Tải bản đầy đủ (.docx) (112 trang)

1441 điều hành chính sách tiền tệ của NH nhà nước việt nam trong mục tiêu kiểm soát lạm phát thực trạng và giải pháp luận văn thạc sĩ kinh tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (900.79 KB, 112 trang )


⅛μ.................................................... ,
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

_ IW

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
-----ææ £3 ^^-------

NGUYỄN DUY ĐỊNH

ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA NGÂN HÀNG
NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRONG MỤC TIÊU KIEM SOÁT
LẠM PHÁT - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2013


⅛μ.................................................... ,
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

_ IW

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
-----ææ £3 ^^-------



NGUYỄN DUY ĐỊNH

ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA NGÂN HÀNG
NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRONG MỤC TIÊU KIEM SOÁT
LẠM PHÁT - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Chuyên ngành: Tài chính Ngân hàng
Mã số: 60.34.02.01

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. VÕ TRÍ THÀNH

HÀ NỘI - 2013


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu đã nêu trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, kết quả của luận văn là trung
thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ cơng trình khoa học nào khác.
Người cam đoan

Nguyễn Duy Định


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LẠM PHÁT VÀ CHÍNH
SÁCH TIỀN TỆ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC TRONG MỤC TIÊU

KIỂM SOÁT LẠM PHÁT....................................................................................5
1.1.
KHÁI QUÁT VỀ LẠM PHÁT VÀ KIỂM SOÁT LẠM PHÁT........5
1.1.1.
Khái niệm và phân loại lạm phát........................................................... 5
1.1.2.
Kiểm soát lạm phát và điều kiện để kiểm soát lạm phát......................10
1.1.3. ĐIỀU HÀNH CSTT TRONG MỤC TIÊU KIỂM SOÁT LẠM
PHÁT
........................................................................................................................ 14
1.2.1.

Tổng quan về CSTT.............................................................................14

1.2.2.

Điều hành CSTT với mục tiêu kiểm soát lạm phát..............................19
1.2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI ĐIỀU HÀNH CSTT VỚI MỤC
TIÊU KIỂM SOÁT LẠM PHÁT................................................................23

1.3.1.

Nhân tố chủ quan.................................................................................23

1.3.2.

Nguyên nhân khách quan.....................................................................25
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
TRONG MỤC TIÊU KIỂM SỐT LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM.............32


2.1.

TÁC ĐỘNG CỦA KHỦNG HOẢNG KINH TẾ THẾ GIỚI VÀ

THỰC TRẠNG LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM....................................................32
2.1.1.

Tình hình kinh tế Việt Nam trước tác động của khủng hoảng kinh tế thế

giới ....................................................................................................................... 32
2.1.2.
Lạm phát năm 2010.............................................................................35
2.1.3.
Lạm phát năm 2011............................................................................. 44
2.1.4.
Lạm phát năm 2012.............................................................................49
2.2.
THỰC TRẠNG ĐIỀU HÀNH CSTT NHẰM MỤC TIÊU KIỂM
SOÁT LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM....................................................................54


2.2.1.
Công cụ lãi suất................................................................................... 54
2.2.2.
Công cụ dự trữ bắt buộc...................................................................... 60
2.2.3.
Cơng cụ tái cấp vốn.............................................................................63
2.2.4.
Cơng cụ thị trường mởvà hốn đổi ngoại tệ........................................ 64
2.3.

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ĐIỀU HÀNH CSTT VỚI MỤC TIÊU
KIỂM SOÁT LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM.........................................................65
2.3.1. Những thành tựu đạt được...................................................................65
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân......................................................................68

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HỒN THIỆN ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH
TIỀN TỆ NHẰM MỤC TIÊU KIỂM SOÁT LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM
.........................................................................................................................77
3.1.

YÊU CẦU PHẢI KIỂM SOÁT LẠM PHÁT TRONG THỜI GIAN

TỚI........................................................................................................................77
3.1.1.
Yêu cầu phải kiểm soát lạm phát trong thời gian tới...........................77
3.1.2. Dự báo lạm phát...................................................................................79
3.2.
MỤC TIÊU ĐIỀU HÀNH CSTT TỪ NAY ĐẾN NĂM 2015.........80
3.2.1.
Mục tiêu điều hành CSTT....................................................................80
3.2.2.
Định hướng cụ thể về điều hành chính sách tiền tệ............................. 81
3.3.
GIẢI PHÁP HỒN THIỆN ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
NHẰM MỤC TIÊU KIỂM SỐT LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM......................81
3.3.1.
Lựa chọn mơ hình điều hành CSTT của NHNN phù hợp với tình hình
hiện nay và một số năm tiếp theo.......................................................................... 81
3.3.2.
Nâng cao chất lượng trong việc xâydựng chương trình tiền tệ...........83

3.3.3.
Đổi mới căn bản cơng tác phân tích, dự báo...................................83
3.3.4.
Hồn thiện hệ thống thơng tin trong nội bộ ngành..............................84
3.3.5. Hồn thiện các cơng cụ CSTT.............................................................85
3.3.6.
Các giải pháp bổ trợ khác.................................................................... 91


3.4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ.........................................................................93
3.4.1. Đối với Chính phủ............................................................................... 93
3.4.2. Đối với Quốc hội................................................................................. 93
3.4.3. Đối với các Bộ, Ngành có liên quan....................................................94
KẾT LUẬN....................................................................................................95
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................96

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CSTT

Chính sách tiền tệ

NH

Ngân hàng

NHTM

Ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại quốc


NHTMQD
NHTMCP

doanh

NHNN

Ngân hàng thương mại cổ phần
Ngân hàng Nhà Nước

NHTW

Ngân hàng Trung ương

Fed

Ngân hàng trung ương Mỹ

GDP

Tổng sản phẩm quốc dân

MMD

Phịng quản lý tiền tệ

TCTD

Tổ chức tín dụng


IMF

Tổ chức tiền tệ quốc tế

DTBB

Dự trữ bắt buộc

ECB

Ngân hàng Trung ương Châu âu

MS

Cung tiền

ADB

Ngân hàng Phát triển Châu á

MB

Lượng tiền cơ bản

M2

Tổng phương tiện thanh toán

CPI


Chỉ số giá tiêu dùng

OMO

Nghiệp vụ thị trường mở

SWAP

Nghiệp vụ hoán đổi ngoại tệ

FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

WTO

Tổ chức thương mại thế giới

VND

Việt Nam đồng


USD

Đồng đơ la Mỹ

DN

Doanh nghiệp


ODA

Hỗ trợ phát triển chính thức



DANH MỤC BẢNG BIỂU, ĐỒ THỊ
ĐỒ THI:
Hình 1.1: Mơ hình AD - AS..............................................................................7
Đồ thị 2.1: Tỷ lệ lạm phát theo tháng năm 2010.............................................35
Đồ thị 2.2: Mối liên hệ giữa tăng trưởng tín dụng với tăng trưởng kinh tế và
lạm phát...........................................................................................................38
Đồ thị 2.3: Tỷ lệ lạm phát theo tháng năm 2011............................................45
Đồ thị 2.4: Tỷ lệ lạm phát theo tháng năm 2012............................................49
Đồ thị 2.5: Diễn biến lãi suất nghiệp vụ thị trường mở và lãi suất liên ngân
hàng giai đoạn 2003-2007...............................................................................58
Đồ thị 3.1: Mơ hình xác định lãi suất đặt thầu nghiệp vụ thị trường mở.......87
BẢNG BIỂU:
Bảng 2.1: Tổng hợp các lần tăng, giảm giá xăng 8 tháng năm 2012............51
Bảng 2.2: Các mức điều chỉnh lãi suất chiết khấu của NHNNnăm 2012.......59
Bảng 2.3: Các mức điều chỉnh lãi suất tái cấp của NHNN năm 2012............60
Bảng 2.4: Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với VND và USD...................................63
Bảng 2.5: Tổng hợp các chính sách kiểm sốt lạm phát.................................68
Bảng 2.6: Tình hình thực hiện chỉ tiêu lạm phát 2008 - 2012.........................69
Bảng 2.7: Chỉ tiêu kinh tế vĩ mô năm 2013....................................................80


1


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của luận văn
Trước những năm 20 của thế kỷ XX, nền kinh tế vận hành theo cơ chế
tự tác động và điều tiết giữa các lực lượng trên thị trường, khơng có sự can
thiệp của Chính phủ. Điều này được thể hiện qua học thuyết “bàn tay vơ
hình” của A.Smith. Nhưng cuộc đại khủng hoảng 1929-1933 đã kéo tất cả
mọi người từ nhà lập chính sách đến người dân bn bán bình thường, từ
những người theo trường phái cổ điển cho đến những người phản đối học
thuyết này trở về với thực tế rằng bàn tay vơ hình là khơng hữu hiệu. Bàn tay
hữu hình ra đời từ bối cảnh đó mà người đi đầu là J.M. Keynes. Theo học
thuyết Keynes thì cần phải có sự can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế thay
cho một bàn tay vơ hình nào đó khi thị trường gặp phải thất bại. Công cụ để
điều hành nền kinh tế của một quốc gia chính là các chính sách kinh tế tài
chính của chính bản thân quốc gia đó. Trong đó, CSTT là một trong những bộ
phận quan trọng nhất cấu thành hệ thống chính sách này.
Ngân hàng Trung ương các quốc gia có nhiệm vụ thiết lập và thực thi
CSTT thông qua các công cụ. Ngân hàng Trung ương căn cứ vào mục tiêu
kinh tế vĩ mô cơ bản và trạng thái kinh tế của quốc gia từng thời kỳ mà xác
định mục tiêu chính của CSTT. Mục tiêu chính sách tiền tệ hầu như thống
nhất ở các nước. Sự điều chỉnh lượng tiền cung ứng nhằm mục tiêu trước hết
là ổn định giá trị tiền tệ, trên cơ sở đó góp phần tăng trưởng kinh tế và công
ăn việc làm.
Đối với Việt Nam, trong thời gian qua, NHNN đã đóng một vai trị
quan trọng trong việc thực thi mục tiêu cơ bản của CSTT là kiềm chế, kiểm
sốt lạm phát như đã thành cơng trong việc chống lại hiện tượng lạm phát cao
từ những năm đầu 90 (năm 1990: 67,1%, năm 1994 chỉ còn 14,4%).


2


Tuy nhiên, ở thời kỳ gần đây, sau khi Việt Nam gia nhập WTO vào
năm 2007 và ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới và đóng
vai trị là một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng tồn cầu. Vì vậy việc
điều hành chính sách tiền tệ đòi hỏi phải chặt chẽ và linh hoạt theo biến động
của nền kinh tế thế giới. Trong thời kỳ này, Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn
cầu 2007- 2008 diễn ra ở Mỹ đã khiến các chính phủ đưa ra nhiều gói kích
thích kinh tế và hậu quả của nó là lạm phát tăng cao.
Lạm phát tăng cao đã tác động nhiều mặt của đời sống kinh tế - xã hội,
làm chao đảo cuộc sống của dân chúng.
Ngoài những nguyên nhân khách quan (giá cả thế giới biến động, thiên tai,
dịch bệnh...) giá cả tăng cao là do điều hành chính sách tiền tệ chưa khoa
học, bị động, lúng túng, đi sau diễn biến thị trường cũng là nguyên nhân góp
phần làm giá cả biến động và chỉ số CPI tăng cao. Trước tình hình đó, một
câu hỏi lớn cần đặt ra: Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam cần điều
hành CSTT như thế nào nhằm kiểm soát được lạm phát đang có xu hướng gia
tăng? Chính vì vậy tôi đã lựa chọn, nghiên cứu đề tài: "Điều hành chính
sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong mục tiêu kiểm soát
lạm phát - Thực trạng và giải pháp "
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Làm rõ các vấn đề lý thuyết về lạm phát, kiểm soát lạm phát và điều
hành CSTT với mục tiêu kiểm soát lạm phát.
- Làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả điều hành CSTT trong
việc kiểm sốt lạm phát
- Thơng qua thực trạng về lạm phát và điều hành CSTT của Việt Nam
từ năm 2010 - nay để đưa ra những giải pháp điều hành CSTT nhằm mục tiêu
kiềm chế lạm phát. Đề tài quyết định nghiên cứu trong giai đoạn từ 2010 đến
nay là do hệ quả của việc kích thích kinh tế sau khủng hoảng năm 2007-2008


3


đã dẫn đến nguy cơ lạm phát trở nên rõ ràng hơn. Ngoài ra, ở giai đoạn này
cũng là thời điểm Luật các tổ chức tín dụng có hiệu lực và cụ thể là trách
nhiệm của các TCTD được quy định rõ ràng hơn. Nó tạo ra hành lang pháp lý
để TCTD hoạt động, và là cơ sở để quản trị rủi ro ( đặc biệt là rủi ro hoạt
động ) từ đó khơng tạo ra những cú sốc trên thị trường tiền tệ và giúp việc
điều hành các CSTT được hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, từ năm 2009 trở lại
đây, CSTT gắn với điều hành chính sách lạm phát mục tiêu. Điều này giúp
NHNN chủ động hơn trong mục tiêu kiểm soát lạm phát.
3. Nội dung nghiên cứu
1. Hệ thống lý luận về lạm phát, CSTT, điều hành chính sách nhằm
mục tiêu kiểm sốt lạm phát
2. Thực trạng điều hành CSTT trong việc kiểm soát lạm phát từ năm
2010 đến nay.
3. Các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ trong mục tiêu kiểm soát
lạm phát ở Việt Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1. Đối tượng: Điều hành chính sách tiền tệ trong mục tiêu kiểm soát
lạm phát trên giác độ của NHNN.
2. Phạm vi nghiên cứu: những vấn đề lý luận chung về CSTT với
mục tiêu kiểm soát lạm phát, và thực trạng điều hành CSTT của Việt Nam
từ năm 2010 đến nay.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử làm cơ sở phương pháp luận. Các phương pháp được sử
dụng trong nghiên cứu đề tài bao gồm: phương pháp thống kê và miêu tả,
phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh.


4


6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, mục lục, danh mục các từ viết tắt, danh mục
bảng, biểu, danh mục tài liệu tham khảo và kết luận, luận văn được kết cấu
gồm 3 chương như sau:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về lạm phát và chính sách tiền tệ
của NHTW trong mục tiêu kiểm soát lạm phát
Chương 2: Thực trạng điều hành chính sách tiền tệ trong mục tiêu
kiểm soát lạm phát ở Việt Nam.
Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị về chính sách tiền tệ của
NHTW trong mục tiêu kiểm soát lạm phát ở Việt Nam.
7. Dự kiến đóng góp của luận văn
- Nghiên cứu một cách có hệ thống các vấn đề lý luận về lạm phát,
kiểm soát lạm phát và điều hành CSTT nhằm mục tiêu kiểm sốt lạm phát.
- Thơng qua thực trạng điều hành CSTT của Việt Nam, luận văn đưa ra
một số giải pháp hồn thiện điều hành chính sách tiền tệ nhằm mục tiêu kiểm
soát lạm phát ở Việt Nam trong thời gian tới.


5

CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LẠM PHÁT VÀ CHÍNH SÁCH
TIỀN TỆ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC TRONG MỤC TIÊU
KIỂM SOÁT LẠM PHÁT
1.1. KHÁI QUÁT VỀ LẠM PHÁT VÀ KIỂM SOÁT LẠM PHÁT

1.1.1. Khái niệm và phân loại lạm phát
Các định nghĩa lạm phát được đưa ra thường tiếp cận từ hai khía cạnh
chủ yếu: hoặc từ nguyên nhân hoặc từ những ảnh hưởng của nó.

Theo cách tiếp cận thứ nhất, thì “lạm phát là quá nhiều tiền đi săn quá ít
hàng” hoặc “lạm phát là khi tiền lương danh nghĩa tăng nhanh hơn năng suất
lao động”. Cách định nghĩa này thực chất chỉ là đưa ra các cách giải thích
khác nhau về nguyên nhân của lạm phát mà không phải là định nghĩa về lạm
phát theo đúng nghĩa của nó.
Theo cách tiếp cận thứ hai thì lạm phát là mức giá cả chung tăng lên.
Tuy nhiên, sự tăng giá mới chỉ phản ánh hình thức biểu hiện của lạm phát cịn
bản chất của nó được thể hiện ở tính chất của sự tăng giá là giá tăng cao và
kéo dài hay chỉ là tạm thời?
Tóm lại, lạm phát là việc giá cả tăng nhanh và kéo dài trong một thời
gian. Tuy nhiên, cần phải rất thận trọng với định nghĩa về lạm phát bởi vì
khơng phải bất cứ lúc nào giá cả tăng cũng là lạm phát mà phải là giá cả tăng
kéo dài với tốc độ tăng giá có xu hướng tăng kèm theo giá trị tiền tệ giảm sút.
Lạm phát là sự tăng giá hàng hoá ở tất cả mặt hàng và muốn biết được
tình trạng tăng giá, người ta phải so sánh giá cả giữa hai thời điểm khác nhau
to và t1. Tuy nhiên, trong một nền kinh tế có nhiều loại hàng hố nên trong
khoảng thời gian to - t1 , mỗi loại hàng hố có mức tăng giá (P t1 - P to ) khác
nhau. Do vậy để tính được tỷ lệ lạm phát chung cho nền kinh tế, người ta phải
lấy chỉ số giá cả bình quân của cả nước làm chuẩn. 3 loại chỉ số giá cả bình


6

quân được sử dụng là giá cả hàng tiêu dùng (CPI-Consumer price index); giá
cả hàng sản xuất bình quân (PPI-Producer price index) và giá cả bán lẻ bình
quân (RPI-retail price index). Thơng thường, thì người ta thường sử dụng hai
loại chỉ số giá cả đầu để tính lạm phát, đặc biệt là CPI. Cuối cùng, lạm phát
thường được đo bằng chỉ số %, tức là tỷ lệ lạm phát (%) giữa hai thời điểm 1 0
và t1 là bằng mức tăng giá cả hàng hố bình qn giữa hai thời điểm, chia cho
giá ban đầu và nhân với tỷ lệ %:

Tỷ lệ lạm phát (t0 và t1 ) = Pti~ ?to x 100%
Phân loại lạm phát:
- Phân loại theo định lượng: có lạm phát một con số (là loại lạm phát
nhỏ hơn 10%/năm), lạm phát hai con số, lạm phát phi mã và siêu lạm phát (là
loại lạm phát rất cao từ 3 con số).
- Phân loại theo định tính: có lạm phát thuần tuý (là trường hợp đặc
biệt khi giá cả hàng hoá tiêu dùng và hàng hoá sản xuất đều tăng lên gần như
cùng một tỷ lệ trong cùng một đơn vị thời gian, lúc này nhu cầu tiền thực tế
tăng cùng chiều và khá tương đương với cung ứng tiền thực tế); lạm phát dự
đoán trước (lạm phát dự đốn trước là việc người ta nhìn thấy trước về lạm
phát và tin rằng nó sẽ xảy ra bởi các nguyên nhân của nó đã lộ diện) và lạm
phát bất thường; lạm phát cân bằng và không cân bằng (cân bằng ở đây là cân
bằng với thu nhập).
- Căn cứ vào mức độ biểu hiện giá cả trên thị trường: có lạm phát ngầm
lạm phát cơng khai.
- Căn cứ vào phạm vi ảnh hưởng về mặt không gian: có lạm phát quốc
gia và thế giới.
- Căn cứ vào tính lịch sử: lạm phát cổ điển (gắn với xung đột chiến
tranh) và lạm phát hiện đại (gắn với hoà bình).


7

Nguyên nhân của lạm phát:
- Theo trường phái tiền tệ của Milton Friedman thì lạm phát bao giờ và
ở đâu cũng là một hiện tượng tiền tệ. Quan điểm của trường phái này cho rằng
lạm phát nhanh có thể do sự tăng cao của cung tiền tệ thúc đẩy.
Chúng ta có thể sử dụng mơ hình AD-AS để giải thích cho quan điểm
của trường phái tiền tệ.


Hình 1.1: Mơ hình AD - AS
Ban đầu, nền kinh tế ở điểm 1, với sản phẩm tại mức tỷ lệ tự nhiên và
giá cả tại P1- giao điểm của đường tổng cầu AD1 và đường tổng cung AS1.
Nếu cung tiền tăng đều đặn dần dần trong suốt cả năm, thì đường tổng cầu di
chuyển sang phải đến AD2. Trong một thời gian rất ngắn, nền kinh tế có thể
chuyển động đến 1’ và sản phẩm có thể tăng cao hơn mức tự nhiên Y’, nhưng
kết quả giảm thất nghiệp xuống dưới mức tỷ lệ tự nhiên sẽ làm cho lương
tăng lên và đường tổng cung sẽ nhanh chóng dịch chuyển vào trong và sự
dịch chuyển ấy sẽ dừng khi nào đạt đến AS2, sản lượng quay trở lại mức tự
nhiên của đường tổng cung dài hạn. tại thời điểm cân bằng mới thì P2 cao hơn
P1. Nếu cung tiền tiếp tục trong những năm tiếp theo, thì nền kinh tế sẽ tiếp


8

tục chuyển động đến mức giá cả cao hơn và khi mà cung tiền cịn tăng thì q
trình này sẽ tiếp tục và lạm phát sẽ xảy ra. Tóm lại, trường phái tiền tệ cho
rằng lạm phát nhanh có thể do sự tăng cao của cung tiền tệ thúc đẩy.
- Trường phái Keynes: Cách phân tích của trường phái Keynes cũng
cho rằng cung tiền tệ tăng kéo dài sẽ có ảnh hưởng giống đối với đường tổng
cung và đường tổng cầu mà chúng ta thấy đã phân tích ở hình 1.1. Đường
tổng cầu sẽ dịch chuyển sang phải và đường tổng cung sẽ di chuyển vào. Chỉ
có điều khác biệt là Keynes tin rằng đường tổng cung sẽ di chuyển vào chậm
hơn so với cách phân tích của trường phái tiền tệ. Keynes cho rằng cung ứng
tiền danh nghĩa tăng khi giá chưa thay đổi, làm cung tiền thực tế tăng dẫn đến
đường LM dịch chuyển khá mạnh qua phải, sản lượng tăng khá nhanh.Tiếp đó
tổng cầu tăng gây ra lạm phát. Lạm phát sẽ làm cho mức cung tiền thực tế nhỏ
lại so với ban đầu. Tức là lúc này đường LM qua trái một ít, sản lượng tụt, tuy
vẫn cao hơn mức ban đầu.
- Lạm phát do chi phí đẩy:

Ngay cả khi sản lượng chưa đạt đến tiềm năng nhưng vẫn có khả năng
xảy ra lạm phát và trên thực tế đã xảy ra ở nhiều nước. Loại lạm phát này
được
gọi là lạm phát chi phí đẩy, vừa lạm phát vừa suy giảm sản lượng, tăng thêm
thất nghiệp. Các cơn shock giá cả của thị trường đầu vào đặc biệt là vật tư
thiết
bị cơ bản (xăng dầu, điện...) là nguyên nhân chủ yếu khiến cho đường AS dịch
chuyển lên trên. Tổng cầu không thay đổi nhưng giá cả đã tăng và sản lượng
lại
giảm xuống.
- Lạm phát do cầu kéo:
Lạm phát do cầu kéo xảy ra khi tổng cầu tăng lên mạnh mẽ tại mức sản
lượng đã đạt hoặc vượt quá mức tiềm năng. Bản chất của lạm phát cầu kéo là
chi tiêu quá nhiều tiền để mua một lượng cung hạn chế về hàng hố có thể sản
xuất được trong điều kiện thị trường lao động đã đạt cân bằng. Trong thực tế,


9

khi xảy ra lạm phát cầu kéo, thì lượng tiền trong lưu thơng và khối lượng tín
dụng tăng đáng kể và vượt quá khả năng có giới hạn của mức cung hàng hoá.
- Lạm phát theo tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái liên quan chặt chẽ tới giá cả hàng hoá xuất nhập khẩu.
Tỷ giá giữa tiền nội địa và tiền nước ngoài càng lên (tiền trong nước mất
giá) thì hàng hố càng lên giá. Và đến lượt mình, giá hàng hoá kéo tỷ giá lên
nhanh hơn, gây ra tình trạng lạm phát. Suy cho cùng, mối quan hệ giữa lạm
phát và tỷ giá có thể quy về sự gia tăng của cung ứng tiền. Tuy nhiên, các
nhà kinh tế đều thoả thuận với nhau rằng có yếu tố tâm lý trong khuynh
hướng kéo hàng hoá lên theo tỷ giá trong khi lạm phát đã hình thành và
khuynh hướng này rất phổ biến trong khu vực xuất nhập khẩu. [30], [26].

Hậu quả của lạm phát:
- Lạm phát làm thay đổi lãi suất nhưng lãi suất là một chỉ số kinh tế vĩ
mô cơ bản tác động đến thu nhập, tiêu dùng và đầu tư. Do vậy, thông qua lãi
suất, lạm phát tác động đến nhiều khía cạnh của đời sống kinh tế. Chẳng hạn
đối với ngành ngân hàng, để hoạt động vững vàng thì lãi suất thực tế phải ổn
định mà lãi suất thực tế = lãi suất danh nghĩa - tỷ lệ lạm phát. Để lãi suất thực
tế khơng đổi, thì lãi suất danh nghĩa phải tăng cùng tỷ lệ lạm phát. Khi hệ
thống ngân hàng và tài chính tăng lãi suất danh nghĩa thì nền kinh tế sẽ gặp
khó khăn, thất nghiệp gia tăng, nhu cầu đầu tư giảm, tiềm năng sản xuất bị
lãng phí.
- Lạm phát làm giảm thu nhập thực tế.
- Lạm phát làm cho giá trị của tiền tệ khơng cịn ổn định và không giữ
được chức năng thước đo giá trị. Xã hội gặp khó khăn trong việc tính tốn
tính hiệu quả, điều chỉnh các hoạt động kinh doanh của mình.
- Lạm phát khiến cho việc phân phối thu nhập khơng bình đẳng. Một số
người nắm giữ các hàng hố có giá cả tăng đột biến sẽ giàu lên, còn những


10

người có hàng hố mà giá khơng tăng hoặc tăng ít hoặc những người giữ tiền
nghèo đi.
- Sản xuất phát triển khơng đều, vốn chảy vào những ngành có lợi
nhuận cao nếu như lạm phát xảy ra.
- Chính phủ sẽ gặp khoản bội chi ngày càng tăng trong khi các khoản
thu về ngày càng giảm giá trị.
- Kích thích tâm lý đầu cơ tích trữ hàng hố, bất động sản, vàng bạc
gây
ra tình trạng khan hiếm hàng hố khơng bình thường và lãng phí nguồn lực.
Tóm lại, lạm phát cao có ảnh hưởng rất nghiêm trọng tới nền kinh tế.

Chính vì vậy, việc kiểm sốt lạm phát trở thành mối quan tâm hàng đầu của
các
nhà chức trách nói chung và các nhà hoạch định chính sách nói riêng. Muốn
kiểm sốt lạm phát cần phải áp dụng hàng loạt các biện pháp, chính sách khác
nhau, tuy nhiên, ngày nay người ta cho rằng CSTT góp phần rất đáng kể vào
việc kiểm sốt.
Để có thể đánh giá cụ thể hơn tác động của CSTT tới việc kiểm soát
lạm phát như thế nào, chúng ta sẽ tiếp tục nghiên cứu ở phần tiếp theo.
1.1.2. Kiểm soát lạm phát và điều kiện để kiểm soát lạm phát
Kiểm soát lạm phát là việc cơ quan quản lý sử dụng và điều hành các
cơng cụ, chính sách tài chính- tiền tệ nhằm mục tiêu kìm chế sự gia tăng của
lạm phát để đạt được theo đúng mục tiêu đã đặt ra.
Về mặt dài hạn, việc kiềm chế lạm phát, giữ cho tiền tệ ổn định sẽ tạo
điều kiện tăng sản lượng thực tế và giảm thất nghiệp. Vì thế, duy trì sự ổn
định tiền tệ là mục tiêu dài hạn của bất kỳ nền kinh tế nào, nhưng trong từng
thời kỳ việc kiềm chế lạm phát cũng như liều lựợng tác động của nó phải phù
hợp với yêu cầu tăng trưởng và các áp lực xã hội mà nền kinh tế phải gánh
chiụ. Chính phủ các nước có thể chọn chiến lược giảm lạm phát từ từ ít gây
biến động cho nền kinh tế hoặc chiến lược giảm tỷ lệ lạm phát nhanh chóng


11

tạo nên sự giảm mạnh về sản lượng trong quá trình điều chỉnh.
Việc đưa ra các giải pháp chống lạm phát thường xuất phát từ sự phân
tích đúng đắn nguyên nhân gây nên lạm phát, bao gồm nguyên nhân sâu xa và
nguyên nhân trực tiếp. Nguyên nhân trực tiếp của bất kỳ cuộc lạm phát nào
cũng xuất phát từ các lý do đẩy tổng cầu tăng quá mức hoặc tổng cung giảm
do chi phí tăng lên. Tuy nhiên nguồn gốc tạo ra các lý do làm dịch chuyển
đường tổng cầu và đường tổng cung lại rất khác nhau ở các cuộc lạm phát

khác nhau; có thể là do cơ chế quản lý kinh tế không phù hợp, nền kinh tế
thiếu tính cạnh tranh và do đó khơng hiệu quả, cơ cấu kinh tế mất cân đối, các
năng lực sản xuất khơng được khai thác, trình độ lao động và cơng nghệ lạc
hậu... Để giải quyết nguyên nhân sâu xa này cần phải có thời gian và đi kèm
với các cuộc cải cách lớn. Thông thường để tác động vào các nguyên nhân
trực tiếp của lạm phát và kiềm chế lạm phát ở tỷ lệ mong muốn, Chính phủ
các nước sử dụng một hệ thống các giải pháp nhằm làm giảm sự gia tăng của
tổng cầu hoặc khắc phục các nguyên nhân làm gia tăng chi phí như:
Tác động vào tổng cầu
Các giải pháp này nhằm hạn chế sự gia tăng quá mức của tổng cầu.
Trước hết là thực hiện một chính sách tiền tệ khan hiếm. Nguyên nhân cơ bản
của lạm phát cầu kéo là sự gia tăng của tiền cung ứng, sự hạn chế cung ứng
tiền sẽ có hiệu quả ngay đến sự giảm sút của nhu cầu có khả năng thanh tốn
của xã hội. Một chính sách tiền tệ khan hiếm được bắt đầu bằng việc kiểm
soát và hạn chế cung ứng tiền trung ương, từ đó mà hạn chế khả năng mở
rộng tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại. Lãi suất ngân hàng và lãi
suất thị trưịng tăng lên sau đó sẽ làm hạn chế nhu cầu tiêu dùng và đầu tư,
giảm áp lực đối với hàng hoá và dịch vụ cung ứng. Cùng với việc thực thi
chính sách tiền tệ thắt chặt là sự kiểm sốt gắt gao chất lượng tín dụng cung
ứng nhằm hạn chế khối lượng tín dụng, đồng thời đảm bảo hiệu quả của kênh


12

cung ứng tiền cũng như chất lượng tiền tệ.
Kiểm soát chi tiêu của Ngân sách Nhà nước từ trung ương đến địa
phương nhằm đảm bảo tiết kiệm và hiệu quả trong chi tiêu ngân sách; rà soát
lại cơ cấu chi tiêu, cắt giảm các khoản đầu tư khơng có tính khả thi và các
khoản chi phúc lợi vượt quá khả năng của nền kinh tế, cải tiến lại bộ máy
quản lý Nhà nước vốn cồng kềnh, không hiệu quả gây lãng phí ngân sách.

Khai thác các nguồn thu, đặc biệt là thu thuế nhằm giảm mức bội chi, cổ phần
hoá các doanh nghiệp Nhà nước...Và cuối cùng là hạn chế phát hành tiền để
bù đắp thiếu hụt ngân sách.
Thực hiện chính sách khuyến khích tiết kiệm giảm tiêu dùng. Lãi suất
danh nghĩa được đưa lên cao hơn tỷ lệ lạm phát để hấp dẫn người gửi tiền.
Biện pháp này thường đước sử dụng trong trường hợp lạm phát cao và có tác
động tức thời. Tuy nhiên trong thời gian áp dụng chính sách lãi suất cao, cần
có sự điều chỉnh linh hoạt cho phù hợp với mức độ biến động của lạm phát và
hạn chế hậu quả tiềm năng cho các tổ chức nhận tiền gửi.
Trong điều kiện nền kinh tế mở, sự can thiệp vào tỷ giá nhằm điều
chỉnh tỷ giá dần dần theo mức độ lạm phát cũng được sử dụng như một giải
pháp nhằm giảm cầu do tác động vào nhu cầu xuất khẩu. Mặt khác, sự điều
chỉnh tỷ giá từ từ cũng sẽ làm cho giá nội địa của hàng nhập trở nên rẻ hơn,
giảm bớt áp lực tăng mặt bằng giá trong nước. Đối với những nước phụ thuộc
vào hàng nhập khẩu điều này đặc biệt có ý nghĩa. Tuy nhiên hành động can
thiệp này có thể làm cạn kiệt nguồn dự trữ quốc tế. Chính vì thế việc sử dụng
giải pháp này cũng cần cân nhắc đến khả năng dự trữ ngoại hối cũng như khả
năng phục hồi nguồn dự trữ của quốc gia.
Tác động vào tổng cung
Giải pháp quan trọng nhất là tác động vào mối quan hệ giữa mức tăng
tiền lương và mức tăng của năng suất lao động xã hội. Thực chất là thiết lập


13

một cơ chế để đảm bảo mức chi trả tiền lương phù hợp với hiệu quả kinh
doanh của từng doanh nghiệp cũng như toàn bộ nền kinh tế. Sự thành cơng
của cơ chế này sẽ hạn chế những địi hỏi tăng tiền lương (chi phí chủ yếu
trong giá thành sản phẩm) bất hợp lý dẫn đến vòng luẩn quẩn tăng lương tiền - giá - tăng lương ....Việc thiết lập cơ chế tiền lương trong khuôn khổ
hiệu quả kinh doanh được thực hiện bằng các phương pháp khác nhau; có thể

Nhà nước tham gia ấn định các mức thu nhập một cách đơn phương (Mỹ), có
thể trên cơ sở thoả thuận giữa Nhà nước, giới chủ và tổ chức công đoàn để
xây dựng một hệ thống các mức thu nhập (Thuỵ Điển, úc), hoặc thoả thuận
tiền lương được thực hiện ngay tại cơ sở kinh doanh giữa giới chủ và đại diện
cơng đồn. Chính sách kiểm sốt giá cả phải được tiến hàng đồng thời với cơ
chế tiền lương nhằm hạn chế sự biến động của tiền lương thực tế, tránh rơi
vào vịng xốy lạm phát lương - giá - tiền.
Các giải pháp tác động vào chi phí ngồi lương nhằm tạo ra sự sử dụng
các nguồn lực một cách tiết kiệm và có hiệu quả. Xây dựng định mức tiêu hao
nguyên liệu và kỷ luật lao động nhằm tôn trọng định mức đó. Hợp lý hố
nguồn khai thác, vận chuyển và sử dụng nguyên liệu, hạn chế tối đa c ác chi
phí trung gian làm tăng giá nguyên liệu. Trong trường hợp sử dụng nguyên
liệu nhập ngoại, cần quan tâm đến những ảnh hưởng bên ngồi đến gía nhập
khẩu và có xu hướng tìm ngun liệu thay thế nếu giá tăng quá cao, sự giúp
sức của chính sách tỷ giá cũng như thuế nhập khẩu đóng một vai trị quan
trọng trong việc giảm giá nội địa nguyên liệu nhập. Ngồi ra các chi phí quản
lý gián tiếp cũng như các chi phí liên quan đến việc bố trí dây chuyền công
nghệ bất hợp lý cũng phải được xem xét và giảm thiểu tối đa.
Mở rộng khả năng cung ứng hàng hố
Giải pháp tình thế và tác động tức thời đến cân đối tiền hàng là nhập
khẩu hàng hoá, nhất là các hàng hố đang khan hiếm góp phần làm giảm áp


14

lực đối với giá cả. Tuy nhiên giải pháp này chứa đựng những nguy cơ tiềm
năng: làm cạn kiệt nguồn dự trữ quốc tế, tạo thói quen dùng hàng ngoại và
đặc biệt, làm suy giảm sức sản xuất trong nước.
Tăng khả năng sản xuất hàng hoá trong nước được coi là giải pháp
chiến lược cơ bản nhất tạo cơ sở ổn định tiền tệ một cách vững chắc. Thự c

chất đây là giải pháp nhằm tăng mức sản lượng tiềm năng của xã hội. Đây là
chiến lược dài hạn, tập trung vào việc khai thác triệt để năng lực sản xuất của
xã hội, nâng cao trình độ của lực lượng lao động, đổi mới thiết bị, hiện đại
hóa dây truyền sản xuất và quan trọng nhất là đổi mới cơ chế quản lý kinh tế,
khuyến khích cạnh tranh và hiệu quả.
1.2. ĐIỀU HÀNH CSTT TRONG MỤC TIÊU KIỂM SOÁT LẠM PHÁT

1.2.1. Tổng quan về CSTT
* Khái niệm chung về CSTT
Trong kinh tế học vĩ mô, CSTT được coi là một công cụ quản lý kinh tế
vĩ mô do NHTW thực hiện. Bằng cách NHTW tác động đến cung ứng tiền
(money supply) làm thay đổi cung ứng tiền để tác động đến lãi suất, từ đó ảnh
hưởng đến chi tiêu của các khu vực nền kinh tế, cuối cùng CSTT có tác động
quan trọng đến GDP thực, GDP tiềm năng và lạm phát. Như vậy có thể khái
qt q trình hoạt động của CSTT, như là một quá trình được khởi đầu từ
những hành động của NHTW làm thay đổi cung tiền của toàn bộ nền kinh tế
(hành động này chứa đựng ý muốn chủ quan của con người), và kết quả cuối
cùng của hành động đó là tác động đến GDP (thực và tiềm năng) và lạm phát.
Thực tế cũng cho chúng ta thấy khi muốn tăng trưởng kinh tế chống suy thối,
NHTW có thể tăng cung tiền nhằm hạ lãi suất để thúc đẩy hoạt động kinh tế.
Ngược lại, khi muốn hạn chế tăng trưởng kinh tế, giảm lạm phát NHTW đã
tác động giảm cung tiền làm tăng lãi suất, giảm đầu tư. Do vậy, CSTT phải là
cách thức hay tổng thể các biện pháp, công cụ của NHTW nhằm góp phần đạt


15

được các mục tiêu của chính sách kinh tế, thơng qua việc chi phối, điều tiết
quá trình cung ứng tiền và tín dụng, tức là thơng qua chi phối dịng chu
chuyển tiền và khối lượng tiền.

Có thể nói CSTT là một trong những vấn đề hấp dẫn nhất, quan trọng
nhất và gây nhiều tranh cãi nhất trong kinh tế học vĩ mơ vì tính chất đa dạng
của nó. Tuy điều hành CSTT rất khác nhau giữa các thời kỳ, các giai đoạn
phát triển kinh tế, khác nhau giữa các nước, song việc xây dựng và thực thi
CSTT của NHTW đều tn theo một qui trình của khn khổ nhất địnhkhn khổ CSTT. Khuôn khổ này thường xuyên được xem xét, điều chỉnh
cho phù hợp với sự biến động không ngừng của mơi trường kinh tế, tài chính.
Qui trình hoạt động của khn khổ CSTT có thể tóm tắt như sau:
Cơng cụ —► CSTT MT hoạt động —► MT trung gian —► MT cuối
cùng
* Các mục tiêu của CSTT
Trong qui trình xây dựng và thực hiện CSTT, việc lựa chọn các mục
tiêu CSTT được coi là vấn đề quan trọng nhất, khó khăn nhất, nó quyết định
tính hiệu quả hay khơng hiệu quả của CSTT, bởi vì mục tiêu CSTT quyết
định cả một khuôn khổ hay chiến lược CSTT.
(i) Về mục tiêu cuối cùng:
Mục tiêu cuối cùng của CSTT phải là mục tiêu trung hạn, vì tính tác
động trễ của tiền tệ đến sản lượng và lạm phát. Mục tiêu này nói chung ít
phải bàn cãi nhiều, vì CSTT là một công cụ quản lý kinh tế vĩ mô, nên
mục tiêu CSTT theo đuổi khơng ngồi mục tiêu của kinh tế vĩ mô. Trên
thực tế NHTW các nước điều hành CSTT đều theo đuổi mục tiêu trên. Tuy
nhiên, CSTT không ph ải là duy nhất để nền kinh tế đạt được sự ổn định
kinh tế vĩ mô với mức tăng trưởng bền vững, công ăn việc làm cao và
lạm phát thấp, mà để đạt được điều đó phải đồng thời thực hiện nhiều
chính sách khác trong s ự phối hợp đồng bộ với nhau, như chính sách tài


×