Tải bản đầy đủ (.pdf) (29 trang)

Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần sông đà 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (343.95 KB, 29 trang )





HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG



Lê Thị Tuyết Minh

NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 7

Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh
Mã số: 60.34.05


TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : TS. ĐẶNG THỊ VIỆT ĐỨC

HÀ NỘI – NĂM 2012






Luận văn được hoàn thành tại:
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG



Người hướng dẫn khoa học: TS. Đặng Thị Việt Đức

Phản biện 1:………………………………………………………

Phản biện 2: ……………………………………………………



Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn
thạc sĩ tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
Vào lúc: giờ ngày tháng năm

Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Thư viện của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông


1



MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
PHẦN MỞ ĐẦU 4
CHƯƠNG 1.LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN KINH DOANH VÀ HIỆU QUẢ SỬ
DỤNG VỐN KINH DOANH 5
1.1 Vốn kinh doanh của doanh nghiệp 5
1.1.1 Khái niệm vốn kinh doanh 5
1.1.2 Phân loại vốn kinh doanh 5
1.2 Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 6

1.2.1 Khái niệm hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 6
1.2.2 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. 6
1.2.3 Sự cần thiết nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh
nghiệp………… 7
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 8
1.3.1 Các nhân tố vĩ mô 8
1.3.2 Các nhân tố vi mô 8
CHƯƠNG 2.THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ, SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 7 10
2.1 Tổng quan về hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần Sông Đà 7 10
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 10
2.1.2 Cơ cấu bộ máy quản lý 10
2.1.3 Đặc điểm hoạt động kinh doanh 10
2.1.4 Những thuận lợi, khó khăn trong hoạt động kinh doanh 11
2.1.5 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 11

2



2.2 Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty cổ phần Sông Đà
7………… ….12
2.2.1 Khái quát về vốn kinh doanh 12
2.2.2 Tình hình hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 16
2.3 Đánh giá hiệu quả tổ chức, sử dụng vốn kinh doanh của Công ty Cổ phần
Sông Đà 7…… 20
2.3.1 Những kết quả đạt được 20
2.3.2 Những tồn tại và nguyên nhân 21
CHƯƠNG 3.GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH
DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 7 22

3.1 Định hướng phát triển kinh doanh của Công ty cổ phần Sông Đà 7 trong thời
gian tới… …………………………………………………………………22
3.1.1 Định hướng phát triển 22
3.1.2 Chiến lược kinh doanh trong những năm tới 22
3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả, sử dụng vốn kinh doanh 23
3.2.1 Xây dựng kế hoạch tài chính hợp lý đáp ứng kịp thời nhu cầu hoạt động sản
xuất kinh doanh của Công ty 23
3.2.2 Nâng cao giá trị Công ty bằng biên pháp tái cấu trúc tài chính 23
3.2.3 Nâng cao hiệu quả sử dụng của vốn luân chuyển 23
PHẦN KẾT LUẬN 26



3





DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT

Chữ viết tắt Nghĩa đầy đủ
1 TSCĐ Tài sản cố định
2 VCĐ Vốn cố định
3 TSLĐ Tài sản lưu động
4 VLĐ Vốn lưu động
5 DTT Doanh thu thuần
6 DN Doanh nghiệp
7 GDP Tổng sản phẩm quốc nội


4




MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Vốn kinh doanh là một trong các yếu tố không thể thiếu đối với sự hình thành, tồn
tại và phát triển của mọi doanh nghiệp. Việc tổ chức và sử dụng vốn hiệu quả, hợp lý
đóng vai trò cốt lõi trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói
chung cũng như doanh nghiệp cổ phần hóa nói riêng. Vì vậy tôi đã chọn đề tài “Nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần Sông Đà 7”.
Mục đích nghiên cứu
Hệ thống hóa cơ sở lý luận về vốn và hiệu quả sử dụng vốn, Phân tích thực trạng
hiệu quả sử dụng vốn và điều kiện thuận lợi cũng như khó khăn Công ty gặp phải. Phát
hiện những mặt đạt được và chưa được trong việc sử dụng vốn của Công ty. Đề xuất các
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty cổ phần Sông Đà 7.
Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Tình hình sử dụng vốn tại Công ty cổ phần Sông Đà 7.
Phạm vi nghiên cứu: Sử dụng vốn tại Công ty cổ phần Sông Đà 7 trong giai đoạn từ
năm 2008-2010.
Ý nghĩa thực tiễn của luận văn
Đề ra các giải pháp khả thi và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của
Công ty trong thời gian tới.
Nội dung của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục viết tắt, danh mục bảng biểu, danh mục
tham khảo, luận văn chia làm 3 chương: Chương 1: Lý luận chung về vốn kinh doanh và
hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. Chương 2: Thực trạng sử dụng vốn kinh doanh tại
Công ty cổ phần Sông Đà 7. Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại

Công ty Cổ phần Sông Đà 7.

5



CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN KINH DOANH VÀ HIỆU
QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH
1.1 Vốn kinh doanh của doanh nghiệp
1.1.1 Khái niệm vốn kinh doanh
Vốn kinh doanh của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản hữu
hình và tài sản vô hình được đầu tư vào kinh doanh nhằm mục đích sinh lời.
1.1.2 Phân loại vốn kinh doanh
Vốn kinh doanh có thể được phân loại dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau:
1.1.2.1 Căn cứ vào nguồn hình thành vốn
Về cơ bản nếu căn cứ vào nguồn hình thành,vốn kinh doanh được hình thành từ
 Vốn chủ sở hữu
 Nợ phải trả
1.1.2.2 Căn cứ vào đặc điểm luân chuyển vốn
Dựa trên tiêu thức này, vốn kinh doanh được chia làm hai loại
 Vốn cố định
 Vốn lưu động
1.1.2.3 Căn cứ vào phạm vi huy động vốn
Vốn kinh doanh được hình thành từ hai nguồn:
 Nguồn vốn từ bên trong doanh nghiệp
 Nguồn vốn bên ngoài doanh nghiệp
1.1.2.4 Căn cứ vào thời gian huy động vốn
Theo tiêu thức này có thể chia nguồn vốn của doanh nghiệp ra thành hai loại
+ Nguồn vốn thường xuyên
+ Nguồn vốn tạm thời


6



1.2 Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
1.2.1 Khái niệm hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực của
doanh nghiệp để đạt được kết quả cao nhất trong quá trình sản xuất kinh doanh với tổng
chi phí thấp nhất. Khái niệm hiệu quả kinh doanh được dùng làm một tiêu chuẩn để xem
xét các tài nguyên được phân phối ở mức độ tốt như thế nào.
Trong quá trình sử dụng vốn, để đạt hiệu quả cao doanh nghiệp cần phải giải quyết
một số vấn đề sau:
- Thứ nhất: Đảm bảo tính tiết kiệm, có nghĩa là vốn của doanh nghiệp phải được sử
dụng hợp lý, đúng mục đích, tránh lãng phí vốn hoặc để vốn không sinh lời.
- Thứ hai: Phải tiến hành đầu tư, phát triển cả chiều sâu và mở rộng quy mô sản xuất
kinh doanh khi cần thiết.
- Thứ ba: Doanh nghiệp phải đạt được các mục tiêu đề ra trong kế hoạch SXKD, hiệu
quả sử dụng vốn là mục tiêu quan trọng nhất doanh nghiệp cần đạt tới.
1.2.2 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.
1.2.2.1 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định
Để đánh giá hiệu quả tổ chức và sử dụng VCĐ, trước hết cần xác định đúng đắn hệ
thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử VCĐ và TSCĐ của DN. Thông thường ta sử dụng
một số các chỉ tiêu chính sau:
 Hiệu suất sử dụng vốn cố định
 Hiệu suất sử dụng tài sản cố định
 Hệ số hao mòn tài sản cố định
 Hàm lượng vốn cố định
 Hệ số trang bị tài sản cố định cho một công nhân trực tiếp sản xuất
 Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định

 Các chỉ tiêu về kết cấu vốn cố định trong doanh nghiệp


7



1.2.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Để đánh giá trình độ tổ chức và sử dụng vốn lưu động cầu của doanh nghiệp cần sử
dụng chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn lưu động. Hiệu suất sử dụng vốn lưu động của doanh
nghiệp được biểu hiện qua các chỉ tiêu sau:
 Tốc độ luân chuyển vốn lưu động
 Hàm lượng vốn lưu động
 Vòng quay phải thu khách hàng
 Vòng quay hàng tồn kho
1.2.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tổng hợp
 Tỷ suất lợi nhuận trước lãi vay và thuế trên vốn kinh doanh
 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh
 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
1.2.3 Sự cần thiết nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp.
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp là để doanh nghiệp
đạt đến là đạt được lợi nhuận tối đa, đứng vững về mặt tài chính, tăng sức cạnh tranh trên
thương trường, đồng thời có điều kiện đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm.
Hơn nữa doanh nghiệp là tế bào của nền kinh tế, do vậy hiệu quả sử dụng vốn của
doanh nghiệp không chỉ đem lại lợi ích kinh tế cho riêng mình mà còn góp phần làm tăng
hiệu quả của toàn nền kinh tế, tạo công ăn việc làm nâng cao đời sống cho người lao
động, tăng các khoản đóng góp cho ngân sách Nhà nước, tăng GDP của nền kinh tế, đây
cũng là cơ sở để phát triển nền kinh tế đất nước theo hướng hiệu quả và bền vững.




8



1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
1.3.1 Các nhân tố vĩ mô
Hiệu suất sử dụng vốn của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều nhân tố
khách quan thuộc về môi trường kinh doanh, có thể kể đến một số nhân tố chủ yếu sau:
 Sự ổn định của nền kinh tế
Sự ổn định của nền kinh tế có ảnh hưởng tới các khoản chi phí về đầu tư, chi phí trả
lãi hay tiền thuê nhà xưởng, máy móc thiết bị hay tìm nguồn tài trợ cho sự mở rộng sản
xuất, sự tăng tài sản đó.
 Chính sách kinh tế của Nhà nước đối với các doanh nghiệp
Chính sách lãi suất, Chính sách thuế, Sự hoạt động của thị trường tài chính và hệ
thống các hệ thống tài chính trung gian, đây là các chính sách ảnh hưởng trực tiếp đến
việc quản lý và sử dụng vốn của doanh nghiệp.
Ngoài ra, hiệu quả sử dụng vốn còn chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố khác như:
+ Khoa học kỹ thuật và công nghệ
+ Sự ổn định chính trị xã hội trong nước và quốc tế.
+ Những rủi ro bất thường trong hoạt động sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp có
thể gặp phải như thiên tai, hoả hoạn, lũ lụt, chiến tranh.
1.3.2 Các nhân tố vi mô
 Cơ cấu vốn hợp lý
Cơ cấu vốn thể hiện quan hệ tỷ lệ giữa các yếu tố cấu thành vốn trong tổng vốn sử
dụng. Ảnh hưởng đến chi phí vốn, đến khả năng kinh doanh và do đó ảnh hưởng đến khả
năng sinh lời của đồng vốn. Chính vì vậy mà cơ cấu vốn là nhân tố tuy chủ yếu tác động
gián tiếp song rất quan trọng đối với hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
 Chi phí vốn


9



Một doanh nghiệp được xem là tổng thể các dự án làm phát sinh nhu cầu tài trợ.
Nhu cầu tài trợ này được đáp ứng bằng nhiều nguồn vốn khác nhau. Mỗi nguồn vốn có
một chi phí sử dụng riêng cho nên việc tính toán chi phí của từng nguồn vốn cho từng dự
án,từng khoản mục vốn giúp doanh nghiệp có thể sử dụng và phát huy một cách hiệu quả
vốn.
 Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành sản xuất kinh doanh:
Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành sản xuất kinh doanh có ảnh hưởng không nhỏ
tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Mỗi ngành sản xuất kinh doanh có những
đặc điểm khác nhau về mặt kinh tế kỹ thuật như: Tính chất ngành nghề, tính thời vụ và
chu kỳ sản xuất kinh doanh.
 Trình độ quản lý của doanh nghiệp
Ngày nay, trình độ quản lý doanh nghiệp là một trong yếu tố được đánh giá là quan
trọng nhất. Trình độ quản lý doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc sử dụng vốn
nói chung, tốc độ luân chuyển vốn và khả năng sinh lời hay rủi ro của doanh nghiệp đăc
biệt là đối với công ty cổ phần.

10



CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ, SỬ DỤNG VỐN KINH
DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 7
2.1 Tổng quan về hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần Sông Đà 7
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Công ty cổ phần Sông Đà 7 với tên gọi ban đầu là Công trường bê tông trực thuộc
Công ty xây dựng Thủy điện Thác Bà được thành lập năm 1975, trực tiếp tham gia xây

dựng Nhà máy thủy điện Thác Bà có công suất 110 MW, đây là nhà máy thủy điện đầu
tiên của Việt Nam. Từ năm 1976 tham gia xây dựng Nhà máy thủy điện Hòa Bình công
suất 1920 MW trên Sông Đà, tháng 3 năm 1980 Công trường III khai thác đá sáp nhập
vào Công trường bê tông lấy tên là Xí nghiệp bê tông nghiền sàng. Tháng 3 năm 1993
đổi tên thành Công ty sản xuất vật liệu xây dựng, năm 1994 đổi tên là Công ty vật liệu
xây dựng và sau đó là Công ty Sông Đà 7. Ngày 01 tháng 01 năm 2006 chuyển đổi thành
Công ty cổ phần sông Đà 7 theo Quyết định số 2335/QĐ- BXD ngày 19 tháng 12 năm
2005 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
2.1.2 Cơ cấu bộ máy quản lý
Công ty Cổ phần Sông Đà 7 được tổ chức theo hình thức công ty cổ phần với Đại
hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban giám đốc, Ban kiểm soát và các phòng ban
chức năng.
2.1.3 Đặc điểm hoạt động kinh doanh
Công ty cổ phần Sông Đà 7 hoạt động trong lĩnh vực xây lắp với ba nhóm sản phẩm
chính: Sản phẩm xây lắp, Sản phẩm của sản xuất công nghiệp, Sản xuất kinh doanh
khác.
Do đặc thù của ngành xây lắp là quá trình thi công các công trình kéo dài, thời gian
thanh toán chậm. Tài sản của công ty chủ yếu là tài sản lưu động. Tài sản lưu động của
Công ty chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản, trong đó chủ yếu là khoản phải thu và chi
phí sản xuất kinh doanh dở dang. Do vậy đặc thù sản phầm ảnh hưởng lớn tới hiệu quả sử
dụng vốn đầu tư của công ty.

11



2.1.4 Những thuận lợi, khó khăn trong hoạt động kinh doanh
2.1.4.1 Thuận lợi
2.1.4.2 Khó khăn
2.1.5 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

Bảng 2-1 Kết quả kinh doanh năm 2008- 2010
Đơn vị: Tỷ đồng
KHOẢN MỤC
NĂM
2008
NĂM 2009 NĂM 2010
Giá
trị
Tỷ lệ
tăng Giá trị
Tỷ lệ
tăng
Doanh thu thuần 392

512

31%

765

49%

Lợi nhuận gộp 40

63

59%

53


-16%

Doanh thu hoạt động tài chính 13

14

12%

46

222%

Chi phí tài chính 11

8

-28%

46

500%

Chi phí quản lý doanh nghiệp 22

34

56%

31


-7%

Lợi nhuận thuần hoạt động SXKD 20

36

79%

22

-40%

Lợi nhuận kế toán trước thuế 28

37

31%

36

-1%

Thuế thu nhập doanh nghiệp -

2



1


-71%

Lợi nhuận sau thuế 28

35

24%

36

3%

Nguồn: Tác giả tính từ số liệu Báo cáo tài chính Công ty cổ phần Sông Đà 7

Cùng với sự phát triển và lớn mạnh của Tổng công ty Sông Đà, Công ty đã tạo được
chỗ đứng vững chắc trong ngành sản xuất Vật liệu xây dựng và xây lắp, được các đối tác
trong và ngoài ngành tín nhiệm, tin tưởng. Doanh thu thuần năm 2008 là 392 tỷ đồng đến
năm 2009 doanh thu tăng lên 512 tỷ đồng với tỷ lệ tăng tương đối là: 31% , năm 2010 giá
trị doanh thu thuần tăng lên là 765 tỷ đồng với tỷ lệ tăng tương đối so với năm 2009 là
49%.

12



Lợi nhuận thuần từ hoạt động SXKD của công ty tăng trưởng cao vào năm 2009
tăng 79% so với năm 2008 tương ứng với giá trị tăng trưởng là 16 tỷ đồng. Năm 2010
chỉ tiêu này giảm so với năm 2009 là 40%. Tuy nhiên con số này không quá đáng lo ngại
bởi vì công ty đã đi vào triển khai một số công trình dự án trọng điểm với dự án lớn như
công trình dự án thủy điện Tiên Thành, thủy điện Sập Việt, thủy điện Nậm Thi.

2.2 Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty cổ phần Sông Đà 7
2.2.1 Khái quát về vốn kinh doanh
2.2.1.1 Khái quát vốn kinh doanh theo khoản mục đầu tư
Bảng 2-2 Bảng phân tích tăng trưởng tài sản
Đơn vị: Triệu đồng


Chỉ tiêu
31/12/
2008
31/12/2009 31/12/ 2010


Giá trị
Tăng so với
31/12/2008


Giá trị
Tăng so với
31/12/2009
Tăng so với
31/12/2008
Giá trị
Số tuyệt
đối
Số
tương
đối
Số tuyệt

đối
Số
tương
đối
Số tuyệt
đối
Số
tương
đối
Tài sản ngắn hạn 346.548

452.528

105.980

31% 382.124

(70.404) -16% 35.576

10%
Tiền và các khoản
tương đương tiền

8.473


11.560


3.086


36%

76.521


64.961

562%

68.048

803%
Các khoản đầu tư
tài chính ngắn hạn

34.951


7.580


(27.371)
-78%

33.433


25.853


341%

(1.518)
-4%
Các khoản phải thu 136.481

255.151

118.670

87% 268.028

12.878

5% 131.548

96%
Hàng tồn kho 156.543

167.191

10.648

7% -

(167.191) -100% (156.543) -100%
Tài sản ngắn hạn
khác
10.099


11.046


947

9% 4.141


(6.905)
-63%

(5.958)
-59%
Tài sản dài hạn 228.370

431.369

202.998

89% 559.709

128.341

30% 331.339

145%
Tài sản cố định 32.927

69.118


36.192

110% 62.704

(6.414) -9% 29.778

90%
Các khoản đầu tư
tài chính dài hạn

191.124


358.689


167.565

88%

496.391


137.701

38%

305.266

160%

Tài sản dài hạn
khác 4.319

3.561


(758) -18% 615


(2.946) -83%

(3.705) -86%
Tổng tài sản 574.918

883.897

308.979

54% 941.833

57.936

7% 366.915

64%
Nguồn: Tác giả tính từ số liệu Báo cáo tài chính Công ty cổ phần Sông Đà 7

13




Nhìn vào quá trình tăng trưởng vốn của Công ty cổ phần Sông Đà 7, chỉ trong ba
năm từ năm 2008 đến năm 2010 tổng số vốn công ty đã tăng lên 366.915 triệu đồng, với
tỷ lệ tăng trưởng năm 2010 so với năm 2008 là 64%. Tốc độ tăng tổng tài sản tương đối
nhanh và mạnh cho thấy doanh nghiệp có những chính sách và bước đi đúng đắn trong
việc kinh doanh và quản lý kinh doanh. Trong các loại tài sản của doanh nghiệp, nhóm tài
sản có tốc độ tăng trưởng nhanh gồm Tiền và các khoản tương đương tiền, các khoản
phải thu, tài sản cố định và các khoản đầu tư tài chính dài hạn.
Tỷ trọng vốn ngắn hạn năm 2008 là 60,28%, năm 2009 là 51,20% và năm 2010 là
40,47%. Tỷ trọng lớn của vốn ngắn hạn này phản ánh đúng đặc điểm sản xuất kinh doanh
của một doanh nghiệp xây lắp. Trong các khoản vốn ngắn hạn, hàng tồn kho chiếm tỷ
trọng lớn, thường sấp sỷ ½ giá trị vốn ngắn hạn. Điều này một phần do đặc điểm các
công trình thi công thường kéo dài. Một phần khác do các khách hành của công ty phần
lớn là khách hàng truyền thống nên việc thu hồi công nợ gặp nhiều khó khăn. Đây là một
trong những khó khăn lớn của công ty để nâng cao vòng quay của vốn lưu động nhằm
nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Vốn dài hạn năm 2008 chiếm tỷ trọng thấp hơn so với vốn ngắn hạn của công ty,
tuy nhiên cơ cấu này có sự tăng dần từ năm 2008 tới năm 2010. Kèm theo đó là xu hướng
tăng lên nhanh chóng của phần tài sản dài hạn, mặc dù do việc đầu tư mở rộng công ty
nhưng cũng gây sức ép lên việc huy động nguồn tài trợ cũng như đảm bảo tính thanh
khoản của công ty. Trong các loại vốn dài hạn, các khoản đầu tư tài chính dài hạn chiếm
tỷ trọng khá lớn so với tài sản cố định. Kết quả này là do chiến lược chuyên môn hóa
từng loại hình đầu tư và kinh doanh và chuyển việc đầu tư qua các công ty con của công
ty cổ phần Sông Đà 7.
2.2.1.2 Khái quát vốn kinh doanh theo nguồn hình thành
Tương ứng với sự tăng trưởng mạnh của vốn kinh doanh là sự tăng trưởng mạnh về
nguồn vốn kinh doanh. So với năm 2008, năm 2009 tỷ lệ tăng trưởng nguồn vốn mạnh,
tập trung chủ yếu vào nguồn vốn chiếm dụng. Tốc độ tăng trưởng nhóm nợ phải trả năm
2009 so với năm 2008 cũng đạt đến ba con số, tổng số tiền nợ phải trả năm 2009 tăng so
với năm 2008 là 292.184 triệu đồng với số tương ứng là 113%; năm 2010 so với năm


14



2009 số tiền là 42.662 triệu đồng với số tương ứng tăng 8%. Như vậy, năm 2010 nợ phải
trả tăng so với năm 2008 số tiền là 334.846 triệu đồng, tức 130%. Điều này cho thấy
doanh nghiệp đã có cách nhìn mới trong phương hướng đầu tư dự án. Việc tăng cường sử
dụng nguồn vốn nợ một mặt giúp công ty có thể tận dụng được lá chắn thuế, giảm chi phí
đi vay. Tuy nhiên, mặt khác điều này cũng sẽ dẫn tới những khó khăn nhất định trong khả
năng thanh toán của công ty.
Bảng 2-3 Bảng phân tích tăng trưởng nguồn vốn
Nguồn: Tác giả tính từ số liệu Báo cáo tài chính Công ty cổ phần Sông Đà 7, Đơn vị: triệu đồng
Khi phân tích về cơ cấu vốn kinh doanh của Công ty cổ phần Sông Đà 7, tổng số tài
sản dài hạn năm 2008 là 228.370 triệu đồng trong khi đó tổng nguồn vốn dài hạn năm
2008 là 327.442 triệu đồng. Đây có thể tạm coi là dấu hiệu tương đối an toàn đối với
doanh nghiệp vì nó cho phép doanh nghiệp đương đầu với rủi ro có thể xảy ra như gặp
khó khăn trong thanh toán hay những thua lỗ tài chính tạm thời trong lĩnh vực đầu tư tài
chính. Năm 2008 vốn lưu chuyển của doanh nghiệp đạt 99.072 triệu đồng nguồn vốn này
phần lớn nằm trong vay dài hạn. Hay nói một cách khác doanh nghiệp dùng một phần
vốn vay dài hạn để tài trợ cho các khoản đầu tư ngắn hạn tập trung chủ yếu ở khoản hàng
tồn kho và mua nguyên vật liệu dồn lực cho một số công trình thủy điện sắp đi vào quá
Chỉ tiêu
31/12/
2008
31/12/ 2009 31/12/ 2010


Giá trị
Tăng so với

31/12/2008


Giá trị
Tăng so với
31/12/2009
Tăng so với
31/12/2008
Giá trị
Số tuyệt
đối
Số
tương
đối
Số tuyệt
đối
Số
tương
đối
Số tuyệt
đối
Số
tương
đối
Nợ phải trả 257.795

549.979

292.184


113% 592.642

42.662

8% 334.847

130%
Nợ ngắn hạn 247.476

513.800

266.324

108% 452.195

(61.606) -12% 204.719

83%
Nợ dài hạn 10.319

36.179

25.860

251% 140.447

104.268

288% 130.128


1261%
Nguồn vốn chủ
sở hữu 317.124

333.918

16.794

5% 349.192

15.274

5% 32.068

10%
Vốn chủ sở hữu 316.602

333.275

16.673

5% 347.798

14.523

4% 31.196

10%
Quỹ khen thưởng
phúc lợi

522

643

121

23% 1.394

751

117% 872

167%
Tổng nguồn vốn 574.918

883.897

308.979

54% 941.833

57.936

7% 366.915

64%

15




trình vận hành khai thác như: Công trình thủy điện Sơn La, công trình thủy điện
Yantansian, thủy điện Nậm Chiến, thủy điện Lai Châu, thủy điện Bản Chát.
Với đường lối chiến lược đúng đắn, Công ty đã mạnh dạn tăng các khoản đầu tư
vào Công ty con, làm cho khối lượng tài sản dài hạn năm 2009 và năm 2010 tăng liên
tiếp. Chỉ trong vòng ba năm quy mô tài sản dài hạn tăng lên đến 145%, với số tiền là
331.339 triệu đồng (Bảng 2-3). Đây cũng chính là nguyên nhân chính dẫn đến lượng tài
sản dài hạn trong hai năm 2009,2010 lớn hơn nguồn vốn dài hạn. Tuy nhiên đây cũng là
một phương án khá mạo hiểm khi dùng chính sách tài trợ không đem lại sự ổn định và an
toàn, nếu không có phương án xử lý nhanh gọn sẽ gây ra tình trạng tài chính xấu.
2.2.1.3 Khái quát vốn kinh doanh theo phạm vi đầu tư
Bảng 2-4 Cơ cấu vốn kinh doanh theo phạm vi đầu tư
Chỉ tiêu

31/12/2008 31/12/2009 31/12/2010
Giá trị (tr.
đồng)
Tỷ trọng
(%)
Giá trị (tr.
đồng)
Tỷ trọng
(%)
Giá trị (tr.
đồng)
Tỷ trọng
(%)
Vốn đầu tư vào bên trong
doanh nghiệp 446.429


77,65 793.877

89,82 862.639

90,66
Tiền và các khoản tương đương tiền 8.473

1,90 11.560

1,46 76.521

8,87
Các khoản phải thu 136.481

30,57 255.151

32,14 268.028

31,07
Hàng tồn kho 156.543

35,07 167.191

21,06 -

0,00
Tài sản ngắn hạn khác 10.099

2,26 11.046


1,39 4.141

0,48
Tài sản cố định 32.927

7,38 69.118

8,71 62.704

7,27
Tài sản dài hạn khác 4.319

0,97 3.561

0,45 615

0,07
Đầu tư vào công ty con 97.586

21,86 276.250

34,80 450.630

52,24
Vốn đầu tư ra bên ngoài
doanh nghiệp
128.490

22,35 90.020


10,18 88.833

9,34
Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 34.951

27,20 7.580

8,42 33.433

37,64
Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 93.538

72,80 82.440

1,58 55.400

62,36
Đầu tư vào công ty liên doanh liên kết 14.400

11,21 400

0,44 -

0,00
Đầu tư dài hạn khác 79.138

61,59 82.040

91,13 55.400


62,36
Tổng vốn kinh doanh 574.918

100,00 883.897

100,00 951.473

100,00
Nguồn: Tác giả tính từ số liệu Báo cáo tài chính Công ty cổ phần Sông Đà 7

16




Tỷ trọng vốn đầu tư vào bên trong doanh nghiệp năm 2008 là 77,65%, năm 2009:
89,82%, năm 2010: 90,66%, chỉ trong 3 năm cơ cấu vốn đầu tư của doanh nghiệp đã có
sự thay đổi lớn năm 2008 tỷ trọng vốn đầu tư bên trong doanh nghiệp/ vốn đầu tư bên
ngoài doanh nghiệp khoảng 8/2 thì đến năm 2010 tỷ lệ này đã biến đổi là 9/1. Trong bối
cảnh thị trường cạnh tranh ngày càng cao xu hướng công nghiệp hóa, chuyên môn hóa là
tất yếu vì vậy doanh nghiệp đã có bước đầu có xu hướng chuyển sang đầu tư các công ty
con. Tỷ lệ vốn đầu tư vào công ty con/tổng vốn đầu tư vào bên ngoài của Công ty cổ
phần Sông Đà 7 năm 2008 là 21,86%%, năm 2009 là 34,80%, năm 2010 là 52,24%. Đầu
tư vào công ty liên doanh liên kết có xu hướng chuyển dần thành công ty con để công ty
dễ kiểm soát và chi phối hơn. Với phương châm phát huy nội lực bên trong tận dụng thế
mạnh bên ngoài, Công ty cổ phần Sông Đà 7 ngày một phát triển một cách bền vững.
2.2.2 Tình hình hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
2.2.2.1 Hiệu quả sử dụng vốn cố định
Kết cấu vốn cố định
Như đã phân tích khái quát về tăng trưởng tài sản của công ty cổ phần Sông Đà 7, tỷ

trọng tài sản dài hạn thường thấp hơn tỷ trọng tài sản ngắn hạn của công ty, trong đó
phần tài sản cố định lại chiếm một tỷ trọng nhỏ.
Tài sản dài hạn chủ yếu của Công ty cổ phần Sông Đà 7 là các khoản đầu tư dài
hạn. Hơn nữa, qua phân tích chi tiết các khoản phải thu và các khoản đầu tư dài hạn khác
của công ty ta thấy công ty rót một lượng vốn khá lớn cho các công ty hoạt động cùng
lĩnh vực, điều đó khẳng định được uy tín của công ty ngày một nâng cao do các dự án
ngày một nhiều và đó cũng là cơ sở đảm bảo khả năng thanh toán cho các khoản vốn vay.
Để phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định ta theo dõi bảng sau.




17



Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn cố định
Bảng 2-5. Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn cố định
Hệ số phân tích tổng hợp Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Hiệu suất sử dụng VCĐ 2,15 1,55 1,54
Hiệu suất sử dụng TSCĐ 2,72 4,63 8,31
Hàm lượng vốn cố định 0,46 0,64 0,64
Hệ số hao mòn TSCĐ 0,72 0,58 0,39
Tỷ suất đầu tư vào TSCĐ 0,04 0,06 0,03
Tỷ suất lợi nhuận VCĐ 0,12 0,08 0,06
Nguồn: Tác giả tính từ số liệu Báo cáo tài chính Công ty cổ phần Sông Đà 7
Xem xét hiệu quả sử dụng vốn cố định, chỉ tiêu này giảm sút năm 2009 và 2010 so
với năm 2008 là do việc mở rộng đầu tư dài hạn vào TSCĐ và các công ty con trong khi
kết quả đầu tư chưa thu về được ngay. Tuy vậy ta có thể dự đoán công ty hiệu quả sử
dụng vốn cố định sẽ tăng lên trong những năm sắp tới.

Như vậy, cùng với việc đánh giá nhận định các chỉ tiêu trong mối liên hệ với nhau
và so sánh giữa các thời kỳ, với giả định doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ
đã được loại trừ yếu tố trượt giá, thì cơ cấu vốn của Công ty cổ phần Sông Đà 7 đã có sự
chuyển dịch dần để phù hợp với hướng phát triển của thị trường.
2.2.2.2 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Kết cấu vốn lưu động
Kết cấu vốn lưu động của Công ty cổ phần Sông Đà 7 như đã phân tích có đặc trưng
là tỷ trọng các khoản phải thu và hàng tồn kho lớn tăng liên tục từ năm 2008 đến năm
2010 do đặc trưng sản phẩm xây dựng của công ty là những sản phẩm có có giá trị lớn,
thời gian thi công kéo dài. Hơn nữa khách hàng của công ty đa phần là khách hàng truyền
thống lâu năm nên các khoản phải thu cũng lớn hơn. Việc quản lý và sử dụng vốn lưu
động vì vậy là rất khó khăn đối với công ty.

18



Tình hình quản lý tiền và khả năng thanh toán của công ty
Bảng 2-6 Các chỉ số khả năng thanh toán
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Khả năng thanh toán hiện hành 1,4 0,9 0,9
Khả năng thanh toán nhanh 0,8 0,6 0,8
Nguồn: Tác giả tính từ số liệu Báo cáo tài chính Công ty cổ phần Sông Đà 7
Nhìn vào bảng 2-9 phân tích chỉ số khả năng thanh toán của Công ty cổ phần Sông
Đà 7, khả năng thanh toán hiện hành qua các năm có tốc độ giảm dần đề cụ thể năm 2008
là 1,4; năm 2009 là 0,9; năm 2010 là 0,9.Như vậy dấu hiệu đáp ứng khả năng thanh toán
hiện hành của công ty đang ở ngưỡng kém an toàn và ngày càng rơi vào tình thế khó
khăn. Điều này có nghĩa là nếu công ty có sẵn sàng chuyển đổi toàn bộ số tài sản ngắn
hạn của công ty sang thì vẫn chưa đủ thanh toán cho các khoản nợ ngắn hạn. Khả năng
thanh toán thấp như vậy là do công ty phải huy động một lượng rất lớn từ ngân hàng và

khách hàng để có thể thực hiện hoạt động xây dựng. Nguồn huy động này rất nhạy cảm,
nếu tiến độ thực hiện thi công tốt thì nguồn vốn của công ty chóng được quay vòng,
ngược lại nếu công ty không thực hiện đúng tiến độ thì ngân hàng và khách hàng sex tìm
cách thu hồi lại những đồng vốn bỏ ra. Vấn đề đặt ra ở đâu là làm thế nào để nâng cao
chất lượng sản phầm cũng như tiến độ công trình.
Tình hình quản lý các khoản phải thu
Bảng 2-7 Các chỉ tiêu hiệu quả các khoản phải thu khác hàng
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Vòng quay các khoản phải thu bình quân 18,2

9,5

11,4

Kỳ thu tiền bình quân 20

38

11

Vòng quay các khoản phải trả bình quân 14,7

6,7

14,8

Kỳ thanh toán bình quân 25

55


8

Nguồn: Tác giả tính từ số liệu Báo cáo tài chính Công ty cổ phần Sông Đà 7

19



Với tình trạng khả năng thanh toán kém như vậy đòi hỏi công ty cần chú ý hơn
trong việc quản lý các khoản phải thu tăng nhanh từ năm 2008 – 2010 trong vốn lưu
động, từ đó dẫn tới công ty bị chiếm dụng vốn, giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh, giảm
hiệu quả sử dụng vốn của công ty gây cho công ty khó khăn hơn trong hoạt động kinh
doanh, đồng thời làm giảm lợi nhuận của công ty vì các khoản nợ phải thu này không
sinh lời, làm giảm tốc độ quay vòng của vốn. Để đáp ứng đủ cho các nhu cầu về vốn khác
thì công ty phải đi vay, phải trả lãi suất. Đây là điều còn hạn chế trong sử dụng vốn của
Công ty, đòi hỏi công ty cần xem xét để đưa ra phương án tốt nhất cho việc sử dụng vốn
của mình.
Tình hình quản lý hàng tồn kho
Hàng tồn kho là VLĐ nằm trong khâu dự trữ vật tư hàng hóa của công ty. Hàng tồn
kho ở đây là những công trình còn chưa thành phẩm, hoặc đã hoàn thành nhưng chưa
chuyển giao. Hàng tồn kho vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn vốn đầu tư
vào bên trong doanh nghiệp do năm 2008 và năm 2009 Công ty dồn lực tập trung thực
hiện khai thác, vận chuyển cát đá, vật liệu xây dựng tập trung cho các dự án trọng điểm.
Mặc dù giá trị hàng tồn kho tăng không thấp cho thấy việc sản xuất kinh doanh của công
ty không bị gián đoạn và ngày càng mở rộng.Tuy nhiên đây cũng là một tín hiệu cho thấy
công ty nên cẩn trọng trong việc quản lý hàng tồn kho.
2.2.2.3 Hiệu quả sử dụng vốn chung
Bảng 2-1. Bảng phân tích hiệu quả tài chính tổng hợp
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Tỷ lệ lợi nhuận thuần sau thuế trên tổng tài sản

8% 8% 9%
Tỷ lệ lợi nhuận thuần sau thuế trên vốn của sở hữu
9% 10% 10%
Lợi nhuận ròng biên
7% 7% 5%
Lợi nhuận gộp biên
10% 12% 7%
Vòng quay tổng tài sản
1,13 1,13 2,00
Nguồn: Tác giả tính từ số liệu Báo cáo tài chính Công ty cổ phần Sông Đà 7

20




Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của Công ty cổ phần Sông Đà 7 ta đi vào việc
đánh giá khả năng sinh lời trong việc sử dụng vốn chung của Công ty cổ phần Sông Đà 7,
thông số khả năng sinh lời trong mối quan hệ với vốn đầu tư, doanh thu, chi phí. Mặc dù
giai đoạn năm 2008 – 2009 thị trường có rất nhiều biến động đặc biệt là thị trường chứng
khoán, nhưng dưới sự chỉ đạo sát sao của Hội đồng quản trị và sự phấn đấu của đội ngũ
cán bộ công nhân viên về cơ bản công ty đã hoàn thành các chỉ tiêu theo Nghị quyết Đại
hội đồng cổ đông đề ra. Chỉ số tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản ổn định qua các
năm từ năm 2008-2009 chỉ số này đạt mức là 8%, năm 2010 chỉ số này đạt mức 9% khả
năng sinh lời của tài sản tương đối cao.
Thông số lợi nhuận gộp biên năm 2008 là 10%, năm 2009 là 12% điều này cho thấy
công ty đã có những cố gắng nỗ lực nhất định trong việc cắt giảm chi phí. Tuy nhiên đến
năm 2010, lợi nhuận ròng biên giảm chỉ còn 5% , lợi nhuận gộp cũng giảm chỉ còn 7%.
Đây cũng là một dấu hiệu khiến các nhà quản lý cần phải quan tâm hơn để công ty hoạt
động có hiệu quả hơn trong bối cảnh nền kinh tế khủng hoảng như ngày nay.

2.3 Đánh giá hiệu quả tổ chức, sử dụng vốn kinh doanh của Công ty Cổ phần Sông Đà 7
Trên cơ sở phân tích thực trạng về hoạt động kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn
của Công ty, chúng ta có thể đưa ra những đánh giá cơ bản về hiệu quả sử dụng vốn của
công ty như sau:
2.3.1 Những kết quả đạt được
Từ khi chuyển đổi sang hoạt động theo cơ chế của Công ty cổ phần. Công ty đã
khẳng định được sự tồn tại và phát triển bền vững. Đội ngũ cán bộ công nhân viên đã
từng bước được nâng cao. Chỉ tiêu doanh thu các năm không ngừng tăng, các dự án và
công trình công ty thực hiện cũng ngày càng nhiều, đặc biệt là các dự án thủy điện. Điều
này có thể thấy rõ nét khi quỹ đầu phát triển của công ty được chú trọng hơn. Năm 2009
tỷ lệ tăng quỹ này lên đến 189%, năm 2010 tỷ lệ đầu tư cho quỹ này tăng lên 91%.
Bên cạnh hoạt động đầu tư cho thủy điện công ty cũng đã bắt đầu chuyển sang đầu
tư vào lĩnh vực xây lắp và kinh doanh bất động sản, hoạt động xây lắp và sản xuất công

21



nghiệp. Bước chuyển biến này đã làm tỷ lệ doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm
2009 tăng trưởng tương đối lên 30% so với năm 2008. Tỷ lệ doanh thu bán hàng và cung
cấp dịch vụ năm 2010 tăng so với năm 2009 tăng tương đối là 49%. Kéo theo lợi nhuận
gộp năm 2009 tăng so với năm 2008 là: 59%.
2.3.2 Những tồn tại và nguyên nhân
Bên cạnh những mặt đạt được, trong bối cảnh thị trường tài chính tiền tệ rơi vào
thời kỳ khủng hoảng, công ty vẫn còn những mặt hạn chế, đặc biệt là trong công tác đầu
tư tài chính nó đòi hỏi phải có kiến thức chuyên sâu mới có thể thực hiện được. Điều này
cũng là bài học đắt giá khi chi phí tài chính của công ty tăng với tốc độ phi mã. Trước
tình hình đó đòi hỏi đội ngũ lãnh đạo công ty cần cân nhắc trong những quyết định sắp
tới trong tương lai. Thứ hai phải kể đến lĩnh vực đâu tư bất động sản, đây là một trong
những lĩnh vực mới mà công ty hướng tới, tuy nhiên kết quả lại chưa được khả quan do

nhiều nguyên nhân: Chưa có sự tính toán trước đến lượng vốn đầu tư, tiến độ công trình
thực hiện, dẫn đến khâu giải ngân còn hạn chế và chi phí lãi vay quá cao. Thứ ba là quản
trị các khoản phải thu của công ty còn yếu kém, dẫn đến tổng số khoản phải thu trong cơ
cấu tài sản ngắn hạn lên đến 39%. Các khoản phải thu này tập trung chủ yếu ở dự án
Nam An Khánh. Trước khi đầu tư, dự án này được đánh giá là một trong những dự án có
triển vọng lớn tuy nhiên Công ty vẫn chưa nghiên cứu kỹ và đặc tính tiêu dùng sẽ có sự
khác biệt giữa hai vùng miền nên dự án này cho đến nay vẫn còn trong tình trạng kẹt vốn.
Nhiều khoản nợ phải thu tồn đọng lâu vẫn chưa có phương án xử lý. Thứ tư là quản trị
các khoản chi phí của công ty còn có những bất cập. Kéo theo các khoản đầu tư tài chính
ra tăng là chi phí tài chính cũng tăng theo, tốc độ tăng trưởng các khoản chi phí tài chính
vượt xa so với các khoản doanh thu tài chính đem lại. Đây cũng chính là nguyên nhân
dẫn đến thâm hụt tài chính về sau này và cũng là bài học cơ bản đòi hỏi các nhà quản trị
tài chính phải nghiên cứu kỹ trước khi đưa ra quyết định đầu tư cho mỗi dự án cụ thể.

22




CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN
KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 7
3.1 Định hướng phát triển kinh doanh của Công ty cổ phần Sông Đà 7 trong thời
gian tới
3.1.1 Định hướng phát triển
Từ khi thành lập đến nay Công ty cổ phần Sông Đà 7 thành một doanh nghiệp vững
mạnh, nghiên cứu phương hướng phát triển trong tương lai, tập trung chuyên sâu vào
ngành nghề truyền thống trong đó lấy thủy điện làm lĩnh vực trọng tâm. Phấn đấu trở
thành nhà đầu tư thủy điện lớn, đầu tư xây dựng vận hành kinh doanh các nhà máy thủy
điện trên toàn quốc do Công ty làm chủ đầu tư hướng tới nâng cao thương hiệu, uy tín
của công ty trên thị trường bằng chính chất lượng công trình và sự kết tinh trí tuệ trong

từng sản phẩm, dự án bằng cách tập trung vào đào tạo con người để công ty có hướng
phát triển bền vững, lâu dài. Nghiên cứu mở rộng ngành nghề để khai thác nguồn vốn
một cách hiệu quả hướng tới mục tiêu an sinh, xã hội nhưtham gia vào ngành nghề khai
thác mỏ, ngành nghề sản xuất vật liệu mới. Về lâu dài có thể hướng tới việc xuất khẩu vật
liệu mới hay đầu tư các công trình ra nước ngoài sang các thị trường Lào, Campuchia.
3.1.2 Chiến lược kinh doanh trong những năm tới
Công ty đã đề ra chiến lược phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh trong những
năm tới như sau:
Chiến lược kinh doanh
- Xây dựng và phát triển Công ty theo hướng đa ngành nghề, thực hiện đầu tư mở
rộng phát triển sản xuất kinh doanh, tăng cường liên doanh, liên kết với các đơn vị trong
và ngoài Tổng công ty, đảm bảo thực hiện toàn bộ các phần việc sản xuất vật liệu xây
dựng phục vụ cho công tác xây lắp của các công trình thuỷ điện và công nghiệp. Tiếp tục
tập trung phát triển những sản phẩm mà Công ty có thế mạnh.


23




Chiến lược tài chính
- Xây dựng và giao kế hoạch sản xuất, kế hoạch tài chính, vốn lưu động, kế hoạch
vốn và đặc biệt là kế hoạch chi phí lợi nhuận cho các đơn vị, hàng tháng kiểm điểm kế
hoạch tìm nguyên nhân để đề ra biện pháp khắc phục kịp thời. Giữ vững quan hệ và uy
tín, tranh thủ tận dụng nguồn vốn cho vay ngắn hạn, dài hạn của các tổ chức tín dụng và
các đối tác khác.
3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả, sử dụng vốn kinh doanh
3.2.1 Xây dựng kế hoạch tài chính hợp lý đáp ứng kịp thời nhu cầu hoạt động sản
xuất kinh doanh của Công ty

Trước thực trạng còn tồn tại của Công ty cổ phần Sông đà 7, việc xác định lập một
kế hoạch tài chính hợp lý là một bộ phận quan trọng của kế hoạch kinh doanh. Kế hoạch
tài chính hợp lý phù hợp với thực tiễn giúp Công ty nhìn nhận một cách có hệ thống về
các dự kiến nhu cầu vốn, tổ chức nguồn vốn để thực hiện các hoạt động của doanh nghiệp
nhằm đạt được những kết quả, mục tiêu nhất định trong tương lai. Việc lập kế hoạch tài
chính bao gồm: Kế hoạch doanh thu, chi phí, lợi nhuận; Kế hoạch nhu cầu vốn và nguồn
vốn; Kế hoạch vay vốn và trả nợ; Kế hoạch lưu chuyển tiền tệ; Bảng cần đối kế toán dự
kiến
3.2.2 Nâng cao giá trị Công ty bằng biên pháp tái cấu trúc tài chính
Tăng cường doanh thu, lợi nhuận, hiệu quả hoạt động của công ty bằng biện pháp
lên kế hoạch tài chính hợp lý, tăng doanh số công ty bằng các biện pháp Marketing, tiết
kiệm chi phí, tăng lợi nhuận, củng cố niềm tin của các cổ đông, nâng cao giá trị thương
hiệu của công ty trên thị trường. Giá trị công ty tăng lên cũng có thể sử dụng đòn bẩy tài
chính, tuy nhiên để xem xét việc sử dụng đòn bẩy tài chính cần phải cân đối sự dịch
chuyển giá trị dòng tiền từ lợi ích của chủ nợ sang lợi ích của cổ đông và ngược lại.
3.2.3 Nâng cao hiệu quả sử dụng của vốn luân chuyển
Quản trị bằng tiền mặt

×