Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

TIỂU LUẬN phân tích quy định của bộ luật dân sự 2015 về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự và cho ví dụ minh họa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.74 KB, 26 trang )

Bìa 1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
KHOA/TRUNG TÂM..............................................

TÊN ĐÊ TÀI : Phân tích quy định của Bộ luật dân sự 2015 về điều kiện có hiệu lực của giao
dịch dân sự và cho ví dụ minh họa
BÀI TẬP LỚN KẾT THÚC HỌC PHẦN

Học phần:..................................................................
Mã phách:......................................................(Để trống)

Hà Nội - 2022

PHIẾU LÀM PHÁCH HÌNH THỨC THI BÀI TẬP LỚN/TIỂU LUẬN


Mã phách

Họ và tên sinh viên:................................................ Ngày sinh:....................;Mã sinh viên:.............
Lớp:........................................................ Ngành đào tạo:........................................................................
Tên Tiểu luận/Bài tập lớn:..............................................................................................................
........................................................................................................................................................
Học phần:........................................................................................................................................
Giảng viên phụ trách: .....................................................................................................................
Sinh viên kí tên

Phiếu này bằng 1/2 tờ giấy A4 để rời và đặt sau bìa 1 - trên trang đầu tiên của tiểu
luận; hoặc giữa giấy bóng kính (nếu có) với bìa 1


MỤC LỤC


1.
2.
3.
4.
5.
1.
2.

A. MỞ ĐẦU.....................................................................................................1
Lý do lựa chọn đề tài.................................................................................................1
Mục đích, và nhiệm vụ nghiên cứu...........................................................................1
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................................2
Phương pháp nghiên cứu...........................................................................................2
Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài...........................................................................2
B. NỘI DUNG.................................................................................................3
Khái niệm và phân loại giao dịch dân sự..................................................................3
1.1. Khái niệm và dấu hiệu của giao dịch dân sự.....................................3
1.2. Phân loại giao dịch dân sự.................................................................4
Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự...............................................................5
2.1. Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp
với giao dịch dân sự được xác lập................................................................6
2.2...Mục đích và nội dung của giao dịch khơng trái pháp luật, đạo đức xã hội..
........ 9
2.3. Người tham gia giao dịch hồn tồn tự nguyện.................................10
2.4. Hình thức của giao dịch phải phù hợp với quy định của pháp luật........11
3. Thực trạng pháp luật và một số giải pháp hoàn thiện quy định về điều kiện có


hiệu lực của giao dịch dân sự
3.1.


13

Thực trạng pháp luật hiện hành về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân

sự.................................................................................................................13
3.2.

Một số kiến nghị, hoàn thiện pháp luật về điều kiện có hiệu lực của giao

dịch dân sự..................................................................................................16
C.

KẾT LUẬN................................................................................................18

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................20


A. MỞ ĐẦU
1.

2.

Lý do lựa chọn đề tài
“Trong nền sản xuất hàng hóa theo cơ chế thị trường, khi lực lượng lao
động càng phát triển và sự phân công lao động mang tính chun nghiệp,
chun mơn hố, lao động có kỹ thuật, khoa học và công nghệ ngày càng
được coi trọng trong kinh doanh, sản xuất, làm dịch vụ thì của cải xã hội
ngày càng được tạo ra nhiều hơn, phong phú hơn và hàm lượng trí tuệ
trong sản phẩm ngày càng được coi trọng hơn. Khi nền sản xuất phát triển

thì quan hệ tài sản trong xã hội cũng phát triển theo về quy mô cũng như
giá trị tài sản và giao dịch dân sự giúp các chủ thể đáp ứng nhu cầu sản
xuất kinh doanh và các nhu cầu khác trong đời sống hàng ngày của mình
đồng thời giao dịch dân sự còn là phương tiện pháp lý để các chủ thể ập
các quan hệ về tài sản và nhân thân. Do đó, việc làm rõ những vấn đề liên
quan đến hiệu lực của giao dịch dân sự ln là nội dung then chốt, góp
phần đảm bảo hiệu quả thực thi của luật, quyền và lợi ích hợp pháp của
các bên có liên quan. Tuy nhiên vẫn cịn rất nhiều giao dịch bị vô hiệu do
các chủ thể chưa hiểu rõ các quy định cũng như điều kiện để tạo lập một
giao dịch cũng như là các điều kiện để giao dịch dân sự có hiệu lực. ” Bằng
các kiến thức đã học và tìm đọc tài liệu, em xin được chọn đề bài chủ đề
số 03: “Phân tích quy định của Bộ luật dân sự 2015 về điều kiện có
hiệu lực của giao dịch dân sự và cho ví dụ minh họa” làm đề tài cho bài
tập lớn mơn Luật dân sự của mình.
Mục đích, và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu: bài viết nhằm mục đích hệ thống hóa và phân
tích những vấn đề lý luận cơ bản nhất về điều kiện có hiệu lực của
giao dịch dân sự, làm sơ sở cho việc nghiên cứu các vấn đề có liên
quan, Đồng thời, bài viết cịn nhằm mục đích phân tích, đánh giá và
cho ví dụ cụ thể ở từng điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự.

1


3.

4.

5.


- Nhiệm vụ nghiên cứu: do giới hạn của bài viết nằm trong chương
trình học nên sinh viên khơng có tham vọng chỉ ra các vất đề bất cập
cụ thể và đưa ra các kiến nghị hồn hiện có thể giải quyết được mọi
vấn đề trong quy định pháp luật về giao dịch dân sự theo quy định của
pháp luật dân sự Việt Nam. Để thực hiện được các mục đích nêu trên,
bài viết sẽ tập trung làm rõ các vấn đề: Chỉ ra và phân tích các quy
định của Bộ luật dân sự 2015 về điều kiện có hiệu lực của giao dịch
dân sự, đồng thời chỉ ra các ví dụ cụ thể.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các quy định pháp luật trong Bộ
luật dân sự 2015 về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự
Phạm vi nghiên cứu:
- Về không gian, bài viết chỉ tập trung nghiên cứu quy định về điều kiện
có hiệu lực của giao dịch dân sự trong Bộ luật dân sự 2015
- Về thời gian: Bài viết nghiên cứu các quy định pháp luật về điều kiện
có hiệu lực của giao dịch dân sự theo Bộ luật dân sự 2015, sửa đổi bổ
sung 2017
Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lenin, trong quá
trình nghiên cứu và làm bài, sinh viên có sử dụng các phương pháp
nghiên cứu như sau:
- Phương pháp phân tích và bình luận để làm rõ những vấn đề lý luận
và quy định pháp luật hiện hành về điều kiện có hiệu lực của giao dịch
dân sự
- Phương pháp tổng hợp nhằm khái quát các quy định cảu pháp luật về
điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự
Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài.
Việc nghiên cứu chủ đề bài tập lớn này sẽ làm rõ những vấn đề cư bản

2



liên quan đến điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự, làm rõ một
số
vấn đề lý luận về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự như khái
niệm, đặc điểm, cơ sở ghi nhận các điều kiện có hiệu lwujc của giao
dịch
dân sự. Từ đó phân tích và đưa ra các ví dụ cụ thể.

B. NỘI DUNG
1. Khái niệm và phân loại giao dịch dân sự
1.1. Khái niệm và dấu hiệu của giao dịch dân sự
1.1.1. Khái niệm
Theo quy định tại Điều 116 BLDS năm 2015: “Giao dịch dân sự là
hợp đồng hoặc hành vi pháp lí đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc
chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.”
“Từ quy định này ta thấy giao dịch dân sự được xác định là kết quả
của việc làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự
của chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự. Giao dịch dân sự là một sự
kiện pháp lý (hành vi pháp lý đơn phương hoặc đa phương - một bên hoặc
nhiều bên) làm phát sinh hậu quả pháp lý. Tuỳ từng giao dịch cụ thể mà
làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật dân sự. Giao dịch là
hành vi có ý thức của chủ thể nhằm đạt được mục đích nhất định, cho nên
giao dịch dân sự là hành vi mang tính ý chí của chủ thể tham gia giao
dịch, với những mục đích và động cơ nhất định.”
1.1.2. Dấu hiệu
Được hình thành từ hành vi của con người: ” Nếu các quan hệ pháp
luật dân sự nói chung có thể hình thành từ nhiều căn cứ khác nhau thì giao
dịch dân sự chỉ có thể hình thành từ hành vi của con người. Vì vậy, nếu
giao dịch dân sự hình thành từ hành vi hợp pháp thì giao dịch đó có hiệu

lực (khi đã đáp ứng đủ các điều kiện) nhằm làm phát sinh một hậu quả
pháp lý nhất định: Hậu quả pháp lý mà người xác lập và tham gia giao

3


dịch dân sự nhằm làm phát sinh có thể là xác lập các quyền, nghĩa vụ dân
sự với nhau, có thể chấm dứt các quyền, nghĩa vụ dân sự đối với nhau, có
thể là thay đổi quyền, nghĩa vụ1.”
“Hướng tới một quan hệ dân sự với các chủ thể khác. Người xác lập
giao dịch dân sự bao giờ cũng hướng tới việc hình thành một quan hệ dân
sự giữa mình với một hoặc nhiều chủ thể khác và thông qua quan hệ dân
sự đó để xác lập quyền, nghĩa vụ của các chủ thể.
Là sự thể hiện ý chí của người xác lập giao dịch: Ý chí của con người
bao giờ cũng được thể hiện thông qua hành vi, mặt khác, giao dịch dân sự
bao giờ cũng hình thành từ hành vi của con người nên giao dịch dân sự
bao giờ cũng là sự thể hiện ý chí của người xác lập giao dịch. Trong giao
dịch dân sự ý chí và sự thể hiện ý chí của chủ thể tham gia giao dịch là vơ
cùng quan trọng. Ý chí là nguyện vọng, mong muốn chủ quan bên trong
của con người mà nội dung của nó được xác định bởi các nhu cầu về sản
xuất, tiêu dùng của bản thân họ.” Ý chí phải được thể hiện ra bên ngồi
dưới một hình thức nhất định để các chủ thể khác có thể biết được ý chí
của chủ thể muốn tham gia đã tham gia vào một giao dịch dân sự cụ thể.
Bởi vậy, giao dịch dân sự phải là sự thống nhất giữa ý chí và bày tỏ ý chí.
Thiếu sự thống nhất này, giao dịch dân sự có thể bị tuyên bố là vô hiệu
hoặc sẽ vô hiệu. Điều này không chỉ đúng với cá nhân mà đúng với cả
pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác. Bởi khi xác lập giao dịch dân sự các
chủ thể này đều thông qua người đại diện. Người đại diện thể hiện ý chí
của pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác trong phạm vi thẩm quyền đại diện
1.2. Phân loại giao dịch dân sự

“Căn cứ vào các bên tham gia vào giao dịch có thể phân biệt giao dịch
dân sự thành hai loại là hợp đồng và hành vi pháp lý đơn phương.
Hợp đồng dân sự:
Hợp đồng dân sự là giao dịch trong đó thể hiện ý chí của hai hay

1Phạm Văn Tuyết (2017) Hướng dẫn môn học luật dân sự- NXB Tư pháp
[128,129]


nhiều bên nhằm làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
Hợp đồng dân sự là loại giao dịch dân sự phổ biến nhất trong đời sống
hàng ngày. Thơng thường hợp đồng có hai bên tham gia trong đó thể hiện
sự thống nhất ý chí của các chủ thể trong một quan hệ cụ thể như mua
bán, cho thuê... nhưng cũng tồn tại hợp đồng có nhiều bên tham gia như tổ
hợp tác, hộ gia đình.... Mỗi bên trong hợp đồng có thể có một hoặc nhiều
chủ thể tham gia. Trong hợp đồng ý chí của một bên đòi hỏi sự đáp lại của
bên kia, tạo thành sự thống nhất ý chi của các bên, từ đó mới hình thành
được hợp đồng.”
Hành vi pháp lý đơn phương
Hành vi pháp lý đơn phương là giao dịch trong đó thể hiện ý chí của một
bên nhằm làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Không phải
hành vi pháp lý đơn phương nào cũng là giao dịch dân sự. Thơng thường, hành
vi pháp lí đơn phương được xác lập theo ý chí của một bên chủ thể duy nhất (lập
di chúc, từ chối hưởng thừa kế). “Có thể có nhiều chủ thể cùng tham gia vào một
bên của giao dịch (hai cá nhân, tổ chức cùng tuyên bố hứa thưởng...). Trong
nhiều trường hợp hành vi pháp lí đơn phương chi phát sinh hậu quả pháp lí khi
có những người khác đáp ứng được những điều kiện nhất định do người xác lập
giao dịch đưa ra.
Giao dịch dân sự có điều kiện
Giao dịch có điều kiện là giao dịch mà hiệu lực của nó phát sinh hoặc

hủy bỏ phụ thuộc vào sự kiện nhất định. Khi sự kiện đó xảy ra thì giao
dịch phát sinh hoặc hủy bỏ.Giao dịch có thể xác lập với điều kiện phát
sinh hoặc điều kiện huỷ bỏ. Giao dịch có điều kiện phát sinh là giao dịch
đã được xác lập nhưng chỉ phát sinh hiệu lực khi có sự kiện được coi là
điều kiện xảy ra. Giao dịch có điều kiện huỷ bỏ là giao dịch được xác lập
và phát sinh hiệu lực nhưng khi có sự kiện là điều kiện xảy ra thì giao
dịch bị huỷ bỏ2.”

2Trường đại học Luật Hà Nội- Giáo trình luật dân sự Việt Nam tập 1 NXB Công
an nhân dân [trg139]

5


2. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự
Giao dịch dân sự được xác lập thoả mãn các điều kiện pháp luật quy
định nhằm tuân theo các quy định của pháp luật về giao dịch, đồng thời
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể khơng bị xâm phạm.
Điều 117 BLDS năm 2015 quy định về điều kiện có hiệu lực của giao
dịch dân sự theo 2 khoản:
“1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù
hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn tồn tự nguyện;
c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm
của luật, không trái đạo đức xã hội.
2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch
dân sự trong trường hợp luật có quy định.”
Dựa vào căn cứ pháp lý ở trên, có thể hiểu các điều kiện có hiệu lực
của giao dịch dân sự theo quy định tại Điều 117 BLDS 2015 gồm:

2.1. Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự
phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập.
Chủ thể của giao dịch là những người tham gia giao dịch là cá nhân,
pháp nhân
*Cá nhân:
Cá nhân tham gia giao dịch dân sự phải là người đã thành niên, người
không bị mất năng lực hành vi dân sự, khơng phải là người có khó khăn
trong việc nhận thức, làm chủ hành vi, không phải là người bị hạn chế
năng lực hành vi thì có quyền xác lập và thực hiện các quyền và nghĩa vụ
phát sinh từ quan hệ do mình xác lập. “Những giao dịch dân sự do những
người này xác lập có hiệu lực pháp luật. Những cá nhân chưa thành niên,
cá nhân bị mất năng lực hành vi dân sự, cá nhân có khó khăn trong nhận

6


thức, làm chủ hành vi hoặc cá nhân bị hạn chế năng lực
hành
vi
dân
sự
xác
lập,
thực
hiện
thì
theo
u
cầu
của

người
đại
diện
của
người
đó,
Tịa
án
tun
bố
giao
dịch
đó

hiệu
nếu
theo
quy
định
của
pháp
luật
giao
dịch
này
phải
do
người
đại
diện

của
họ
xác
lập,
thực
hiện
hoặc
đồng
ý
(khoản 1 Điều 125 BLDS 2015). “

Tuy nhiên có những trường hợp cá biệt ngay tại khoản 2 của Điều 125
thì giao dịch do những người nói trên vẫn được xác lập trong một số
trường hợp cụ thể, được hiểu là: Những người chưa đủ 6 tuổi, người mất
năng lực hành vi không được phép xác lập giao dịch dân sự. Mọi giao
dịch dân sự của những người này đều do người đại diện theo pháp luật
xác lập, thực hiện3. Việc xác định nhu cầu cần thiết của cá nhân dưới 6
tuổi và người mất năng lực hành vi dân sự tham gia vào các giao dịch đó
là cần thiết. Những nhu cầu phù hợp với nhận thức của những cá nhân này
là vui chơi, rèn luyện sức khỏe, thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt tinh thần
trong lĩnh vực văn hóa, văn nghệ, biểu diễn; nhu cầu về thực phẩm, nước
giải khát... thì những giao dịch này vẫn có hiệu lực và người đại diện cho
họ phải thực hiện các quyền và nghĩa vụ dân sự phát sinh từ những giao
dịch đó. Quy định này là hồn tồn phù hợp với thực tiễn cuộc sống. giao
dịch dân sự chỉ làm phát sinh quyền hoặc chỉ miễn trừ nghĩa vụ cho người
chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn
trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân
sự với người đã xác lập, thực hiện giao dịch với họ. Quy định này nhằm
bảo vệ quyền của những đối tượng nói trên và là một quy định mang tính
cải cách tư duy và quan điểm lập pháp ở Việt Nam4.

“Ngoài ra, người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi có năng lực hành vi
dân sự chưa đầy đủ, khi xác lập thực hiện giao dịch dân sự phải có sự

3Trường đại học Luật Hà Nội- Giáo trình luật dân sự Việt Nam tập 1 NXB Công
an nhân dân [trg140 - 141]
4Trường Quân (2021), Điều kiện để giao dịch dân sự có hiệu lực, bài viết đăng
trên trang thông tin điện tử Đảng
cộng sản Việt Nam, 2021
Nguồn: />
7


đồng ý của người đại diện theo pháp luật trừ những giao dịch nhằm phục
vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi. Người từ đủ 15 tuổi
đến chưa đủ 18 tuổi được xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự, trừ giao
dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao
dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo
pháp luật đồng ý. Ví dụ: lập di chúc phải được cha, mẹ hoặc người giám
hộ đồng ý. Người từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ,
trừ trường hợp họ bị toà án tuyên bố mất năng lực hành vi, tuyên bố hạn
chế năng lực hành vi. Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được tồn
quyền xác lập mọi giao dịch dân sự.”
Ví dụ về giao dịch dân sự có chủ thể làcá nhân:
Chị A (31 tuổi) bị tâm thần sau một vụ tai nạn xe hơi, đã được xác
nhận mất năng lực hành vi vào tháng 8-2010. Bà B là hàng xóm của chị A
khi biết được điều này đã lợi dụng và dụ dỗ chị A ký vào hợp đồng bán lại
căn nhà 4 tầng 8m mặt đường mà chị A sở hữu với giá rất rẻ. Biết được sự
việc, chồng và gia đình chị A đến nói chuyện với bà B nhưng bà B khơng
hủy hợp đồng mà cịn cãi là đã ký rồi thì sẽ bắt buộc phải thực hiện theo.
Trong trường hợp này, hợp đồng xác lập bởi bà B và chị A là vơ hiệu mặc

dù có chữ ký của chủ sở hữu là chị A nhưng vì chị A mất năng lực hành vi
dân sự cho nên quyền sở hữu căn nhà đó vẫn thuộc về chị A.
*Pháp nhân:
Pháp nhân chỉ được tham gia vào các giao dịch dân sự phù hợp với
quyền và nghĩa vụ của pháp nhân đó5.
Chủ thể này tham gia vào giao dịch dân sự thông quá người đại diện
của họ (đại diện theo pháp luật, theo ủy quyền). Người đại diện xác lập,
thực hiện giao dịch dân sự nhân danh người được đại diện. Các quyền,
nghĩa vụ do người đại diện xác lập làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của
pháp nhân. Người đại diện xác lập giao dịch dân sự làm phát sinh quyền,

5 Phạm Văn Tuyết (2017) Hướng dẫn môn học luật dân sự- NXB Tư pháp [130]


nghĩa vụ của pháp nhân trong phạm vi nhiệm vụ của chủ thể đó được điều
lệ hoặc pháp luật quy định.

2.2.

Ví dụ về giao dịch dân sự có chủ thể là pháp nhân:
Ơng A và ơng B lần lượt là giám đốc và phó giám đốc của cơng ty
TNHH X. Trong điều lệ của cơng ty có ghi rõ rằng, đối với những hợp
đồng có giá trị dưới 5 tỷ vnđ thì ơng B sẽ thay mặt cơng ty để ký cịn đối
với các hợp đồng có giá trị từ đủ 5 tỷ vnđ trở lên thì ơng A sẽ là người ký.
Trong một vụ làm ăn với giá trị hợp đồng là 4 tỷ 950 triệu vnđ, ông B đã
là người ký kết hợp đồng này, thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình
là ký hợp đồng dưới 5 tỷ đồng nên hợp đồng này đã có hiệu lực.
Mục đích và nội dung của giao dịch khơng trái pháp luật, đạo đức
xã hội.
“Theo điều kiện này thì để giao dịch dân sự được coi là có hiệu lực, các

bên không được thỏa thuận để thực hiện những hành vi bị pháp luật cấm
hoặc trái với những chuẩn mực ứng xử chung giữa người với người trong
đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng. Điều cấm của
pháp luật là những quy định của pháp luật không cho phép chủ thể thực
hiện những hành vi nhất định. Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng
xử chung. Chỉ những tài sản được phép giao dịch, những công việc được
phép thực hiện không vi phạm điều cấm, đúng chuẩn mực đạo đức thì mới
được phép thực hiện. Những giao dịch nhằm trốn tránh pháp luật hoặc trái
đạo đức thì sẽ khơng làm phát sinh hiệu lực.
Mục đích của giao dịch dân sự là yếu tố thuộc về bản chất chứ khơng
phụ thuộc vào mục đích tham gia giao dịch của các chủ thể. Điều đó có
nghĩa là, mục đích của giao dịch dân sự - yếu tố thuộc về bản chất của và
mục đích của chủ thể xác lập giao dịch - mong muốn của chủ thể khi xác
lập giao dịch là hai yếu tố khác biệt nhau. Ví dụ, hợp đồng mua bản là
hợp đồng được xác lập nhằm hướng tới mục đích chuyển quyền sở hữu tài

9


sản từ bên bản sang cho bên mua, và đó chính là bản chất của hợp
đồng
mua tài sản và là yếu tố bất biến. Song, các bên giao kết hợp đồng mua
bán tài sản có thể khơng muốn được sở hữu tài sản hoặc được chuyển
quyền sở hữu tài sản mà vì một mong muốn nào đó như tẩu tán tài sản.
Đây chính là động cơ khiển cho các chủ thể tham gia giao kết vào một
hợp đồng nhất định. Tuy nhiên, BLDS chỉ hướng tới việc ghi nhận điều
kiện về mục đích xác lập giao dịch chứ khơng điều chỉnh động cơ xác lập
giao dịch

Dựa vào mục đích của giao dịch dân sự là lợi ích hợp pháp mà các

bên mong muốn đạt được khi xác lập giao dịch. Mục đích và nội dung
giao dịch có quan hệ chặt chẽ với nhau. Con người xác lập, thực hiện giao
dịch ln nhằm đạt được mục đích nhất định. Muốn đạt được những mục
đích đó thì họ phải cam kết, thỏa thuận về nội dung và những thỏa thuận
cam kết đó của họ là để đạt được mục đích.”
Ví dụ: A là quân nhân tiếp nhận việc canh giữ kho vũ khí quân dụng
đã lén lút lấy trộm súng và đạn dược tuồn ra ngồi bán lại cho B. Mục
đích của A là bán số đồ này cho B để lấy tiền gửi về cho gia đình cịn B
thì muốn có số vũ khí này để bán ra chợ đen kiếm tiền đồng thời giữ lại
bên mình để phịng vệ. Tuy nhiên giao dịch này là vô hiệu do vi phạm
điều cấm của pháp luật cả về nội dung và hình thức, cụ thể là vi phạm tội
tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí
quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự được quy định tại Điều 304
BLHS 2015.
2.3. Người tham gia giao dịch hồn tồn tự nguyện.
Về lý luận, lợi ích được coi là tiền để, là động lực khiến cho các chủ
thể tham gia vào quan hệ pháp luật nói chung, quan hệ dân sự nói riêng.
Bất cứ chủ thể nào khi tham gia xác lập giao dịch dân sự đều tim kiếm
cho mình những lợi ích có thể là về vật chất hoặc về tinh thần. Để đạt

1
0


được lợi ích mong muốn, chủ thể phải có đủ điều kiện để bày tỏ ý chí
của
mình ra bên ngồi. Mọi sự ngăn căn chủ thể bày tỏ ý chí và mọi sự tác
động khiến cho chủ thể phải lựa chọn xác lập giao dịch dân sự không phù
hợp với mong muốn của mình đều có thể khiến cho chủ thể bị mất đi
hoặc

khơng đạt được lợi ích mong muốn. Khi đó, giao dịch dân sự khơng cịn
được coi là một hoạt động hữu hiệu để chủ thể tìm kiếm và thoả mãn các
nhu cầu của mình mà lại trở thành rào cản cho việc đạt được lợi ích.
Chính vì vậy, sự tự nguyện về mặt ý chí phải được coi là một trong những
điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự.

Giao dịch dân sự phải được thiết lập trên cơ sở tự do, tự nguyện của



các bên chủ thể. Vì vậy, giao dịch dân sự nếu khơng có tính tự nguyện của
người tham gia giao dịch đó thì sẽ khơng có hiệu lực. Bản chất của giao
dịch dân sự là sự thống nhất giữa ý chí và bày tỏ ý chí, cho nên tự nguyện
bao gồm các yếu tố là tự do ý chí và bày tỏ ý chí. Khơng có tự do ý chí thì
khơng phải là tự nguyện, nếu một trong hai yếu tố này khơng có hoặc
khơng thống nhất cũng khơng thể có tự nguyện.
Sự tự nguyện của một bên (hành vi pháp lý đơn phương) hoặc sự tự
nguyện của các bên trong quan hệ dân sự (hợp đồng) là một trong các
nguyên tắc được quy định tại khoản 2 Điều 3 BLDS 2015. Giao dịch dân
sự bị coi là thiếu tính tự nguyện của người tham gia nếu giao dịch đó
được xác lập là bị đe dọa, bị lừa dối, bị nhầm lẫn, giả tạo. Chủ thể tham
gia giao dịch tự mình lựa chọn đối tượng của giao dịch, lựa chọn giá cả,
thời gian, địa điểm và các sự lựa chọn khác trong việc xác lập giao dịch
dân sự. Mọi áp đặt ý chí với chủ thể đều là nguyên nhân dẫn đến giao dịch
dân sự vơ hiệu”
Ví dụ: Ơng A lập di chúc để chia tài sản của mình cho các con, tuy
nhiên trước khi lập ơng có hỏi qua ý kiến của cả gia đình và người con cả
có ý kiến rằng vì mình là con cả, đã chịu nhiều cực khổ hơn những người

1

1


khác nên u cầu ơng A chia cho mình nhiều hơn phần của những người
khác và có đe dọa rằng nếu khơng chia theo thì sẽ tự sát. Ơng A vì lo sợ
người con làm càn nên đã lập di chúc theo lời của người con cả. Bản di
chúc này sẽ khơng có hiệu lực vì đã vi phạm tính tự nguyện của chủ thể,
ông A trong trường hợp này đã bị người con cả áp đặt ý chí.
2.4. Hình thức của giao dịch phải phù hợp với quy định của pháp luật.
Hình thức của giao dịch dân sự là phương tiện thể hiện nội dung của
giao dịch. Hình thức của giao dịch có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong tố
tụng dân sự, nó là chứng cứ xác nhận các quan hệ đã, đang tồn tại giữa
các bên, qua đó xác định trách nhiệm dân sự khi có hành vi vi phạm xảy
ra6.
“Người xác lập giao dịch có quyền lựa chọn hình thức của giao dịch
đó: bằng lời nói, bằng văn bản, bằng hành vi cụ thể. chỉ trong một số
trường hợp đặc biệt thì pháp luật mới có yêu cầu về hình thức, buộc các
chủ thể phải thực hiện như: yêu cầu phải lập thành văn bản, phải có chứng
nhận, chứng thực, đăng ký, xin phép. (khoản 2 Điều 117 và khoản 2 Điều
119 BLDS năm 2015)
Về hình thức bằng lời nói: Đây là hình thức phổ biến nhất trong xã hội
hiện nay mặc dù độ xác thực của hình thức này là thấp nhất. Giao dịch
bằng lời nói thường được sử dụng đối với các loại giao dịch được thực
hiện ngay và chấm dứt ngay sau đó như mua bán trao tay hoặc giữa các
chủ thể thân tín với nhau. tuy nhiên cũng có các giao dịch bằng hình thức
lời nói phải đảm bảo tn thủ theo các quy định của pháp luật thì mới có
hiệu lực, ví dụ như di chúc miệng.
Về hình thức văn bản gồm có văn bản thường và văn bản có cơng
chứng, chứng thực của ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền.”
Văn bản thường: văn bản thường được áp dụng trong các trường hợp các

bên tham gia giao dịch dân sự thỏa thuận hoặc pháp luật quy định giao

6 Trường đại học Luật Hà Nội- Giáo trình luật dân sự Việt Nam tập 1, NXB Công
an nhân dân [trg144]


dịch phải thể hiện bằng văn bản. Nội dung giao dịch phải có chữ ký của
hai bên chủ thể. Đây là chứng cứ xác định chủ thể đã tham gia vào giao
dịch dân sự rõ ràng hơn so với hình thức bằng lời nói
Văn bản có cơng chứng, chứng thực: được áp dụng trong các trường hợp
luật định giao dịch dân sự bắt buộc phải được lập thành văn bản hoặc các
bên có thỏa thuận phải có chứng nhận, chứng thực, đăng ký hoặc xin phép
khi xác lập giao dịch các bên phải tn thủ hình thức, thủ tục đó như mua
bán nhà, chuyển quyền sử dụng đất.
Với hình thức giao dịch bằng hành vi: giao dịch dân sự có thể được
xác lập thông qua các hành vi nhất định theo quy ước từ trước như mua
bánh ở máy bán hàng tự động, gọi điện ở boot điện thoại công cộng... đây
là hình thức giản tiện nhất vì khơng cần có sự xuất hiện đầy đủ của hai
bên chủ thể. hình thức này đang ngày càng phổ biến chủ yếu là ở các
nước có nền cơng nghiệp tự động hóa hiện đại.
Ví dụ về hình thức của giao dịch dân sự: A góp vốn vào cơng ty của
B bằng cách chuyển giao quyền sử dụng đất của mình cho B. Tuy nhiên
hợp đồng này chỉ có chữ ký của hai bên chứ khơng có cơng chứng, chứng
thực và chưa có đăng ký vào sổ địa chính tại điểm a khoản 3 Điều 167
Luật đất đai 2013: “Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp
vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với
đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh
bất động sản quy định tại điểm b khoản này” nên hợp đồng chuyển
nhượng quyền sử dụng đất này vi phạm điều kiện về hình thức, khơng
được cơng chứng, chứng thực thì vơ hiệu (trừ trường hợp đã thực hiện 2/3

nghĩa vụ và được áp dụng quy định tại Điều 129 của BLDS 2015).
Tuy nhiên quy định về hình thức của giao dịch dân sự không rõ ràng,
là cơ hội cho những chủ thể không trung thực lạm dụng, vì vậy khoản 2
Điều 117 là một quy định khơng cứng nhắc và không coi là điều kiện bắt

1
3


buộc để giao dịch dân sự có hiệu lực.

Tóm lại, các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự là một thể
thống nhất trong mối quan hệ biện chứng. Bởi vậy, xét một giao dịch phải
đặt nó trong tổng thể mối quan hệ biện chứng này.
3. Thực trạng pháp luật và một số giải pháp hoàn thiện quy định về điều
kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự
3.1. Thực trạng pháp luật hiện hành về điều kiện có hiệu lực của giao
dịch dân sự
“BLDS 2015 đã ra đời và có hiệu lực thi hành được một khoảng thời
gian đủ dài để ta có thể thấy và đánh giá được các ưu, nhược điểm của nó,
đặc biệt trong bài viết này, là các ưu, nhược điểm về điều kiện có hiệu lực
của giao dịch dân sự. BLDS 2015 đã có những quy định cụ thể, chi tiết và
được coi là khá phù hợp với thực tiễn áp dụng, tuy nhiên, trên thực tế vẫn
còn tồn đọng một số điểm chưa thực sự phù hợp:
Thứ nhất, điều kiện về năng lực chủ thể. Quy định liên quan đến điều
kiện về năng lực chủ thể đưuọc quy định tại điểm a khoản 1 Điều 117
chưa thực sự rõ ràng nên có thể dẫn đến hai cách hiểu khác nhau. Cách
hiểu thứ nhất, chủ thể của giao dịch dân sự phải có năng lực pháp luật và
năng lực hành vi phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập, Cách hiểu
thứ hai, chủ thể trực tiếp tham gia vào quá trình đàm phán, thoả thuận và

xác lập giao dịch dân sự phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi
phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập.
Bên cạnh đó, trong nhiều trường hợp, cá nhân là người đủ 18 tuổi
nhưng lại mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác dẫn đến mất khả năng nhận
thức và làm chủ hành vi, nhưng không bị toả án tuyên bố mất năng lực
hành vi dân sự, thi về nguyên tắc cá nhân này vẫn được xác định là người
có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Song thực tế, khi cả nhân này xác lập,

1
4


thực hiện gia dịch dân sự, hay cụ thể là hợp đồng thì sẽ khơng đảm bảo
được quyền và lợi ích hợp pháp của mình và của người thân thích. Đây là
một vấn đề không xảy ra nhiều trên thực tế nhưng nếu xảy ra sẽ khó có
thể giải quyết một cách triệt để khi về mặt pháp lý cá nhân có năng lực
hành vi dân sự đầy đủ, cịn về thực tế lại có thể khơng có bất cứ khả năng
nhân thức nào
Thứ hai, điều kiện về sự tự nguyện của chủ thể. BLDS 2015 vẫn chưa
có quy định nhằm định nghĩa về tự nguyện, đồng thời cũng chưa có quy
định nhằm xác định cụ thể những trưởng hợp nào việc giao dịch dân sự bị
coi là vi phạm sự tự ngun7. Chính vì thế, việc xác định các điều kiện để
được coi là tư nguyện và các trường hợp bị coi là vi phạm sự tự nguyện
khi xác lập giao dịch dân sự vẫn chỉ tồn tại trong khoa học pháp lý. Hiện
nay vẫn đang tồn tại những quan điểm mâu thuẫn nhau liên quan đến việc
xác định các trường hợp bị coi là vì phạm sự tư nguyện trong giao dịch
dân sự.”
Thứ ba, về mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm
điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội. Mặc dù BLDS 2015 đã có
quy định nhằm khai quát điều cấm của luật và đạo đức xã hội. Tuy nhiên,

nghiên cứu các quy định có liên quan cho thấy, chỉ có điều cấm của luật
mới bảo đảm sự rõ ràng khi áp dụng bởi vì điều cấm ln được luật quy
định, nên chỉ cần xem xét quy định đối với trường hợp cụ thể để áp dụng.
Song việc xác định mục đích và nội dung của giao dịch dấn sự trái đạo
đức xã hội là việc không đơn giản và thậm chí là khó khăn, dễ dẫn đến sự
tuỳ tiện trong áp dụng. Hiện tại, BLDS và các luật có liên quan không chỉ
ra cụ thể các trường hợp bị coi là trái đạo đức xã hội nên để xác định điều
này cần phải căn cứ vào việc xác minh ở địa phương nơi diễn ra việc xác
lập giao dịch dân sự. Điều này là hết sức khó khăn và dễ xảy ra các mâu

7 Trịnh Thị Hòa (2017), Giao dịch dân sự ô hiệu và hậu quả pháp lý của giao
dịch dân sự vô hiệu, luận văn thạc
sỹ luật học Trường Đại học Luật Hà Nội, TS. Nguyễn Minh Tuấn hướng dẫn, 2017

15


thuẫn trong việc xác định, bởi quan niệm về đạo đức ở mỗi địa phương
khác nhau lại có thể khác nhau.
“Thứ tư, điều kiện về hình thức của giao dịch dân sự. Hiện nay còn tồn
tại sự mâu thuẫn giữa các quy định về hình thức của giao dịch dân sự, đặc
biệt và cụ thể là hợp đồng trong BLDS và các luật chuyên ngành. Ví dụ,
theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Luật cơng chứng năm 2014, thì hợp
đồng chuyển quyền sử dụng đất sẽ có hiệu lực tại thời điểm được công
chúng, nhưng theo quy định tại Điều 503 Bộ luật dân sự năm 2015 thì hợp
đồng chuyển quyền sử dụng đất có hiệu lực từ thời điểm đăng ký theo quy
định của Luật đất đai8. Như vậy, đã có sự khác biệt giữa Luật cơng chúng
với BLDS và Luật đất đai về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng Theo
quy định của Luật công chứng thì hợp đồng chuyển nhượng quyền sử
dụng đất chỉ cần được cơng chứng là đủ điều kiện có hiệu lực, song BLDS

và Luật đất đai lại yêu cầu phải đăng ký sau khi đã công chứng hoặc
chứng thực. Sự mâu thuẫn này tồn tại từ lâu nhưng đến thời điểm hiện nay
vẫn chưa được giải quyết Điểu này ít gây khó khăn trong q trình áp
dụng nhưng lại khiến cho các quy định của các luật triệt tiêu nhau. Rõ
ràng, đối chiếu với ví dụ ở trên thì quy định tại khoản 1 Điều 5 Luật công
chứng năm 2014 không có giá trị đối với các hợp đồng chuyển quyển sử
dụng đất. “
BLDS 2015 quy định về điều kiện bắt buộc về hình thức đó là ghi
nhận các trường hợp hợp đồng vi phạm quy định bắt buộc về hình thức
vẫn khơng bị vơ hiệu ở Điều 129. Theo đó, nếu ít nhất một bên đã thực
hiện được hai phần ba nghĩa vụ từ hợp đồng thì hợp đồng khơng bị vô
hiệu. Tuy nhiên, cách xác định hai phần ba này còn chưa rõ ràng, cụ thể.
Cho đến thời điểm hiện nay, chưa có một văn bản nào được ban hành mà
có liên quan đến vấn đề này. Do đó, việc áp dụng quy định này vào thực

8 Nguyễn Văn Cừ- Trần Thị Huệ, Bình luận khoa học Bộ Luật Dân sự năm 2015
của nước Cộng Hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam, nxb Công an nhân dân, Hà Nội,2017

1
6


tiễn cũng khơng hề dễ dàng. Ngồi ra, tại khoản 1 Điều 129 còn xác quy
định “trường hợp giao dịch được xác lập theo quy định bằng văn bản
nhưng văn bản không đúng quy định của luật ” nhưng cho đến nay cũng
chưa có văn bản luật nào đưa ra quy định về hình thức văn bản của hợp
đồng, nên việc xác định văn bản đó có đúng quy định của luật hay khơng
cũng là vấn đề khó khăn, thậm chí là khơng có tính thực tiễn.
3.2. Một số kiến nghị, hồn thiện pháp luật về điều kiện có hiệu lực của

giao dịch dân sự
Thứ nhất, đối với điều kiện về chủ thể, cho dù chủ thể trực tiếp hoặc
không trực tiếp giao kết thì cũng đều phải có đủ điều kiện về năng lực
pháp luật - tức là có quyền trực tiếp xác lập hợp đồng hoặc có quyền đại
diện cho người khác trong việc xác lập hợp đồng. Theo quy định về năng
lực hành vi dân sự của cá nhân hồn tồn có thể xác định được người trực
tiếp xác lập giao dịch dân sự phải có năng lực hành vi dân sự phù hợp.
Song, cách quy định “chủ thể có năng lực hành vi dân sự phù hợp với
giao dịch được xác lập” là chủ thể của giao dịch dân sự hay người trực
tiếp xác lập giao dịch dân sự. Bởi thực tế, có thể người trực tiếp xác lập
hợp đồng cũng chính là chủ thể của hợp đồng hoặc có thể là hai người
khác nhau. Để bảo đảm sự thống nhất các cách hiểu về điều kiện này, kiến
nghị sửa đổi điểm a khoản 1 Điều 117 Bộ luật dân sự năm 2015 như sau:
“Chủ thể xác lập giao dịch có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành
vi dân sự phù hợp với giao dịch được xác lập".
Thứ hai, pháp luật hiện hành cần có những quy định cụ thể về định


nghĩa thế nào là tự nguyện và phải xác định các trường hợp bị coi là
khơng có sự tự nguyện khi xác lập giao dịch dân sự
Thứ ba, đối với điều kiện về nội dung của giao dịch dân sự không
được vi phạm điều cấm của pháp luật và đạo đức xã hội, như đã phân tích
ở trên thì việc xác định quy chuẩn đạo đức chung là một việc không dễ
17


dàng, do vậy, thiết nghĩ rằng việc luật hóa các trường hợp bị coi là vi
phạm đạo đức xã hội là hoàn toàn hợp lý. Bởi lẽ, đạo đức xã hội phụ
thuộc rất nhiều vào ý chí của cộng đồng xã hội tại đại phương nơi xác lập
giao dịch dân sự.

Thứ tư, điều kiện về hình thức của hợp đồng. chính vì có sự mâu thuẫn
giữa các đạo luật như đã phân tích ở trên nên việc các nhà làm luật quy
định lại và thống nhất các điều khaorn này là hoàn toàn cần thiết. Đồng
thời, về quy định hai phần ba nghĩa vụ hợp đồng và giao dịch được xác
lập theo quy định bằng văn bản nhưng avwn bản không đúng quy định
của luật (tại khoản 1 Điều 129) cũng là các hạt sạn cần được làm mịn.
thiết nghĩ, đối với trường hợp này thì phương pháp tối ưu nhất chính là
các nhà làm luật cần giải thích rõ hoặc đưa ra cách xác định hai phần ba
nghĩa vụ từ giao dịch, đồng thời cũng cần có quy định cụ thể liên quan
đến hìn thức chuẩn của văn bản hợp đồng. Vấn đề hình thức chuẩn cũng
có thể giải quyết theo hướng sửa quy định tại khoản 1 Điều 129 thành
“giao dịch dân sự được xác lập không tuân theo quy định bắt buộc bằng
văn bản”.


1
8


C. KẾT LUẬN
Qua những phân tích và ví dụ tình huống cụ thể ở trên đã phần nào
chứng minh được tầm quan trọng cũng như những nội dung, thể hiện
được phần nào đó bản chất của những điều kiện có hiệu lực của giao dịch
dân sự mà BLDS 2015 đã quy định. Có thể thấy, quy định về điều kiện có
hiệu lực của giao dịch dân sự là quy định có vai trị quan trọng trong việc
hiện thực hoả các thoả thuận của các bên chủ thể trên thực tiễn. Điều này
là bởi sự thoả thuận của các bên chỉ được cụ thể hoả khi các bên thực hiện
các quyển và nghĩa vụ phát sinh từ thoả thuận đó. Trong khi đó, điều kiện
tiên quyết để thực hiện thoả thuận này đó chính là việc thoả thuận đó đã
có hiệu lực pháp luật hay chưa.

Các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự được ghi nhận ngay từ
khi pháp luật về giao dịch dân sự hiện trong lịch sử loài người. Ở Việt
Nam, mỗi thời kỳ khác nhau, khi các quy định mới được thông qua, các
điều kiện có hiệu lực của hợp đồng đều có sự sửa đổi, bổ sung cho phù
hợp với thực tiễn đời sống. Tuy nhiên, những sửa đổi này cũng có những
điểm tiến bộ, nhưng cũng có những sự hạn chế mà vơ tính trở thành rào
cản cho việc thực thi pháp luật về giao dịch dân sự trên thực tế. Điều này
đòi hỏi phải có những nghiên cứu về giao dịch dân sự nói chung, điều
kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự nói riêng, nhằm hồn thiện hơn nữa
các quy định này.
Tổng kết lại, trong bài viết của mình, em đã nghiên cứu, phân tích và
chỉ ra những vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến giao dịch dân sự và điều
kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự. Trong đó, chỉ ra được khái niệm
giao dịch dân sự, điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự. Những vấn
đề lý luận trên cơ sở quy định của pháp luật là tiền đề cho sự phân tích,
nghiên cứu và đánh giá, từ đó chỉ ra được một số bất cập cịn tồn tại. Từ
những phân tích, đánh giá đó, em đã mạo muộn đưa ra những ý kiến đóng





góp nhỏ bé có giá trị tham khảo cho quá trình hồn thiện pháp luật
nói
chung và pháp luật về giao dịch dân sự nói riêng

Từ những điều kiện của giao dịch dân sự này sẽ giúp chúng ta xác
định được hiệu lực pháp lý của các giao dịch, giao dịch nào có hiệu lực,
giao dịch nào vơ hiệu từ đó tránh được các hậu quả pháp lý và hủy đi
được những giao dịch sai phạm, bảo đảm an toàn pháp lý cho các chủ thể

trong giao dịch, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân
và Nhà nước; giúp cho pháp luật công bằng, xã hội bình đẳng, trong sạch,
văn minh.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ luật Dân sự 2015
2. Luật Đất đai 2013
3. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật dân sự Việt Nam (tập 1),
Nxb Cơng an nhân dân, Hà Nội, 2017 (tái bản có chỉnh sửa).
4. Phạm Văn Tuyết, Mục 6: Giao dịch dân sự [trang 129-132], Hướng dẫn
học phần luật dân sự: học phần 1, Nxb. Tư Pháp, Hà Nội, 2017
5. Nguyễn Văn Cừ- Trần Thị Huệ, Bình luận khoa học Bộ Luật Dân sự năm
2015 của nước Cộng Hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nxb Công an nhân
dân, Hà Nội,2017
6. Trịnh Thị Hịa (2017), Giao dịch dân sự ơ hiệu và hậu quả pháp lý của
giao dịch dân sự vô hiệu, luận văn thạc sỹ luật học Trường Đại học Luật
Hà Nội, TS. Nguyễn Minh Tuấn hướng dẫn, 2017
7. Trường Quân (2021), Điều kiện để giao dịch dân sự có hiệu lực, bài viết
đăng trên trang thông tin điện tử Đảng cộng sản Việt Nam, 2021
8. https://moj .gov.vn/
9. />10. />

×