TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
Khoa Khách Sạn – Du Lịch
--------***-------
BÀI THẢO LUẬN
Đề tài: Phân tích luận điểm “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây,
vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người” của Hồ Chí Minh
Giáo viên hướng dẫn: Vũ Thị Thu Hà
Nhóm thực hiện: Nhóm 4
Học phần: Tư tưởng Hồ Chí Minh
Lớp học phần: 2106HCMI0111
Hà nội - 2021
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên chúng em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại
học Thương Mại đã tạo điều kiện để sinh viên chúng em có mơi trường học tập
thoải mái, cơ sở vật chất tiện nghi cùng với hệ thống thư viện hiện đại, đa dạng các
loại sách, tài liệu thuận lợi cho việc tìm kiếm, nghiên cứu thông tin.
Chúng em xin cảm ơn khoa Lý luận chính trị đã giúp chúng em được mở
mang tri thức về tư tưởng Hồ Chí Minh, một tư tưởng hết sức quan trọng, đóng vai
trị quyết định đối với vận mệnh nước nhà. Qua đó, chúng em có thể nhận thức một
cách đầy đủ và toàn diện hơn với cuộc đời, sự nghiệp, những đóng góp và vai trị
của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với tồn thể dân tộc Việt Nam.
Chúng em xin chân thành cảm ơn cô Vũ Thị Thu Hà đã tận tình hướng dẫn
chúng em trong suốt quá trình học tập cũng như trong việc hồn thành luận văn. Hy
vọng thơng qua những nỗ lực tìm hiểu của tất cả các thành viên trong nhóm sẽ giúp
các bạn có thêm một chút thơng tin cũng như kiến thức về học phần tư tưởng Hồ
Chí Minh và đặc biệt là về đề tài tài thảo luận của nhóm với vấn đề xây dựng con
người trong tư tưởng của Hồ Chủ tịch.
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống tư tưởng rộng lớn và bao quát mà
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xây dựng trong suốt cuộc đời và sự nghiệp của mình. Vậy
nên, với những giới hạn về kiến thức, thời gian và kinh nghiệm, trong bài tiểu luận
của nhóm 4 chắc chắn sẽ khơng tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự
nhận xét, ý kiến đóng góp, phê bình từ phía Thầy để bài tiểu luận được hoàn thiện
hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
3
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Tính cấp thiết của đề tài
Hình thành và phát triển từ những năm đầu của thế kỉ XX, tư tưởng Hồ Chí
Minh gắn bó chặt chẽ với từng chặng đường hoạt động cách mạng của Người và
mỗi bước đi của dân tộc. Ngày nay, sau hơn 50 năm từ ngày Người ra đi, đất nước
Việt Nam đã tiến những bước rất xa hòa cùng sự phát triển mạnh mẽ của toàn nhân
loại trong nền kinh tế tri thức và các cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật. Mặc dù
vậy, tư tưởng Hồ Chí Minh vẫn cịn đầy đủ giá trị lịch sử và giá trị thời đại của nó.
Đảng ta đã khẳng định: Đảng lấy chủ nghĩa Mác-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh là
nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động.
Cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh là một cuộc đời trong sáng cao đẹp của một
người Cộng sản vĩ đại, một anh hùng giải phóng dân tộc kiệt xuất, một chiến sĩ
quốc tế lỗi lạc đấu tranh không mệt mỏi và hiến dâng cả đời mình vì Tổ Quốc, vì
nhân dân, vì lý tưởng Cộng sản, vì độc lập tự do của các dân tộc và vì hịa bình,
cơng lý trên thế giới. Mục đích cao cả mà Người nguyện phấn đấu suốt đời đó là
mong cho dân tộc, nhân dân có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc. Bởi, đối với
Người, "nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng
chẳng có nghĩa lý gì”. Suốt đời, Hồ Chí Minh mong muốn xây dựng một xã hội
mới về chất, cao hơn hẳn xã hội cũ - xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa. Và để
xây dựng chủ nghĩa xã hội, theo Người, "trước hết cần có những con người xã hội
chủ nghĩa”. Đào tạo con người xã hội chủ nghĩa không có con đường nào khác
ngồi giáo dục tri thức khoa học và lý tưởng, đạo đức xã hội chủ nghĩa. Đó là nền
giáo dục nhằm phát triển con người tồn diện trong thời đại mới. Vì vậy, sinh thời
Hồ Chí Minh rất quan tâm tới nền giáo dục nước nhà. Đã nhiều lần, Người đến
thăm và động viên giáo viên, học sinh, sinh viên ở một số trường. Và tại lớp học
4
chính trị của giáo viên cấp hai, cấp ba tồn miền Bắc, ngày 13/9/1958, Bác Hồ đã
có bài nói quan trọng về nhiệm vụ của những người thầy giáo với sự nghiệp giáo
dục và đào tạo. Bác căn dặn: “ Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích
trăm năm thì phải trồng người”. Câu nói tuy ngắn gọn nhưng thể hiện sâu sắc quan
niệm về con người của chủ tịch. Vì vậy, đã tạo động lực cho chúng em cùng nhau
nghiên cứu đề tài này.
II. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích một cách khái quát những nội dung cơ bản của tư tưởng
Hồ Chí Minh về con người và chiến lược "trồng người". Bài thảo luận làm sáng tỏ
vai trò của con người và thực trạng chiến lược " trồng người" trong quá trình giáo
dục - đào tạo ở nước ta hiện nay. Đồng thời, chỉ ra một số gợi ý nhằm phằm phát
huy vai trò của nhà giáo Việt Nam.
III. Đối tượng nghiên cứu
Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và chiến lược "trồng người" thể hiện
trong các bài phát biểu, bài viết, các tác phẩm, hoạt động thực tiễn của Người Chủ
trương của Đảng và Nhà nước ta về chiến lược "trồng người"; Vai trò của nhà giáo
ở+ Việt Nam hiện nay
IV. Phạm vi nghiên cứu
Trên cơ sở khái quát tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và chiến lược
"trồng người, bài thảo luận trung nghiên cứu việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh
về vai trị của con người con người và chiến lược "trồng người" trong thời kỳ đẩy
mạnh CNH, HĐH đất nước.
V. Phương pháp nghiên cứu
Bài thảo luận sử dụng một số phương pháp chủ yếu như: logic - lịch sử, phân
tích - tổng hợp, diễn dịch - quy nạp, so sánh đối chiếu, gắn lý luận với thực tiễn…
5
B. NỘI DUNG
I. Hồ Chí Minh và tư tưởng của người
1. Giới thiệu chung về Hồ Chí Minh
Hồ Chí Minh (19 tháng 5 năm 1890 – 2 tháng 9 năm 1969), tên khai sinh
là Nguyễn Sinh Cung, là một nhà cách mạng, người sáng lập Đảng Cộng sản Việt
Nam, một trong những người đặt nền móng và lãnh đạo cơng cuộc đấu tranh
giành độc lập, toàn vẹn lãnh thổ cho Việt Nam trong thế kỷ XX, một chiến sĩ cộng
sản quốc tế. Người là người viết và đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 2 tháng 9 năm 1945 tại Quảng trường Ba
Đình, Hà Nội, Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong thời gian 1945–
1969, Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam trong thời
gian 1951–1969.
Là lãnh tụ được nhiều người ngưỡng mộ và yêu quý, lăng của chủ tịch Hồ
Chí Minh được xây ở Hà Nội, nhiều tượng đài của Hồ Chí Minh được đặt ở khắp
mọi miền Việt Nam, hình ảnh của Người được nhiều người dân treo trong nhà, đặt
trên bàn thờ và được in ở hầu hết mệnh giá đồng tiền Việt Nam. Hồ Chí Minh được
thờ cúng ở một số đền thờ và chùa ở Việt Nam. Hồ Chủ tịch đồng thời cũng là nhà
văn, nhà thơ và nhà báo với nhiều tác phẩm viết bằng tiếng Việt, tiếng Hán và tiếng
Pháp. Hồ Chí Minh đã được tạp chí Time bình chọn là 1 trong 100 người có ảnh
hưởng nhất thế giới thế kỷ XX.
2. Tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm và tư tưởng của Hồ Chí
Minh trong sự nghiệp cách mạng của Người, được Đảng Cộng sản Việt Nam tổng
kết, hệ thống hóa. Hệ thống tư tưởng này bao gồm những quan điểm về những vấn
6
đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến
cách mạng xã hội chủ nghĩa; vận dụng và phát triển Chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều
kiện cụ thể của Việt Nam.
Các nội dung trong tư tưởng Hồ Chí Minh được hình thành và phát triển gắn
với các thời kì hoạt động của Hồ Chí Minh trong phong trào cách mạng Việt Nam
và quốc tế vào đầu và giữa thế kỷ 20. Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh nhận định
Tư tưởng Hồ Chí Minh là sự kết tinh của văn hóa dân tộc Việt Nam, tư tưởng cách
mạng Pháp, tư tưởng tự do của Hoa Kỳ, lý tưởng cộng sản Mác-Lênin, tư
tưởng văn hóa phương Đơng, văn hóa phương Tây và phẩm chất cá nhân của Hồ
Chí Minh.
Tư tưởng Hồ Chí Minh đã được xác định là một hệ tư tưởng chính thống của
Đảng Cộng sản Việt Nam bên cạnh chủ nghĩa Mác-Lênin, được chính thức đưa ra
từ Đại hội VII của Đảng. Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Việt Nam cùng các
quan điểm chính thống ở Việt Nam hiện nay đều thống nhất đánh giá Tư tưởng Hồ
Chí Minh chính là cách vận dụng sáng tạo Chủ nghĩa Mác-Lênin trong điều kiện cụ
thể của Việt Nam và coi tư tưởng Hồ Chí Minh đã trở thành một tài sản tinh thần
quý báu của Đảng Cộng sản Việt Nam và của dân tộc Việt Nam. Đảng Cộng sản
Việt Nam xác định lấy Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là kim chỉ
nam cho mọi hành động và thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Đảng Cộng sản Việt
Nam luôn tăng cường tuyên truyền thúc đẩy việc học tập và làm theo Tư tưởng Hồ
Chí Minh ở tất cả các tầng lớp trong xã hội.
II. “ Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng
người”
1. Hồn cảnh ra đời của luận điểm
“Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”.
7
Đây là lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi Người đến dự và phát biểu tại
“Lớp học chính trị của giáo viên cấp II, cấp III toàn miền Bắc tại Hà Nội”, ngày 13
tháng 9 năm 1958.
Ngày 13-9-1958, Bác tới thăm lớp học chính trị của giáo viên cấp 2 và 3 tồn
miền Bắc, với lời căn dặn: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm
năm thì phải trồng người. Chúng ta phải đào tạo ra những công dân tốt cho nước
nhà. Nhân dân, Đảng, Chính phủ giao các nhiệm vụ đào tạo thế hệ tương lai cho
các cơ, các chú. Đó là một trách nhiệm nặng nề, nhưng rất vẻ vang”...
Điều Bác nghĩ suy, trăn trở nhiều nhất là việc “trồng người”. Bác nói với anh
chị em giáo viên: “Chúng ta phải đào tạo ra những công dân tốt và cán bộ tốt cho
nước nhà. Nhân dân, Đảng, Chính phủ giao các nhiệm vụ đào tạo thế hệ tương lai
cho các cô, các chú. Đó là một trách nhiệm nặng nề, nhưng rất vẻ vang. Mong mọi
người phải cố gắng làm tròn nhiệm vụ”.
Bài nói của Bác Hồ đăng báo Nhân Dân, số1645, ra ngày 14/9/1958; về sau
đưa vào sách “Hồ Chí Minh - Tuyển tập”, tập II, NXB Sự Thật, Hà Nội- 1980, trang
93.
2. Giải thích luận điểm
Câu nói của Bác là lời khuyên nhủ và đã trở thành khẩu hiệu nổi tiếng không
chỉ đối ngành giáo dục nước ta. Bởi lời khuyên nhủ ấy rất hình tượng, cụ thể, gần
gũi, dễ hiểu và dễ thấm nhuần các trọng tráchlâu dài của dân tộc, của đất nước.
“Vì lợi ích mười năm trồng cây” đó là một nhiệm vụ lâu dài và mang lợi ích
về sau. Như Bác cũng từng nói trồng cây là việc “tốn kém ít mà lợi ích rất nhiều”,
“mỗi Tết trồng được độ 15 triệu cây, trong mười năm nước ta phong cảnh sẽ ngày
càng tươi đẹp, khí hậu điều hòa hơn, cây gỗ đầy đủ hơn.” Muốn vậy thì cần phải có
kế hoạch trồng và chăm sóc cây hợp lí. Nó phải mang tính lâu dài và liên tục.
8
“ Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”: “Trồng cây” thì mất “mười năm”
nhưng “trồng người” phải mất đến“trăm năm”, khoảng cách giữa con số “mười
năm” và “trăm năm” là độ dài của sự tu dưỡng và quyết tâm rèn luyện. Để có được
lợi ích lâu dài và bền vững thì phải chú trọng chăm lo cho sự nghiệp giáo dục, đào
tạo con người, đào tạo nhân lực cho đất nước. vì con người vừa là nhân tố, vừa là
động lực phát triển. Con người là vốn quý nhất của xã hội, con người làm nên lịch
sử, quyết định vận mệnh của cả đất nước, cả dân tộc. Hồ Chí Minh đã chỉ rõ vai trị
vơ cùng to lớn của con người đối với sự nghiệp cách mạng của đất nước.
3. Phân tích luận điểm
a. Hồ Chí Minh với sự nghiệp “trồng cây”.
“Bác sống như trời đất của ta
Yêu từng ngọn lúa, mỗi cành hoa”.
( “Bác ơi!” – Tố Hữu )
Cả cuộc đời Bác, ngồi tình u cho dân tộc, nhân dân, Người cịn dành một
góc của trái tim mình cho thiên nhiên; bởi vậy, hình ảnh Người với hoa cỏ đã đi vào
thơ ca một cách giản dị, mộc mạc nhưng để lại trong lòng người đọc những điều
cao đẹp, lớn lao. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh vốn u thiên nhiên, sống hịa
mình với thiên nhiên nên từ những ngày hoạt động cách mạng, dù bận trăm cơng
nghìn việc nhưng Người vẫn ln chú trọng tới việc trồng cây, gây rừng để bảo vệ
và xây dựng môi trường sinh thái, bảo đảm cho điều kiện sống ln trong lành, góp
phần nâng cao đời sống vật chất.
Bác là nguời khởi sướng phong trào “Tết trồng cây”, bởi Bác cho rằng, ý
nghĩa của việc trồng cây là rất thiết thực và lớn lao. Ngay từ khi mới về nước lãnh
đạo cách mạng Việt Nam, Người đã sớm nhận thấy tính tất yếu phải trồng cây:
“Muốn ăn quả thì phải trồng cây”. Người khích lệ nhân dân: “Muốn làm nhà cửa
9
tốt, phải ra sức trồng cây”. Do đó, Người chủ trương: “chúng tôi đề nghị tổ chức
một ngày “Tết trồng cây”. Việc này tốn kém ít mà lợi ích rất nhiều”. “Tết trồng
cây” do Bác Hồ khởi sướng, chỉ đạo và cổ vũ là một tư tưởng lớn, thiết thực, một
mục đích cao cả vì cuộc sống ấm no, hạnh phúc của nhân dân ta. Nhiều lần Người
đã đánh giá: “Sở dĩ “Tết trồng cây” đã trở nên một phong trào mạnh mẽ, là vì mọi
người đều thấy lợi ích thiết thực và lâu dài của nó”.
Ngày 28-11-1959, trên Báo Nhân Dân số 2082, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết
bài “Tết trồng cây” và nêu rõ mục đích trước mắt và lâu dài của việc trồng cây: “Từ
năm 1960 - 1965, chúng ta sẽ có 90 triệu cây, vừa cây ăn quả, cây có hoa, vừa cây
làm cột nhà. Và trong mươi năm, nước ta phong cảnh sẽ ngày càng tươi đẹp hơn,
khí hậu điều hịa hơn, cây gỗ đầy đủ hơn. Điều đó sẽ góp phần quan trọng vào việc
cải thiện đời sống của nhân dân ta”. Bác là người nhìn xa trơng rộng, điều này
khơng chỉ biểu hiện qua những chiến lược, đường lối tài tình trong cách mạng của
Bác mà còn thể hiện qua việc Bác đánh giá về lợi ích của việc trồng cây. Người
nhận ra, trồng cây khơng chỉ đem lại những lợi ích vào một thời điểm nhất định
như: để lấy gỗ làm nhà, để làm cây ăn quả mà còn nhận ra lợi ích lâu dài cho đời
con cháu mãi về sau: phong cảnh tươi đẹp, khí hậu trong lành, giúp cải thiện đời
sống của nhân dân.
Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ cách thức tổ chức và phương pháp trồng cây.
Không chỉ phát động Tết trồng cây, Người thường xuyên chỉ đạo cán bộ các cấp có
kế hoạch trồng cây rõ ràng: Phải liên hệ chặt chẽ "Tết trồng cây" với kế hoạch
trồng cây gây rừng của Nhà nước, nhưng không nên lẫn lộn số cây "Tết" với số cây
của kế hoạch; phải nắm đúng nguyên tắc xem trọng chất lượng, nghĩa là trồng cây
nào chắc cây ấy, không nên tham trồng quá nhiều, mà không ra sức bảo vệ và chăm
nom cây. Để hoàn thành kế hoạch trồng cây hàng năm, Người yêu cầu phải phát
huy sức mạnh tổng hợp các lực lượng, trong đó chỉ ra lực lượng nịng cốt là thanh
10
niên: “Thanh niên nên phụ trách việc trồng cây. Đồng thời phải kết hợp với lực
lượng các cụ phụ lão và các cháu thiếu nhi. Nhiều cụ trồng cây rất giỏi. Phải giáo
dục cho các cháu thiếu nhi bảo vệ và chăm sóc cây cối. Cần có kế hoạch làm cho
mọi người tham gia trồng cây. Làm sao cho người trồng cây cũng có lợi. Như vậy
mọi người sẽ phấn khởi trồng cây.”
Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu lên một quan niệm mới về mùa xuân: “Mùa xuân
là Tết trồng cây Làm cho đất nước càng ngày càng Xuân”. Là con người của hành
động cách mạng thực sự, dù việc nước có bận đến đâu, dù sức khỏe Bác như thế
nào, Bác cũng luôn nêu gương trong trồng và chăm sóc cây. Vào buổi sáng ngày
11/1/1960, khơng khí Tết trồng cây đầu tiên mừng Đảng, mừng Xuân thật sôi nổi.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng đồng bào Thủ đơ đã trồng cây ở Công viên Hồ Bảy
Mẫu (nay là Công viên Thống Nhất). Tại nơi đây, Bác đã tự tay cầm xẻng, xúc đất
vun cho một cây đa nhỏ. Trồng cây xong, Bác nói chuyện thân mật với mọi người
về lợi ích của việc trồng cây. Người nói đại ý rằng, mấy năm trước nơi đây còn là
bãi rác, nhờ có lao động của mọi người mà nay cây đã lên xanh tốt. Ngày nghỉ, các
cô, các chú dẫn con cái ra đây hóng mát, xem hoa, ngắm cây vui chơi. Đây chính là
vườn hoa của các cơ, các chú. Vậy chúng ta phải lao động cho thật tốt, ta làm cho ta
và cho con cháu đời sau.
Mùa Xuân năm 1969, sức khỏe của Bác yếu nhiều, việc bố trí để Bác trồng
cây ở một địa phương nào đó theo ý của Bác là một vấn đề hết sức khó khăn.
Những người tham mưu, giúp việc Bác rất lo lắng nên nhiều lần đề nghị Bác hoãn
lại việc trồng cây. Nhưng Bác rất kiên quyết và nói: Đây là dịp kỷ niệm 10 năm
ngày phát động Tết trồng cây nên các chú phải bố trí cho Bác trồng cây ở một địa
phương nào đó có nhiều thành tích.... Sau đó, Bác gợi ý chọn xã Vật Lại, huyện Ba
Vì, tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội) là nơi có phong trào trồng cây tốt. Theo kế hoạch
đã chuẩn bị, Bác đến địa điểm trồng cây. Đông đảo các đại biểu, các tầng lớp nhân
11
dân đã đứng trên những đồi cây đón Bác. Bác trực tiếp trồng thêm một cây đa.
Nhìn những xẻng đất, bình nước Bác tưới mát cho cây, mọi người ai cũng xúc
động. Trồng cây xong, Bác cùng mọi người quây quần dưới tán bạch đàn và thân
mật hỏi chuyện, chúc Tết mọi người.
Hình ảnh bình dị của Bác hàng ngày chăm sóc cây và hịa mình vào thiên
nhiên tại Phủ Chủ tịch là tấm gương có sức lay động, và động viên lớn đến phong
trào trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ”. Những lợi ích thiết thực mà trồng cây
đem lại chính là nguyên nhân tại sao Bác lại quan tâm, lo lắng về vấn đề này nhiều
đến thế. Bác ln hướng về người dân Việt Nam với tình cảm yêu thương, trân
trọng. Cả dân tộc Việt nam đều là con cháu của Bác. Bác luôn mong dân tộc Việt
Nam được sống ấm no, hạnh phúc và trồng cây cũng chính là một trong những biện
pháp quan trọng nhất để thực hiện điều đó. Qua đây, ta thấy được việc Bác quan
tâm đến trồng cây cũng là biểu hiện lòng yêu nước thương dân của Bác.
Vậy tại sao Bác lại gắn việc “trồng cây” với việc “trồng người”? Bác Hồ đã
dạy chúng ta: “Trồng cây khơng chỉ có lợi ích kinh tế mà cịn có lợi ích về mặt xã
hội, có tác dụng lớn tới vấn đề giáo dục và đào tạo con người”. Với Bác, trồng cây
không chỉ giúp xây được nhà cửa cho nhân dân mà còn góp phần xây nên đạo đức,
nhân cách của một con người. Bác Hồ kính yêu đã đi xa, đất trời đã bước vào nhiều
mùa xuân mới, sự nêu gương mẫu mực của Bác trong thực hành trồng cây là nguồn
cảm hứng vơ tận để tồn Đảng, tồn dân và tồn quân ta tiếp bước và phát huy. Từ
lời Người dạy, trồng cây đã trở thành một truyền thống tốt đẹp được nhân dân ta
gìn giữ qua nhiều đời; trong đó, phong trào trồng cây, gây rừng, phủ xanh đất trống
đồi trọc ln được tồn Đảng, tồn dân ta ra sức hưởng ứng bằng nhiều hành động
cụ thể. Tấm gương sống giản dị, gần gũi với thiên nhiên, tư tưởng, triết lý sống tiến
bộ về bảo vệ cảnh quan, môi trường sinh thái và tài nguyên thiên nhiên để phát
12
triển bền vững của Người đã trở thành kim chỉ nam hành động đúng đắn cho các
thế hệ hôm nay và mãi về sau.
b, Hồ Chí Minh với sự nghiệp “trồng người”
Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của con người
– Con người là vốn quý nhất, nhân tố quyết định thành công của sự nghiệp cách
mạng.
Theo Hồ Chí Minh, “trong bầu trời khơng q bằng nhân dân. trong thế giới
khơng gì mạnh bằng lực lượng đồn kết của nhân dân”. Vì vậy, ‘Vơ luận việc gì,
đều do người làm ra, và từ nhỏ đến to, từ gần đến xa, đều thế cả”. Người cho rằng
“việc dễ mấy khơng có nhân dân cũng chịu, việc khó mẩy có dân liệu cũng xong”.
Nhân dân là người sáng tạo ra mọi giá trị vật chất và tinh thần. Hồ Chí Minh tổng
kết ngắn gọn: dân ta tổt lắm. Người phân tích phẩm chất tốt đẹp của dân từ lịng
trung thành và tin tưởng vào cách mạng, vào Đảng, không sợ gian khố, tù đày, hy
sinh đến việc dân nhường cơm sẻ áo, chở che, đùm bọc, bảo vệ, nuôi nấng bộ đội
và cán bộ cách mạng.
Dân ta là tài năng, trí tuệ và sáng tạo, họ biết “giải quyết nhiều vấn đề một
cách giản đơn, mau chóng, đầy đủ, mà những người tài giỏi, những đoàn thể to lớn,
nghĩ mãi khơng ra”‘. Đặc biệt là lịng sốt sắng, hăng hái của dân để thực hiện con
đường cách mạng. Hồ Chí Minh có niềm tin vững chắc rằng với tinh thần quật
cường và lực lượng vô tận của dân tộc ta, với lịng u nước và chí kiên quyết của
nhân dân và quân đội ta, chẳng những chúng ta có thể thắng lợi, mà chúng ta nhất
định thắng lợi.
Nhân dân là yếu tố quyết định thành công của cách mạng. “Lịng u nước
và sự đồn kết của nhân dân là một lực lượng vô cùng to lớn, không ai thắng nổi”.
13
– Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng: phải coi trọng,
chăm sóc, phát huy nhân tố con người
Vì sống gần dân, với dân, giữa lịng dân, hiểu rõ dân tình, dân tâm, dân ý, Hồ
Chí Minh thấy rõ u cầu giải phóng dân tộc, giải phóng con người, giải phóng lao
động xã hội. Nhân dân vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng. Năm 1911,
giữa lúc đất nước đang bị xâm lược, nhân dân phải chịu cảnh lầm than. Người ra đi
với ý chí “quyết giải phóng gơng ta được hồn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn
tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được cùm nô lệ cho đồng bào”.
Người xác định rõ trách nhiệm của Người cũng là của Đảng và Chính phủ là “làm
sao cho nước học hành”.
Ở Hồ Chí Minh, có sự cảm nhận, thơng cảm sâu sắc với thân phận những
người cùng khổ và nô lệ lầm than. Nhưng không phải là sự cảm thông kiểu tôn
giáo; ngược lại, người có niềm tin vững chắc và trí tuệ, bản lĩnh của con người, ở
khả năng tự giải phóng của chính bản thân con người. Người làm hết sức để xây
dựng, rèn luyện con người và quyết tâm đấu tranh để đem lại độc lập, tự do, hạnh
phúc cho con người. Người xác định con người là mục tiêu trong điều kiện cụ thể
của từng giai đoạn cách mạng. Khi đất nước cịn nơ lệ, lầm than thì mục tiêu trước
hết trên hết là giải phóng dân tộc. giành độc lập dân tộc. Sau khi chính quyền đã về
tay nhân dân, thì mục tiêu ăn, mặc, ở, đi lại, học hành, chữa bệnh lại được ưu tiên
hơn, bởi vì, “nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập
cũng chẳng có nghĩa lý gì”. Vì vậy chúng ta phải thực hiện ngay: Làm cho dân có
ăn. Làm cho dân có mặc. Làm cho dân có chỗ ở. Làm cho dân có học hành. Đến Di
chúc, Người viết: “Đầu tiên là công việc đối với con người”.
Con người là mục tiêu của cách mạng nên mọi chủ trương, đường lối, chính
sách của Đảng, Chính phủ đều vì lợi ích chính đáng của con người. Có thể là lợi ích
lâu dài, lợi ích trước mắt: lợi ích cả dân tộc và lợi ích của bộ phận, giai cấp, tầng
14
lớp và cá nhân. Với hoạt động thực tiễn thì việc gì lợi cho dân, dù nhỏ mấy – ta
phải hết sức làm. Việc gì hại cho dân, dù nhỏ mấy – ta phải hết sức tránh.
Hồ Chí Minh có niềm tin mãnh liệt vào sức mạnh vĩ đại và năng lực sáng tạo
của quần chúng.
Trong sự nghiệp xây dựng đất nước, Hồ Chí Minh đã nhận rõ: “Muốn xây
dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết phải có con người xã hội chủ nghĩa”, “có dân thì
có tất cả”…
Niềm tin vào sức mạnh của dân còn được nhận thức từ mối quan hệ giữa
nhân dân với Đảng và Chính phủ. Hồ Chí Minh chỉ rõ: Nếu khơng có nhân dân thì
Chính phủ khơng đủ lực lượng: nếu khơng có Chính phủ thì nhân dân khơng có ai
dẫn đường. Đảng lãnh đạo nhưng nhân dân là chủ. Dân như nước, bộ đội như cá.
Lực lượng bao nhiêu là nhờ ở dân hết. Tin dân, học dân, tôn trọng dân, dựa vào dân
theo đúng đường lối quần chúng sẽ tạo nên sức mạnh vơ địch. Bởi vì, sự nghiệp
cách mạng giành độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội chỉ có thể thực hiện
được với sự giác ngộ đầy đủ và lao động sáng tạo của hàng chục triệu quần chúng
nhân dân.
Hồ Chí Minh tin ở dân cịn xuất phát từ niềm tin vào tình người. Đã là nguời
cộng sản thì phải tin nhân dân và niềm tin quần chúng sẽ tạo nên sức mạnh cho
người cộng sản. Người nói: dân tộc ta là một dân tộc anh hùng.
Trong khi giữ vững niềm tin vào dân thì phải chống các bệnh: xa nhân dân,
khinh nhân dân, sợ nhân dân; không tin cậy nhân dân: không hiểu biết nhân dân;
không yêu thương nhân dân. Không yêu thương và tin tưởng nhân dân là nguyên
nhân của căn bệnh nguy hiểm – bệnh quan liêu, mệnh lệnh. Bệnh này sẽ dẫn đến
kết quả là “hỏng việc”.
15
Con người là động lực của cách mạng được nhìn nhận trên phạm vi cả nước,
toàn thể đồng bào, song trước hết là ở giai cấp công nhân và nông dân. Điều này có
ý nghĩa to lớn trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Nhà nước mới theo tư tưởng của Hồ Chí Minh lấy cơng – nơng – trí làm nền tảng.
Từ thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười phải nhìn nhận và đánh giá đúng giai cấp
đứng ở trung tâm của thời đại mới,đó là giai cấp cơng nhân. Chỉ có giai cấp công
nhân với những đặc điểm chung và riêng mới lãnh đạo được dân tộc đào mồ chôn
chủ nghĩa tư bản. Muốn vậy giai cấp cơng nhân chỉ có liên minh với giai cấp nơng
dân và gắn bó với dân tộc mới trở thành lực lượng hùng mạnh.
Không phải mọi con người đều trở thành động lực mà phải là những. con
người được giác ngộ và tổ chức. Họ phải có trí tuệ và bản lĩnh, văn hóa, đạo đức,
được nuôi dưỡng trên nền truyền thống lịch sử và văn hóa hàng ngàn năm của dân
tộc Việt Nam… Chính trị, văn hóa, tinh thần là động lực cơ bản trong động lực con
người.Con người là động lực chỉ có thể thực hiện được khi hoạt động có tổ chức, có
lãnh đạo. Vì vậy, cần có sự lãnh đạo của Đảng cộng sản.
Giữa con người – mục tiêu và con người – động lực có mối quan hệ biện
chứng với nhau. Càng chăm lo cho con người – mục tiêu tốt bao nhiêu thì sẽ tạo
thành con người -động lực tốt bấy nhiêu. Ngược lại, tăng cường được sức mạnh của
con người – động lực thì sẽ nhanh chóng đạt được mục tiêu cách mạng.
Phải kiên quyết khắc phục kịp thời các phản động lực trong con người và tổ
chức. Đó là chủ nghĩa cá nhân. Thứ vi trùng rất độc này đẻ ra hàng trăm thứ bệnh:
thói quen truyền thống lạc hậu, tàn tích xã hội cũ để lại, bảo thủ, rụt rè khơng dám
nói. khơng dám làm, khơng dám đề ra ý kiến, tóm lại khơng dám đổi mới và sáng
tạo.
Chiến lược “trồng người” của Hồ Chí Minh
16
Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Người đã luôn chú trọng,
dành rất nhiều tâm huyết sức lực cho cơng cuộc mở mang " dân trí" đặc biệt là việc
chăm lo bồi dưỡng thế hệ sau. Với tinh thần “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng
cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người” và với mục tiêu của chiến lược
“trồng người” lúc bấy giờ là “dạy dỗ con em của nhân dân thành người công dân
tốt, người lao động tốt, người chiến sĩ tốt, người cán bộ tốt của nước nhà”. "Trồng
người" là con đường vơ cùng dài và gian nan mà đích đến chính là những lợi ích
khơng thể đơng đếm được của cả trước mắt và tương lai sau này, bởi vậy Bác đã
xác định chiến lược "trồng người" vô cùng tỉ mỉ với từng bước xuyên suốt quá trình
đi lên chủ nghĩa xã hội cùng với đó là thành quả đạt được trong từng giai đoạn. Cụ
thể nội dung chiến lược "Trồng người" của Chủ tịch Hồ Chí Minh bao gồm:
Một là, cần phải hướng con người đến với việc có ý thức làm chủ bản thân,
gia đình và cơng việc mình đảm nhiệm, có đủ sức khỏe và tư cách tham gia làm
chủ nhà nước và xã hội, thực hiện bồ dưỡng về năng lực trí tuệ, trình độ ký luận
chính trị, văn hóa, khoa học - cơng nghệ, chun mơn nghiệp, ngoại ngữ sức khỏe.
Cùng với đó là phát huy mạnh tính thần tập thể xã hội chủ nghĩa và tư tưởng "mình
vì mọi người, mọi người vì mình", có tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách
nhiệm, khơng tham ơ, tham những, lãng phí, quan liêu- đức tính o thể thiếu đối với
mỗi một cá nhân, nhất là đối với những nhà lãnh đạo, những người sẽ dẫn dắt Đảng
và Nhà nước thì đức tính này càng không thể thiếu. Người dạy: “Một dân tộc, một
Đảng và mỗi con người, ngày hơm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất
định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lịng dạ
khơng trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân”. Có thể nói Bác Hồ đã dành
một sự quan tâm đặc biệt đến việc nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ
nghĩa cá nhân trên con đường xây dựng xã hội chủ nghĩa nói chung và sự nghiệp
"Trồng người" nói riêng.
17
Hai là, phải đào tạo được những người có đạo đức cần, kiệm, liêm, chính, chí
cơng vơ tư xây dựng đất nước, hăng hái bảo vệ Tổ quốc. Bác là tấm gương tiêu
biểu nhất về rèn luyện đạo đức cách mạng, suốt đời tận trung với nước, tận hiếu với
dân, chịu đựng và chấp nhận mọi nguy nan để tìm đường cứu nước, cứu dân; đồng
cam cộng khổ với nhân dân trong kháng chiến, kiến quốc, giành độc lập cho Tổ
quốc, mưu hạnh phúc cho đồng bào. Cả cuộc đời người luôn tiết kiệm, giữ liêm
khiết, trong sạch,sống trung thực với bản thân và mọi người biến nó trở thành
phong cách riêng của Người ở mọi lúc, mọi nơi . Từ tấm gương rèn luyện đạo đức
cách mạng của Bác Hồ, chúng ta thấy rằng, việc rèn luyện bền bỉ và ln có ý thức
trau dồi đạo đức cách mạng là việc làm cần thiết và quan trọng bậc nhất đối với
mỗi cá nhân. Bởi vì, đạo đức cách mạng khơng phải trên trời sa xuống. Nó do đấu
tranh bền bỉ hằng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng
sáng, vàng càng luyện càng sáng.
Ba là, phải đào tạo ra những con người có đạo đức và lối sống xã hội chủ
nghĩa: trung với nước, hiếu với dân, thương u con người, có lịng u nước yêu
dân tộc nồng nàn, sẵn sàng góp sức vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Không chỉ ở đức tính, tinh thần yêu nước của Bác cung mang một sức ảnh hưởng to
lớn, nó thấm nhuần trong mỗi lời nói mỗi hành động của Người tạo ra động lực tiếp
thêm sức mạnh cho mỗi một con người Việt Nam trong quá trình bảo vệ Tổ quốc.
Sau Cách mạng Tháng Tám, Hồ Chí Minh phát biểu mục đích cuộc sống mà Người
theo đuổi là: “Tơi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao nước ta
được hồn tồn tự do, đồng bào ai cũng có căm ăn, áo mặc, ai cũng được học
hành”. Nói chuyện với đồng bào trước khi sang thăm Pháp (30-5-1946), Hồ Chí
Minh khẳng định: “Cả đời tơi chỉ có một mục đích, là phấn đấu cho quyền lợi Tổ
quốc, và hạnh phúc của quốc dân. Những khi tôi phải ẩn nấp nơi núi non, hoặc ra
vào chốn tù tội, xông pha sự hiểm nghèo - là vì mục đích đó. Đến lúc nhờ quốc dân
18
đồn kết, tranh được chính quyền, ủy thác cho tơi gánh việc Chính phủ, tơi lo lắng
đêm ngày, nhẫn nhục cố gắng - cũng vì mục đích đó... Bất kỳ bao giờ, bất kỳ ở đâu,
tôi cũng chỉ đeo đuổi một mục đích, làm cho ích quốc lợi dân”. Ngồi ra còn cần
phát huy tinh thần quốc tế trong sáng, có lối sống lành mạnh, trong sáng, học tập
điều hay, cái đẹp bài trừ cái xấu hay những điều không phù hợp với thuần phong mĩ
tục người Việt. Tinh thần quốc tế trong sáng là tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau
giữa nhân dân Việt Nam với tất cả các dân tộc tiến bộ trên thế giới vì độc lập dân
tộc, vì hịa bình, cơng lý và tiến bộ xã hội. Tinh thần này đã được Người nêu lên
bằng mệnh đề "Bốn phương vô sản đều là anh em". Đây chính là là tinh thần đồn
kết với các dân tộc bị áp bức, với nhân dân lao động các nước mà Hồ Chí Minh đã
dày cơng vun đắp bằng hoạt động cách mạng thực tiễn của bản thân mình và bằng
sự nghiệp cách mạng của cả dân tộc.
Bốn là, phải đào tạo ra những người có tác phong xã hội chủ nghĩa: có ý chí
học hỏi, cầu tiến bộ, làm việc khoa học có kế hoạch, có biện pháp, có quyết tâm, có
tổ chức, có kỷ luật, có kỹ thuật, có năng suất, chất lượng hiệu quả lao động. Trong
một xã hội vận động và biến đổi nhanh chóng, đất nước hội nhập sâu rộng với thế
giới đã và đang đặt ra yêu cầu, đòi hỏi rất cao về năng lực, chun mơn, phẩm chất,
đạo đức, bản lĩnh chính trị đối với mỗi người cán bộ, đảng viên, công chức, viên
chức, công nhân hay kể cả với mỗi người nông dân. Do vậy, để tránh tụt hậu, đáp
ứng được u cầu của cơng việc, tiến tới có đủ năng lực làm việc được trong mơi
trường quốc tế, khơng có cách nào khác, mỗi người cần có tinh thần cầu thị, không
ngừng cố gắng, nỗ lực học tập, rèn luyện để tự hoàn thiện bản thân, ngày càng tiến
bộ. động qn mình, khơng sợ khó, khơng sợ khổ, làm việc vì lợi ích của xã hội,
tập thể và bản thân mình.
Bác Hồ của chúng ta từng căn dặn “Phải có quyết tâm, đã làm việc gì thì làm
cho đến nơi đến chốn, làm cho kỳ được. Phải có lịng ham tiến bộ, ham học hỏi,
19
học ln, học mãi. Học văn hố, học chính trị, học nghề nghiệp”. Đó là những con
người phải nhạy bén với cái mới, biết vận dụng nó vào thực tế công tác để nâng cao
năng suất, chất lượng, hiệu quả “phải có khí khái ham làm việc, chứ khơng ham địa
vị”.
Bên cạnh đó, Hồ Chí Minh cũng u cầu trong giáo dục đào tạo thế hệ cách
mạng cho đời sau cần hướng người được giáo dục tránh xa ba sự ham muốn đó là
ham muốn về tiền tài, danh vọng và quyền lực, Người còn cho rằng "phải chống
tâm lý tự tư, tự lợi, chỉ lo lợi ích riêng và sinh hoạt riêng của mình. Chống tâm lý
ham sung sướng và tránh khó nhọc. Chống thói xem khinh lao động nhất là lao
động chân tay. Chống lười biếng, xa xỉ. Chống cách sinh hoạt ủy mị, chống kiêu
ngạo, giả dối, khoe khoang”.
Trên cơ sở đó, Hồ Chí Minh đưa ra biện pháp thực hiện chiến lược “trồng
người”. Đó là:
Thứ nhất, nhà giáo phải hướng đến mục tiêu đào tạo ra những cơng dân có ích
cho xã hội, phải làm cho người học phát triển hồn tồn những năng lực có sẵn
trong bản thân.
Thứ hai, nội dung giáo dục phải hướng đến con người phát triển tồn diện hay
nói cách khác đáp ứng cả đức cả tài trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Người nói: “Trong việc giáo dục và học tập, phải chú trọng đủ các mặt: đạo đức
cách mạng, giác ngộ xã hội chủ nghĩa, văn hoá, kỹ thuật, lao động và sản xuất”.
Con người được giáo dục tồn diện theo Hồ Chí Minh, đó là con người phải có đạo
đức cách mạng, có lý tưởng sống, có quan hệ đúng mực với mọi người xung quanh,
có kỹ năng sống, có tri thức, có sức khỏe… Đó là con người phát triển tồn diện
trên các mặt: văn - đức - thể - mỹ. Đây là những nội dung giáo dục hết sức căn bản,
gắn bó chặt chẽ, làm nền tảng cho sự phát triển con người Việt Nam toàn diện.
20
Thứ ba, trong giáo dục, vai trò của người thầy là truyền thụ kiến thức, hướng
dẫn cách học cho người học. Những người thầy giáo, cơ giáo được Hồ Chí Minh ví
như những chiến sĩ xung kích trên mặt trận giáo dục. Vì vậy, để hồn thành tốt
những nhiệm vụ vẻ vang ấy, theo Hồ Chí Minh, mỗi thầy cơ giáo phải không ngừng
học tập, rèn luyện, nâng cao năng lực, trình độ chun mơn và phẩm chất đạo đức
của người giáo viên. Người nhấn mạnh: “Người huấn luyện phải học thêm mãi thì
mới làm được cơng việc huấn luyện của mình”, về đạo đức thì người giáo viên:
“Phải có chí khí cao thượng, phải "tiên ưu hậu lạc" nghĩa là khó khăn thì phải
chịu trước thiên hạ, sung sướng thì hưởng sau thiên hạ”, và đặc biệt người giáo
viên phải ln u trị, u nghề: “Thầy cũng như trị, cán bộ cũng như nhân viên,
phải thật thà yêu nghề mình”, “Phải thương yêu các cháu như con em ruột thịt của
mình”. Với việc xây dựng đội ngũ giáo viên như vậy sẽ là một nhân tố quan trọng
quyết định sự thành công trong chiến lược “trồng người”. Với một nền giáo dục
mới, gắn mục tiêu đào đạo với việc phát huy năng lực tiềm ẩn trong mỗi con người,
với nội dung giáo dục toàn diện, phương pháp học tập tích cực, Hồ Chí Minh tin
rằng sớm muộn gì các em học sinh - những chủ nhân tương lai của nước nhà, sẽ
đưa Việt Nam “bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu”.
Yêu thương, quý trọng con người, thấy được sức mạnh tiềm ẩn to lớn trong con
người, Hồ Chí Minh khơng chỉ đề ra chiến lược “trồng người” nhằm chăm lo, bồi
dưỡng, để con người có điều kiện phát triển tồn diện, phát huy hết sức mạnh về
vật chất và tinh thần của mình vào thực hiện thắng lợi cơng cuộc xây dựng xã hội
mới, mà Người còn chỉ ra các biện pháp để thực hiện thành cơng chiến lược đó.
Trong các biện pháp mà người đưa ra thì giáo dục - đào tạo là biện pháp quan trọng
hàng đầu để thực hiện thành cơng chiến lược “trồng người”. Để thực hiện hồn
chỉnh chiến lược “trồng người” trong tư tưởng Hồ Chí Minh là một mục tiêu khó
khăn đối với cả mỗi cá nhân cũng như với Đảng và nhà nước tuy nhiên khơng thể
phủ nhận được điều quan trọngrằng trong q trình hoàn thành chiến lược cũng
21
đồng nghĩa với việc Đất nước ta đang ngày một hướng đến “lợi ích kép” mà Bác
Hồ xác định, đó là “nhằm tiến đến mục tiêu xây dựng đất nước, kết hợp với việc
giải phóng và phát triển con người”. Con đường này xứng đáng để chúng ta đi và
vượt qua.
Vai trò của giáo dục
Sự nghiệp trồng người - giáo dục đào tạo được xác định rõ là sự nghiệp
chung của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội nhưng người trực tiếp thực hiện nhiệm
vụ là nhà giáo. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, vấn đề then chốt quyết định chất lượng
giáo dục chính là đội ngũ những người thầy giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Bởi vì
các thầy giáo, cơ giáo mang trên mình nhiệm vụ nặng nề là đào tạo cán bộ cho
nước nhà; là “người chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng văn hóa” thầy, cơ giáo có trách
nhiệm truyền bá cho thế hệ trẻ lý tưởng đạo đức chân chính, hệ thống các giá trị,
tinh hoa văn hóa của dân tộc và nhân loại, bồi dưỡng cho họ những phẩm chất cao
quý và năng lực sáng tạo phù hợp với sự phát triển và tiến bộ của xã hội.
Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Nhiệm vụ giáo dục là rất quan trọng và
vẻ vang, nếu khơng có thầy giáo thì khơng có giáo dục… khơng có giáo dục, khơng
có cán bộ thì khơng nói gì đến kinh tế - văn hóa”(1). Thầy, cơ giáo là người định
hướng, dẫn dắt thế hệ trẻ từng bước nắm bắt chân lý thời đại, cho nên mọi tài liệu,
giáo trình dù hay đến đâu nếu khơng có thầy giáo hướng dẫn thì khơng phát huy hết
tác dụng đối với thế hệ trẻ. Người thầy là yếu tố quyết định đến chất lượng giáo
dục, sản phẩm của dạy học là tương lai của dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh ln đề
cao vị trí, vai trị của các thầy giáo, cô giáo đối với xã hội - họ là người quyết định
thành công công cuộc xây dựng và đổi mới nền giáo dục. Điều đó, vừa khẳng định
vị trí, vai trị quan trọng của nghề “dạy chữ, dạy người”, vừa nói lên trọng trách mà
xã hội đặt trọn niềm tin lên vai nhà giáo. Các thầy giáo, cô giáo có nhiệm vụ nặng
22
nề và vẻ vang làm người chiến sĩ tiên phong trên mặt trận tư tưởng, văn hóa; có
trách nhiệm truyền bá cho thế hệ trẻ lý tưởng đạo đức chân chính, hệ thống các giá
trị, tinh hoa văn hóa của dân tộc và nhân loại, bồi dưỡng cho họ những phẩm chất
cao quý và năng lực sáng tạo, phù hợp với sự phát triển và tiến bộ xã hội. Vì vậy,
mỗi nhà giáo cần quán triệt đầy đủ, sâu sắc, toàn diện những lời dạy quý báu,
những quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục, về vai trò, trách nhiệm
của người thầy giáo đối với Tổ quốc, với nhân dân.
Khi Việt Nam đang ở thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, gắn
với phát triển kinh tế tri thức. Trong thời đại như vậy, dừng lại, thậm chí là tiến
chậm là bị tụt hậu, là bị thụt lùi so với dòng chảy của tri thức nhân loại. Thực hiện
tốt yêu cầu này là quán triệt quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về lý tưởng và
mục đích học tập, phấn đấu của người thầy, người trí thức. Mỗi nhà giáo phải xác
định mục đích “Học để làm gì? Học để phục vụ ai?”. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh,
trước hết là: “học để làm việc”, biết làm việc vừa là năng lực, nhưng xét sâu xa nó
lại đồng thời là đạo đức, là biểu hiện văn hóa chính trị của mỗi người. Hai là, “học
để làm người”, người thầy có trách nhiệm hướng dẫn cho nhân dân, tức là gương
mẫu, đòi hỏi và bắt buộc người khác làm trịn nghĩa vụ cơng dân. Ba là, học để
“làm cán bộ”, tức là học để làm trịn chức trách của mình. Chỉ có học “biết làm
việc”, “biết làm người” mới có thể “biết làm cán bộ” để phụng sự đoàn thể, phụng
sự giai cấp và nhân dân, phụng sự Tổ quốc và nhân loại. Nói về đạo đức nhà giáo,
Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu lên những phẩm chất cơ bản, đó là: hết lịng phục vụ Tổ
quốc, phục vụ nhân dân; thương yêu học trò và yêu nghề; yêu lao động và quý
trọng người lao động chân tay; có tinh thần đồn kết, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
Đạo đức nhà giáo hay đạo đức nghề dạy học theo tư tưởng của Bác, có thể được
hiểu là những quy tắc, chuẩn mực quy định thái độ, hành vi ứng xử của nhà giáo
23
trong đời sống và đạo đức nhà giáo có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giáo dục
- đào tạo.
Ngoài ra, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, đạo đức nhà giáo u nghề, u
trường thơi chưa đủ mà cịn phải yêu chủ nghĩa xã hội bởi đó là mục tiêu mà dân
tộc đang hướng tới. Về trí tuệ và tài năng, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, một nhà
giáo giỏi khơng địi hỏi phải tinh thơng tất cả mọi lĩnh vực, hiểu hết tri thức của
nhân loại, nhưng do yêu cầu của nghề nghiệp nên nhà giáo phải không ngừng trau
dồi kiến thức, đặc biệt phải thành thạo lĩnh vực chun mơn của mình, đáp ứng
ngày càng tốt hơn sự nghiệp giáo dục - đào tạo; khơng được bằng lịng với kiến
thức đã có, thường xun tích lũy kiến thức, tự học, tự bồi dưỡng, nâng cao trình
độ chun mơn, phương pháp sư phạm để thực sự là tấm gương sáng cho học sinh
noi theo. Từ đó, Người khuyên mọi người thực hiện theo lời dạy của Lê-nin “Học,
học nữa, học mãi” và lấy phương châm “học không biết chán, dạy không biết mỏi”
của Khổng Tử để thực hành trong công việc. Bên cạnh yêu cầu về chuyên môn,
nghiệp vụ, Bác còn lưu ý giáo viên phải coi trọng học tập chính trị để củng cố đạo
đức cách mạng, giữ vững lập trường, nâng cao hiểu biết chính trị để hoàn thành tốt
trọng
trách
“trồng
người”.
Trong điều kiện hội nhập và toàn cầu hóa, người thầy giáo thường xuyên
được tiếp cận với các phương tiện kỹ thuật, công nghệ hiện đại, nắm bắt được
những thông tin mới, đa dạng, nhiều chiều và hết sức phức tạp. Nếu không trang bị
nền tảng tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nếu thiếu
hiểu biết đầy đủ, sâu sắc về lịch sử đất nước và truyền thống văn hóa Việt Nam làm
tiêu chuẩn để lựa chọn những thơng tin có ích cho dân, cho nước thì họ khó tránh
khỏi những ảnh hưởng tiêu cực do mặt trái của tồn cầu hóa gây ra, làm suy yếu
chất lượng nguồn lực trí tuệ của dân tộc.
24
Bởi lẽ, một trong những chức năng, nhiệm vụ của người trí thức nói chung,
nhà giáo nói riêng là tun truyền văn hóa, giáo dục và đào tạo nâng cao dân trí,
hình mẫu nhân cách cho xã hội. Một khi có được bản lĩnh chính trị, tư tưởng vững
vàng trước những tác động tiêu cực, họ chính là những chiến sĩ tiên phong trên mặt
trận văn hóa, tư tưởng, thực hiện công tác giáo dục truyền thống của dân tộc, lý
tưởng, đạo đức cách mạng và là tấm gương sáng cho thế hệ trẻ noi theo. C. Mác đã
nói: “Bản thân nhà giáo dục cũng cần phải được giáo dục”, người thầy giáo cần
phải tu dưỡng, rèn luyện bản lĩnh chính trị và đạo đức nhà giáo, đó là: cần, kiệm,
liêm, chính, chí cơng vơ tư, trung với nước, hiếu với dân, để nhiệm vụ nào cũng
hồn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, sẵn sàng nhận lấy trách nhiệm phụng sự
Tổ quốc, phụng sự nhân dân làm mục tiêu phấn đấu suốt đời, đồng hành với dân
tộc tiến hành đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước phồn vinh. Đó
chính là đạo đức cách mạng mà mỗi người trí thức nói chung, người thầy nói riêng
phải rèn luyện thường xuyên, lâu dài.
Song hành cùng đức và tài, Chủ tịch Hồ Chí Minh cịn đặc biệt quan tâm đến
phương pháp nêu gương của giáo viên, bởi: “Một tấm gương sống cịn có giá trị
hơn 100 bài diễn văn tuyên truyền”, do đó tấm gương nhà giáo có tác dụng giáo
dục học sinh rất lớn. Thầy tốt thì ảnh hưởng tốt, thầy xấu thì ảnh hưởng xấu; một
tấm gương sáng của người thầy sẽ có cả một thế hệ noi theo, ngược lại một hành vi
xấu của người thầy có thể làm tổn thương, làm mất niềm tin cả một lớp người.
Người thường dặn dị, các thầy, cơ giáo khơng được đánh mất phẩm chất của mình,
dù hồn cảnh nào cũng phải là tấm gương cho học sinh noi theo, tránh thái độ thờ ơ
đối với xã hội, xa rời đời sống thực tế, lười biếng trong học tập và nâng cao trình
độ; thái độ kèn cựa địa vị, xem nhẹ cơng việc của mình, thiếu tinh thần xây dựng
tập thể,...
25