BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT DÂN SỰ
TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
MƠN:
LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ
TÊN ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN
Hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo quy định
pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam – So sánh pháp luật cạnh tranh
Người thực hiện: Trần Thị Thảo
MSSV: 1853801011205
Lớp: 90 - TM 43.3
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2021
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2021
0
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU........................................................................................................................................... 2
1. Tính cấp thiết ........................................................................................................................................ 2
2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................................................ 2
3. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................................................. 2
4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................................................... 2
5. Bố cục tổng quát ................................................................................................................................... 3
CHƯƠNG I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HÀNH VI CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH
THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ VIỆT NAM - SO SÁNH VỚI PHÁP
LUẬT CẠNH TRANH ............................................................................................................................. 4
1.1. Tổng quan về hành vi cạnh tranh không lành mạnh ......................................................................... 4
1.2. Hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam – So sánh pháp luật
cạnh tranh ................................................................................................................................................. 4
1.2.1. Khái niệm cạnh tranh không lành mạnh......................................................................................... 4
1.2.2. Đặc điểm cạnh tranh không lành mạnh .......................................................................................... 5
1.2.3. Vai trị của quy định chống cạnh tranh khơng lành mạnh ............................................................. 9
CHƯƠNG II. THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG CHỐNG CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH
THEO PHÁP LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ VÀ KIẾN NGHỊ HỒN THIỆN PHÁP LUẬT ............... 10
3.1. Thực tiễn về hoạt động chống cạnh tranh không lành mạnh theo pháp luật sở hữu trí tuệ ............ 10
3.2. Nguyên nhân dẫn đến bất cập ......................................................................................................... 12
3.3. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật quy định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh ........................ 13
KẾT LUẬN ............................................................................................................................................. 14
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 15
A. Văn bản quy phạm pháp luật.............................................................................................................. 15
B. Tài liệu là giáo trình, sách chuyên khảo. ........................................................................................... 15
C. Tài liệu internet. ................................................................................................................................. 15
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết
Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường hiện nay, Việt Nam đã và đang cố gắng trong việc
vừa tập trung đẩy mạnh phát triển kinh tế, vừa tạo được môi trường cạnh tranh lành mạnh trong
lĩnh vực sở hữu trí tuệ (SHTT) cho các chủ thể kinh doanh. Là thành viên của Tổ chức Thương
mại thế giới (WTO), Việt Nam cam kết thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình về các khía cạnh
trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Cho đến nay, Việt Nam đã triển khai toàn diện và đồng bộ các
quy định về SHTT. Tuy nhiên, một số quy định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh
(CTKLM) theo pháp luật SHTT còn phức tạp và chồng chéo; các biện pháp chế tài cịn thiên
về dân sự và hành chính, chưa đủ sức răn đe; việc thực thi pháp luật chưa thực sự nghiêm minh
dẫn đến các hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh trong lĩnh vực này còn phổ biến và phức tạp.
Có thể thấy rằng, cạnh tranh là quy luật tất yếu trong nền kinh tế thị trường. Cạnh tranh
có thể tạo động lực và điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển, tuy nhiên, nếu không tạo
được hành lang pháp lý ổn định, chặt chẽ để kiểm sốt thì rất dễ xảy ra CTKLM, tác động xấu
đến thị trường. Pháp luật cạnh tranh trong lĩnh vực SHTT đối với Việt Nam là vấn đề còn mới,
phức tạp. Việc xem xét và giải quyết mối quan hệ giữa cạnh tranh không lành mạnh trong pháp
luật SHTT với pháp luật cạnh tranh là vấn đề không đơn giản. Pháp luật về cạnh tranh trong
luật cạnh tranh và SHTT đều nhằm mục đích kiểm sốt tốt hành vi cạnh tranh, tạo môi trường
cạnh tranh lành mạnh để thúc đẩy doanh nghiệp phát triển. Pháp luật cạnh tranh và SHTT có
mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tuy nhiên mối quan hệ này còn tồn tại sự chồng chéo, phức tạp.
Xuất phát từ vấn đề lý luận cũng như thực tiễn trên, với mong muốn có thể tìm hiểu và
làm rõ hơn vấn đề này, tác giả đã chọn đề tài “Hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo
theo quy định pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam – So sánh pháp luật cạnh tranh”.
2. Mục đích nghiên cứu
Bài tiểu luận có mục đích làm sáng tỏ được những vấn đề lý luận về hành vi cạnh tranh
không lành mạnh theo pháp luật sở hữu trí tuệ, qua đó so sánh với pháp luật cạnh tranh. Bên
cạnh đó, tác giả cịn muốn phân tích và đánh giá được thực tiễn xét xử về hành vi cạnh tranh
không lành mạnh trong lĩnh vực này, từ đó tìm ra được những điểm chưa hoàn thiện trong quy
định của pháp luật, cũng như nguyên nhân của những bất cập, qua đó đề xuất được các giải
pháp và kiến nghị hoàn thiện pháp luật.
3. Phạm vi nghiên cứu
Tác giả tập trung nghiên cứu đề tài trong phạm vi văn bản quy phạm pháp luật về Luật
cạnh tranh, pháp luật SHTT. Bên cạnh đó, tác giả còn nghiên cứu trong các hiệp định liên quan
đến lĩnh vực SHTT như Hiệp định TRIPS.
Ngoài văn bản quy phạm pháp luật, tác giả còn nghiên cứu về thực tiễn xét xử hành vi
cạnh tranh không lành mạnh theo pháp luật SHTT thơng qua các bản án đã có hiệu lực pháp
luật của Tòa án.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp tổng – phân – hợp:
Phương pháp này được vận dụng làm “sợi chỉ đỏ” xuyên suốt bài tiểu luận. Theo đó, bài
tiểu luận sẽ được triển khai theo trình tự: đầu tiên “tổng” là lý luận chung về pháp luật cạnh
tranh không lành mạnh theo pháp luật SHTT và pháp luật cạnh tranh; tiếp theo “phân” là phân
tích, đánh giá các vấn đề lý luận, các quy định cụ thể của pháp luật để làm sáng tỏ vấn đề và
cuối cùng, “hợp” là kết luận, tổng hợp lại đề tài được vận dụng ở phần kết luận của bài tiểu
luận.
2
Phương pháp so sánh:
Phương pháp so sánh được sử dụng để so sánh các quy định về hành vi cạnh tranh không
lành mạnh theo pháp luật SHTT với pháp luật cạnh tranh, tìm ra điểm giống và khác giữa các
quy định trong hai lĩnh vực pháp luật, qua đó thấy được những quy định nào còn chưa rõ, phức
tạp hay chồng chéo nhau. Bên cạnh đó, tác giả cịn so sánh các quy định liên quan giữa pháp
luật SHTT của Việt Nam với Hiệp định về SHTT mà Việt Nam là thành viên. Phương pháp so
sánh này được tác giả lồng ghép và xâu chuỗi triển khai trong suốt quá trình nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
Phương pháp này dùng để nghiên cứu thực tiễn xét xử để làm sáng tỏ hưởng giải quyết
của tòa án. Qua đó, có thể thấy hướng giải quyết đó thuyết phục hay chưa thuyết phục. Phương
pháp này được tác giả vận dụng tại Chương II của bài tiểu luận.
5. Bố cục tổng quát
Đề tài có bố cục gồm 02 chương:
Chương I. Những vấn đề lý luận về hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo quy định
của pháp luật sở hữu trí tuệ việt nam - So sánh với pháp luật cạnh tranh;
Chương II. Thực tiễn về hoạt động chống cạnh tranh khơng lành mạnh theo pháp luật sở
hữu trí tuệ và kiến nghị hoàn thiện pháp luật.
3
CHƯƠNG I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HÀNH VI CẠNH TRANH KHÔNG
LÀNH MẠNH THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ VIỆT NAM
SO SÁNH VỚI PHÁP LUẬT CẠNH TRANH
Hành vi CTKLM theo pháp luật SHTT và pháp luật cạnh tranh đều là những hành vi vi
phạm pháp luật, gây thiệt hại hoặc có khả năng gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của
chủ thể khác. Về bản chất, đó là những hành vi cạnh tranh đi ngược lại với đạo đức kinh doanh,
các nguyên tắc thiện chí trung thực, vì lợi ích của doanh nghiệp mình mà thực hiện hành vi vi
phạm pháp luật. Tuy nhiên, xét ở khía cạnh cụ thể thì ở hai lĩnh vực pháp luật khác nhau, hành
vi này có những đặc điểm khác nhau.
1.1. Tổng quan về hành vi cạnh tranh khơng lành mạnh
Cạnh tranh có thể được hiểu là sự ganh đua giữa các chủ thể trên thị trường với mục đích
giành về phía mình những điều kiện tốt hơn, đảm bảo sự vận hành và phát triển của doanh
nghiệp. Xuất phát từ bản tính hám lợi, ganh đua trong kinh doanh nên cạnh tranh ln có tính
hai mặt. Dưới góc độ tích cực, cạnh tranh đem lại các lợi ích cho xã hội, cho người tiêu dùng,
cho doanh nghiệp. Song, ở chừng mực nào đó, khi nhu cầu lợi nhuận thúc giục và cám dỗ con
người đến với những thủ đoạn thái quá trong cạnh tranh, thì các hành vi cạnh tranh ấy trở thành
nỗi ám ảnh và có thể gây ra nhiều hậu quả bất lợi cho sự phát triển, xâm hại lợi ích chính đáng
của các doanh nghiệp khác, của người tiêu dùng. Lý thuyết cạnh tranh gọi đó là những hành vi
CTKLM1.
Theo Điều 10 Bis Công ước Paris về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp quy định: bất cứ
hành vi nào trái với các hoạt động thực tiễn, không trung thực trong lĩnh vực công nghiệp và
thương mại đều được coi là hành vi CTKLM.
Căn cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 3 LCT thì “hành vi CTKLM là hành vi của doanh
nghiệp trái với thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh
doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp
khác”.
Lý thuyết về cạnh tranh và pháp LCT cho dù có những cách thức tiếp cận có khác nhau,
song họ đều có sự thống nhất về những căn cứ để nhận dạng hành vi CTKLM. Theo đó,
CTKLM là hành vi phát sinh khi các chủ thể tham gia vào hoạt động kinh doanh, trái với pháp
luật cạnh tranh cũng như các nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại trong kinh
doanh, dẫn đến hệ quả là gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến doanh nghiệp đối thủ, đối
tác hoặc khách hàng.
1.2. Hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam – So sánh
pháp luật cạnh tranh
1.2.1. Khái niệm cạnh tranh không lành mạnh
Nếu như LCT 2018 có đưa ra khái niệm cụ thể về “hành vi CTKLM” thì Luật SHTT lại
khơng đưa ra khái niệm cụ thể về hành vi này, thay vào đó, Luật này liệt kê cụ thể các trường
hợp bị coi là hành vi CTKLM tại khoản 1 Điều 130. Qua đó, có thể thấy được hành vi CTKLM
theo pháp luật SHTT được cấu thành bởi hai thành tố chính: (i) hành vi cạnh tranh khơng lành
mạnh; (ii) hành vi đó vi phạm quy định trong luật SHTT 2. Thơng thường, chỉ được xem là có
PGS.TS. Lê Danh Vĩnh (Chủ biên), Ths. Hoàng Xuân Bắc, Ths. Nguyễn Ngọc Sơn, Giáo trình Luật Cạnh tranh, Nxb. Hồng Đức
– Hội Luật gia Việt Nam, Tp.HCM, 2010, tr.24.
1
Trường Đại học Luật Tp.HCM, (2018), Sách tình huống (bình luận bản án) Sở hữu trí tuệ Việt Nam, tái bản lần thứ nhất có sửa
đổi, bổ sung, Nxb. Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, tr.538.
4
2
hành vi CTKLM khi chủ thể ở trong vị thế “cạnh tranh” với nhau3. Như vậy, hành vi CTKLM
trong lĩnh vực SHTT là hành vi trái với chuẩn mực về đạo đức kinh doanh, trái với các nguyên
tắc thiện chí trung thực, tập quán thương mại quốc tế và xâm phạm quyền SHTT.
1.2.2. Đặc điểm cạnh tranh không lành mạnh
a. Về chủ thể
Trong khi LCT không quy định điều kiện của chủ thể thực hiện hành vi CTKLM thì luật
SHTT có quy định điều kiện là các chủ thể này phải ở vị thế có khả năng cạnh tranh với nhau.
Điều này có nghĩa là chỉ có thể kết luận hành vi CTKLM khi các doanh nghiệp này ở trên cùng
thị trường liên quan. Theo đó, thị trường liên quan theo khoản 7 Điều 3 LCT 2018 là thị trường
của những hàng hóa, dịch vụ có thể thay thế cho nhau về đặc tính, mục đích sử dụng và giá cả
trong khu vực địa lý cụ thể có các điều kiện cạnh tranh tương tự và có sự khác biệt đáng kể với
các khu vực địa lý lân cận. Như vậy, nếu các doanh nghiệp không ở vị thế cạnh tranh với nhau
thì khơng được coi là hành vi CTKLM.
Tuy nhiên, trong lĩnh vực SHTT thì ngồi yếu tố vừa đề cập trên, chủ thể thực hiện hành
vi CTKLM còn thêm yếu tố độc quyền mà cơ quan nhà nước đã cấp cho chủ sở hữu quyền
SHTT.
b. Về đối tượng bị xâm phạm
Đối tượng quyền SHTT thuộc phạm vi áp dụng của LCT rộng hơn so với pháp luật về
SHTT. Các đối tượng SHTT nếu không được bảo hộ bằng các quy định riêng về SHTT thì
hồn tồn có thể tìm thấy cơ sở pháp lý để bảo vệ trong LCT. Như vậy, để một hành vi bị xem
là CTKLM theo pháp luật SHTT thì đối tượng của hành vi phải nằm trong phạm vi bảo hộ, thể
hiện trong giấy chứng nhận đăng kí bảo hộ.
c. Về hành vi
Thứ nhất: Sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn
Theo LCT thì khả năng gây nhầm lẫn được hiểu là khả năng làm sai lệch nhận thức của
khách hàng làm cho họ khơng phân biệt được đâu là sản phẩm chính hiệu và đâu là sản phẩm
có sử dụng chỉ dẫn gây nhầm lẫn. Về hình thức, doanh nghiệp vi phạm đã sử dụng các chỉ dẫn
giống hệt hoặc tương tự đến mức nhầm lẫn với chỉ dẫn của doanh nghiệp khác đang được bảo
hộ. Về hành vi này, tại điểm a khoản 5 Điều 45 LCT 2018 có đề cập đến hành vi “đưa thông tin
gây nhầm lẫn cho khách hàng về doanh nghiệp hoặc hàng hóa, dịch vụ, khuyến mại, điều kiện
giao dịch liên quan đến hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp nhằm thu hút khách hàng
của doanh nghiệp khác” là hành vi CTKLM bị cấm. Như vậy, LCT lý giải hành vi này là so
sánh giữa các dấu hiệu có thể nhận biết hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp bị xâm hại với đặc
tính để nhận biết hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp đang sử dụng bị coi là đã có hành vi sử
dụng thông tin gây nhầm lẫn cho khách hàng.
Trong khi đó, hành vi CTKLM trong lĩnh vực SHTT là hành vi sử dụng chỉ dẫn thương
mại gây nhầm lẫn cho khách hàng, do đó khả năng gây nhầm lẫn là yếu tố quan trọng để đi đến
kết luận có hay không sự tồn tại của hành vi CTKLM. Tại Điều 43.a của Đạo luật nhãn hiệu
Lanham của Hoa Kỳ thì khả năng gây nhầm lẫn được hiểu là khi người tiêu dung nhầm lẫn về
nguồn gốc, mối liên hệ giữa những hàng hóa, dịch vụ đó. Các yếu tố chứng minh có thể là bất
Nguyễn Hữu Huyên, “Phân biệt giữa cạnh tranh không lành mạnh và vi phạm quyền sở hữu trí tuệ”,
< truy cập ngày 23/10/2021.
5
3
cứ từ ngữ, tên gọi, biểu tượng hoặc sự kết hợp các yếu tố này; những yếu tố này hợp lại có thể
gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về chủ thể kinh doanh, nguồn gốc xuất xứ,…4.
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 130 Luật SHTT, hành vi CTKLM bao gồm việc
sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, hoạt động kinh doanh, nguồn
gốc thương mại của hàng hóa, dịch vụ; xuất xứ, cách sản xuất, tính năng, chất lượng, số lượng
hoặc đặc điểm khác của hàng hóa, dịch vụ; về điều kiện cung cấp hàng hóa, dịch vụ. Trong đó,
chỉ dẫn thương mại này là các dấu hiệu, thông tin nhằm hướng dẫn thương mại hàng hóa, dịch
vụ của các cá nhân, tổ chức. Chỉ dẫn thương mại bao gồm nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại,
biểu tượng kinh doanh (logo), khẩu hiệu kinh doanh (slogan), chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng bao bì
của hàng hóa, nhãn hàng hóa. Khoản 3 của Điều luật này cũng quy định hành vi sử dụng chỉ
dẫn thương mại bao gồm các hành vi gắn chỉ dẫn thương mại đó lên hàng hóa, bao bì hàng hóa,
phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch kinh doanh, phương tiện quảng cáo; bán, quảng cáo để
bán, tàng trữ để bán, nhập khẩu hàng hóa có gắn chỉ dẫn thương mại đó.
Ngồi việc sử dụng chỉ dẫn thương mại thì hành vi tái sử dụng, sửa chữa, tái chế sản
phẩm, bao bì sản phẩm cũng cần được chú trọng. Trường hợp tổ chức, cá nhân tái sử dụng, sửa
chữa, tái chế sản phẩm, bao bì sản phẩm mang nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý đã
được chủ thể quyền đưa ra thị trường để tạo ra sản phẩm khác cũng bị coi là hành vi xâm phạm
quyền sở hữu công nghiệp hoặc hành vi CTKLM nếu việc sử dụng đó gây nhầm lẫn cho người
tiêu dùng về nguồn gốc thương mại của sản phẩm, chủ thể kinh doanh, hoạt động kinh doanh
hoặc các đặc tính của sản phẩm theo quy định tương ứng về hành vi xâm phạm quyền sở hữu
công nghiệp và hành vi CTKLM5.
Thứ hai: Sử dụng nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc
tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu sử dụng nhãn
hiệu đó.
Căn cứ theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 130 Luật SHTT thì hành vi sử dụng nhãn
hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định cấm người đại
diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu sử dụng nhãn hiệu đó bị coi là hành vi CTKLM khi
thỏa mãn đầy đủ các dấu hiệu sau:
Nhãn hiệu sử dụng được bảo hộ theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam cũng là thành viên
(ví dụ điển hình là Hiệp Định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền
SHTT - Ký ngày 15.4.1994 (Hiệp định TRIPS)6.
Điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu
sử dụng nhãn hiệu. Trong đó đại diện sở hữu cơng nghiệp theo khoản 2 Điều 151 Luật
SHTT gồm tổ chức kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp và cá nhân hành
nghề đại diện sở hữu công nghiệp trong tổ chức đó.
Người sử dụng nhãn hiệu là người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu.
Việc sử dụng không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu và khơng có lý do chính
đáng.
Trường Đại học Luật Tp.HCM (2018), Sách tình huống (bình luận bản án) Sở hữu trí tuệ Việt Nam, tái bản lần thứ nhất có sửa
đổi, bổ sung, Nxb. Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, tr. 546.
4
Hành vi cạnh tranh khơng lành mạnh trong Luật Sở hữu trí tuệ < ngày>,
truy cập ngày 24/10/2021.
5
6
Hiệp định TRIPS là một phần của thỏa thuận theo Hiệp định WTO, có hiệu lực ngày 1/1/1995.
6
Thứ ba: Đăng ký, chiếm giữ quyền sử dụng hoặc sử dụng tên miền trùng hoặc tương tự
gây nhầm lẫn.
Căn cứ theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 130 Luật SHTT thì hành vi đăng ký,
chiếm giữ quyền sử dụng hoặc sử dụng tên miền bị coi là hành vi CTKLM về sở hữu công
nghiệp, trừ tên miền đã được phân bổ thơng qua hình thức đấu giá hoặc thi tuyển theo quy định
tại điểm a khoản 2 điều 48 của luật viễn thông, thuộc một trong các trường hợp sau đây:
Sử dụng tên miền quốc gia Việt Nam “.vn” có dãy ký tự trùng hoặc tương tự gây nhầm
lẫn với nhãn hiệu, tên thương mại hoặc chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ hoặc được sử dụng
rộng rãi để quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, chào hàng, bán hàng hóa, dịch vụ trùng, tương tự
hoặc có liên quan trên trang thông tin điện tử mà địa chỉ tên miền đó dẫn tới; gây nhầm lẫn và
lợi dụng hoặc làm thiệt hại đến uy tín, danh tiếng hoặc vật chất đối với chủ sở hữu nhãn hiệu,
tên thương mại hoặc chỉ dẫn địa lý đó; hoặc đăng ký, chiếm giữ quyền sử dụng tên miền quốc
gia Việt Nam “.vn” có dãy ký tự trùng với nhãn hiệu, tên thương mại hoặc chỉ dẫn địa lý có uy
tín, danh tiếng tại Việt Nam và có căn cứ chứng minh tổ chức, cá nhân chỉ đăng ký, chiếm giữ
quyền sử dụng tên miền nhằm bán lại để kiếm lời hoặc cản trở chủ sở hữu nhãn hiệu, tên
thương mại, chỉ dẫn địa lý được bảo hộ đó đăng ký tên miền7.
d. Xử lý hành vi CTKLM
Có thể thấy rằng, các quy định về hành vi CTKLM là quy định cấm, một khi xâm phạm
đến quy định cấm của luật thì điều tất yếu là phải chịu chế tài của pháp luật. Pháp luật là một
trong những công cụ hữu hiệu để Nhà nước quản lý xã hội tốt nhất, mang tính quyền lực nhà
nước, tính bắt buộc chung và răn đe cao. Xét về bản chất, quan hệ CTKLM là quan hệ dân sự
giữa các chủ thể, mà nguyên tắc chung trong dân sự là tôn trọng sự tự do cam kết, tự nguyện
thỏa thuận của các bên. Do vậy, pháp luật cạnh tranh và SHTT đều ưu tiên sử dụng biện pháp
dân sự. Tuy nhiên, với xu thế tồn cầu hóa như hiện nay, nền kinh tế thị trường ngày càng phát
triển kéo theo đó là khơng ít hành vi CTKLM, ảnh hưởng xấu đến thị trường. Do đó, nếu chỉ áp
dụng các biện pháp dân sự thì pháp luật chưa đủ tính răn đe. Vì vậy, biện pháp xử lý hành
chính cũng được áp dụng bên cạnh biện pháp dân sự.
Thứ nhất: Biện pháp dân sự
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 110 LCT 2018 quy định tổ chức, cá nhân có hành vi vi
phạm pháp luật về cạnh tranh; nếu gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp
pháp của tổ chức, cá nhân thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật. Vấn đề bồi
thường thiệt hại này được áp dụng theo quy định của pháp luật dân sự.
Tương tự với LCT thì biện pháp dân sự cũng được áp dụng để xử lý hành vi xâm phạm
theo yêu cầu của chủ thể quyền sở hữu công nghiệp hoặc của tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do
hành vi xâm phạm gây ra, kể cả khi hành vi đó đã bị xử lý bằng biện pháp hành chính hoặc là
hình sự.
Căn cứ quy định tại Điều 202 Luật SHTT, các biện pháp dân sự bao gồm:
Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm;
Buộc xin lỗi, cải chính cơng khai;
Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự;
Buộc bồi thường thiệt hại;
Điểm b khoản 2 Điều 19 Thông tư số 11/2015/TT-BKHCN ngày 26 tháng 6 năm 2015 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
một số điều của Nghị định số 99/2013/NĐ-CP, ngày 29/8/2013 của Chính Phủ quy định Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực Sở hữu công nghiệp.
7
7
Buộc tiêu huỷ hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng khơng nhằm mục đích
thương mại.
Có thể thấy rằng, các biện pháp dân sự được quy định từ khoản 1 đến khoản 5 là phù hợp
với các quy định tại Điều 11 BLDS 2015, trong đó biện pháp số 5 là biện pháp được BLDS
2015 bổ sung vào nhằm đáp ứng các yêu cầu tại điểm a, b khoản 4 Điều 12 của BTA và Điều
46 của hiệp định TRIPS8. Có thể nói, trong các biện pháp dân sự mà các chủ thể được quyền
yêu cầu áp dụng thì biện pháp buộc bồi thường thiệt hại là biện pháp được áp dụng thường
xuyên nhất và là biện pháp giúp bảo vệ quyền lợi của các chủ thể bị thiệt hại một cách tốt nhất.
Tùy vào từng trường hợp mà tịa án có thể áp dụng một hoặc nhiều hay tất cả các biện pháp
trên đồng thời cùng lúc trong quá trình giải quyết vụ án dân sự về quyền sở hữu cơng nghiệp9.
Thứ hai: Biện pháp hành chính
Bên cạnh áp dụng biện pháp dân sự thì các biện pháp hành chính cũng là một trong
những biện pháp được áp dụng để xử lý hành vi CTKLM liên quan đến SHTT. Căn cứ tại
khoản 3 Điều 198 Luật SHTT “tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền sở
hữu trí tuệ hoặc phát hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây thiệt hại cho người tiêu
dùng hoặc cho xã hội có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm
phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có
liên quan”. Như vậy, về hình thức xử phạt hành chính thì Luật SHTT cịn dẫn chiếu sang quy
định của LCT, tương ứng như vậy thì trình tự tố tụng là tố tụng cạnh tranh.
Căn cứ quy định tại điểm a khoản 1 Điều 211 Luật SHTT thì hành vi xâm phạm quyền
sở hữu trí tuệ gây thiệt hại cho người tiêu dùng hoặc cho xã hội thì bị xử phạt vi phạm hành
chính. Trong đó, các hình thức xử phạt hành chính theo Điều 214 Luật SHTT bao gồm hai hình
thức chính là cảnh cáo và phạt tiền. Bên cạnh đó, luật này cịn quy định về hình thức xử phạt
bổ sung (đình chỉ hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ vi phạm) các biện pháp khắc phục
hậu quả (buộc loại bỏ yếu tố vi phạm và tiêu hủy yếu tố vi phạm; buộc loại bỏ thơng tin về
hàng hóa, dịch vụ vi phạm; buộc thay đổi tên doanh nghiệp, loại bỏ yếu tố vi phạm trong tên
doanh nghiệp; buộc thay đổi thông tin tên miền hoặc trả lại tên miền; buộc nộp lại số lợi bất
hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm). Mức xử phạt vi phạm hành chính cụ thể quy
định tại Điều 14 Nghị định 99/2013/NĐ-CP Quy định về Xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực sở hữu cơng nghiệp.
Tương tự với Luật SHTT thì LCT năm 2018 tại Điều 110 cũng quy định về hình thức xử
phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cạnh tranh khơng lành mạnh. Theo đó, LCT cũng ghi
nhận hai hình thức xử phạt chính là cảnh cáo và phạt tiền, bên cạnh đó cũng có hình thức xử
phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả.
e. Về yếu tố lỗi
Hành vi CTKLM là hành vi có lỗi cố ý theo quy định của pháp luật. Nếu như trong LCT,
phải chứng minh được yếu tố lỗi trong việc sử dụng chỉ dẫn thương mại nhằm gây nhầm lẫn
cho người tiêu dùng thì trong lĩnh vực SHTT, lỗi khơng phải yếu tố bắt buộc trong cấu thành
hành vi vi phạm. Khi các đối tượng của quyền SHTT được đăng ký theo đúng quy định của
pháp luật, theo nguyên tắc suy đoán pháp lý, các chủ thể khác bắt buộc phải biết sự tồn tại về
Chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh, < truy cập ngày 25/10/2021.
8
Trường Đại học Luật Tp.HCM (2018), Giáo trình Luật Sở hữu trí tuệ, tái bản có bổ sung, Nxb. Hồng Đức – Hội Luật gia Việt
Nam, tr.391.
9
8
quyền của chủ thể quyền. Do vậy, khi chủ thể thực hiện hành vi xâm phạm quyền của chủ thể
có quyền, trái với quy định của pháp luật thì sẽ cấu thành hành vi vi phạm.
1.2.3. Vai trò của quy định chống cạnh tranh không lành mạnh
Quy định về chống CTKLM trong pháp LCT nói chung và trong pháp luật SHTT nói
riêng có vai trị quan trọng trong việc tạo hành lang pháp lý để điều chỉnh hoạt động cạnh tranh
giữa các chủ thể. Luật SHTT chỉ mới được quy định chính thức trong Luật tại Việt Nam vào
năm 2005, điều này chứng tỏ rằng SHTT là lĩnh vực còn mới và sự am hiểu về lĩnh vực này
của các chủ thể tham gia cịn hạn chế. Bên cạnh đó, với xu hướng tồn cầu hóa cũng như xuất
phát từ đặc tính của nền kinh tế thị trường, các chủ thể tham gia cạnh tranh trong lĩnh vực
SHTT cũng trở nên đa dạng, cùng nhiều hành vi phức tạp hơn mà LCT cũng như các luật liên
quan chưa điều chỉnh tới. Cụ thể, LCT hiện nay là Luật quy định một cách tổng quan và đầy đủ
nhất về hành vi cạnh tranh nói chung và hành vi CTKLM nói riêng. Tuy nhiên, như đã nói thì
xã hội ngày càng phát triển, càng hội nhập thì các hành vi ngày càng đa dạng mà pháp luật có
thể chưa liệt kê đủ. Do vậy, bên cạnh 6 hành vi CTKLM bị cấm theo khoản 1 Điều 45 LCT
2018 thì Luật cịn quy định một điều khoản “quét” ở khoản 7 của Điều luật này. Điều khoản
này cho phép dẫn chiếu tới các quy định về hành vi CTKLM bị cấm trong các luật khác như
Luật Quảng Cáo, Luật Thương mại, Luật SHTT, … khi LCT (luật chung) khơng quy định. Bên
cạnh đó, việc tạo ra hành lang pháp lý chặt chẽ sẽ giúp cho việc áp dụng pháp luật trên thực tế
trở nên hiệu quả hơn.
9
CHƯƠNG II. THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG CHỐNG CẠNH TRANH KHƠNG LÀNH
MẠNH THEO PHÁP LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN
PHÁP LUẬT.
3.1. Thực tiễn về hoạt động chống cạnh tranh không lành mạnh theo pháp luật sở hữu trí
tuệ.
Để làm sáng tỏ vấn đề lý luận và thực tiễn của pháp luật về chống CTKLM trong lĩnh
vực SHTT, tác giả sẽ trình bày và phân tích hai vụ việc cụ thể dưới đây:
Vụ việc thứ nhất: Quyết định giám đốc thẩm số 29/2009/DS-GĐT ngày 09/9/2009 về vụ
án “đòi bồi thường thiệt hại do hành vi CTKLM liên quan đến sở hữu cơng nghiệp”10.
Tóm tắt nội dung vụ việc:
Nhãn hiệu thuốc tránh thai khẩn cấp POSTINOR của Công ty Gedoen đã được đăng ký
quốc tế theo Thỏa ước Madrid và sản phẩm đã được giới thiệu tại thị trường Việt Nam từ năm
1992; đến năm 1995 thì được Cục quản lý Dược Bộ Y tế cấp Giấy phép đăng ký. Đầu năm
2003, Công ty Gedoen đã thành lập Văn phịng đại diện tại Việt Nam và chính thức đăng ký
nhãn hiệu thuốc POSTINOR, được Cục sở hữu công nghiệp Bộ Khoa học Công nghệ Việt
Nam xác nhận tên thuốc POSTINOR đã đăng ký quốc tế theo Thỏa ước Madrid và được gia
hạn lại từ năm 1998. Năm 2004, Công ty Gedoen phát hiện Công ty Trung Nam liên kết với
Cơng ty Dược Bình Dương sản xuất, lưu hành sản phẩm thuốc tránh thai nhãn hiệu
POSINIGHT có kiểu dáng mẫu mã bao bì và cách đóng gói vỉ thuốc tương tự như nhãn hiệu
thuốc tránh thai POSTINOR. Vì vậy, Cơng ty Gedoen u cầu Tịa án buộc Cơng ty Trung
Nam và Cơng ty Dược Bình Dương phải liên đới bồi thường thiệt hại.
Tòa án xét thấy: Theo kết luận số 1465/TTKN ngày 08-8-2005 của Cục SHTT Bộ khoa
học và Cơng nghệ thì các bị đơn đã có hành vi CTKLM liên quan đến sở hữu công nghiệp đối
với nguyên đơn. Hơn nữa, Việt Nam cũng là thành viên của Thỏa ước Madrid, nên phải có
trách nhiệm bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với các loại hàng hịa đã được đăng ký theo
thỏa ước này, trong đó có sản phẩm thuốc tránh thai POSTINOR của Cơng ty Gedoen, đã được
đăng ký tại Phòng đăng ký Quốc tế. Do đó, u cầu của Cơng ty Gedoen địi Cơng ty Trung
Nam và Cơng ty Dược Bình Dương phải bồi thường thiệt hại là có căn cứ, đúng pháp luật.
Bình luận vụ việc:
Hành vi CTKLM được đặt ra trong vụ việc trên là Công ty Trung Nam và Công ty Bình
Dương sử dụng chỉ dẫn thương mại làm sai lệch thông tin về chủ thể kinh doanh, cơ sở kinh
doanh, hoạt động kinh doanh hang hóa, dịch vụ nhằm mục đích lợi dụng sự nổi tiếng của Cơng
ty Gedoen để bán sản phẩm của doanh nghiệp mình. Theo quan điểm của tác giả, việc Gedoen
yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý hành vi CTKLM, yêu cầu bị đơn phải có trách nhiệm bồi
thường là có căn cứ, hướng giải quyết của Tòa án là hợp pháp, thuyết phục.
Hành vi sử dụng chỉ dẫn thương mại tương tự như sản phẩm của cơng ty Gedoen trong
đó bao gồm nhãn hiệu POSINIGHT tương tự với POSTINOR có thể gây nên nhầm lẫn cho
khách hàng. Trên thực tế, sản phẩm POSTINOR đã có mặt trên thị trường từ năm 1992, và sản
phẩm mang nhãn hiệu này cũng đã được chính thức đăng ký từ năm 2003. Do đó, sản phẩm
này đã trở nên quen thuộc và tạo được danh tiếng lớn trên thị trường. Hành vi sử dụng tên
tương tự là POSINIGHT cho sản phẩm có tính năng và cơng dụng tương tự, có khả năng thay
thế cho nhau (trên cùng thị trường liên quan) đã dẫn đến nguy cơ gây nhầm lẫn đối với người
tiêu dùng cũng như doanh nghiệp khác.
Quyết định giám đốc thẩm số 29/2009/DS-GĐT ngày 09-9-2009 về vụ án “ đòi bồi thường thiệt hại do hành vi CTKLM liên
quan đến sở hữu trí tuệ (thuvienphapluat.vn), truy cập ngày 28/10/2021.
10
10
Ngoài ra, nhãn hiệu POSTINOR là nhãn hiệu đã được đăng ký tại nhiều nước theo Thỏa
ước Madrid11, đặc biệt là đã đăng ký tại Việt Nam. Hành vi của Cơng ty Trung Nam liên kết
với Cơng ty Dược Bình Dương sử dụng nhãn hiệu tương tự với nhãn hiệu đã được đăng ký, có
thể dẫn đến sự nhầm lẫn cho khách hàng là hành vi vi phạm pháp luật SHTT. Tương tự như
vậy, theo khoản 1 Điều 10 Luật Nhãn hiệu của Vương quốc Anh năm 1994 cũng quy định: một
người vi phạm một nhãn hiệu đã đăng ký nếu người đó sử dụng với mục đích thương mại một
nhãn trùng với nhãn hiệu đã đăng ký cho hàng hóa hay dịch vụ tương tự với nhãn hiệu đã đăng
ký. Và ở đây, việc vi phạm còn căn cứ vào nguyên nhân từ phía sự nhầm lẫn của người tiêu
dùng do sự tương tự về nhãn hiệu gây nên 12. Bên cạnh việc sử dụng nhãn hiệu tương tự, bị đơn
cịn có hành vi sử dụng mẫu mã, kiểu dáng bao bì và vỉ thuốc giống màu sắc, cách bài trí và
các con số, kiểu dáng cũng như chữ viết của vỉ thuốc của Công ty Gedoen dẫn đến sự nhầm lẫn
về nhà sản xuất.
Như vậy, có thể kết luận rằng các hành vi của Công ty Trung Nam liên kết với Cơng ty
Dược Bình Dương đã vi phạm quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều 130 Luật SHTT. Hành vi
này có thể ảnh hưởng đến uy tín, danh dự, doanh thu của cơng ty Gedoen; mặt khác còn gây
nên sự nhầm lẫn về xuất xứ, nguồn gốc sản xuất, tính năng, cơng dụng, chất lượng của sản
phẩm. Đây là hành vi không trung thực trong kinh doanh, đi ngược lại với nguyên tắc và đạo
đức kinh doanh, ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng.
Vụ việc thứ hai: Tranh chấp giữa Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương
MEDIPLANTEX và Công ty Dược phẩm Thanh Hóa về hành vi CTKLM trong lĩnh vực
SHTT13.
Tóm tắt vụ việc:
Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương MEDIPLANTEX là chủ sở hữu giấy chứng
nhận đăng ký nhãn hiệu số 44906 bảo hộ nhãn hiệu “Superkan” cho các sản phẩm thuốc và
dược phẩm các loại. Năm 2007, qua điều tra thì Thanh tra Bộ Khoa học và cơng nghệ phát hiện
trong kho của Cơng ty Dược phẩm Thanh Hóa tàng trữ 13.000 hộp sản phẩm mang nhãn hiệu
“Thekan” chờ xuất bán. Qua so sánh các chỉ dẫn thương mại trên sản phẩm thuốc mang nhãn
hiệu “Superkan” và chỉ dẫn thương mại trên sản phẩm thuốc mang nhãn hiệu “Thekan”, Thanh
tra thấy rằng tuy có sự khác biệt về mặt nhãn hiệu nhưng tổng thể về cách trình bày, phần kết
hợp giữa chữ và hình, màu sắc thể hiện tương tự nhau, phần hình lá cây Ginko cách điệu cùng
được thể hiện màu xanh lá cây có cùng tỉ lệ trên mặt chính diện của hộp thuốc. Do cơng ty
MEDIPLANTEX sử dụng chỉ dẫn thương mại “Superkan và hình” trước Cơng ty Dược Thanh
Hóa nên việc sử dụng chỉ dẫn thương mại “Thekan và hình” của Cơng ty Dược Thanh hóa sẽ
gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về xuất xứ của sản phẩm. Đây là hành vi CTKLM theo Điều
130 Luật SHTT.
Bình luận vụ việc:
Tương tự như vụ việc thứ nhất, hành vi CTKLM trong vụ việc thứ hai thể hiện ở việc
Cơng ty Dược phẩm Thanh Hóa sử dụng chỉ dẫn thương mại tương tự với sản phẩm thuốc và
dược phẩm của Cơng ty MEDIPLANTEX, có khả năng gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng.
Trong khi Công ty MEDIPLANTEX đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
“Superkan” cho các sản phẩm của mình, thì Cơng ty Dược phẩm Thanh Hóa lại có hành vi sử
Thỏa ước Madrid (kí kết ngày 14/4/1891) về đăng ký quốc tế nhãn hiệu là công ước quốc tế ghi nhận sự thỏa thuận của các nước
thành viên về việc bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá và dịch vụ ở tất cả các nước thành viên.
11
Trường Đại học Luật Tp.HCM (2018), Sách tình huống (bình luận bản án) Sở hữu trí tuệ Việt Nam, tái bản lần thứ nhất có sửa
đổi, bổ sung, Nxb. Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, tr.540.
13
Trường Đại học Luật Tp.HCM (2018), Giáo trình Luật Sở hữu trí tuệ, tái bản có bổ sung, Nxb. Hồng Đức – Hội Luật gia Việt
Nam, tr.387.
11
12
dụng chỉ dẫn thương mại mang nhãn hiệu “Thekan”. Hai sản phẩm này đều là thuốc và dược
phẩm, cùng thuộc thị trường sản phẩm liên quan. Việc thiết kế hình ảnh, màu sắc cũng như
kích cỡ tương tự nhãn hiệu của Công ty nguyên đơn là hành vi cố ý, lợi dụng danh tiếng và uy
tín lâu năm trên thị trường của doanh nghiệp nguyên đơn nhằm mục đích CTKLM. Hành vi
này một mặt tác động đến Công ty MEDIPLANTEX, ảnh hưởng đến doanh thu, khả năng kinh
doanh cũng như danh tiếng trên thị trường; mặt khác cũng ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu
dùng, làm cho họ có sự nhầm lẫn trong việc lựa chọn sản phẩm.
Bên cạnh hai vụ việc trên thì ở thị trường Việt Nam hiện nay, những vi phạm tương tự
đang được thực hiện công khai với nhiều hình thức và thủ đoạn khác nhau, cụ thể:
Trong lĩnh vực nước giải khát thì nhãn hiệu nước khoáng Lavie được giả mạo nhãn hiệu
với các tên gọi thương mại na ná theo kiểu Lavile, Lavie, La vier, Lavige, La vise; … nước
khống Vital cũng tìm thấy tên tương tự là Vilan. Những giả mạo chỉ dẫn thương mại cũng
khơng phải hiếm với những hàng hóa dán mác “MADE IN JAPAN”; “MADE IN USA” ...
nhưng thực chất chúng được sản xuất tại Trung Quốc hoặc tại ngay Việt Nam.
Về hành vi chỉ dẫn gây nhầm lẫn, tiêu biểu có thể kể đến là việc làm “nhái” các sản
phẩm mỹ phẩm Camay, Pamolive, Zets, sau đến các sản phẩm nước ngọt, dược phẩm, nước
uống tinh khiết. Bột giặt OMO có tên gần giống và bao bì tương tự là bột giặt TOMOT và bột
giặt Vĩ Mô... Một sản phẩm máy nông nghiệp của Công ty máy Nông nghiệp Miền Nam
(Vikyno) đã bị làm nhái với tên gọi Vikjing, Vikno... Trong lĩnh vực dược phẩm, các vụ việc
như trên chiếm không dưới 30% tổng số các 175 vụ vi phạm với nhiều kiểu làm nhái (như nhái
tên, mẫu mã, bao bì...). Cả Tiffi lẫn Panadol cũng gặp tình trạng tương tự. Năm 1995, đã xảy ra
một vụ tranh chấp mẫu nhãn hiệu thuốc chữa bệnh trong nước Tranalar của Công ty Dược Vật tư Trà Vinh và Trangalar của Công ty Dược Minh Hải (đã được đăng ký nhãn hiệu sản
phẩm từ năm 1991). Bộ Y tế đã ra cơng văn xử lý cho đình chỉ, thu hồi tồn bộ lô thuốc
Tranalar của Công ty Dược - Vật tư Trà Vinh vì có nhãn hiệu gây nhầm lẫn với nhãn hiệu
thuốc Trangalar của Công ty Dược Minh Hải14.
Như vậy, dưới góc độ pháp lý thì hành vi sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn như
trên vi phạm quy định về CTKLM theo pháp luật SHTT. Dưới góc độ kinh tế, hành vi chỉ dẫn
gây nhầm lẫn với doanh nghiệp khác ln mang bản chất bóc lột 15. Khi sử dụng các thông tin
làm cho khách hàng nhầm lẫn doanh nghiệp vi phạm đã có ý dựa dẫm vào danh tiếng của sản
phẩm khác hoặc của doanh nghiệp khác để tiêu thụ sản phẩm của mình, đã hưởng thành quả
đầu tư của người khác một cách bất chính. Dưới góc độ quyền lợi của người tiêu dùng, hành vi
vi phạm với những thông tin gây nhầm lẫn, đã tác động trực tiếp đến ý thức của khách hàng,
làm cho họ không thể lựa chọn đúng sản phẩm mong muốn đã xâm phạm đến quyền tự do lựa
chọn của người tiêu dùng.
3.2. Nguyên nhân dẫn đến bất cập
Từ góc độ quy định của pháp luật:
Về hành vi cạnh tranh khơng lành mạnh, hiện nay cịn có một số quy định chưa rõ ràng,
chồng chéo nhau giữa LCT với Luật SHTT. Cụ thể là về đối tượng, phạm vi áp dụng; xác định
chỉ dẫn gây nhầm lẫn và quy định về xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh giữa LCT với
Luật SHTT. Biện pháp dân sự về bồi thường thiệt hại còn phức tạp, gây mất thời gian. Bên
cạnh đó, quy định về các biện pháp chế tài đối với hành vi CTKLM trong lĩnh vực SHTT còn
thiên về các biện pháp hành chính, dân sự mà khơng có chế tài hình sự để phịng ngừa cũng
như ngăn chặn hành vi này. Cụ thể là Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 của Việt Nam
14
Trường Đại học Kinh tế - Luật (2010), Giáo trình Luật Cạnh tranh, Nxb. Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, tr.175.
15
Trường Đại học Kinh tế - Luật (2010), Giáo trình Luật Cạnh tranh, Nxb. Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, tr.174.
12
chỉ quy định hình phạt đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh chứ không quy định về CTKLM
trong lĩnh vực SHTT.
Từ góc độ áp dụng pháp luật của cơ quan có thẩm quyền:
Xuất phát từ văn bản quy định còn một số bất cập, dẫn đến việc áp dụng pháp luật trên
thực tế của cơ quan có thẩm quyền cịn hạn chế. Trình độ của một số cán bộ về lĩnh vực này
còn chưa cao, dẫn đến việc thực thi pháp luật cịn lúng túng.
Từ góc độ của các doanh nghiệp:
Các doanh nghiệp Việt Nam đa số là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tiềm lực kinh tế cũng
như vị thế trên thị trường cịn hạn chế. Khơng ít các doanh nghiệp còn chưa chủ động trong
việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình, một mặt do tiềm lực còn yếu, mặt khác với
tâm lý e ngại các thủ tục kiện tụng, tranh chấp, họ không muốn bị ảnh hưởng đến danh tiếng,
uy tín doanh nghiệp mình.
3.3. Kiến nghị hồn thiện pháp luật về hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
Xuất phát từ quy định của pháp luật hiện hành, thực tiễn xét xử về CTKLM trong lĩnh
vực SHTT, cũng như từ những bất cập nêu trên, tác giả đưa ra một số kiến nghị nhằm mục đích
góp phần hồn thiện hơn quy định của pháp luật, cũng như có thể giúp cho q trình áp dụng
pháp luật được thực thi trên thực tiễn hiệu quả hơn, cụ thể như sau:
Thứ nhất: Xác định rõ được phạm vi và đối tượng áp dụng giữa Luật SHTT với pháp
LCT.
Theo đó, mối quan hệ giữa pháp luật cạnh tranh và pháp luật SHTT là mối quan hệ giữa
luật chung và luật riêng. Mặc dù vậy, quy định về hành vi CTKLM giữa hai luật này còn tồn tại
sự nhập nhằng, khơng rõ ràng. Do đó cần xác định rõ mục tiêu, đối tượng phạm vi điều chỉnh
quy định về mối liên hệ của pháp luật SHTT với pháp luật cạnh tranh, đặc biệt trong đó cần
quy định rõ hành vi CTKLM xâm phạm quyền SHTT nào sẽ thuộc phạm vi điều chỉnh của
LCT, và hành vi nào sẽ thuộc sự điều chỉnh của Luật SHTT.
Thứ hai: Xác định rõ hành vi sử dụng chỉ dẫn gây nhầm lẫn trong Luật SHTT với LCT.
Luật SHTT coi các chỉ dẫn thương mại là các đối tượng được sử dụng để dẫn đến sự
nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, hoạt động kinh doanh nguồn gốc thương mại của hàng hoá,
dịch vụ, và về xuất xứ, cách sản xuất, tính năng, chất lượng, số lượng hoặc đặc điểm khác của
hàng hoá, dịch vụ về điều kiện cung cấp hàng hoá, dịch vụ. Trong khi đó, LCT lại coi nhãn
hiệu, tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, bao bì, chỉ dẫn địa lý
khơng phải là các chỉ dẫn thương mại, được sử dụng để gây nhầm lẫn mà đó chính là các yếu
tố bị gây nhầm lẫn16. Do đó, tác giả kiến nghị cần xác định rõ hành vi sử dụng chỉ dẫn gây
nhầm lẫn trong hai luật này.
Thứ ba: Cần làm rõ các quy định về hành vi xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh.
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 45 LCT thì hành vi xâm phạm thơng tin đối với bí mật
trong kinh doanh là hành vi CTKLM bị cấm. Trong khi đó, Luật SHTT lại khơng coi đây là
hành vi CTKLM mà lại là hành vi xâm phạm quyền SHCN (Điều 127 Luật SHTT). Hai hành
vi này mặc dù về bản chất cùng là xâm phạm đến bí mật kinh doanh của doanh nghiệp khác,
tuy nhiên trong các luật khác nhau thì quy định này lại khơng thống nhất với nhau.
Thứ tư: Quy định chế tài nghiêm khắc hơn đối với hành vi CTKLM.
Hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của luật sở hữu trí tuệ, < truy cập ngày 30/10/2021.
13
16
Một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng hành vi CTKLM trong lĩnh vực SHTT
ngày càng phức tạp và nguy hiểm là do chế tài chưa thật sự nghiêm khắc. Luật SHTT và LCT
chỉ quy định thiên về các biện pháp dân sự (bồi thường thiệt hại, cải chính cơng khai, xin lỗi,...)
và hành chính (phạt tiền, cảnh cáo,...), rất ít quy định về chế tài hình sự. Bên cạnh đó, BLHS
hiện hành chỉ quy định hình phạt đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh (Điều 217) chứ khơng
có quy định nào cụ thể hơn về hành vi CTKLM trong lĩnh vực SHTT. Do vậy, tác giả kiến nghị
cần quy định các biện pháp chế tài nghiêm khắc hơn đối với hành vi này.
Bên cạnh đó, để nâng cao hơn nữa hiệu quả của việc áp dụng pháp luật trong lĩnh vực
này, cần tăng cường các biện pháp tuyên truyền, giáo dục pháp luật, nâng cao kiến thức cho đội
ngũ cán bộ, công chức cũng như các doanh nghiệp khi tham gia vào cạnh tranh trong nền kinh
tế thị trường nói chung, và trong lĩnh vực SHTT nói riêng. Hoàn thiện bộ máy nhà nước, các cơ
quan chuyên môn để giải quyết vụ việc cạnh tranh trong SHTT được kịp thời, hiệu quả.
KẾT LUẬN
Có thể thấy rằng, cạnh tranh là quy luật tất yếu của nền kinh tế thị trường. Nhờ sự tồn tại
và vận hành của quy luật này, nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển. Tuy nhiên, CTKLM
nói chung và CTKLM trong lĩnh vực SHTT nói riêng lại tiềm ẩn nhiều rủi ro, có khả năng gây
thiệt hại đến doanh nghiệp, người tiêu dùng cũng như lợi ích của Nhà nước. Do vậy, việc tạo
nên hành lang pháp lý chặt chẽ để quản lý cạnh tranh không lành mạnh theo pháp luật SHTT là
công cụ vô cùng hữu hiệu, giúp cho các chủ thể tự tin kinh doanh trong một môi trường cạnh
tranh lành mạnh, bình đẳng, đem lại lợi ích cho chính doanh nghiệp, người tiêu dùng và lợi ích
quốc gia.
14
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. Văn bản quy phạm pháp luật
1. Bộ luật Dân sự 2015 (Luật số 91/2015/QH13), ngày 24/11/2015;
2. Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 ngày 27/11/2015 của Quốc hội được sửa đổi, bổ
sung bởi Luật số 12/2017/QH14 ngày 20/6/2017 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số
điều của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13;
3. Luật Cạnh tranh 2018 (Luật số: 23/2018/QH14), ngày 12/6/2018;
4. Luật Sở hữu trí tuệ (Luật số 50/2005/QH11) ngày 29/11/2005 của Quốc hội, được sửa
đổi, bổ sung bởi Luật số 36/2009/QH12 ngày 19/6/2009 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ và Luật số 42/2019/QH14 ngày 14/6/2019 của Quốc
hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ;
5. Nghị định 99/2013/NĐ-CP, ngày 29/8/2013 Quy định về Xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp;
6. Thông tư số 11/2015/TT-BKHCN, ngày 26/6/2015 quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành một số điều của Nghị định số 99/2013/NĐ-CP, ngày 29/8/2013 của Chính Phủ quy
định Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Sở hữu cơng nghiệp.
B. Tài liệu là giáo trình, sách chun khảo.
7. Giáo trình Luật Cạnh tranh, tái bản lần thứ nhất của Trường Đại học Luật Tp.HCM
(2018), Nxb.Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam;
8. Giáo trình Luật Sở hữu trí tuệ của Trường Đại học Luật Tp.HCM (2018), Nxb.Hồng
Đức – Hội Luật gia Việt Nam;
9. Giáo trình Luật Cạnh tranh của Trường Đại học Kinh tế - Luật (2010), Nxb.Hồng Đức –
Hội Luật gia Việt Nam;
10. Giáo trình Luật Cạnh tranh của PGS.TS. Lê Danh Vĩnh (Chủ biên), Ths. Hoàng Xuân
Bắc, Ths. Nguyễn Ngọc Sơn, Nxb.Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, Thành phố Hồ
Chí Minh, 2010;
11. Sách tình huống (bình luận bản án) Sở hữu trí tuệ Việt Nam, tái bản lần thứ nhất có sửa
đổi, bổ sung của Trường Đại học Luật Tp.HCM (2018), Nxb.Hồng Đức – Hội Luật gia
Việt Nam.
C. Tài liệu internet.
12. Hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của luật sở hữu trí tuệ
< />13. Nguyễn Hữu Huyên, “Phân biệt giữa cạnh tranh không lành mạnh và vi phạm quyền sở
hữu trí tuệ”, < />14. Hành vi cạnh tranh khơng lành mạnh trong Luật Sở hữu trí tuệ < ngày>;
15. Chế
tài
đối
với
hành
vi
cạnh
tranh
khơng
lành
mạnh,
< />16. Quyết định giám đốc thẩm số 29/2009/DS-GĐT ngày 09-9-2009 về vụ án “ đòi bồi
thường thiệt hai do hành vi CTKLM liên quan đến sở hữu trí tuệ (thuvienphapluat.vn).
15