Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH may phố hiến

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (302.18 KB, 14 trang )


1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TẬP ĐOÀN BƢU CHÍNH VIỄN THÔNG
VIỆT NAM
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƢU CHÍNH VIỄN THÔNG







HOÀNG THỊ LÝ



NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG
TY TNHH MAY PHỐ HIẾN


CHUYÊN NGÀNH : QUẢN TRỊ KINH DOANH

MÃ SỐ: 60.34.05






TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH DOANH
VÀ QUẢN LÝ




HÀ NỘI – 2010



2
MỞ ĐẦU

Ngành dệt may là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn không chỉ của Việt nam mà còn
của rất nhiều nước trên thế giới. Thực tế đã chứng minh có nhiều nước đang phát triển đã lấy dệt may
làm ngành công nghiệp chính, từ đó phát triển các ngành kinh tế khác (như Pakistan, Brazil ). Trong
tiến trình hội nhập, ngành dệt may Việt nam đã, đang và sẽ phải đối mặt với các thách thức rất lớn, đó
là tình hình cạnh tranh khốc liệt trên thị trường trong và ngoài nước. Để tồn tại, các doanh nghiệp dệt
may Việt nam không còn con đường nào khác ngoài việc phải chủ động nâng cao năng lực cạnh tranh
của mình trong thị trường toàn cầu. Công ty TNHH may Phố Hiến Hưng Yên là doanh nghiệp sản xuất
hàng dệt may cũng không còn lựa chọn nào khác.
Đề tài nghiên cứu “Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Trách nhiệm hữu hạn may
Phố Hiến” hy vọng sẽ đưa ra được một số luận giải, kiến nghị bổ ích và thiết thực.
Luận văn ngoài phần mở đầu và kết luận gồm 3 chương có các bảng, biểu đồ, sơ đồ, tài liệu
tham khảo.
Chương 1: Lý luận chung về năng lực cạnh tranh của DN.
Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty TNHH may Phố Hiến.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH may Phố
Hiến.


















3
Chƣơng 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP
1.1 TỔNG QUAN VỀ CẠNH TRẠNH CỦA DOANH NGHIỆP
1.1.1. Khái niệm cạnh tranh
Cạnh tranh là sự cố gắng nhằm giành lấy phần hơn, phần thắng về mình trong môi trường
cạnh tranh. Để có cạnh tranh phải có các điều kiện tiên quyết sau:
- Phải có nhiều chủ thể cùng nhau tham gia cạnh tranh
- Việc cạnh tranh phải được diễn ra trong một môi trường cạnh tranh cụ thể
- Cạnh tranh có thể diễn ra trong một khoảng thời gian và không gian nhất định.
1.1.2. Các công cụ cạnh tranh
a. Chất lượng sản phẩm
b. Giá bán sản phẩm
Ngày nay cùng với sự phát triển của nền sản xuất xã hội, mức sống của người dân không

ngừng được nâng cao, giá cả không còn là công cụ cạnh tranh quan trọng nhất của doanh nghiệp nữa
nhưng nếu doanh nghiệp biết kết hợp công cụ giá với công cụ khác thì kết quả thu được sẽ rất to lớn.
c. Nghệ thuật tiêu thụ sản phẩm: Thông thường kênh tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp
được chia thành bốn loại sau:

B



Hình 1.1: Hệ thống kênh phân phối
d. Các công cụ khác: Dịch vụ sau bán hàng, yếu tố thời gian, cạnh tranh về thời cơ thị trường,
thương lượng trong cạnh tranh, các phương pháp lé tránh
1.2. NĂNG LỰC CẠNH TRANH
1.2.1. Khái niệm năng lực cạnh tranh
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng mà doanh nghiệp có thể tự duy trì vị trí của mình
một cách lâu dài và bền vững trên thị trường cạnh tranh bằng cách tạo ra các sản phẩm có chất lượng
cao, giá thành hợp lý, cách bán thuận tiện và thu được mức lãi mong muốn.
1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh
Năng lực cạnh tranh được đánh giá một cách tổng thể nhất qua các chỉ tiêu sau:
Người sản
xuất
Người bán
lẻ
Người tiêu
dùng
Đại lý
Người bán lẻ

Đại lý
Bán buôn

Bán lẻ

4
+ Sản lượng doanh thu
+ Thị phần
+ Tỷ suất lợi nhuận
Ngoài các chỉ tiêu định lượng trên, năng lực cạnh tranh còn được đánh giá qua các chỉ tiêu
định tính như:
- Chất lượng hàng hóa - dịch vụ của DN so với đối thủ cạnh tranh.
- Khả năng đáp ứng các yêu cầu của khách hàng so với đối thủ cạnh tranh.
- Thương hiệu, hình ảnh của DN so với đối thủ cạnh tranh.
1.2.3. Quan điểm phân tích năng lực cạnh tranh của DN
+ Quan điểm phân tích theo cấu trúc thị trường
+ Quan điểm phân tích trên cơ sở đánh giá lợi thế so sánh
+ Phân tích năng lực cạnh tranh theo quan điểm tổng thể








Hình 1.2: Các yếu tố tác động tới năng lực canh tranh của doanh nghiệp theo quan điểm tổng thể
Quan điểm tổng thể phân tích năng lực cạnh tranh của DN trong trạng thái động. Theo quan
điểm này, năng lực cạnh tranh của DN được phân tích trong mối quan hệ hữu cơ với môi trường mà
DN đang hoạt động trong đó. Năng lực cạnh tranh của DN chịu sự tác động của các yếu tố từ môi
trường kinh doanh bên trong và bên ngoài DN.
1.2.4. Các nhân tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của DN
- Các nhân tố môi trường vĩ mô: Các nhân tố về kinh tế, nhân tố môi trường chính trị- pháp lý,

các xu hướng phát triển trên thế giới có ảnh hưởng đến lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp và nhân
tố văn hoá xã hội
- Các nhân tố môi trường vi mô: Đối thủ cạnh tranh hiện tại, đối thủ cạnh tranh tiềm năng và
đối thủ cạnh tranh ngẫu nhiên.
- Các nhân tố thuộc môi trường bên trong doanh nghiệp: Năng lực về tài chính, năng lực sản
xuất, nguồn nhân lực, Marketing và các chiến lược cạnh tranh.
1.3. KẾT LUẬN CHƢƠNG
Các
Yếu tố
Môi
trƣờng
vi mô
Năng lực cạnh
tranh của DN
Các yếu tố nội lực

Các
Yếu tố
Môi
trƣờng
vĩ mô

5
Cạnh tranh là bạn đồng hành của nền kinh tế thị trường, đặc biệt trong điều kiện toàn cầu hóa
thì tính chất cạnh tranh lại càng sâu sắc hơn. Để thích nghi được với môi trường cạnh tranh khốc liệt,
các doanh nghiệp với những ưu thế vốn có của riêng mình nếu khéo tìm tòi sáng tạo thì vẫn có thể
nâng cao năng lực cạnh tranh của mình để tồn tại và phát triển. Điều khó khăn cơ bản chính là phải có
sự kết hợp đồng bộ giữa nhà nước, UBND tỉnh và các doanh nghiệp và giữa các doanh nghiệp với
nhau trong tiến trình hội nhập này.



























6
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH MAY PHỐ HIẾN
2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY
Tên gọi: CÔNG TY MAY PHỐ HIẾN.

Tên viết tắt: PHOGACO.
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 054579 do sở kế hoạch đầu tư tỉnh Hưng Yên cấp
ngày 30/6/1997.
Trụ sở giao dịch: Số 311 đường Lê Văn Lương - Phường An Tảo - Thị xã Hưng Yên, tỉnh
Hưng Yên .
Qua hơn 10 năm xây dựng và phát triển từ một đơn vị ban đầu với quy mô nhỏ, trang thiết bị
còn nghèo nàn, lạc hậu đến nay công ty đã không ngừng mở rộng và phát triển, thu hút và đào tạo
được nhiều việc làm cho lao động trong tỉnh và các tỉnh lân cận.
Sản xuất kinh doanh của công ty liên tục tăng trưởng, tốc độ tăng hàng năm đạt 17% trở lên. Tổng sản
phẩm tăng 5,26 lần, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 5,0%, doanh thu tăng 10,19 lần, trong đó xuất
khẩu tăng 7,58 lần, lợi nhuận tăng 665,5 lần, đầu tư mới tăng 13,9 lần, sáng kiến hợp lý hoá sản xuất
tăng 14,4 lần, lao động bình quân tăng 3,65 lần, thu nhập bình quân tăng 3,05 lần.
Với những thành tích trên các lĩnh vực trong 13 năm qua, công ty may Phố Hiến đã được chủ
tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Ba và đặc biệt tháng 4.2007 tổ chức DAS Vương quốc Anh chứng
nhận công ty phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 9001:2000.
Cơ cấu tổ chức của công ty được tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng và được hình thành
theo hai cấp quản lý:





2.2. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH MAY PHỐ HIẾN
2.2.1. Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty
Trong những năm gần đây sản lượng tiệu thụ sản phẩm của công ty cũng như khối lượng sản
phẩm gia công của công ty tăng đều qua các năm. Góp phần quan trọng vào tăng thu lợi nhuận của
công ty. Có được điều này là do sự nỗ lực không ngừng của toàn bộ cán bộ, công nhân viên công ty
TNHH may Phố Hiến.
Bảng 2.3: Kết quả tiêu thụ một số sản phẩm chủ yếu
Mặt hàng

Năm 2008
Năm 2009
So
sánh
(%)
Số lượng
(chiếc)
Giá trị
(nghìn.đ)
Số lượng
(chiếc)
Giá trị
(nghìn.đ)
Áo Jắc két 3 lớp
9.387
3.503.448
10.278
4.334.145
109,5
Áo rét hai lớp
10.017
2.368.965
7.512
1.648.671
75,8
Bộ phận quản trị
Bộ phận sản xuất


7

Áo khoác một lớp
12.222
1.499.734
14.788
2.702.786
121,0
Quần âu nam, nữ
16.884
2.758.620
19.416
3.344.990
115,0
Quần xoóc nam, nữ
14.301
742.705
14.587
967.106
102,0
Quần áo trẻ em
50
2.525
57
2.958
113,0
(Nguồn: Phòng xuất nhập khấu)

2.2.2. Phân tích năng lực cạnh tranh hiện tại của công ty
2.2.2.1. Lao động và năng suất lao động
Bảng 2.5: Tổng hợp nguồn nhân lực của công ty
T

TT
Độ tuổi
Năm 2008
Năm
2009
So sánh
2009/2008
Số lƣợng
Tỷ lệ %
Số
lƣợng
Tỷ
lệ %
Số
lƣợng
Tỷ lệ %
I
Tổng lao động
986
100
1109
100
123
11,09
I
Phân theo độ tuổi








Tuổi <30
887
89,96
947
85,3
9
60
6,34

Tuổi 3140
85
8,62
137
12,3
5
52
37,96

Tuổi 4155
14
1,42
25
2,25
11
44,00
II
Phân theo trình độ







1
Đại học
67
6,80
76
6,85
10
13,16
2
Cao đẳng, trung cấp
154
15,62
187
16,8
6
33
17,65
3
Công nhân
765
77,59
845
76,1
9

80
9,47
(Nguồn báo cáo tình hình lao động - phòng tổ chức hành chính)
Qua bảng thống kê lao động ta thấy độ tuổi < 30 tuổi là tuổi đang sung sức nhất chiếm tỷ lệ
cao từ 85% đến 90% trong tổng số lao động. Số lao động <40 tuổi hiện nay của công ty đang chiếm
98,6% trong độ tuổi lao động chứng tỏ công ty có đội ngũ cán bộ công nhân viên trẻ, có khả năng đáp
ứng được tốc độ phát triển của khoa học kỹ thuật.
2.2.2.2. Trình độ công nghệ sản xuất
Năm 2005 đến nay, công ty đã đầu tư hàng loạt dây chuyền sản xuất với công nghệ tiên tiến
chiếm 35.9 % tổng giá trị tài sản doanh nghiệp trong đó 70% là các thiết bị mới.
2.2.2.3. Giá thành sản phẩm
Bảng 2.11: Tỷ trọng các khoản mục cấu thành giá thành
Nội dung khoản mục
Tỷ trọng (%)
trung bình của
Vinatex
Tỷ trọng (%)
của PHOGACO
Tổng giá thành
100
100
1-Nguyên liệu chính
58,0 -65,0
62,37
2-Chi phí chế biến
42,0 -35,0
37,63
2.1 Vật liệu phụ
1,2 – 2,0
1,41


8
2.2 Tiền lương và chế độ lao động
4,5 – 5,0
4,78
2.3 Điện
7,5 - 8,5
7,92
2.4 Khấu hao tài sản cố định
7,0 – 15,0
11,32
2.5 Lãi vay ngân hàng
3,5 – 4,0
3,6
2.6 CP quản lý chung và CP bán hàng
4,2 – 6,2
8,6
( Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2006 của Tổng công ty dệt may việt nam)
Nhìn vào bảng trên ta thấy các chi phí cấu thành nên giá thành của công ty PHOGACO nằm
trong mức trung bình của ngành.
2.2.2.4. Quản lý theo các chuẩn mực quốc tế
2.2.2.5. Thương hiệu
Đội ngũ làm thị trường cũng như ban lãnh đạo của công ty tuy đã sớm nhận ra tầm quan trọng
của thương hiệu và logo công ty nên đã sớm lựa chọn logo và gắn mác cho toàn bộ sản phẩm. Nhưng
việc phát triển thương hiệu thì lại không mấy được chú tâm.
2.3. NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG
TY TNHH MAY PHỐ HIẾN
2.3.1. Trình độ tay nghề của ngƣời lao động
Nhìn chung đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề của công ty được
đào tạo một cách cơ bản, có hệ thống do vậy đến thời điểm hiện nay việc duy trì và nâng cao chất

lượng sản phẩm đang là lợi thế cạnh tranh rất rõ nét so với các công ty bạn trong ngành.
2.3.2. Dây truyền công nghệ sản xuất
Hiện nay, chức năng sản xuất của công ty May Phố Hiến là sản xuất hàng gia công nghĩa là
gia công hàng may mặc xuất khẩu cho các công ty May mặc nước ngoài. Nhìn chung sản phẩm của
công ty May Phố Hiến gồm nhiều chủng loại, với cơ cấu chi phí chế biến và định mức chi phí kỹ thuật
khác nhau. Tuy nhiên, trước khi trở thành thành phẩm, tất cả các loại hàng đều phải trải qua các công
đoạn tuần tự.
2.3.4. Tình hình tài chính doanh nghiệp
Bảng 2.16: Các chỉ số khả năng thanh toán
Đơn vị: lần
Chỉ tiêu thanh khoản
Năm 2008
Năm 2009
1. Khả năng thanh toán hiện hành
0,96
0,9
7
2. Khả năng thanh toán nhanh
0,53
0,6
6
3. Khả năng thanh toán tức thời
0.04
0.2
5
(Nguồn: Phòng kế toán – tài chính)
Ta thấy các chỉ tiêu về khả năng thanh toán nhanh và tức thời của công ty năm 2009 cao hơn
năm 2008 do nguồn dự trữ tiền mặt của công ty tăng cao hơn cả về số lượng và tỷ trọng.
Những chỉ số trên cho ta thấy tình hình tài chính của công ty đang tương đối ổn định và tốt


9
lên, khả năng tự chủ và sử dụng nguồn vốn hiệu quả tăng cao. Công ty đang xây dựng hình ảnh về một
đơn vị hoạt động tiên tiến trong ngành dệt may.
2.4. CÁC ĐỐI THỦ CHÍNH VÀ SẢN PHẨM CÙNG LOẠI HIỆN CÓ TRÊN THỊ TRƢỜNG
2.4.1. Các đối thủ chính và vị thế của họ với công ty
Đối với công ty TNHH may Phố Hiến thì đối thủ chính nằm trong lĩnh vực gia công và chế
biến mặt hàng may mặc. Đó là các thành viên trực thuộc Tập đoàn dệt may Việt Nam và các công ty
liên doanh, công ty 100% vốn nước ngoài
2.4.2. Kiểu dáng và mẫu mã, chất lƣợng sản phẩm, thƣơng hiệu so với đối thủ cạnh tranh
Theo điều tra của công ty tiến hành vào tháng 10 năm 2009 vừa qua thì chất lượng sản phẩm
và thời gian gia công của công ty so với các đối thủ cạnh tranh cùng loại trên thị trường nội địa là khá
hơn tuy giá cả có đắt hơn khoảng 5 đến 10 nghìn/sản phẩm song khách hàng vẫn chấp nhận nhưng nếu
so sánh với các đối thủ khác trên thế giới thì với mức giá như vậy chất lượng sản phẩm của công ty
vẫn là thấp so với mặt bằng chung của thế giới.
2.5. ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY
2.5.1. Điểm mạnh
- Tính năng, công dụng, mẫu mã, các yêu cầu về chất lượng của các sản phẩm dịch vụ là
tương đối tốt. Sản phẩm của công ty sản xuất ra với chất lượng ổn định được người đặt hàng ưa
chuộng.
- Các hợp đồng kinh tế được thực hiện trong những năm qua, có thời gian giao hàng đảm bảo đúng
thời hạn do vậy tạo được uy tín với khách hàng rất cao.
- Hệ thống máy móc trang thiết bị được đầu tư hiện đại cũng là một lợi thế lớn của công ty so
với các đối thủ cạnh tranh trong nước giúp tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao, tăng khả năng
cạnh tranh.
2.5.2. Những tồn tại và nguyên nhân
- Hoạt động Marketing, xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu còn kém và thiếu hấp dẫn
khiến nhiều người tiêu dùng trong nước còn chưa biết đến tên tuổi và sản phẩm của doanh nghiệp.
- Trình độ, kinh nghiệm, tay nghề của lao động chưa cao dẫn đến còn một số lỗi thường
mắc phải trong quá trình sản xuất sản phẩm như: Do là, do may, do vệ sinh công nghiệp,
- Máy móc thiết bị một số dây chuyền chưa đồng bộ do vậy chất lượng một số chủng loại sản

phẩm còn gặp khó khăn về độ đồng đều trong quá trình sản xuất.
- Hệ thống kênh phân phối còn quá đơn giản và nghèo nàn. Việc quảng bá hình ảnh chưa được
quan tâm, tính đến nay công ty vẫn chưa xây dựng được cho mình một Website riêng.
2.6. KẾT LUẬN CHƢƠNG
Thông qua thực trạng năng lực của công ty may Phố Hiến đối chiếu với lý thuyết đã nêu có
thể thấy rằng công ty may Phố Hiến mới đang vừa qua giai đoạn cạnh tranh vào lợi thế của một số yếu
tố sản xuất như tài nguyên thiên nhiên, lao động rẻ.

10
Chƣơng 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY
TNHH MAY PHỐ HIẾN
3.1. CHIẾN LƢỢC KINH DOANH VÀ CHIẾN LƢỢC MARKETING CỦA CÔNG TY TNHH
MAY PHỐ HIẾN ĐẾN NĂM 2011
Để có được sản phẩm tốt, giá hạ trong khi công nghệ còn chưa phải là một vũ khí cho cạnh
tranh, công ty TNHH may Phố Hiến đã đề ra chiến lược kinh doanh và chiến lược marketing cho đến
năm 2011:
- Khai thác và mở rộng thị trường: tiếp tục duy trì phát triển thị trường cũ, xây dựng thị trường
mới trong và ngoài nước.
- Hạ giá thành sản phẩm và giá thành gia công sản phẩm, nâng cao chất lượng, giảm tối đa chi
phí sản xuất tới mức có thể bằng việc áp dụng các sáng kiến, cải tiến kỹ thuật của cán bộ công nhân
viên trong các khâu sản xuất cũng như áp dụng khoa học kỹ thuật một cách hợp lý vào sản xuất.
- Tuyển dụng và đào tạo đội ngũ các nhà thiết kế để tạo ra các sản phẩm có mẫu mã và kiểu
dáng đẹp nhằm khai thác thị trường trong nước lâu nay đã bị bỏ quên.
- Ngoài việc thực hiện các hợp đồng gia công may mặc cho các đối tác nước ngoài, xúc tiến
hướng đến kinh doanh trực tiếp bằng thương hiệu của công ty nhằm làm tăng giá trị cho sản phẩm.
- Xây dựng hệ thống phân phối sản phẩm trong và ngoài nước.
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY
3.2.1. Xây dựng chiến lực nguồn cung ứng nguyên vật liệu từ nay đến năm 2011
3.2.2. Nâng cao năng suất lao động và đào tạo nguồn nhân lực thay thế

Công ty cần đẩy mạnh công tác đào tạo và bồi dưỡng thường xuyên cho người lao động, công
ty cần xây dựng được chiến lược đào tạo phù hợp với chiến lược chung của doanh nghiệp. Cụ thể là:
- Nâng cao tay nghề cho người lao động trực tiếp:
Hàng năm tổ chức các khóa đào tạo, huấn luyện kỹ thuật mới cho đội ngũ lao động ở trình độ
thấp, để những công nhân bậc cao giám sát và làm cùng dây truyền với những lao động trẻ để tránh
những chi tiết, sản phẩm hỏng
- Tuyển dụng và đào tạo đội ngũ thiết kế
Nguồn nhân lực là một yếu tố rất quan trọng vì đặc thù của ngành này đòi hỏi nguồn nhân lực
phải có tay nghề cao, vì vậy công ty cũng cần chú ý tới chính sách nguồn nhân lực để tạo ra lợi thế để
cạnh tranh. Kết hợp cùng với các trường Đại học, Cao Đẳng, Trung học chuyên nghiệp… để đào tạo ra
đội ngũ kỹ sư, cán bộ quản lý, công nhân phục vụ cho quá trình sản xuất, tránh việc thiếu nguồn nhân
công gây ảnh hưởng tới tiến độ sản xuất.
Vì vậy, để nâng cao năng suất lao động cần phải tuyển dụng, đào tạo, sử dụng và có chính
sách đối đãi hợp lý với người lao động.
3.2.3. Đẩy mạnh chuyển giao công nghệ và đầu tƣ máy móc trang thiết bị hiện đại

11
3.2.4. Huy động, quản lý sử dụng có hiệu quả vốn và tài sản của công ty
Hiện nay hoạt động gia công không chiếm dụng nhiều nguồn vốn của công ty do nguyên liệu
và mẫu mã đều do bên đối tác gửi sang. Do vậy, lãnh đạo công ty cần tập trung tài chính cho hoạt
động xúc tiến thương mại, xây dựng hình ảnh thương hiệu sản phẩm để kinh doanh trực tiếp. Ngoài ra
kế hoạch tài chính cho năm, cho quý, cho việc mua sắm thiết bị máy móc cũng cần được cân nhắc xem
có phù hợp với điều kiện tài chính hiện tại của công ty.
3.2.5. Các chính sách marketing
3.2.5.1. Xây dựng chiến lược sản phẩm
* Chọn những sản phẩm mà công ty có thế mạnh
* Tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm
* Tạo ra sự khác biệt hoá về sản phẩm
3.2.5.2. Xây dựng mức giá có tính cạnh tranh
Để có thể vừa đảm bảo được lợi nhuận vừa có sức cạnh tranh về giá đối với khách hàng, công

ty cần phải kiểm soát được chi phí ở thức thấp nhất có thể thông qua việc đẩy mạnh tăng năng suất lao
động đồng thời phải quản lý chi phí sản xuất, thực hành tiết kiệm, áp dụng những kinh nghiệm quản
lý.
3.2.5.3. Phát triển thương hiệu sản phẩm của công ty hướng tới kinh doanh trực tiếp
3.2.6. Hoàn thiện công tác nghiên cứu thị trƣờng
3.3. KIẾN NGHỊ VỚI TẬP ĐOÀN DỆT MAY VÀ ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HƢNG YÊN
NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CANH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH MAY PHỐ HIẾN
* Hiệp hội Dệt May và Tập đoàn Dệt May Việt Nam:
Nhằm góp phần đáng kể vào việc nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành dệt may Việt nam,
Hiệp hội cần đặt trọng tâm vào hoạt động vào 04 nội dung chính sau đây:
- Tập hợp, phân tích và cung cấp thông tin
- Xây dựng chiến lược phát triển cho toàn ngành; xây dựng, quảng bá hình ảnh ngành và
thương hiệu quốc gia
- Hỗ trợ xây dựng và tăng cường năng lực doanh nghiệp thông qua việc hỗ trợ xúc tiến thương
mại và hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực
- Giúp doanh nghiệp kiến nghị với Chính Phủ và Nhà Nước các cơ chế, chính sách nhằm thúc
đẩy mở cửa thị trường và chống các biện pháp phi thuế trong thương mại quốc tế
*Uỷ ban nhân dân tỉnh Hưng Yên:
Với chức năng điều hành và quản lý ở tầm vĩ mô, các giải pháp của Tỉnh đóng vai trò quan
trọng để hoàn thiện môi trường kinh doanh góp phần hỗ trợ tích cực cho ngành và các doanh nghiệp
nâng cao sức cạnh tranh.
Do vậy ngoài những giải pháp ở cấp độ ngành, kiến nghị với Tỉnh những vấn đề sau:

12
- Xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi và bình đẳng cho các doanh nghiệp
- Hoàn thiện môi trường thể chế và pháp luật
- Quỹ hỗ trợ phát triển cho phép doanh nghiệp dệt may được tiếp tục vay vốn lưu động ưu
đãi để đẩy mạnh xuất khẩu.
- Có cơ chế khuyến khích mạnh hơn để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào ngành
dệt may tại Hưng Yên.

- Hỗ trợ việc thực hiện các chương trình đào tạo nguồn nhân lực chuyên ngành.
- Hỗ trợ và yêu cầu các cơ quan Hải quan, thuế, kế hoạch áp dụng hệ thống khai báo và quản
lý thông tin điện tử để kịp thời cung cấp cho doanh nghiệp các thông tin tổng hợp liên quan đến các
hoạt động đầu tư, sản xuất, thương mại chuyên ngành nhằm giúp doanh nghiệp đàm phán, đánh giá
kịp thời các diễn biến thị trường để có chiến lược đầu tư và kinh doanh phù hợp.
3.4. KẾT LUẬN CHƢƠNG
Doanh nghiệp Hưng Yên nói chung, công ty TNHH may Phố Hiến nói riêng mới bước chân
vào nền kinh tế thị trường do đó quan niệm, phương pháp cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh
còn ở khoảng cách khá xa so với thế giới cả về lý luận và thực tiễn.
Để nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp cần phải sử dụng một tổ hợp các giải
pháp gắn kết, trong đó vai trò chủ đạo là tự thân các doanh nghiệp, nhưng vai trò quan trọng không
nhỏ là sự hỗ trợ của Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên, của nhà nước và sự ủng hộ của xã hội.































13
KẾT LUẬN

Sau quá trình nghiên cứu, với các mục tiêu, yêu cầu đặt ra, đề tài “ Nâng cao năng lực cạnh
tranh của công ty TNHH may Phố Hiến” đã đáp ứng cơ bản nội dung nghiên cứu và đạt được một số
kết quả sau:
1. Hệ thống hoá các quan điểm cơ bản về lý luận và thực tiễn liên quan đến đề tài nghiên cứu,
cụ thể: luận văn đã trình bày, phân tích các vấn đề cơ bản nâng cao năng lực cạnh của công ty TNHH
may Phố Hiến và khẳng định tính tất yếu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Từ đó đặt ra vấn đề
nghiên cứu về tăng năng lực cạnh tranh của công ty TNHH may Phố Hiến trong điều kiện hội nhập
kinh tế.
2. Dựa trên số liệu thống kê hàng năm và số liệu điều tra để đánh giá năng lực cạnh tranh của
công ty TNHH may Phố Hiến so với các doanh nghiệp trong ngành dệt may ở Việt Nam hiện nay.
3. Trên cơ sở các đánh giá này phát hiện một số cản trở cơ bản làm hạn chế năng lực cạnh
tranh của công ty TNHH may Phố Hiến trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam, cản trở
quá trình hội nhập của Công ty đó là:
- Một số chính sách còn chưa linh hoạt, thiếu sáng tạo, các hình thức xúc tiến bán hàng còn
chưa được quan tâm một cách đúng mức. Các chương trình quảng cáo chưa nhiều và chưa hấp dẫn.

Việc nghiên cứu thị trường, thu thập, xử lý thông tin, ý kiến của khách hàng chưa được chú ý tới.
Trong công tác xuất khẩu, thương hiệu của công ty còn chưa được quan tâm dẫn đến các sản phẩm khi
xuất khẩu không còn là thương hiệu PHOGACO.
- Hoạt động Marketing, xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu còn kém và thiếu hấp dẫn
khiến nhiều người tiêu dùng trong nước còn chưa biết đến tên tuổi và sản phẩm của doanh nghiệp.
- Trình độ, kinh nghiệm, tay nghề của lao động chưa cao dẫn đến còn một số lỗi thường mắc
phải trong quá trình sản xuất sản phẩm như: may sai mẫu, may nhầm, giặt bạc màu…nếu như không
kiểm tra kỹ trước khi đưa ra thị trường sẽ ảnh hưởng không tốt tới hình ảnh của công ty trong mắt
người tiêu dùng. Nhưng nếu khắc phục được tình trạng này có thể sẽ giúp công ty tránh được những
chi phí lãng phí không cần có.
- Do qui mô của công ty khá nhỏ nên việc đạt lợi thế theo quy mô gặp nhiều khó khăn lớn.
- Máy móc thiết bị một số dây chuyền chưa đồng bộ do vậy chất lượng một số chủng loại sản
phẩm còn gặp khó khăn về độ đồng đều trong quá trình sản xuất.
- Nguyên liệu đầu vào còn ít và chưa đa dạng nên tại những thời điểm có khó khăn về vốn lưu
động việc lựa chọn phương án sản xuất tối ưu cho chất lượng sản phẩm gặp không ít khó khăn.
- Dịch vụ sau bán hàng còn yếu kém do là công ty chưa đào tạo được một đội ngũ chuyên gia
đảm nhiệm công tác này.
- Hệ thống kênh phân phối còn quá đơn giản và nghèo nàn. Sự ràng buộc giữa các đại lý, của
hàng giới thiệu sản phẩm là chưa cao. Sự ràng buộc ở đây chỉ là về lợi ích còn trách nhiệm thì chưa có,
hiện tượng đưa các sản phẩm gia công cùng chủng loại SP, hàng nhái trà trộn trong các cửa hàng, đại
lý của công ty để bán kiếm lời chưa kiểm soát được sẽ có thể làm mất uy tín sản phẩm của công ty.

14
- Việc nghiên cứu thị trường, đối thủ cạnh tranh còn chưa được chú trọng vì vậy có những
thay đổi trên thị trường cũng như chiến lược của đối thủ cạnh tranh công ty không nắm bắt kịp thời
nên đôi khi rơi vào tình trạng bị động.
Luận văn đưa ra một số giải pháp, kiến nghị để khắc phục được các nhược điểm trên
nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH may Phố Hiến trong quá trình hội nhập
kinh tế quốc tế.


×