/5. Từ 3/5 ta chỉ
lấy một lĩa 1/3 thất đều còn lại hai phần ta chẻ đôi và 1/2 ta điều khiển thật đều còn
lại sẽ là đoạn to, đoạn nhỏ dồn lại.
- Khi chẻ ta để phần cật riêng và phần ngọn riêng và đưa vào sấy lưu huỳnh để giữ
màu trắng. Cách sấy ở bài chế biến màu cho nguyên liệu, sấy xong ta đem phơi nắng
ở nhiệt độ 35 độ trong 2 giờ.
c. Kéo mây.
Kéo mâu là công đoạn II của phần pha chế nguyên liệu mây.
Ta dùng bàn kéo ở bài dụng cụ, tay trái giữ mây, hai ngón trỏ và ngón cái chụm
lại giữ thăng bằng nĩa mây, ngón thứ ba gấp vuông góc đốt thứ ba làm điểm giức
thăng bằng cho bàn tay trái.
Tay phải cầm nĩa kéo vuông góc 45 độ kéo mạnh là được, ta kéo 2 -3 lần.
d. Tuốt mây tròn.
Tuốt mây tròn ta dùng bàn tuốt ở bài dụng cụ, chân giữ cán bàn tuốt, tay trái giữ
sợi cho thăng bằng, đưa qua lỗ tuốt, tay phải cầm đầu và kéo mạnh vuông góc 45 độ.
Chú ý: Phần chể mây và phần ghép đều từ ngọn trước.
II. Song mây
Là loại cùng loại với mây, nhưng phát triển nhanh hơn to gấp 4 -5 lần cây mây.
Mỗi năm song lớn từ 3-4 m, có cây to đến 5cm, đường kính có cây lâu năm dài tới
50cm
• Đặc điểm: Cây song mặt có cát, cứng ruột, có thớ ngang, Khô tự nhiên có màu
vàng cam
• Dụng cụ pha chế song:
Dùng dao cỡ lớn 40cm x5cm, cách pha chế như pha chế cây song, song thường sử
dụng cả cây để uốn ghế, bàn, giá sách
III. Cây hèo: Cây hèo cũng cùng loại với cây mây nhưng loại này cát to thường

hay bị gẫy lúc còn tươi.
4
• Đặc điểm: Các đốt của hèo dài hơn đốt mây 1,5 lần, đều nhau từ gốc đến ngọn.
Nó phát triển nhanh hơn cây mây, mỗi năm nó lớn từ 3-4m, nhưng to nhất là
3,5mm. Khi khô cũng có màu vàng mơ, ánh bóng bền hơn mây, loại này chỉ
dùng vào sản phẩm đặc biệt.
Chế biến hèo cũng như chế biến mây nhưng trước khi chế biến đem phơi 2 tiếng
cho héo khô bớt, sẽ không bị gẫy vụn.
IV. Cây mái: Cây mái cùng họ với cây mây, nhưng thường to gấp 2 lần cây
mây, nó chứa nhiều nước hơn cả mây và song.
• Đặc điểm : Khi khô nó cũng dòn gẫy như tươi, dùng cây mái chỉ lên dùng cả
cây pha chế bị lãng phí nhiều.
B. HỌ TRE
I. Cây tre:
a. Tre là một loại cây mọc thẳng, Có vỏ ngoài bọc lúc còn non. Nó phát triển từng
đốt, có cây to từ 12-16cm cao từ 8-10cm, mỗi đốt cách nhau dài nhất 35-40cm.
* Đặc điểm: Tre có độ cứng cao, khô thì dòn, đặc biệt tre có chứa chất đường nên
dễ bị mọt ăn, nếu ta sử dụng vào việc đan phải xử lý chống mọt .
Cây tre xử dụng được nhiều việc, có thể để nguyên mà chỉ dùng cắt đi để ghép sản
b.Cách pha chế : Ta lấy mẫu cho nhẵn rồi cắt từng đoạn theo ý định, cạo bỏ tinh
ngoài rồi mới pha chế .
-Pha nan mỏng: Khi pha tre làm 4/2 phần của 2 bên mấu chuyển xuống, việc
làm đốt một, còn lại 2 phaanta cứ pha đôi đến khi nào cần nan cỡ bao nhiêu thì
thôi, ta lấy giao dong cho phần bụng bằng nhau , giữa cật và bụng tre ta chia
làm 3 phần, phần cật chiếm 1 phần và phần bụng chiếm 2 phần, ta pha đôi thì
tre không bị lẽo.
- Pha nan nghiêng : Pha nan nghiêng thì đơn giản hơn, ta cũng phải bỏ đốt có
mấu của nhánh tre, còn lại ta dong bỏ phần ruột tre chỉ để lại cỡ dày mà ta định
pha thôi.
- Cách vót nan: Nan tre thường dóc theo thớ, nên khi vót ta dùng dao cỡ

36x4cm, tay trái cầm nan, tay phải cầm dao như động tác lấy mây vót dần từng
đoạn một, nếu ta dùng động tác mạnh tre sẽ dóc theo thớ làm hỏng nan.
II. Cây giang:
Cây giang là loại cây cùng loại với tre, cây nhỏ hơn, loại to nhất 5-6cm như gings nó
dài hơn gấp 2-3 lần, có gióng dài đến 1,2cm
* Đặc điểm : Giang rất dẻo và dai, khi khô có màu trắng ngà, khi pha chế thì cưa bỏ 2
mấu
1. Pha chế làm vành cốt :
Giang làm vành cốt có nhiều loại khác nhau, tùy theo loại to nhỏ của sản phẩm để
pha chế làm vành cốt trước hết phải đem phơi khô .
Cách pha chế : Ta chẻ làm 2 ống giang lấy một nửa để lòng ống giang trở raphía
ngoài mình, đặt lưỡi dao từ phải tay phải khoảng cách là cự ly vành cốt đã định
chuyển dần sang bên trái đến hết thì mới thôi.
3. Pha nan nghiêng
Loại nan nghiêng lấy từ cật vào ruột, làm chiều rộng của nan. Cách pha chế ta cứ pha
đôi cho đến khi nào được như cự ly ta muốn.
4. Pha nan mỏng:
5
Nan mỏng thường pha cỡ 1cm đến 1,5cm, độ mỏng 1/3 đến 1/4mm, nên nó đòi hỏi
sự chính xác của đôi tay. Pha đôi đòi hỏi hai bên phải có độ cứng như nhau thì nan
không bị lẽo.
Pha nan mỏng ta thường phải pha phía cật riêng và ruột của giang riêng .
- Cách pha: Ta vót bỏ muột lượt ruột trong mỏng khoảng 1mm, phía còn lại chia
làm 3 lần đặt lưỡi dao ở 1/3 phía ruột, pha song như vây ta cứ pha đôi đều cho
đến khi nan mỏng 1/3mm thì thôi. Chú ý nan lẽm dày về phía nào thì ta bẻ cong
nan phía đó hơn nan bên kia, nan sẽ trở lại cân bằng .
5. Pha nan tiến
Pha tiến : Một loại nan nhỏ tròn, ta cũng pha làm 3 phần như ở trên, rồi cũng đôi cho
đến khi được cự li ta muốn, nhưng pha từ cật sang bụng chứ không bóc như nan
mỏng, sau đó đem phơi khô. Khi giang đã khô ta bó lại rồi lấy chân đạp xuống nền

gạch hoặc xi măng, khi đạt ma sát nhau tieensnsex trở thành tròn và nhẵn bóng.
Chú ý: Nếu ta cho nan giang trắng thì giang từ một phần cho đến phần 4 ta cư mấu
đánh tinh song đều đư vào sấy lưu huỳnh lúc còn tươi giang sẽ trắng.
III. Cây nứa
Cây nứa cùng họ với tê, nhưng nó to hơn giang, mình mỏng
Nứa có nhiều loại nhưng tốt nhất dùng vào đan mĩ nghệ là loại to từ 10 đến 12cm, dài
từ 1-1,5cmmootj đốt
Đặc điểm : Cây nứa cứng nhưng dòn, nếu dùng vào nguyên liệu uốn thì dùng vào loại
nứa từ 6-8 tháng là tốt nhất .
Pha chế nứa hoàn toàn giống với giang, nhưng sấy khô là có mầu đẹp nhất.
IV.Cây trúc
Trúc là một loại cây cùng họ với tre, nhưng có rất nhiều loại trúc, nói đến trúc thì loại
nào cũng sử dụng vào nguyên liệu làm mĩ nghệ, đặc biệt là phải dùng cả cây .
Chế biến trúc rất đơn giản, chỉ cần phơi cho trúc khô rồi tùy theo màu ta muốn chế
biến. Chế biến màu ở bài tạo sắc độ cho nguyên liệu .
V.Cây mai
Cây mai cùng họ với cây tre, Song mai to hơn tre 1,5 lần, đốt mai cũng dài hơn đốt
tre, mấu lặn hơn.
* Đặc điểm : Mai cứng và vỏ ngoài nhẵn, khi ta dùng làm nguyên liệu không đánh
bỏ tinh ngoài .
Cách chế biến : Chế biến mai hoàn toàn giống tre, nhưng nếu uốn cho mai có độ
cong thì phải ngâm nước rồi uốn qua lửa.
C. Các loại lá
Các loại lá cấy trong thiên nhiên, loại lá nào là lá không tích nước, có sương hoặc
tơ là chế biến làm hàng mỹ nghệ được. Nhưng ta thường dùng những loại lá dưới
đây:
1. Lá Buông : Lá buông là một loại lá có chiều dài từ 8-10cm, trong lá có hiều
sống cắt chia lá làm nhiều phần khác nhau .
* Đặc điểm: Lá buông rất mỏng, khi khô có mầu trắng, không ưa nhiều nước, khi
đã khô chú ý chống ẩm cho lá thường xuyên.

- Cách pha chế:
Lá buông khi thu hoạch cần có nắng, ta cắt lá buông thành từng đoạn theo ý muốn,
rồi tước brsoongs lá riêng phần lá riêng, đưa vào lò sấy lưu huỳnh sấy một lần rồi
đem phơi nắng
6
Khi lá khô ta đưa vào bàn kéo lá để kéo chia ra làm nhiều lĩa khác nhau.
Ta cầm lá đặt tì đầu lá suống lưỡi dao, ròi tay trái ta giữ lá nằm phẳng trên bàn
kéo
Tay phải kéo thẳng theo chiều bàn kéo là được.
2. Lá cọ: Lá cọ cùng họ với lá buôngnhưng nó ngắn hơn, bé hơn nhiều nó chỉ 60-
80cm, cũng có sống như lá buông.
* Đặc điểm : Lá cọ rất cứng và chịu được ẩm.
-Chế biến cọ ta chỉ cần dao nhỏ tước thành sợi, vì lá cọ ngắn và cứng
3. Cỏ năn: Cỏ năn là một loại cỏ mọc ở đầm nước, thân nhỏ như một ống nhỏ,
trong có nhiều đốt, cỏ năn có loại dài 1m-1,2m.
* Đặc điểm : Cỏ năn khô dễ bị dòn, nên khi chế biến cần chú ý :
-Cách chế biến: chế biến cỏ rất đơn giản nhưng cần chú ý hơn các loại khác. Ta
thu hoạch về đem phơi nắng 8 tiếng ở nhiệt độ 35-36 độ C, song ta dùng vải cũ
vuốt cho cỏ thành sợi dệt là được .
Chương III: CHẾ BIẾN MÀU CHO NGUYÊN LIỆU
1. Sấy lưu huỳnh
Sấy lưu huỳnh làm cho nguyên liệu trắng và chống mốc, chống ẩm.
Lò sấy nếu tập thể lớn thì sấy thành lò có diện this lớn chứa được nhiều nguyên
liệu, nhưng cũng trên cơ sở lò sấy dưới đây để phát triển.
Lò sấy dùng ở gia đình
- nắp đậy kín
- Sàn tạo cho lưu huỳnh đều.
- Để kín chỉ để ống dẫn khói chui qua.
- Phần lò đốt lưu huỳnh.
- Ở 2 phần của lò sấy ta dùng tre đan thưa, để khỏi lưu huỳnh lên đều .

- Cách sấy: Ta đưa nguyên liệu vào lò sấy, chú ý không bó chặt các nguyên liệu
với nhau, rồi đạy kín nắp lồng sấy không để hơi nước thoát ra ngoài, cứ 0,8 m ta
sấy 0.2 kg lưu huỳnh , thời gian 2 tiếng .
- Lò đốt ở phần 4 ta để lưu huỳnh vào một bát bằng gốm dầy đốt lưu huỳnh để vào
rồi đậy kín là được.
2. Sấy rơm khô.
Sấy rơm khô hoặc cỏ cũng được đều tạo mầu da cam và đảm bảo độ bền. Lò sấy
rơm cũng như lò sấy lưu huỳnh, nhưng khi sấy không xếp như sấy lưu huỳnh mà
treo nguyên liệu hoặc dựng đứng thì nguyên liệu sẽ đều màu.
Lò sấy rơm khác phần lò sấy lưu huỳnh là phần 4 dày trống, đào sâu xuống đất
45cm, rồi làm một lwps bằng xi măng để trống một lỗ bằng 20cm để khỏi lên ống
dẫn vào lồng sấy.
• Cách chế biến rơm hoặc cỏ để làm thuốc sấy.
Rơm hay cỏ lúc còn tươi đem ủ kín 48 tiếng, nếu trời lạnh phải thêm 92 tiếng sau
đó mới đem phơi khô.
Khi sấy ta cắt nhỏ rơm hay cỏ rồi rảy nước cho ẩm tay rồi đốt rơm để xuống hồ đã
đào, cứ 10 kg rơm hay cỏ ta cho 0,3 gam lưu huỳnh cộng vào đốt mỗi lần 4 tiếng.
Khi nào thấy màu ở nguyên liệu thì thôi .
3. Nhuộm bằng các loại hóa chất màu ( tên thông thường gọi là phẩm màu )
Ta cho nước vào màu đun sôi khoảng 100 độ C thì pha thuốc với tỉ lệ sau:
0,05 gam + 0,5 gam muối
7
1 lít nước
Khi pha thuốc song ta để sôi 1 phút cho tan đều mới cho nguyên liệu vào và để sôi
tiếp 1 phút nữa là được.
Chú ý : Khi bỏ nguyên liệu ra ta đưa vào nước sát kĩ khi nào không thấy màu phai ra
thì đem phơi, cho đến khi nguyên liệu khô thì thôi.
Ta đặt công tròn rồi cứ một lan cứng lại một nan mềm.
• Cách pha mầu :
-Màu đỏ thắm: Ta dùng nguyên màu đỏnhư bài hướng dẫn

- Màu đỏ tươi: 90% màu đỏ +10% màu vàng
- Màu cánh dán : 80% phẩm sắt + 10 đỏ + 10 vàng
4. Nhuộm màu bằng lá cây
Nhuộm màu bằng lá cây cho ta n, loại này giữ độ bền lâu năm, nó có .độ bền từ
60-80 năm
Gồm các loại lá sau = 3 kg
- Lá non cây bàng = 40%
- Lá cây sòi =35 %
- Lá cây soài = 15 %
- Lá cây ổi = 10 %
Tất cả băm nhỏ cho vào nồi đun sôi 30 phút là được.
• Cách nhuộm
Nước đun bằng là cây ta nhúng nguyên liệu vào rồi lại đem phơi khô, lại nhumgs
tiếp, cứ như thế 12 lần ta đem ngâm vào bùn đen 12 tiếng là được, ta rũ sạch phơi
khô để dùng vào đan .
V.Tẩy hóa chất chống mọt
Phần I. Loại nguyên liệu bị thấm nhựa màu ố ta dùng H2SO4 ngâm vào nước cứ 10
kg = 0,3 kg H2SO4
- Dưới nước 15c 86 tiếng
Trên 15c 48 tiếng
Sau đó mới tẩy các loại các hóa chất sau:
1. Mùa hè :
- S = Si licas = 1,6 kg 10 kg nguyên liệu
- NaOH = Surcotich = 0,6 kg
- H2O2 = nước hợp chất = 2,5 kg
2. Mùa đông
- S + Silicas =2,24 kg 10 kg nguyên liệu
-NaOH = Sutcotich = 0,84 kg
- H2O2 = nước hợp chất = 3,50 kg
Công thức trên ta pha song đưa nguyên liệu và ngâm 12 tiếng kiểm tr thấy nguyên

liệu có màu vàng là được. Nếu chư vàng cứ 3 tiếng kiểm tr một lần
Nguyên liệu đã được ta rũ sạch, rồi đưa vào lò sấy lưu huỳnh Sây một lần .
Với công thức này không bao giờ mốc và đổi .màu nữa .
II. ĐAN CƠ BẢN
8
1. Đan nóng mốt đều Đan nóng mốt ddeeuf tất cả nan đều bằng nhau, các loại
nan đều qua bàn kéo để nan bằng nhau loại to thì dùng dao vót (như nan rổ )
2. Loại nóng mốt đan chéo
Hình thức cũng như trên ta đặt nan chéo nhau cũng tạo ta một nối khác đi, cách
đan cả 2 loại đều như nhau
• Cách đan: Ta xếp công một chiều về phía trước có khoảng cách bằng chiều
rông của nan, rồi ta cất lên một để lại một cho đến hết nan thì thôi, đường thứ 2
trở đi cất nan phía dưới và để lại nan phía trên cứ như thế cho đến hết.
3. Lóng mốt nan khác nhau
Đan lóng mốt nan khác nhau ta thường dùng 2-3 .loại nan khác nhau nhưng vần
trên cơ sở cất 1 để lại một, nan nhỏ thường bằng 1/3 đan cùng chiều và bằng ¼
đan chéo .
4. Đan kết hợp nan to và nan nhỏ
Hai nan to và 2 nan nhỏ đan có khoảng cách trống đều nhau cũng trên cơ sở để
một cất một theo hình bên, cứ một công to ta đặt một công nhỏ
5. Đan kết .hợp 2 .nan to và 4 nan nhỏ
Nó tạo thành hoa .văn khác nhau mà vẫn trên cơ sở nâng lên 1 và để lại một, đan
luồn từ bên dưới lên
6. Vẫn lối đan kết hợp 2 nan to và 4 nan nhỏ. Nhưng đan luồn từ trên xuống
nó cũng tạo hoa văn khác nhau.
7. Đan lóng mốt ghép
Đan lóng mốt ghép là tập 4 nan chẻ nghiêng làm một chặp nan, rồi cứ một cặp cất
lên thì một cặp để lại khoảng trống là tùy ý mình tạo nên . Hình trên là khoảng
trống bằng chặp nan, đưa khoảng trống bé hơn sẽ đẹp hơn .
8. Đan lóng mốt tạo hình quả trám

Đan lóng mốt tạo hình quả trám không cất 1 để lại một như các lối đan trước, mà
nó đan theo thứ tự đường một Các đường như sau :
- Để lại một cất lên 3
- Để lại 1cất lên, để lại 1 và cất lên 5
- Cất lên 3, để lại 1 và cất lên 3
- Lại trở về đường 1 cứ như thế cho đến khi nào đến hết nan thì thôi
9. Lóng mốt đáy làn sóng
Lóng mốt làn sóng được đan kết hợp bằng 3 loại nan khác khác nhau .
- Loại tiến tròn cỡ 0,15cm
- Loại nan nghiêng cỡ 0,2cm x 0,05 cm
- Loại nan mềm cỡ 0,2cm
Ba loại này sẽ tạo ra một nàn sóng đều .
10.Đan lóng mốt thường đặt 2 chiều nan khác nhau
Đan loại này chỉ dùng một loại nan nghiêng cỡ 0,2 cm. Ta đặt một công một cách
khác nhau, rồi cứ cất một để lại một, nan đan đưa giáp nhau không để lại lỗ trống
11.Đan lóng hai
Đan lóng 2 là dùng một loại nan nghiêng cỡ 0,2cm x 0,02cm đan nan cả 2 chiều
đều khít vào nhau theo hình bên. Cách đan như sau: Ta cứ nâng lên 2 và để lại 2
đường thứ nhất, đường thứ 2 ta nâng lên 1 của đường thứ nhất nâng lên và 1 của
đường thứ 2 đế lại làm 1 chặt 2 nan, cứ như thế cho đến khi ta muốn.
12.Đan lóng 2 quả trám.
9
Đan lóng 2 quả trám là hình thức đổi chiều của nóng đã đan, khi nó thu lại bằng
nhau ta gọi là quả trám.
- Ta xếp công một chiều khít nhau lấy một bề ta định, rồi chia 2 bên bằng nhau ta
đan như sau:
- + Lấy tâm là điểm còn sang 2 bên cứ để lại 2 và nâng lên 2
- * Cách đan: Để lại 3 và hai bên nâng lên 2
- Đường 2 ta nâng lên 1
- Đường 3 ta nâng lên 3

- Đường 4 ta để lại 1
- Đường 5 ta để lại 3
- Đường 6 ta quay lại đường 1
13.Đan lóng 3.
Đan lóng 3 là sử dụng 3 nan nhỏ làm một chặp rồi tẽ ra một lĩa để luân chuyển
đường chạy của nan. Cách đan này ta cứ nâng lên 3 và để lại 3 đường 1.
Đường 2 ta nâng lên 2để lại phía tay trái của chặp nang lên ở đường một, nâng lên
một phía giáp công, nâng lên ở chặp để lại ở đường một, cứ như thế cho đến khi ta
muốn.
14.Đan lóng ba điểm hoa
Cách đan này cũng lấy tâm làm điểm xuất phát của đường đan như đan quả trám ở
lóng 2 trước, nhưng nó biến đổi cách đan ở tâm khi ta đan hoa, chúng ta chú ý ở
hình vẽ bên .
Đan loại này cũng sử dụng loại đan cỡ 0,2cm x 0,02cm .
Cách đan ta theo dõi himhf trên từ trái sang phải cách đan như sau:
1. Lấy từ tâm ta để lại 1 hai bên cất lên 3
2. Ta để lại 3 và hai bên cất lên 3
3. Ta cất lên 1vaf hai bên để lại 3
4. Ta cất lên 1 và hai bên để lại 3
5. Ta cất lên 3 và hai bên để lại 3
6. Cất lên 5 và 2 bên để lại 3
7+8+9 ta trở về cách đan từ 1 đến 3
10. Ta để lại 3 và 2 bên cất lên 5
11. Ta để lại một cất 3 ở 2 bên và ta để tiếp ở 2 bên là một để thêm hai
hoa nữa.
Và cách thu như thế ta chỉ cần thuộc từ số 1-10 ta có thể đan toàn diện.
15.Đan đường gấm
Đan đường gấm rất phức tạp, vì lối chạy của nó phải nhớ 22 đường khác nhau mới
tạo ra một hội, nếu ta đan mảnh lớn thì các hội ăn liên kết với nhau.
16.Đan lóng bốn

Lóng 4 là một mối đan có thể phối hợp nhiều lối đan khác với nó để tạo thành
nhiều hình dạng khác nhau thể hiện trên nền của mảng đan.
Đan lóng 4 thường là một phía là tiến tròn và một phía là nan dẹp, phía nan tròn
cách nhau bằng một tiến, phía nan dẹp nan nọ giáp với nan kia. Đây là lối cất 4 để
lại một
- Đường thứ nhất ta cứ nâng lên 4 và để lại 1
- Đường thứ 2 ta để lại công thứ 2 ở phía tay phải và nâng 4, cứ như thế ta có mảnh
đan.
10
Lối đan ngược lại ta nâng lên 1 và để lại 4 như cách trên là ta có một nền khác đi để
trang trí trên sản phẩm.
17.Đan sườn lóng mốt : Các loại đan sườn gồm có:
- Đan lóng 1
- Đan lóng 2
- Đan lóng 3
- Đan cài hoa
- Đan phối hợp
- Đan có khoảng cách
Các lối đan trên ta sử dụng bài những chi tiết lắp giáp sẽ có chi tiết đan rõ hơn.
Chú ý
- Giáo viên phải soạn chi tiết giáo án theo chương trình này .
- Mỗi chương phải tổ chức kiểm tra đánh giá cụ thể để phân loại trình độ học
viên, lên kế hoạch phụ đạo, nâng cao chất lượng đào tạo
- Giáo viên phải cập nhật kiến thức mới nhất, tham khảo thêm đề, tài liệu để
bổ sung mẫu mã làm phong phú thêm nội dung giảng dạy.
- chi tiết liên hệ:
11

×