Tải bản đầy đủ (.docx) (105 trang)

0768 mở rộng tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thanh trì luận văn thạc sỹ kinh tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 105 trang )


II


NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

PHẠM THỊ HỒI PHƯƠNG

MỞ RỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM
- CHI NHÁNH THANH TRÌ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Hà Nội, 2019
Ì1

íf


II


NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

PHẠM THỊ HỒI PHƯƠNG

MỞ RỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM
- CHI NHÁNH THANH TRÌ
Chun ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã ngành: 8340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn hoa học: TS BÙI TÍN NGHỊ

Hà Nội, 2019


1

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan tồn bộ nội dung trong bản luận văn này là do tôi
nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học TS Bùi Tín
Nghị. Các số liệu được nêu trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, kết quả của
luận văn là trung thực và chưa có ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

PHẠM THỊ HỒI PHƯƠNG


1

1
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU..................................................................................................1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ MỞ RỘNG
TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.......................................6
1.1 TÍN DỤNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI...........................................6
1.1.1 Khái niệm và bản chất của tín dụng........................................................6
1.1.2 Chức năng của tín dụng..........................................................................7
1.1.3 Vai trị của tín dụng ngân hàng............................................................... 8
1.1.4 Phân loại tín dụng...................................................................................9
1.1.5 Các nguyên tắc của tín dụng ngân hàng............................................... 12
1.2 MỞ RỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.....................12
1.2.1 Quan niệm, phương thức mở rộng tín dụng Ngân hàng thương mại...12
1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá việc mở rộng tín dụng Ngân hàng thương mại ... 13
1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC MỞ RỘNG TÍN DỤNG
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI............................................................17
1.3.1 Các nhân tố khách quan........................................................................ 17
1.3.2 Các nhân tố chủ quan............................................................................19
1.4 KINH NGHIỆM VỀ MỞ RỘNG TÍN DỤNG CỦA MỘT SỐ CHI
NHÁNH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ BÀI HỌC CHO NGÂN HÀNG
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI
NHÁNH THANH TRÌ....................................................................................21
1.4.1 Kinh nghiệm mở rộng tín dụng của một số chi nhánh ngân hàng.......21
1.4.2 Bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nơng
thơn Việt Nam - ChI nhánh Thanh Trì............................................................ 24
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1............................................................................... 26


iii


CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG MỞ RỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN
HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH THANH TRÌ..........................................................................27
2.1 KHÁI QT VỀ NGÂN HÀNG NƠNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH THANH TRÌ.............................27
2.1.1 Q trình hình thành và phát triển, cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thơn Việt Nam - Chi nhánh Thanh Trì..................27
2.1.2 Khái qt tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nơng nghiệp
và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Thanh Trì.............................31
2.2 THỰC TRẠNG MỞ RỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG NÔNG
NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH
THANH TRÌ...................................................................................................37

2.2.1 Quy mơ về hoạt động tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Thanh Trì..........................................38
2.2.2 Cơ cấu dư nợ tín dụng.......................................................................... 42
2.2.3 Chất lượng và hiệu quả tín dụng...........................................................50
2.3 ĐÁNH GIÁ..........................................................................................53
2.3.1 Kết quả đạt được...................................................................................54
2.3.2 Những tồn tại........................................................................................55
2.3.3 Nguyên nhân.........................................................................................56
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2................................................................................58
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN
HÀNG NƠNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NƠNG THƠN VIỆT NAM CHI NHÁNH THANH TRÌ..........................................................................59
3.1 ĐỊNH HƯỚNG MỞ RỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG NƠNG
NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NƠNG THƠN VIỆT NAM - CHI NHÁNH
THANH TRÌ...................................................................................................59


ιv
v


3.2 GIẢI PHÁP DANH
MỞ RỘNG
DỤNG
TẠI NGÂN
MỤCTÍN
CÁC
TỪ VIẾT
TẮT HÀNG NƠNG
NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NƠNG THƠN VIỆT NAM - CHI NHÁNH
THANH TRÌ...................................................................................................60
3.2.1 Giải pháp phát triển khách hàng...........................................................60
3.2.2 Xây dựng và phát triển các gói sản phẩm.............................................62
3.2.3 Nâng cao chất lượng cơng tác thẩm định............................................. 63
3.2.4 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực...................................................65
3.2.5 Áp dụng linh hoạt quy trình cho vay, đơn giản hóa thủ tục vay...........68
3.2.6 Giải pháp xử lý nợ quá hạn.................................................................. 68
3.2.7 Xây dựng cơ chế giao khoán cho các bộ phận, chế độ đãi ngộ cơ chế
thưởng kịp thời................................................................................................71
3.2.8 Chính sách khách hàng, chính sách lãi suất......................................... 71
3.2.9 Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong ngân hàng...............72
3.2.10 Áp dụng các dịch vụ sản phẩm mới của Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn Việt Nam.......................................................................73
3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ..............................................................................74
3.3.1 Đối với nhà nước.................................................................................. 74
3.3.2 Đối với Ngân hàng nhà nước................................................................78
3.3.3 Đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam ... 79
KẾT LUẬN....................................................................................................83
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................84


Viết tắt

Nguyên nghĩa

ACB -CN Hà
Nội - PGD
Thanh Trì

Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu - Chi nhánh Hà
Nội - Phịng giao dịch Thanh Trì
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triên Nông thôn Việt

Agribank
Agribank chi
nhánh Gia Lâm

Nam
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triên Nông thôn Việt
Nam - chi nhánh Gia Lâm


Agribank chi
nhánh Thanh Trì

Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triên Nơng thơn Việt

BCTC

Báo cáo tài chính


CIC

Credit Information Center - Trung tâm thơng tin tín
dụng

DNCV

Dư nợ cho vay

DSCV

Doanh số cho vay

GDP

Gross Domestic Product - Tổng sản phâm quốc nội

IPCAS

Hệ thống thanh toán nội bộ và kê toán khách hàng

NHNN

Ngân hàng nhà nước

NHTM
NHTMCP

Ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại cổ phần


SLKH

Số lượng khách hàng

TCTD

Tổ chức tín dụng

VAMC

Viet Nam Asset Management Company - Công ty trách
nhiệm hữu hạn một thành viên quản lý tài sản của các tổ
chức tín dụng Việt Nam

Nam - chi nhánh Thanh Trì



vi

DANH MỤC BẢNG , SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1 Cơ cấu bộ máy tổ chức của Agribank chi nhánh Thanh Trì............28

Bảng 2.1 Nguồn vốn huy động của Agribank chi nhánh Thanh Trì................32
giai đoạn 2016-2018........................................................................................32
Bảng 2.2 Kết quả kinh doanh của Agribank chi nhánh Thanh Trì giai đoạn
2016-2018.......................................................................................................35
Bảng 2.3 Doanh số cho vay của Agribank chi nhánh Thanh Trì giai đoạn
2016-2018.......................................................................................................38


Bảng 2.4 Dư nợ cho vay của Agribank chi nhánh Thanh Trì giai đoạn 20162018.................................................................................................................38
Bảng 2.5 Số lượng khách hàng vay vốn của Agribank chi nhánh Thanh Trì
giai đoạn 2016-2018........................................................................................41
Bảng 2.6 Cơ cấu dư nợ theo đối tượng khách hàng của Agribank chi nhánh
Thanh Trì giai đoạn 2016-2018.......................................................................42
Bảng 2.7 Cơ cấu dư nợ theo tiền tệ của Agribank chi nhánh Thanh Trì giai
đoạn 2016-2018...............................................................................................44
Bảng 2.8 Cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn của Agribank chi nhánh Thanh Trì giai
đoạn 2016-2018...............................................................................................45
Bảng 2.9 Dư nợ nông nghiệp nông thôn của Agribank chi nhánh Thanh Trì
giai đoạn 2016-2018........................................................................................49
Bảng 2.10 Chất lượng tín dụng của Agribank chi nhánh Thanh Trì...............50
giai đoạn 2016-2018........................................................................................50
Bảng 2.11 Thị phần dư nợ cho vay................................................................. 53


Vll

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1 Cơ cấu các loại tiền gửi theo kỳ hạn của Agrlbank chl nhánh
Thanh Trì giai đoạn 2016-2018.......................................................................33
Biểu đồ 2.2 Tổng thu nhập và quỹ thu nhập của Agrlbank chl nhánh Thanh
Trì giai đoạn 2016-2018..................................................................................36
Biểu đồ 2.3 Doanh số cho vay, Dư nợ cho vay của Agrlbank chl nhánh Thanh
Trì giai đoạn 2016-2018..................................................................................39
Biểu đồ 2.4 Cơ cấu dư nợ theo đối tượng khách hàng của.............................43
Agribank chi nhánh Thanh Trì giai đoạn 2016-2018......................................43
Biểu đồ 2.5 Cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn của.....................................................45
Agribank chi nhánh Thanh Trì giai đoạn 2016-2018......................................45

Biểu đồ 2.6 Cơ cấu dư nợ theo ngành kinh tế của Agribank..........................47
chi nhánh Thanh Trì giai đoạn 2016-2018......................................................47
Biểu đồ 2.7 Chất lượng tín dụng của Agribank chi nhánh Thanh Trì.............51
giai đoạn 2016-2018........................................................................................51
Biểu đồ 2.8 Thị phần dư nợ cho vay...............................................................53


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Để một doanh nghiệp hay một quốc gia phát triển, yếu tố đầu tiên là
vốn. Vốn cho phát triển sản xuất kinh doanh có thể là vốn tự có, huy động trái
phiếu, huy động vốn thơng qua thị trường chứng khốn, hay vốn vay ngân
hàng. Nguồn vốn tự có thì rất hạn chế, các nước trên thế giới, đặc biệt các
nước phát triển thì thị trường chứng khốn, thị trường trái phiếu cũng rất phát
triển nên vốn vay ngân hàng chỉ chiếm khoảng một phần ba. Nhưng đối với
Việt Nam nói riêng, các nước châu Á đang phát triển nói chung thì vốn tín
dụng là yếu tố quan trọng nhất trong những kênh huy động vốn để phát triển
GDP. Theo thông tin tại Diễn đàn Chuyên đề vốn - Tài chính trong khuôn khổ
Diễn đàn Kinh tế Việt Nam (Vietnam Economic Forum - ViEF), quy mơ tín
dụng của Việt Nam vào khoảng 130% GDP, lớn hơn nhiều so với quy mơ vốn
hóa của thị trường chứng khoán (bằng khoảng 70% GDP), thị trường trái
phiếu doanh nghiệp (1,25% GDP) và thị trường trái phiếu chính phủ (20%
GDP). Tín dụng Ngân hàng là nguồn cung ứng vốn quan trọng nhất ở Việt
Nam để phát triển kinh tế.
Những năm 2012, 2013 nền kinh tế phát triển chững lại, các ngành kinh
tế đều gặp khó khăn. Cũng trong bối cảnh đó, ngành ngân hàng cũng chịu ảnh
hưởng lớn, khi mà tỷ lệ nợ xấu tăng, tín dụng tăng trưởng rất chậm. Sau đó,
chính phủ và Ngân hàng nhà nước đã có các chính sách kịp thời để xử lý nợ

xấu, và nâng cao chất lượng tín dụng. Đặc biệt là từ khi Nghị quyết số
42/2017/QH14 ngày 21/06/2017 của Quốc hội Về thí điểm xử lý nợ xấu của
các tổ chức tín dụng, nợ xấu của các Tổ chức tín dụng đã dần xử lý và có
những kết quả tốt. Năm 2017, 2018, nền kinh tế đang trong giai đoạn phát
triển, nhu cầu vốn lớn, và cũng là cơ hội cho các Tổ chức tín dụng mở rộng
các nghiệp vụ của mình trong đó có nghiệp vụ cho vay.


2

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh
Thanh Trì là chi nhánh cấp I trực thuộc Agribank, và được Agribank tạm xếp
hạng I. Tạm xếp hạng I, do Agribank chi nhánh Thanh Trì cịn một chỉ tiêu
chưa đạt là chỉ tiêu dư nợ. Chi nhánh hạng I, dư nợ tối thiểu là 2000 tỷ và sẽ
được hưởng rất nhiều cơ chế ưu đãi từ Trụ sở chính, nhưng hiện dư nợ của chi
nhánh mới hơn 1000 tỷ.
Tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam, thu nhập từ tín dụng vẫn
chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu thu nhập Ngân hàng, chiếm khoảng 70%
thu nhập. Trong xu thế tăng tỷ trọng thu nhập từ phí dịch vụ, kể cá các NHTM
cổ phần, thì thu nhập từ tín dụng vẫn chiếm tới 60% tổng thu nhập. Tại chi
nhánh Thanh Trì, thu nhập từ tín dụng chưa tới 30% trong cơ cấu thu nhâp,
chiếm tỷ trọng lớn trong thu nhập chi nhánh hơn 60% là thu từ phí thừa nguồn
mà trụ sở chính trả cho chi nhánh. Chi nhánh huy động nguồn rất tốt nhưng
mảng tín dụng chưa tốt, chưa tương xứng tới tiềm năm trên địa bàn huyện
Thanh Trì.
Chính từ thực tế nêu trên, có thể thấy mở rộng tín dụng là một vấn đề
cấp thiết với các NHTM nói chung, và Agribank chi nhánh Thanh Trì nói
riêng. Do vậy, người viết luận văn đã chọn đề tài: "Mở rộng tín dụng tại Ngân
hàng Nơng nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Thanh Trì".
2. Tổng quan nghiên cứu

Nghiên cứu về Mở rộng tín dụng tại các ngân hàng thương mại đã có
một số cơng trình nghiên cứu khác; đề tài có đối tượng nghiên cứu gần giống
với đề tài mà tác giả nghiên cứu như sau:
- Luận văn thạc sỹ: "Giải pháp mở rộng tín dụng tại Ngân hàng thương
mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam - chi nhánh Thăng Long" của tác
giả: Nguyễn Minh Tứ, Trường Học viện ngân hàng.


3

Đề tài trên đã phân tích cơ sở lý luận về mở rộng tín dụng, thực trạng
cho vay tại Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Thăng Long, và đưa ra giải pháp để mở rộng cho vay tại chi nhánh.
Hạn chế của đề tài là: Chỉ tiêu đánh giá quy mô về hoạt động tín dụng chưa
đầy đủ nên việc phân tích hiện trạng và các giải pháp đưa ra có chỗ chưa phù
hợp. Nói đến tăng trưởng dư nợ, thơng thường hay dùng phương pháp so sánh
tương đối, tỷ lệ tăng trưởng năm nay so với năm trước nhưng tác giả Nguyễn
Minh Tứ đã không đề cấp tới tỷ lệ này trong cả phần cơ sở lý luận và phân
tích thực trạng.
- Luận văn thạc sĩ: “Giải pháp mở rộng cho vay doanh nghiệp nhỏ và
vừa tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam - Chi nhánh
Long Biên” của tác giả Nguyễn Hồng Quân, Trường Học viện ngân hàng.
Đề tài trên đã phân tích cơ sở lý luận về mở rộng cho vay doanh nghiệp
nhỏ và vừa, thực trạng cho vay tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập
khẩu Việt Nam - Chi nhánh Long Biên và đưa ra giải pháp để mở rộng cho
vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại chi nhánh. Hạn chế của đề tài là: theo tác giả
Nguyễn Hồng Quân, cho vay bảo đảm: là khoản vay được bảo đảm bằng tài
sản thông qua hợp đồng thế chấp, cầm cố. Điều này chưa đầy đủ về cho vay
có bảo đảm. Cho vay có bảo đảm cịn bao gồm cho vay có bảo đảm bằng Bảo
lãnh, Tín chấp (Tín chấp của tổ chức chính trị xã hội cho Hộ nghèo vay vốn).
Tác giả đã kế thừa một phần cơ sở lý luận của các đề tài trên. Mặt khác

đề tài của tác giả được thực hiện tại Agribank chi nhánh Thanh Trì năm 2016,
2017, 2018; hiện trong 5 năm gần đây không có cơng trình nào nghiên cứu
nào về đề tài Mở rộng tín dụng tại Agribank chi nhánh Thanh Trì.
3. Mục tiêu nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận chung về mở rộng tín dụng tại các Ngân hàng
thương mại.


4

- Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động cấp tín dụng của Agribank chi
nhánh Thanh Trì, từ đó chỉ ra những kết quả đã đạt được và những hạn chế
cần khắc phục.

- Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm mở rộng tín dụng tại Agribank chi
nhánh Thanh Trì.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
Cấp tín dụng bao gồm: cho vay, bảo lãnh, tín dụng chứng từ (như phát
hành L/C, ...). Phí bảo lãnh, phí phát hành thư tín dụng được ghi nhận trong
khoản mục phí dịch vụ và chiếm tỉ trọng thấp trong cơ cấu thu nhập ngân
hàng. Nói đến tín dụng, mọi người thường nói tới hoạt động cho vay, hoạt
động này luôn mang lại lợi nhuận cao nhất cho các ngân hàng thương mại.
Mặt khác, trong trường hợp phải nhận nợ bắt buộc đối với bảo lãnh hay thư
tín dụng thì phần dư nợ đó đã thể hiện ngay ở dư nợ cho vay, và dư nợ này
được chuyển ngay sang nợ xấu. Do vậy, trong đề tài này, tác giả tập trung
nghiên cứu về hoạt động cho vay.

- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại.
- Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động cho vay của Agribank chi nhánh Thanh Trì
năm 2016, 2017, 2018.

5. Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng chủ yếu là phương pháp thu
thập thơng tin, và phương pháp phân tích. Thơng tin thu thập được thông qua
nhiều kênh như: Báo cáo tổng kết năm, Báo cáo tài chính, Internet .Phương
pháp phân tích sử dụng các thông tin này, kết hợp với phương pháp so sánh,
đối chiếu, tổng hợp thông tin, từ những điều đó tác giả sẽ đưa ra những nhận
định về tình hình cho vay tại Agribank chi nhánh Thanh Trì.


5

6. Kết cấu luận văn
Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục, bảng biểu, biểu đồ và sơ đồ, nội
dung luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về mở rộng tín dụng của ngân hàng
thương mại.
Chương 2: Thực trạng mở rộng tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Thanh Trì.
Chương 3: Giải pháp nhằm mở rộng tín dụng tại Ngân hàng Nơng nghiệp và
Phát triển Nơng thơn Việt Nam - Chi nhánh Thanh Trì.


6

CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ MỞ RỘNG TÍN DỤNG
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 TÍN DỤNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1.1 Khái niệm và bản chất của tín dụng
Tín dụng là "Credit", xuất phát từ gốc La tinh "Creditum" có nghĩa là

lịng tin hay sự tín nhiệm tin tưởng lẫn nhau.
Trong chế độ Công xã nguyên thủy, mọi của cải đều là của chung nên
không xuất hiện quan hệ vay mượn. Khi chế độ Công xã nguyên thủy tan rã,
chế độ Tư hữu về Tư liệu sản xuất, xuất hiện sự trao đổi hàng hóa, khơng ai
có thể sản xuất đủ để đáp ứng các nhu cầu cần thiết làm phát sinh quan hệ vay
mượn bằng vật chất. Khi nền kinh tế hàng hóa - tiền tệ phát triển, tín dụng
chuyển sang hình thức vay mượn bằng tiền tệ. Nhưng dù trong giai đoạn nào
thì tín dụng đều mang tính thời hạn và tính hồn trả một giá trị lớn hơn, phần
chênh lệch lớn hơn đó gọi là lợi tức hay tiền lãi.
Vậy "Tín dụng là quan hệ vay mượn giữa các chủ thể trong nền kinh tế,
trong đó chủ thể này chuyển nhượng cho chủ thể kia quyền sử dụng vật chất
hoặc tiền tệ với những điều kiện và trong thời gian nhất định mà hai bên đã
thỏa thuận dựa trên ngun tắc có hồn trả giá trị lớn hơn".
Tín dụng có thể được diễn ra trực tiếp giữa người thừa vốn và người
thiếu vốn. Nhưng thực tế, hai người này khó có thể phù hợp về cả quy mô,
thời gian tiền nhàn rỗi và thời gian cần vốn, và có thể khơng đủ thơng tin về
nhau, và khó tìm kiếm nhau. Do vậy, NHTM ra đời để huy động các khoản
tiền nhàn rỗi từ tất cả các thành phần kinh tế và cho vay lại nền kinh tế.
NHTM là trung gian huy động tiền và cho vay tiền.
Vậy "Tín dụng NHTM" là việc NHTM chuyển nhượng cho khách hàng


7

quyền sử dụng một khoản tiền với những điều kiện và trong thời gian nhất
định mà hai bên đã thỏa thuận dựa trên nguyên tắc hoàn trả đầy đủ, đúng hạn
cả gốc và lãi.
Đặc trưng của tín dụng:

- Tín dụng là sự cung cấp một lượng giá trị dựa trên cơ sở lịng tin.

Người cho vay có niềm tin rằng người vay vốn sẽ hoàn trả lại số tiền mà mình
cho vay.

- Tín dụng là sự chuyển nhượng một lượng giá trị có thời hạn. Việc cho
vay ln có thời hạn nhất định được thỏa thuận ngay từ thời điểm vay mượn.

- Ngun tắc tín dụng: hồn trả cả gốc và lãi.
1.1.2 Chức năng của tín dụng
Thứ nhất, phân phối lại tiền tệ trong phạm vi toàn xã hội. NHTM có 2
nghiệp vụ cơ bản là huy động vốn và cho vay. Theo đó, các khách hàng có
tiền nhàn rỗi sẽ gửi tiền vào NHTM, và NHTM sẽ cho vay nền kinh tế theo
nhu cầu của từng đối tượng khách hàng. Nếu khơng có NHTM, bên có tiền
nhàn rỗi và bên có nhu cầu tiền tệ rất khó gặp nhau và khó trùng khớp về quy
mơ, thời gian sử dụng tiền.
Thứ hai, kiểm sốt các hoạt động kinh tế thơng qua tín dụng đối với
pháp nhân và cá nhân. Trong những nguyên tắc vay vốn có hai nguyên tắc là:
sử dụng tiền vay đúng mục đích và khách hàng phải tuân thủ pháp luật, do
vậy, khách hàng muốn được vay vốn, trước hết phải kinh doanh đúng pháp
luật, đúng theo ngành nghề đã được đăng ký.
Thứ ba, chức năng thanh khoản và tạo tiền. Khi khách hàng thiếu tiền
kinh doanh, ngân hàng mới cho vay và thanh toán trực tiếp cho bên bán hàng
hóa, dịch vụ. Từ đó tín dụng giúp thanh khoản cho hàng hóa và tạo tiền.


8

1.1.3 Vai trị của tín dụng ngân hàng

- Đối với nền kinh tế:
Ngân hàng là trung gian huy động tiền nhàn rỗi của các tổ chức kinh tế,

dân cư để cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh tăng chu chuyển vốn trong
nền kinh tế. Tín dụng ngân hàng tạo điều kiện thuận lợi để nền kinh tế phát
triển nhanh và bền vững.
Thơng qua tín dụng ngân hàng, NHNN có thể kiểm sốt được cung
tiền, để từ đó điều hành chính sách tiền tệ.
Từ việc kiểm sốt tín dụng của các NHTM, nhà nước có thể kiểm sốt
hoạt động kinh doanh, hạch toán kế toán của các doanh nghiệp. Để đáp ứng
các điều kiện tín dụng, các doanh nghiệp cần hạch toán kế toán đúng, phải
kinh doanh đúng pháp luật từ đó nhà nước có thể kiểm sốt hoạt động của
doanh nghiệp.
Tín dụng ngân hàng tạo điều kiện phát triển kinh tế, từ đó tăng cơng ăn
việc làm, ổn định xã hội. Tín dụng ngân hàng cung cấp vốn cho doanh nghiệp,
hộ kinh doanh, cá nhân phát triển kinh doanh, từ đó tạo thêm nhiều việc làm,
giúp ổn định xã hội.
Thơng qua tín dụng, xuất nhập khẩu, thanh tốn quốc tế phát triển. Từ
đó tạo điều kiện mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế, là phương tiện để giao lưu
với các nước trên thế giới. Tín dụng làm hoạt động ngoại thương phát triển,
các chính sách ưu tiên xuất khẩu của ngân hàng tạo điều kiện cho các doanh
nghiệp xuất khẩu kinh doanh. Sự lưu thơng hàng hóa quốc tế, sự giao thoa về
kinh tế làm tăng mối quan hệ giữa Việt Nam và các nước trên thế giới.

- Đối với khách hàng:
Tín dụng ngân hàng là cầu nối giữa người thừa vốn và người thiếu vốn.


9

Người thừa vốn có kênh đầu tư an tồn, hiệu quả. Người thiếu vốn có thể duy
trì hoạt động kinh doanh ổn định, vay vốn ngân hàng để phục vụ nhu cầu lưu
động hay đầu tư máy móc, kỹ thuật, công nghệ,... để phát triển kinh doanh.

Đối với khách hàng tiêu dùng, tín dụng ngân hàng đáp ứng kịp thời nhu
cầu vốn, đảm bảo ổn định đời sống xã hội. Khi mua nhà, mua xe,... các nhu
cầu tiêu dùng khác, người dân thường không thể tiết kiệm đủ tiền ngay, việc
vay vốn cá nhân khác gặp hạn chế về quy mơ, chi phí nên tín dụng ngân hàng
kịp thời đáp ứng các nhu cầu vốn này, đảm bảo đời sống dân cư.
- Đối với ngân hàng:
Hiện xu hướng các Ngân hàng tăng tỷ trọng thu nhập từ dịch vụ nhưng
thu từ tín dụng vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất, đến 70% thu nhập của các ngân
hàng. Trong cơ cấu tài sản có của các ngân hàng, tín dụng vẫn chiếm tỷ trọng
cao nhất. Thu nhập từ tín dụng vẫn là nguồn thu nhập lớn nhất trong thu nhập
ngân hàng.
Mặt khác tín dụng làm tăng mức độ trung thành của khách hàng với
ngân hàng. Nếu khách hàng chỉ dùng 1 dịch vụ là tiền gửi tiết kiệm, thì khách
hàng rất dễ chuyển ngân hàng nếu có ngân hàng hay kênh đầu tư khác có lợi
tức cao hơn. Nhưng nếu khách hàng dùng nhiều dịch vụ, trong đó có dịch vụ
tín dụng, trong các điều kiện trong hợp đồng tín dụng sẽ quy định các ràng
buộc dùng dịch vụ. Khi đã hài lịng với dịch vụ tín dụng ngân hàng thì xu
hướng khách hàng sẽ dùng thêm các dịch vụ khác, việc bán chéo sản phẩm
cũng dễ dàng hơn rất nhiều.
1.1.4 Phân loại tín dụng
a. Phân loại theo thời gian vay.


10

Tín dụng ngắn hạn: Thời gian vay vốn tối đa 1 năm.
Tín dụng trung hạn: Thời gian vay vốn từ trên 1 năm đến 5 năm.
Tín dụng dài hạn: Thời gian vay vốn trên 5 năm.
b. Phân loại theo bảo đảm
Tín dụng có bảo đảm: là tín dụng có bảo đảm bằng Cầm cố tài sản

(Giấy tờ có giá như: Sổ tiết kiệm, Trái phiếu,...), Thế chấp tài sản (bất động
sản, ơ tơ, máy móc thiết bị,...), Ký quỹ (Tiền), Bảo lãnh (Bảo lãnh của bên thứ
3), Tín chấp (Tín chấp của tổ chức chính trị xã hội cho Hộ nghèo vay vốn).
Tín dụng khơng có bảo đảm: Cho vay dựa trên mức độ tín nhiệm của
khách hàng với ngân hàng. Đối với khách hàng có uy tín, tình hình tài chính
lành mạnh, minh bạch, khách hàng có thể cho vay mà khơng cần có bảo đảm.
c. Phân loại theo đối tượng khách hàng
Tín dụng đối với pháp nhân: là các tổ chức có tư cách pháp nhân.
Tín dụng với cá nhân: cá nhân vay vốn phục vụ nhu cầu vốn của cá
nhân; nhu cầu vốn của hộ gia đình, hộ kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân mà
cá nhân làm đại diện.
d. Phân loại dựa vào Phương thức cho vay
Theo thơng tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của NHNN, có các
phương thức cho vay như sau:
Cho vay từng lần: Từng lần, ngân hàng và khách hàng làm thủ tục cho
vay và ký kết thỏa thuận cho vay. Phương thức cho vay này rất phổ biến tại
các ngân hàng thương mại vì phù hợp với nhu cầu của khách hàng.
Cho vay hợp vốn: là khi ít nhất 2 ngân hàng cùng tham gia việc cho vay
đối với khách hàng trong đó có 1 tổ chức tín dụng là đầu mối. Trong trường


11

hợp nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp rất lớn, doanh nghiệp đầu tư 1 dự án
lớn, các ngân hàng bị khống chế mức cho vay tối đa đối với 1 khách hàng là
15% vốn tự có của ngân hàng, và để san sẻ rủi ro, thì sẽ có từ 2 ngân hàng
cùng thẩm định và cho vay đối với 1 khách hàng.
Cho vay lưu vụ: là khi ngân hàng cho vay khách hàng ni trồng cây,
vật ni có tính chất mùa vụ theo chu kỳ sản xuất liền kề trong năm hoặc các
cây lưu gốc thu hoạch hằng năm. Theo đó, ngân hàng và khách hàng thỏa

thuận dư nợ gốc chu kỳ trước được dùng cho kỳ tiếp, tối đa là 02 kỳ sản xuất
liên tiếp. Phương thức cho vay này khá phổ biến và phù hợp với ngân hàng
nông nghiệp.
Cho vay theo hạn mức: là khi ngân hàng và khách hàng thỏa thuận một
mức tín dụng tối đa được duy trì trong một thời gian nhất định. Phương thức
cho vay này phù hợp với khách hàng có nhu cầu vay vốn thường xun, liên
tục, có tình hình tài chính tốt, có uy tín với ngân hàng. Thời gian vay vốn sẽ
được rút ngắn, hồ sơ sẽ ít hơn.
Cho vay theo hạn mức cho vay dự phòng: ngân hàng cam kết sẽ cho
khách hàng vay trong phạm vi hạn dự phòng đã được hai bên thỏa thuận. Thời
hạn hiệu lực của hạn mức dự phòng tối đa 1 năm.
Cho vay theo hạn mức thấu chi trên tài khoản thanh toán: ngân hàng
cho khách hàng được phép chi nhiều hơn số tiền trong tài khoản thanh tốn
dùng cho mục đích thanh toán trên tài khoản. Hạn mức thấu chi được duy trì
tối đa 1 năm.
Cho vay quay vịng: ngân hàng cho khách hàng vay khi khách hàng có
chu kỳ kinh doanh ngắn hơn 1 tháng, khách hàng được dùng dư gốc của chu
kỳ trước cho chu kỳ tiếp theo nhưng cho vay tối đa 3 tháng. Rất nhiều khách
hàng bán hàng nơng sản, bán hàng chỉ cho nợ ít ngày sẽ phù hợp, và linh


12

động, hồ sơ sẽ ngắn gọn.
Cho vay tuần hoàn: là khi ngân hàng và khách hàng thống nhất việc
vay ngắn hạn nhưng khi đến kỳ hạn trả nợ, khách hàng có thể trả hoặc kèo dài
thời gian trả nợ đối với 1 phần hoặc toàn bộ dư nợ gốc. Thời gian vay tối đa
12 tháng kể từ ngày giải ngân đầu tiên, và không quá 1 chu kỳ kinh doanh.
Các phương thức cho vay khác được kết hợp các phương thức cho vay.
1.1.5 Các nguyên tắc của tín dụng ngân hàng

Khách hàng phải tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan trong
đó có cả pháp luật về bảo vệ môi trường. Hoạt động kinh doanh phải đúng
pháp luật, đúng pháp luật về bảo vệ môi trường.
Khách hàng vay vốn tổ chức tín dụng phải đảm bảo sử dụng vốn vay
đúng mục đích. Khách hàng phải sử dụng tiền vay đúng mục đích đã nêu
trong thỏa thuận tín dụng.
Khách hàng vay vốn phải hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng thời hạn
đã thỏa thuận với tổ chức tín dụng.
1.2 MỞ RỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.2.1 Quan niệm, phương thức mở rộng tín dụng Ngân hàng thương mại
Trong thực tế, chúng ta gặp rất nhiều thuật ngữ như: mở rộng nhà
xưởng, mở rộng kinh doanh,... Mở rộng là sự tăng về quy mô, phạm vi của
đối tượng. Nhưng ngành ngân hàng là một ngành đặc thù, tín dụng tăng
trưởng cần đi liền với chất lượng tín dụng được bảo đảm.
Do vậy, mở rộng tín dụng là sự tăng trưởng về số lượng khách hàng,
doanh số cho vay, dư nợ cho vay nhằm tăng thu nhập cho ngân hàng nhưng
vẫn bảo đảm chất lượng tín dụng.


hàng đã mở rộng tín dụng nhiều và ngược lại. Nếu chỉ xét riêng chỉ tiêu này
13
14

sẽ không phản ánh hết được hiệu quả của việc mở rộng tín dụng do nếu khách
hàng trả nợ trước hạn thì dư nợ vẫn giảm, và thu được lãi ít hơn dự kiến hay
nếu cho vay trung dài hạn thì việc tăng doanh số cho vay sẽ đóng góp rất lớn
1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá việc mở rộng tín dụng Ngân hàng thương mại
1.2.2.1 Mở rộng tín dụng theo tiêu chí định tính

-


Mở rộng tín dụng cả chiều rộng và chiều sâu:
Mở rộng tín dụng khơng chỉ tăng trưởng về số lượng khách hàng, dư nợ
cho vay mà còn phải đảm bảo chất lượng tín dụng, tăng lợi nhuận cho Ngân
hàng. Ngân hàng cần phải có biện pháp mở rộng cho vay một cách hợp lý từ
khâu giao kế hoạch, bổ nhiệm lãnh đạo kiểm sốt, phân cơng nhiệm vụ cho
các nhân viên, các chính sách khách hàng, chính sách lãi suất đều phải thật
hợp lý, hiệu quả. Từ đó việc mở rộng cho vay đạt cả về số lượng, và cả về
chất lượng tín dụng và tăng thu nhập cho Ngân hàng.

-

Uy tín, hình ảnh của ngân hàng và mức độ tín nhiệm của khách hàng:
Muốn mở rộng cho vay, muốn phát triển dịch vụ, Ngân hàng cần có uy
tín, được khách hàng tín nhiệm. Riêng về mảng cho vay, Ngân hàng có uy tín
về tốc độ xử lý hồ sơ nhanh, phí và lãi suất thấp sẽ thu hút được nhiều khách
hàng và các khách hàng sẽ giới thiệu thêm nhiều khách hàng khác nữa.

- Agribank ra đời và phát triển gắn liền với nông nghiệp nông thôn nên
việc mở rộng tín dụng cùng đi liền với sứ mệnh là phát triển nơng nghiệp và
nơng thơn.
1.2.2.2 Mở rộng tín dụng theo tiêu chí định lượng
Nhóm chỉ tiêu định lượng là nhóm chỉ tiêu được lượng hóa bằng những
con số cụ thể. Nhóm chỉ tiêu định lượng bao gồm các chỉ tiêu sau:

-

Mức tăng doanh số cho vay =
Doanh số cho vay năm t - Doanh số cho vay năm (t-1)
(1)

Chỉ tiêu này cho thấy, trong năm ngân hàng doanh số giải ngân nhiều
hơn so với năm trước là bao nhiêu. Nếu chỉ tiêu này tăng nhiều phản ánh ngân

vào lợi nhuận ngân hàng nhưng tăng doanh số cho vay ngắn hạn sẽ đóng góp
vào lợi nhuận ít hơn.

-

Tỷ lệ tăng trưởng doanh số cho vay =


Chỉ tiêu này thể hiện
với năm trước. Chỉ tiêu này
đánh giá công tác cho vay
trưởng mạnh hơn. Nếu tỷ lệ
vay càng nhiều và ngược lại.

DSCV năm t - DSCV năm ( t - 1 )
(2)
DSCV năm t
doanh số năm sau tăng bao nhiêu phần trăm so
để so sánh doanh số giải ngân qua các năm để
giữa các năm, năm nào cho vay nhiều hơn, tăng
này càng cao phản ánh ngân hàng mở rộng cho
(3)

-

Mức tăng trưởng dư nợ = DNCV năm t - DNCV năm (t-1)
Chỉ tiêu này phản ánh dư nợ năm sau cao hơn năm trước bao nhiêu.

Nếu chỉ tiêu này càng lớn thì việc mở rộng tín dụng càng nhiều và ngược lại.
Dư nợ chỉ là số tại một thời điểm nên nếu chỉ phân tích chỉ số này có thể chưa
phản ánh hết việc mở rộng tín dụng. Việc tính tốn chỉ dự vào một thời điểm
vẫn có hạn chế là sẽ xảy ra tình trạng tăng ảo vào cuối kỳ tính tốn.

-

Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ =

D N CV n ăm t - D N CV nă m (t - 1 )
(4)
DNCV năm t
Chỉ tiêu này được dùng khá phổ biến khi nói đến dư nợ cho vay. Tỷ lệ
này phản ánh năm sau tăng dư nợ bao nhiêu phần trăm so với dư nợ năm
trước. Nếu tỷ lệ này càng cao thì phản ánh việc cho vay càng được mở rộng


×