Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Tiểu luận văn học Việt Nam 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.25 KB, 17 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA NGỮ VĂN

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
GIÁ TRỊ NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT TRONG TÁC PHẨM
“SỰ TÍCH CÂY VÚ SỮA” VÀ “SỰ TÍCH HOA VẠN THỌ”

Mã lớp học phần: POLI200502
Giảng viên hướng dẫn: Lê Thị Hà
Sinh viên thực hiện : NGUYỄN QUẾ HOA
MSSV:

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 1 năm 2022
MỤC LỤC.


A.
1.
2.
3.
4.
B.

MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Mục tiêu nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu
NỘI DUNG

CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ VĂN HỌC DÂN GIAN


1. Khái niệm văn học dân gian
2. Phân loại văn học dân gian
3. Đặc trưng văn học dân gian
3.1. Tính tập thể
3.2. Tính nguyên hợp
3.3. Tính truyền miệng
3.4. Tính vơ danh
3.5. Tính truyền thống
3.6. Tính địa phương, tính dân tộc, tính quốc tế.
4. Chức năng
CHƯƠNG 2: GIÁ TRỊ NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT TRONG TÁC PHẨM
“SỰ TÍCH CÂY VÚ SỮA” VÀ “SỰ TÍCH HOA VẠN THỌ”
1. Tác giả tác phẩm
1.1. Tác giả
1.2. Tác phẩm
2. Truyện “Sự tích cây vú sữa”
3. Truyện “Sự tích hoa vạn thọ”
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.
A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Văn học dân gian rất đa dạng và phong phú cả về nội dung lẫn phương thức biểu đạt
và gần gữi với cuộc sống ngày nay. Từ lâu việc nghiên cứu văn học dân gian và
những giá trị của văn học dân gian đã là một trong những đề tài được quan tâm và chú
ý bởi lẽ trong nền văn học Việt Nam, văn học dân gian có một vai trò và giá trị to lớn


đối với nền văn học Việt Nam thời kì cổ trung đại. Văn học dân gian đa dạng và
phong phú bao gồm rất nhiều các thể loại: Truyền thuyết, truyện, truyện ngụ ngôn, ca
dao, truyện,... tuy khác về phương thức biểu đại ở mỗi thể loại nhưng lại đều mang
những màu sắc và bài học sâu sắc của ông cha ta muốn truyền đạt. Đây là những bài

học, kinh nghiệm quý báu đối vưới con cháu ngày nay. Văn học dân gian là một trong
hai bộ phận cấu thành, là nền tảng của văn học viết, là chặng đầu của nền văn học dân
tộc (Khi chưa có chữ viết, nền văn học Việt Nam chỉ có văn học dân gian). Tuy nhiên,
văn học dân gian được sang tác bằng một cơ chế và phương pháp khác với văn học
viết, được phổ biến bằng một cách thức gắn liền với đời sống sinh hoạt và lao động,
và được lưu tồn trong một hình thức có tình ngu hợp nhiều yếu tố. Vì vậy, văn học
dân gian vừa có đặc tính nghệ thuật lẫn đặc tính xã hội rất đậm nét. Từ đó có thể nói
rằng: cùng với những thành tựu của văn học viết, văn học dân gian với những đặc
trưng độc đáo của mình đã góp phần khơng nhỏ trong việc phát quang sự giàu đẹp
cho nền văn học nước nhà.
Để làm sáng tỏ hơn nữa những giá trị sâu sắc và nghệ thuật của văn học dân gian, em
tiến hành nghiên cứu giá trị nội dung và nghệ thuật của chuyện “Sự tích cây vú sữa”
và “ sự tích hoa vạn thọ” của Phạm Hổ.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu tổng quát của đề tài là thấy được giá trị nội dung nghệ thuật của
văn học dân gian qua hai truyện Sự tích cây vú sữa” và “ sự tích hoa vạn thọ” của
Phạm Hổ.
Mục tiêu chi tiết gồm:
Thứ nhất làm rõ được khái niệm, đặc trưng, thể loại của văn học dân gian.
Thứ hai thông qua truyện “Sự tích cây vú sữa” và “ sự tích hoa vạn thọ” của Phạm Hổ
để thấy rõ về đặc trưng và giá trị nội dung nghệ thuật của văn học dân gian Việt Nam.


3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính là văn học dân gian Việt Nam, đố tượng chi tiết là hai
truyện “Sự tích cây vú sữa” và “ sự tích hoa vạn thọ” của Phạm Hổ.
4. Phạm vi nghiên cứu
Văn học dân gian qua thông qua hai tác phẩm”Sự tích cây vú sữa” và “ sự tích hoa
vạn thọ” của Phạm Hổ.
B. NỘI DUNG

CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ VĂN HỌC DÂN GIAN
1. Khái niệm văn học dân gian
Từ thế kỷ XX trở về trước việc sưu tầm tài liệu về về bộ phận văn học dân gian này
còn lại đã được tiến hành, tuy nhiên thuật ngữ “văn học dân gian” vẫn chưa được sử
dụng mà chỉ lưu hành những thuật ngữ gọi riêng lẻ từng thể loại văn học dân gian như
truyện đời xưa, truyện cười, truyện truyện. Đầu thế kỷ XX, bắt đầu xuất hiện những
khái niệm liên quan đến văn học dân gian như: Văn chương bình dân, văn học bình
dân, văn chương đại chúng, văn học đại chúng, văn chương truyền khẩu, văn chương
truyền miệng, văn học truyền miệng, sáng tác truyền miệng dân gian sáng tác dân
gian, văn nghệ dân gian. Mãi đến năm 1955 Vũ Ngọc Phan trong một bài viết được
trên tạp chí nghiên cứu văn học đã sử dụng thuật ngữ "văn học dân gian". Đầu những
năm 1960, thuật ngữ “văn học dân gian” được hình thành trong sách giáo khoa của
Trường Đại học Sư phạm đầu tiên và Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội.
Trong “Giáo trình văn học dân gian Việt Nam”, nhóm tác giả Đinh Gia khánh, Chu
Xuân Diên và Võ Quang Nhơn xem tác phẩm văn học dân gian trước hết là những tác
phẩm nghệ thuật và những hình tượng nghệ thuật mang tính thẩm mỹ. Tuy nhiên,
cách định nghĩa này ít nhiều chưa phân biệt được những đặc trưng cơ bản của văn học


dân gian. Trước hết, chúng ta có thể định nghĩa theo kiểu chiết tự khái niệm. Theo đó,
“Văn học” chỉ bộ phận sáng tác nghệ thuật bằng chất liệu ngôn từ, còn “Dân gian”
nêu ra mối quan hệ giữa nghệ thuật ngơn từ với các loại hình nghệ thuật khác (Âm
nhạc, vũ đạo, tạo hình, mơi trường diễn xướng) Và văn học dân gian dùng chỉ những
thể loại sáng tác dân gian trong đó có thành phần nghệ thuật ngơn từ ( tức phần “văn
học” chiếm vị trí quan trọng hơn nhưng bao giờ nó cũng có mối quan hệ hữu cơ với
các thành phần nghệ thuật và phi nghệ thuật khác)
Văn học dân gian là một loại sáng tác nghệ thuật ngơn từ của nhân dân. Nhưng bên
cạnh đó, văn học dân gian cịn có những yếu tố nghệ thuật khác ngồi ngơn từ.
Những yếu tố ấy thuộc loại hình nghệ thuật biểu diễn, nghệ thuật thời gian, khơng
gian và được tiếp nhận bằng cả thính giác lẫn thị giác. Vậy, văn học dân gian ra đời

và tồn tại gắn liền với lịch sử loài người và được nhân dân sáng tác, lưu truyền chủ
yếu bằng phương thức truyền miệng.
2. Phân loại văn học dân gian
Văn học dân gian gồm các thể loại:
Văn xuôi tự sự bao gồm: Truyền thuyết, thần thoại, sử thi, truyện truyện, truyện cười
và truyện ngụ ngôn.Thơ ca tự sự bao gồm: Sử thi, truyện thơ và các loại vè.Các câu
nói vần bao gồm: Tục ngữ, câu đố, câu phù chú
Thơ ca trữ tình nghi lễ bao gồm: Bài ca nghi lễ sinh hoạt, bài ca nghi lễ lao động, bài
ca nghi lễ tế thần.Thơ ca trữ tình phi nghi lễ: Bài cao lao động, bài ca sinh hoạt, bài
cao giao duyên.
Loại kịch: Bao gồm các loại hình ca kịch và trị diễn dân gian như chèo sân đình,
tuồng, múa rối, những trị diễn có tích truyện.
Truyện truyện: là một thể loại văn học được tự sự dân gian sáng tác có xu thế hư cấu,
bao gồm truyện thần kỳ, truyện thế sự, truyện phiêu lưu và truyện loài vật. Đây là loại


truyện ngắn, chủ yếu kể về các nhân vật dân gian hư cấu, như tiên, yêu tinh, thần
tiên… và thường là có phép thuật, hay bùa mê. Ví dụ như truyện: Thạch Sanh, Cây
khế, Sọ Dừa....
Truyền thuyết: là những truyện kể truyền miệng kể lại truyện tích các nhân vật lịch sử
hoặc giải thích nguồn gốc các phong vật địa phương theo quan điểm của nhân dân,
biện pháp nghệ thuật phổ biến của nó là khoa trương, phóng đại, đồng thời nó cũng sử
dụng yếu tố hư ảo, thần kỳ như truyện và thần thoại. Ví dụ như truyệ: Thánh Gióng,
Bánh Trưng bánh giày,...
Thần thoại: Nhằm kể lại sự tích các vị thần sáng tạo thế giới tự nhiên và văn hóa,
phản ánh nhận thức của con người thời cổ đại về nguồn gốc của thế giới và đời sống
con người Ví dụ như truyện: Ơng Trời, Thần Nơng,....
Truyện ngụ ngôn: là truyện kể dân gian bằng văn xuôi hay bằng thơ, mượn chuyện về
loài vật, đồ vật, cây cỏ... làm ẩn dụ, hoặc chính chuyện con người để nói bóng gió, kín
đáo chuyện đời, chuyện người, nhằm nêu lên bài học luân lí. Ví dụ như: Cáo mượn

oai hùm, Rùa và thỏ…
Truyện cười: là một lĩnh vực truyện kể dân gian rộng lớn, đa dạng, phức tạp bao gồm
những hình thức được gọi bằng những danh từ khác nhau có tác dụng gây cười, lấy
tiếng cười để khen chê và mua vui, giải trí. Ví dụ như truyện: Đẽo cày giữa đường,
treo biển...
Tục ngữ: là thể loại văn học dân gian nhằm đúc kết kinh nghiệm, tri thức của nhân
dân dưới hình thức những câu nói ngắn gọn, súc tích, có nhịp điệu, dễ nhớ, dễ
truyền. ...
Câu đố: là thể loại văn học dân gian phản ánh sự vật hiện tượng theo lối nói chệch.
Khi sáng tạo câu đố, người ta tìm đặc trưng và chức năng của từng vật cá biệt và sau
đó phản ánh thơng qua sự so sánh, hình tượng hóa.


Ca dao: là thơ ca dân gian Việt Nam được truyền miệng dưới dạng những câu hát
không theo một điệu nhất định, thường phổ biến theo thể thơ lục bát cho dễ nhớ, dễ
thuộc.
3. Đặc trưng văn học dân gian
3.1. Tính tập thể.
Văn học dân gian là sáng tác của nhân dân, nhưng không phải tất cả nhân dân đều là
tác giả của văn học dân gian. Cần chú ý vai trò của cá nhân và quan hệ giữa cá nhân
với tập thể trong quá trình sáng tác, biểu diễn, thưởng thức tác phẩm văn học dân
gian.

Tính tập thể thể hiện chủ yếu trong quá trình sử dụng tác phẩm. Vấn đề quan

trọng ở chỗ nó được mọi người biểu diễn, thưởng thức hay khơng, nó đã đạt mức
thành tựu hay khơng. Trong q trình đó, tập thể nhân dân tham gia vào công việc
đồng sáng tạo tác phẩm. Quan hệ giữa truyền thống và ứng tác là hệ quả của mối quan
hệ giữa các nhân và tập thể. Truyền thống văn học dân gian một mặt là cái vốngiùp
nghệ nhân dân gian ứng tác( sáng tác một cách chớp nhống mà khơng có sự chuẩn bị

trước) dễ dàng, một mặt qui định khuôn khổ cho việc sáng tác. Ứng tác đến lượt nó sẽ
cung cấp những đơn vị làm giàu cho truyền thống
3.2.

Tính nguyên hợp.

Tính nguyên hợp của văn học dân gian biểu hiện ở sựû hòa lẫn những hình thức khác
nhau của ý thức xã hội trong các thể loại của nó. Có thể nói rằng, văn học dân gian là
bộ bách khoa toàn thư của nhân dân. Tính ngun hợp về nơi dung của văn học dân
gian phản ánh tình trạng nguyên hợp về ý thức xã hơi thời ngun thuỷ, khi mà các
lãình vực sản xuất tinh thần chưa được chun mơn hố. Trong các xã hội thời kỳ sau,
mặc dù các lãnh vực sản xuất tinh thần đã có sự chun mơn hố nhưng văn học dân
gian vẫn cịn mang tính ngun hợp về nội dung . Bởi vì đại bộ phận nhân dân , tác
giả văn học dân gian , khơng có điều kiện tham gia vào các lãnh vực sản xuất tinh
thần khác nên họ thể hiện những kinh nghiệm , tri thức , tư tưởng tình cảm của mình
trong văn học dân gian , một loại nghệ thuật không chuyên.


Về loại hình nghệ thuật : Tính ngun hợp của văn học dân gian biểu hiện ở chỗ : Văn
học dân gian không chỉ là nghệ thuật ngôn từ thuần túy mà là sự kết hợp của nhiều
phương tiện nghệ thuật khác nhau. Sự kết hợp này là tự nhiên, vốn có ngay từ khi tác
phẩm mới hình thành. Một b dân ca trong đời sống thực của nó , khơng chỉ có lời
mà cịn có nhạc, điệu bộ, lề lối hát...
3.3.

Tính truyền miệng.

Ngơn từ truyền miệng đóng vai trị quan trọng trong việc tạo nên nội dung, ý nghĩa và
thế giới nghệ thuật của tác phẩm văn học dân gian nhằm phản ánh sinh động hiện
thực cuộc sống. Văn học dân gian tồn tại, lưu hành theo phương thức truyền miệng.

Đây là điểm khác biệt rất cơ bản giữa văn học dân gian và văn học viết. Trong khi văn
học viết được lưu giữ bằng chữ viết thì văn học dân gian lại được truyền miệng từ
người này sang người khác, qua nhiều thế hệ và các địa phương khác nhau. Quá trình
truyền miệng vẫn được tiếp tục kể cả khi tác phẩm văn học dân gian đã được ghi chép
lại.ư
Đặc trưng truyền miệng phản ánh phương thức sinh thành tồn tại và phát triển của văn
học dân gian. Được sáng tác và lưu truyền thông qua con đường truyền miệng văn
học dân gian đòi hỏi ở người nghệ nhân không chỉ tài năng mà đặc biệt hơn là trí nhớ.
Tác phẩm văn học dân gian thường khơng giữ được trọn vẹn hình hài khi trải qua quá
trình trao lời giữa nhiều cá nhân trong tập thể. Khoảng trắng này một mặt có thể làm
giảm sút giá trị của sáng tác dân gian một mặt là cơ hội để nhiều cá nhân cùng tham
gia quá trình sáng tác và bồi đắp cho tác phẩm dân gian thêm nhiều giá trị. Có thể
khẳng định sự tồn tại của tác phẩm dân gian là minh định cho hiện tượng trầm tích giá
trị qua nhiều cá nhân thế hệ của cộng đồng. Điều này có nghĩa là sự xói mịn giá trị
của các tác phẩm dân gian nếu có sẽ xóa tên các sáng tác khỏi kho tàng dân gian tập
thể.
Tính chất truyền miệng tạo điều kiện thuận lợi để văn hóa dân gian được truyền bá
nhanh chóng rộng khắp theo khơng gian và thời gian. Bằng cách truyền miệng một


tác phẩm có thể được ngẫu hứng và truyền tải đến nhiều người cùng một lúc. Mỗi cá
nhân tham gia vào q trình truyền thuyết dân gian sau đó sẽ trở thành một điểm sóng
đóng vai trị là người khởi xướng một chu kỳ truyền tải mới.
3.4.

Tính vơ danh

Tính vơ danh nhằm phản ánh sự không mang tên tác giả của tác phẩm văn học dân
gian. Ta có thể hiểu rằng, khi sáng tác, các tác phẩm, tập thể dân gian khơng hề có ý
thức lưu lại tên tác giả dưới những sáng tác của mình. Mà thực ra, đặc trưng truyền

miệng khơng hề tạo nên thói quen ấy. Khơng thể trong một mơi trường diễn xướng
như hị đối đáp chẳng hạn, vừa ứng tác một tác phẩm để đối và đáp lại với người tham
gia diễn xướng, lại vừa có thể kèm theo tên mình như thể là một dấu ấn cá nhân. Chưa
nói đến trường hợp trong một hồn cảnh diễn xướng khác, một người hoặc một nhóm
người nào đó tham gia chỉnh lý, sửa chữa theo kiểu đồng sáng tác hồn tồn rất ngẫu
hứng thì dấu ấn cá nhân ban đầu của người sáng tác càng mờ nhạt hơn. Cho nên tính
vơ danh như là một hệ quả tất yếu của tính tập thể và tính truyền miệng. Nhưng khơng
chỉ đơn thuần như thế. Tính vơ danh cịn là kết quả tổng hợp của cả tính truyền thống
và các thuộc tính hữu quan khác.
Tính vơ danh có vai trị thúc đẩy tính tập thể phát triển mặc cho nó chính là kết quả
của tính tập thể. Vì văn học dân gian là những tác phẩm không tên, không chủ sở hữu,
không bản quyền nên mọi người đều có quyền sử dụng, lưu hành, sửa chữa, thêm bớt
sao cho mình cảm thấy hay nhất, nhờ đó tính tập thể được duy trì. Tuy nhiên, vì
khơng mang tên ai, không bản quyền nên chắc chắn sẽ xuất hiện những người tham
gia sáng tác mà không chịu trách nhiệm về những sáng tác của mình, từ đó chất lượng
tác phẩm khơng cao, thậm chí là lỗi thời, vơ giá trị hoặc phản động. Cũng có người
lợi dụng tính truyền miệng để lưu truyền những thơng tin khơng chính xác, song, theo
quy tắc chọn lọc tự nhiên, chúng cũng sẽ nhanh chóng bị đào thải khỏi nhân dân, bởi
sự tỉnh táo của người dân lao động, tức điều gì vơ nghĩa sẽ nhanh chóng bị lãng qn.
3.5.

Tính truyền thống


Tính truyền thống của văn học dân gian biểu hiện ở các phương diện như thể loại (thể
thơ lục bát truyền thống), kiểu truyện (kiểu truyện người mồ côi, kiểu truyện người
em út, kiểu truyện người xấu xí, kiểu truyện người dũng sĩ…), ngơn ngữ, hình tượng,
hình ảnh (chẳng hạn sự lặp lại của các hình ảnh trong ca dao như trầu cau, rồng mây,
trúc mai…) , đề tài (như các mẫu đề quen thuộc của ca dao: Mười thương, chiều
chiều, thân em, đêm qua…). Ngồi ra, tính truyền thống còn thể hiện ở nội dung và

nghệ thuật, trong sáng tác và diễn xướng. Nó phản ánh quy luật sáng tạo và đặc trưng
của văn học dân gian. Mỗi tác phẩm dân gian đều xây dựng trên một loạt các yếu tố
truyền thống nên khi tìm hiểu và phân tích, ta phải dựa vào hệ thống và khai thác các
yếu tố trong các hệ thống này. Đồng thời công thức truyền thống cũng có mối quan hệ
chặt chẽ với vấn đề hiện thực được phản ánh trong Folklore. Đây là một hiện thực đã
được truyền thống chọn lọc, khái quát. Chẳng hạn để nói về một vùng quê giàu đẹp,
con người thanh lịch, giỏi giang, ca dao dân ca đã có sẵn một hiện thực, trong truyền
thống, thể hiện ở các công thức địa danh – phong cảnh, địa danh – sản vật, địa danh –
con người,
3.6.

Tính địa phương, tính dân tộc, tính quốc tế.

Tính quốc tế:
Trong văn học dân gian của các dân tộc khác nhau, ta thấy có nhiều yếu tố tương
đồng nhau như đề tài, cốt truyện, kiểu loại nhân vật, type(1), motip(2)…Đó là tính
quốc tế của văn học dân gian. Chẳng hạn văn học dân gian của các dân tộc đều có
những thể loại cơ bản như tục ngữ, câu đố, dân ca, truyện truyện, truyền thuyết, thần
thoại…Trong truyện truyện, một đặc điểm chung thường thấy là ước mơ cái thiện, cái
chính nghĩa sẽ chiến thắng cái ác, cái gian tà, nhân vật mồ côi bao giờ cũng giành
được một sự quan tâm đặc biệt như Lọ Lem của Đức, cô Tấm của Việt Nam. Trong
thần thoại, quan niệm và cách giải thích về thế giới cũng có nhiều sự trùng hợp thú vị
(Ví dụ Thần Trụ trời của Việt Nam và Thần Bàn Cổ của Trung Quốc). Sở dĩ có hiện
tượng này là bởi các dân tộc có thể ở những quốc gia khác nhau nhưng lại có chung
một nguồn gốc nhân chủng, có sự giao lưu văn hóa và đã trải qua các hình thế kinh tế


– văn hóa – xã hội giống nhau. Vì thế nên tư duy và cách tiếp nhận thời đại của họ lại
có những nét giống nhau, tương đồng nhau. Từ đó nảy sinh hiện tượng một số yếu tố
nội dung và hình thức trong văn học dân gian trùng khớp nhau như đã trình bày

Tính dân tộc:
Tính dân tộc nằm ngay trong sự tương đồng của tính quốc tế. Chính từ những motip
tương đồng của Folklore ở nước này hay nước kia mà ta nhận ra sắc thái dân tộc của
Folklore mỗi nước. Trong những thể loại giống nhau, những đề tài và chủ đề chung,
những kiểu truyện và kiểu nhân vật tương đồng, bên cạnh sự giống nhau hay gần nhau
(tính quốc tế) lại chứa đựng khơng ít những đặc điểm riêng mang bản sắc một dân tộc.
Nói cách khác, có hiện tượng vừa giống nhau nhưng vừa khác nhau giữa các tác phẩm
văn học dân gian. Chẳng hạn khi so sánh Tấm Cám và Lọ Lem, ngoài những yếu tố
tương đồng như vừa kể trên, ta thấy nhân vật Tấm và một số chi tiêt, tính huống trong
Tấm Cám mang bản sắc của dân tộc Việt Nam (Bắt cá, trẩy hội, quả thị, têm trầu cánh
phượng…) mà Lọ Lem khơng có. Và tất nhiên Lọ Lem cũng có những nét riêng của
dân tộc Pháp (hạt dẻ, dạ hội quý tộc, váy đầm, cỗ xe ngựa…). Vậy tính dân tộc là
những yếu tố khác biệt mang bản sắc riêng biệt so với những nét tương đồng chung
của tính quốc tế.
Tính địa phương:
Nếu tính dân tộc là riêng so với tính quốc tế thì tính địa phương lại là riêng so với tính
dân tộc. Tính địa phương tồn tại ngay trong tính dân tộc. Đó là những sắc thái văn hóa
riêng ở một địa phương. Trong văn học dân gian, tính địa phương là cơ sở để phân
vùng và xác định ranh giới giữa các vùng văn học dân gian mỗi quốc gia, mỗi dân tộc.
Nó góp phần làm tăng sự phong phú và đa dạng của văn học dân gian mỗi dân tộc chứ
không hề phá vỡ sự thống nhất bền vững của tính dân tộc.
4. Chức năng văn học dân gian.


Về chức năng nhận thức: Văn học dân gian được xem như "bộ bách khoa tồn thư về
kiến thức, tơn giáo, triết học" của nhân dân. Văn học dân gian gìn giữ và lưu truyền
hệ thống tri thức về tự nhiên, xã hội, tâm linh, kinh nghiệm sống, ứng xử… Văn học
dân gian là người thầy lớn đem lại cho nhân loại những bài học sinh động, gần gũi và
sâu sắc về mọi phương diện của đời sống.
Về chức năng giáo dục: Văn học dân gian có khả năng định hướng đạo đức, luân lí

cho con người trong đời sống xã hội. Chức năng này gần gũi và có sự giao thoa với
phương diện xã hội của chức năng nhận thức. Tuy nhiên, nếu chức năng nhận thức là
sự phản ánh các hiện tượng xã hội một cách khách quan thì chức năng giáo dục lại là
sự tác động, ảnh hưởng, chi phối cả trực tiếp lẫn gián tiếp đến cộng đồng. Có những
tác phẩm, nhiều nhất thuộc thể loại hát nói, mang ý nghĩa giáo dục trực tiếp, tức ý
nghĩa giáo dục được thể hiện một cách tường minh. Song, phần lớn các sáng tác dân
gian chứa đựng ý nghĩa giáo dục hàm ẩn, tức ý nghĩa giáo dục gián tiếp.
Về chức năng thẩm mĩ: Văn học dân gian là nghệ thuật, là quan niệm thẩm mĩ của
cộng đồng, nó mang vẻ đẹp hồn hậu, giản mộc của nhân dân. Mang bản chất nguyên
hợp, văn học dân gian chỉ thực sự phơ diễn vẻ đẹp của mình khi sống trong môi
trường nảy sinh và tồn tại, tức thành phần nghệ thuật ngôn từ phải được kết nối với
thành phần nghệ thuật âm nhạc, vũ đạo trong môi trường diễn xướng.
Về chức năng sinh hoạt: Khác với văn học viết, văn học dân gian ra đời và trở thành
một bộ phận hữu cơ trong môi trường sinh hoạt và lao động của nhân dân. Văn học
dân gian gắn bó mật thiết với cuộc đời mỗi người xuyên suốt "từ chiếc nơi ra tới nấm
mồ". Mơi trường và thói quen sinh hoạt của nhân dân là điều kiện quan trọng cho văn
học dân gian hình thành và phát triển.
CHƯƠNG 2: GIÁ TRỊ NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT TRONG TÁC PHẨM
“SỰ TÍCH CÂY VÚ SỮA” VÀ “SỰ TÍCH HOA VẠN THỌ”
1. Tác giả, tác phẩm.
1.1. Tác giả


Nhà thơ Phạm Hổ, sinh ngày 28.11.1926. Bút danh khác: Hồ Huy. Quê gốc xã Nhân An,
huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định. Hiện sống ở Hà Nội. Ơng là đảng viên Đảng cộng sản
Việt Nam, hội viên Hội nhà văn Việt Nam (1957). Phạm Hổ xuất thân từ một gia đình
nhà nho, học tiểu học ở quê, học trung học ở Huế, đỗ thành chung ở Quy Nhơn. Sau
Cách mạng tháng Tám, ông làm công tác tuyên truyền ở TP. Quy Nhơn. Trong kháng
chiến chống Pháp, ông là Ủy viên BCH đoàn Hội họa Liên khu V. Tập kết ra Bắc, ông
làm biên tập ở nhà xuất bản Kim Đồng, sau chuyển sang tuần báo Văn nghệ giữ chức Phó

Tổng biên tập thứ nhất. Ơng đã từng là Phó trưởng ban đối ngoại Hội nhà văn, Chủ tịch
Hội đồng văn học thiếu nhi Hội nhà văn. Tác phẩm nổi tiếng của ông phải kể đến: Những
ngày xưa thân ái (thơ – 1957), Ra khơi (thơ – 1960), Đi vớ (thơ – 1967), Những ô cửa số,
những ngả đường (thơ – 1976), Vườn xoan (truyện ngắn – 1964), Tình thương (tiểu
thuyết – 1974), Chú bị tìm bạn (thơ – 1966), Những người bạn nhỏ (thơ – 1960), Bạn
trong vườn (thơ – 1966), Chuyện hoa chuyện qủa (6 tập in từ 1974 đến 1994), Ngựa thần
từ đâu đến (tập truyện – 1986), Nàng tiên nhỏ thành Ốc (bộ ba vở kịch – 1980), Cất nhà
giữa hồ (tập truyện truyện – 1995).
1.2.

Tác phẩm

Truyện “Sự tích cây vú sữa” và Truyện “Sự tích hoa vạn thọ” đều in trong Chuyện
hoa chuyện qủa (6 tập in từ 1974 đến 1994).
Tác phẩm được viết theo lối truyện hiện đại, ngắn gọn, súc tích và rất dễ thương.
Không sao đâu! Bằng một giọng văn nhỏ nhẹ, giản dị, tập sách gồm gần 100 câu
chuyện lần lượt giải thích tại sao quả bưởi lại có con tơm, con tép trong múi, tại sao
lại gọi là nhãn lồng, tại sao lại có hoa huệ, hoa xấu hổ… Mỗi lồi cây đều có một câu
chuyện riêng mà Phạm Hổ, bằng sự nhạy cảm đặc biệt với thiên nhiên và tình yêu
dành cho trẻ nhỏ, đã nghe thấy và kể lại.
Một quyển sách kể các sự tích về các lồi hoa, các loại quả. Những tích truyện ấy là
sự sáng tạo mới lạ nhưng cũng vô cùng quen thuộc qua cách kể gần gũi, bình dị, đậm
chất dân gian. Đó là những bài học làm người khắc sâu những tình cảm gốc rễ, đáng


q nhất : về tình thầy trị trong sự tích cây Nhân Sâm, về tình gia đình trong sự tích
hoa Vạn Thọ, sự tích cây Dừa, về lịng u q hương, đất nước trong sự tích cây
Bưởi hay cả tình u đơi lứa trong sự tích hoa Sen Đá… Mỗi truyện là một nét bút
độc đáo của tác giả. Qua đó, thế giới thiên nhiên mn màu mn vẻ quanh ta dường
như đều được tạo ra từ sự tốt đẹp của thế giới con người. “Chuyện Hoa Chuyện Quả”

rất hay và sâu sắc.
2. Truyện “Sự tích cây vú sữa”
Sự tích cây vú sữa là một câu truyện cổ tích đầy tính nhân văn trong kho tàng truyện
cổ tích Việt Nam đã được tác giả Phạm Hổ kể lại bằng một giọng văn đặc tả nhưng
vẫn giữ được hét cổ điển của truyện cổ tích. Về mặt nội dung có thể thấy rõ được
truyện ca ngợi tinh thần hiếu thảo từ đó thể hiện bài học sâu sắc về lịng hiếu thảo của
con người, đây là giá trị cốt lõi của tồn bộ câu truyện.
Lịng hiếu thảo là phẩm chất cao đẹp của con người, là thước đo
nhân phẩm và giá trị. Tình mẹ ln thiêng liêng và cao cả, nhưng
đồng thời cũng quá hiển nhiên và đơn giản dễ khiến người ta quên
đi sự có mặt của nó.
Câu chuyện Sự tích cây vú sữa này cho ta thấy được một bài học về
lịng hiếu thảo trong gia đình. Hãy đối xử tốt với cha mẹ khi họ còn
sống đừng để đến khi ba mẹ mãi mãi ra đi rồi thì lúc này có hối hận
cũng đã quá muộn.
Cha mẹ dù có những cách dạy con khác nhau nhưng tất cả đều
mong những gì tốt đẹp nhất đến với con cái. Dù là xưa hay nay thì
lịng hiếu thảo vẫn ln được đặt lên đầu. Muốn cuộc sống hạnh
phúc thì bạn cũng cần phải có một trái tim biết yêu thương và quan
tâm người khác


Tình mẹ thật bao la và vĩ đãi, trong câu chuyện cho dù khi biến
thành một cái cây, người mẹ vẫn ln muốn chở che cho đứa con
của mình. Câu chuyện ca ngợi sự hiếu thảo của người con, đồng thời
cũng phê phán thái độ của người con trong câu chuyện. Khi mẹ còn
sống người con đã đối xử tệ bạc với mẹ của mình và chỉ nhận ra
điều đó khi đã quá muộn.
Nghệ thuật xây dựng nhân vật của truyện có nhiều đặc thù thú vị. Hệ thống nhân vật
tuy khơng đa dạng nhưng lại có cách xây dựng độc đáo từ suy nghĩ đến hành động

của nhân vật đều khơng theo motip có sẵn thay vào đó là sự biến đổi đề khắc họa rõ
nét bài học hiếu thảo. Nhân vật cậu bé trong câu truyện được xây dựng là một câu bé
hư, trải qua chuyện mất đi mẹ mới nhận ra việc me quan trọng từ đó nhấn mạnh lòng
hiếu thảo.. Truyện xây dựng nhân vật phân tuyến, cảm xúc nhân vật được khắc họa rõ
nét để người đọc và nghe chỉ thoáng qua đã thấy được cảm xúc của nhân vật. . Kết
cấu truyện là kết cấu đường thẳng một mạch xuyên suốt như đang được kể lại chứ
hồn tồn khơng có bất kì sự hồi tưởng hay nhớ về quá khứ nào. Cốt truyện tuân theo
một trật tự nhất định từ trước đến sau, cái gì xảy ra trước kể trước, cái gì xảy ra sau kể
sau. Nghệ thuật xây dựng ngôn ngữ trong truyện cũng tương thích với đặc trưng và
chức năng thể loại. Ngơn ngữ mang tính trần thuật, tính kể đặc trưng cho ngôn ngữ kể
chuyện. Các câu tả và các đoạn đối thoại ít có mặt trong truyện. Hình thức tả chủ yếu
mang tính phác họa những nét đặc trưng nhất của nhân vật.
3. Truyện sự tích hoa vạn thọ.
Truyện sự tích hoa Vạn Thọ cho ta thấy được tình u thương và sự hiếu thảo của
người con dành cho cha của mình. Tình u thương ấy, dùng có gian khó khổ sở hay
thậm chí là vất vả cũng khơng thay đổi được. Người con đối với cha của mình là thật
lịng u thương cha hết lịng vì cha khơng bỏ rơi cha lúc ơng đau ốm bệnh tật, đó là
tinh thần hiểu thảo.
Không chỉ hiếu thảo, nhân vật người con trong truyện cũng là một người rất là thông
minh và tài giỏi, không sợ nhà hào phú cường quyền. Bằng trí thơng minh và sự dũng
cảm của mình, nhân vật người con đã khiến cho tên nhà giàu phải ôm cục uất ức, mà


lại khơng thể phản kháng gì cả. Sự hiếu thảo và tài trí đã giúp người con cứu được cha
của mình. Tấm lịng này giống như bơng hoa vạn thọ mong cha có thể sống đến trăm
tuổi để mà tận hiếu.
Trước hết, nghệ thuật phiếm chỉ, cũng tương tự kết cấu đường thẳng, nhằm phục vụ
nhu cầu truyền miệng, gạt bỏ những yếu tố khó nhớ trong chuyện. Do vậy, nhân vật,
khơng gian, thời gian thường có tính phiếm chỉ. Trong truyện ít sử dụng danh từ
riêng. Một cụm từ thường được sử dụng trong truyện là: “ngày xửa ngày xưa”; một

số danh từ phiếm chỉ thường gặp trong truyện như: một phú ông, một quý cô, một anh
tiều phu nọ… Việc chỉ sử dụng danh từ phiếm chỉ như vậy có tác dụng tạo ra một
mảnh đời, một số phận có tính khái qt cao. Nghệ thuật tưởng tượng, hư cấu là một
phần quan trọng nhằm giúp con người có thêm trợ lực để hồn thành được mơ ước
của mình. Xét trên phương diện nội dung, chuyện ca ngợi tinh thần hiếu thảo của
người con cho nên ngôn từ dùng để khắc họa nhân vật tên nhà giàu cũng cần có
những sjw khác biệt nhằm làm nổi bật lên tính thơng minh của em bé. Truyện đi thẳng
từ hiện tại đến tương lai, không hồi tưởng hay suy nghĩ về quá khứ nên tương đối dễ
hiểu và có thể học thuộc phù hợp với lứa tuổi thiếu nhi. Tiếp đó là các nhân vật trong
truyện mặc dù lấy người con làm trung tâm nhưng hình ảnh người cha ln được
dùng để nhấn mạnh đến sự hiếu thảo của người con đó là sự khác biệt với mơ típ
thơng thường của các truyện cổ tích.
C. KẾT LUẬN
Một tác phẩm nghệ thuật luôn là đứa con của người nghệ sĩ, sản phẩm của một thời
đại. Phản ánh nhận thức là một quy luật văn học. Vì vậy, tác phẩm “ Sự tích cây vú
sữa” và “ Sự tích hoa vạn thọ” là sản phẩm của thời đại. Tác phẩm này là một âm
hưởng rất tự nhiên, tự nhiên, mang đầy bản sắc văn hóa dân gian. Nhưng đó cũng là
giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc ca ngợi về sự hiếu thảo của con người. Để
hiểu và đánh giá các tác phẩm “ Sự tích cây vú sữa” và “ Sự tích hoa vạn thọ” từ
quan điểm văn hóa, chúng ta hãy tìm kiếm bản chất của nghệ thuật và chìa khóa chân
lý của nghệ thuật từ một góc nhìn mới và tự do. Tuy nhiên, những vấn đề được phân
tích ở trên khơng phải là tất cả, mà chỉ là một hướng và một số phát hiện. Nghiên cứu
văn học theo phương pháp văn hoá học chắc chắn đã và đang đặt ra những thách thức


mới cho những cây bút phê bình nghiên cứu văn chương nghệ thuật và cả những ai
thích khám phá chân lý nghệ thuật.

Danh mục tài liệu tham khảo:
1.

2.
3.
4.

Phạm Hổ, (2019), Truyện hoa truyện quả, Nxb Kim Đồng.
Giáo trình văn học dân gian (2009), Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng.
Trần Nho Thìn - Truyện Kiều dưới góc nhìn văn hố - Nxb Giáo dục, Hà Nội 2003.
Nguyễn Bá Thành - Bản sắc văn hoá Việt Nam qua giao lưu văn hoá - Nxb ĐHQG

Hà Nội,
5. Lý luận văn học - Nxb Giáo dục - ĐHQG Hà Nội.



×