Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Phân tích những điểm đặc sắc trong bộ quốc triều hình luật triều hậu lê

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.11 KB, 11 trang )

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI THI KẾT THÚC HỌC PHẦN
MÔN LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

ĐỀ TÀI:
Phân tích những điểm đặc sắc trong bộ Quốc triều hình luật
triều Hậu Lê

Họ và tên
Lớp
MSSV

:
:
:

Trần Thị Thu Trang
4608
460849

Hà Nội, tháng 3 năm 2022


MỞ ĐẦU________________________________________________3
NỘI DUNG______________________________________________3
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ BỘ QUỐC TRIỀU HÌNH LUẬT__________3

1.1. Về văn bản________________________________________3
1.2. Về bố cục__________________________________________3


CHƯƠNG II: ĐIỂM ĐẶC SẮC TRONG BỘ QUỐC TRIỀU HÌNH LUẬT_4

2.1. Những điểm khơng giống hoặc khơng có trong pháp luật Trung
Hoa.____________________________________________4
2.1.1 Về bố cục_______________________________________4
2.1.2. Về nội dung_____________________________________5

2.2. Những điểm tiến bộ của Quốc triều hình luật._____________6
2.3. Lý do bộ Quốc triều hình luật có những nét đặc sắc trên._____7
CHƯƠNG III: KẾ THỪA SỰ TIẾN BỘ, GIÁ TRỊ NHÂN VĂN CỦA QUỐC
TRIỀU HÌNH LUẬT VÀO XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN VIỆT
NAM__________________________________________________________8

KẾT LUẬN______________________________________________9
TÀI LIỆU THAM KHẢO_________________________________10

MỞ ĐẦU
2


Trong 360 năm tồn tại và phát triển, triều đại nhà Lê đã để lại cho hậu thế
khơng ít thành tựu to lớn trên các lĩnh vực đời sống, điển hình là lĩnh vực pháp
luật. Phải kể đến Quốc triều Hình luật, một bộ luật quan trọng nhất, chính thống
nhất của triều Lê. Trên cơ sở có sự tiếp thu, vận dụng sáng tạo nền nhân văn của
dân tộc nhà Lê đã ban hành Quốc triều Hình luật để bảo vệ và củng cố địa vị
thống trị của mình, cùng với việc xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước của
nhà Lê. Nó cũng mang những nét đặc sắc, tiến bộ, thể hiện trình độ lập pháp của
các nhà làm luật phong kiến Việt Nam. Để hiểu rõ hơn sự đặc sắc, tính nhân văn
của Bộ luật, tơi xin chọn đề tài: “Phân tích những điểm đặc sắc trong bộ Quốc
triều hình luật triều Hậu Lê” làm tiểu luận nghiên cứu của mình.


NỘI DUNG
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ BỘ QUỐC TRIỀU HÌNH LUẬT
1.1. Về văn bản
Quốc triều hình luật là bộ luật xưa nhất còn lưu giữ được đầy đủ cho tới ngày
hôm nay. Bộ luật được biên soạn vào năm 1483 dưới triều Lê Thánh Tông, niên
hiệu là Hồng Đức vì vậy cịn được gọi là Luật Hồng Đức. Có ba bản Quốc triều
hình luật in ván khắc, mang các ký hiệu A.341, A.1995 và A.2754. Bản Quốc
triều hình luật mang ký hiệu A.341 được coi là bản có giá trị nhất vì là bản in ván
khắc hồn chỉnh hơn cả.
1.2. Về bố cục
Theo bản chữ Hán kí hiệu A.341 và bản dịch của Viện sử học, Quốc triều
hình luật có 13 chương, ghi trong 6 quyển với 722 điều. Cụ thể bố cục các
chương, điều như sau:
Chương Danh lệ, gồm 49 điều, quy định vấn đề cơ bản có tính chất chi phối
nội dung các chương khác; chương Vệ cấm, gồm 47 điều quy định việc bảo vệ
cung cấm; chương Vi chế, gồm 144 điều, chủ yếu quy định trừng phạt những
3


lOMoARcPSD|12114775

hành vi sai trái của quan lại, tội về chức vụ; chương Quân chính, gồm 43 điều,
chủ yếu quy định sự trừng phạt hành vi sai trái của tươang sĩ, tội qn sự;
chương Hộ hơn, có 58 điều, quy định về hộ tịch, hộ khẩu, các tội phạm trong
lĩnh vực đó; chương Điền sản 59 điều, quy định về ruộng đất, thừa kế, hương
hoả và các tội phạm liên quan; chương Thơng gian, có 10 điều, quy định về tội
phạm tình dục; chương Đạo tặc 54 điều, quy định về tội trộm cướp, giết người và
một số tội chính trị; chương Đấu tụng: 50 điều, quy định gồm các tội đánh nhau,
tội vu cáo, lăng mạ,…; chương Trá nguỵ, có 38 điều, quy định tội giả mạo, lừa

dối; chương Tạp luật, có 92 điều, quy định các tội khơng thuộc những chương
trên; chương Bộ vong, có 13 điều, quy định về bắt tội phạm chạy trốn và các tội
liên quan; chương Đốn ngục, có 65 điều, quy định về xử án, giam giữ can phạm
và các tội phạm trong lĩnh vực này.


CHƯƠNG II: ĐIỂM ĐẶC SẮC TRONG BỘ QUỐC
TRIỀU HÌNH LUẬT
Bộ Quốc triều hình luật thể hiện rất rõ bản chất giai cấp. Bộ luật là sự thể chế
hoá tư tưởng chính trị và đạo đức Nho giáo, bất cứ hành vi nào trái với lễ giáo
đều bị trừng phạt. Bên cạnh đó, nó cũng có những nét đặc sắc.
2.1. Những điểm khơng giống hoặc khơng có trong pháp luật Trung Hoa.
Luật pháp Trung Quốc có từ lâu đời và phát triển tới trình độ lập pháp cao.
Vì vậy, đương nhiên nhà làm luật Đại Việt đã tiếp thu nhiều thành tựu lập pháp
của Trung Quốc. Bộ Quốc triều hình luật vừa chịu ảnh hưởng của luật pháp nhà
Đường, nhà Minh lại vừa có nhiều điểm đặc sắc riêng biệt cả về hai phương diện
hình thức bố cục và nội dung, với những điều khơng giống hoặc khơng có trong
luật pháp Trung Quốc.
2.1.1 Về bố cục
Bộ Đường luật sớ nghị có 500 điều, 12 chương, 30 quyển cịn bộ Quốc triều
hình luật có 722 điều, 13 chương, 6 quyển. Bộ luật nhà Đường có các chương:
4


lOMoARcPSD|12114775

Danh lệ, Vệ cấm, Chức chế, Hộ hôn, Khai khố, Thiện hưng, Đạo tặc, Đấu tụng,
Trá nguỵ, Tạp luật, Bộ vong, Đoản ngục. Như vậy, bộ Quốc triều hình luật hơn
bộ luật nhà Đường 222 điều, gần gấp rưỡi. Trong đó có hàng trăm điều khơng
thấy có trong luật nhà Đường hoặc có nội dung khác ít nhiều so với quy định của

luật pháp Trung Hoa. Ở bộ Quốc triều hình luật nhóm tội phạm tình dục đặc biệt
là vấn đề ruộng đất được quy định trong 2 chương riêng biệt. Rõ ràng, so với cơ
cấu của Đường luật sớ nghị, nhà làm luật triều Lê không nhất thiết phải theo bố
cục của luật Trung Hoa.
2.1.2. Về nội dung
Nét đặc sắc của bộ Quốc triều hình luật được thể hiện không chỉ ở hnh thức
mà quan trọng hơn cả là ở nội dung. Luật nhà Lê có nhiều điểm mới mẻ, khơng
hề có ở luật Trung Hoa. Những điều luật ấy ở rải rác khắp trong bộ luật, nhất là 2
chương Hộ hôn và Điền sản.
Nhiều quan hệ trong 2 lĩnh vực hơn nhân gia đình, điền sản khơng được các
nhà làm luật phong kiến Trung Hoa chú trọng. Bởi vậy, trong luật Trung Hoa
không quy định một cách rõ ràng về cách thức thành lập và hình thức các loại
văn tự, chúc thư, không định rõ về chế độ tài sản của vợ chồng. Chính do sự đặc
sắc và tính thực tiễn của kĩ thuật lập pháp như vậy, sau này các toà án Nam triều
thời Pháp thuộc, Toà thượng thẩm Sài Gòn thời Mỹ Nguỵ hay dựa theo điều luật
này của bộ Quốc triều hình luật để phân xử các vụ kiện liên quan đến tài sản vợ
chồng. Quy định về hương hoả của luật nhà Lê càng khác xa với luật nhà Đường.
Ví dụ, bộ Luật nhà Lê quy định nếu khơng có con trai thì con gái được
hưởng ruộng đất hương hoả, còn theo luật Trung Hoa, nếu khơng có con trai và
khơng cịn 1 người đàn ơng nào trong họ thì con gái mới được hưởng.
Một số định chế có tính chất kinh điển của luật pháp phong kiến Trung Quốc
cũng được nhà làm luật triều Lê vận dụng 1 cách linh hoạt và sáng tạo, như chế
định Ngũ hành, Thập ác tội,…
5


lOMoARcPSD|12114775

2.2. Những điểm tiến bộ của Quốc triều hình luật.
So sánh bộ Quốc triều hình luật với các bộ luật phong kiến khác đã cho thấy

những tiến bộ sau:
Trong luật pháp thời Lê các nhà làm luật vẫn luôn dành cho phụ nữ sự ưu ái
đặc biệt về quyền lợi. Trong gia đình, tuy người chồng là gia trưởng nhưng khi
có việc hệ trọng thường phải bàn bạc với vợ mình. Nếu chồng chết vợ có quyền
quản lý tài sản. Đặc biệt phụ nữ cũng được quyền thừa kế, con gái hưởng bằng
phần con trai. Trong xử lý vi phạm pháp luật hình sự, nhà nước khơng áp dụng
hình phạt nghiêm khắc như đàn ơng.
Bộ Quốc triều hình luật ở mức độ nhất định đã bảo vệ và quan tâm đến đời
sống của dân thường, đặc biệt là người nghèo khổ. Trong Bộ luật có khơng ít các
quy định trừng phạt nghiêm khắc những người quyền quý nhũng nhiễu dân đinh.
Ví dụ, điều 300 quy định: “Những quan ti ở trấn ngoài cùng các tướng hiệu
mà tự tiện thu tiền của quân, dân để làm lễ vật cung phụng lên vua thì xử biếm
một tư, nặng thì thêm 1 bậc và bắt trả lại lễ vật cho quân dân”. Hoặc theo điều
302, những thuộc quan của vương công hay công chúa mà tự tiện bắt dân đinh
làm đầy tớ hầu hạ thì đều bị phạt tiền, có thể mất chức. Hay như điều 304 quy
định: “Những người cai quản dân đinh mà làm bậy nhũng nhiễu thì xử tội đồ hay
bãi chức. Tơn thất từ nhị phẩm trở lên thì phạt tiền 100 quan”. Bộ luật có những
quy định nhằm bảo vệ cuộc sống của những người dân cô quả, tàn tật, trẻ mồ cơi
khơng có khả năng tự mưu sống (các điều 294,295) và chống nạn nơ tì hố dân
tự do (các điều 365,291).
Bộ Quốc triều hình luật thể hiện rõ chính sách trọng nơng của triều Lê. Như
đã trình bày ở trên, nhà làm luật triều Lê đã quy định trách nhiệm của các quan
lại địa phương về việc trông nom, bảo vệ đê điều, mùa màng. Bộ luật trừng phạt
rất nặng những hành vi phá hoại đê điều (điều 596), chặt phá cây cối và lúa má
6


lOMoARcPSD|12114775

của người khác (điều 601), tự tiện giết trâu ngựa (điều 580), thả trâu ngựa phá

hoại hoa màu của dân (điều 581)…
Trong lĩnh vực tố tụng, pháp luật nhà Lê đảm bảo quyền con người cho tù
nhân. Nếu tù nhân phạm tội nặng, bị thương cần xét nghiệm, bị bệnh cần thuốc
men; những tù nhân tội nhẹ đáng cho người thân bảo lãnh mà khơng cho thì đều
bị phạt 80 trượng, nếu vì cớ đó mà chết thì xử biếm hai tư (điều 663). Quy định
này thể hiện rõ sự tiến bộ, tính nhân văn của Quốc triều hình luật, tù nhân dù
phạm tội nhẹ hay nặng đều vẫn được đảm bảo quyền con người. Các quyền lợi
này đã được tiếp thu vào pháp luật đương đại và trở thành một nét đẹp truyền
thống nhân ái của người Việt.
Nét đặc sắc trong bộ Quốc triều hình luật khơng chỉ được các nhà nghiên cứu
trong nước đánh giá cao mà còn được một số học giả nước ngoài ca ngợi. Cách
đây ít năm, trong một cơng trình nghiên cứu hệ thống pháp luật Việt Nam, hai
học giả người Nhật là M.Aikyo và T.Inaco cũng cho rằng: “Pháp luật Việt Nam
trong quá khứ quyết không đồng nhất với pháp luật Trung Quốc… Bộ Quốc triều
hình luật thế kỉ XV mặc dù chịu ảnh hưởng luật lệ nhà Đường nhưng cũng có
những nét riêng của Việt Nam…”
2.3. Lý do bộ Quốc triều hình luật có những nét đặc sắc trên.
Thứ nhất, bộ luật này là sản phẩm lập pháp của triều Lê mà chủ yếu là thuộc
thời Lê sơ. Đây là thời kì phong kiến Đại Việt phát triển rực rỡ nhất, trong đó
Nhà nước khơng chỉ bảo vệ địa vị thống trị và quyền lợi của giai cấp phong kiến
mà còn đại diện cho lợi ích của cả cộng đồng dân tộc và nhân dân. Nguồn gốc
bình dân và sự tự ý thức về sức mạnh của nhân dân trong cuộc chiến tranh giải
phóng đã đưa tập đồn phong kiến Lê sơ lên địa vị thống trị là một yếu tố cơ bản
quyết định tính nhân dân và tính dân tộc sâu sắc của Bộ luật triều Lê.
Thứ hai, do nhà làm luật triều Lê có trình độ kỹ thuật làm luật cao, có sự nhìn
nhận đúng về đặc điểm của xã hội Đại Việt và phong tục tập quán của người
7


lOMoARcPSD|12114775


Việt lúc bấy giờ đồng thời có được một ý niệm rằng luật pháp của Nhà nước chỉ
có hiệu lực và hiệu quả thực tế khi nó phù hợp với xã hội và con người nước
Việt. Bởi vậy Bộ luật được xây dựng với nhiều nét đặc sắc riêng của luật pháp
Đại Việt.

CHƯƠNG III: KẾ THỪA SỰ TIẾN BỘ, GIÁ TRỊ NHÂN
VĂN CỦA QUỐC TRIỀU HÌNH LUẬT VÀO XÂY
DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN VIỆT NAM
Trong lĩnh vực tố tụng với phần tra khảo phạm nhân, ta thấy pháp luật hiện
nay không quy định cụ thể số lần được phép hỏi cung đối với bị can như trong
bộ Quốc triều hình luật. Điều đó vơ tình đã tạo ra hành lang pháp lý rất rộng,
cơng chức tư pháp có thể lợi dụng nó để làm mọi việc giúp cho q trình điều tra
nhanh kết thúc. Mặc dù luật pháp hiện nay không cho phép sử dụng ép cung
nhưng trên thực tế vẫn có nhiều trường hợp xảy ra. Có khơng ít trường hợp
không chịu được tra tấn nên đã nhận tội bừa. Kinh nghiệm lập pháp của Quốc
triều hình luật trong tra khảo phạm nhân cần phải được kế thừa để sửa đổi Bộ
luật tố tụng dân sự hiện hành theo hướng bảo vệ cao nhất quyền của phm nhân,
và nâng cao trách nhiệm của người làm công tác điều tra.
Trong lĩnh vực tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước, cơ quan thanh tra đã
được thiết lập. Hiện nay, cơ quan thanh tra sẽ do thủ trưởng các cơ quan hành
chính lập ra nên về cơ bản vẫn khơng thể phát huy tác dụng thiết thực vì mang
nặng tính chất hình thức và bộc lộ rõ thực trạng “vừa đá bóng vừa thổi cịi”. Thủ
trưởng cơ quan hành chính lập ra thanh tra để kiểm tra các hoạt động của chính
mình thì dù có sai phạm cũng sẽ xử lý nội bộ để giữ uy tín chính trị của bản thân,
của ngành. Để hoạt động thanh tra mang lại hiệu quả cao và thực tế, trong thời
gian tới cần phải tiếp thu kinh nghiệm tổ chức cơ quan thanh tra của nhà Lê,
chuyển cơ quan này trực thuộc Đảng, tăng thêm chức năng, quyền hạn để tăng
8



lOMoARcPSD|12114775

tính phản biện nhà nước, giảm các vấn nạn hiện nay đặc biệt là nạn tham nhũng,
hách dịch trong cơ quan nhà nước.
Trong lĩnh vực cán bộ, công chức quy chế tiền lương của nhà Lê là quan
chức càng cao thì nhận tiền lương càng nhiều bởi điều đó phù hợp với trách
nhiệm và cơng việc người đó phải gánh vác. Còn đối với pháp luật hiện hành tiền
lương hưởng theo ngạch, bậc và tăng dần theo thâm niên. Trong đó người có vị
trí cao như cán bộ lãnh đạo, quản lý,..sẽ được hưởng lương có hệ số trách nhiệm
mà khơng có sự phân định rạch rịi giữa cơ quan, đơn vị nhiều việc với ít việc và
những chỗ cơng việc nhàn tản. Với chính sách lương theo hệ số như hiện nay thì
khó có thể đem lại một nền cơng vụ trong sạch, ổn định vì người làm nhiều cũng
hưởng lương như người làm ít thì khơng ai muốn làm và nếu buộc phải làm thì
họ cũng khơng tự giác. Vậy nên, trong thời gian tới, để cải cách chế độ tiền
lương đạt hiệu quả, nhà nước cần mạnh tay thực hiện chế độ khoán việc cho từng
người, từng vị trí cơng tác và mức độ hồn thành cơng việc - đây là vấn đề cốt
lõi của cải cách tiền lương và cải cách hành chính mà khơng phải là vấn đề tinh
giản bộ máy.

KẾT LUẬN
Ra đời vào thế kỷ XV, Quốc triều hình luật đã đạt được giá trị nổi bật, có
những đặc điểm tiến bộ và nhân văn hơn hẳn các bộ luật trước và cả sau nó.
Thậm chí, nhiều yếu tố cịn có ý nghĩa lớn trong việc xây dựng và hoàn chỉnh hệ
thống pháp luật của nước ta hiện nay. Đây được coi là bộ luật hồn chỉnh nhất
cịn giữ lại được đến ngày nay trong lịch sử luật pháp phong kiến nước ta. Nó là
một thành tựu to lớn và mang nhiều nét đặc sắc trong lịch sử Nhà nước và pháp
quyền Việt Nam. Mang bản chất giai cấp phong kiến nhưng Quốc triều hình luật
đã thể hiện được sự kết hợp hài hồ quyền lợi của giai cấp gắn với lợi ích dân
9



lOMoARcPSD|12114775

tộc, thể hiện được sự điều hoà giai cấp tài tình trong xã hội Việt Nam thời kỳ
Hậu Lê trong thời thịnh trị.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Lịch sử nhà nước và pháp luật
Việt Nam (2021), NXB CAND
2. Quốc Hội (2015), Bộ Luật Tố tụng hình sự nước CHXHCN Việt Nam ,
NXB Lao Động 2020
3. Quốc Hội (2015), Bộ Luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi và bổ sung năm
2017), NXB Lao Động
4. Tạp chí TAND điện tử, Lý luận về tội phạm – So sánh pháp luật hiện
hành (14/03/2022)
5. Quốc Hội (2010), Luật Thanh tra 2010, NXB
(14/03/2022)
6. Quốc Hội (2008), Luật cán bộ và công chức, NXB
/>class_id=1&mode=detail&document_id=81139. (14/03/2022)

7. Quốc triều hình luật (File dowload)
file:///Users/tranthithutrang/Downloads/Quoctrieuhinhluat.pdf

10



×