Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

tình huống truyện trong truyện ngắn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (204.05 KB, 12 trang )

Khái quát về tình huống truyện trong truyện ngắn
1. Khái niệm truyện ngắn
Nhận diện thể loại truyện ngắn cũng như sáng tạo về thể loại truyện ngắn là một nỗ lực liên
tục cho cả người sáng tác và giới nghiên cứu phê bình. Từ W. Gớt thế kỷ XVII cho đến
Sêkhốp, từ Lỗ Tấn đến Môpatxăng, từ Antônốp thế kỷ XIX - XX, đến Nguyễn Công Hoan,
Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Kiên… họ đã đưa ra những cách phân biệt khác nhau. Các khái
niệm thường xoáy vào bình diện chính: dung lượng, cốt truyện, nhân vật, chi tiết, ngôn ngữ…
để khái quát thành đặc trưng. Người cho truyện ngắn là một “khoảnh khắc”, một “trường
hợp”, người nhấn mạnh vào nhân vật, vào tính súc tích của chi tiết, cô đúc của ngôn từ… Ở
phần chủ yếu, chúng ta có thể hình dung: truyện ngắn là một tác phẩm tự sự cỡ nhỏ mà nội
dung thường chỉ xoay quanh một tình huống truyện chủ chốt nào đó.
2. Khái niệm và vai trò của tình huống truyện
Theo Hêghen, nhà triết học, mỹ học lỗi lạc người Đức (1770- 1831) trong tác phẩm nổi tiếng
Mỹ học đã dành nhiều trang viết về tình huống: “Nói chung tình huống là một trạng thái có
tính chất riêng biệt và trở thành được quy định. Ở trong thuộc tính này của nó, tình huống góp
phần biểu lộ nội dung là cái phần có được một sự tồn tại bên ngoài bằng sự biểu hiện nghệ
thuật”.
Nhà văn Nguyễn Minh Châu cho rằng: “Với truyện ngắn và với một tác giả có kinh nghiệm
viết, tôi nghĩ rằng đôi khi người ta nghĩ ra được một cái tình thế xảy ra chuyện, thế là coi như
xong một nửa…Những nhà văn có tài đều là những người có tài tạo ra những tình thế xảy ra
chuyện vừa rất cá biệt vừa mang tính phổ biến hoặc tượng trưng” và “…những người cầm bút
có cái biệt tài có thể chọn ra trong cái dòng đời xuôi chảy một khoảnh khắc thời gian mà ở đó
cuộc sống đậm đặc nhất, chứa đựng nhiều ý nghĩa nhất, một khoảnh khắc cuộc sống…nhưng
bắt buộc con người ở vào một tình thế phải bộc lộ ra cái phần tâm can nhất, cái phần ẩn náu
sâu kín nhất, thậm chí có khi là khoảnh khắc chứa đựng cả một đời người, một đời nhân loại”
(Nguyễn Minh Châu, Trang giấy trước đèn, NXB KHXH, H. 1994, tr. 258).
Như vậy, tình huống còn được gọi là tình thế và các nhà văn Việt Nam quen dùng tình thế
hơn là tình huống. Nhà văn Nguyễn Kiên đã hơn một lần nói về bản chất và vai trò của tình
huống: “Theo quan niệm của tôi, mỗi truyện ngắn chỉ tập trung vào một tình thế nảy sinh
trong cuộc sống. Nếu truyện ngắn có đến hơn một tình thế thì truyện ngắn đó lập tức bị phá
vỡ”. (Nhiều tác giả, Nghệ thuật viết truyện ngắn và ký, NXB Thanh niên, H. 2000, tr. 44).


Nhà văn Nguyên Ngọc khi bàn về truyện ngắn đã đặc biệt chú ý đến vấn đề tình huống:
“Truyện ngắn dẫu sao cũng phải ngắn, do đó thủ thuật chủ yếu của truyện ngắn là thủ thuật
điểm huyệt […] Truyện ngắn điểm huyệt thực hiện bằng cách nắm bắt trúng những tình
huống cho phép phơi bày cái chủ yếu nhưng lại bị che giấu trong muôn mặt cuộc sống hàng
ngày”. (Bùi Việt Thắng, Truyện ngắn - những vấn đề lý thuyết và thực tiễn thể loại, NXB
ĐHQGHN, H. 2000, tr. 114).
Từ một số ý kiến trên, có thể khái quát về tình huống truyện như sau: Đối với truyện ngắn,
tình huống giữ vai trò là hạt nhân của cấu trúc thể loại, nó chính là cái hoàn cảnh riêng được
tạo nên bởi một sự kiện đặc biệt khiến cho tại đó, cuộc sống hiện lên đậm đặc nhất và ý đồ tư
tưởng của tác giả cũng được bộc lộ sắc nét nhất.
3. Phân loại tình huống
Hiện nay, còn nhiều cách phân loại tình huống khác nhau: Cơ bản có 3 cách phân loại như
sau:
Cách thứ nhất: Chia tình huống thành các kiểu: Tình huống kịch; Tình huống tâm trạng; Tình
huống tượng trưng.
Cách thứ hai: Chia tình huống thành các kiểu: Tình huống thắt nút; Tình huống tương phản;
Tình huống luận đề.
Cách thứ ba: Chia tình huống thành các kiểu: Tình huống hành động; Tình huống tâm trạng;
Tình huống nhận thức.
Trong ba cách phân loại trên, thì cách phân loại thứ 3 có lẽ dễ tiếp nhận, phù hợp với giáo
viên và học sinh THPT. Theo cách phân loại này, thì ba loại tình huống nêu trên tạm thời
được TS Chu Văn Sơn phân biệt như sau:
- Tình huống hành động: Là loại sự kiện đặc biệt mà trong đó nhân vật bị đẩy tới một tình thế
(thường là éo le) chỉ có thể giải quyết bằng hành động. Tình huống này thường hướng tới một
kiểu nhân vật: Nhân vật hành động. Tức là loại nhân vật chủ yếu được hiện lên bằng hệ thống
hành vi, hành động của nó, các bình diện khác ít được quan tâm. Do đó, nó quyết định đến
diện mạo của toàn truyện: truyện ngắn giàu kịch tính.
- Tình huống tâm trạng: Đó là sự kiện đặc biệt của đời sống mà ở đó nhân vật rơi vào một tình
thế làm nảy sinh một biến động nào đó trong thế giới tình cảm. Tình huống này thường dẫn
tới một kiểu nhân vật là: con người tình cảm. Nghĩa là kiểu nhân vật được hiện lên chủ yếu

bằng thế giới nội cảm của nó, nhà văn tạo dựng nên hình tượng nhân vật chủ yếu bằng một hệ
thống chất liệu là cảm giác, cảm xúc với các phức hợp khác nhau của chúng. Còn các khía
cạnh khác (như ngoại hình, hành động, lí tính…) ít được quan tâm. Và vì thế, nó quyết định
đến diện mạo của toàn truyện: truyện ngắn trữ tình.
- Tình huống nhận thức: Đó là sự kiện đặc biệt của đời sống mà tại đó nhân vật được đẩy tới
một tình thế bất thường: đối mặt với một bài học nhận thức, bật lên một vấn đề (về nhân sinh,
về nghệ thuật) cần phải vỡ lẽ, giác ngộ. Kiểu nhân vật của dạng tình huống này đương nhiên
là: nhân vật tư tưởng. Nghĩa là kiểu nhân vật được khai thác chủ yếu ở đời sống nhận thức lí
tính của nó. Chất liệu cơ bản để dệt nên nhân vật là hệ thống những quan sát, phân tích, suy lí,
đúc kết, chiêm nghiệm,… Mà trường hợp đậm đặc nhất là mỗi nhân vật giống như một tư
tưởng được nhân vật hoá vậy. Diện mạo của loại truyện ngắn này cũng đương nhiên là
nghiêng về triết luận.
Sự phân loại như trên là tương đối. Trong thực tế, các dạng ấy đều ít nhiều có tính pha tạp chứ
không hoàn toàn"thuần chủng" như mô tả. Viêc nhận diện chỉ dựa vào sự nổi trội của yếu tố
nào đó.
4. Phương pháp tiếp cận tình huống
Theo TS. Chu Văn Sơn, quy trình tiếp cận tình huống gồm các bước sau:
4.1. Xác định tình huống truyện :
-Đặt câu hỏi: Sự kiện nào bao trùm và chi phối toàn bộ thiên truyện này? Hay sự kiện bao
trùm nào đã giúp tác giả dựng lên toàn bộ truyện ngắn này?
-Tổng hợp các tình tiết: Lướt qua những tình tiết chính và xác định một trong các tình tiết ấy
đóng vai trò bao trùm, chi phối quán xuyến toàn truyện, hay chúng chỉ là những thành tố nối
kết với nhau để làm thành một sự kiện lớn hơn, sự kiện ấy mới trùm lên tất cả?
-Tìm tên gọi để định danh. Đây là khâu khá then chốt, chưa tìm được tên thích hợp thì xem
như tình huống vẫn còn nằm ngoài tầm tay của ta vậy.
4.2. Phân tích tình huống: Cần phân tích trên các bình diện cơ bản sau:
-Diện mạo của tình huống (bình diện không gian)
-Diễn biến của tình huống (bình diện thời gian)
-Mối liên kết của tình huống với các khâu khác của tác phẩm (chi phối đến tổ chức hình thức
của văn bản nghệ thuật truyện ngắn)

4.3. Rút ra ý nghĩa tư tưởng của tình huống: Thông điệp thẩm mĩ mà tình huống chứa đựng
-Về quan niệm: Toát lên quan niệm gì về nhân sinh, thẩm mĩ ?
-Về cảm xúc: Chứa đựng cảm xúc chủ đạo gì ?
5. Giảng dạy một số tác phẩm truyện ngắn từ góc độ tình huống truyện
Khi giảng dạy một tác phẩm truyện ngắn, sau phần Giới thiệu chung (giới thiệu về cuộc đời
và sự nghiệp sáng tác của tác giả; giới thiệu về hoàn cảnh ra đời tác phẩm), trong phần Đọc –
hiểu văn bản, tôi thường hướng dẫn học tìm hiểu về tình huống truyện. Xuất phát từ tình
huống truyện, tôi khai thác tác phẩm về các khía cạnh: nhân vật, kết cấu, nghệ thuật trần
thuật,… Từ đó, tôi hướng dẫn học sinh rút ra được chủ đề tác phẩm.
5.1. Tác phẩm Vợ nhặtcủa Kim Lân
5.1.1. Xác định tình huống
Sau khi lướt qua các tình tiết chính của truyện này, ta dễ dàng thấy rằng hạt nhân của truyện
ngắn Vợ nhặt là một cuộc hôn nhân oái ăm, kì lạ. Và đó chính là cái "tình thế nảy ra truyện",
cái tình huống của câu chuyện: Tràng – anh nông dân nghèo thô kệch, dân ngụ cư bỗng
“nhặt” được vợ trong nạn đói khủng khiếp năm 1945.
5.1.2. Phân tích tình huống truyện
-Việc Tràng “nhặt vợ” tạo ra sự lạ lùng, ngạc nhiên đối với tất cả mọi người:
+Khi Tràng dẫn vợ về thì cả xóm ngụ cư ngạc nhiên. Trước hết là lũ trẻ. "Lũ ranh" ấy bỗng
nhiên mất hẳn đi một bạn chơi, khi có đứa chợt nhận ra quan hệ của họ là "chồng vợ hài".
Còn đám người lớn thì ngớ ra "không tin được dù đó là sự thật". Khi đã rõ, họ tò mò thì ít mà
ái ngại nhiều hơn: "Giời đất này còn rước cái của nợ đời về".
+Tiếp đến là bà cụ Tứ cũng quá đỗi ngạc nhiên: hoàn toàn không tin nổi - không tin vào mắt
mình (ngỡ mình trông gà hoá cuốc), không tin vào tai mình (quái, sao lại chào mình bằng
"u").
+Ngay cả Tràng vẫn không hết ngạc nhiên vì mình được vợ: chẳng những cứ đứng "tây ngây"
giữa nhà tối hôm trước mà đến tận hôm sau, qua một đêm có vợ rồi nhưng "hắn cứ lơ lửng
như người đi ra từ trong một giấc mơ".
-Tình huống “nhặt vợ” là tình huống oái ăm, kì lạ:
+ Tràng - một gã trai nghèo khổ, thô kệch, lại là dân ngụ cư, lâu nay ế vợ, bỗng dưng "nhặt"
được vợ, mà lại là vợ theo không.

+ Tràng lấy vợ vào lúc không ai lại đi lấy vợ - giữa những ngày nạn đói đang lăm le cướp đi
mạng sống của mỗi người.
+ Một đám cưới thiếu tất cả mà lại như đủ cả (thiếu tất cả những lễ nghi tối thiểu nhất của một
đám cưới, nhưng nó lại có cái quan trọng nhất, cốt lõi nhất: sự thương yêu gắn bó thực lòng).
-Tâm trạng của những nhân vật trước tình huống này chứa đầy những cảm xúc ngổn ngang,
mâu thuẫn và các nhân vật có sự thay đổi về tính cách:
+Bà cụ Tứ vui vì cuối cùng con mình cũng có vợ nhưng lại tủi vì sự trớ trêu của số phận: có
phải thời “tao đoạn” như thế, người ta mới chịu lấy con mình? Bà mẹ nghèo nặng trĩu những
lo âu cho tương lai con “liệu chúng nó có nuôi nhau nổi sống qua được cơn đói khát này
không?”. Câu hỏi từ đáy lòng của bà mẹ chất chứa nỗi hoang mang, ám ảnh của kiếp nghèo
không lối thoát. Trong lời nghẹn nghào tâm sự có cả sự xót xa, một chút ân hận vì đã không
làm được đầy đủ bổn phận của người mẹ đối với con.
+Tâm trạng của Tràng cũng biến đổi liên tục. Lúc đầu Tràng tỏ ra lo lắng trước cảnh nghèo
“… thóc gạo này mà còn đèo bòng”. Sau đó, Tràng chấp nhận đưa vợ về ra mắt với tâm trạng
lâng lâng hạnh phúc, ngượng ngịu, bối rối. Sau một ngày có vợ, Tràng cảm thấy vui sướng,
hạnh phúc và “nên người”. Tràng nhận ra được trách nhiệm của bản thân đối với gia đình, với
mẹ, với vợ và những đứa con sau này. Tràng tin tưởng sự đổi đời ở tương lai.
+Người vợ nhặt: Trước khi làm vợ Tràng, chị liều lĩnh, chao chát. Khi về làm vợ, chị tỏ ra lễ
phép, đảm dang, hiền hậu, biết thu vén gia đình và có hiểu biết về thời sự.
5.1.3. Ý nghĩa tư tưởng của tình huống truyện
-Tố cáo được tội ác của thực dân Pháp và phát xít Nhật, kẻ đã gây ra nạn đói khủng khiếp,
không chỉ cướp đi sinh mệnh của mấy triệu người Việt Nam, mà còn hạ thấp giá trị con
người.
-Phát hiện và khẳng định bản chất tốt đẹp và sức sống kì diệu của con người: ngay trên bờ vực
của cái chết, họ vẫn hướng về sự sống, khát khao tổ ấm gia đình và thương yêu đùm bọc lẫn
nhau.
5.2. Tác phẩm Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi
5.2.1. Xác định tình huống
Đây là câu chuyện về gia đình của anh Giải phóng quân tên Việt. Nhân vật này rơi vào tình
huống đặc biệt: trong một trận đánh, Việt bị thương phài nằm lại giữa chiến trường. Anh

nhiều lần ngất đi rồi tỉnh lại, tỉnh lại rồi ngất đi. Trong những lúc tỉnh lại ngất đi đó, bao nhiêu
kí ức về gia đình, về đồng đội, về bản thân cứ mồn một hiện về lung linh sống động trong tâm
trí Việt.
5.2.2. Phân tích tình huống
-Nhờ tình huống truyện, tác phẩm có một lối tự sự riêng. Lối tự sự, kể chuyện không hoàn
toàn theo trật tự thời gian mà chủ yếu theo dòng hồi tưởng miên man đứt nối của Việt lúc bị
thương nằm lại giữa chiến trường mênh mông bóng tối - bóng tối của màn đêm, bóng tối do
đôi mắt bị thương không thể nhìn thấy gì bên ngoài. Chính nhờ cách trần thuật này mà mạch
truyện đi về thoải mái giữa quá khứ và hiện tại; giữa cái đang ở trước mặt với cái đã thành kỉ
niệm xa xưa.
-Dòng ý thức của Việt chập chờn giữa những lần tỉnh, ngất ấy đã lần lượt tái hiện những gì đã
qua, đang có trong đời anh. Dòng nội tâm anh đứt nối, nối đứt đã tái hiện bao nét sinh động cụ
thể về chú Năm, má , chị Chiến:
+Má:
* Có cuộc sống cơ cực, nhọc nhằn, khổ đau.
* Rất mực yêu thương chồng con và căm thù giặc sâu sắc: đi đòi đầu chồng; thương con hết
mực nhưng rất nghiêm khắc (trong hồi ức chập chờn của Việt, má hiện lên đầu tiên: ghé lại,
xoa đầu, đánh thức, lấy cơm cho Việt ăn…); luôn luôn nhắc nhở con về truyền thống gia đình
và mối thù dân tộc; hun đúc, nuôi dưỡng ở con ý chí chiến đấu không mệt mỏi.
+ Chú Năm:
* Có giọng hò: tiếng hò vừa nhắc nhớ về truyền thống, thắp lên niềm tự hào về quê hương
khó nghèo nhưng bất khuất, vừa như lời hiệu triệu, một tiếng trống quân thúc giục động viên
thanh niên ra trận.
* Giữ cuốn sổ gia đình, ghi từng ngày thay cho Việt và Chiến -> giữ lửa yêu nước truyền cho
các thế hệ.
* Yêu nước, gắn bó với quê hương tha thiết, căm thù giặc sâu sắc.
+ Chị Chiến:
* Yêu thương và luôn nhường nhịn Việt, trừ việc giành đi bộ đội với Việt.
* Mang những phẩm chất của má: đảm đang, tháo vát, sắp xếp chu đáo mọi việc trước khi lên
đường nhập ngũ; bộc trực, quyết liệt, gan góc, quyết không đội trời chung với kẻ thù.

-Qua dòng hồi ức của nhân vật Việt, người đọc thấy hiện lên hình ảnh của một chàng trai mới
lớn rất hồn nhiên, vô tư mà dũng cảm, gắn bó với những người thân và giàu tinh thần trách
nhiệm với truyền thống của gia đình, quê hương:
+ Tính cách trẻ con, hồn nhiên, vô tư: tranh đi bộ đội, tranh bắt ếch với chị; trong khi chị
Chiến lo toan thu xếp việc gia đình thì Việt “lăn kềnh ra ván cười”, vừa nghe vừa “chụp một
con đom đóm úp trong lòng tay” rồi ngủ quên lúc nào không biết; đi đánh giặc vẫn đeo ná
thun; không sợ giặc nhưng lại sợ ma; mỗi lúc tỉnh lại ngoài chiến trường, Việt nhớ về gia
đình, thèm được má cưng chiều…
+ Tình cảm gắn bó và ý thức trách nhiệm với truyền thống gia đình:
* Gắn bó, yêu thương những người thân: tình cảm gia đình được thể hiện qua dòng hồi ức của
Việt về ba má, chú Năm, chị Chiến…
* Có ý thức trách nhiệm thiêng liêng của một đứa con với truyền thống gia đình: lòng căm thù
giặc, khát vọng cầm súng chiến đấu trả thù cho ba má, bảo vệ gia đình, quê hương…
* Chiến đấu gan góc, quả cảm: diệt được xe bọc thép của giặc; bị thương nặng, lạc đồng đội,
trong hồi ức đứt nối nhưng luôn thường trực nung nấu: tìm về với anh em, để tiếp tục đấu
tranh; một mình ở lại giữa chiến trường nhưng vẫn sẵn sàng trong tư thế chiến đấu…
-Cách trần thuật này rất hữu hiệu trong việc thể hiện nội dung tư tưởng chủ đạo: gia đình là
cội nguồn sâu thẳm nhất của con người, và truyền thống gia đình là thực sự thiêng liêng, vì nó
đã hiện lên trong một thời khắc thiêng liêng.
-Cách kể chuyện này có hai tác dụng về nghệ thuật: câu chuyện vừa được kể, cũng là lúc tính
cách nhân vật được khắc họa; câu chuyện trở nên mới mẻ, hấp dẫn vì được kể qua con mắt,
tấm lòng và bằng ngôn ngữ, giọng điệu riêng của nhân vật.
5.2.3. Ý nghĩa tư tưởng của tình huống truyện
Nhà văn dựng tình huống tâm trạng nên trần thuật theo dòng ý thức của nhân vật. Qua đó thể
hiện:
-Phẩm chất anh hùng của người nông dân Nam Bộ với ý tưởng nghệ thuật: người anh hùng là
sản phẩm của một thời đại, đồng thời là sản phẩm của một truyền thống gia đình.
-Ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
-Sự hòa quyện giữa tình cảm gia đình và tình cảm yêu nước, giữa truyền thống gia đình và
truyền thống dân tộc đã tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn của con người Việt Nam trong

kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
5.3. Tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xacủa Nguyễn Minh Châu
5.3.1. Xác định tình huống
Truyện ngắn xoay quanh một tình huống chủ chốt: Nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng tìm vào vùng quê
miền biển mong chụp được bức ảnh nghệ thuật về làm lịch và tưởng đã thành công khi thu
vào ống kính khung cảnh chiếc thuyền ngoài xa đẹp như một giấc mơ. Nhưng ngay sau đó,
anh đã phải chứng kiến một nghịch cảnh trớ trêu: cảnh bạo hành trong một gia đình hàng chài
vừa bước xuống từ con thuyền ấy. Những ngày sau, cảnh bạo hành đó vẫn tiếp diễn. Chánh án
Đẩu đã mời người đàn bà làng chài đến tòa án để giải quyết chuyện gia đình của chị.
5.3.2. Phân tích tình huống
- Tình huống truyện được tạo nên bởi nghịch cảnh giữa vẻ đẹp chiếc thuyền ngoài xa với cái
thật gần là sự ngang trái trong gia đình thuyền chài. Sau nhiều ngày “phục kích”, Phùng mới
được “một cảnh “đắt” trời cho”. Nó giống như “một bức tranh mực tàu của một danh họa thời
cổ”. Toàn bộ khung cảnh “từ đường nét đến ánh sáng đều hài hòa và đẹp, một vẻ đẹp thực
đơn giản và toàn bích”. Nhưng oái oăm thay, cảnh đẹp nhất, có hồn nhất lại là cảnh ẩn chứa
những điều tệ hại nhất, xót xa nhất: bước ra từ thuyền là một người đàn bà xấu xí, mệt mỏi;
một người đàn ông to lớn dữ dằn; một cảnh tượng tàn nhẫn: gã chồng đánh đập vợ một cách
thô bạo; đứa con thương mẹ, đánh lại cha.
-Cuộc gặp gỡ của Đẩu, Phùng và người đàn bà hàng chài ở tòa án đã đẩy tình huống truyện
lên tầm cao của giá trị nhận thức. Chánh án Đẩu đứng về phía người vợ để khuyên chị ly hôn
nhưng thật bất ngờ, bằng những lý lẽ rất chân tình, người vợ từ chối, thậm chí van xin tòa án
cho chị không bỏ chồng. Theo chị, gã chồng là chỗ dựa quan trọng của người phụ nữ làng
chài, nhất là khi biển động phong ba. Hơn nữa, chị còn có những đứa con, chị phải sống vì
con, sống cho con chứ không thể sống vì bản thân. Và trên thuyền cũng có những lúc vợ
chồng con cái sống vui vẻ.
Qua câu chuyện của người đàn bà ở tòa án, chúng ta hiểu thêm về nguyên nhân bi kịch và tính
cách của các nhân vật:
+Gánh nặng mưu sinh đã làm cho người chồng thay đổi tính cách từ hiền lành sang thô bạo.
Người chồng vừa là nạn nhân của cuộc sống đói nghèo vừa là thủ phạm gây ra nỗi đau cho vợ
và con.

+Người vợ là một phụ nữ nhẫn nhịn, cam chịu, giàu lòng vị tha, bao dung, giàu lòng thương
con. Chị thấu hiểu sâu sắc lẽ đời.
+Đẩu hiểu được nguyên do người đàn bà không thể bỏ chồng là vì những đứa con. Anh vỡ lẽ
ra nhiều điều trong cách nhìn nhận cuộc sống. Anh hiểu rằng, con người và cuộc sống phong
phú, phức tạp chứ không dễ dàng lý giải và can thiệp như anh tưởng lúc ban đầu.
+Phùng như thấy chiếc thuyền nghệ thuật ở ngoài xa, còn sự thật cuộc đời lại ở rất gần. Cái
đẹp ngoại cảnh anh ngỡ là hoàn hảo, toàn bích có thể che khuất cái bề bộn, ngổn ngang của
đời sống. Bề ngoài nhếch nhác, lam lũ, cơ cực lại có thể chứa đựng những vẻ đẹp tiềm ẩn
trong con người. Câu chuyện của người đàn bà ở tòa án huyện giúp anh hiểu rõ hơn cái có lí
trong cái tưởng như nghịch lí ở gia đình thuyền chài. Anh hiểu thêm tính cách của Đẩu và
hiểu thêm chính mình.
5.3.3. Ý nghĩa tư tưởng của tình huống truyện
Tình huống truyện chứa đựng những suy ngẫm, phát hiện sâu sắc của nhà văn về cách để nhìn
nhận, đánh giá con người, cuộc sống và về mối quan hệ giữa nghệ thuật với hiện thực, người
nghệ sĩ với cuộc đời:
+Cuộc đời không đơn giản, xuôi chiều mà chứa đựng nhiều nghịch lý. Cần nhìn nhận mọi sự
việc, hiện tượng trong hoàn cảnh cụ thể của nó và trong mối quan hệ với nhiều yếu tố khác
nữa.
+ Muốn giúp đỡ con người không chỉ dựa vào thiện chí hay kiến thức sách vở mà phải thấu
hiểu cuộc sống của họ và có những biện pháp thiết thực.
+Con người ta luôn phải nhìn lại mình. Hoạt động tự ý thức khiến con người ngày càng hoàn
thiện hơn.
+Nghệ thuật chân chính không bao giờ rời xa cuộc sống. Nghệ thuật chân chính là cuộc sống
và phải luôn luôn vì cuộc sống.
6, Việc giảng dạy truyện ngắn hiện nay
Tác phẩm truyện ngắn chiếm một số lượng khá lớn trong chương trình Ngữ văn ở trường phổ
thông. Điều này phản ánh đúng tương quan của thành tựu truyện ngắn so với những thể loại
văn xuôi khác trong đời sống văn học của chúng ta.
Trong bài viết Truyện ngắn hôm nay (đăng trên báo Văn nghệ, số 48, ngày 30/11/1991),
Nguyễn Đăng Mạnh viết: “Quan trọng nhất của truyện ngắn là tạo ra một tình huống nào đấy,

từ tình huống ấy bật nổi một bản chất tính cách nhân vật hoặc bộc lộ một tâm trạng”. Nhà văn
Nguyễn Kiên cũng cho rằng: “Điều quan trọng đối với truyện ngắn là phải lựa chọn được tình
thế” (Bùi Việt Thắng, Bình luận truyện ngắn, NXB VH, H. 1999, tr.43). Nhà thơ Hữu Thỉnh
cũng quan niệm truyện ngắn phải “tạo ra các tình huống để nhân vật bộc lộ tính cách” (Bùi
Việt Thắng, Bình luận truyện ngắn, NXB VH, H. 1999, tr.42). Như vậy, từ người nghiên cứu
đến người sáng tác đều thừa nhận vai trò quan trọng của tình huống đối với sự thành công của
một truyện ngắn. Tuy nhiên, việc khai thác, tìm hiểu, khám phá truyện ngắn từ góc độ tình
huống truyện chưa được sự quan tâm đúng mức của người dạy và người học nên việc cảm thụ
tác phẩm truyện ngắn của người học chưa được sâu sắc.
Theo chúng tôi, ngoài việc tiếp cận tác phẩm truyện ngắn qua phân tích nhân vật, cốt truyện,
kết cấu, ngôn ngữ , chúng ta còn có thể tiếp cận từ tình huống của truyện để làm nổi bật
được giá trị của tác phẩm. Một số tác phẩm truyện ngắn nên tiếp cận từ hướng này: Vợ nhặt
(Kim Lân), Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu), Những đứa con trong gia đình
(Nguyễn Thi),Đôi mắt (Nam Cao), Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân), Vi hành (Nguyễn Ái
Quốc), Tinh thần thể dục (Nguyễn Công Hoan), Hai đứa trẻ (Thạch Lam)
7. Kết luận và đề xuất
-Giảng dạy tác phẩm truyện ngắn từ góc độ tình huống truyện có nhiều ưu điểm:
+Giúp học sinh cảm thụ tác phẩm một cách sâu sắc theo đặc trưng thể loại.
+Học sinh nắm được những nét riêng của từng truyện, đồng thời thấy được tài năng và cá tính
sáng tạo của mỗi nhà văn.
-Giảng dạy tác phẩm truyện ngắn từ góc độ tình huống truyện cần lưu ý:
+Nghệ thuật tạo dựng tình huống là tạo hoàn cảnh đặc trưng, đặt nhân vật vào một hoàn cảnh
đặc biệt nào đấy để nhân vật bộc lộ hết tính cách, tâm trạng của mình.
+Khi phân tích tình huống cần theo các bước:
* Xác định tình huống.
* Phân tích diễn biến tình huống.
* Rút ra ý nghĩa tư tưởng của tình huống truyện.
+Hạt nhân của thể loại truyện ngắn là tình huống truyện nhưng cũng không phải là yếu tố duy
nhất để thể hiện hết chủ đề, tư tưởng và ý dồ nghệ thuật của nhà văn. Do đó, khi phân tích
tình huống truyện cần phải phân tích nhân vật, giọng điệu, kết cấu… để có sự đánh giá một

cách toàn diện và sâu sắc hơn.
+Khai thác và giảng dạy truyện ngắn từ góc độ tình huống không phải là một hướng đi mới
mà chỉ là một phương pháp hiệu quả để khám phá tư tưởng chủ đề của tác phẩm. Chính vì
vậy, vấn đề này cần được ứng dụng rộng rãi hơn vào việc nghiên cứu, giảng dạy truyện ngắn
nói chung và giảng dạy truyện ngắn ở trường phổ thông nói riêng.
 TÌNH HUỐNG TRUYỆN
1. Lý thuyết
1.1. Giới thuyết truyện ngắn : Nhận diện thể loại truyện ngắn là một nỗ lực liên tục
của cả người sáng tác và giới nghiên cứu lí luận. Từ W.Gơt ở thế kỉ XVII cho đến Sê khôp,
từ Lỗ Tấn đến Môpatxăng, từ Antônôp thế kỉ XIX- XX, đến Nguyễn Công Hoan, Nguyễn
Minh Châu, Nguyễn Kiên… Họ đưa ra những cách khu biệt khác nhau. Các định nghĩa
thường xoáy vào các bình diện chính : dung lượng, cốt truyện, nhân vật, chi tiết, ngôn
ngữ… để khái quát thành đặc trưng. Mỗi người vẫn một phách, tiếng nói chung còn mờ
nhạt. Người này cho truyện ngắn là một "khoảnh khắc", một "trường hợp", người khác
nhấn mạnh vào nhân vật, vào tính súc tích của chi tiết, cô đúc của ngôn từ
Theo tôi, việc phân định có thể dựa vào hai tiêu chí chính là dung lượng và thi pháp. Giữa
hai tiêu chí, "dung lượng" là cần nhưng phụ và thứ yếu, còn "thi pháp"mới là đủ, là chính,
là chủ yếu.
- Về dung lượng : truyện ngắn được xem là tác phẩm tự sự cỡ nhỏ, chủ yếu được viết
bằng văn xuôi. Nghĩa là ngắn, thậm chí cực ngắn (truyện mini) nhân vật không nhiều,
tình tiết và chi tiết đời sống cũng không nhiều.
- Thi pháp : ngoài những yếu tố như cốt truyện, lối trần thuật, ngôn ngữ thì tình huống
được xem là hạt nhân thể loại của truyện ngắn.
Bởi thế, ở phần cốt yếu, có thể hình dung : truyện ngắn là tác phẩm tự sự cỡ nhỏ mà nội
dung thường chỉ xoay quanh một tình huống truyện chủ chốt nào đó.
1.2. Giới thuyết tình huống : Như thế, giới thuyết về truyện ngắn, rốt cuộc, khâu then
chốt lại chính là phải giới thuyết về tình huống truyện. Cả giới sáng tác lẫn giới nghiên
cứu đều có dụng công nắm bắt, định nghĩa khâu chủ chốt này.
1.2.1. Các định nghĩa.
Phát huy sở trường tư duy bằng hình ảnh hình tượng, có người sáng tác đã coi tình huống

là "cái tình thế nảy ra truyện", là "lát cắt" của đời sống mà qua đó có thể thấy được cả
trăm năm của đời thảo mộc, là "một khoảnh khắc mà trong đó sự sống hiện ra rất đậm
đặc", "khoảnh khắc chứa đựng cả một đời người, thậm chí cả một đời nhân loại" (Nguyễn
Minh Châu). Định nghĩa như thế là xoáy vào nghịch lí thú vị sau đây của tình huống : qua
cái ngắn mà thấy được cái dài, qua một khoảnh khắc ngắn ngủi mà thấy được diện mạo
toàn thể. Nghĩa là tính "đặc biệt điển hình" của cái tình thế cuộc sống chứa đựng trong
đó. Đây là một tố chất thẩm mĩ tiềm ẩn của tình huống. Ở một chỗ khác Nguyễn Minh
Châu có nói đến một khái niệm na ná là "tình thế". Nghĩa là một khoảnh khắc nào đó của
đời sống mà ở đó một mối quan hệ (con người với con người, hoặc con người với ngoại
vật) bị đẩy đến trước một tương quan éo le. Ông gọi là "cái tình thế nảy ra truyện". Như
vậy, có khi tình huống bao chứa tình thế, lại có khi tình thế bao chứa tình huống.
1.2.2. Còn người nghiên cứu, với sở trường trừu tượng hoá, đã khái quát tình huống như
là "một hoàn cảnh đặc biệt" của đời sống. Hình dung như vậy cũng phần nào chạm tới cái
vùng ven của vấn đề. Tuy nhiên, dừng lại ở đó không thôi thì đối tượng hẵng còn xa mờ
quá.
Để tiếp cận tình huống truyện, không thể không nhìn nhận trên những khía cạnh căn bản
sau đây :
- Về bản thể: tình huống truyện, xét đến cùng, là một sự kiện đặc biệt của đời sống được
nhà văn sáng tạo trong tác phẩm theo lối lạ hoá.
Nói "lạ hoá" có nghĩa là :
+ Nhà văn đã làm sống dậy trong sự kiện ấy một tình thế bất thường của quan hệ đời
sống (quan hệ giữa các nhân vật tham gia vào sự kiện, hoặc giữa nhân vật với ngoại
giới).
+ Tại sự kiện ấy bản chất của nhân vật hiện hình sắc nét.
+ Tại sự kiện ấy ý tưởng của tác giả cũng bộc lộ trọn vẹn.
Từ đó có thể đúc kết : Tình huống là một sự kiện đặc biệt trong đó chứa đựng một tình
thế bất thường của quan hệ đời sống.
- Về hình tướng của nó, cần khu biệt với hai khái niệm giáp ranh : đỉnh điểm và hoàn
cảnh điển hình.
+ So với "đỉnh điểm", tình huống truyện vừa có điểm tương đồng vừa có điểm dị biệt.

Đỉnh điểm là một khâu của hệ thống cốt truyện. Nó chỉ được coi là "đỉnh điểm" trong
quan hệ với các khâu còn lại như giới thiệu, thắt nút, phát triển và cởi nút. Nó là cái "đỉnh
chót" của hàng loạt sự kiện và biến cố dệt nên cốt truyện. Còn "tình huống" lại là cái sự
kiện bao trùm lên toàn bộ một tác phẩm truyện ngắn. Trong tình huống dường như có đủ
các khâu của cốt truyện nhưng dưới dạng đã được nén lại.
+ So với "hoàn cảnh điển hình", tình huống truyện vừa rộng hơn vừa hẹp hơn. Rộng về
diện hoạt động. Nếu "hoàn cảnh điển hình" là khái niệm chỉ nhất thiết tồn tại trong một
phạm trù văn học là "văn học hiện thực", thì "tình huống truyện", với tư cách là hạt nhân
của một thể loại, lại có mặt ở mọi phạm trù văn học. Còn hẹp về qui mô. "Hoàn cảnh
điển hình" thường được tạo dựng từ hàng loạt sự kiện với một khung cảnh xã hội rộng
dài, thì tình huống chỉ là một "khoảnh khắc", một "lát cắt", thâu tóm vào khuôn khổ mộ
sự kiện nhỏ và trọn vẹn nào thôi. Nếu nhìn từ tương quan với hoàn cảnh cũng có thể định
nghĩa : tình huống là sự cô đặc của một hoàn cảnh điển hình nào đó.
- Về vai trò : Tình huống là hạt nhân của cấu trúc thể loại truyện ngắn. Nghĩa là nó quyết
định đến sự sống còn của một truyện ngắn. Hãy nhìn vào hai dạng biến động cơ bản về
qui mô của truyện ngắn : a) dạng mở rộng : khi một truyện ngắn có đến hai sự kiện
"tranh nhau" đóng vai trò hạt nhân, vai trò quán xuyến, thì truyện ngắn đang "vươn vai"
thành truyện dài ; b) dạng giản lược : khi một truyện ngắn co mình lại trong một số chữ
hạn định để thành truyện cực ngắn, truyện mini, thì có thể thấy các thành tố khác của
truyện như nhân vật, cảnh vật, lời trần thuật có thể giảm thiểu đến kiệt cùng, còn cái mà
nó quyết giữ chính là tình huống. Mất "tình huống" nó có thể thành tản văn, thành tuỳ
bút, thành thơ văn xuôi, thành kí, nghĩa là thành gì gì khác… chứ quyết không thể còn là
truyện ngắn. Mất tình huống tức là mất tính cách truyện ngắn. Vì thế mà có thể thấy vai
trò của nó trong hai tương quan sau :
+ Với văn bản truyện ngắn : nó là nhân tố tổ chức của thiên truyện. Tức là nó bao trùm
và chi phối các thành tố khác như nhân vật, cảnh vật, bố cục, kết cấu, lời trần thuật…
Nhìn ở chiều ngược lại, những thành tố kia châu tuần xung quanh để làm sống dậy cái
tình huống này. Diện mạo của một truyện ngắn, xét đến cùng, là do tình huống quyết
định.
+ Với người viết truyện ngắn : tạo được một tình huống đặc sắc, xem như đã có một tiền

đề khá chắc chắn cho thành công của tác phẩm. Nghĩa là, để làm nên một truyện ngắn
đầy đặn, người viết còn phải lo nhiều khâu khác như dựng người, dựng cảnh, lo tâm lí, lo
đối thoại … như thế nào nữa. Nhưng lo được tình huống rồi thì coi như đã có một hứa hẹn
tin cậy. Sáng tạo tình huống truyện là phần việc cốt yếu của lao động truyện ngắn vậy.
Từ đó có thể rút ra phương pháp luận đối với người đọc truyện ngắn là : bước vào một
truyện ngắn cần phải nắm được giá trị của các bình diện nghệ thuật cấu thành cái thực
thể sinh động là truyện ngắn. Nhưng nếu chưa nắm được tình huống thì coi như chưa
nắm được chiếc chìa khoá vàng để mở vào thế giới bí ẩn của truyện ngắn ấy.
2. Phân loại.
Từ quan niệm về tình huống, có thể có cách phân loại truyện ngắn sau đây :
2.1 Về tính chất, có thể thấy truyện ngắn có ba dạng chính, bởi chứa đựng ba dạng tình
huống truyện căn bản :
- Tình huống hành động. Là loại sự kiện đặc biệt mà trong đó nhân vật bị đẩy tới một
tình thế (thường là éo le) chỉ có thể giải quyết bằng hành động. Tình huống này thường
hướng tới một kiểu nhân vật : Nhân vật hành động. Tức là loại nhân vật chủ yếu được
hiện lên bằng hệ thống hành vi, hành động của nó, các bình diện khác ít được quan tâm.
Do đó, nó quyết định đến diện mạo của toàn truyện : truyện ngắn giàu kịch tính. Thậm
chí mỗi thiên truyện, ở dạng rõ nét nhất, có thể coi như một màn kịch, một vở kịch ngắn
trong y phục văn xuôi (Truyện ngắn Nguyễn Công Hoan là một trường hợp tiêu biểu).
- Tình huống tâm trạng. Đó là sự kiện đặc biệt của đời sống mà ở đó nhân vật rơi vào
một tình thế làm nảy sinh một biến động nào đó trong thế giới tình cảm. Tình huống này
thường dẫn tới một kiểu nhân vật là : Con người tình cảm. Nghĩa là kiểu nhân vật được
hiện lên chủ yếu bằng thế giới nội cảm của nó, nhà văn tạo dựng nên hình tượng nhân
vật chủ yếu bằng một hệ thống chất liệu là cảm giác, cảm xúc với các phức hợp khác
nhau của chúng. Còn các khía cạnh khác (như ngoại hình, hành động, lí tính…) ít được
quan tâm. Và vì thế, nó quyết định đến diện mạo của toàn truyện : truyện ngắn trữ tình.
(Truyện ngắn Hồ Dzếnh, Thanh Tịnh, Thanh Châu, nhất là Thạch Lam nghiêng về dạng
này)
- Tình huống nhận thức. Đó là sự kiện đặc biệt của đời sống mà tại đó nhân vật được đẩy
tới một tình thế bất thường : đối mặt với một bài học nhận thức, bật lên một vấn đề (về

nhân sinh, về nghệ thuật) cần phải vỡ lẽ, giác ngộ. Kiểu nhân vật của dạng tình huống
này đương nhiên là : nhân vật tư tưởng. Nghĩa là kiểu nhân vật được khai thác chủ yếu ở
đời sống nhận thức lí tính của nó. Chất liệu cơ bản để dệt nên nhân vật là hệ thống
những quan sát, phân tích, suy lí, đúc kết, chiêm nghiệm, toan tính v.v… Mà trường hợp
đậm đặc nhất là mỗi nhân vật giống như một tư tưởng được nhân vật hoá vậy. Diện mạo
của loại truyện ngắn này cũng đương nhiên là nghiêng về triết luận ( Nhiều truyện ngắn
của Nam Cao, và của Nguyễn Khải ở giai đoạn sau này có lẽ nghiêng về kiểu ấy). Cần lưu
ý, ở những trường hợp cực đoan, nó có thể là truyện ngắn luận đề.
Cũng cần phải lưu ý rằng : sự phân loại này là tương đối. Trong thực tế các dạng ấy đều
ít nhiều có tính pha tạp chứ không hoàn toàn"thuần chủng" như mô tả. Viêc nhận diện
chỉ dựa vào sự nổi trội của yếu tố nào đó.
2.2. Về số lượng
Có thể thấy truyện ngắn có hai loại :
1) truyện một tình huống. Cả truyện ngắn chỉ xoay quanh có một tình huống duy nhất
bao trùm. Có thể nói đây là loại truyện ngắn điển hình.
2) truyện ngắn nhiều tình huống. Cả thiên truyện được dệt từ nhiều tình huống. Tuy
nhiên, trong đó, chúng cũng phân vai thành chính - phụ (nghĩa là có cái nào đó là chủ
chốt) chứ không phải tất cả đều ngang hàng nhau, theo lối dàn đều. Đây là dạng truyện
ngắn không thật điển hình. Chúng thường có dáng dấp của một truyện dài thu nhỏ, hơn
là một truyện ngắn thực thụ (trong chương trình cấp ba, có thể ví dụ : Chí phèo của Nam
Cao, Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài, Mùa lạc của Nguyễn khải, Tướng về hưu của Nguyễn
Huy Thiệp )
Từ chỗ coi tình huống là hạt nhân của cấu trúc thể loại truyện ngắn, có thể thấy : thực
ra, chỉ có Truyện ngắn và Truyện dài. Không có cái gọi là Truyện vừa. Bởi việc phân định
ra Truyện vừa chỉ dựa vào có một tiêu chí rất phụ là độ dài trung bình của văn bản
truyện mà thôi.
3. Ứng dụng
3.1. Phương pháp tiếp cận tình huống.
Từ những nội dung lí thuyết trình bày trên đây, ít nhất có thể rút ra những ý nghĩa
phương pháp luận đối với việc tiếp cận sau : với người đọc, bước vào một truyện ngắn

tuy không thể bỏ qua việc phân tích tìm hiểu các thành tố khác cấu thành cái thực thể
sinh động là truyện ngắn (như nhân vật, cảnh vật, cốt truyện, kết cấu, ngôn ngữ ),
nhưng nếu chưa nắm được tình huống thì coi như chưa nắm được chiếc chìa khoá quan
trọng nhất để mở vào thế giới bí ẩn của truyện ngắn ấy. Đọc vào truyện ngắn thì điều tối
quan trọng là phải đọc cho ra tình huống truyện của nó.
Có thể hình dung về qui trình tiếp cận tình huống với các bước chính như sau :
Bước 1. Xác định tình huống truyện :
a. Đặt câu hỏi : Sự kiện nào bao trùm và chi phối toàn bộ thiên truyện này ? Hay Sự kiện
bao trùm nào đã giúp tác giả dựng lên toàn bộ truyện ngắn này ?
b. Tổng hợp các tình tiết : Lướt qua những tình tiết chính và xác định : một trong các tình
tiết ấy đóng vai trò bao trùm, chi phối quán xuyến toàn truyện, hay chúng chỉ là những
thành tố nối kết với nhau để làm thành một sự kiện lớn hơn, sự kiện ấy mới trùm lên tất
cả ? Đáng chú ý nhất ở đấy là cái tình thế bất thường nào đó mà chúng chứa đựng.
c. Tìm tên gọi để định danh. Đây là khâu khá then chốt, chưa tìm được tên thích hợp thì
xem như tình huống vẫn còn nằm ngoài tầm tay của ta vậy.
Bước 2: Phân tích tình huống.
Cần tiến hành phân tích các bình diện cơ bản sau đây :
a. Diện mạo của tình huống (bình diện không gian)
b. Diễn biến của tình huống (bình diện thời gian)
c. Mối liên kết của tình huống với các khâu khác của tác phẩm (chi phối đến tổ chức hình
thức của văn bản nghệ thuật truyện ngắn)
Bước 3: Rút ra ý nghĩa của tình huống:
Tức là rút ra cái thông điệp thẩm mĩ mà tình huống chứa đựng
a. Về quan niệm : Toát lên quan niệm gì về nhân sinh, thẩm mĩ ?
b. Về cảm xúc : Chứa đựng cảm xúc chủ đạo gì ?
3.2. Ví dụ minh hoạ
a) Loại truyện ngắn điển hình với một tình huống. Có thể phân tích 3 ví dụ : Vd1 : Chữ
người tử tù của Nguyễn Tuân : Tình huống hành động - kiểu nhân vật hành động - truyện
ngắn giàu kịch tính. Vd2 : Hai đứa trẻ của Thạch Lam : Tình huống tâm trạng - kiểu nhân
vật tình cảm - dạng truyện ngắn trữ tình ; Vd3 : Đôi mắt của Nam Cao : tình huống nhận

thức - kiểu nhân vật tư tưởng - dạng truyện ngắn triết luận ;
b) Loại truyện không thật điển hình : với nhiều tình huống. Phân tích hai ví dụ.
- Vd1 : Truyện ngắn Chí phèo của Nam Cao.
- Vd2 : Truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài.
(Chu Văn Sơn)
3. Tình huống truyện trong "Chữ người tử tù"
Đề: Phân tích tình huống truyện độc đáo trong truyện ngắn "Chữ người tử tù"
Dàn ý chi tiết
1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vấn đề
- Nguyễn Tuân (1910-1987) là "người nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái Đẹp" và cũng là cây bút
rất mực tài hoa, uyên bác. Nhà văn thường quan sát, miêu tả thế giới ở phương diện
thẩm mĩ và đánh giá con người dưới góc độ tài hoa, nghệ sĩ.
- Chữ người tử tù là truyện ngắn trích trong tập Vang bóng một thời (1940) là tác phẩm
tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân trước Cách mạng, tác phẩm được
đánh giá là "gần đạt đến sự hoàn mĩ". Góp phần vào thành công nghệ thuật của tác
phẩm, không thể không nói đến nghệ thuật tạo tình huống độc đáo.
2. Phân tích
* Khái niệm tình huống truyện:
+ Tình huống truyện là "cái tình thế của câu chuyện", là cảnh huống chứa đựng trong nó
những mâu thuẫn, xung đột hoặc những khả năng tiềm tàng để cốt truyện diễn tiến,
phát triển, nhân vật bộc lộ tính cách.
+ Vai trò của tình huống truyện trong tác phẩm.
Tình huống truyện có vai trò hết sức quan trọng, được ví như "cái chìa khóa vận hành cốt
truyện". Từ tình huống truyện, các sự kiện, biến cố của cốt truyện được phát triển, tính
cách nhân vật được bộc lộ. Việc giải quyết những mâu thuẫn, xung đột trong tình huống
truyện sẽ bộc lộ rõ tư tưởng chủ đề của tác phẩm và dụng ý nghệ thuật của tác giả. Việc
sáng tạo nên các tình huống độc đáo biểu hiện khả năng quan sát, khám phá bản chất
cuộc sống, bản chất con người của nhà văn.
* Tình huống độc đáo của truyện ngắn Chữ người tử tù
+ Đó là cuộc gặp gỡ kì lạ đầy éo le, trớ trêu giữa Huấn Cao và viên quản ngục. Nói là

cuộc gặp gỡ éo le và trớ trêu là bởi xét trên bình diện xã hội, Huấn Cao và quản ngục là
những kẻ đối địch nhau, là kẻ thù của nhau. Một người đấu tranh để lật đổ cái trật tự xã
hội hiện hành, một kẻ là đại diện cho cái trật tự mà người kia đang muốn đánh đổ.
Nhưng trên phương diện tài hoa, nhân cách, họ lại là những người bạn tri âm, tri kỉ. Một
người là nghệ sĩ, sáng tạo cái đẹp, một người biết thưởng thức và trân trọng cái đẹp. Một
người khí phách hiên ngang, cứng cỏi, một người ngưỡng mộ khí phách.
+ Đó là một cuộc gặp gỡ kì lạ: không gian diễn ra cuộc gặp gỡ là nhà ngục, là phòng
giam ẩm thấp bẩn thỉu nơi vốn chỉ gợi nhắc đến sự tăm tối, bạo hành và tội ác. Thời gian
diễn ra cuộc gặp gỡ cũng rất ấn tượng: đó là những ngày cuối cùng của người tử tù trước
khi bị giải về kinh chịu án chém.
* Vai trò của tình huống truyện:
+ Thể hiện tư tưởng, chủ đề tác phẩm: khẳng định sự bất tử của cái đẹp, sự tất thắng
của cái chân, cái thiện, cái mĩ trong cuộc đối đầu với những gì xấu xa, tăm tối, độc ác.
Thông điệp nghệ thuật mà nhà văn gửi gắm qua tình huống truyện là thông điệp về sức
mạnh cảm hóa kì diệu của nghệ thuật, của cái đẹp "Cái đẹp cứu rỗi nhân loại"
+ Bộc lộ tính cách nhân vật:Thông qua tình huống truyện, nhân vật Huấn Cao có cơ hội
bộc lộ rõ những phẩm chất cao đẹp: vừa hiên ngang, dũng liệt vừa tài hoa nghệ sĩ lại giữ
được cái tâm trong sáng. Còn quản ngục, qua tình huống éo le ấy, cũng thể hiện mình là
một người có khí phách, biết "biệt nhỡn liên tài", trân trọng tài năng và khí phách của
người anh hùng đồng thời là người vẫn giữ được thiên lương trong sáng.
+ Thúc đẩy cốt truyện phát triển (tạo không khí căng thẳng, lôi cuốn): Từ tình huống
truyện, cốt truyện được triển khai, phát triển và lên đến cao trào trong cảnh cho chữ cuối
tác phẩm. Chính tình huống độc đáo đã tạo cho câu chuyện sự lôi cuốn, hấp dẫn người
đọc ngay từ đầu tác phẩm.
+ Thể hiện rõ nét phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân: một người nghệ sĩ tài hoa, đầy
cá tính, luôn tìm tòi, khám phá cái đẹp, cái đẹp độc đáo, phi thường nhưng vẫn mang giá
trị nhân văn sâu sắc.
- Đánh giá chung: Tình huống truyện là một thành công nghệ thuật đặc sắc của tác
phẩm, góp phần tạo nên giá trị, sức hấp dẫn của tác phẩm đồng thời thể hiện rõ phong
cách nghệ thuật độc đáo của tác giả Nguyễn Tuân. .

×