Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

(Luận văn thạc sĩ) Đánh giá công tác bồi thường hỗ trợ tái định cư tại Dự án cải tạo nâng cấp đường tỉnh lộ 179 đoạn từ dốc lời tới ngã tư đường 181 trên địa bàn huyện Gia Lâm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.38 MB, 85 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN NGỌC ANH

ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG HỖ TRỢ TÁI
ĐỊNH CƯ TẠI DỰ ÁN CẢI TẠO NÂNG CẤP ĐƯỜNG
TỈNH LỘ 179 ĐOẠN TỪ DỐC LỜI TỚI NGÃ TƯ
ĐƯỜNG 181 TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIA LÂM

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

Thái Nguyên - 2021


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN NGỌC ANH

ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG HỖ TRỢ TÁI
ĐỊNH CƯ TẠI DỰ ÁN CẢI TẠO NÂNG CẤP ĐƯỜNG
TỈNH LỘ 179 ĐOẠN TỪ DỐC LỜI TỚI NGÃ TƯ
ĐƯỜNG 181 TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIA LÂM
Ngành: Quản lý đất đai
Mã số: 8.85.01.03

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
Người hướng dẫn khoa học: TS. Vũ Thị Quý

Thái Nguyên – 2021




i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin can đoan đây là đề tài nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và
kết quả sử dụng để nghiên cứu viết luận văn là trung thực và chưa được sử
dụng để bảo vệ học vị nào, mọi trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn
gốc rõ ràng.

Tác giả luận văn

Nguyễn Ngọc Anh


ii
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực tập và nghiên cứu đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ,
những ý kiến đóng góp, chỉ bảo quý báu của các Thầy, cơ Khoa Quản lý tài ngun
và Phịng đào tạo, trường Đại học Nơng Lâm Thái Ngun.
Để có được kết quả nghiên cứu này, ngoài sự cố gắng và nỗ lực của bản thân,
tơi có nhận được sự hướng dẫn chu đáo, tận tình của cơ giáo TS. Vũ Thị Q,
là người hướng dẫn trực tiếp tôi trong suốt thời gian nghiên cứu đề tài và viết
luận văn.
Tôi cũng nhận được sự giúp đỡ, tạo điều kiện của Phòng Tài nguyên và Môi
trường huyện Gia Lâm và các anh, chị em, bạn bè đồng nghiệp, sự động viên, tạo
mọi điều kiện về vật chất, tinh thần của gia đình và người thân.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày

tháng


Tác giả luận văn

Nguyễn Ngọc Anh

năm 2021


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. ii
DANH MỤC VIẾT TẮT ........................................................................................... iv
DANH MỤC CÁC BẢNG.......................................................................................... v
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................... vi
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
Chương 1 ..................................................................................................................... 3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................................................... 3
Chương 2 ................................................................................................................... 31
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................... 31
CHƯƠNG 3 .............................................................................................................. 34
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................................................ 34
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................... 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 68
PHỤ LỤC .................................................................................................................... 1


iv


DANH MỤC VIẾT TẮT
BTNMT

Bộ Tài nguyên và Môi trường

BĐĐC

Bản đồ địa chính

BCĐ

Ban chỉ đạo

CT

Chỉ thị

CNH-HĐH

Cơng nghiệp hóa- hiện đại hóa

GCN

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu
nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

HTTĐC

Hỗ trợ tái định cư


HĐND

Hội đồng nhân dân

HĐBT

Hội đồng bồi thường

KT-XH

Kinh tế-xã hội

KH

Kế hoạch

NĐ-CP

Nghị định- Chính phủ



Quyết định

QHSDĐ

Quy hoạch sử dụng đất

QLNN


Quản lý nhà nước

QH-KT

Quy hoạch- kiến trúc

QLĐT

Quản lý đô thị

TT

Thông tư

TU

Trung ương

TN&MT

Tài nguyên và môi trường

TTCN

Tiểu thủ công nghiệp

TNHH MTV

Trách nhiệm hữu hạn một thành viên


THPT

Trung học phổ thong

TTr

Tờ trình

UBND

Ủy ban nhân dân

VPĐK

Văn phòng đăng ký


v
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Tổng hợp một số chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội xã Dương Xá ............ 38
Bảng 3.2: Hiện trạng sử dụng đất năm 2020 của xã Đặng Xá .................................. 41
Bảng 3.3. Hiện trạng sử dụng đất xã Dương Xá năm 2020 ...................................... 42
Bảng 3.4: Dân số theo độ tuổi trong khu vực HTTĐC ............................................. 45
Bảng 3.5: Tình hình lao động trong khu vực HTTĐC .............................................. 45
Bảng 3.6: Kết quả về đối tượng bồi thường và điều kiện được bồi thường.............. 46
Bảng 3.7: Kết quả về đối tượng bồi thường và điều kiện được bồi thường.............. 47
Bảng 3.8: Kết quả về đất đai đã thực hiện bồi thường HTTĐC ............................... 48
Bảng 3.9: Kết quả bồi thường về đất đai................................................................... 49
Bảng 3.10: Kết quả bồi thường về tài sản trên đất .................................................... 54
Bảng 3.11: Tổng hợp kinh phí hỗ trợ HTTĐC ......................................................... 50

Bảng 3.12: Kết quả lấy ý kiến người dân trong khu vực HTTĐC qua phiếu điều tra52
Bảng 3.13: Tổng hợp kết quả ý kiến của cán bộ chuyên môn
về công tác bồi thường hỗ trợ tái định cư của dự án ................................................. 54
Bảng 3.14: Tỷ lệ đất nông nghiệp bị thu hồi của các hộ dân .................................... 55
Bảng 3.15: Phương thức sử dụng tiền bồi thường, hỗ trợ của các hộ dân ................ 56
Bảng 3.16: Trình độ văn hóa, chun mơn của số người trong độ tuổi lao động ..... 57
Bảng 3.17: Tình hình lao động, việc làm của các hộ thuộc khu vực
bồi thường HTTĐC ................................................................................................... 59
Bảng 3.18: Tình hình thu nhập của các hộ sau khi thu hồi đất ................................. 60
Bảng 3.19: Tình hình an ninh, trật tự xã hội khu vực dự án sau khi thu hồi đất ...... 60


vi
DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1. Sơ đồ vị trí xã Đặng Xá .............................................................................34
Hình 3.2. Cơ cấu kinh tế theo ngành của xã Đặng Xá năm 2015 và năm 2019 .......36
Hình 3.3. Sơ đồ vị trí xã Dương Xá ..........................................................................37
Hình 3.4. Cơ cấu sử dụng đất năm 2020 của xã Đặng Xá ........................................41
Hình 3.5. Cơ cấu sử dụng đất của xã Dương Xá.......................................................44


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, là tài sản quốc gia có
giá trị lớn, có vị trí đặc biệt quan trọng đối với đời sống của từng hộ gia đình, cá nhân;
là tư liệu sản xuất đặc biệt; là điều kiện tối thiểu đảm bảo cho quá trình tái sản xuất
giúp xã hội khơng ngừng phát triển; là nguồn nội lực để xây dựng và phát triển bền
vững của đất nước. Trong quá trình đổi mới nền kinh tế ở nước ta, cơ chế kinh tế thị
trường đã từng bước được hình thành, các thành phần kinh tế phát triển mạnh mẽ và

một xu hướng tất yếu về nguồn lực đầu vào cho sản xuất và sản phẩm đầu ra đều phải
trở thành hàng hố, trong đó đất đai cũng không phải là ngoại lệ.
Sự phát triển chung của hệ thống KT - XH cũng như của đất nước trước hết
đặt ra phải xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hệ thống giao thông đường
bộ, hệ thống thuỷ lợi, hệ thống lưới điện quốc gia... đây chính là điều kiện rất cơ bản
để phát triển nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch. Để xây dựng
các cơng trình kết cấu hạ tầng, phát triển các ngành kinh tế, công nghiệp, giao thông,
xây dựng, thương mại dịch vụ, giáo dục, y tế... Nhà nước phải thu hồi đất của người
sử dụng đất và phải bồi thường cho người bị thu hồi. Việc thực hiện bồi thường giữ vị
trí hết sức quan trọng, là yếu tố có tính quyết định trong tồn bộ q trình thực hiện
dự án. Trong những năm vừa qua cơng tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư (BT &
HTTĐC) gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc trong q trình triển khai và thực hiện
(Giá đất biến động, ý thức của người dân chưa cao,...). Một trong những nguyên
nhân chủ yếu dẫn đến việc các dự án được triển khai chậm là do công tác bồi thường
hỗ trợ tái định cư gặp rất nhiều khó khăn vướng mắc. Các chính sách đền bù thiệt hại
hỗ trợ tái định cư, các văn bản hướng dẫn thực hiện của Nhà nước còn chưa chưa đồng
bộ, hay thay đổi do đó gây nhiều khó khăn cho việc xác định và phân loại mức bồi
thường, giá bồi thường. Việc tuyên truyền phổ biến các chính sách có liên quan đến
cơng việc này chưa thực hiện tốt. Chưa có biện pháp hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp,
tạo công ăn việc làm mới cho người dân vùng di dời một cách cụ thể. Do đó địi hỏi
phải có các phương án bồi thường thật hợp lý, công bằng đảm bảo mọi người dân đều
thấy thỏa đáng và phấn khởi thực hiện.


2
Sau nhiều năm thực hiện theo các quy định của Chính phủ, việc bồi thường
thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất có tiến bộ hơn, đáp ứng được yêu cầu của Nhà
nước và phù hợp với nguyện vọng của đại đa số nhân dân, khắc phục được nhiều tồn
tại, vướng mắc trước đây. Tuy nhiên, việc triển khai cũng cịn khơng ít khó khăn,
vướng mắc do rất nhiều ngun nhân khác nhau.

Vì vậy việc điều tra, khảo sát thực tế, phân tích, đánh giá trên cơ sở đó đề xuất
các giải pháp tăng cường hiệu quả của công tác hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu
hồi đất, nhằm đảm bảo lợi ích hợp pháp của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có đất bị
thu hồi, góp phần thiết lập trật tự, kỷ cương pháp luật, hạn chế tranh chấp, khiếu kiện
về đất đai trong việc bồi thường hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất là cần
thiết. Với ý nghĩa thực tiễn đó tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá công tác
bồi thường hỗ trợ tái định cư tại dự án cải tạo nâng cấp đường tỉnh lộ 179 đoạn từ
Dốc Lời đến ngã tư đường 181 trên địa bàn huyện Gia Lâm”.
2. Mục tiêu của đề tài
- Đánh giá công tác bồi thường hỗ trợ tái định cư tại dự án cải tạo nâng cấp
đường tỉnh lộ 179 đoạn từ Dốc Lời đến ngã tư đường 181 trên địa bàn huyện Gia
Lâm.
- Đánh giá ảnh hưởng của công tác hỗ trợ tái định cư đến người dân trong khu
vực thu hồi đất của dự án trên địa bàn xã Đặng Xá và xã Dương Xá huyện Gia Lâm,
thành phố Hà Nội.
- Đánh giá những thuận lợi, khó khăn và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho huyện Gia Lâm, thành
phố Hà Nội.
3. Ý nghĩa của đề tài
- Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu: Bổ sung những kiến thức đã học trên
lớp; học hỏi, tiếp cận những kiến thức, kinh nghiệm thực tế nhằm hiểu rõ hơn về công
tác quản lý Nhà nước về đất đai, cụ thể là công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
- Ý nghĩa trong thực tiễn: Từ quá trình nghiên cứu đề tài giúp tìm ra được
những thuận lợi, khó khăn trong cơng tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án
cải tạo nâng cấp đường tỉnh lộ 179 đoạn từ Dốc Lời đến ngã tư đường 181 trên địa
bàn huyện Gia Lâm để từ đó rút ra những giải pháp khắc phục, góp phần đẩy nhanh
thực hiện tốt công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư ở địa phương.


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1. Đất đai
1.1.1.1. Khái niệm đất đai
Trong nền sản xuất, đất đai giữ vị trí đặc biệt quan trọng. Đất đai là điều kiện
vật chất mà mọi sản xuất và sinh hoạt đều cần tới. Đất đai là khởi điểm tiếp xúc và sử
dụng tự nhiên ngay sau khi nhân loại xuất hiện. Trong quá trình phát triển của xã hội
lồi người, sự hình thành và phát triển của mọi nền văn minh vật chất và văn minh
tinh thần, tất cả các kỹ thuật vật chất và văn hóa khoa học đều được xây dựng trên
nền tảng cơ bản là sử dụng đất đai.
Luật đất đai hiện hành đã khẳng định “Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng
quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi
trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơng trình kinh tế, văn
hóa, xã hội, an ninh quốc phòng” (Trần Phương Anh, 2020).
Như vậy, đất đai là điều kiện chung nhất đối với mọi quá trình sản xuất và hoạt
động của con người. Nói cách khác, khơng có đất sẽ khơng có sản xuất cũng như
khơng có sự tồn tại của chính con người. Do vậy, để có thể sử dụng đúng, hợp lý và
có hiệu quả tồn bộ quỹ đất thì việc hiểu rõ khái niệm về đất đai là vô cùng cần thiết.
- Lý luận địa tô của Các Mác trong việc định giá bồi thường thiệt hại đất và
tài sản gắn liền với đất:
Dưới bất kỳ chế độ sở hữu đất đai nào, người sử dụng đất cũng được trả một
khoản tiền bồi thường khi bị thu hồi đất. Trong điều kiện sở hữu đất đai là hình thức
sở hữu tồn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu thì việc người sử dụng đất được
Nhà nước trả tiền bồi thường khi bị thu hồi đất là điều hiển nhiên, với điều kiện
người sử dụng đất phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình. Để phục vụ sự phát
triển kinh tế xã hội của đất nước, lợi ích an sinh xã hội tất yếu dẫn đến việc Nhà
nước phải thu hồi đất. Vì vậy việc bồi thường thiệt hại cho người bị thu hồi đất và
các tài sản gắn liền với đất cũng là vấn đề tất yếu. Việc giải quyết mối quan hệ này
chính là giải quyết mối quan hệ giữa người được giao quyền sử dụng đất mới và

người sử dụng đất bị thu hồi.


4
Trong điều kiện Nhà nước thu hồi đất cho mục đích cơng cộng, lợi ích quốc gia
thì trường hợp này giống như là hình thức chuyển quyền sử dụng đất và chuyển mục
đích sử dụng đất nhưng là hành vi chuyển quyền sử dụng đất đặc biệt, và đây cũng
không phải là sự tự nguyện mà là một sự bắt buộc phải thực hiện hành vi đó. Bởi
vậy, việc giải quyết thoả đáng lợi ích của người bị thu hồi đất là hết sức cần thiết và
quan trọng, thể hiện ở việc bồi thường thiệt hại về đất và tài sản trên đất bị thu hồi.
Đây là vấn đề chủ yếu cần được xem xét nhằm giải quyết thoả đáng lợi ích cho người
bị thu hồi đất.
Lý luận địa tơ Các Mác vẫn có giá trị lý luận và thực tiễn để giải quyết vấn đề
trên, cụ thể là:
- Tiền bồi thường thiệt hại về đất và tài sản gắn liền với đất cho người có đất bị
thu hồi được lấy từ người sử dụng đất mới. Khoản tiền mà người sử dụng đất mới
phải trả ít nhất là bằng với số tiền bồi thường cho người bị thu hồi cả về đất và tài
sản gắn liền với đất.
- Cơ sở và mức tính bồi thường: Theo lý luận địa tơ của Các Mác thì độ phì
nhiêu và vị trí của đất đai là cơ sở cho việc tính tốn mức phải trả cho người sử dụng
đất. Độ phì nhiêu và vị trí đất đai ở đây bao gồm cả các yếu tố tự nhiên và nhân tạo,
tức là các chi phí đầu tư của con người làm thay đổi độ phì nhiêu và vị trí của mảnh
đất được sử dụng cũng được tính đến. Bởi vậy, để tính mức đền bù cho người sử
dụng đất bị thu hồi, nên căn cứ vào các yếu tố sau đây:
- Loại đất bị thu hồi: Dựa vào việc phân loại đất theo quy định của pháp luật
hiện hành như đất nông nghiệp, phi nông nghiệp. Cần lưu ý tới yếu tố nhân tạo, tức
là vai trò của con người tác động vào đất đai. Ví dụ đối với đất nơng nghiệp thì ngồi
yếu tố độ phì tự nhiên, cần chú ý đến độ phì nhân tạo, tức là địa tơ chênh lệch II. Với
những yếu tố nhân tạo cần xem xét đến vai trò đầu tư của Nhà nước cũng như của
người sử dụng đất.

- Căn cứ vào loại cơng trình: Mức đền bù được tính tốn phù hợp với giá trị
cơng trình gắn liền với đất theo mục đích sử dụng đất được pháp luật quy định. Việc
căn cứ vào loại cơng trình để tính tốn mức bồi thường thiệt hại phải trả cho người bị
thu hồi đất sẽ làm cho các chủ dự án tính tốn kỹ lưỡng nhằm tiết kiệm chi phí.















×