Phân tích những điểm đặc sắc trong bộ Quốc triều
hình luật triều Hậu Lê.
I. PHẦN MỞ ĐẦU
Pháp luật nước ta thời kì phong kiến có những nội dung tiến bộ đặc sắc,
làm phong phú thêm văn hóa nước ta. “Quốc triều hình luật” là một trong những
bộ luật quan trọng nhất của Việt Nam thời kỳ phong kiến. Năm 1428, “Quốc
triều hình luật” được ban hành với vai trị nổi bật của vị vua anh minh sáng suốt
Lê Thánh Tông và xu hướng của triều đại đang phát triển hưng thịnh, nhà Hậu
Lê. Nói đến Quốc triều hình luật người ta nghĩ ngay đến một bộ luật có kĩ thuật
lập pháp cao, nội dung phong phú, toàn diện với nhiều giá trị nổi bật trong lịch
sử pháp luật Việt Nam thời kỳ phong kiến. Quốc triều hình luật được đánh giá
cao hơn hẳn so với những thành tựu pháp luật của các triều đại trước đó bên
cạnh đó nó cịn có nhiều ý nghĩa quan trọng đối với việc biên soạn nhiều bộ luật
khác của các triều đại phong kiến Việt Nam sau này.
II. PHẦN NỘI DUNG
“Quốc triều hình luật” có rất nhiều điểm tiến bộ mang tính đặc sắc và sâu
đây có thể là một số điểm đặc sắc nhất của Quốc triều hình luật:
Một là, trong lĩnh vực Thừa kế
Trong lĩnh vực thừa kế, quan điểm của các nhà làm luật thời Lê khá gần gũi
với các quan điểm hiện đại về thừa kế. Cụ thể:
Không phát sinh quan hệ thừa kế khi cha mẹ còn sống nhằm duy trì và gìn
giữ sự trường tồn của dịng họ và gia đình.
Hay điều 354, 388 quy định về quan hệ thừa kế theo di chúc và điều 374
đến 377, 380, 388 quy định về thừa kế không di chúc hay thừa kế theo pháp luật.
Một điểm tiến bộ của Quốc triều hình luật đó là giữa con gái và con trai có
1
quyền thừa kế ngang nhau. Đây là một quy định không thể thấy tại các bộ luật
phong kiến khác.
Thứ ba, Quốc triều hình luật đã phân loại nguồn gốc từ tài sản của vợ
chồng bao gồm tài sản chung của hai vợ chồng và tài sản riên của mỗi người. Ý
nghĩa của việc phân định này chính là có thể giúp cho việc xác định phân chia
tài sản thừa kế của người chết để lại cho con hay chia tài sản của người chết cho
bên còn lại nếu như người vợ hay người chồng chết trước. Có thể nói một điểm
nổi bật nhất của luật pháp thời Hậu Lê chính là thừa kế.
Chế định thừa kế của Quốc triều hình luật có những điểm
nổi bật nhất sau đây:
Chế định này của Quốc triều hình luật tơn trọng phong tục
tập qn, truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta:
Pháp luật quy định, trước khi chia thừa kế di sản của cha
mẹ, các con phải dành 1/20 di sản làm hương hỏa thờ cúng cha
mẹ. Thờ cúng là việc thể hiện tấm lịng tơn kính ơng bà, cha mẹ
của con cháu. Đây là truyền thống tốt đẹp, là bản sắc văn hóa
của người Việt. Việc thờ cúng này được pháp luật điều chỉnh, là
nghĩa vụ pháp lý của cháu con. Hiện nay bộ luật dân sự của
nước ta đã kế thừa điểm tiến bộ này.
Chế định thừa kế trong Quốc triều hình luật có những quy
định khơng chỉ mang tính pháp lý mà cịn mang tính đạo lý:
Cổ luật quy định những người khơng nghe lệnh ơng bà, cha
mẹ thì mất quyền thừa kế. Đây là quy định khơng chỉ mang tính
pháp lý mà cịn mang tính đạo lý, giáo dục con cháu phải biết
vâng lời ông bà, cha mẹ, không được vì tranh giành của cải mà
dẫn đến mất đồn kết trong gia đình. Xuất phát từ tinh thần
đồn kết đó, pháp luật sẽ điều chỉnh việc nhường quyền thừa kế
2
giữa những người thừa kế với nhau. Việc nhường quyền thừa kế
thể hiện tinh thần nhường cơm sẻ áo cho nhau, “lá lành đùm lá
rách”. Đây là truyền thống yêu thương đùm bọc lẫn nhau giữa
những người có quan hệ gia đình.
Tuy nhiên, bên cạnh những điểm hết sức đặc sắc đó, chế
định thừa kế trong Quốc triều hình luật cũng không tránh khỏi
những hạn chế nhất định.
Thứ nhất, bộ luật không quy định cụ thể di chúc miệng.
Pháp luật quy định mệnh lệnh của ông bà là chúc ngôn trước khi
chết. Tuy nhiên, pháp luật lại không quy định mệnh lệnh này
được phát ra trong tình trạng sức khỏe và hồn cảnh như thế
nào. Bên cạnh đó, nhà làm luật mới chỉ đưa ra thế nào là chúc
thư viết vô hiệu chứ không quy định di chúc miệng vô hiệu
trong trường hợp như thế nào. Những lỗ hổng trong luật như thế
này sẽ rất dễ gây ra tranh chấp tài sản thừa kế trong gia đình,
nhất là ở những gia đình giàu có.
Thứ hai, việc chia tài sản giữa các con trai trong gia đình
của bộ luật chưa thật sự công bằng. Người con trai được chia kỷ
phần là bao nhiêu phải phụ thuộc vào địa vị của người mẹ.
Hai là, những điểm đặc sắc trong chế định hợp đồng
theo Quốc triều hình luật.
Điểm đặc sắc trong giao dịch tài sản được quy định trong
Quốc triều hình luật đó là khi giao dịch tài sản thì trong hợp
đồng bên chuyển nhượng phải ghi rõ: “Số ruộng đất, tài sản
này là của tôi (ghi tên người chuyển nhượng) và không liên
quan đến người khác, nếu có gì man trá tơi xin chịu tội” đây là
khoản bắt buộc phải thể hiện trong hợp đồng ( khoản cứng )
3
nghĩa là thiếu nó thì hợp đồng giao dịch khơng cịn giá trị. Bên
nhận tài sản khơng có hạn chế nào, có thể là bất kỳ người nào.
Nhưng một hạn chế trong giao dịch đó là nghiêm cấm người
trong nước thực hiện giao dịch với người Trung Hoa đặc biệt là
người man Liêu ở biên giới phía Bắc Đại Việt để đảm bảo lợi
ích .
Có thể thấy, với các quy định trên thì nhà làm luật thời này
rất quan tâm đến vấn đề chủ sở hữu đối với ruộng đất, nhất đối
với tài sản thuộc sở hữu nhà nước mà người đại diện là Vua. Quy
định của pháp luật đã bảo vệ một cách tuyệt đối quyền của chủ
ở hữu dù đó là quyền cơng hữu hay tư hữu. Một vấn đề đặc biệt
khác là quy định của Quốc triều hình luật cũng quy định người
nhận tài sản trong giao dịch thì trước khi hai bên hình thành hợp
đồng phải biết rõ nguồn gốc của tài sản đó, nếu khơng sẽ phải
liên đới (vạ lây) về hình phạt hay có thể mất khoản tiền đã giao
kết.
Hình thức hợp đồng là phương tiện để các bên chủ thể triển
khai nội dung của hợp đồng, là cách thức để các bên chủ thể
bày tỏ ý kiến của mình. Về thể thức của hợp đồng thì các hợp
đồng có liên quan đến ruộng đất, thuyền bè, nơ tì,… phải được
lập thành văn bản. Những đối tượng khác của hợp đồng mà
không quy định khi làm hợp đồng phải lập văn bản thì các bên
trog hợp đồng có thể thỏa thuận để đưa ra hình thức hợp đồng.
Như vậy, pháp luật nhà Lê khơng đưa ra khái niệm cũng
như điều kiện của hợp đồng một cách hệ thống nhưng thông
qua một số quy định nêu trên cho thấy pháp luật có những ràng
buộc nhất định đối với các bên tham gia hợp đồng theo những
4
chuẩn mực, điều kiện cụ thể. Khi đó, hợp đồng có giá trị pháp lý
và hiệu lực đối với các bên, được nhà nước bảo đảm thực hiện;
ngược lại pháp luật thường dùng cụm từ “trả lại tài sản” nhằm
không thừa nhận một giao dịch nào đó, tức bị vơ hiệu.
Trong phân loại hợp đồng, Quốc triều hình luật quy định
chia hợp đồng mua bán có hai loại: Hợp đồng đoạn mại và hợp
đồng điểm mại. Với những quy định nhằm bảo vệ quyền và lợi
ích của các bên khi thời hạn điểm mại kết thúc, đồng thời ngăn
ngừa sự xung đột hay tranh chấp về lợi ích vật chất trong đời
sống xã hội. Đây là quy định độc đáo, phù hợp với tập quán
canh nông ở nước ta, thể hiện tính sáng tạo của nhà làm luật
thời Lê.
Ba là, những điểm đặc sắc trong lĩnh vực hơn nhân
gia đình của bộ quốc triều hình luật
Theo như các quy định tại các điều 374, 375, 376 tài sản vợ
chồng bao gồm tài sản riêng của mỗi người được thừa kế từ gia
đình và tài sản chung vợ chồng cùng làm ra trong thời kỳ hôn
nhân. Lần đầu tiên, tại điều 374 pháp luật cơng nhận cơng lao
đóng góp vào việc tạo ra tài sản chung của vợ chồng từ đó công
nhận quyền sở hữu của người vợ đối với một nửa tài sản hai vợ
chồng làm ra: “Nếu điền sản là của chồng và vợ trước làm ra thì
chia làm hai phần, vợ trước và chồng mỗi người một phần, phần
của vợ trước thì để riêng cho con, cịn phần chồng lại chia như
trước. Nếu điền sản là của chồng và vợ sau làm ra, thì cũng chia
làm hai phần, chồng và vợ sau mỗi người một phần, phần của
chồng thì chia như trước, cịn phần của vợ sau thì được nhận
làm của riêng” và theo quy định tại điều 375: “ còn điền sản
5
của vợ chồng làm ra thì chia làm hai, vợ chồng mỗi người được
một phần; phần của vợ được nhận làm của riêng ”.
Sự quy định thành phần khối tài sản chung, riêng rõ ràng
của vợ chồng là điểm rất tiến bộ và độc đáo của pháp luật nhà
Lê mang tính hiện đại và nó vẫn được tiếp thu trong việc xây
dựng pháp luật hiện nay. Việc chia đôi khối tài sản chung chứng
tỏ rằng sự đóng góp của người vợ vào khối tài sản chung là
ngang bằng với người chồng. Sự bình đẳng đó cịn thể hiện ở
quyền định đoạt tài sản chung. Như vậy địa vị pháp lý của người
vợ được cải thiện hơn hẳn so với các quan niệm Nho giáo qua
việc thừa nhận quyền bình đẳng về tài sản giữa vợ và chồng.
Hoặc chẳng hạn như quy định tại điều 308 Quốc triều hình
luật: “Chồng cách vợ 5 trận thắng thì vợ quy phục, quan xã làm
chứng, thì chồng thua vợ. Hoặc nếu bạn đã có con, hãy gia hạn
thêm 1 năm. Công chức đi công tác xa không áp dụng luật này.
Nếu đã bỏ vợ mà trở về cản trở người khác lấy vợ cũ thì bị xử
phạt ” thì ngồi lĩnh vực về tài sản, thừa kế, sự tiến bộ và nhân
văn trong Bộ luật Hồng Đức còn thể hiện ở việc người vợ được
bình đẳng trong hơn nhân, như quyền xin ly hơn trong một số
trường hợp chẳng hạn. Chính điểm này đã cho thấy sự tiến bộ
của Bộ luật Hồng Đức trong việc đảm bảo quyền lợi của phụ nữ
trong xã hội hiện nay.
Qua đó, có thể thấy những điểm tiến bộ trong Quốc triều
hình luật là một bước khá cơ bản trong việc nâng cao địa vị của
người phụ nữ trong xã hội phong kiến, có thể coi trọng hàng đầu
và phương thức lập pháp tiến bộ của cơ quan lập pháp. Luật
6
Hơn nhân và Gia đình hiện đại đã kế thừa rất nhiều điểm tiến bộ
của Quốc triều hình luật.
Điểm thứ tư, Quốc triều hình luật có nhiều quy định
thể hiện tính chất nhân đạo, thể hộ vệ dân thường.
Theo Điều 17 Quốc Triều Hình Luật quy định: “Khi phạm tội
chưa già cả tàn tật, đến khi gàn tật mới bị phát giác thì xử theo
luật già cả tàn tật.Khi ở nơi bị đồ thì già cả tàn tật cũng thế. Khi
cịn bé nhỏ phạm tội thì xử theo luật lúc cịn nhỏ”.
Chính sách khoan hồng của Quốc Triều Hình Luật thể hiện ở
việc đối việc chưa bị phát giác hay tự thú trước với người phạm
tội trừ khi phạm tội thập ác hoặc giết người. Hay tại Điều 18 và
điều 19 của Quốc triều hình luật quy định: “Phàm ăn trộm tài
vặt của người sau lại tự thú với người mất của thì cũng coi như
là thú ở cửa quan”. Chính sách khoan hồng cịn thể hiện ở các
điều 21, 22, 23, 24 Luật Hình sự Quốc triều quy định về việc
chuộc tội bằng tiền trừ hình phạt roi vì cho rằng địn roi có tính
chất răn dạy, răn đe nên khơng phải lấy tiền chuộc.
Ngồi những tiến bộ trên thì Quốc triều hình luật cịn thể
hiện sự đặc biệt tiến bộ trong quy trình lập pháp đó là kỹ thuật
soạn thảo Quốc triều hình luật đạt đến trình độ cao, dễ áp dụng
lại bao quát hầu hết nhiều quan hệ có liên quan đến nhau. Quy
định rất cụ thể các lĩnh vực khác nhau, dễ dàng trong việc áp
dụng.
III. PHẦN KẾT LUẬN
Ra đời vào giữa thế kỷ XV có thể nói đây là Quốc triều hình
luật là bộ luật mang tính hiện đại, đã đạt được những giá trị và
thành tựu to lớn, với những đặc điểm tiến bộ, nhân văn sâu sắc,
7
kỹ thuật lập pháp hoàn thiện hơn so với các bộ luật cùng thời,
có điểm tiếp cận với kỹ thuật pháp luật hiện đại hơn hẳn so với
bộ luật trước và cả sau nó. Với những điểm đặc sắc trên cho
thấy Quốc triều hình luật có ý nghĩa lớn trong việc góp phần vào
xây dựng hồn thiện hệ thống pháp luật nước ta hiện nay. Một
điểm nổi bật nhất là trong các quy định của bộ luật này đều rất
quan tâm đến địa vị của người phụ nữ trong xã hội – một bộ
phận luôn bị tư tưởng phong kiến lạc hậu coi thường.
8