Tải bản đầy đủ (.doc) (85 trang)

Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH NN MTV cơ khí Trần Hưng Đạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (366.78 KB, 85 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp Khoa QTKD
A. LỜI MỞ ĐẦU
Đất nước ta đang trên đà phát triển với những thành tựu mới đạt được
và sự phát triển kinh tế, văn hoá… Đặc biệt là sau khi trở thành thành viên
của WTO. Đây là sự hội nhập quốc tế về mọi mặt, bên cạnh những cơ hội mà
nó đem lại thì các doanh nghiệp cũng phải đối mặt với không ít những thách
thức khó khăn của nền kinh tế toàn cầu.
Thực hiện phương châm Giáo dục và Đào tạo của Đảng, Nhà nước
“Học phải đi đôi với hành, lý luận phải gắn liền với thực tế”. Bởi vậy nếu chỉ
là lý thuyết thôi thì chưa đủ, vì có thông qua thực hành, có đi thực tế thì mới
có thể vận dụng những kiến thức đã học để áp dụng vào thực tế. Cơ sở thực
tập chính là nơi giúp sinh viên có điều kiện làm quen với thực tế và áp dụng
những kiến thức đã học vào thực tế tốt hơn. Trên cơ sở đó sinh viên có thể tìm
ra mối quan hệ giữa việc học với việc hành, giữa lý luận với thực tiễn và qua
quá trình này sinh viên còn tích luỹ thêm nguồn vốn kinh nghiệm để sau này
tốt nghiệp ra trường không còn bỡ ngỡ trước ngành nghề mà bản thân lựa
chọn.
Được thực tập tại Công ty TNHH NN MTV cơ khí Trần Hưng Đạo,
qua 15 tuần em đã có những hiểu biết chung về Công ty, kết hợp được những
điều đã học với thực tế sản xuất- kinh doanh, khai thác Công nghệ, về điều
hành sản xuất- kinh doanh, về sử dụng nguồn nhân lực có hiệu quả, về doanh
số, sản lượng và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Công
ty…Em mạnh dạn chọn đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty
TNHH NN MTV cơ khí Trần Hưng Đạo” làm chuyên đề thực tập với mong
muốn góp một phần nhỏ bé của mình vào việc tìm ra các giải pháp nhằm nâng
cao năng lực cạnh tranh của Công ty từ đó Công ty có thể thực hiện các mục
tiêu đã đề ra.
SV: Phạm Thị Ngọc Lớp: Công nghiệp 46B
1
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa QTKD
Nội dung chuyên đề thực tập của em được chia làm ba phần:


Phần 1: Tổng quan về Công ty TNHH NN MTV cơ khí Trần Hưng Đạo
Phần 2: Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH
NN MTV cơ khí Trần Hưng Đạo
Phần 3: Một số phương hướng và giải pháp góp phần nâng cao năng
lực cạnh tranh của Công ty TNHH NN MTV cơ khí Trần Hưng Đạo
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của PGS.TS
Vũ Minh Trai cùng toàn thể các cô chú trong Công ty đã giúp đỡ em hoàn
thành nhiệm vụ của mình trong quá trình thực tập.
SV: Phạm Thị Ngọc Lớp: Công nghiệp 46B
2
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa QTKD
B. NỘI DUNG
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CƠ KHÍ TRẦN HƯNG ĐẠO
Theo quyết đình của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp số 132/2004/QĐ-BCN
ngày 12/11/2004 về việc chuyển Công ty cơ khí Trần Hưng Đạo thành Công
ty TNHH Nhà nước MTV Cơ khí Trần Hưng Đạo.
Từ đó đến nay, Công ty mang tên Công ty TNHH Nhà nước MTV Cơ
khí Trần Hưng Đạo, hiện do ông Phạm Đình Công Nhân làm giám đốc.
Công ty có trụ sở giao dịch tại 114 Mai Hắc Đế - Hà Nội và tại 28
Đường Tam Trinh, Quận Hoàng Mai, Hà Nội.
Điện thoại: (84- 04) 9741892
Fax : (84 – 04) 6335626
Tên Công ty: Công ty TNHH NN Một thành viên Cơ khí Trần Hưng Đạo
Tên giao dịch quốc tế: Tran Hung Dao Mechanical.Co.Ltd
Chủ sở hữu là: Hội đồng quản trị Tổng Công ty Máy động lực và Máy
nông nghiệp, Bộ Công nghiệp.
Ngành nghề kinh doanh:
- Sản xuất, lắp ráp và kinh doanh các loại động cơ DIEZEL, động cơ
xăng và các loại máy phục vụ nông, lâm, ngư nghiệp, các sản phẩm gia dụng;
XNK trực tiếp các sản phẩm cơ khí.

- Kinh doanh các ngành nghề khác theo pháp luật.
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty
Công ty TNHH NN MTV Cơ khí Trần Hưng Đạo trước đây là Nhà
máy cơ khí Trần Hưng Đạo, là một doanh nghiệp quốc doanh thuộc Tổng
SV: Phạm Thị Ngọc Lớp: Công nghiệp 46B
3
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa QTKD
Công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam, trực thuộc Bộ Công
nghiệp. Công ty được thành lập ngày 19 tháng 4 năm 1947 tại xã Vĩnh Quang
– Chiêm Hóa – Tuyên Quang. Những ngày đầu thành lập xí nghiệp chỉ có 70
cán bộ do cố chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng trực tiếp lãnh đạo. Năm
1954 khi hòa bình độc lập nhà máy chuyển về Thái Nguyên, cuối năm 1957
nhà máy chuyển về số 114 Mai Hắc Đế - Hà Nội, với nhiệm vụ chủ yếu là chế
tạo động cơ, động cơ DIEZEL và các mặt hàng cơ khí khác như Phôi Khủy
TS15, Phôi Biên D9, đại tu thiết bị ngành cơ khí…
Căn cứ quyết định số 324 – QĐ/TCNSĐT ngày 27/5/1993 và quyết
định số 1150 – TCCBĐT ngày 30/10/1995 của Bộ Công nghiệp nặng về việc
thành lập doanh nghiệp Nhà nước và đổi tên Công ty cơ khí Trần Hưng Đạo.
Theo quyết định của Bộ Trưởng Bộ Công nghiệp số 132/2004/QĐ –
BCN ngày 12/11/2004 về việc chuyển Công ty cơ khí Trần Hưng Đạo thành
Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên Cơ khí Trần Hưng Đạo có trụ sở tại
số: 114 Mai Hắc Đế - Hà Nội và từ năm 2007 tại 28 Đường Tam Trinh, Quận
Hoàng Mai, Hà Nội.
Hơn 60 năm xây dựng và trưởng thành, từ một cơ sở nhỏ đi lên, Công
ty đã trải qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, phát
huy tinh thần tự lực cánh sinh Công ty vừa sản xuất vừa chiến đấu, xây dựng
cơ sở vật chất và đội ngũ Công nhân viên. Sản phẩm của Công ty luôn được
thay đổi theo nhiệm vụ của từng thời kỳ phát triển của đất nước. Có thể nói,
sự phát triển của Công ty gắn liền với những phát triển thăng trầm của đất
nước. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty được khái quát thành

bốn giai đoạn cơ bản sau:
+ Giai đoạn 1: Giai đoạn tiền thân của Công ty (từ năm 1947 – 1954)
SV: Phạm Thị Ngọc Lớp: Công nghiệp 46B
4
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa QTKD
+ Giai đoạn 2: Giai đoạn phục vụ kinh tế đất nước sau khi hòa bình lập
lại (từ năm 1955 – 1960).
+ Giai đoạn 3: Giai đoạn tăng trưởng trong thời kỳ kinh tế tập trung bao
cấp (1960 – 1986)
+ Giai đoạn 4: Giai đoạn chuyển đổi cơ chế thị trường (1986 – đến
nay).
Trải qua 4 giai đoạn hình thành và phát triển đến nay Công ty là một
doanh nghiệp có bề dày truyền thống và lịch sử về nghiên cứu, chế tạo và sản
xuất máy động lực phục vụ cho thị trường tiêu thụ trong nước đặc biệt là phục
vụ cho sản xuất nông nghiệp.
1.2 Nhiệm vụ và chức năng của Công ty
* Hoạt động chính của Công ty là sản xuất và cung ứng sản phẩm, hàng
hóa cho thị trường. Ngành nghề kinh doanh chủ yếu là:
- Sản xuất, lắp ráp, kinh doanh các loại động cơ DIEZEL, động cơ
xăng, các loại phụ tùng, động cơ ô tô, máy kéo, máy nông, lâm, ngư nghiệp,
các sản phẩm gia dụng khác.
- Dịch vụ gia Công, chế tạo, sửa chữa, đại tu làm máy kéo.
- Đại lý mua bán, ký gửi hàng hóa.
- Xuất kho, nhập kho thiết bị, vật tư, phụ tùng, máy móc.
- Dịch vụ cho thuê văn phòng, kho bãi, nhà xưởng.
- Kinh doanh các ngành nghề khác theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra trong thời gian tới Công ty sẽ cho đi vào hoạt động dây
chuyền sản xuất bánh răng, xilanh, bạc biên với Công nghệ tiên tiến nhất.
SV: Phạm Thị Ngọc Lớp: Công nghiệp 46B
5

Chuyên đề tốt nghiệp Khoa QTKD
*Nhiệm vụ chính của Công ty đến năm 2015 và 2020:
- Đưa tên tuổi của Công ty trở lại vững mạnh trên thị trường. Tiếp tục
phát huy truyền thống, kinh nghiệm của thế hệ đi trước đồng thời đổi mới
Công nghệ sản xuất, quy trình sản phẩm và bộ máy quản lý theo kịp thời đại.
- Củng cố và xây dựng ngành Công nghiệp chế tạo động cơ đốt trong
nhỏ dưới 30 mã lực của Việt Nam vững mạnh.
- Cung cấp 15% nhu cầu thị trường về động cơ đốt trong.
- Tạo thêm Công ăn việc làm cho người lao động để đạt mức lương tối
thiểu là: 1.000.000đ/ người/ tháng.
- Tuân thủ chính sách chế độ của Nhà nước có liên quan đến hoạt động
sản xuất kinh doanh của Công ty đồng thời khai thác, sử dụng có hiệu quả
nguồn vốn do Nhà nước cấp. Tự khai thác các nguồn hỗ trợ để đảm bảo trang
trải đáp ứng nhu cầu và nhiệm vụ Nhà nước giao, góp phần thúc đẩy sự phát
triển của nền kinh tế.
- Nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước và ứng dụng tiến bộ khoa
học kỹ thuật để cho ra đời những sản phẩm phù hợp với yêu cầu của người
tiêu dùng.
Nhìn chung trong những năm vừa qua Công ty đã chuyển hướng kinh
doanh, chủ động trong việc ký kết hợp đồng kinh tế, tích cực tìm kiếm việc
làm đảm bảo doanh thu theo kế hoạch, ổn định đời sống và thu nhập của cán
bộ Công nhân viên trong Công ty để họ gắng sức làm việc từ đó góp phần
làm tròn nghĩa vụ nộp ngân sách cho Nhà nước.
1.3 Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của Công ty
1.3.1 Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật chủ yếu
SV: Phạm Thị Ngọc Lớp: Công nghiệp 46B
6
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa QTKD
Về quá trình sản xuất( chế tạo sản phẩm) của công ty bắt đầu từ sản
xuất chế tạo các linh kiện, chi tiết, thành phẩm để cung cấp cho thị trường.

Hoặc mua phôi liệu thô từ các doanh nghiệp nhập khẩu, cơ sở Đúc trong
nước, hoàn thiện cho chế tạo các chi tiết.
Lắp ráp sản phẩm cơ khí hoàn chỉnh (động cơ Diezel mang nhãn hiệu
của công ty) để tiêu thụ tại thị trường trong nước.
Ngoài ra công ty còn kinh doanh các dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa các
sản phẩm cơ khí theo nhu cầu thị trường, trực tiếp từ khách hàng đặt hàng…
Hầu hết các mặt hàng kinh doanh của Công ty không có trong danh mục quản
lý của Nhà nước mà do các đơn vị tự động nghiên cứu nên cân đối thông qua
hợp đồng mua bán sau đó đăng ký với Nhà nước được Nhà nước cho phép
xuất khẩu. Vì vậy trong việc nghiên cứu thì trường tìm kiếm khách hàng phải
được chú trọng.
Trong cơ chế cũ, số lượng chủng loại sản phẩm của Công ty được sản
xuất theo chỉ tiêu kế hoạch của Nhà nước – sản phẩm của Công ty được dùng
vào lĩnh vực chủ yếu là phục vụ nông nghiệp.
1.3.2 Đặc điểm cơ sở vật chất của Công ty
Cũng giống như tất cả những doanh nghiệp đang làm ăn kinh doanh ở
Việt Nam, Công ty cũng có một hệ thống cơ sở vật chất với nhà xưởng,
phương tiện vận chuyển, máy móc trang thiết bị, văn phòng, trụ sở làm việc
và một số loại tài sản cố định khác.
Là một thành viên của Tổng Công ty Máy Động Lực và Máy Nông
Nghiệp Việt Nam, trực thuộc Bộ Công nghiệp. Các sản phẩm là các loại máy
móc, động cơ phục vụ chủ yếu cho nông, lâm, ngư nghiệp.
SV: Phạm Thị Ngọc Lớp: Công nghiệp 46B
7
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa QTKD
Để nghiên cứu và chế tạo ra các sản phẩm trên đòi hỏi phải có những
trang thiết bị chuyên dùng chẳng hạn như máy cưa, máy bào, máy tiện, máy
phay…chính vì vậy Công ty đã đầu tư để mua sắm các loại máy móc đó phục
vụ cho sản xuất sản phẩm.
Hiện tại thì Công ty đang tọa lạc tại 28 Đường Tam Trinh, Quận Hoàng

Mai với diện tích khoảng 2,2 ha. Có khu sản xuất, các nhà kho và khu văn
phòng làm việc gần nhau rất thuận lợi cho việc kiểm tra, chỉ đạo của cấp trên
và việc cung cấp nguyên vật liệu cũng như là tiêu thụ hàng hóa.
Đồng thời Công ty cũng đang trong quá trình xây dựng cơ sở sản xuất
mới tại Huyện Từ Sơn, Bắc Ninh với diện tích 10ha và phải đối mặt với một
số những vấn đề phức tạp nảy sinh đó là:
Chuyển đến cơ sở mới Công ty sẽ có được một mặt bằng sản xuất rộng
rãi, thoáng mát với những phương tiện máy móc, nhà xưởng hiện đại, đặc biệt
là giá thuê mặt bằng rẻ hơn rất nhiều, nhưng lại quá xa khu trung tâm thành
phố gây khó khăn cho việc đi lại của cán bộ Công nhân viên và vận chuyển
vật tư hàng hóa. Để giải quyết vấn đề này các lãnh đạo Công ty đã đầu tư mua
sắm các phương tiện vận chuyển có năng suất cao, có trọng tải lớn, chuyên
chở hàng hóa đi đường dài theo yêu cầu của bộ. đồng thời mua sắm xe ô tô để
đưa đón Công nhân đến địa điểm làm việc mới.`
1.3.3 Đặc điểm về sản phẩm
Như đã nói ở trên, Công ty cơ khí Trần Hưng Đạo kinh doanh và tìm
kiếm lợi nhuận thông qua các hoạt động sản xuất, tiêu thụ và giao dịch nhập
khẩu các chi tiết máy từ nước ngoài vào việt nam chủ yếu nhằm mục đích
phục vụ việc sản xuất động cơ diezel.
SV: Phạm Thị Ngọc Lớp: Công nghiệp 46B
8
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa QTKD
Sản phẩm chính của Công ty là các loại động cơ, động cơ diezel và các
mặt hàng cơ khí khác như Phôi Khủy TS15, Phôi Biên D9, đại tu thiết bị
ngành cơ khí…
Trong thời kỳ mới được thành lập sản phẩm của Công ty là những vũ
khí đơn giản như vỏ mìn, máy điện đạp chân, máy xay sát gạo…phục vụ cho
chiến đấu. đến những năm kháng chiến chống đế quốc Mỹ, Công ty đã tiến
hành nghiên cứu chế tạo và sản xuất máy bơm nước, máy khoan giếng, máy
tuốt lúa, máy cày…

Giai đoạn tăng trưởng trong thời kỳ kinh tế tập trung bao cấp( 1960-
1986) do nhu cầu của nền kinh tế quốc dân Công ty đã tiến hành nghiên cứu,
chế tạo và sản xuất thành Công động cơ diezel 12 mã lực, cải tiến két nước
quạt gió của Công ty được tặng huy chương vàng tại hội chợ
Plodip( Bungary). Ngoài ra trong thời kỳ này Công ty còn chế tạo động cơ 20
mã lực với số lượng hàng ngàn chiếc cung cấp cho nhân dân Miền Bắc lắp
máy bơm chống hạn, chống úng, lắp máy xay sát và máy nghiền thức ăn gia
súc…
Khi chuyển sang cơ chế thị trường Công ty đã sản xuất các sản phẩm
mang tính truyền thống của nhà máy như các loại động cơ diezel D12, D15…
hộp số thủy lực D9, D12, D15…
Tóm lại trải qua những thăng trầm phát triển, đến nay Công ty vẫn tiếp
tục cho ra đời những sản phẩm động cơ máy móc phục vụ nông, lâm, ngư
nghiệp và trong thời gian tới Công ty sẽ cho đi vào hoạt động dây chuyền sản
xuất bánh răng, xilanh, bạc biên với Công nghệ tiên tiến nhất.
1.3.4 Đặc điểm về nguyên vật liệu
Nguyên vật liệu là một trong ba yếu tố quan trọng của quá trình sản
xuất cấu thành nên thực thể của sản phẩm.
SV: Phạm Thị Ngọc Lớp: Công nghiệp 46B
9
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa QTKD
Công ty cơ khí Trần Hưng Đạo hàng năm sản xuất các mặt hàng cơ khí
phục vụ nông nghiệp chủ yếu theo đơn đặt hàng của khách hàng. Do đặc điểm
của sản phẩm sản xuất đã quyết định đến số lượng chủng loại nguyên vật liệu
sử dụng trong Công ty hết sức đa dạng và phong phú, phức tạp với khối lượng
lớn như: gang, thép, đồng…do đó việc quản lý sử dụng chúng gặp không ít
những khó khăn.
Trong tổng giá thành sản phẩm sản xuất ra thì chi phí về nguyên vật
liệu chiếm 65%- 70%. Công ty thường xuyên sử dụng nhiều loại vật liệu với
khối lượng tương đối lớn. toàn bộ vật liệu được mua ở các đơn vị trong nước

và chủ yếu được mua theo hợp đồng ngoài ra còn được mua theo hình thức tự
do trên thị trường. Nguồn cung cấp chủ yếu là: Công ty gang thép Thái
Nguyên, Công ty cơ khí Việt Nhật, Công ty tổng hợp Thái Bình… và chủ yếu
các chi tiết phụ tùng được mua của Tổng Công ty Máy Động Lực và Máy
Nông nghiệp Việt Nam.
1.3.5 Tình hình tài chính của Công ty
Nguồn vốn hiện nay tính đến cuối năm 2007của Công ty là: 4.377.950
ngàn đồng trong đó bao gồm vốn cố định và vốn lưu động.
- Vốn cố định: 583.390.705
- Vốn lưu động: 505.108.255
- Vốn đi vay: 2.660.400.000
Bảng: tình hình tài sản năm 2007
(Đơn vị: ngàn đồng)
TT Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm
SV: Phạm Thị Ngọc Lớp: Công nghiệp 46B
10
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa QTKD
1 Tài sản lưu động 1.056.544 2.605.228
2 Tài sản cố định 1.678.456 1.772.722
3 Tổng tài sản 2.735.000 4.377.950
(Nguồn: Phòng kế toán)
Nhận xét: Nhìn chung số vốn đi vay của công ty còn khá lớn trong cơ
cấu tổng nguồn vốn, thể hiện tính chủ động tài chính của công ty chưa cao.
1.3.6 Đặc điểm về quy trình Công nghệ sản xuất sản phẩm
Đăc điểm doanh nghiệp là doanh nghiệp sản xuất nên nhiệm vụ sản
xuất chiếm khoảng 60- 70% Công việc mà cụ thể là Công ty sản xuất máy
móc thiết bị cơ khí nên chu kỳ sản xuất phải trải qua nhiều giai đoạn mới
hoàn thành.
SV: Phạm Thị Ngọc Lớp: Công nghiệp 46B
11

Chuyên đề tốt nghiệp Khoa QTKD
Sơ đồ 1: Quy trình Công nghệ sản xuất sản phẩm
1.3.7 Đặc điểm lao động của Công ty 3 năm 2005-2007
Ngày 12/11/2004 theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp số
132/2004/QĐ- BCN Công ty cơ khí Trần Hưng Đạo được chuyển thành Công
ty TNHH Nhà nước MTV cơ khí Trần Hưng Đạo.
Từ đó đến nay cơ cấu lao động của Công ty đã có sự thay đổi rõ rệt,
qua các năm bộ máy đã tinh giảm một lượng đáng kể cả về lao động trực tiếp
và gián tiếp.
Công ty có sự chuyển đổi như vậy là do hoạt động trong cơ chế thị
trường, có sự cạnh tranh khốc liệt để có thể tồn tại và phát triển đòi hỏi bộ
máy của Công ty phải hoạt động có hiệu quả và được quản lý chặt chẽ. Với
loại hình hoạt động của Công ty là sản xuất trực tiếp nên lao động trực tiếp
chiếm tới gần 74,5% và nhân lực chính trong Công ty là lao động nam chiếm
83,22%. Công ty có số lượng lao động ở độ tuổi trên 45 chiếm 71,15% do cơ
cấu lao động già đã hoạt động trong Công ty gần 20 năm chiếm tỷ lệ khá
đông.
SV: Phạm Thị Ngọc Lớp: Công nghiệp 46B
12
PX rèn
PX gia công CK
NVL chính
PX nhiệt luyện
PX đúc PX lắp ráp Thành phẩm Nhập kho
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa QTKD
1.3.8 Đặc điểm về thị trường sản phẩm và tiêu thụ khách hàng của
Công ty
Sản phẩm của Công ty có mặt trên khắp mọi miền của tổ quốc, do đặc
tính của từng vùng miền, khu vực địa lý là khác nhau nên thị trường kinh
doanh chủ yếu của Công ty được chia làm 4 khu vực thị trường:

- Miền Bắc
- Bắc Trung Bộ
- Nam Trung Bộ
- Miền Nam
• Thị trường tiêu thụ sản phẩm chủ yếu
Tiêu thụ sản phẩm là một chỉ tiêu đánh giá năng lực sản xuất – kinh
doanh của Công ty, đồng thời cũng nói lên khả năng cạnh tranh của sản phẩm
và sự tín nhiệm của khách hàng. Những năm qua Công ty không những duy
trì chất lượng sản phẩm để cạnh tranh đối thủ mà còn luôn chăm lo mở rộng
thị trường ra cả nước. Các tỉnh thành Công ty bán sản phẩm từ Bắc – Trung –
Nam như Nghệ An, Quảng Bình, Thanh Hóa, Nam Định, Quảng Ninh, Vĩnh
Long, Cần Thơ, Thành phố Hồ Chí Minh, Cà Mau… trung bình thị trường
tiêu thụ các sản phẩm chủ yếu như động cơ D220, D156RL, hộp số thủy
D15…
• Đối thủ cạnh tranh của Công ty gồm có:
+ Về động cơ Diezel: Công ty diezel Sông Công, Công ty Vinappro,
Công ty Vikyno.
+ Về động cơ thủy: Công ty phụ tùng máy số 1
+ Một đối thủ lớn nhất đó là các sản phẩm đến từ Trung Quốc.
SV: Phạm Thị Ngọc Lớp: Công nghiệp 46B
13
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa QTKD
Nx: tình hình cạnh tranh giữa các Công ty kinh doanh mặt hàng máy nổ
diezel và các loại máy nông nghiệp nói chung trên thị trường hiện nay thì so
với các Công ty thuộc Tổng Công ty Máy Động Lực và Máy Nông Nghiệp
Việt Nam thì Công ty cơ khí Trần Hưng Đạo cũng đứng ở vị trí tương đối so
với các Công ty cùng ngành. Nhưng tỷ lệ thị phần ngày càng giảm điều này
cho thấy máy móc Công nghệ của chúng ta đã lỗi thời, chậm đổi mới nên mẫu
mã chất lượng không đa dạng. Nhu cầu của khách hàng ngày càng cao trong
khi đó sản phẩm của Công ty lại chưa thể đáp ứng được nhu cầu cấp thiết đó.

Công ty cần phải có những biện pháp thiết thực và kịp thời để đổi mới như
đào tạo Công nhân có trình độ tay nghề cao hơn, cải tiến máy móc bằng cách
mua mới hoặc nâng cấp Công nghệ lỗi thời, lạc hậu đã có cách đây hàng
chục năm. Trong xu thế hội nhập hiện nay, nếu không kịp thời giải quyết
những vấn đề bất cập trước mắt thì sẽ ảnh hưởng đến thị phần của Công ty
trong tương lai.
• Mạng lưới tiêu thụ sản phẩm của Công ty:
Năm 2003 Công ty tiếp tục thực hiện chính sách mới đưa máy đến tận
tay người tiêu dùng đồng thời mở rộng ra các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình,
Quảng Trị, Đà Nẵng với số lượng tiêu thụ lên tới 1500 chiếc. Tuy nhiên, máy
do Công ty sản xuất ra vẫn có nhược điểm khó nổ, vẫn rò rỉ dầu, nên vẫn chưa
chiếm được sự tín nhiệm của khách hàng. Việc nghiên cứu thị trường chủ yếu
thông qua thăm dò, các dịp hội chợ thương mại lớn, các chính sách tiêu thụ
còn mờ nhạt.
Sau khi chuyển đổi Công ty đã xác định hướng đi tiếp nhận vốn đầu tư,
nâng cao năng lực sản xuất, khắc phục những yếu kém của sản phẩm trong
nhiều năm qua. Bên cạnh đó tiến hành những bước tiếp theo đa dạng hóa các
loại máy diezel, hộp số để thích ứng với nhu cầu của người tiêu dùng. Công
SV: Phạm Thị Ngọc Lớp: Công nghiệp 46B
14
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa QTKD
ty đã mở rộng thị trường xuống phía nam và quan hệ hợp tác với bạn hàng
cũng ngày được cải thiện nhưng Công ty vẫn gặp phải những khó khăn đó là
về vốn lưu động và sự cạnh tranh gay gắt của hàng Trung Quốc.
Công ty áp dụng 2 kênh phân phối chủ yếu là kênh phân phối trực tiếp
và kênh phân phối gián tiếp:
Sơ đồ 2: Sơ đồ hệ thống kênh phân phối của Công ty
1.4 Tổng quan về tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty
1.4.1 Đánh giá tổng hợp kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty 5
năm gần đây

Như chúng ta đã biết, hoạt động trong nền kinh tế thị trường với nhiều
sự cạnh tranh khốc liệt, không còn sự bao cấp của Nhà nước, các doanh
nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp mới chuyển đổi từ doanh nghiệp Nhà
nước sang doanh nghiệp tư nhân, Công ty cổ phần, Công ty TNHH… như
Công ty cơ khí Trần Hưng Đạo cần có sự thay đổi cách thức kinh doanh, tiến
hành hạch toán thu chi hợp lý, đổi mới bộ máy quản lý, nâng cao trình độ tay
nghề của người lao động để từng bước bắt kịp với xu thế hội nhập và làm ăn
có hiệu quả hơn. Có như vậy thì doanh nghiệp mới tồn tại và phát triển trong
tương lai.
SV: Phạm Thị Ngọc Lớp: Công nghiệp 46B
15
Kênh 1
Kênh 2
Đại lý
Cửa hàng bán và
giới thiệu SP
Công ty CK THD
Các
hộ
nông
dân
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa QTKD
Năm 2004 đánh dấu một bước chuyển mới của Công ty cơ khí Trần
Hưng Đạo, chuyển thành Công ty TNHH NN MTV cơ khí Trần Hưng Đạo,
cùng với sự thay đổi đó là một loạt những chuyển biến mới về mọi mặt. Công
ty đã rất khó khăn khi phải thay đổi hoàn toàn cách quản lý, bảo toàn và phát
triển vốn kinh doanh.
Công ty đã mạnh dạn vay vốn ngân hàng, của Công ty bạn hay khách
hàng… để mở rộng sản xuất, mua thêm những dây chuyền Công nghệ hiện
đại thay thế những máy móc đã cũ, lạc hậu. Đầu tư cho ngân sách tuyển dụng

đội ngũ lao động trẻ có tay nghề cao và đào tạo cho người lao động trong
Công ty. Nghiên cứu thị trường để đáp ứng như cầu của khách hàng, từng
bước mở rộng thị phần… đây là những việc làm rất sáng suốt của lãnh đạo
Công ty.
Nhờ sự nỗ lực cố gắng của tập thể ban lãnh đạo Công ty và toàn thể cán
bộ Công nhân viên trong Công ty từ một Công ty tiêu biểu trong số những
doanh nghiệp làm ăn thua lỗ ở Việt Nam. Những năm gần đây do phát huy
được nội lực của doanh nghiệp, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm,
đẩy mạnh phong trào tiết kiệm, giảm chi phí đầu vào và chi phí chung nên
doanh nghiệp đã từng bước thoát khỏi tình trạng làm ăn thua lỗ và bắt đầu
kinh doanh có lãi, lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước. Thể hiện rất rõ qua 2
bảng số liệu sau đây:
SV: Phạm Thị Ngọc Lớp: Công nghiệp 46B
16
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa QTKD
Bảng số 1: Bảng cân đối kế toán
( Đơn vị tính: ngàn đồng)
STT Nội dung Mã số Dư nợ đầu kỳ Dư nợ cuối kỳ
Tài sản
A TSCĐ và ĐTNH 100 1.430.500 2722.950
I Tiền 110 1.015.000 86.340
1.Tiền mặt 111 55.000 75.000
2. TGNH 112 960.000 11.340
II Các khoản ĐTNH 120 - -
III Hàng tồn kho 140 340.000 1.128.000
1. NVL tồn kho 142 180.000 163.000
2. CP sản xuất dở dang 144 10.000 15.000
3. Thành phẩm tồn kho 145 150.000 95.000
IV TSLĐ khác 150 10.500 31.150
B TSCĐ + ĐTDH 200 1.505.000 1.655.000

I TSCĐ 210 1.235.000 1.385.000
II CP xây dựng cơ bản 230 270.000 270.000
Tổng tài sản(100+200) 250 2.935.000 4.377.950
Nguồn vốn
A Nợ phải trả 300 739.000 1.330.200
I Nợ DH 310 520.000 830.200
II Nợ DH 320 200.000 500.000
III Nợ khác 330 19.000 -
B Nguồn vốn CSH 400 2.196.000 3.047.750
I NV, Quỹ 410 2.000.000 2.851.750
II NV kinh phí, quỹ khác 420 196.000 196.000
Tổng nguồn vốn(300+400) 430 2.935.000 4.377.950
(Trích báo cáo kế toán quý IV năm 2007)
Bảng số 2: Bảng kê lợi nhuận những năm gần đây
(Đơn vị tính: triệu đồng)
Năm
Lợi nhuận
2003 2004 2005 2006 2007
SV: Phạm Thị Ngọc Lớp: Công nghiệp 46B
17
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa QTKD
1. Sản xuất 256 285 287 301 312
2. Thương mại 76 90 85 96 99
3. Tổng lợi nhuận 332 375 382 397 412
4. Tổng lợi nhuận(ST) 316 357 363 378 390
( Nguồn: Phòng tài chính kế toán)
Nx: Qua bảng thống kê ta thấy tổng lợi nhuận trước thuế tăng tối đa
123% có nghĩa là tăng bình quân mỗi năm 22,6% đây là tốc độ tăng khá lớn.
Thời gian qua doanh nghiệp cũng nghiêm chỉnh thực hiện phải nộp
đúng kỳ; doanh nghiệp cộng tác chặt chẽ với cơ quan thuế để đảm bảo tính

Công khai, Công bằng trong các loại thuế, không làm sai luật. Qua bảng trên
ta thấy lợi nhuận sau thuế cũng cùng tốc độ bình quân 22,6%/ năm và cũng
đạt 123% vào năm 2007.
Tuy nhiên so sánh lợi nhuận chúng ta thấy phần lớn tập trung vào khu
vực sản xuất, chiếm khoảng từ 70- 75% còn lại là khu vực thương mại.
1.4.2 Đánh giá kết quả hoạt động khác
* Hoạt động thương mại
Như đã nói ở trên, Công ty cơ khí Trần Hưng Đạo là một Công ty sản
xuất với nhiệm vụ chủ yếu là sản xuất các loại động cơ diezel, các hộp số
thủy lực… ngoài ra Công ty còn có hoạt động khác đó là hoạt động thương
mại. Nhưng trọng tâm vẫn là hoạt động sản xuất. Bảng lợi nhuận phía trên
cho chúng ta thấy lợi nhuận tập trung phần lớn vào khu vực sản xuất chiếm
tới 70-75% còn lại là khu vực thương mại. Nhìn chung hoạt động thương mại
của Công ty còn khá mờ nhạt, chưa được Công ty chú trọng vì vậy mà sự
đóng góp của khu vực này còn thấp.
SV: Phạm Thị Ngọc Lớp: Công nghiệp 46B
18
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa QTKD
• Hoạt động marketing và tiêu thụ sản phẩm
Trong thời kỳ bao cấp, Công ty sản xuất theo kế hoạch, chỉ tiêu của
Nhà nước, đầu ra tiêu thụ sản phẩm cũng như đầu vào là việc mua bán nguyên
vật liệu đều được sự hỗ trợ của Nhà nước. Công ty hoàn toàn thụ động trong
Công tác này. Sau khi chuyển đổi, nhận thức được tầm quan trọng của hoạt
động marketing, tìm kiếm khách hàng và thị trường tiêu thụ sản phẩm cũng
như đặt mối quan hệ với các nhà cung ứng, Công ty đã đầu tư cho hoạt động
nghiên cứu thị trường, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng, đồng thời mở rộng
mạng lưới phân phối sản phẩm rộng khắp các tỉnh thành phố, đưa sản phẩm
đến tận tay người nông dân. Chính vì vậy mà mấy năm trở lại đây, Công ty đã
từng bước làm ăn có hiệu quả, thoát khỏi tình trạng làm ăn thua lỗ, ngày càng
nhiều khách hàng và nhà cung ứng đặt mối quan hệ làm ăn lâu dài với Công

ty và cạnh tranh với các sản phẩm của Công ty khác.
Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đạt được, Công ty còn gặp phải
không ít những khó khăn vì phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của hàng
hóa Trung Quốc. Tuy là sản phẩm Công ty đã được nhiều khách hàng biết đến
nhưng do còn nhiều hạn chế về Công nghệ nên Công ty vẫn chưa thực sự
chiếm được cảm tình và sự tin cậy của người tiêu dùng.
1.5 Các mặt hoạt động quản trị của Công ty
1.5.1 Sơ đồ cơ cấu bộ máy quản trị của Công ty và chức năng nhiệm
vụ của các phòng ban
* Trước khi chuyển đổi thành Công ty TNHH Nhà nước Một thành
viên cơ khí Trần Hưng Đạo, Công ty có một bộ máy hoạt động theo mô hình
SV: Phạm Thị Ngọc Lớp: Công nghiệp 46B
19
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa QTKD
trực tuyến – chức năng tương đối phức tạp. Giám đốc ủy quyền cho các Phó
Giám đốc và các Phó Giám đốc trực tiếp chỉ đạo chung các phòng ban. Các
phòng ban chức năng không ra mệnh lệnh trực tiếp xuống các phân xưởng mà
có nhiệm vụ chuẩn bị các quyết định cho Giám đốc, Phó Giám đốc sản xuất
sau đó hai bộ phận này chỉ thị cho các phân xưởng, các phòng ban chức năng
có liên hệ lẫn nhau, có trách nhiệm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và
nâng cao đời sống cho cán bộ Công nhân viên Công ty.
Sau ngày 5/10 Công ty đã chính thức hoạt động với bộ máy mới với
chủ tịch Công ty là người giữ vị trí cao nhất.
SV: Phạm Thị Ngọc Lớp: Công nghiệp 46B
20
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa QTKD
Sơ đồ 3: Cơ cấu tổ chức Công ty CK Trần Hưng Đạo
SV: Phạm Thị Ngọc Lớp: Công nghiệp 46B
21
CHỦ TỊCH

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH
Phó giám đốc kỹ thuật Phó giám đốc sản xuất
Phòng
KCS
Phòng
kỹ
thuật
Phòng
đầu tư
Phòng
Hành
chính
Phòng tổ chức
lao động
Phòng
TCKT
Phòng
kế
hoạch
Phòng
TM
Phân xưởng
đúc rèn
Xí nghiệp
cơ khí + máy kéo
Xưởng nhiệt
luỵân + hàn dập
Phân xưởng
lắp ráp

Trung tâm
thương mại
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa QTKD
*Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
Sau ngày 5/10/2004 chuyển đổi thành Công ty TNHH NN MTV thì cơ
cấu của Công ty có sự thay đổi như sau:
Công ty TNHH NN MTV cơ khí Trần Hưng Đạo vẫn là một Công ty
trực thuộc Tổng Công ty Máy Động Lực và Máy Nông Nghiệp Việt Nam.
Theo điều lệ Công ty do chủ tịch hội đồng quản trị Tổng Công ty Máy
Động Lực và Máy Nông Nghiệp.
- Tổng Giám đốc tổng Công ty Máy động lực và Máy nông
nghiệp kiêm chủ tịch Công ty TNHH NN MTV cơ khí Trần
Hưng Đạo.
Chủ tịch Công ty có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi
vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty trừ những vấn đề thuộc
thẩm quyền của Chủ sở hữu quy định tại điều 14 – quy định quyền hạn của
Chủ sở hữu Công ty.
- Giám đốc Công ty chịu trách nhiệm trước chủ tịch Công ty và
pháp luật về điều hành hoạt động hàng ngày của Công ty. Giám
đốc thực hiện chế độ lương thưởng tương ứng với hiệu quả hoạt
động kinh doanh theo thỏa thuận trong hợp đồng bổ nhiệm của
chủ tịch Công ty.
- Phó Giám đốc có trách nhiệm giúp Giám đốc điều hành Công
ty theo phân Công và ủy quyền của Giám đốc về nhiệm vụ
được phân Công và ủy quyền.
Các đơn vị trực thuộc hoạt động theo mô hình tổ chức trực tuyến chịu
sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Giám đốc có sự hướng dẫn và giám sát của
phòng nghiệp vụ và kỹ thuật.
SV: Phạm Thị Ngọc Lớp: Công nghiệp 46B
22

Chuyên đề tốt nghiệp Khoa QTKD
Các phòng ban trong Công ty được chia làm ba khối ngành chính: Khối
nghiệp vụ; Khối kỹ thuật và Khối sản xuất – đơn vị trực tiếp sản xuất.
Khối nghiệp vụ:
+ Phòng hành chính tổng hợp: có chức năng chuẩn bị và làm thư ký các
hội nghị cho Giám đốc triệu tập và tổ chức, điều hành Công việc của văn
phòng…
+ Phòng kế toán tài chính: theo dõi tình hình tiền tệ hàng ngày của
Công ty, quản lý vốn bằng tiền, theo dõi tình hình trích nộp, trích khấu hao
TSCĐ, tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm…
+ Phòng thương mại: thay mặt cho giám đốc trao đổi giao dịch với
khách hàng. Lập kế hoạch dự trù sản lượng tiêu thụ trình Giám đốc, trực tiếp
bán sản phẩm tại các cửa hàng giới thiệu sản phẩm…
+ Phòng kế hoạch: có chức năng tìm kiếm thị trường mua sắm vật tư,
kỹ thuật đúng với tiêu chuẩn định mức đề ra . Lập kế hoạch thu mua, vận
chuyển cung cấp cho sản xuất, sửa chữa sản phẩm…
+ Phòng đầu tư: phụ trách hoạt động đấu thầu, đầu tư máy móc trang
thiết bị, nhà xưởng…
+ Phòng bảo vệ: có chức năng chỉ đạo, điều hành và thực hiện Công tác
bảo vệ an ninh nội bộ Công ty. Phối hợp chặt chẽ với Công an quanh khu vực
địa bàn của Công ty. Kiểm tra đôn đốc nhân viên thực hiện đúng các nội quy
trong Công tác bảo vệ Công ty…
Khối kỹ thuật:
+ Phòng kỹ thuật: có nhiệm vụ thiết kế bản vẽ, hướng dẫn sử dụng
Công nghệ định mức và tìm kiếm nguyên vật liệu phù hợp.
SV: Phạm Thị Ngọc Lớp: Công nghiệp 46B
23
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa QTKD
+ Phòng KCS: có chức năng kiểm tra chất lượng, kích thước, mẫu mã
sản phẩm theo đúng bản vẽ, thiết kế của phòng kỹ thuật trước khi nhập kho.

+ Phòng phát triển sản phẩm mới: nghiên cứu, phát triển sản phẩm mới.
Khối sản xuất – đơn vị trực tiếp sản xuất:
+ Phân xưởng cơ dụng: là đơn vị có vị trí quan trọng, là đơn vị chủ đạo
trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất cho Công ty. Chuẩn bị các điều kiện cơ
sở vật chất, chi tiết, sản phẩm… phục vụ cho toàn bộ quá trình sản xuất ra của
cải vật chất. Sản xuất các chi tiết, phụ tùng, sửa chữa phục hồi thiết bị cho
toàn Công ty. Bên cạnh đó nó còn thực hiện các chế độ báo cáo, ghi chép số
liệu chính xác, đầy đủ kịp thời các hoạt động sản xuất, kinh tế của phân
xưởng với Công ty.
+ Phân xưởng lắp ráp: tổ chức quản lý và điều hành thực hiện hoàn
thành kế hoạch Công ty giao hàng tháng, quý, năm. Nhiệm vụ chủ yếu của
phân xưởng lắp ráp là lắp ráp các sản phẩm của Công ty…phân xưởng lắp ráp
là khâu cuối cùng hoàn thành toàn bộ quá trình sản xuất ra sản phẩm trước khi
đưa ra thị trường.
1.5.2 Mô hình cơ cấu sản xuất của Công ty và các bộ phận cấu thành
* Mô hình cơ cấu sản xuất:
Với đăc thù của Công ty là sản xuất Công nghiệp, mặt hàng chủ yếu là
các loại động cơ diezel, các hộp số thủy lực và các loại máy móc phục vụ sản
xuât nông, lâm, ngư nghiệp.
Hiện nay, Công ty cơ khí Trần Hưng Đạo vẫn trực thuộc tổng Công ty
Máy Động Lực và Máy Nông Nghiệp, với bề dày kinh nghiệm trong việc sản
xuất và cung cấp các loại máy móc nông nghiệp và quy mô khá lớn, Công
dùng. Công ty đã mở rộng thị trường xuống phía Nam và quan hệ hợp tác với
SV: Phạm Thị Ngọc Lớp: Công nghiệp 46B
24
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa QTKD
bạn hàng cũng ngày được cải thiện nhưng Công ty vẫn gặp phải những khó
khăn đó là vốn lưu động và sự cạnh tranh gay gắt của hàng Trung Quốc.
Công ty – Phân xưởng – Nơi làm việc .
* Các bộ phận trong cơ cấu sản xuất của Công ty

Với cơ cấu sản xuất như trên Công ty có 4 bộ phận đó là:
- Bộ phận sản xuất chính: là bộ phận trực tiếp chế tạo sản phẩm chính,
đặc điểm của bộ phận này là nguyên liệu mà nó chế biến phải trở thành sản
phẩm chính của Công ty.
Trong Công ty cơ khí Trần Hưng Đạo thì bộ phận sản xuất chính là
phân xưởng cơ khí.
- Bộ phận sản xuất phù trợ: là bộ phận mà hoạt động của nó có tác dụng
phục vụ trực tiếp sản xuất chính, bảo đảm cho sản xuất chính có thể tiến hành
đều đặn và liên tục.
Bộ phận này trong Công ty cơ khí Trần Hưng Đạo là các bộ phận cung
cấp điện, hơi, sửa chữa khuôn mẫu và dụng cụ cắt, gọt, bào, rèn, đúc…
- Bộ phận sản xuất phụ: là bộ phận tận dụng phế liệu, phế phẩm của sản
xuất chính để chế tạo những loại sản phẩm phụ, ngoài danh mục sản phẩm
thiết kế.
- Bộ phận phục vụ sản xuất: là bộ phận được tổ chức nhằm bảo đảm
việc cung ứng, bảo quản, cấp phát, vận chuyển nguyên vật liệu, nhiên liệu,
thành phẩm và dụng cụ lao động.
Bộ phận này trong Công ty là các hệ thống kho tàng vật tư, thiết bị, lực
lượng vận chuyển nội bộ và vận tải bên ngoài.
SV: Phạm Thị Ngọc Lớp: Công nghiệp 46B
25

×