Tải bản đầy đủ (.doc) (80 trang)

Chuyển giao công nghệ trong chiến lược phát triển của Tổng công ty Hàng Không Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (425.49 KB, 80 trang )

Chuyển giao công nghệ trong chiến lợc phát triển của Tổng Công Ty HKVN
H tờn : Thnh Nguyờn c
Lp :A1 K38A

GVHD: PGS.TS.V Chớ Lc
Mục lục
Trang
Lời mở đầu.....................................................................................................4
Chơng I: Vài nét về chuyển giao công nghệ và sự phát triển
của Tổng Công ty hàng không Việt Nam.................................................6
I. Khái quát chung về công nghệ và chuyển giao công nghệ......................6
1. Công nghệ ................................................................................................6
1.1. Khái niệm..........................................................................................6
1.2. Các thành phần cơ bản của công nghệ............................................7
1.3. Các thuộc tính cơ bản của công nghệ..............................................8
2. Chuyển giao công nghệ...........................................................................10
3. Những thuận lợi và rủi ro của việc tiếp nhận công nghệ nớc ngoài.......11
II. Vai trò của công nghệ và chuyển giao công nghệ đối với sự phát
triển của Tổng Công ty hàng không Việt Nam 13
1. Giới thiệu về Tổng Công ty hàng không Việt Nam................................13
1.1. Quá trình hình thành......................................................................13
1.2. Ngành nghề kinh doanh chủ yếu....................................................14
1.3. Tổ chức bộ máy quản lý.................................................................15
1.4. Những thuận lợi và khó khăn của Tổng Công ty hàng không Việt
Nam................................................................................................17
2. Vai trò của chuyển giao công nghệ đối với sự phát triển của Tổng Công
ty hàng không Việt Nam.........................................................................19
1
Chuyển giao công nghệ trong chiến lợc phát triển của Tổng Công Ty HKVN
2.1. Đặc trng của công nghệ và chuyển giao công nghệ trong ngành
hàng không dân dụng....................................................................19


2.2. Vai trò của chuyển giao công nghệ trong ngành hàng không dân
dụng thế giới..................................................................................21
2.3. Khái quát về vai trò chuyển giao công nghệ đối với sự phát triển
của Tổng Công ty hàng không Việt Nam......................................22
2.4. Những thành tựu và tồn tại của Tổng Công ty hàng không Việt
Nam những năm qua.....................................................................24
Chơng II: Thực trạng chuyển giao công nghệ trong chiến l-
ợc phát triển của Tổng Công ty hàng không Việt
Nam............................................................................................31
I. Chiến lợc phát triển của Tổng Công ty hàng không Việt Nam đến năm
2010 và định hớng đến năm 2020...........................................................31
1. Quan điểm phát triển, mục tiêu và các chỉ tiêu chiến lợc.......................31
2. Chiến lợc phát triển vận tải hàng không................................................32
3. Chiến lợc đầu t phát triển đội tàu bay.....................................................38
4. Chiến lợc vốn..........................................................................................39
5. Chiến lợc phát triển nguồn nhân lực.......................................................39
6. Chiến lợc hội nhập quốc tế......................................................................40
7. Chiến lợc Khoa học công nghệ, công nghiệp hàng không.....................42
II. Thực trạng công nghệ và chuyển giao công nghệ của Tổng Công ty
hàng không Việt Nam trong một số lĩnh vực chủ yếu.........................44
1. Lĩnh vực vận tải hàng không...................................................................44
2. Lĩnh vực điều hành bay...........................................................................51
3. Những tồn tại trong hoạt động chuyển giao công nghệ của Tổng Công ty
hàng không Việt Nam.............................................................................53
Chơng III: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả chuyển giao
công nghệ của Tổng Công ty hàng không
Việt Nam................................................................................54
2
Chuyển giao công nghệ trong chiến lợc phát triển của Tổng Công Ty HKVN
I. Một số định hớng chuyển giao công nghệ của Tổng Công ty hàng

không Việt Nam.........................................................................................54
1. Triển vọng phát triển của vận tải hàng không Việt Nam........................54
1.1. Dự báo tình hình kinh tế thế giới...................................................54
1.2. Dự báo sự phát triển của hàng không thế giới..............................55
1.3. Môi trờng kinh tế - xã hội và chính sách vận tải hàng không từ nay
đến năm 2010................................................................................58
1.4. Dự báo thị trờng vận tải hàng không Việt Nam............................60
2. Những định hớng cơ bản cho từng lĩnh vực của Tổng Công ty hàng
không Việt Nam đến năm 2010..............................................................63
2.1. Vận tải hàng không.........................................................................63
2.2. Quản lý và điều hành bay...............................................................64
II. Giải pháp để nâng cao hiệu quả chuyển giao công nghệ đối với Tổng
Công ty hàng không Việt Nam..............................................................66
1. Giải pháp huy động và sử dụng vốn để xây dựng cơ sở kỹ thuật hàng
không và phát triển đội bay....................................................................67
2. Giải pháp về nguồn nhân lực...................................................................70
3. Kết hợp chuyển giao công nghệ và nâng cao năng lực khoa học - công
nghệ nội sinh...........................................................................................73
4. Một số kiến nghị về vấn đề tổ chức và điều hành hoạt động chuyển giao
công nghệ trong lĩnh vực khai thác bảo dỡng máy bay..........................75
Kết luận.......................................................................................................80
Tài liệu tham khảo..................................................................................81
3
ChuyÓn giao c«ng nghÖ trong chiÕn lîc ph¸t triÓn cña Tæng C«ng Ty HKVN
4
Chuyển giao công nghệ trong chiến lợc phát triển của Tổng Công Ty HKVN
Lời mở đầu
Trong hơn một thập kỷ qua, cùng với sự đi lên của đất nớc. Ngành hàng
không dân dụng Việt Nam mà cụ thể là Tổng công ty hàng không Việt Nam (Tổng
công ty HKVN) đã có bớc phát triển mạnh mẽ với tốc độ tăng trởng bình quân đạt

trên 20%/năm, cao gấp 3 lần mức tăng trởng GDP của cả nớc, từng bớc trở thành
một trong những ngành kinh tế mũi nhọn trong công cuộc CNN-HĐH đất nớc.
Với lĩnh vực hoạt động chính là vận tải hàng không, Tổng công ty đang không
ngừng đổi mới, nâng cao năng lực kinh doanh và chất lợng dịch vụ, mở rộng mạng
đờng bay quốc tế cũng nh nội địa, do đó, không những đem lại nguồn thu ngoại tệ
đáng kể cho đất nớc mà còn thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế khác nh
thơng mại, du lịch, ngoại thơng và các lĩnh vực kinh tế, xã hội, giao lu quốc tế.
Tuy nhiên, Tổng công ty HKVN cũng còn gặp rất nhiều khó khăn trớc bối
cảnh cạnh tranh gay gắt trong lĩnh vực vận tải hàng không hiện nay. Trình độ công
nghệ hàng không thế giới ngày càng hiện đại và hàng không Việt Nam có nguy cơ
tụt hậu so với hàng không khu vực và thế giới nếu chúng ta không nhanh chóng
tiếp thu và làm chủ công nghệ mới, đầu t các trang thiết bị, phơng tiện hiện đại
nhằm nâng cấp các dịch vụ cung cấp cho khách hàng đồng thời tiết kiệm chi phí
kinh doanh.
Không còn nghi ngờ gì nữa, chiến lợc phát triển của Tổng công ty HKVN
trong những năm tới để đạt đợc mục tiêu trở thành một hãng hàng không hiện đại
tầm cỡ của khu vực và thế giới (trong một số lĩnh vực là đổi mới công nghệ và
tăng cờng chuyển giao công nghệ nớc ngoài trong các lĩnh vực khai thác, bảo dỡng
máy bay, quản lý điều hành bay. Nhng vấn đề đặt ra cho Tổng công ty là làm thế
nào để thúc đẩy và thực hiện chuyển giao công nghệ có hiệu quả.
Do vậy, đề tài Chuyển giao công nghệ trong chiến lợc phát triển của Tổng công
ty HKVN muốn đi vào tìm hiểu thực trạng công nghệ và chuyển giao công nghệ
về lĩnh vực vận tải hàng không và quản lý diều hành bay trong những năm vừa qua
ở Tổng công ty HKVN, trên cơ sở đó để có định hớng nâng cao hiệu quả hoạt
động chuyển giao công nghệ trong tơng lai.
5
Chuyển giao công nghệ trong chiến lợc phát triển của Tổng Công Ty HKVN
Luận văn có bố cục gồm 3 chơng:
- Chơng I: Khái quát về công nghệ và chuyển giao công nghệ trong ngành
hàng không dân dụng.

- Chơng II: Thực trạng công nghệ và chuyển giao công nghệ trong chiến l-
ợc phát triển của Tổng công ty HKVN.
- Chơng III: Giải pháp nâng cao hiệu quả chuyển giao công nghệ của Tổng
công ty HKVN.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, đặc biệt là thầy giáo hớng
dẫn PGS,TS. Vũ Chí Lộc cùng với các cán bộ Ban kế hoạch và Đầu T - Tổng công
ty HKVN đã giúp đỡ cho tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Trong thời gian
ngắn nên luận văn không thể tránh đợc những thiếu sót, tôi rất mong đợc sự đóng
góp ý kiến của các thầy cô giáo cùng tất cả những bạn quan tâm.
Hà Nội, ngày 15 tháng 12 năm 2003
Thành Nguyên Đức
Chơng I
vài nét về chuyển giao công nghệ và sự phát triển
của Tổng công ty hàng khôngviệt nam
6
Chuyển giao công nghệ trong chiến lợc phát triển của Tổng Công Ty HKVN
I. Khái quát chung về công nghệ và chuyển giao công nghệ
1. Công nghệ
1.1.Khái niệm về công nghệ :
Trong đời sống hiện đại ngày nay, có rất nhiều khái niệm mà tuỳ theo chỗ
đứng và giác độ quan tâm, nhiều khi cùng tên gọi mà lại không cùng một cách
hiểu, hoặc cùng một nội dung mà có nhiều tên gọi khác nhau. Thuật ngữ công
nghệ cũng nh vậy. Đến nay có rất nhiều cách hiểu đối với thuật ngữ này.
Trong các tài liệu khoa học, ngời ta thờng dùng thuật ngữ công nghệ với 3
khái niệm sau:
a. Công nghệ là một bộ môn khoa học ứng dụng nhằm vận dụng các quy luật
tự nhiên và các nguyên lý khoa học để đáp ứng các nhu cầu vật chất và tinh thần
của con ngời.
b. Công nghệ là các phơng tiện kỹ thuật, là sự thể hiện vật chất hoá của các
tri thức ứng dụng.

c. Công nghệ là một tập hợp các cách thức, những phơng pháp dựa trên cơ sở
khoa học và đợc sử dụng vào sản xuất trong các ngành khác nhau, nhằm tạo ra các
sản phẩm vật chất.
Từ những năm 60 trở lại đây do hoạt động sôi động của thị trờng công nghệ
thế giới thu hút sự quan tâm của các giới khoa học, ý nghĩa của khái niệm công
nghệ đợc mở rộng trong lĩnh vực kinh doanh và đợc luật pháp quốc tế xem là một
đối tợng điều chỉnh. Do vậy Hội đồng kinh tế xã hội Châu á Thái Bình Dơng
ESCAP (Economic Social Council for Asian and Pacific) đã đa ra khái niệm công
nghệ mới đó là hệ thống các giải pháp, những kỹ năng, kiến thức và phơng pháp
chế tạo, sử dụng . đ ợc sử dụng trong sản xuất chế tạo hoặc dịch vụ công nghiệp.
Trong bộ luật dân sự do Nhà nớc Việt Nam ban hành, công nghệ đợc định
nghĩa nh sau:
Công nghệ là hệ thống các giải pháp đợc tạo nên bởi sự ứng dụng các kiến
thức khoa học đợc sử dụng để giải quyết một hoặc một số nhiệm vụ thực tiễn trong
sản xuất và kinh doanh.
7
Chuyển giao công nghệ trong chiến lợc phát triển của Tổng Công Ty HKVN
1.2. Các thành phần cơ bản của công nghệ:
Thông thờng công nghệ đợc hiểu là sự kết hợp giữa phần cứng và phần mềm
với một tỉ lệ nào đó. Tuy nhiên, khi công nghệ đợc sử dụng cho một hệ thống sản
xuất và dới giác độ phân tích, công nghệ đợc coi là tổ hợp của bốn thành phần có
tác động qua lại với nhau và cùng thực hiện một quá trình sản xuất bất kỳ. Bốn
thành phần đó là:
- Phần cứng: là công nghệ chứa trong vật thể, bao gồm mọi phơng tiện vật
chất nh các công cụ, trang bị máy móc, vật liệu, phơng tiện vận chuyển, nhà
máy Đây chính là phần Technoware, viết tắt là T.
- Phần con ngời: Là công nghệ hàm chứa trong con ngời làm việc trong công
nghệ nh: kỹ năng, kinh nghiệm, tính sáng tạo, sự khôn ngoan, khả năng lãnh đạo,
đạo đức lao động . Đây là Humanware, viêt tắt là H.
- Phần thông tin: Là công nghệ hàm chứa trong các kiến thức có tổ chức đợc

t liệu hoá nh: các lý thuyết, các khái niệm, các phơng pháp, các thông số, các
công thức, các bí quyết . Đây là Infoware, viết tắt là I.
- Phần tổ chức (orgaware): hàm chứa có khung thể chế, tạo nên bộ khung tổ
chức, quản lý nh thẩm quyền, trách nhiệm, mối quan hệ, sự phân phối, sắp xếp,
mối liên kết
Cần lu ý là hoạt động sản xuất bất kỳ đều đòi hỏi phải có đồng thời bốn
thành phần và mỗi một thành phần trên đều có những vai trò và chức năng riêng
của mình. Tuy trong số bốn thành phần thì thành phần trang thiết bị chính là xơng
sống, là cốt lõi của hoạt động chuyển hoá nhng cái xơng sống đó lại do chính con
ngời điều khiển và vận hành. Do đó, thành phần con ngời là chìa khoá của hoạt
động sản xuất, nhng họ lại buộc phải hoạt động theo các hớng dẫn, các bí quyết do
thành phần thông tin cung cấp. Qua đó, ta thấy đợc thành phần thông tin là cơ sở
hớng dẫn ngời lao động vận hành thiết bị và đa ra các quyết định về sản xuất.
Thành phần cuối cùng là thành phần tổ chức thì có nhiệm vụ liên kết ba
thành phần nêu trên, và nó có tác dụng kích thích ngời lao động để nâng cao hiệu
quả của hoạt động sản xuất.
8
Chuyển giao công nghệ trong chiến lợc phát triển của Tổng Công Ty HKVN
Việc phân chia công nghệ ra làm bốn thành phần sẽ tạo điều kiện thuận lợi
cho việc phân tích sự mất cân đối, sự không đồng bộ đồng thời chỉ ra đợc chỗ yếu,
điểm mạnh của hệ thống hiện có và từ đó giúp ta có thể xác định hớng tăng cờng
nhằm đáp ứng các nhiệm vụ do yêu cầu sản xuất đặt ra với những hao phí nguồn
lực ít nhất.
Về bản chất, công nghệ thực ra không phải là Lực lợng độc lập và tự trị, nó
chỉ là Công cụ để giải quyết vấn đề mà thôi. Công nghệ có phát triển hay không
là do môi trờng kinh tế- chính trị- xã hội của mỗi quốc gia quyết định. Một công
nghệ có thể phù hợp với những điều kiện của môi trờng khác. Quyết định lựa chọn
công nghệ của mỗi quốc gia làdo các yếu tố nh: yêu cầu chất lợng, chủng loại và
nhu cầu thị trờng về sản phẩmv.v quy định. Đồng thời, quyết định này thì bị
ràng buộc bởi các quan hệ thơng mại và đầu t quốc tế.

1.3. Các thuộc tính cơ bản của công nghệ:
Để không lầm lẫn và dẫn tới thua thiệt trong đàm phán mua bán công nghệ ta
cần nắm rõ các thuộc tính cơ bản của công nghệ:
- Tính hệ thống:
Công nghệ là hệ thống các giải pháp mà con ngời sử dụng trong quá trình
thực hiện một mục tiêu cụ thể Rõ ràng là không thể nhìn nhận hay cắt công
nghệ ra thành từng giải pháp riêng lẻ. Ví dụ trong trờng hợp bên kia chỉ thoả
thuận bán máy móc mà không kèm theo một trợ giúp kỹ thuật nào khác thì mua đ-
ợc máy móc hiện đại không có nghĩa là có đợc công nghệ hiện đại để sản xuất ra
sản phẩm mong muốn.
Các giải pháp cũng không phải là một phép cộng đơn giản mà là sự kết hợp
hoàn chỉnh của một tổng thể, một hệ thống. Hệ thống này nhằm đạt tới một mục
đích một kết quả cụ thể (loại sản phẩm, số lợng, chất lợng, mức tiêu hao vật t, lao
động nhất định ). Do vậy khi đàm phán phải yêu cầu có đầy đủ các số liệu, bảng
biểu, công thức, các kết quả thí nghiệm, ứng dụng; các chỉ tiêu kỹ thuật, các yêu
cầu thông tin; các yêu cầu cập nhật bảo dỡng, năng suất; các linh kiện phụ trợ, các
hàng hoá nguyên nhiên vật liệu bổ sung, thay thế; thống kê về các loại công nghệ
có khả năng tơng tự để đánh giá tính tiến bộ của công nghệ chứ không chỉ đơn
9
Chuyển giao công nghệ trong chiến lợc phát triển của Tổng Công Ty HKVN
thuần thông qua kết quả của sản xuất thể hiện ở qui mô sản xuất, chất lợng sản
phẩm và chi phí sản xuất. Và tất nhiên trong một chừng mực nhất định có thể phải
xét đến cả khía cạnh không gây ô nhiễm môi trờng.
- Tính sinh thể:
Cũng nh các sản phẩm hàng hoá khác, công nghệ có chu kỳ sống của nó: ra
đời, tăng trởng, chiếm lĩnh thị trờng, bão hoà, lỗi thời, tiêu vong; và cũng chịu sự
chi phối của các phơng án chiến lợc sản phẩm truyền thống. Cho nên việc bên nớc
ngoài chuyển giao các công nghệ lỗi thời sắp bị thay thế vào một thị trờng mới nh
ở ta cũng không nằm ngoài qui luật và có thể hiểu đợc. Buộc phải chấp nhận cũ
ngời mới ta là không thể tránh khỏi và cũng tránh cho ta tìm nhập vào những

công nghệ mới quá đắt tiền trong khi chúng ta không có khả năng điều hành, quản
lý một cách có hiệu quả về mặt kỹ thuật (thiếu chuyên gia, kỹ s và công nhân
giỏi). Nhng cũng không thể chấp nhận những công nghệ quá cũ (ở giai đoạn lỗi
thời tiến tới tiêu vong) bởi chúng ta (các nớc thuộc thế giới thứ ba) không có khả
năng chuyển những công nghệ phế thải đó đi đâu nữa, mà tiếp tục sử dụng thì
không mang lại hiệu quả kinh tế thậm chí còn gây thua lỗ. Ta có thể thấy rõ rằng
hiện tại các liên doanh sản xuất xi măng theo công nghệ lò đứng nhập của Trung
Quốc đang chết đứng ở ta, đó có thể coi là hậu quả của việc nhận công nghệ quá
lỗi thời.
Và cũng khác với sản phẩm hàng hoá khác, công nghệ chỉ có thể tồn tại và
phát triển nh một cơ thể sống tức là: phải nuôi dỡng (bảo đảm cung cấp các yếu tố
đầu vào), có môi trờng, có thích nghi hoá, có bảo dỡng duy trì và hoàn thiện. Nếu
suy nghĩ nh vậy thì việc lựa chọn công nghệ thích ứng phải thật nghiêm túc khách
quan thì mới tránh đợc tình trạng nhập phải công nghệ không phù hợp, tránh đợc
tình trạng xem công nghệ nh một đối tợng tĩnh hay một sản phẩm chết để loại
bỏ đợc gánh nặng sau này.
- Tính thông tin:
Đây cũng là một thuộc tính riêng của công nghệ. Do đó, việc xác định quyền
sở hữu, bảo vệ, đánh giá, xử lý, cập nhật trong việc mua bán đòi hỏi có sự can
thiệp, hớng dẫn và bảo hộ của hệ thống pháp luật không chỉ ở phạm vi quốc gia
10
Chuyển giao công nghệ trong chiến lợc phát triển của Tổng Công Ty HKVN
mà cả quốc tế. Điều này đặt ra vấn đề cần có nguồn luật điều chỉnh và bắt buộc
mọi hoạt động liên quan đến chuyển giao công nghệ phải đợc cơ quan Nhà nớc
cấp giấy phép. Đồng thời thuộc tính này cũng đòi hỏi các kỹ năng linh hoạt và các
kinh nghiệm trong quá trình thăm dò, tình báo, đàm phán, ký kết và thực hiện hợp
đồng CGCN.
2. Chuyển giao công nghệ:
Theo Nghị Định của Chính phủ số 45 / 1998 / NĐ- CP ngày 01 / 07 / 1998
quy định chi tiết về chuyển giao công nghệ thì Chuyển giao công nghệ là hình

thức mua và bán công nghệ trên cơ sở hợp đồng chuyển giao công nghệ đã đợc
thoả thuận phù hợp với các quy định của pháp luật. Bên bán có nghĩa vụ chuyển
giao các kiến thức tổng hợp của công nghệ hoặc cung cấp các máy móc, thiết bị,
dịch vụ, đào tạo kèm theo các kiến thức công nghệ cho bên mua và bên mua có
nghĩa vụ thanh toán cho bên bán để tiếp thu, sử dụng các kiến thức công nghệ đó
theo các điều kiện đã thoả thuận và ghi nhận trong hợp đồng chuyển giao công
nghệ.
Cũng theo nghị định này thì nội dung của chuyển giao công nghệ bao gồm:
a. Chuyển giao các đối tợng sở hữu công nghiệp: sáng chế, giải pháp hữu ích,
kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu hàng hoá đang trong thời hạn đợc pháp luật
Việt Nam bảo hộ và đợc phép chuyển giao.
b. Chuyển giao các bí quyết về công nghệ, kiến thức dới dạng phơng án công
nghệ, các giải pháp kỹ thuật, quy trình công nghệ, tài liệu thiết kế sơ bộ và thiết kế
kỹ thuật, công thức, thông số kỹ thuật, bản vẽ, sơ đồ kỹ thuật, phần mềm máy tính
(đợc chuyển giao theo hợp đồng chuyển giao công nghệ), thông tin dữ liệu về
công nghệ chuyển giao (sau đây gọi tắt là các thông tinh kỹ thuật) có kèm theo
hoặc không kèm theo máy móc, thiết bị.
c. Chuyển giao các giải pháp hợp lý hoá sản xuất, đổi mới công nghệ.
d. Thực hiện các hình thức dịch vụ hỗ trợ chuyển giao công nghệ để bên nhận
có đợc năng lực công nghệ nhằm tạo ra sản phẩm và/ hoặc dịch vụ với chất lợng đ-
ợc xác định trong hợp đồng bao gồm:
11
Chuyển giao công nghệ trong chiến lợc phát triển của Tổng Công Ty HKVN
+ Hỗ trợ trong việc lựa chọn công nghệ, hớng dẫn lắp đặt thiết bị, vận hành thử
các dây chuyền thiết bị nhằm áp dụng công nghệ đợc chuyển giao.
+ T vấn quản lý công nghệ,t vấn quản lý kinh doanh, hớng dẫn thực hiện các quy
trình công nghệ đợc chuyển giao;
+ Đào tạo huấn luyện, nâng cao trình độ chuyên môn và quản lý để nắm vững
công nghệ đợc chuyển giao.
e. Máy móc, thiết bị, phơng tiện kỹ thuật kèm theo một hoặc một số nội dung

nêu tại các khoản 1,2,3, và 4 ở trên.
Theo UNTAD việc mua bán công nghệ đợc thực hiện thông qua ba phơng
thức cơ bản:
- Mua bán không kèm li-xăng.
- Mua bán có kèm li-xăng.
- Bán công nghệ kèm đầu t t bản.
Hiện nay ở Việt Nam đang phát triển hình thức chuyển giao công nghệ trong
đầu t nớc ngoài. Trong hình thức này, công nghệ do bên nớc ngoài chuyển giao d-
ới dạng góp vốn (một phần hoặc toàn bộ) để thành lập các xí nghiệp hoặc công ty
liên doanh do bên Việt Nam hoặc trong các hợp đồng hợp tác kinh doanh với bên
Việt Nam theo Luật đầu t của Việt Nam.
3. Những thuận lợi và rủi ro của việc tiếp nhận công nghệ nớc ngoài:
Thuận lợi:
- Không phải nghiên cứu triển khai ban đầu vì một số nớc đang phát triển có
năng lực, trình độ cha cao không thể nghiên cứu CN mới và áp dụng CN, do đó họ
tận dụng kết quả bằng cách khai thác những kinh nghiệm của các nớc đã triển khai
nên họ đốt cháy đợc giai đoạn, tiết kiệm đợc thời gian, tiền của.
- Có điều kiên để tạo đà tiến bộ kỹ thuật và thơng mại trên cơ sở mới hơn.
- Về kinh tế: có đội ngũ lao động trực tiếp có chuyên môn, cán bộ kinh tế có
trình độ ngày càng cao, cán bộ quản lý và phơng tiện quản lý hiện đại.
- Về thơng mại: có sản phẩm cạnh tranh, xuất khẩu từ đó có thêm thị trờng
trong nớc và ngoài nớc.
- Có cơ hội tiếp xúc làm ăn với những đối tác nhiều kinh nghiệm.
12
Chuyển giao công nghệ trong chiến lợc phát triển của Tổng Công Ty HKVN
- Nớc nhận CN có thể sử dụng nguồn nguyên liệu địa phơng (tài nguyên,
nhân công) nên hạn chế đợc nạn thất nghiệp, thay đổi cơ cấu công ăn việc làm.
- Tăng thu nhập ngoại tệ do xuất khẩu hàng hoá, tăng cờng đợc mối quan hệ
quốc tế, tăng tốc độ phát triển công nghệ.
- Sau một thời gian tiếp nhận công nghệ nớc ngoài sẽ có tiềm năng về khoa

học, kinh tế nói chung và tiềm năng về khoa học nói riêng.
- Có cơ sở vật chất để tự nghiên cứu CN cũng nh áp dụng và triển khai CN
mới.
Bất lợi:
- Cùng với thuận lợi nêu trên cũng kèm theo sự lệ thuộc về phơng diện công
nghệ và kinh tế.
- Về phơng diện tài chính lại lệ thuộc vào chính bên giao.
- Mặc dù đã có hỗ trợ từ bên ngoài nhng nớc tiếp nhận công nghệ vẫn phải
đầu t ban đầu, nếu trót lọt thì có hiệu quả, nhng nếu có rủi ro, bất khả kháng thì
mất vốn.
- ở các nớc chậm và đang phát triển, do các chính sách xuất nhập khẩu
không ổn định, việc cho phép nhập khẩu sản phẩm đợc miễn thuế tạo ra cạnh tranh
không hoàn hảo với hàng sản xuất trong nớc.
- Dễ gặp những điều bất lợi xuất hiện trong hợp đồng, trong quá trình đàm
phán.
- Những rủi ro bất lợi xuất phát từ chủ ý của bên giao công nghệ nh: không
chân thành, thiết bị từ nhiều nguồn khác nhau, chậm trễ trong chuyển giao.
- Những rủi ro xảy ra về phơng diện xã hội sẽ gây nên xáo trộn tiêu dùng,
nhà nớc mất quyền kiểm soát, gây bùng nổ trong lĩnh vực nào đó.
Do đó, bên nhận công nghệ phải rà soát khả năng bên CGCN, đối chiếu các
hệ thống mục tiêu chính sách, chiến lợc của quốc gia để có đợc công nghệ thích
hợp.
13
Chuyển giao công nghệ trong chiến lợc phát triển của Tổng Công Ty HKVN
II. Vai trò của công nghệ và chuyển giao công nghệ đối với sự phát triển Tổng
công ty Hàng không Việt Nam.
1. Giới thiệu về Tổng công ty HK Việt Nam (Vietnam airlines.):
1.1. Quá trình hình thành:
Ngày 29 tháng8 năm 1989, Tổng công ty Hàng không dân dụng Việt Nam
(tên tắt là Hàng Không Việt Nam Vietnam Airlines) ra đời với t cách là một

doanh nghiệp nhà nớc về vận tải hàng không theo quyết định 225/CP của Chủ tịch
Hội đồng Bộ trởng. Hàng Không Việt Nam là một đơn vị hạch toán ngành về vận
tải và các dịch vụ đồng bộ (bao gồm sân bay, quản lý bay và công ty vận tải hàng
không). Ngày 01 tháng 01 năm 1991, tổng số vốn Nhà nớc giao cho Hàng Không
Việt Nam là 613,082 tỉ VĐN.
1
Thực hiện chỉ thị số 243/CT ngày 1 tháng 7 năm 1992 của Chủ tịch Hội đồng
Bộ trởng về tổ chức lại ngành hàng không dân dụng Việt Nam, ngày 20 tháng 4
năm 1993, Bộ trởng Bộ giao thông vận tải có quyết định số 745/ TCCB- LĐ thành
lập Hãng Hàng Không Quốc Gia Việt Nam (HKQGVN). Vốn ngân sách cấp và tự
bổ sung đăng ký trong đơn xin thành lâp lại doanh nghiệp là 359,131 tỉ VNĐ.
Ngày 28 tháng 8 năm 1994, căn cứ theo quyết định số411/TTg của Thủ tớng
Chính phủ, Tổng công ty HKVN đợc thành lập lại nh một doanh nghiệp Nhà nớc
về vận tải và dịch vụ hàng không, là một pháp nhân Việt Nam, có trụ sở chính đặt
tại Hà Nội, có văn phòng tại các tỉnh, thành phố, cơ quan đại diện hàng không ở n-
ớc ngoài gồm các cơ quan đại diện vùng và từng nớc, có tài khoản tại ngân hàng
kể cả tài khoản bằng ngoại tệ, có con dấu, cờ, trang phục và phù hiệu riêng. Đơn vị
quản lý trực tiếp là Cục Hàng Không Dân Dụng Việt Nam.
Đứng trớc tình hình cạnh tranh và nhiệm vụ mới, 27- 05- 95 Chính phủ đã ra
Quyết định 328/TTg thành lập Tổng công ty Hàng Không Việt Nam và đến ngày
27- 01- 96 đã phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty thông qua
Nghị Định số 04/CP. Theo đó Tổng công ty HKVN có tổng số vốn đợc giao là
1661,339 tỉ đồng, bao gồm 25 đơn vị thành viên.
(1)
1
Chiến lợc phát triển Tổng công ty HKVN đến năm 2010/năm2000.
(1)
Chiến lợc phát triển Tổng công ty HKVN đến năm 2010/năm2000.

14

Chuyển giao công nghệ trong chiến lợc phát triển của Tổng Công Ty HKVN
1.2. Ngành nghề kinh doanh chủ yếu:
Theo quyết định số 328/TTg ngày 27 tháng5 năm 1995 của Thủ tớng Chính
phủ về việc thành lập Tổng công ty HKVN, ngành nghề kinh doanh của Vietnam
airlines nh sau:
- Vận tải hàng không đối với hành khách, hành lý, hàng hoá, bu kiện trong n-
ớc và quốc tế.
- Bay dịch vụ
- Sửa chữa tàu bay, sản xuất, sửa chữa trang thiết bị vận tải hàng không.
- Sản xuất thực phẩm, hàng tiêu dùng.
- Kinh doanh thơng nghiệp, xuất nhập khẩu, xăng dầu và bất động sản.
- Vận tải mặt đất, du lịch, khách sạn.
- In, quảng cáo.
- T vấn đầu t.
- Khảo sát thiết kế xây dựng.
- Đào tạo, cung ứng lao động.
- Cho thuê tài sản.
- Kinh doanh các ngành nghề khác theo quy định của pháp luật.
1.3. Tổ chức bộ máy quản lý:
Tổng công ty là 1 doanh nghiệp Nhà nớc có vị trí, quyền hạn, nhiệm vụ đợc
quy định rõ ràng trong Điều lệ tổ chức và hoạt động đã đợc Chính phủ phê duyệt.
(Nghị định số 04/CP ngày 27/1/1996).
Tổng công ty tổ chức quản lý theo nguyên tắc hạch toán kinh tế dới 3 hình
thức sau:
1.3.1. Tổng công ty:
Tổng công ty là đơn vị có t cách pháp nhân đầy đủ, có tài khoản riêng tại
ngân hàng, thực hiện chế độ hạch toán độc lập tự chủ trong kinh doanh, phù hợp
với luật doanh nghiệp và các quy định khác của pháp luật, có quyền quản lý, sử
dụng vốn và tài nguyên, các nguồn nhân lực khác của Nhà nớc giao theo quy định
của pháp luật để thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ đợc giao.

15
Chuyển giao công nghệ trong chiến lợc phát triển của Tổng Công Ty HKVN
Bộ máy quản lý của cơ quan Tổng công ty đợc đặt dới sự chỉ đạo của Hội
đồng quản trị gồm: 1 Tổng giám đốc, 3 phó Tổng giám đốc và các phòng ban chức
năng giúp việc.
Hội đồng quản trị gồm Chủ tịch và 6 thành viên khác.
Hội đồng quản trị có quyền và trách nhiệm xây dựng đờng lối phơng hớng,
kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh của Tổng công ty nhằm hoàn thành nhiệm
vụ đợc giao, kiểm tra giám sát mọi hoạt động của Tổng công ty trong việc sử
dụng, bảo quản và phát triển vốn các nguồn lực đợc giao và trong việc thực hiện
các nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị cũng nh các quy định của pháp
luật.
Tổng giám đốc do Thủ tớng Chính phủ bổ nhiệm có chức năng chịu trách
nhiêm về mọi hoạt động của Tổng công tyy trớc Hội đồng quản trị và Thủ tớng
Chính phủ. Tổng giám đốc có quyền điều hành cao nhất trong Tổng công ty và là
đại diện pháp nhân của Tổng công ty.
Giúp việc cho Tổng giám đốc là 3 phó Tổng giám đốcphụ trách 3 lĩnh vực:
kỹ thuật, khai thác và thơng mại. Ngoài ra, giúp việc cho Tổng giám đốc còn có
các phòng ban chuyên môn, nghiệp vụ.
1.3.2. Các đơn vị sản xuất kinh doanh độc lập trực thuộc Tổng công ty Hàng
không gồm có:
- Công ty cung ứng xăng dầu Hàng không.
- Công ty xuất nhập khẩu Hàng không.
- Công ty cung ứng dịch vụ Hàng không.
- Công ty t vấn khảo sát thiết kế Hàng không.
- Công ty xây dựng công trình Hàng không.
- Công ty nhựa cao cấp Hàng không.
- Công ty vận tải ô tô Hàng không.
- Công ty in Hàng không.
- Công ty Dịch vụ Hàng không sân bay Nội Bài.

- Công ty Dịch vụ Hàng không sân bay Tân Sơn Nhất.
- Công ty Dịch vụ Hàng không sân bay Đà Nẵng
16
Chuyển giao công nghệ trong chiến lợc phát triển của Tổng Công Ty HKVN
- Công ty cung ứng và xuất nhập khẩu lao động Hàng không.
Các công ty này ngoài việc tham gia vào dây chuyền vận tải Hàng không còn
tham gia vào thị trờng ngoài Hàng không, tạo thành các trung tâm lợi nhuận riêng
biệt, hạch toán độc lập với Tổng công ty, có t cách pháp nhân đầy đủ, có tài khoản
riêng ở ngân hàng, hoạt động theo chế độ hạch toán kinh tế độc lập, chịu sự ràng
buộc về quyền lợi và nghĩa vụ đối với Tổng công ty, đối với Tổng công ty theo
quy định tại Điều lệ của Tổng công ty. Bộ máy quản lý ở các công ty đặt dới sự
chỉ đạo của Ban giám đốc công ty. Giúp việc cho ban giám đốc là các phó giám
đốc và các phòng ban chức năng.
1.3.3. Các đơn vị hạch toán phụ thuộc gồm có
- Hãng Hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam airlines).
- Công ty bay dịch vụ Hàng không (VASCO)
- Xí nghiệp thơng mại mặt đất Nội Bài
- Xí nghiệp thơng mại mặt đất Đà Nẵng
- Xí nghiệp thơng mại mặt đất Tân Sơn Nhất
- Xí nghiệp sửa chữa máy bay A76 (Nội Bài)
- Xí nghiệp sửa chữa máy bay A 75 (Tân Sơn Nhất)
Các đơn vị này thực hiện hạch toán phụ thuộc, đợc quyền tự chủ kinh doanh
theo phân cấp quản lý của Tổng công ty, chịu sự ràng buộc về nghĩa vụ và quyền
lợi đối với Tổng công ty. Tổng công ty chịu trách nhiệm cuối cùng về các nghĩa vụ
tài chính phát sinh theo cam kết của các đơn vị này. Kết quả hoạt động kinh doanh
của các đơn vị này đợc tổng hợp lại và báo cáo trên danh nghĩa khối hạch toán tập
trung của Tổng công ty Hàng không- Thuế GTGT và thuế thu nhập đợc tính tại
Tổng công ty sau khi cộng kết quả kinh doanh toàn khối.
Ngoài ra còn có các đơn vị liên doanh có vốn góp của Tổng công ty:
- Công ty liên doanh sản xuất bữa ăn trên máy bay Nội Bài (NCS)

- Công ty liên doanh sản xuất bữa ăn trên máy bay Tân Sơn Nhất (VAC)
- Công ty trách nhiệm hữu hạn dịch vụ hàng hoá Tân Sơn Nhất
- Công ty cổ phần hàng không (Pacific Airlines)
- Công ty phân phối toàn cầu (ABACUS VIET NAM)
17
Chuyển giao công nghệ trong chiến lợc phát triển của Tổng Công Ty HKVN
Các đơn vị sự nghiệp:
- Viện khoa học hàng không
- Trung tâm cung ứng lao động hàng không
1.4. Những thuận lợi và khó khăn của Tổng công ty HKVN:
a. Thuận lợi:
Trong giai đoạn hiện nay, Tổng công ty HKVN có nhiều thuận lợi đây là do
tác động của những nhân tố chủ quan và khách quan.
Trớc hết phải kể đến những chính sách kinh tế vĩ mô (chính sách mở cửa
khuyến khích đầu t ), các chính sách này đã tạo nên một môi tr ờng kinh doanh
thuận lợi và ổn định cho công ty để mạnh dạn đẩy mạnh hoạt động của mình bao
gồm cả hoạt động tự đầu t và liên doanh, liên kết.
Tiếp theo, phải kể đến nhân tố thu nhập quốc dân tăng tác động mạnh đến
nhu cầu đi lại bằng phơng tiện hiện đại của ngời Việt Nam.
Hơn nữa trong những năm gần đây, Việt Nam là một trong những điểm du
lịch trên thế giới, thu hút đợc một số lợng đáng kể khách nớc ngoài.
Sự phát triển của công nghệ và vận tải hàng không thế giới cũng đóng góp
một phần quan trọng trong sự phát triển của Tổng công ty, tạo điều kiện cho Tổng
công ty tiếp cận với những thành tựu công nghệ tiên tiến, giảm bớt đợc khoảng
cách lạc hậu so với các hãng hàng không khác trên thế giới và trong khu vực.
Bên cạnh đó phải kể đến những yếu tố nội tại của công tuy đó là năng lực
tiềm tàng của bản thân, đội ngũ cán bộ lãnh đạo và chuyên môn có trình độ
chuyên môn cao, có năng lực.
b. Khó khăn:
Thị trờng cạnh tranh ngày một gay gắt trong lĩnh vực vận tải hàng không.

Chính sách mở cửa và khuyến khích đầu t nơc ngoài đã thu hút đợc rất nhiều các
công ty hàng không hàng đầu trên thế giới, họ có điều kiện về vật chất, kỹ thuật và
nhiều kinh nghiệm. Điều này đòi hỏi Vietnam airlines phải cố gắng rất nhiều để
tồn tại và phát triển.
Hơn nữa trong điều kiện hiện nay, một khó khăn rất lớn cho công ty trong
việc quyết định đầu t là vấn đề vốn. So với các hãng HK lớn trong khu vực Châu á
18
Chuyển giao công nghệ trong chiến lợc phát triển của Tổng Công Ty HKVN
nh Cathay Pacific, Singapore airlines Tổng công ty HKVN còn nhỏ bé về khả
năng vốn. Vốn Nhà nớc giao khi thành lập công ty tơng đơng 150 triệu USD. Vốn
vừa ít về hiện vật vừa không hợp lý về cơ cấu. Vốn lu động nới chỉ đáp ứng 20%
nhu cầu. Trong khi đó máy bay, trang thiết bị tuy đã đợc đổi mới một bớc song
vẫn còn thiếu, mạng lới trung tâm, phòng bán vé ở các thành phố lớn còn ít, công
nghệ sửa chữa máy bay còn thiếu cha đáp ứng đợc nhu cầu sửa chữa các máy bay
phơng Tây. Do đó, vấn đề vốn đầu t đợc đặt ra đối với công ty nh một vấn đề cấp
bách. Việc phát triển vốn sẽ quyết định khả năng phát triển đội máy bay và mở
rộng kinh doanh của công ty. Theo tính toán, khả năng vốn tích luỹ của công ty
trong một số năm tới chỉ có thể đáp ứng đợc 8% nhu cầu vốn đầu t, tuy nhiên để
tồn tại phát triển hơn nữa thì không thể không có đầu t.
2. Vai trò của công nghệ và CGCN đối với sự phát triển Tổng công ty HKVN.
2.1. Đặc trng của công nghệ và chuyển giao công nghệ trong ngành Hàng không
dân dụng.
Khi nói đến Hàng Không dân dụng (HKDD), ngời ta nghĩ ngay đến những
chiếc máy bay và đây chính là phần cứng- phần cốt lõi của công nghệ hàng không
bởi vì sự hiện đại của máy bay kéo theo sự phát triển các thành phần khác. Máy
bay là phơng tiện hoạt động thể hiện đặc thù của hàng không di chuyển trong môi
trờng khí quyển, không phụ thuộc địa hình giữa các điểm đi/đến; có thời gian di
chuyển ít nhất so với các phơng tiện giao thông khác. Với mục đích vận chuyển
hành khách, hàng hoá, thăm dò, nghiên cứu, máy bay góp phần quan trọng trong
việc mở rộng giao lu hợp tác quốc tế, thúc đẩy thơng mại toàn cầu. Tuy nhiên,

để máy bay có thể hoạt động một cách an toàn với mật độ cao thì cần phải có hệ
thống quản lý điều hành bay gồm sân bay là nơi tiếp nhận các máy bay đi/đến.
Nhà ga hàng không là nơi hành khách, hàng hoá đi/đến. Tổ hợp sân bay với nhà ga
gọi là cảng hàng không, ngoài ra còn có các thiết bị thông tin liên lạc, dẫn đờng,
khí tợng giúp quản lí hoạt động bay an toàn, điều hoà và kinh tế. Về vai trò, trình
độ công nghệ sản xuất máy bay là yếu tố có ảnh hởng chi phối đối với các thiết bị
còn lại. Vì khi trình độ công nghệ sản xuất máy bay thay đổi thì tính năng bay của
máy bay (tốc độ, độ cao bay, sức chở, tầm bay, chiều dài đờg cất/hạ cánh cần
19
Chuyển giao công nghệ trong chiến lợc phát triển của Tổng Công Ty HKVN
thiết ) cũng thay đổi. Sự thay đổi này, tiếp đến, lại tác động đến ph ơng thức chỉ
huy điều hành bay, đến yêu cầu kỹ thuật của sân bay, nhà ga hàng không, đến việc
khai thác, bảo dỡng máy bay.
Phần con ngời trong công nghệ hàng không bao gồm: con ngời trong bộ máy
nhà đơng cục (CAAV và các sân bay), con ngời điều hành không lu (quản lý bay),
con ngời trong khối thơng mại và con ngời trong lĩnh vực kỹ thuật và khai thác.
Chính nhờ tính năng động và sáng tạo của con ngời trong các bộ phận khác nhau
nói trên mà máy bay mới có thể hoạt động hết công suất, hết tính năng kỹ thuật và
thơng mại, mang lại hiệu quả kinh tế kỹ thuật của đầu t công nghệ. Con ngời đóng
vai trò chủ chốt trong công nghệ, tuy nhiên vì ở các bộ phận khác nhau nên con
ngời muốn hoạt động có hiệu quả lại cần một tổ chức hợp lý và phải đợc cung cấp
thông tin đầy đủ, kịp thời từ ngời cung cấp phần cứng là các nhà chế tạo.
Phần thông tin chính là các tài liệu thuyết trình tính năng kỹ thuật tính năng
thơng mại của máy bay, về cấu hình kỹ thuật, cấu tạo và hớng dẫn sử dụng, bảo d-
ỡng máy bay. Từ các tài liệu cơ bản ban đầu thông qua kinh nghiệm khai thác của
thế giới, con ngời tự tìm ra đợc một phơng thức sử dụng tối u có hiệu quả nhất. Vì
thế thông tin chính là bí quyết của công nghệ máy bay và đợc coi là sức mạnh của
công nghệ máy bay.
Phần tổ chức, khi có đủ 3 thành phần là máy bay, con ngời và thông tin thì
hiệu quả của việc sử dụng công nghệ máy bay phụ thuộc rất nhiều vào vấn đề phối

hợp, kết nối 3 thành phần này. ở đây, phần tổ chức thể hiện vai trò của mình. Máy
bay chỉ có thể hoạt động nhịp nhàng, có hiệu quả khi có đợc một tổ chức tổng thể
hợp lý, trong đó, từng đầu mối nhà chức trách đến ngời khai thác trực tiếp phải
hình thành một bộ máy tổ chức một cách khoa học, không chồng chéo, không bỏ
sót bất kỳ công đoạn nào trong việc khai thác công nghệ máy bay. Nếu một trong
các đầu mối nào đó của phần tổ chức có trục trặc sẽ ảnh hởng không nhỏ tới hiệu
quả của khai thác công nghệ. Tất nhiên, phần tổ chức công nghệ hàng không phụ
thuộc vào mức độ hiện đại của máy bay và thông tin hàng không, song bản thân
nó quyết định sự cấu thành của 3 thành phần máy bay, con ngời và thông tin.
20
Chuyển giao công nghệ trong chiến lợc phát triển của Tổng Công Ty HKVN
Vì vậy, tổ chức công nghệ hàng không chính là động lực của công nghệ hàng
không.
Từ đặc trng trên đây, ta thấy rằng hàng không dân dụng là một ngành công
nghệ cao, với nhiều thiết bị kỹ thuật phức tạp. Nhng đây cũng là một ngành dịch
vụ mà việc ứng dụng công nghệ mới nhằm nâng cao chất lợng dịch vụ- ở đây là
dịch vụ vận tải hàng không gồm chuyên chở khách và hàng hoá. Do đó, chuyển
giao công nghệ hàng không không chỉ đơn thuần là việc các hãng hàng không
nhập khẩu các thiết bị phần cứng (máy bay) mà đi kèm với các thiết bị này là việc
chuyển giao các tài liệu hớng dẫn sử dụng, sơ đồ, quy trình vận hành; đào tạo nâng
cao trình độ nhân lực (ví dụ: đào tạo ngời lái, thợ sửa chữa, bảo dỡng kỹ thuật máy
bay, cán bộ quản lý ) cho n ớc tiếp nhận để đảm bảo rằng sau khi chuyển giao
công nghệ hãng hàng không nớc tiếp nhận có đủ kiến thức, khả năng khai thác vận
hành các quy trình công nghệ đó và dựa vào việc khai thác công nghệ mới này
hãng có thể cung cấp dịch vụ cho khách hàng với chất lợng phục vụ thoả mãn yêu
cầu. Chuyển giao công nghệ hàng không thờng đợc thực hiện trong các lĩnh vực:
khai thác, bảo dỡng máy bay, quản lý điều hành bay.
2.2. Vai trò của CGCN trong ngành không dân dụng thế giới
Hơn một thế kỷ trôi qua kể từ những ngày đầu con ngời chinh phục bầu trời.
Có thể nói, Hàng không thế giới đã có một bề dầy lịch sử hình thành và phát triển,

mà đánh dấu sự phát triển này chính là sự tiến bộ của công nghệ hàng không.
Cùng với sự phát triển không ngừng của công nghệ cơ khí chế tạo, điện tử, công
nghệ thông tin, công nghệ hàng không giúp việc vận chuyển hành khách và hàng
hoá trở nên thuận tiện hơn và hàng không dần trở thành một trong các ngành dịch
vụ hàng đầu của hầu hết các quốc gia trên thế giới.
Sự ra đời của nhiều loại máy bay, thiết bị mới với hàm lợng công nghệ cao,
một mặt thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ lĩnh vực hàng không dân dụng, mặt khác
cũng dẫn đến một cuộc cạnh tranh quyết liệt giữa các hãng hàng không các quốc
gia trên thế giới. Đến lợt nó, sự cạnh tranh này lại giúp phát triển nền hàng không
thế giới.
21
Chuyển giao công nghệ trong chiến lợc phát triển của Tổng Công Ty HKVN
Các quốc gia phát triển dờng nh có u thế hơn trong cuộc cạnh tranh này. Các
hãng hàng không của họ với tiềm lực về khoa học- công nghệ và tài chính nên có
năng lực vận tải cao, chất lợng dịch vụ hàng không tốt hơn, thu hút nhiều khách
hàng nên thu nhiều lợi nhuận.
Đối với các quốc gia đang phát triển, các hãng hàng không còn non kém,
muốn rút ngắn khoảng cách và đuổi kịp về trình đô công nghệ hàng không buộc
họ phải nhanh chóng tiếp cận công nghệ mới, tăng cờng chuyển giao công nghệ
hàng không nớc ngoài, làm chủ công nghệ này và tiến tới xây dựng nền công
nghiệp hàng không riêng cho mình.
Chuyển giao công nghệ giúp các hãng hàng không đang phát triển có đợc
những công nghệ hiện đại, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh với các hãng hàng
không lớn, thể hiện ở chỗ: Các hãng hàng không này có thể đầu t tăng khối lợng
vận chuyển, mở các loại máy bay mới có kích thớc lớn hơn, tầm bay xa hơn trang
thiết bị hiện đại và tiện nghi hơn. Do vậy các hãng hàng không có thể tăng đợc
khối lợng vận chuyển, mở rộng các tuyến bay, đáp ứng thị hiếu và ngày càng thu
hút nhiều khách hàng; đồng thời cùng với việc tiếp nhận chuyển giao công nghệ
mới, các hãng hàng không này còn nâng cao trình đợc độ nguồn nhân lực, học hỏi
kinh nghiệm quản lí tiên tiến và tiết kiệm đợc các chi phí thuê mợn, hạ giá thành

dịch vụ nên lợi nhuận tăng lên. Hơn nữa về dài hạn, với cơ sở vật chất đó và nguồn
nhân lực đợc đào tạo, có trình độ về khoa học công nghệ trong lĩnh vực hàng
không sẽ thúc đẩy tiềm lực nội sinh về công nghệ hàng không của quốc gia đó.
Việt Nam hiện cũng là một nớc đang phát triển. Ngành Hàng không dân
dụng Việt Nam còn rất non trẻ. Do vậy, để có thể bắt kịp tốc độ phát triển của
Hàng không các nớc trong khu vực và thế giới thì cần đổi mới về công nghệ mà
con đờng ngắn nhất là tăng cờng chuyển giao công nghệ hàng không của nớc
ngoài.
2.3. Khái quát về vai trò của CGCN đối với sự phát triển của TCT HKVN
Là doanh nghiệp Nhà nớc thuộc mộtu ngành kinh tế kỹ thuật hiện đại, hoạt
động trên thị trờng có tính quốc tế và cạnh tranh ngày càng khốc liệt, đối với Tổng
22
Chuyển giao công nghệ trong chiến lợc phát triển của Tổng Công Ty HKVN
công ty HKVN, khoa học và công nghệ (KH CN) đợc coi là nền tảng và động
lực thúc đẩy hiện đại hoá và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Xuất phát điểm thấp, chủ yếu là công nghệ của Liên Xô cũ,vì vậy, để đổi mới
KHCN, Tổng công ty đã đề ra định hớng đặt chuyển giao công nghệ (CGCN) là
nhiệm vụ và tiêu chuẩn hàng đầu trong các dự án lớn và dài hạn, chuẩn hoá quốc
tế các quy trình, qui định chuyên ngành, đi thẳng vào những công nghệ tiên tiến.
Qua 10 năm, quá trình đổi mới KHCN thực sự đã làm thay đổi diện mạo của
Tổng công ty HKVN. Với một đội hình trẻ trung gồm các loại máy bay hiện đại
nh ATR-72, A320/321, F- 70, B767, B777 thay thế cho đội máy bay của Liên Xô
trớc đây, Tổng công ty ngày càng thu hút nhiều khách hàng trong nớc và nớc
ngoài, mở rộng các tuyến bay (243 tuyến bay quốc tế và 15 tuyến nội địa) trở
thành cầu nối giao lu kinh tế, xã hội, văn hoá giữa Việt Nam với các nớc trong khu
vực và thế giới, đóng góp to lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nớc (nộp
ngân sách nhà nớc gần 10 nghìn tỷ đồng từ năm 1999), nâng cao uy tín và năng
lực cạnh tranh của hàng không Việt Nam trên trờng quốc tế.
Cùng với việc hiện đại hoá các trang thiết bị, phơng tiện kỹ thuật các chơng
trình CGCN nớc ngoài, đặc biệt trong lĩnh vực khai thác bảo dỡng kỹ thuật máy

bay đã giúp nâng cao trình độ KH-CN và quản lý của đội ngũ lao động trong Tổng
công ty. Các cán bộ, nhân viên kỹ thuật của Tổng công ty đã hoàn toàn làm chủ và
khai thác hiệu quả những công nghệ mới (đáp ứng hơn 80% lái chính cho các loại
máy bay ATR- 72, A320, F70, B777; đủ khả năng thực hiện bảo dỡng kỹ thuật
theo tiêu chuẩn VAR- 145 của cục Hàng không dân dụng Việt Nam và JAR- 145
Châu Âu
(1)
.
Mặt khác, Tổng công ty cũng bớc đầu xây dựng đợc các cơ sở nghiên cứu
KHCN hàng không. Mặc dù, cơ sở vật chất còn thiếu song các cán bộ KHCN của
Tổng công ty rất nỗ lực, sáng tạo trong công tác nghiên cứu, triển khai ứng dụng
nhằm phát huy năng lực nội sinh về công nghệ hàng không. Mỗi năm có khoảng
10 đề tài nghiên cứu khoa học đợc Hội đồng khoa học ngành Hàng không dân
dụng phê duyệt và trong số đó, nhiều đề tài cấp ngành, cấp nhà nớc đã đợc đa vào
(1)
Tạp chí Hàng không Việt Nam số7/2003 trang31.
23
Chuyển giao công nghệ trong chiến lợc phát triển của Tổng Công Ty HKVN
ứng dụng góp phần nâng cao chất lợng dịch vụ vận tải hàng không nhất là tiết
kiệm chi phí ngoại tệ cho Nhà nớc.
Sự phát triển của Tổng công ty HKVN những năm qua, ngoài việc nhờ có đ-
ờng lối đúng đắn, sự quan tâm hỗ trợ của Nhà nớc và những yếu tố khách quan của
thị trờng hàng không quốc tế, thì phải khẳng định vai trò then chốt đổi mới công
nghệ, trong đó u tiên chuyển giao công nghệ nớc ngoài của Tổng công ty.
2.4. Những thành tựu của Tổng công ty HKVN những năm qua
Trong những năm gần đây, bên cạnh những khó khăn TCT Hàng không đã
gặt hái những thành công đáng kể xứng đáng với vị trí của một ngành kinh tế mũi
nhọn trong công cuộc CNH- HĐH đất nớc. Có đợc điều này một phần nhờ vào
chiến lợc phát triển đúng đắn của Tổng công ty; đó là lấy phát triển khoa học
công nghệ làm nền tảng, u tiên chuyển giao công nghệ nớc ngoài, đào tạo nhân lực

làm chủ công nghệ mới. Qua nhiều năm thực hiện, Tổng công ty đã nâng cao đợc
năng lực vận tải hàng không một cách rõ rệt với khả năng khai thác các loại máy
bay hiện đại, bớc đầu có thể cạnh tranh và hội nhập vào thị trờng hàng không thế
giới.
2.4.1. Kết quả chung của toàn Tổng công ty Hàng không Việt Nam 1998-2002.
Doanh thu: Tổng doanh thu giai đoạn 1998- 2002 là 44,2 nghìn tỷ đồng,
tăng bình quân là 16,2%/năm (chỉ tiêu đề ra 4-7%), trong đó doanh thu của
Vietnam Airlines là 29,7 nghìn tỷ đồng, tăng bình quân 18,1%/năm; khối các
doanh nghiệp hạch toán độc lập là 14,7 nghìn tỷ đồng, tăng bình quân 8,4% năm.
Tổng lợi nhuận trớc thuế: giai đoạn 1998- 2002 toàn Tổng công ty đạt 2393
tỷ đồng, trong khi chỉ tiêu Đại hội I đề ra trong những năm đầu là phấn đấu giảm
lỗ, tiến tới hoà vốn và có lãi. Trong đó, Vietnam Airlines là 1881 tỷ đồng khối các
doanh nghiệp hạch toán độc lập là 512 tỷ đồng. Mức doanh lợi (lợi nhuận trớc
thuế thu nhập doanh nghiệp trên 1000 đồng vốn sở hữu) hàng năm đều tăng, từ 75
đồng năm 1998 lên 279 đồng năm 2002.
(1)
(1), (2)
Báo cáo Đại hội Đảng bộ TCT HKVN lần thứ 2 nhiệm kỳ 2003-2008.
24
Chuyển giao công nghệ trong chiến lợc phát triển của Tổng Công Ty HKVN
Nguồn vốn chủ sỡ hữu đợc bảo toàn và không ngừng phát triển. Vốn ban
đầu đợc giao năm 1996 là 1.298 tỷ đồng, năm 1998 là 1.530 tỷ đồng, đến năm
2002 đã tăng lên 3.063 tỷ đồng gấp 2,4 lần so với số vốn đợc giao.
Nộp ngân sách Nhà nớc 5 năm (1998- 2002) là 4.551 tỷ đồng (đạt chỉ tiêu
đề ra), trong đó Vietnam Airlines 1.307 tỷ đồng, các doanh nghiệp hạch toán độc
lập là 3.243 tỷ đồng.
(2)
Thu nhập của ngời lao động từ giữa năm 1999 đến nay đã đợc cải thiện và
ngày một tăng lên.
2.4.2. Thành tựu về vận tải hàng không

a) Vận tải hành khách:
Trong những năm qua, nhờ có sự phát triển đội bay, tiếp thu và làm chủ
công nghệ các loại máy bay mới nên TCT Hàng không Việt Nam có điều kiện mở
rộng các đờng bay quốc tế và nội địa. Tính đến nay, mạng bay quốc tế của TCT
gồm 22 đờng bay trực tiếp từ Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đến 17 điểm nớc ngoài,
trong đó:
- 6 điểm ở Đông- Bắc á : Quảng Châu, Hồng Kông, Đài Bắc, Cao Hùng,
Osaka (Nhật Bản) và Seoul (Hàn Quốc).
- 7 điểm ở Đông Nam á : Băng- cốc (Thái Lan), Singapore, Kuala Lumpur
(Malaysia), Manila (Philipine), Viên Chăn, Phnôm- Pênh và Xiêm Riệp, Côn
Minh (Trung Quốc).
- 2 điểm ở úc: Sydney và Melburn
- 1 điểm ở Châu Âu: Paris (Pháp), Moscow (Nga)
- 1 điểm ở Trung Cận Đông: Đu-bai.
Ngoài ra, bằng các hình thức hợp tác với các hãng hàng không nớc ngoài
TCT còn gián tiếp khai thác 5 điểm quốc tế khác gồm: Tokyo (Nhật), Beclin, Zu-
rich, Los Angeles, San Fransico.
Mạng đờng bay nội địa đợc tổ chức theo mô hình trục nạn theo suet chiều
dài đất nớc, gồm 15 điểm với 3 trung trung tâm trung chuyển hàng không là Hà
Nội, Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh. Các đờng bay nối 3 trung tâm này là đờng trục
(
25

×