Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty TNHH các hệ thống viễn thông VNPT FUJITSU (VFT)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (371.68 KB, 26 trang )



HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG






ĐỖ THÁI BÌNH



NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY
TNHH CÁC HỆ THỐNG VIỄN THÔNG
VNPT-FUJITSU (VFT)


CHUYÊN NGÀNH : QUẢN TRỊ KINH DOANH

MÃ SỐ : 60.34.05



TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ





HÀ NỘI – 2013



Luận văn được hoàn thành tại:
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG




Người hướng dẫn khoa học: TS. Hoàng Thị Tuyết





Phản biện 1:

Phản biện 2:








Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ tại Học viện Công
nghệ Bưu chính Viễn thông
Vào lúc: giờ ngày tháng năm


Có thể tìm hiểu luận văn tại:

- Thư viện của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông

3

MỞ ĐẦU

1. Sự cần thiết của đề tài
Vốn là yếu tố tiền đề, cơ bản, có tầm quan trọng đặc biệt trong hoạt động sản xuất
kinh doanh cũng như sự phát triển của bất cứ doanh nghiệp nào.
Đặc biệt, trong bối cảnh kinh doanh hiện nay: khủng hoảng kinh tế thế giới, môi
trường kinh doanh biến động, chính sách thắt chặt tiền tệ, kinh tế trong nước suy giảm,….
thì vấn đề vốn lại càng trở thành một vấn đề nóng và thu hút sự quan tâm đối với tất cả các
doanh nghiệp. Thời gian qua, trên thực tế đã có không ít doanh nghiệp không tìm được lời
giải về vốn đã phải tuyên bố phá sản hoặc lâm vào tình trạng đình trệ sản xuất, nhân viên
không có việc làm, … Do đó, huy động vốn bằng cách nào và làm thế nào và đặc biệt là vấn
đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốn luôn luôn là vấn đề trăn trở xuyên suốt của tất cả các
doanh nghiệp.
Công ty TNHH các hệ thống Viễn thông VNPT-FUJITSU (VFT) là Công ty liên
doanh của Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT) và đối tác Nhật Bản Fujitsu,
hoạt động trong lĩnh vực Viễn thông – lĩnh vực có nhiều biến động và thay đổi. Do đó, vấn
đề vốn và hiệu quả sử dụng vốn được các chủ đầu tư (VNPT và FUJITSU) đặc biệt quan
tâm. Tuy nhiên, trong thời gian qua, vấn đề huy động vốn và hiệu quả sử dụng vốn của
Công ty TNHH các hệ thống Viễn thông VNPT-FUJITSU (VFT) đã bộc lộ nhiều bất cập,
cần hoàn thiện.
Là học viên cao học đang thực hiện luận văn tốt nghiệp chương trình đào tạo thạc sỹ
kinh doanh và quản lý của Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông, nhận thức được sự
cần thiết trên và mong muốn kết quả luận văn tốt nghiệp của mình được gắn với thực tiễn
của đơn vị sản xuất kinh doanh, góp phần vào sự phát triển của VNPT nói chung, học viên
đã lựa chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty TNHH các hệ thống
Viễn thông VNPT-FUJITSU (VFT)” là đề tài luận văn tốt nghiệp.

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Đề tài đặt mục tiêu cao nhất vào việc xây dựng và đề xuất các giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty TNHH các hệ thống Viễn thông VNPT - FUJITSU
(VFT) trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề chung về vốn, hiệu quả sử dụng vốn của doanh
nghiệp, thực tế hiệu quả sử dụng vốn của VFT trong thời gian qua.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Các vấn đề lý luận và thực tiễn về vốn, hiệu quả sử dụng vốn
của Công ty TNHH các hệ thống Viễn thông VNPT-FUJITSU (VFT).
4

Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu hoạt động sử dụng vốn nhằm đề
xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh các mặt
hàng viễn thông, cung cấp các dịch vụ tư vấn quy hoạch mạng, lắp đặt và bảo dưỡng thiết bị
truyễn dẫn quang của VFT giai đoạn 2009-2011.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng tổng thể các phương pháp nghiên cứu thích hợp, trong
đó coi trọng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, hệ thống và khái quát hoá
trong đánh giá, phân tích, tổng hợp các vấn đề liên quan tới nội dung nghiên cứu.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
Luận văn tiếp cận một vấn đề không mới nhưng vận dụng vào một doanh nghiệp có
đặc thù khác nhau, trong đó có doanh nghiệp liên doanh thì vẫn là vấn đề mới. Đặc biệt
trong bối cảnh môi trường kinh doanh cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì vấn đề hiệu quả
sử dụng vốn là vấn đề trọng yếu. Vì vậy, trong quá trình thực hiện đề tài tại Công ty VFT,
học viên đã đạt được các kết quả sau:
- Luận văn đã hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về vốn và hiệu quả sử dụng vốn của
doanh nghiệp.
- Luận văn đã thực hiện đánh giá thực trạng sử dụng vốn, phân tích các nguyên nhân
ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của VFT trong thời gian qua.
- Trên cơ sở các vấn đề lý luận, những hạn chế cần hoàn thiện, luận văn đã để xuất
một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của VFT trong thời gian tới.

Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn
được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về vốn và hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
Chương 2: Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn của công ty TNHH các hệ thống viễn
thông VNPT-FUJITSU (VFT).
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty VFT.








5

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VỐN VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN
CỦA DOANH NGHIỆP

1.1. Khái quát chung về vốn của doanh nghiệp
1.1.1. Khái niệm vốn kinh doanh
Vốn của doanh nghiệp là biểu hiện dưới hình thái giá trị của toàn bộ tài sản hữu hình
và tài sản vô hình được đầu tư vào kinh doanh nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận.
1.1.2. Đặc điểm vốn kinh doanh
Để sử dụng vốn có hiệu quả doanh nghiệp cần phải hiểu thấu đáo các đặc điểm của
vốn kinh doanh theo các đặc trưng cơ bản sau:
- Vốn phải được biểu hiện bằng một lượng giá trị thực của những tài sản được sử
dụng để sản xuất ra một lượng giá trị sản phẩm khác.
- Vốn phải được tích tụ và tập trung đến một lượng nhất định mới có thể phát huy tác

dụng để đầu tư vào sản xuất kinh doanh.
- Vốn được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ, tuy nhiên tiền chỉ là dạng tiềm năng của
vốn. Để tiền được gọi là vốn thì đồng tiền đó phải được vận động vì mục đích sinh lợi.
- Vốn là hàng hoá đặc biệt tách rời quyền sở hữu và quyền sử dụng.
- Vốn không chỉ biểu hiện bằng tiền của những tài sản hữu hình mà còn được biểu
hiện bằng tiền của những tài sản vô hình.
- Vốn phải có giá trị về mặt thời gian.
- Vốn phải gắn với chủ sở hữu nhất định và được quản lý chặt chẽ.
1.1.3. Phân loại vốn kinh doanh
1.1.3.1. Căn cứ theo quan hệ sở hữu vốn
a) Vốn chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu là phần vốn thuộc sở hữu của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có đầy đủ
các quyền chiếm hữu, sử dụng, chi phối và định đoạt. Tuỳ theo loại hình doanh nghiệp
thuộc các thành phần kinh tế khác nhau mà vốn chủ sở hữu có nội dung khác nhau, như vốn
góp ban đầu, lợi nhuận không chia, vốn góp bổ sung trong quá trình hoạt động (như phát
hành cổ phiếu), chênh lệch tỷ giá, đánh giá lại tài sản.
b) Nợ phải trả
Nợ phải trả là phần vốn doanh nghiệp được sử dụng nhưng thuộc sở hữu của chủ thể
khác. Doanh nghiệp có quyền sử dụng tạm thời trong một thời gian nhất định, sau đó doanh
nghiệp phải hoàn trả cả gốc và lãi cho chủ sở hữu phần vốn đó.
6

1.1.3.2. Căn cứ theo đặc điểm luân chuyển của vốn
a) Vốn cố định
Vốn cố định của doanh nghiệp là một bộ phận của vốn sản xuất kinh doanh, là khoản
đầu tư ứng trước hình thành nên TSCĐ của doanh nghiệp.
b) Vốn lưu động
Khác với tư liệu lao động, đối tượng lao động chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất,
đến chu kỳ sản xuất sau DN phải sử dụng các đối tượng lao động khác. Phần lớn các đối
tượng lao động thông qua quá trình sản xuất hợp thành thực thể của sản phẩm. Lượng tiền

ứng trước để thỏa mãn nhu cầu về các đối tượng lao động gọi là vốn lưu động của doanh
nghiệp.
1.1.3.3. Căn cứ theo thời gian huy động và sử dụng vốn
a) Nguồn vốn thường xuyên
Nguồn vốn thường xuyên là tổng thể các nguồn vốn có tính chất lâu dài và ổn định
mà doanh nghiệp có thể sử dụng.
b) Nguồn vốn tạm thời
Nguồn vốn tạm thời là nguồn vốn có tính chất ngắn hạn (thường là dưới 1 năm) mà
doanh nghiệp có thể sử dụng dể đáp ứng các nhu cầu về vốn có tính chất tạm thời, bất
thường trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
1.1.3.4. Căn cứ theo phạm vi huy động vốn
a) Nguồn vốn bên trong
Nguồn vốn bên trong doanh nghiệp là nguồn vốn có thể huy động trong nội bộ của
doanh nghiệp.
b) Nguồn vốn bên ngoài
Nguồn vốn bên ngoài doanh nghiệp là nguồn vốn được huy động bên ngoài phạm vi
DN, nhằm đáp ứng các yêu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh.
1.1.4. Vai trò vốn kinh doanh đối với doanh nghiệp
Vốn không chỉ là là điều kiện tiền đề quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh
nghiệp mà còn là yếu tố có vai trò tiên quyết đối với bất cứ doanh nghiệp nào. Vai trò của
vốn thể hiện trên các khía cạnh sau:
- Vốn là một trong những cơ sở quan trọng nhất để đảm bảo sự tồn tại tư cách pháp
nhân của một doanh nghiệp trước pháp luật.
- Vốn được cho là mạch máu của doanh nghiệp quyết định sự tồn tại và phát triển của
doanh nghiệp.
- Vốn là yếu tố quyết định đến mở rộng phạm vi hoạt động của doanh nghiệp.
7

1.2. Doanh nghiệp liên doanh và vốn của doanh nghiệp liên doanh
1.2.1. Doanh nghiệp liên doanh và đặc điểm doanh nghiệp liên doanh

1.2.1.1. Khái niệm doanh nghiệp liên doanh
Doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài (gọi tắt là doanh nghiệp liên doanh) là một
tổ chức kinh doanh quốc tế của các bên tham gia có quốc tịch khác nhau trên cơ sở cùng
góp vốn cùng kinh doanh cùng quản lý và cùng phân phối kết quả kinh doanh nhằm thực
hiện các cam kết trong hợp đồng liên doanh và diều lệ doanh nghiệp liên doanh phù hợp với
khuôn khổ pháp luật của nước sở tại.
1.2.1.2. Đặc điểm của doanh nghiệp liên doanh
Doanh nghiệp liên doanh có những đặc trưng nhất định, thể hiện trên các khía cạnh:
- Về mặt pháp lý: Doanh nghiệp liên doanh là một pháp nhân của nước sở tại do đó
doanh nghiệp này phải hoạt động theo luật pháp của nước sở tại. Ở những nước còn có sự
khác nhau về hệ thống pháp lý giữa đầu tư trong nước với đầu tư nước ngoài thì các doanh
nghiệp liên doanh này chịu sự chi phối của hệ thống pháp luật qui định đối với hoạt động
đầu tư trực tiếp nước ngoài.
- Về mặt kinh tế - tổ chức: Hội đồng quản trị của doanh nghiệp liên doanh là mô hình
tổ chức chung cho mọi doanh nghiệp liên doanh không kể qui mô nào, lĩnh vực nào, ngành
nghề nào. Đây là cơ quan lãnh đạo cao nhất của doanh nghiệp liên doanh.
- Về mặt kinh doanh: Trong kinh doanh, các bên đối tác cùng góp vốn, cùng sở hữu
nên thường xuyên phải bàn bạc cùng nhau để quyết định mọi vấn đề cần thiết và nảy sinh
trong quá trình tiến hành các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp liên doanh. Các quyết
định kinh doanh trong các doanh nghiệp liên doanh phải dựa vào các qui định pháp lý của
nước sở tại về việc vận dụng nguyên tắc nhất trí hay quá bán.
- Về mặt xã hội: Trong các doanh nghiệp liên doanh luôn có sự gặp gỡ và cọ sát giữa các
nền văn hoá khác nhau. Sự cọ sát giữa các nền văn hoá và xã hội khác nhau được thể hiện qua
ngôn ngữ, triết lý kinh doanh, lối sống tập quán, ý thức luật pháp, tác phong của các bên đối tác
thường là không giống nhau do họ bị chi phối bởi nền văn hoá xuất thân khác nhau.
1.2.2. Vốn của doanh nghiệp liên doanh
Thành viên phải góp vốn đầy đủ và đúng hạn bằng loại tài sản góp vốn như đã cam kết.
Trường hợp thành viên thay đổi loại tài sản góp vốn đã cam kết thì phải được sự nhất trí của các
thành viên còn lại; công ty thông báo bằng văn bản nội dung thay đổi đó đến cơ quan đăng ký
kinh doanh trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày chấp thuận sự thay đổi. Người đại diện

theo pháp luật của công ty phải thông báo bằng văn bản tiến độ góp vốn đăng ký đến cơ quan
đăng ký kinh doanh trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày cam kết góp vốn và phải chịu
8

trách nhiệm cá nhân về các thiệt hại cho công ty và người khác do thông báo chậm trễ hoặc
thông báo không chính xác, không trung thực, không đầy đủ.
1.3. Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp
1.3.1. Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp
- Hiệu quả kinh tế: Phản ánh chất lượng của hoạt động sản xuất kinh doanh, nói lên
sức sản xuất, sức sinh lợi của doanh nghiệp.
- Hiệu quả xã hội: Phản ánh bằng sự đóng góp trong việc thực hiện các mục tiêu kinh
tế xã hội.
1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp
a) Các hệ số phản ánh khả năng sinh lợi:
- Tỷ suất doanh lợi doanh thu (ROS):
Tỷ suất doanh lợi
doanh thu (ROS)
=
Lợi nhuận thuần
Doanh thu thuần

- Tỷ suất sinh lợi kinh tế của tài sản (ROA):
Tỷ suất sinh lợi kinh tế
của tài sản (ROA)
=
Lợi nhuận trước thuế + lãi vay
Tổng tài sản bình quân

- Tỷ suất doanh lợi tổng vốn (ROI):
Tỷ suất doanh lợi tổng

vốn (ROI)
=
Lợi nhuận sau thuế
Vốn kinh doanh bình quân

- Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu:
Tỷ suất lợi nhuận trên
vốn chủ sở hữu (ROE)
=
Lợi nhuận sau thuế
Vốn chủ sở hữu bình quân
b) Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán:
- Hệ số thanh toán tổng quan:
Hệ số thanh toán tổng quát =
Tổng tài sản
Tổng nợ

- Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn:
Hệ số khả năng thanh toán
nợ ngắn hạn
=
Tài sản ngắn hạn
Nợ ngắn hạn

9

- Hệ số thanh toán nhanh:
Hệ số thanh toán nhanh =
Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho
Nợ ngắn hạn


- Hệ số khả năng thanh toán tức thời:
Hệ số khả năng thanh toán
tức thời
=
Tiền và các khoản tương đương tiền
Nợ ngắn hạn

- Hệ số thanh toán lãi vay:
Hệ số thanh toán lãi
vay
=
Lãi vay phải trả + Lợi nhuận trước thuế
Lãi vay phải trả

c) Các hệ số hiệu suất sử dụng vốn:
- Vòng quay hàng tồn kho:
Vòng quay hàng tồn kho =
Giá vốn hàng bán
Hàng tồn kho bình quân trong kỳ

- Số ngày 1 vòng quay hàng tồn kho:
Số ngày 1 vòng
quay hàng tồn kho
=
360 ngày
Số vòng quay hàng tồn kho

- Vòng quay các khoản phải thu:
Vòng quay các

khoản phải thu
=
Doanh thu thuần
Số dư bình quân các khoản phải thu

- Kỳ thu tiền trung bình:
Kỳ thu tiền trung
bình
=
360 ngày
Vòng quay các khoản phải thu

- Vòng quay vốn lưu động:
Vòng quay vốn lưu
động
=
Doanh thu thuần
Vốn lưu động bình quân


10

- Kỳ luân chuyển vốn lưu động:
Kỳ luân chuyển
vốn lưu động
=
360 ngày
Vòng quay vốn lưu động

- Hiệu suất sử dụng vốn cố định:

Hiệu suất sử dụng
vốn cố định
Doanh thu thuần
Vốn cố định bình quân

- Hiệu suất sử dụng vốn:
Hiệu suất sử dụng
vốn
=
Doanh thu thuần
Vốn kinh doanh bình quân

1.3.3. Vai trò của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đối với doanh nghiệp
Vai trò của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đối với doanh nghiệp liên doanh thể
hiện trên các khía cạnh sau:
- Quyết định sự thành lập ban đầu của doanh nghiệp.
- Vốn là điều kiện duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra
thường xuyên liên tục.
- Vốn là một nhân tố quyết định trực tiếp đến sự sinh tồn của doanh nghiệp trên
thương trường.
1.3.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp
1.3.4.1. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp
a) Nhân tố kỹ thuật - công nghệ sản xuất
b) Nhân tố con người
c) Nhân tố chi phí lãi vay
d) Nhân tố cơ cấu hàng hoá kinh doanh của doanh nghiệp
e) Nhân tố thuộc mối quan hệ của doanh nghiệp
1.3.4.2. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp
a) Các nhân tố thuộc thị trường của doanh nghiệp
b) Chính sách kinh tế xã hội của Nhà nước

1.4. Tham khảo kinh nghiệm sử dụng vốn của một số DN liên doanh
1.4.1. Công ty liên doanh Thép VSC – POSCO (VPS)
1.4.2. Ngân hàng Liên doanh Việt - Nga (VRB)

11

CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY TNHH
CÁC HỆ THỐNG VIỄN THÔNG VNPT-FUJITSU (VFT)

2.1. Khái quát về Công ty TNHH các hệ thống Viễn thông VNPT-FUJITSU (VFT)
2.1.1. Giới thiệu khái quát về quá trình hình thành Công ty VFT
Công ty TNHH các hệ thống Viễn thông VNPT-FUJJTSU là Công ty liên doanh có
vốn góp của Tập đoàn BCVT Việt Nam và Công ty FUJITSU Nhật Bản. Công ty được
thành lập năm 1997 có tên giao dịch quốc tế là: VNPT-FUJITSU Telecommunication
System Limited, gọi tắt là Công ty VFT. Trụ sở chính đặt tại: Phường Dương Nội – Quận
Hà Đông – Thành phố Hà Nội.
 Hoạt động kinh doanh của Công ty:
Hoạt động kinh doanh chủ yếu của Công ty tập trung vào các mảng hoạt động sau:
+ Sản xuất và kinh doanh các mặt hàng viễn thông như: cung cấp các dịch vụ tư vấn
quy hoạch mạng, lắp đặt và bảo dưỡng thiết bị truyền dẫn quang SDH, PDH.
+ Trực tiếp nhập khẩu các mặt hàng viễn thông nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển
mạng lưới của ngành Viễn thông Việt nam.
+ Làm đại lý cho một số hãng cung cấp linh kiện vật tư Viễn thông trong khu vực và
trên thế giới.
+ Công ty thường tổ chức kinh doanh tạo nguồn hàng sản phẩm và dịch vụ nhằm
cung cấp cho thị trường Viễn thông Việt nam nói chung và các nhà khai thác nói riêng. Để
thực hiện các hoạt động kinh doanh trên Công ty triển khai các hoạt động sau:
- Nghiên cứu nắm vững nhu cầu thị trường viễn thông trong nước để đáp ứng nhu cầu
phát triển mạng lưới của khách hàng.

- Tổ chức các hoạt động kinh doanh và đầu tư phát triển theo kế hoạch nhằm đạt được
mục tiêu chiến lược của Công ty.
- Thực hiện phương án đầu tư chiều sâu các cơ sở kinh doanh của Công ty nhằm đem
lại hiệu quả kinh tế trong kinh doanh.
- Kinh doanh theo ngành, nghề đã đăng ký, đúng mục đích thành lập doanh nghiệp.
Thực hiện những nhiệm vụ mà nhà nước giao.
- Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ nhằm tạo ra sản phẩm mới.
- Nhân vốn, bảo toàn vốn và phát triển vốn nhà nước giao.
- Đào tạo, bồi dưỡng và thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách của nhà nước đối với
công nhân viên chức.
12

 Cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty VFT như sau:
Công ty đã xây dựng một cơ cấu tổ chức bộ máy theo loại hình cơ cấu trực tuyến -
chức năng, bao gồm: Ban giám đốc và các phòng ban chức năng.











Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty VFT
2.1.2. Một số kết quả hoạt động của Công ty VFT trong thời gian gần đây
Bảng 2.1: Báo cáo kết quả kinh doanh của VFT từ 2009 đến 2011
Đơn vị tính: Nghìn đồng

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Chênh lệch
2009-2010

2010-2011
1. Tổng doanh thu
83.943.674

81.293.623

131.219,145

-2.650.051

49.925.522

2. Giá vốn bán hàng
71.377.928

63.881.601

90.452.683

-7.496.327

26.571.082

3. Lợi nhuận gộp
12.565.746


17.412.022

40.766.462

4.846.276

23.354.440

- Doanh thu HĐ tài chính 422.057

829.396

1.486.198

407.339

656.802

- Chi phí tài chính 205.596

838.390

3.322.310

632.794

2.483.920

- Chi phí bán hàng 811.212


851.149

1.533.199

39.937

682.050

- Chi phí quản lý DN 12.491.741

8.811.331

19.563.642

-3.680.410

10.752.311

4. Lợi nhuận thuần
từ SXKD
-520.746

7.740.548

17.833.509

8.261.294

10.092.961


5. Kết quả từ HĐ khác





- Thu nhập khác 681.431

496.148

739.322

-185.283

243.174

- Chi phí khác

1.544

178.174

1.544

176.630

6. Lợi nhuận trước thuế
160.685

8.235.152


18.394.657

8.074.467

10.159.505

7. Chi phí thuế TNDN
0

586.704

1.477.865

586.704

891.161

8.Lợi nhuận sau thuế
160.685

7.648.448

16.916.792

7.487.763

9.268.344

(Nguồn: Báo cáo tài chính VFT năm 2009, 2010, 2011)

Hội đồng
Quản trị
Ban Kiểm
soát
Ban Giám đốc
Phòng
Kế
toán
Phòng
tổ
chức
hành
chính
Phòng
kế
hoạch
kinh
doanh
Phòng
sản
xuất
Phòng
Lắp
đặt và
chăm
sóc
KH
Văn
phòng
Đại

diện
các
miền
13

Nhìn vào báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty ta thấy được nỗ lực vượt qua khó
khăn trong giai đoạn khủng hoảng.
Nhìn vào báo cáo kết quả kinh doanh của công ty ta thấy lợi nhuận thuần từ hoạt
động kinh doanh tăng tuyệt đối năm sau so với năm trước. So với quy mô của doanh nghiệp
có tổng tài sản 200 tỷ đồng với 150 cán bộ, công nhân thì ta thấy về mặt tổng thể đây là
doanh nghiệp thực sự ấn tượng trong giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu này.
2.2. Thực trạng sử dụng vốn và hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty VFT
2.2.1. Cơ cấu vốn và nguồn hình thành vốn của Công ty VFT
Bảng 2.2: Nguồn hình thành vốn SXKD của VFT
Đơn vị tính: Triệu đồng
NGUỒN VỐN
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Số tiền Tỷ trọng

Số tiền Tỷ trọng

Số tiền Tỷ trọng

A.NỢ PHẢI TRẢ
7.084.030

4,88%

43.027.915


23,01%

46.170.924

22,57%

I. Nợ ngắn hạn
6.299.300

4,34%

42.047.439

22,49%

45.219.935

22,10%

II.Nợ dài hạn
784.730

0,54%

980.476

0,52%

950.989


0,46%

B.VỐN CHỦ
SỞ HỮU
137.969.981

95,12%

143.964.965

76,99%

158.432.486

77,43%

I. Vốn chủ sở hữu
137.712.610

94,94%

143.261.058

76,61%

158.265.650

77,35%

II. Các quỹ khác

257.371

0,18%

703.907

0,38%

166.836

0,08%

TỔNG NGUỒN VỐN
145.054.011

100,00%

186.992.880

100,00%

204.603.410

100,00%

(Nguồn: Báo cáo tài chính VFT năm 2009, 2010, 2011)
Qua xem xét tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm từ 2009 đến
2011 cho thấy tổng số vốn đầu tư vào hoạt động SXKD tăng liên tiếp trong 3 năm. Xét về
tốc độ tăng trưởng nguồn vốn thì ta thấy năm 2010 tăng 128,91% so với năm 2009, năm
2011 tăng 109,42% so với năm 2010. Để đánh giá chính xác hơn nguồn hình thành vốn

chúng ta đi vào phân tích cơ cấu tài sản của công ty.










14

Bảng 2.3: Cơ cấu tài sản SXKD của VFT
Đơn vị tính: Triệu đồng
TÀI SẢN
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Số tiền
Tỷ
trọng
Số tiền
Tỷ
trọng
Số tiền Tỷ trọng

A. TÀI SẢN NGẮN HẠN

126.950.000

87,52


165.251.835

88,37

188.556.420

92,16

I. Tiền 6.180.443

4,26

32.561.051

17,41

46.161.547

22,56

II.Các khoản phải thu 67.448.956

46,50

82.295.218

44,01

100.789.618


49,26

III.Hàng tồn kho 52.963.373

36,51

50.139.442

26,81

41.272.023

20,17

IV.TSLĐ khác 357.228

0,25

256.124

0,14

333.232

0,16

B. TÀI SẢN DÀI HẠN 18.104.011

12,48


21.741.045

11,63

16.046.990

7,84

I.TSCĐ 17.750.907

12,24

21.387.941

11,44

15.693.886

7,67

II.TSDH khác 353.104

0,24

353.104

0,19

353.104


0,17

TỔNG VỐN 145.054.011

100,00

186.992.880

100,00

204.603.410

100,00

(Nguồn: Báo cáo tài chính VFT năm 2009, 2010, 2011)
Về cơ cấu tài sản: Về tài sản là hiện vật (hàng tồn kho, TSCĐ, công trình XDCB dở
dang) là chiếm 49% năm 2009; tài sản còn lại là vốn bằng tiền, công nợ phải thu chiếm 51%
đã giảm xuống tương ứng trong năm 2011 là 28% và 82%. Những tỷ lệ này cho thấy việc
đầu tư dài hạn vào cơ sở vật chất kỹ thuật hình thành TSCĐ của DN còn thấp, công nghệ lạc
hậu, nguồn vốn còn hạn chế. Để xem xét tài sản có được tài trợ như thế nào ta sẽ nghiên cứu
cơ cấu nguồn vốn của VFT thông qua bảng sau.













15

Bảng 2.4: Cơ cấu nguồn vốn của VFT
Đơn vị tính: Triệu đồng
NGUỒN VỐN
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Số tiền
Tỷ
trọng

Số tiền
Tỷ
trọng

Số tiền
Tỷ
trọng

A. NỢ PHẢI TRẢ 7.084.030

4,88

43.027.915

23,01


46.170.924

22,57

I. Nợ ngắn hạn 6.299.300

4,34

42.047.439

22,49

45.219.935

22,10

Phải trả người bán 446.023

0,31

31.368.815

16,78

37.732.673

18,44

Người mua trả trước 3.091.611


2,13

6.008.956

3,21

832.738

0,41

Thuế, phải nộp NN 2.191.351

1,51

4.200.034

2,25

5.796.928

2,83

Phải trả người lao động 26.023

0,02

32.144

0,02


32.090

0,02

Chi phí phải trả 249.768

0,17

0

0,00

278.086

0,14

Phải trả phải nộp khác 294.524

0,20

437.490

0,23

547.420

0,27

II.Nợ dài hạn 784.730


0,54

980.476

0,52

950,989

0,46

Dự phòng TC thôi việc 784.730

0,54

980.476

0,52

950.989

0,46

B. VỐN CHỦ SỞ HỮU 137.969.981

95,12

143.964.965

76,99


158.432.486

77,43

I. Vốn chủ sở hữu 137.712.610

94,94

143.261.058

76,61

158.265.650

77,35

Vốn góp 72.787.000

50,18

72.787.000

38,93

72.787.000

35,57

Quỹ đầu tư phát triển 26.597.380


18,34

26.597.380

14,22

26.597.380

13,00

Quỹ dự phòng tài chính 18.196.750

12,54

18.196.750

9,73

18.196.750

8,89

Lợi nhuận chưa PP 20.131.480

13,88

25.679.928

13,73


40.684.520

19,88

II. Các quỹ khác 257.371

0,18

703.907

0,38

166.836

0,08

TỔNG CỘNG
NGUỒN VỐN 145.054.011

100

186.992.880

100

204.603.410

100

(Nguồn: Báo cáo tài chính VFT năm 2009, 2010, 2011)

Như vậy, qua phân tích về cơ cấu tài sản, nguồn vốn của Công ty VFT giai đoạn
2009-2011, ta thấy: Tổng tài sản của Công ty tăng 59.549.399 nghìn đồng. Vốn bằng tiền
tăng mạnh bên cạnh hàng tồn kho giảm về tỷ trọng và giá trị. Nợ phải trả và vốn CSH cũng
tăng.Vốn CSH tăng do được tài trợ bằng lợi nhuận chưa phân phối trong khi Vốn góp, Quỹ
đầu tư phát triển, Quỹ dự phòng tài chính không thay đổi.


16

2.2.2. Thực trạng sử dụng vốn tại Công ty VFT trong thời gian qua
2.2.2.1. Thực trạng sử dụng vốn cố định tại Công ty VFT
Để thấy rõ hiệu quả sử dụng vốn cố định, trước hết ta xem xét kết cấu và sự gia tăng
tài sản cố định hữu hình thông qua số liệu trong bảng dưới đây:
Bảng 2.5: Cơ cấu tài sản cố định hữu hình của VFT
Đơn vị tính : Nghìn đồng
Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
NG
Tỷ
trọng NG
Tỷ
trọng

NG
Tỷ
trọng
I.TSCĐ dùng trong SXKD 55.944.074

100%


65.203.016

100%

66.748.098

100%

1.Nhà cửa, vật kiến trúc 25.870.372

46%

25.870.372

40%

25.870.372

39%

2.Máy móc thiết bị văn phòng 1.515.066

3%

1.527.243

2%

1.575.273


2%

3. Máy móc và thiết bị 26.571.018

47%

34.509.894

53%

36.669.247

55%

4.Ph.tiện vận tải 1.987.618

4%

3.295.507

5%

2.633.206

4%

(Nguồn: Báo cáo tài chính VFT năm 2009, 2010, 2011)
Qua số liệu trong bảng trên ta thấy hiện nay tài sản cố định của VFT tất cả đều được
sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, không có tài sản cố định cho
phúc lợi, không có tài sản cố định không cần dùng chờ thanh lý. Xét về tỷ trọng trong 3 năm

qua thì ta thấy sự chuyển đổi trong cơ cấu tài sản cố định theo hướng tỷ trọng nhà cửa vật
kiến trúc giảm trong tỷ trọng máy móc thiết bị lại chiếm tỷ trọng lớn hơn trong tổng tài sản
cố định (từ 47% lên 55%). Điều là do sự chuyển các khoản phải thu vào nguyên giá TSCĐ.
Để nghiên cứu rõ hơn về tình hình vốn cố định ta xem xét tình hình khấu hao tài sản cố định
của VFT thông qua bảng sau:
Bảng 2.6: Tình hình khấu hao tài sản cố định của VFT
Đơn vị tính : Nghìn đồng
Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
1. Giá trị khấu hao thu hồi Nghìn đồng 56.882.537

62.505.445

69.744.582

2.Doanh thu thuần Nghìn đồng
83.943.674
81.293.623

131.219.145

3.Suất khấu hao (1/2) % 67,76%

76,89%

53,15%

(Nguồn: Báo cáo tài chính VFT năm 2009, 2010, 2011)
Suất khấu hao tài sản cố định trong vòng 3 năm có sự biến động không đồng nhất.
Giải thích cho điều này là do năm 2010 công ty chuyển khoản phải thu khác vào nguyên giá
TSCĐ làm tăng tài sản cố định. Sang năm 2011 công ty đầu tư vào TSCĐ ít nên tỷ lệ thu

17

hồi sẽ ổn định lại đồng đều.
Bảng 2.7: Tình trạng kỹ thuật của TSCĐ dùng cho hoạt động SXKD của VFT
Đơn vị tính : Nghìn đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
1.Nguyên giá TSCĐ 74.364.074

83.623.016

85.168.098

2.Khấu hao lũy kế 56.882.537

62.505.445

69.744.582

3.Hệ số hao mòn(2/1) 0,76

0,75

0,82

4.TSCĐ mới đưa vào hoạt động 903.557

1.570.124

2.225.383


5.Hệ số đổi mới TCSĐ (4/1) 0,012

0,019

0,026

(Nguồn: Báo cáo tài chính VFT năm 2009, 2010, 2011)
Nhìn vào bảng trên, ta thấy ngay Hệ số hao mòn tài sản cố định qua từng năm có
chiều hướng tăng lên nhưng mức độ tăng ngày càng giảm đi. Qua đó, ta có thể thấy tài sản
cố định của công ty đang ngày càng cũ, lạc hậu mặc dù qua từng năm công ty đã có thay đổi
mới tài sản cố định, tuy nhiên cho thấy công ty đã quan tâm đầu tư vào tài sản cố định
không nhiều.
Hệ số đổi mới tài sản cố định cũng đang trên đà tăng theo xu hướng tăng nhưng mức
tăng rất thấp như 2009 là 0,012 tăng lên 0,019 năm 2010 và 0,026 năm 2011.
Qua các số liệu trong các báo cáo tài chính trên, chúng ta cùng tổng hợp và xem xét
bảng chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty.
Bảng 2.8: Hiệu quả sử dụng vốn cố định từ 2009 đến 2011
Đơn vị tính : Triệu đồng
Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
1. Doanh thu thuần Tr.đồng 83.943.674

81.293.623

131.219.145

2. TSCĐ bình quân Tr.đồng 74.364.074

83.623.016

85.168.098


3. Hệ số sử dụng TSCĐ (1/2)
1,13

0,97

1,54
4. Hệ số đảm nhiện TSCĐ(2/1)
0,89

1,03

0,65
5. Lợi nhuận sau thuế Tr.đồng 160.685

7.648.448

16.916.792

6. Hệ số sinh lời TSCĐ (5/2) % 0,22%

9,15%

19,86%

(Nguồn: Báo cáo tài chính VFT năm 2009, 2010, 2011)
Từ những kết quả đạt được ở trên, ta thấy hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty
giai đoạn 2009 - 2011 là khá ổn định và có chiều hướng biến động tốt cho hoạt động của
doanh nghiệp.




18

2.2.2.2. Thực trạng sử dụng vốn lưu động tại Công ty VFT
Bảng 2.9: Kết cấu vốn lưu động của VFT từ 2009 đến 2011
Đơn vị tính : Nghìn đồng

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Số tiền
Tỷ
trọng

Số tiền
Tỷ
trọng

Số tiền
Tỷ
trọng

TỔNG: 126.950.000

100,0

165.251.835

100,0

188.556.420


100,0

I. Tiền 6.180.443

4,87

32.561.051

19,70

46.161.547

24,48

Tiền 6.180.443

4,87

15.416.051

9,33

27.280.193

14,47

Các khoản tương đương tiền -

0,00


17.145.000

10,38

18.881.354

10,01

II.Các khoản phải thu 67.448.956

53,13

82.295.218

49,80

100.789.618

53,45

Phải thu khách hàng 61.591.301

48,52

75.883.090

45,92

105.524.419


55,96

Trả trước cho người bán 75.611

0,06

324.831

0,20

75.611

0,04

Các khoản phải thu khác 5.782.044

4,55

6.087.297

3,68

5.495.843

2,91

Dự phòng nợ khó đòi -

0,00


-

0,00

(10.306.255)

-5,47

III.Hàng tồn kho 52.963.373

41,72

50.139.442

30,34

41.272.023

21,89

Hàng tồn kho 56.248.429

44,31

53.424.498

32,33

48.371.205


25,65

Dự phòng giảm giá (3.285.056)

-2,59

(3.285.056)

-1,99

(7.099.182)

-3,77

IV.TSLĐ khác 357.228

0,28

256.124

0,15

333.232

0,18

Thuế và phải thu từ NSNN 357.228

0,28


226.124

0,14

333.232

0,18

Tài sản ngắn hạn khác

0,00

30.000

0,02


0

(Nguồn: Báo cáo tài chính VFT năm 2009, 2010, 2011)
Qua số liệu trong bảng trên ta thấy:
- Vốn lưu động qua từng năm đều tăng lên, vốn lưu động năm 2010 tăng so với năm
2009 là 130,17% tương ứng tăng tuyệt đối là 38.301.835 nghìn đồng. Năm 2011 so với năm
2010 vốn lưu động tăng tuyệt đối 23.304.585 nghìn đồng tương ứng tăng 114,1%.
- Vốn bằng tiền: Qua chỉ tiêu về vốn bằng tiền của công ty ta thấy vốn bằng tiền về
số tuyệt đối thì nó biến động theo chiều hướng tăng mạnh đồng thời về tỷ trọng thì nó biến
động cùng chiều.
19


-Về các khoản phải thu: Trong năm 2011 công ty đã dự phòng một khoản 10.306.255
nghìn đồng cho các khoản nợ khó đòi. Việc làm này là cần thiết để tránh xáo trộn lớn về
vốn của công ty khi có diễn biến bất thường xảy ra.
- Đối với hàng tồn kho:Hàng tồn kho giảm cả về số tuyệt đối lẫn số tương đối. Hàng
tồn kho giảm nhưng khoản phải thu tăng lên về số lượng nó thể hiện công ty chấp nhận bán
trả chậm cho các đối tác khách hàng để thu tiền dần nhằm tránh hư hỏng sản phẩm và lạc
hậu công nghệ.
Tình hình tài chính của doanh nghiệp được thể hiện khá rõ nét qua các chỉ tiêu về khả
năng thanh toán.
Bảng 2.10: Hiện trạng thanh toán của VFT từ 2009 đến 2011
Đơn vị: Nghìn đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
1. TSLĐ
126.950.000

165.251.835
188.556.420

2. Nợ ngắn hạn 6.299.300

42.047.439

45.219.935

3. Các khoản phải thu
67.448.956

82.295.218

100.789.618

4. Tiền hiện có
6.180.443

32.561.051
46.161.547

5. Hệ số thanh toán ngắn hạn (1/2) 20,15

3,93

4,17

6. Hệ số thanh toán nhanh ((3+4)/2) 11,69

2,73

3,25

(Nguồn: Báo cáo tài chính VFT năm 2009, 2010, 2011)
- Hệ số thanh toán ngắn hạn của Công ty: Năm 2009 hệ số thanh toán ngắn hạn của
Công ty là 20,15 lớn hơn 1 rất nhiều lần là do Công ty rất ít vay nợ. Sang năm 2010 và 2011
hệ số thanh toán tạm thời giảm xuống do có khoản nợ phải thanh toán cho cơ quan liên
kết nhưng tỷ lệ vẫn cao và an toàn đối với Công ty khi có tình huống bất ngờ xảy ra.
- Hệ số thanh toán nhanh: Do Công ty không có vay vốn kinh doanh của ngân hàng mà
chủ yếu dùng vốn chủ sở hữu cộng với tỷ lệ tiền cao trên tài khoản nên các chỉ tiêu về thanh
toán Công ty hoàn toàn tốt. Tuy nhiên, nó đã thực sự hiệu quả hay lãng phí nguồn tiền thì
chúng ta đi xét hiệu quả sử dụng vốn lưu động.










20

Bảng 2.11: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của VFT từ 2009 đến 2011
Đơn vị tính : Nghìn đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 2009-2010 2009-2011

1. Doanh thu thuần 83.943.674

81.293.623

131.219.145

(2.650.051)

49.925.522

2. VLĐ bình quân 126.950.000

165.251.835

188.556.420

38.301.835


23.304.585

3. Lợi nhuận sau thuế 160.685

7.648.448

16.916.792

7.487.763

9.268.344

4. Hi
ệu suất sử dụng VLĐ
(1/2) 0,66

0,49

0,70

(0,17)

0,20

5. T
ỷ suất lợi nhuận VLĐ
(3/2) 0,13%

4,63%


8,97%

4,5%

4,34%

6. Số vòng quay
VLĐ (1/2) 0,66

0,49

0,70

(0,17)

0,20

7. Số ngày luân chuy
ển của
một vòng quay VLĐ 544.44

731.80

517.30

187.36

(214.49)

8. Hệ số đảm nhiệm

VLĐ(2/1) 1,51

2,03

1,44

0,52

(0,60)

(Nguồn: Báo cáo tài chính VFT năm 2009, 2010, 2011)
Qua số liệu bảng trên ta thấy:
- Hiệu suất sử dụng vốn lưu động: Nhìn chung, hiệu suất sử dụng vốn lưu động của
công ty trong các năm qua là chưa được tốt. Doanh nghiệp cần tìm giải pháp thích hợp hơn
để quản lý hiệu quả sử dụng vốn của mình.
- Tỷ suất lợi nhuận:Như vậy, sức sinh lời của vốn lưu động tăng lên qua các năm, đây
là điều đáng khích lệ cho công ty. Sự gia tăng này đạt được mức cao chứng tỏ công ty cũng
đã mạnh mẽ trong việc thay đổi quản lý.
- Tốc độ luân chuyển của vốn lưu động: Trong giai đoạn 2009 - 2011, vốn lưu động
của công ty luân chuyển quá chậm và biến động không đều theo chiều tăng, giảm. Phần lớn
vốn lưu động trong giai đoạn này bị khách hàng chiếm dụng.
- Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động: Hệ số đảm nhiệm của vốn lưu động biến động
không đều. Thời gian tới, Công ty nên tìm cách rút ngắn số ngày luân chuyển của vốn lưu
động xuống nhằm giúp Công ty đẩy nhanh chu kỳ kinh doanh của mình, tạo được doanh thu
nhiều hơn.
Xét trên tổng thể thì các chỉ tiêu trên đều có xu hướng tốt hơn trước, vòng quay vốn
tăng lên, kỳ thu tiền giảm đi. Đó là những biểu hiện tốt chứng tỏ trong những năm vừa qua
Công ty đã rất nỗ lực trong công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động góp phần nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn. Tuy nhiên, một số chỉ tiêu hiệu quả và hiệu suất sử dụng vốn lưu
21


động của Công ty còn tăng trưởng không ổn định. Công ty cần nhanh chóng đưa ra được
nhiều giải pháp hợp lý nhằm nâng cao chất lượng công tác sử dụng vốn lưu động của mình.
2.2.3. Phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của VFT
Bảng 2.12: Kết quả hoạt động kinh doanh của VFT từ 2009 đến 2011
Đơn vị tính: Nghìn đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Chênh lệch
2009-2010 2010-2011
1. Tổng doanh thu
83.943.674
81.293.623
131.219.145
(2.650.051)

49.925.522
2. Giá vốn bán hàng
71.377.928
63.881.601
90.452.683
(7.496.327)

26.571.082
3. Lợi nhuận gộp
12.565.746
17.412.022
40.766.
462
4.846.276
23.354.440

- Doanh thu HĐ tài chính
422.057
829.396
1.486.198
407.339
656.802
- Chi phí tài chính
205.596
838.390
3.322.310
632.794
2.483.920
- Chi phí bán hàng
811.212
851.149
1.533.199
39.937
682.050
- Chi phí quản lý DN
12.491.741
8.811.331
19.563.642
(3.680.410)

10.752.311
4. L
ợi nhuận thuần từ
SXKD (520.746)

7.740.548

17.833.509
8.261.294
10.092.961
5. Kết quả từ các HĐ khác
681.431
494.604
561.148
(186.827)

66.544
- Thu nhập khác
681.431
496.148
739
.322
(185.283)

243.174
- Chi phí khác

1.544
178.174
1.544
176.630
6. Lợi nhuận trước thuế
160.685
8.235.152
18.394.657
8.074.467
10.159.505

7. Chi phí thuế TNDN
0
586.704
1.477.865
586.704
891.161
8.Lợi nhuận sau thuế
160.685
7.648.4
48
16.916.792
7.487.763
9.268.344
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh VFT năm 2009, 2010, 2011)
Xu hướng tăng trưởng lợi nhuận đã dần đi vào ổn định sau khủng hoảng tài chính và
đạt hiệu quả tốt.
Việc phân tích kết quả kinh doanh trên đây mới chỉ đề cập đến chỉ tiêu lợi nhuận trên
góc độ số tuyệt đối. Vì vậy, để đánh giá, so sánh hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh
của Công ty VFT ta đi phân tích một số chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn (chỉ tiêu tương đối)
trong bảng sau:






22

Bảng 2.13: Một số chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn SXKD của VFT từ 2009 đến 2011
Đơn vị tính : Nghìn đồng

Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Chênh lệch
2010-2009

2011-2010

1. Tổng tài sản Ng.đồng 145.054.011

186.992.880

204.603.410

41.938.869

17.610.530

2. Vốn CSH Ng.đồng 137.969.981

143.964.965

158.432.486

5.994.984

14.467.521

3. Doanh thu
thuần
Ng.đồng 83.943.674


81.293.623

131.219.145

(2.650.051)

49.925.522

4. Lợi nhuận sau
thuế
Ng.đồng 160.685

7.648.448

16.916.792

7.487.763

9.268.344

5. Vòng quay
VSX (3/1)
Vòng 0,58

0,43

0,64

(0,14)


0,21

6. Doanh lợi
Doanh thu (4/3)
% 0,19%

9,41%

12,89%

9,22%

3,48%

7. Tỷ suất doanh
lợi VSX (4/1)
ROA
% 0,11%

4,09%

8,27%

3,98%

4,18%

8. Tỷ suất doanh
lợi VCSH (4/2)
ROE

% 0,12%

5,31%

10,68%

5,20%

5,36%

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh VFT năm 2009, 2010, 2011)
Căn cứ vào số liệu tính toán trong bảng trên ta có nhận xét sau: Ta có thể nhận thấy
sau năm 2009 hiệu quả kinh doanh của VFT tăng rõ rệt và đi vào ổn định về hiệu quả sử
dụng vốn sản xuất kinh doanh trong năm 2010 và 2011 với mức tăng trưởng cao và ổn định.
Tóm lại, qua nghiên cứu các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của VFT
trong 3 năm vừa qua ta thấy rằng các chỉ tiêu này tăng cao và ổn định.
2.2.4. Đánh giá về hiệu quả sử dụng vốn của Công ty VFT
- Những mặt đã đạt được:
Qua những kết quả phân tích ở trên cho thấy công tác huy động vốn của Công ty là
tương đối thuận lợi. Công ty đã áp dụng các biện pháp tích cực trong công tác quản lý tài
sản và sử dụng vốn như thanh lý hàng tồn kho lạc hậu, xử lý nợ khó đòi nhằm nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp. Hiệu quả vốn sản xuất kinh doanh của Công ty có
thể nói là tương đối cao, nó vừa thể hiện nỗ lực, cố gắng của Công ty vừa thể hiện Công ty
đang có những ưu thế về thị trường mà các doanh nghiệp khác cùng ngành khó có được. Kể
từ khi đi vào hoạt động đến nay vốn sản xuất kinh doanh của Công ty luôn được phát triển
không ngừng.
23

- Hạn chế cần hoàn thiện:
+ Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của VFT là thấp, thể hiện ở các chỉ tiêu: Vòng

quay vốn chỉ đạt hạn chế và không ổn định qua từng năm từ 0,58 vòng năm 2009 xuống
0,43 vòng và 0,64 vòng năm 2011; Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu từ 0.12% đến
10.68%. Các chỉ tiêu này cho thấy hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty chưa được
như mong muốn. Công ty chưa phát huy được lợi thế kinh doanh, lợi thế cạnh tranh và giá
trị thương hiệu của mình.
+ Việc lập kế hoạch tài chính còn nhiều hạn chế. Hiện tại, phòng kế toán thống kê tài
chính mới chỉ dừng lại ở việc lập kế hoạch doanh thu, kế hoạch chi phí, kế hoach luồng
tiền, kế hoạch khấu hao mà chưa xác định nhu cầu vốn tối thiểu cần cho kinh doanh.
+ Việc quyết toán công trình thường dây dưa, kéo dài không dứt điểm dẫn đến công
tác quản lý thêm phức tạp.
- Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại:
+ Khi đầu tư vào các dự án mới về phát triển mạng lưới Công ty đều phải xin phép
Tập đoàn và Bộ Bưu chính – Viễn thông dẫn đến việc chậm chễ trong quyết định đầu tư và
chậm trễ trong quyết toán công trình, làm lỡ thời cơ kinh doanh của Công ty.
+ Công ty chưa có chính sách tín dụng hợp lý như các biện pháp hữu hiệu để thu hồi
các khoản phải thu làm mất một lượng vốn cần thiết cho nhu cầu tài chính.
+ Cơ cấu nguồn vốn trong Công ty hiện nay chưa hợp lý (tài sản ngắn hạn chiếm
80,28% trên tổng tài sản, tài sản dài hạn chỉ có 19,72% trên tổng tài sản); Việc thanh toán
vốn của chủ đầu tư thường không theo đúng kế hoạch dẫn tới các khoản phải thu chiếm tỷ
trọng cao so với tổng tài sản.
+ Một số năm gần đây, do sự tràn vào của một số mặt hàng Trung Quốc đã gây nên
tình trạng cạnh tranh giữa sản phẩm của Công ty và sản phẩm của Trung Quốc. Sản phẩm
của Trung Quốc lại có giá thành rẻ hơn đã làm ảnh hưởng tới hoạt động tiêu thụ sản phẩm
của Công ty.









24

CHƯƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY VFT

3.3. Định hướng hoạt động và mục tiêu phát triển của Công ty đến năm 2015
3.3.1. Định hướng hoạt động của Công ty
- Tiếp tục đầu tư, cải tiến đổi mới dây chuyền công nghệ sản xuất.
- Tiết kiệm chi phí quản lý, chi phí trung gian nhằm nâng cao lợi nhuận Công ty.
- Chú trọng công tác bồi dưỡng đào tạo trình độ về mọi mặt cho CBCNV.
- Tổ chức sản xuất khoa học, xây dựng phương án tiết kiệm trong sản xuất, cải tiến
kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm.
- Tạo đủ công ăn việc làm, nâng cao thu nhập, đảm bảo đời sống vật chất tinh thần
cho cán bộ công nhân viên.
- Tổ chức quản lý và sử dụng tốt nguồn vốn nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
kinh doanh của Công ty.
3.1.2. Mục tiêu phát triển của Công ty đến năm 2015
Để VFT phát triển vững mạnh và mở rộng sản xuất, tăng lợi nhuận nâng cao hiệu
quả sử dụng vốn của Công ty, Công ty đặt cho mình mục tiêu kinh doanh tới năm 2015 như
sau: Mức doanh thu thuần phải đạt 300 tỷ trở lên và lợi nhuận đạt trên 40 tỷ.
3.1.3. Yêu cầu đối với việc sử dụng vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của VFT
Để đạt được các mục tiêu phát triển của Công ty đến năm 2015 thì việc sử dụng vốn
hiệu quả là vấn đề cốt lõi đối với Công ty:
- Bảo đảm sử dụng vốn đúng phương hướng, đúng mục đích và đúng kế hoạch kinh
doanh của Công ty.
- Có biện pháp tăng nhanh vòng quay của vốn lưu động hay rút ngắn số ngày lưu
chuyển của hàng hóa.

- Tăng cường công tác quản lý tài chính, kiểm soát chi phí.
- Đẩy mạnh mạng lưới bán hàng, thu hút nhiều khách hàng trên cơ sở chất lượng
hàng hóa tốt và số lượng đảm bảo.
- Tổ chức hợp lý, tránh ứ đọng, tồn kho thừa, hàng chậm lưu chuyển.
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty VFT
3.2.1. Xây dựng kế hoạch vốn đảm bảo cho mục tiêu phát triển của VFT
3.2.2. Xây dựng cơ cấu sử dụng vốn hợp lý gắn với hiệu quả sử dụng vốn
3.2.3. Tăng cường kiểm soát chi phí
25

3.2.4. Đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh
3.2.5. Các giải pháp khác
3.3. Một số điều kiện để thực thi giải pháp
3.3.1. Đối với Tập đoàn BCVT Việt Nam – VNPT
Để thúc đẩy khuyến khích phát triển kinh doanh sản xuất ở Công ty, Tập đoàn nên có
những chủ trương, kế hoạch nhất định như sau:
- VNPT cần có cơ chế quản lý thích hợp để vừa kiểm soát được các đơn vị thành viên
vừa tạo cơ hội cho các đơn vị này độc lập,tự chủ hơn.
- VNPT cần tạo điều kiện hơn trong việc tái cấp vốn đầu tư cho Công ty, trong việc
triển khai các thủ tục đầu tư và trong xét duyệt các dự án.
- Khi nhu cầu về vốn của Công ty là bức thiết, dự án đầu tư của Công ty là khả thi thì
Tập đoàn có thể điều chuyển vốn trong nội bộ giúp Công ty giải quyết nhu cầu về vốn.
- VNPT nên nghiên cứu về tình hình phát triển của đơn vị thành viên trong quá trình
hội nhập với nền kinh tế khu vực và trên thế giới.
- Tập đoàn có thể đại diện cho nghành Bưu chính Viễn thông Việt Nam để ngoại
giao, tìm đối tác, ký kết các hợp đồng liên doanh liên kết nhằm thúc đẩy và hỗ trợ cho hoạt
động sản xuất kinh doanh của Công ty phát triển hơn nữa.
3.3.2. Đối với đối tác liên doanh, góp vốn
Đối tác góp vốn liên doanh của VFT – Công ty FUJITSU (Nhật Bản) cần phối hợp
với VFT thực hiện các nội dung sau nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của đơn vị:

- Đề ra biện pháp tối ưu để phát huy cao độ mọi thành phần đối tượng tìm kiếm việc
làm cho Công ty.
- Cần phối hợp để có biện pháp cụ thể để nâng cao chất lượng sản phẩm, đề ra mục
tiêu phấn đấu cụ thể trong công tác sáng kiến kỹ thuật.
- Tìm mọi biện pháp đảm bảo đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn cho sản xuất kinh
doanh và các dự án đầu tư của Công ty.
- Công tác quản lý cũng cần có những thay đổi.






×