Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Tiểu luận: Phân tích quy định của Luật cạnh tranh 2018 về “Chính sách khoan hồng”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (696.06 KB, 14 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GỊN
KHOA LUẬT


BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN MƠN HỌC
LUẬT CẠNH TRANH
ĐỀ TÀI SỐ 10:
Phân tích quy định của Luật cạnh tranh 2018 về
“Chính sách khoan hồng”. Sưu tầm và phân tích một tình huống
hoặc một vụ việc cạnh tranh có liên quan để làm rõ thêm quan
điểm của anh/chị.
Sinh viên thực hiện:
Mã số sinh viên:
Lớp:
Phòng thi:
Giảng viên hướng dẫn:

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2021.


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................................................... 0
1.

Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................................................... 0

2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................................................... 0



3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................................................... 0
3.1.

Đối tượng nghiên cứu .................................................................................................................. 0

3.2.

Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................................................... 0

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................................................... 0

4.

5. Bố cục tổng quát của bài tiểu luận ........................................................................................................ 0
CHƯƠNG I:....................................................................................................................................................... 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH KHOAN HỒNG THEO QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH
TRANH NĂM 2018 .......................................................................................................................................... 1
1.1. Khái niệm và đặc điểm của chính sách khoan hồng theo quy định của Luật Cạnh tranh năm
2018. ......................................................................................................................................................... 1
1.1.1.

Khái niệm chính sách khoan hồng ........................................................................................... 1

1.1.2.

Đặc điểm của chính sách khoan hồng ..................................................................................... 1


1.2.

Khái niệm và đặc điểm của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh ........................................................... 2

1.2.1.

Khái niệm thỏa thuận hạn chế cạnh tranh............................................................................... 2

1.2.2.

Đặc điểm của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh ......................................................................... 3

CHƯƠNG II: ..................................................................................................................................................... 4
QUY ĐỊNH CỤ THỂ VỀ CHÍNH SÁCH KHOAN HỒNG THEO QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH
TRANH NĂM 2018 VÀ VỤ VIỆC MINH HỌA ............................................................................................. 4
2.1. Quy định cụ thể về chính sách khoan hồng theo quy định của Luật Cạnh tranh năm 2018............... 4
2.1.1. Chính sách khoan hồng đối với các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh ........................................... 4
2.1.2. Quy định cụ thể về điều kiện áp dụng chính sách khoan hồng .................................................... 4
2.2. Vụ việc minh họa về chính sách khoan hồng theo quy định của Luật cạnh tranh 2018 ..................... 5
2.2.1. Vụ việc minh họa .......................................................................................................................... 5
2.2.2. Phân tích và đánh giá vụ việc ...................................................................................................... 6
2.3. Ý nghĩa của việc quy định về chính sách khoan hồng trong Luật Cạnh tranh năm 2018 .................. 8
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................... 10
A.VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT............................................................................................... 10
B. TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................................... 10
Sách chuyên khảo và giáo trình: .......................................................................................................... 10
Tài liệu từ internet:............................................................................................................................... 10
Tài liệu nước ngoài: ............................................................................................................................. 10



PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Một trong những hành vi gây tác động xấu đến thị trường hiện nay là thỏa thuận hạn chế cạnh
tranh. Thực tiễn thực thi pháp luật cạnh tranh trên thế giới cũng như tại Việt Nam cho thấy hành
vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh của các cơ quan cạnh tranh, thỏa thuận hạn chế cạnh tranh có xu
hướng ngầm hóa. Do đó, việc chứng minh sự tồn tại của các thỏa thuận để có thể xử lý theo quy
định của pháp luật là rất khó khăn. Kinh nghiệm của thế giới cho rằng chỉ có thể chống lại các
thỏa thuận hạn chế cạnh tranh một cách hữu hiệu khi có được sự hợp tác từ chính các bên tham
gia thỏa thuận1. Nhưng làm thế nào để các doanh nghiệp tự nguyện hợp tác với cơ quan nhà nước
có thẩm quyền khi họ đang hưởng lợi nhuận lớn chính từ các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh? Để
giải quyết vấn đề này, nhiều quốc gia trên thế giới hiện nay đã sử dụng chính sách khoan hồng
như một cơng cụ quan trọng để phát hiện và điều tra, xử lý đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh.
Luật Cạnh tranh năm 2004 của Việt Nam chưa có quy định về chương trình khoan hồng. Các vụ
thoả thuận hạn chế cạnh tranh được Cơ quan cạnh tranh phát hiện, điều tra và xử lý chủ yếu dựa
trên các thông tin tự phát hiện hoặc được sự trợ giúp từ một số cơ quan truyền thông. Luật Cạnh
tranh năm 2004 của Việt Nam chỉ có quy định về các tình tiết giảm nhẹ áp dụng với các doanh
nghiệp trong một số trường hợp nhất định. Đến năm 2018, Luật Cạnh tranh ở Việt Nam đã có
một bước tiến mới vượt bậc khi dành riêng một điều khoản cụ thể trong Luật để quy định về
Chính sách khoan hồng. Chính sách như một cơng cụ hữu hiệu, cần thiết trong việc giúp cơ quan
quản lý cạnh tranh thực hiện cơng việc của mình. Từ đó, có thể thấy được việc nghiên cứu, phân
tích quy định về Chính sách khoan hồng trong Luật Cạnh tranh năm 2018 là điều cần thiết.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Bài tiểu luận hướng đến mục tiêu phân tích và làm sáng tỏ được các vấn đề lý luận chung cũng như
vấn đề cụ thể về chính sách khoan hồng trong Luật Cạnh tranh năm 2018. Trong đó, tác giả trình bày
về khái niệm và đặc điểm của chính sách khoan hồng, thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. Bên cạnh đó,
tác giả cịn hướng đến việc phân tích vụ việc cụ thể để làm sáng tỏ vấn đề lý luận nêu trên.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Ở đề tài này, tác giả hướng đến đối tượng nghiên cứu là quy định của Luật Cạnh tranh năm 2018 về
“Chính sách khoan hồng” và vụ việc cụ thể để minh họa rõ hơn cho vấn đề lý luận này.

3.2. Phạm vi nghiên cứu
Tác giả tập trung nghiên cứu quy định về chính sách khoan hồng trong phạm vi quy định của Luật
1

/>

Cạnh tranh năm 2018 và pháp luật chuyên ngành khác có liên quan.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp phân tích, diễn giải: Phương pháp này dùng để làm rõ các khái niệm, quy định của
pháp luật về chính sách khoan hồng và thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong Luật Cạnh tranh năm
2018. Mặt khác, tác giả còn sử dụng phương pháp này để làm rõ vụ việc liên quan. Phương pháp này
được sử dụng xuyên suốt bài tiểu luận.
Phương pháp tổng hợp: Sau khi làm rõ được các quy định của pháp luật về chính sách khoan hồng
và thỏa thuận hạn chế cạnh tranh thì tác giả tiến hành tổng hợp lại vấn đề. Phương pháp này được sử
dụng để kết luận mỗi chương và kết luận toàn bộ bài tiểu luận.
5. Bố cục tổng quát của bài tiểu luận
Bài tiểu luận gồm 2 chương:
Chương I: Lý luận chung về Chính sách khoan hồng theo quy định của Luật Cạnh tranh năm
2018
Chương II: Quy định cụ thể về Chính sách khoan hồng theo quy định của Luật Cạnh tranh năm
2018 và vụ việc minh họa


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH KHOAN HỒNG THEO QUY ĐỊNH CỦA LUẬT
CẠNH TRANH NĂM 2018
1.1.
Khái niệm và đặc điểm của chính sách khoan hồng theo quy định của Luật Cạnh tranh
năm 2018.

1.1.1.

Khái niệm chính sách khoan hồng

Luật Cạnh tranh - Luật số: 23/2018/QH14 ngày 12 tháng 6 năm 2018 (LCT) không đưa ra định
nghĩa như thế nào là chính sách khoan hồng (CSKH). CSKH (leniency program) là nội dung hoàn
toàn mới được ghi nhận trong LCT năm 2018, được xem như một công cụ pháp lý hữu hiệu nhằm
phá vỡ các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm trên thị trường.
Có nhiều thuật ngữ khác nhau để nói về chính sách khoan hồng, cụ thể như “chương trình khoan
hồng”, “sự ân xá”, “sự giảm nhẹ hình phạt” hoặc “miễn truy tố”. Theo pháp luật của liên minh Châu
Âu, khoan hồng được hiểu là việc giảm tiền phạt”. Bên cạnh đó, theo pháp luật của Hoa Kỳ, “khoan
hồng được hiểu là việc doanh nghiệp báo cáo các hoạt động vi phạm pháp luật của họ ngay từ giai
đoạn đầu, nếu họ đáp ứng những điều kiện nhất định.
Thơng qua các cách hiểu trên, có thể kết luận rằng, CSKH là một hệ thống hoặc chính sách cho phép
miễn trừ hay giảm trừ một phần hoặc toàn bộ các biện pháp dùng để phạt đối với các doanh nghiệp
có hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, nhưng sau đó đã hợp tác với cơ quan thực thi pháp luật
cạnh tranh về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh và đáp ứng được đầy đủ các điều kiện mà pháp luật quy
định2.
1.1.2.

Đặc điểm của chính sách khoan hồng
Thứ nhất: CSKH là một hệ thống hoặc chính sách cho phép miễn trừ hay giảm trừ một phần

hoặc toàn bộ các biện pháp mang tính chất trừng phạt.
CSKH giúp cho các chủ thể đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh có thể nhận được sự
miễn trừ hay giảm trừ các biện pháp trừng phạt, chế tài mà đáng lý theo quy định của pháp luật, họ
phải chịu. Điều này cho thấy rằng, một trong những tiền đề quan trọng giúp cho việc thực hiện
CSKH hiệu quả là phải có chế tài thật nặng đối với các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. Từ đó, giúp
cho các bên nhận rõ được ý nghĩa to lớn của CSKH và mức độ nghiêm trọng của các chế tài có thể
xảy ra.

Chính sách khoan hồng cho doanh nghiệp vi phạm luật cạnh tranh, < truy cập ngày 07/9/2021.
2

1


Có thể tìm thấy ngun lý tương tự này theo quy định trong CSKH của Hoa Kỳ. Theo đó, việc miễn
hoặc giảm hình phạt cho các bên trong CSKH, được nhìn nhận như là một phần trong chiến lược
“Cây gậy và củ cà rốt”3. Chiến lược này được thể hiện bằng cách kết hợp các phần thưởng cho việc
tiết lộ tự nguyện và hợp tác kịp thời theo chính sách khoan hồng dành cho doanh nghiệp của Bộ
phận chống độc quyền với các biện pháp chế tài trầm trọng.
Thứ hai: CSKH được áp dụng có điều kiện
Căn cứ theo quy định tại Điều 112 LCT năm 2018, các doanh nghiệp vi phạm pháp luật cạnh tranh
được hưởng miễn, giảm các chế tài, hình phạt thì cơ quan cạnh tranh sẽ đưa ra rất nhiều điều kiện.
Bên cạnh việc yêu cầu về thơng tin, các điều kiện cịn được quy định trong chương trình khoan hồng
của các nước có thể liên quan đến khía cạnh tính hợp tác đầy đủ với cơ quan có thẩm quyền trong
suốt q trình điều tra và xử lý hành vi vi phạm, thứ tự ưu tiên theo thời điểm nộp đơn, tính trung
thực, tự nguyện khi cung cấp thơng tin và chứng cứ. Ngồi ra, doanh nghiệp muốn được hưởng
chính sách khoan hồng bắt buộc khơng được là doanh nghiệp có vai trị ép buộc hoặc tổ chức cho
các doanh nghiệp khác tham gia thỏa thuận.
Thứ ba: CSKH hướng tới đối tượng là các bên tham gia vào thỏa thuận hạn chế cạnh tranh.
Chủ thể tham gia trực tiếp vào các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh hơn ai hết là những chủ thể hiểu rõ
nhất, nắm bắt được nhiều thông tin, chứng cứ nhất nên đương nhiên CSKH áp dụng trước hết là đối
với các doanh nghiệp trực tiếp tham gia vào các thỏa thuận. Bên cạnh đó, chính sách này cũng có
thể áp dụng đối với cá nhân như người quản lý doanh nghiệp và/ hoặc người lao động trong doanh
nghiệp tham gia thỏa thuận
1.2.

Khái niệm và đặc điểm của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh


1.2.1.

Khái niệm thỏa thuận hạn chế cạnh tranh

Có nhiều định nghĩa được đưa ra khi đề cập đến thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. Theo Hội đồng Tổ
chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) định nghĩa “Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh có thể là
một thỏa thuận, một hành vi phối hợp hoặc một sự sắp đặt giữa các đối thủ để ấn định giá, hạn chế
đầu ra phân chia thị trường và gian lận trong đấu thầu”. Bên cạnh đó, LCT của Hoa Kỳ (section 1
của đạo luật Sherman năm 1890) có quy định về quy định về thoả thuận hạn chế cạnh tranh “Mọi
hợp đồng, liên kết dưới hình thức độc quyền hoặc theo phương thức khác, nhằm hạn che trao đổi
hoặc thương mại giữa các bang với nhau hoặc với các quốc gia khác, đều bị coi là bất hợp pháp”.
Vietnam business law, <o/blog-lut-kinh-doanh/2018/8/31/lut-cnh-tranh-2018-ca-vit-nam>, truy cập ngày
07/9/2021.
3

2


Còn ở Việt Nam, căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 3 LCT năm 2018, thỏa thuận hạn chế cạnh
tranh là hành vi thỏa thuận giữa các bên dưới mọi hình thức gây tác động hoặc có khả năng gây tác
động hạn chế cạnh tranh. Như vậy, LCT đã đưa ra định nghĩa một cách khái quát bao gồm các thỏa
thuận theo đó có nhiều bên thống nhất thực hiện các hành vi có tác động hoặc khả năng gây tác động
làm “loại trừ, làm giảm, sai lệch hoặc cản trở cạnh tranh trên thị trường”4.
1.2.2.

Đặc điểm của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
Về chủ thể thực hiện hành vi

Chủ thể tham gia thỏa thuận hạn chế cạnh tranh chủ yếu là các doanh nghiệp. Theo LCT năm 2018
thì doanh nghiệp bao gồm tổ chức và cá nhân kinh doanh. Các doanh nghiệp phải hoạt động độc lập

với nhau, không phải là những người liên quan của nhau theo pháp luật doanh nghiệp; khơng cùng
trong một tập đồn kinh doanh, không cùng là thành viên của tổng công ty.
Về hình thức của thỏa thuận
Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là sự thống nhất hành động giữa các doanh nghiệp, có thể diễn ra
cơng khai hoặc ngầm định.
Về nội dung thỏa thuận
Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh có nội dung nhằm hướng tới các vấn đề cơ bản trên thị trường như:
giá cả hàng hóa; thị trường tiêu thụ; nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ; phân chia về
khách hàng; số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ; kỹ thuật, cơng
nghệ đầu tư và các nội dung của hợp đồng.
Về tác động của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 3 LCT năm 2018, tác động của thỏa thuận hạn chế cạnh
tranh này là làm loại trừ, làm giảm hoặc thậm chí làm triệt tiêu, làm sai lệch hoặc cản trở cạnh tranh
trên thị trường.
Kết luận chương I.
Như vậy, ở chương I của bài tiểu luận, tác giả đã trình bày được khái niệm, đặc điểm của CSKH và
thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. Qua đó, giúp người đọc có thể hiểu được nội hàm thế nào là CSKH
và thỏa thuận hạn chế cạnh tranh theo quy định của LCT năm 2018. Điều này tạo cơ sở, tiền đề cho
việc phân tích cụ thể và sâu hơn các quy định của LCT về CSKH.

4

Khoản 3 Điều 3 LCT năm 2018.

3


CHƯƠNG II
QUY ĐỊNH CỤ THỂ VỀ CHÍNH SÁCH KHOAN HỒNG THEO QUY ĐỊNH CỦA LUẬT
CẠNH TRANH NĂM 2018 VÀ VỤ VIỆC MINH HỌA

2.1. Quy định cụ thể về chính sách khoan hồng theo quy định của Luật Cạnh tranh năm 2018
2.1.1. Chính sách khoan hồng đối với các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
CSKH cho phép các doanh nghiệp tham gia vào các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh được miễn hoặc
giảm trách nhiệm pháp lý (miễn hoặc giảm mức xử phạt hay truy cứu trách nhiệm hình sự). CSKH
được thiết kế nhằm tạo ra sự khuyến khích đối với các bên tham gia thỏa thuận khi họ tự mình báo
cáo với cơ quan quản lý cạnh tranh. Xuất phát từ thực tiễn các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh đa số
là các thỏa thuận ngầm nên cơ quan có thẩm quyền rất khó để phát hiện và xử lý, CSKH khi được
quy định một cách phù hợp và được thực hiện hiệu quả đóng vai trị quan trọng trong việc khuyến
khích các doanh nghiệp sau khi tham gia thỏa thuận hạn chế cạnh tranh ý thức được hành vi vi phạm
của mình, tự nguyện khai báo để hưởng CSKH5.
Theo pháp luật cạnh tranh của một số quốc gia 6, doanh nghiệp đầu tiên tự nguyện khai báo và thỏa
mãn các điều kiện hưởng miễn trừ sẽ được miễn trách nhiệm hoặc được miễn giảm một phần lớn
mức phạt mà đáng ra doanh nghiệp đó phải chịu nếu khơng tự nguyện khai báo. Đối với các doanh
nghiệp thứ hai hoặc các doanh nghiệp tiếp theo thực hiện việc khai báp thì sẽ được áp dụng các biện
pháp khuyến khích khác.
2.1.2. Quy định cụ thể về điều kiện áp dụng chính sách khoan hồng
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 112 LCT năm 2018, việc miễn hoặc giảm mức xử phạt theo
CSKH được thực hiện trên cơ sở đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
Thứ nhất: Đã hoặc đang tham gia với vai trò là một bên của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh.
Về nguyên tắc, những chủ thể tham gia vào thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là những chủ thể nắm rõ
tất cả các thông tin, chứng cứ cần thiết về thỏa thuận đó. Do vậy, chỉ những chủ thể là một bên trong
thỏa thuận hạn chế cạnh tranh mới là đối tượng được hưởng khoan hồng, trừ những doanh nghiệp có
vai trị tổ chức hoặc ép buộc các doanh nghiệp khác tham gia thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. Như
vậy, tất cả các cá nhân và tổ chức kinh doanh, bao gồm các loại hình cơng ty, hợp tác xã và hộ kinh
doanh đều có thể là đối tượng được hưởng chính sách khoan hồng.
Thứ hai: Tự nguyện khai báo hành vi vi phạm trước khi cơ quan có thẩm quyền ra quyết định
điều tra.
5
6


Trường đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Giáo trình Luật Cạnh tranh, (2020), NXB. Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, tr.203.
Trường đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Giáo trình Luật Cạnh tranh, (2020), NXB. Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, tr.203.

4


CSKH chỉ được áp dụng dựa trên sự tự giác, tự nguyện của chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật
cạnh tranh. Nếu hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cơ quan điều tra tự phát hiện bị tố giác bởi
một bên thứ ba nào đó, và việc điều tra đã được bắt đầu, thì các chủ thể tham gia thỏa thuận hạn chế
cạnh tranh mất hoàn toàn cơ hội được hưởng khoan hồng.
Thứ ba: Khai báo trung thực và cung cấp tồn bộ các thơng tin, chứng cứ có được về hành vi
vi phạm, có giá trị đáng kể cho việc phát hiện, điều tra và xử lý hành vi vi phạm.
Đi đôi với tinh thần sự tự nguyện theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 112 LCT năm 2018 thì tiêu
chí trung thực trong khai báo cũng như thông tin về chứng cứ là điều kiện bắt buộc đối với chủ thể
có hành vi vi phạm. Bên cạnh đó, LCT địi hỏi chứng cứ và thơng tin được cung cấp phải “có giá trị
đáng kể” cho việc phát hiện, điều tra và xử lý hành vi vi phạm. Như vậy, nếu như thông tin và
chứng cứ đưa ra khơng có hoặc khơng đủ giá trị thì chủ thể vi phạm cũng khơng đủ điều kiện hưởng
CSKh. Tuy nhiên, “có giá trị đáng kể” là một vấn đề định tính, luật khơng quy định cụ thể nên điều
này phụ thuộc vào quan điểm chủ quan tùy nghi của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia
Thứ tư: Hợp tác với cơ quan điều tra trong suốt quá trình điều tra và xử lý hành vi vi phạm.
Không chỉ khai báo tự nguyện, cung cấp thông tin và chứng cứ một cách trung thực ban đầu mà chủ
thể thực hiện hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh còn phải hợp tác với cơ quan điều tra trong suốt
quá trình điều tra và xử lý hành vi vi phạm. Điều này thể hiện sự thiện chí, trung thực và tinh thần
có trách nhiệm của chủ thể thực hiện hành vi vi phạm, đảm bảo quá trình điều tra và xử lý được
nhanh chóng, đúng tiến độ, kịp thời và chính xác.
2.2. Vụ việc minh họa về chính sách khoan hồng theo quy định của Luật cạnh tranh 2018
2.2.1. Vụ việc minh họa
Vụ việc của 15 doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) phi nhân thọ đã thống nhất ký Bản Thỏa thuận hợp
tác giữa các DNBH trong lĩnh vực bảo hiểm xe cơ giới và Điều khoản Biểu phí bảo hiểm vật chất xe
ô tô vào ngày 15 tháng 9 năm 2008, tại Phan Thiết, Bình Thuận7.

Tóm tắt vụ việc:
Ngày 15 tháng 9 năm 2008, tại Phan Thiết, Bình Thuận, 15 DNBH phi nhân thọ tham gia Hội nghị
đã thống nhất ký Bản Thỏa thuận hợp tác giữa các DNBH trong lĩnh vực bảo hiểm xe cơ giới và
Điều khoản Biểu phí bảo hiểm vật chất xe ơ tơ (Bản Thoả thuận). Sau đó, trên cơ sở văn bản của
Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam (HHBHVN) số 226/HHBH/2008 ngày 18 tháng 9 năm 2008 về việc ký

7

Hội đồng cạnh tranh, < truy cập ngày 08 tháng 9 năm 2021.

5


kết các văn bản thỏa thuận, thêm 04 DNBH phi nhân thọ khác đã tham gia ký Bản Thỏa thuận nêu
trên, nâng tổng số DNBH phi nhân thọ tham gia ký Bản Thỏa thuận lên 19 doanh nghiệp.
Ngày 28 tháng 11 năm 2008, Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh ra Quyết định số 99/QĐ-QLCT về
việc việc điều tra chính thức vụ việc cạnh tranh đối với 19 DNBH. Hội đồng Xử lý vụ việc Cạnh
tranh đã quyết định mở Phiên điều trần công khai từ ngày 27 tháng 7 năm 2010 để xử lý vụ việc
cạnh tranh. Tại Phiên điều trần, Hội đồng Xử lý vụ việc cạnh tranh nhận định hành vi ký bản thỏa
thuận của 19 doanh nghiệp là hành vi quy định tại khoản 1 Điều 8 LCT 2004 về thỏa thuận ấn định
giá hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Hội đồng đã xác định thị phần kết hợp của
19 doanh nghiệp bảo hiểm tham gia thỏa thuận chiếm tỷ lệ 99.79%. Như vậy, bằng việc ký kết thỏa
thuận, 19 doanh nghiệp đã triệt tiêu cạnh tranh về mức phí bảo hiểm trên hầu như toàn bộ thị trường
liên quan. Bên bị điều tra đã vi phạm Điều 9 LCT 2004 về các thoả thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm.
Ngày 29 tháng 7 năm 2010, Hội đồng Cạnh tranh đã tuyên bố quyết định phạt tiền các doanh nghiệp
tham gia thỏa thuận với tổng số tiền phạt và tiền phí là 1.807.000.000 đồng. Các doanh nghiệp bị xử
phạt đã chấp hành các quyết định của Hội đồng Cạnh tranh, nộp tiền phạt và tiền Phí xử lý vụ việc
cạnh tranh vào Kho Bạc Nhà nước.
2.2.2. Phân tích và đánh giá vụ việc
Vụ việc trên xảy ra khi LCT năm 2004 đang có hiệu lực thi hành, do vậy việc phân tích các vấn đề

pháp lý dưới được tác giả căn cứ theo quy định tại LCT năm 2004. Việc phân tích các khía cạnh
pháp lý liên quan đến CSKH (điểm mới của LCT năm 2018) sẽ được tác giả liên hệ và đánh giá ở
phần tiếp theo của bài tiểu luận.
a. Xác định thị trường liên quan và thị phần của doanh nghiệp
Xác định thị trường liên quan: Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 LCT 2004 thì thị trường
liên quan bao gồm thị trường sản phẩm liên quan và thị trường địa lý liên quan.
Thứ nhất: Thị trường sản phẩm liên quan
Thị trường sản phẩm liên quan là thị trường của những hàng hoá, dịch vụ có thể thay thế cho nhau
về đặc tính, mục đích sử dụng và giá cả. Ở vụ việc trên, các cơng ty cùng cung cấp một loại hàng
hóa đó là bảo hiểm vật chất cho xe ô tô và các sản phẩm của công ty đều là bảo hiểm, nhằm mục
đích bảo hiểm cho đối tượng là xe ơ tơ. Do sự khác biệt về đặc tính, mục đích sử dụng và giá cả là
không lớn nên người tiêu dùng có thể mua bảo hiểm này trên thị trường một cách dễ dàng. Như vậy,
có thể khẳng định thị trường sản phẩm liên quan ở đây là thị trường kinh doanh bảo hiểm vật chất
cho xe ô tô.
Thứ hai: Thị trường địa lý liên quan
6


Thị trường địa lý liên quan là một khu vực địa lý cụ thể trong đó có những hàng hố, dịch vụ có thể
thay thế cho nhau với các điều kiện cạnh tranh tương tự và có sự khác biệt đáng kể với các khu vực
lân cận. Như vậy, thị trường địa lý liên quan ở đây là tại Việt Nam.
Xác định thị phần: Căn cứ theo quy định tại khoản 5 và 6 Điều 3 LCT năm 2004 thì Hội đồng đã
xác định thị phần kết hợp của 19 doanh nghiệp bảo hiểm tham gia thỏa thuận chiếm tỷ lệ 99.79%.
b. Xác định thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
Về chủ thể: Chủ thể tham gia vào thỏa thuận trên là 19 DNBH hoàn toàn độc lập với nhau trên thị
trường.
Về hành vi: Các doanh nghiệp này có hành vi cùng nhau thỏa thuận và thống nhất ký Bản Thỏa
thuận hợp tác giữa các DNBH trong lĩnh vực bảo hiểm xe cơ giới và Điều khoản Biểu phí bảo hiểm
vật chất xe ô tô. Các doanh nghiệp thống nhất cùng khơng hạ phí, đồng thời thống nhất áp dụng mức
phí 1,56% của bảo hiểm xe ô tô.

Về tác động: Bằng việc ký kết thỏa thuận, 19 doanh nghiệp đã triệt tiêu cạnh tranh về mức phí bảo
hiểm trên hầu như toàn bộ thị trường liên quan.
Như vậy, từ việc phân tích trên, có thể kết luận hành vi của 19 doanh nghiệp này là hành vi thỏa
thuận hạn chế cạnh tranh theo quy định tại khoản 1 Điều 8 LCT năm 2004.
c. Liên hệ đến chính sách khoan hồng trong Luật Cạnh tranh năm 2018
Như đã đề cập trên, tại thời điểm vụ việc trên xảy ra và bị phát hiện thì LCT năm 2004 đang có hiệu
lực thi hành, do đó quy định về CSKH ở thời điểm đó chưa được đề cập. Tác giả đặt giả thiết rằng,
nếu vụ việc trên hoặc các vụ viêc thỏa thuận hạn chế cạnh tranh khác xảy ra tại thời điểm LCT năm
2018 thì CSKH sẽ được áp dụng trên thực tiễn như thế nào?
Để được xem xét áp dụng CSKH theo quy định tại Điều 112 LCT năm 2018 thì các doanh nghiệp
trên phải đáp ứng các tiêu chí sau:
Thứ nhất: 03 trong số 19 DNBH) phi nhân thọ (khơng có vai trò ép buộc hoặc tổ chức cho các
doanh nghiệp khác tham gia thỏa thuận), đã tham gia Hội nghị đã thống nhất ký Bản Thỏa thuận
hợp tác giữa các DNBH trong lĩnh vực bảo hiểm xe cơ giới và Điều khoản Biểu phí bảo hiểm vật
chất xe ơ tơ phải tự nguyện khai báo hành vi vi phạm của mình trước khi cơ quan có thẩm quyền ra
quyết định điều tra.
Thứ hai: 03 trong số 19 DNBH phi nhân thọ trên phải khai báo trung thực và cung cấp tồn bộ các
thơng tin, chứng cứ có được về hành vi vi phạm, có giá trị đáng kể cho việc phát hiện, điều tra và xử

7


lý hành vi vi phạm; hợp tác đầy đủ với cơ quan có thẩm quyền trong suốt q trình điều tra và xử lý
hành vi vi phạm.
Nếu 03 trong số 19 DNBH phi nhân thọ trên đáp ứng các điều kiện này thì họ sẽ được miễn, giảm
mức phạt tiền được thực hiện như sau:
(i)

Doanh nghiệp đầu tiên có đơn xin hưởng khoan hồng và đáp ứng đủ điều kiện được miễn
100% mức phạt tiền;


(ii)

Doanh nghiệp thứ hai và thứ ba có đơn xin hưởng khoan hồng và đáp ứng đủ điều kiện
lần lượt được giảm 60% và 40% mức phạt tiền.

Như vậy, sự ra đời của CSKH giúp cho các doanh nghiệp đã có hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh
tranh có cơ hội khơng phải chịu các chế tài của pháp luật. Một mặt giúp cho các doanh nghiệp
không phải bị trừng phạt đối với hành vi mà họ đã gây ra, mặt khác giúp cho cơ quan có thẩm quyền
có thể xử ký vụ việc cạnh tranh nhanh chóng, kịp thời và chính xác. Qua đó, đảm bảo được môi
trường cạnh tranh lành mạnh, đảm bảo được an toàn của các doanh nghiệp cũng như đáp ứng được
quyền lợi của người tiêu dùng.
2.3. Ý nghĩa của việc quy định về chính sách khoan hồng trong Luật Cạnh tranh năm 2018
CSKH theo quy định tại Điều 112 LCT năm 2018 là một cơ chế hoàn toàn mới để phát hiện thỏa
thuận hạn chế cạnh tranh mà Cơ quan cạnh tranh có thể sử dụng. Từ nội dung về CSKH trên, có thể
rủ ra một số ý nghĩa của chính sách này như sau:
Thứ nhất: Về giá trị pháp lý
CSKH được luật định tại Điều 112 LCT năm 2018 là một quy định pháp lý làm cơ sở để Cơ quan
cạnh tranh thực thi nên có giá trị pháp lý cao đảm bảo tính chắc chắn, minh bạch đối với cộng đồng
doanh nghiệp và được đảm bảo thực thi cùng với hiệu lực thực thi của LCT năm 2018.
Thứ hai: Về giá trị chứng cứ và chứng minh
CSKH cho phép các cơ quan quản lý cạnh tranh được tiếp cận các chứng cứ và thông tin mật liên
quan đến các TTHCCT bất hợp pháp, mà trên thực tế nếu khơng có chính sách này thì sẽ cực kỳ khó
khăn và tốn thời gian để thu thập chúng trong giai đoạn đầu của cuộc điều tra 8. Từ đó, chính sách
này có thể được sử dụng như là một phương pháp bổ sung trong việc thu thập chứng cứ. Các cơ hội
được hưởng miễn trừ hình phạt cũng khuyến khích người có chức vụ trong doanh nghiệp cung cấp
thơng tin về TTHCCT và từ đó giúp cho việc thu thập các chứng cứ này của các cơ quan quản lý
cạnh tranh trở nên dễ dàng hơn.
Tạp chí khoa học pháp lý Trường Đại học Luật TP.HCM, < truy cập ngày 07/9/2021
8


8


Thứ ba: Về số lượng doanh nghiệp
Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 112 LCT năm 2018, CSKH chỉ áp dụng cho tối đa ba doanh
nghiệp đầu tiên nộp đơn xin hưởng khoan hồng và đáp ứng đủ điều kiện. Theo quy định tại khoản 6
điều này, cơ sở để xác định thứ tự ưu tiên của ba doanh nghiệp đầu tiên là thứ tự khai báo, thời điểm
khai báo và mức độ trung thực và giá trị của các thông tin, chứng cứ đã cung cấp. Việc quy định số
lượng doanh nghiệp được hưởng khoan hồng tối đa 03 doanh nghiệp một phần nhằm hạn chế số
lượng chủ thể vi phạm được hưởng khoan hồng để đảm bảo tính răn đe và nghiêm minh của pháp
luật đồng thời khơng hạn chế q ít doanh nghiệp để có cơ hội thu được nhiều thông tin, tài liệu,
bằng chứng có giá trị hơn.
Thứ tư: Về sự miễn giảm
Căn cứ theo quy định tại khoản 7 Điều 112 LCT năm 2018, doanh nghiệp đầu tiên có đơn xin hưởng
khoan hồng và đáp ứng đủ điều kiện quy định tại khoản 3 Điều này được miễn 100% mức phạt tiền;
doanh nghiệp thứ hai và thứ ba có đơn xin hưởng khoan hồng và đáp ứng đủ điều kiện quy định tại
khoản 3 Điều này lần lượt được giảm 60% và 40% mức phạt tiền. Quy định này đảm bảo mục tiêu
hiệu quả giống như chính sách khoan hồng của các nước là bảo vệ người trình báo khỏi hình phạt,
hoặc giảm hình phạt dưới mức họ phải chịu.
Kết luận chương II:
Tại chương II của bài tiểu luận, tác giả đã làm sáng tỏ được quy định của LCT về CSKH. Theo đó,
tác giả đã đi sâu phân tích từng quy định cụ thể về CSKH theo quy định tại Điều 112 LCT năm
2018, về chủ thể, nội dung cũng như điều kiện được áp dụng CSKH. Bên cạnh đó, tác giả cũng đã
đưa ra được tình huống cụ thể để minh họa rõ hơn cho vấn đề, đưa ra được những phân tích, đánh
giá thể hiện quan điểm của tác giả về vấn đề lý luận này. Cuối cùng, tác giả đã phân tích được ý
nghĩa trong quy định về CSKH của LCT hiện hành.
Kết luận chung:
Từ cơ sở lý luận và tình huống nêu trên, có thể khẳng định rằng CSKH đóng vai trị vơ cùng quan
trọng trong việc tăng cường hiệu quả thực thi pháp luật của cơ quan quản lý cạnh tranh thông qua

việc nâng cap khả năng phát hiện, điều tra và xử lý các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. CSKH có ý
nghĩa to lớn trong việc tạo hành lang pháp lý cho doanh nghiệp có thể thoát khỏi thỏa thuận hạn chế
cạnh tranh, giúp cho cơ quan quản lý cạnh tranh xử lý được kịp thời, chính xác các thỏa thuận hạn
chế cạnh tranh gây tác động xấu đến thị trường. Việc bổ sung quy định về CSKH trong LCT năm
2018 là một bước tiến đột phá, kịp thời và khoa học, tạo nên môi trường cạnh tranh lành mạnh, giúp
cho các chủ thể kinh doanh bước vào thị trường với tâm thế tự tin, an tâm, đồng thời bảo vệ quyền
lợi người tiêu dùng.
9


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
A.VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
1. Luật cạnh tranh năm 2018 - (Luật số: 23/2018/QH14) ngày 12 tháng 6 năm 2018.
B. TÀI LIỆU THAM KHẢO
 Sách chuyên khảo và giáo trình:
2. Giáo trình Luật Cạnh tranh của Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2020), NXB.

Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam.
3. Sổ tay Thuật ngữ Quan hệ Quốc tế của tác giả Đào Minh Hồng – Lê Hồng Hiệp (chủ biên)
(2013), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.
 Tài liệu từ internet:
4. Tạp

chí

khoa

học

pháp




Trường

Đại

học

Luật

TP.HCM,

< />5. Chính sách khoan hồng và vấn đề phá vỡ thỏa thuận sử dụng hạn chế cạnh tranh
< />6. Chính

sách

khoan

hồng

cho

doanh

nghiệp

vi


phạm

luật

cạnh

tranh,

/>7. Vietnam business law, <o/blog-lut-kinh-doanh/2018/8/31/lutcnh-tranh-2018-ca-vit-nam>.
8. Chính

sách

khoan

hồng

theo

quy

định

của

LCT

năm

2018


< />9. Hội

đồng

cạnh

tranh,

< /> Tài liệu nước ngồi:
10. OECD

(2001),

Using

Leniency

to

Fight

Hard

Core

Cartels,

< />11. United Nations Conference on Trade and Development (UNCTAD), Competition Guidelines:
Leniency Programese, < />

10



×