Tư tưởng Hồ Chí Minh
GVHD: Võ Duy Phán
LỜI MỞ ĐẦU
Tư tưởng Hồ Chí Minh là môn học cơ bản trong các trường Đại Học và Cao
Đẳng. Với những t ư tưởng khoa học gắn liền với hoạt động th ực loài người. Chính vì
vậy, các trường ĐH, CĐ đã áp dụng giảng dạy cho sinh viên thuộc tất cả các chuyên
ngành đào tạo.
Bên cạnh đó, trong xu hướng hội nhập với thế giới, giáo dục Việt Nam đang
từng bước đẩy mạnh việc tìm hiểu, nghiên cứu kiến thức về “Tư tưởng Hồ Chí Minh”,
nhằm mở rộng tầm hiểu biết uyên sâu về những về những chân lý, cũng như biết rõ
đường lối Cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam.
V ì thế nhóm em chọn đề tài “TÌM HIỂU TƯ TƯỞNG NHÂN ĐẠO CỦA HỒ
CHÍ MINH TRONG CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC” để làm rõ một
tưởng nhân đạo của Hồ Chí Minh
Trong quá trình tìm hiểu và hoàn thành bài tiểu luận này không thể không tránh
khỏi những thiếu sót và hạn chế. Nhóm FRIENDSHIP rất mong nhận được những ý
kiến đóng góp của cô, cùng các bạn để lần làm sau được hoàn thiện hơn.
Mọi góp ý xin gửi về email:
Xin chân thành cảm ơn!
Nhóm Thực Hi ện: FriendShip Page 1
Tư tưởng Hồ Chí Minh
GVHD: Võ Duy Phán
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
Nhóm Thực Hi ện: FriendShip Page 2
Tư tưởng Hồ Chí Minh
GVHD: Võ Duy Phán
PHẦN MỞ ĐẦU
Tư tưởng Hồ Chí Minh là thuật ngữ dùng để đề cập về những tư tưởng của Hồ
Chí Minh được Đảng Cộng sản Việt Nam đúc kết lại, sử dụng như là hệ thống tư
tưởng chính trong nước hiện nay, bên cạnh chủ nghĩa Marx Lenin. Theo đó, hệ thống
tư tưởng này bao gồm những quan điểm về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt
Nam, từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa; vận
dụng và phát triển chủ nghĩa Marx-Lenin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam.
Tư tưởng Hồ Chí Minh chủ yếu được đưa ra trong thời kỳ đấu tranh giải phóng
dân tộc chống thực dân Pháp, trước cách mạng tháng 8 và một số được đúc kết sau này
trong suốt quá trình chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ, xây dựng Đảng Cộng sản
và chính quyền cộng sản. Theo nhận định, đây là sự kết hợp của các luồng tư tưởng và
văn hóa của Việt Nam, cách mạng Pháp, tư tưởng tự do của Hoa Kỳ, lý tưởng cộng
sản Marx Lenin, tư tưởng văn hóa phương Đông.
Hiến pháp 1992 và Điều lệ của Đảng Cộng Sản Việt Nam đều lấy Tư tưởng Hồ
Chí Minh cùng với chủ nghĩa Marx-Lenin làm nền tảng định hướng cho sự phát triển
của Việt Nam và Đảng.
Đảng Cộng sản, Nhà nước Việt Nam cùng các quan điểm chính thống ở Việt
Nam hiện nay đều thống nhất đánh giá Tư tưởng Hồ Chí Minh chính là cách vận dụng
sáng tạo chủ nghĩa Marx-Lenin trong điều kiện cụ thể của Việt Nam, và trong thực tế
Tư tưởng Hồ Chí Minh đã trở thành một tài sản tinh thần quý báu của Đảng Cộng Sản
Việt Nam và của dân tộc Việt Nam.
Tư tưởng Hồ Chí Minh được vận dụng rất nhiều trong cách Mạng, v à một trong
những số đó là TƯ TƯỞNG NHÂN ĐẠO CỦA HỒ CHÍ MINH TRONG CÁCH
MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC.
Nhóm Thực Hi ện: FriendShip Page 3
Tư tưởng Hồ Chí Minh
GVHD: Võ Duy Phán
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1. Hoàn cảnh lịch sử và con đường cứu nước của Hồ Chí Minh
Chủ tịch Hồ Chí Minh, thời thơ ấu tên là Nguyễn Sinh Cung (1), sinh ngày 19-5-
1890, tại quê ngoại là làng Hoàng Trù (còn gọi là làng Trùa), xã Chung Cự, tổng Lâm
Thịnh, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An (nay là xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh
Nghệ An), trong một gia đình nhà Nho, nguồn gốc nông dân.
Cha của Người là Nguyễn Sinh Sắc (Nguyễn Sinh Huy), sinh năm 1862, mất năm
1929, quê ở làng Kim Liên (thường gọi là làng Sen) cùng thuộc xã Chung Cự, nay là
xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Ông Nguyễn Sinh Sắc xuất thân từ gia
đình nông dân, mồ côi cha mẹ sớm, từ nhỏ đã chịu khó làm việc và ham học.
1.Hoàn cảnh ra đời của Tư tưởng Hồ Chí Minh
Khi nước ta nằm dưới sự cai trị của triều đình nhà Nguyễn và thực dân Pháp.
Năm 1883, triều đình Huế ký kết Hiệp ước Harmand với đế quốc Pháp, thừa nhận
quyền bảo hộ của họ trên khắp An Nam.
[4]
Từ sau Hiệp ước Patenôtre năm 1884, Việt
Nam trở thành một nước phong kiến nửa thuộc địa.
Có nhiều cuộc khởi nghĩa nổi dậy chống thực dân Pháp.
Trong xã hội tồn tại nhiều mâu thuẫn.
+Mâu thuẫn giữa người dân lao động và triều đình phong kiến.
+Mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam và thực dân Pháp.
+Mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân Việt Nam và giai cấp tư sản.
Dân tộc Việt Nam trong hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước đã tạo lập
cho mình một nền văn hóa riêng, phong phú và bền vững với những truyền thống tốt
đẹp và cao quý.
- Trước hết, đó là chủ nghĩa yêu nước và ý chí kiên cường trong đấu tranh dựng
nước và giữ nước. Chủ nghĩa yêu nước là dòng chủ lưu chảy xuyên suốt trường kỳ lịch
sử Việt Nam, là chuẩn mực cao nhất trong bảng giá trị văn hóa – tinh thần việt Nam.
Mọi học thuyết đạo đức, tôn giáo từ nước ngoài du nhập vào Việt Nam đều được tiếp
nhận khúc xạ qua lăng kính của tư tưởng yêu nước đó.
- Thứ hai, là tinh thần nhân nghĩa, truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái.
Truyền thống này cũng hình thành cùng với sự hình thành dân tộc, từ hoàn cảnh và
nhu cầu đấu tranh quyết liệt với thiên nhiên và với giặc ngoại xâm. Bước sang thế kỷ
Nhóm Thực Hi ện: FriendShip Page 4
Tư tưởng Hồ Chí Minh
GVHD: Võ Duy Phán
XX, mặc dù xã hội Việt Nam đã có sự biến đổi sâu sắc về cơ cấu giai cấp – xã hội,
nhưng truyền thống này vẫn bền vững. Hồ Chí Minh đã kế thừa, phát huy sức mạnh
của truyền thống nhân nghĩa, đoàn kết, tương thân tương ái thể hiện tập trung trong
bốn chữ “đồng” (đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh).
- Thứ ba, dân tộc Việt Nam là một dân tộc có truyền thống lạc quan, yêu đời.
Tinh thầ lạc quan đó có cơ sở từ niềm tin vào sức mạnh của bản thân mình, tin vào sự
tất thắng của chân lý, chính nghĩa. Hồ Chí Minh là hiện thân của truyền thống lạc quan
đó.
- Thứ tư, dân tộc Việt Nam là dân tộc cần cù, dũng cảm, thông minh, sáng tạo,
ham học hỏi và mở rộng cửa đón nhận tinh hoa văn hóa của nhân loại. Người việt
Nam từ xưa đã rất xa lạ với đầu óc hẹp hòi, thủ cựu, thói bài ngoại cực đoan. Trên cơ
sở giữ vững bản sắc của dân tộc, nhân dân ta đã biết chọn lọc, tiếp thu, cải biến những
cái hay, cái tốt, cái đẹp của người thành những giá trị riêng của mình. Hồ Chí Minh là
hình ảnh sinh động và trọn vẹn của truyền thống đó.
. Tinh hoa văn hóa nhân loại.
Hồ Chí Minh xuất thân trong gia đình khoa bảng, từ nhỏ Người đã được hấp thụ
môt nền Quốc học và Hán học khá vững vàng. Khi ra nước ngoài, Người có thể viết
văn Anh, văn Pháp sắc sảo như một nhà báo phương Tây thực thụ, nhưng khi có nhu
cầu “tự bạch” thì Người làm thơ bằng chữ Hán. Chính điều đó tạo điều kiện cho Người
tiếp thu được tinh hoa văn hóa nhân loại và làm nên nét đặc sắc ở Hồ Chí Minh, một
con người biểu tượng cho sự kết hợp hài hòa văn hóa Đông – Tây.
- Tư tưởng văn hóa phương Đông.
+ Nho giáo. Nho giáo có những yếu tố duy tâm, lạc hậu, nhưng nho giáo cũng có
nhiều yếu tố tích cực, nên có ảnh hưởng khá lâu dài trong lịch sử. Đó là triết lý hành
động, tư tưởng nhập thế, hành đạo, giúp đời; lý tưởng về một xã hội bình trị; triết lý
nhân sinh: tu thân dưỡng tính góp phần đề cao văn hóa, lễ giáo, đề cao tinh thần hiếu
học.
Hồ Chí Minh đã khai thác nho giáo, lựa chọn những yếu tố tích cực, phù hợp để
phục vụ cho nhiệm vụ cách mạng. Người dẫn lời của Lênin: “Chỉ có những người cách
mạng chân chính mới thu hái được những điều hiểu biết quý báu của các đời trước để
lại” (2).
Nhóm Thực Hi ện: FriendShip Page 5
Tư tưởng Hồ Chí Minh
GVHD: Võ Duy Phán
+ Hồ Chí Minh cũng nghiên cứu và thấu hiểu tư tưởng của các nhà tư tưởng
phương Đông như Lão tử, Mặc tử, Quản tử Khi đã trở thành người mácxít, Hồ Chí
Minh vẫn tìm hiểu thêm về chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn. Hồ Chí Minh đã
biết khai thác những yếu tố tích cực của tư tưởng và văn hóa phương Đông để phục vụ
cho sự nghiệp cách mạng của Người.
- Tư tưởng và văn hóa phương Tây.
+ Ngay từ khi còn học ở Trường tiểu học Đông Ba rồi vào Trường Quốc học
Huế, Hồ Chí Minh đã làm quen với văn hóa Pháp. Đặc biệt, Người rất ham mê môn
lịch sử, và say sưa tìm hiểu cuộc Đại cách mạng Pháp 1789.
+ Khi xuất dương, Người đã từng sang Mỹ, đến sống ở New York, làm thuê ở
Bruclin và thường đến thăm khu Haclem của người da đen. Người thường suy nghĩ về
tự do, độc lập, quyền sống của con người được ghi trong Tuyên ngôn độc lập 1776
của nước Mỹ.
+ Đến Pháp, Hồ Chí Minh được tiếp xúc trực tiếp với tác phẩm của các nhà tư
tưởng khai sáng như tinh thần pháp luật của Môngtétxkiơ, khế ước xã hội của Rútxô
Tư tưởng dân chủ của các nhà khai sáng đã có ảnh hưởng lớn tới tư tưởng của Người.
+ Hồ Chí Minh hình thành phong cách dân chủ của mình từ trong cuộc sống thực
tiễn. Người học được cách làm việc dân chủ trong cách sinh hoạt khoa học ở Câu lạc
bộ Phôbua (Faubourg), trong sinh hoạt chính trị của Đảng xã hội Pháp.
. Chủ nghĩa Mác – Lênin, cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của
tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Tác động của mối quan hệ biện chứng giữa cá nhân với dân tộc và thời đại đã
đưa Hồ Chí Minh đến với Chủ nghĩa Mác – Lênin, từ người yêu tước trở thành người
cộng sản. Nhờ có thế giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin Hồ
Chí Minh đã hấp thụ và chuyển hóa được những nhân tố tích cực và tiến bộ của truyền
thống dân tộc cũng như của tư tưởng – văn hóa nhân loại để tạo nên hệ thống tư tưởng
của mình. Vì vậy, tư tưởng Hồ Chí Minh thuộc hệ tư tưởng Mác – Lênin, những phạm
trù cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh nằm trong những phạm trù cơ bản của lý luận
mác – Lênin.
Những nhân tố chủ quan thuộc về phẩm chất cá nhân của Hồ Chí Minh.
- Trước hết, đó là tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo, cộng với đầu óc phê phán tinh
tường, sáng suốt trong nghiên cứu, tìm hiểu.
Nhóm Thực Hi ện: FriendShip Page 6
Tư tưởng Hồ Chí Minh
GVHD: Võ Duy Phán
- Đó là sự khổ công học tập nhằm chiếm lĩnh vốn tri thức phong phú của thời đại,
vốn kinh nghiệm đấu tranh của phong trào giải phóng dân tộc, phong trào công nhân
quốc tế.
- Đó là ý chí của một nhà yêu nước, một chiến sĩ cộng sản nhiệt thành cách
mạng, một trái tim yêu nước, thương dân, thương yêu những người cùng khổ sẵn sàng
chịu đựng những hy sinh cao nhất vì độc lập của tổ quốc, vì tự do, hạnh phúc của đồng
bào.
Chính những phẩm chất cá nhân cao đẹp đó đã quyết định việc Hồ Chí Minh tiếp
nhận, chọn lọc, chuyển hóa phát triển những tinh hoa của dân tộc và thời đại thành tư
tưởng đặc sắc của mình
Nhóm Thực Hi ện: FriendShip Page 7
Tư tưởng Hồ Chí Minh
GVHD: Võ Duy Phán
Chương 2. Sự nhân đạo của chủ tịch Hồ Chí Minh
1.Hồ Chí Minh qua quan niệm về đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm,
chính, chí công vô tư.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người nêu một tấm gương mẫu mực về thực hành đạo
đức cách mạng để toàn Đảng, toàn dân noi theo. Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng,
lãnh tụ Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm tới giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho
cán bộ, đảng viên và nhân dân. Thống kê trong di sản Hồ Chí Minh để lại có tới gần
50 bài và tác phẩm bàn về vấn đề đạo đức. Có thể nói, đạo đức là một trong những vấn
đề quan tâm hàng đầu của Hồ Chí Minh trong sự nghiệp cách mạng.
Hồ Chí Minh quan niệm đạo đức là nền tảng và là sức mạnh của người cách
mạng, coi đó là cái gốc của cây, ngọn nguồn của sông nước: Người cách mạng phải có
đạo đức cách mạng làm nền tảng thì mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ
vang vì sự nghiệp độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Người viết: “Cũng như sông thì
có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc
thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy
cũng không lãnh đạo được nhân dân” Người quan niệm đạo đức tạo ra sức mạnh, nhân
tố quyết định sự thắng lợi của mọi công việc: “Công việc thành công hoặc thất bại, đều
do cán bộ tốt hay kém”. Quan niệm lấy đức làm gốc của Hồ Chí Minh không có nghĩa
là tuyệt đối hoá mặt đức, coi nhẹ mặt tài. Người cho rằng có tài mà không có đức là
người vô dụng nhưng có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó. Cho nên, đức
là gốc nhưng đức và tài phải kết hợp với nhau để hoàn thành nhiệm vụ cách mạng.
- Theo Hồ Chí Minh những chuẩn mực chung nhất của nền đạo đức cách mạng
Việt Nam gồm những điểm sau:
Một là: trung với nước hiếu với dân.
Đây là phẩm chất quan trọng nhất, bao trùm nhất và chi phối các phẩm chất khác.
Từ khái niệm cũ "trung với vua, hiếu với cha mẹ" trong đạo đức truyền thống của
xã hội phong kiến phương Đông, Hồ Chí Minh đưa vào đó một nội dung mới, phản
ánh đạo đức ngày nay cao rộng hơn là “Trung với nước hiếu với dân”. Đó là một cuộc
cách mạng trong quan niệm đạo đức.
“Trung với nước hiếu với dân, suốt đời phấn đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ
quốc vì chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua,
kẻ thù nào cũng đánh thắng”. Câu nói đó của Người vừa là lời kêu gọi hành động, vừa
Nhóm Thực Hi ện: FriendShip Page 8
Tư tưởng Hồ Chí Minh
GVHD: Võ Duy Phán
là định hướng chính trị-đạo đức cho mỗi người Việt Nam không phải chỉ trong cuộc
đấu tranh cách mạng trước mắt, mà còn lâu dài về sau.
Hai là: yêu thương con người.
Quan niệm của Hồ Chí Minh về con người rất toàn diện và độc đáo. Hồ Chí
Minh đã xác định tình yêu thương con người là một trong những phẩm chất đạo đức
cao đẹp nhất. Người dành tình yêu thương rộng lớn cho những người cùng khổ. Những
người lao động bị áp bức bóc lột, Người viết: "Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham
muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự
do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành".
Hồ Chí Minh yêu thương đồng bào, đồng chí của Người, không phân biệt họ ở
miền xuôi hay miền ngược, là trẻ hay già, trai hay gái không phân biệt một ai, không
trừ một ai, hễ là người Việt Nam yêu nước thì đều có chỗ trong tấm lòng nhân ái của
Người.
Tình yêu thương của Người còn thể hiện đối với những người có sai lầm khuyết
điểm. Với tấm lòng bao dung của một người cha, Người căn dặn, chúng ta: "Mỗi con
người đều có thiện và ác ở trong lòng ta, phải biết làm cho phần tốt ở trong mỗi con
người nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu bị mất dần đi, đó là thái độ của người
cách mạng. Đối với những người có thói hư tật xấu, từ hạng người phản lại Tổ quốc và
nhân dân, ta cũng phải giúp họ tiến bộ bằng cách làm cho cái phần thiện trong con
người nảy nở để đẩy lùi phần ác, chứ không phải đập cho tơi bời".
Trong Di chúc, Người căn dặn Đảng: Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau,
nhắc nhở mỗi cán bộ, đảng viên luôn luôn chú ý đến phẩm chất yêu thương con người.
Ba là: cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. - Theo Hồ Chí Minh thì: Cần tức là
lao động cần cù, siêng năng; lao động có kế hoạch, sáng tạo, có năng suất cao; lao
động với tinh thần tự lực cánh sinh, không lười biếng, không ỷ lại, không dựa dẫm.
Phải thấy rõ "lao động là nghĩa vụ thiêng liêng, là nguồn sống, nguồn hạnh phúc của
chúng ta".
Kiệm tức là tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thì giờ, tiết kiệm tiền của của dân,
của nước, của bản thân mình; phải tiết kiệm từ cái to đến cái nhỏ, nhiều cái nhỏ cộng
lại thành cái to; "không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi", không phô trương
hình thức, không liên hoan, chè chén lu bù.
Nhóm Thực Hi ện: FriendShip Page 9
Tư tưởng Hồ Chí Minh
GVHD: Võ Duy Phán
Liêm tức là "luôn luôn tôn trọng giữ gìn
của công và của dân"; "không xâm phạm một
đồng xu, hạt thóc của Nhà nước, của nhân
dân". Phải "trong sạch, không tham lam".
"Không tham địa vị. Không tham tiền tài.
Không tham sung sướng. Không ham người
tâng bốc mình. Vì vậy mà quang minh chính
đại, không bao giờ hủ hoá".
Chính, "nghĩa là không tà, thẳng thắn,
đứng đắn". Đối với mình: không tự cao, tự đại, luôn chịu khó học tập cầu tiến bộ, luôn
tự kiểm điểm để phát triển điều hay, sửa đổi điều dở của bản thân mình.
Đối với người: không nịnh hót người trên, không xem khinh người dưới, luôn giữ
thái độ chân thành, khiêm tốn, đoàn kết thật thà, không dối trá, lừa lọc.
Đối với việc: để việc công lên trên, lên trước việc tư, việc nhà.
Chí công vô tư, Người nói: "Đem lòng chí công vô tư mà đối với người, với
việc". “Khi làm bất cứ việc gì cũng đừng nghĩ đến mình trước, khi hưởng thụ thì mình
nên đi sau”; phải "lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ".
Bốn là :tinh thần quốc tế trong sáng. Đó là, tinh thần đoàn kết quốc tế vô sản, mà
Hồ Chí Minh đã nêu lên bằng mệnh đề "Bốn phương vô sản đều là anh em"; là tinh
thần đoàn kết với các dân tộc bị áp bức, với nhân dân lao động các nước, mà Hồ Chí
Minh đã dày công vun đắp bằng hoạt động cách mạng thực tiễn của bản thân mình và
bằng sự nghiệp cách mạng của cả dân tộc.
2.Con đường cứu nước của Hồ Chí Minh
Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ra và lớn lên trong lòng một dân tộc giàu truyền
thống nhân ái. Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh lúc đầu thể hiện ở những yêu cầu
nhân bản bao quát nhất. Đó là tư tưởng đòi lại cho con người những gì mà con người
vốn có, trước hết là quyền được sống, theo nghĩa "người ta sinh ra ai cũng có quyền
được sống, quyền mưu cầu hạnh phúc". Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh được nâng
lên tầm cao hơn khi ở Người hội tụ những tư tưởng tiến bộ toàn nhân loại, trong đó có
các hệ tư tưởng nhân văn Phục hưng, Khai sáng. Đặc biệt, tư tưởng nhân văn Hồ Chí
Minh chỉ thật sự trở thành lý luận khoa học, học thuyết vững chắc khi Người thấm
Nhóm Thực Hi ện: FriendShip Page 10
Tư tưởng Hồ Chí Minh
GVHD: Võ Duy Phán
nhuần tư tưởng cộng sản chủ nghĩa của các lãnh tụ thiên tài C.Mác, Ph.Ăngghen và
V.I Lênin.
Tình yêu thương con người ở Hồ Chí Minh xuất phát từ tình yêu thương của
những người đồng cảnh ngộ, mất nước, bị nô lệ, cùng chung số phận bị áp bức bóc lột,
đi tìm lối thoát cho dân tộc. Khi bôn ba nơi hải ngoại, chứng kiến cảnh bị áp bức bóc
lột của công nhân, của nhân dân lao động các nước tư bản chủ nghĩa, chứng kiến cảnh
bị áp bức của nhân dân các thuộc địa khác,tình yêu thương con người ở Người mở
rộng sang yêu thương những người cùng cảnh ngộ, những người lao động nghèo đói,
những người thuộc các dân tộc Việt Nam. Xuất phát từ tình yêu thương ấy mà Người
đã đi tìm con đường giải phóng cho dân tộc, giải phóng khỏi mọi áp bức, bất công.
Mục tiêu của Hồ Chí Minh đã từng nói rõ trong lời ra mắt của báo Người cùng khổ
(Le Paria) năm 1921: "đi từ giải phóng những người nô lệ mất nước, những người lao
động cùng khổ đến giải phóng con người".
Tư tưởng hồ chí minh về bạo lực cách mạng khác hằn tư tường hiếu chiến cùa
các thế lực đế quốc xâm lược.xuất phát từ lòng yêu thương con người, quý trọng sinh
mạng con người.người lun tranh thù khà năng giành và giũ chính quyền ít đỗ máu.
Trong cuộc cách mạng tháng tám 1945,với sự lãnh đạo sáng suốt của người, đảng ta đả
nắm bắt được thời cơ tiến hành biểu tình giành chính quyền trên khắp cả nước.cuộc
cách mạng thắng lợi vẻ vang,hạn chế xương máu của đồng bào ta. đây chính là cuộc
hồi sinh vĩ đại của một dân tộc đoàn kết: thực sự đoàn kết, biết đoàn kết và đoàn kết
đúng lúc, kịp thời
Ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, Người đề ra những
nhiệm vụ cấp bách là diệt giặc đói và diệt giặc dốt cùng với việc chống giặc ngoại
xâm. Trước mắt phải xóa đói nghèo, làm cho kinh tế phát triển "làm cho người nghèo
thì đủ ăn, người đủ ăn thì khá giàu và người khá giàu thì giàu thêm" Kinh tế có phát
triển, đời sống đồng bào có ấm no thì đất nước mới cường thịnh. Người từng nói: Tôi
thấy các cháu bụng ỏng, mắt choẹt, tôi hết sức đau lòng". Người yêu cầu những người
lãnh đạo chính quyền phải chăm lo đến đời sống nhân dân, phải chăm lo từ việc
"tương cà, mắm muối của dân", không được áp bức quần chúng nhân dân.
Người chăm lo đến việc nâng cao dân trí, chống giặc dốt, xóa nạn mù chữ, phát
triển giáo dục. Người từng nói "Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu". Người yêu cầu
đảng cầm quyền phải chăm lo đến nâng cao trình độ học vấn cho nhân dân, chăm lo
Nhóm Thực Hi ện: FriendShip Page 11
Tư tưởng Hồ Chí Minh
GVHD: Võ Duy Phán
phát triển mọi mặt của dân tộc ta. Người thường nói chế độ thực dân đã dùng mọi thủ
đoạn ngu dân để đầu độc dân tộc ta, để hủ hóa nhân dân ta bằng những thói xấu như
lười biếng, gian xảo, tham ô. Cho nên phải làm sao để dân tộc Việt Nam trở thành một
dân tộc dũng cảm, yêu nước, yêu lao động, một dân tộc xứng đáng với nước Việt Nam
độc lập, "sánh vai với các cường quốc năm châu".
Tình yêu thương con người ở Hồ Chí Minh không chỉ giới hạn ở nhân dân Việt
Nam mà ở tình bác ái bao la. Người từng vạch rõ: "Trừ bọn Việt gian bán nước, trừ
bọn phát xít thực dân, là những ác quỷ mà ta phải kiên quyết đánh đổ, đối với tất cả
những người khác thì ta phải yêu quý, kính trọng, giúp đỡ Phải thực hành chữ Bác-
Ái". Người còn nói "Lòng yêu thương của tôi đối với nhân dân và nhân loại không bao
giờ thay đổi" và trước lúc đi xa, Người viết "Đầu tiên là vấn đề con người" và "Cuối
cùng tôi để lại muôn vàn tình thân yêu cho toàn dân, toàn Đảng, cho toàn thể bộ đội,
cho các cháu thanh niên và nhi đồng. Tôi cũng gửi lời chào thân ái đến các đồng chí,
các bầu bạn và các cháu thanh niên, nhi đồng quốc tế".
Nguòi luôn tìm mọi cách ngăn chặn xung đột vũ trang tận dụng mọi khà năng
giải quyết xung đột bằng biện pháp hòa bình, chủ động đàm phán thương lượng chấp
nhận những nhượng bộ có nguyên tắc mà tiêu biểu là việc bác kí hiệp định sơ bộ
6/3/1946 và tạm ước 14/9 với pháp nhằm duổi quân tưởng tránh cho nước ta phải dối
đầu với nhiều kẻ thù cùng lúc tránh làm tổn hại đến xương máu của đồng bào ta.
Việc tiến hành chiến tranh chỉ là giải pháp bắc buộc cuối cùng. Chỉ khi không
còn khả năng hòa hoản khi kẻ thù ngoan cố bám giữ lập trường thực dân chỉ muốn
giành thắng lơi bằng quân sự thì hồ chí minh mới kiên quyết phát động chiến tranh.
cuối năm 1946, sau khi những nỗ lực đàm phán hòa bình giữa Việt Nam Dân chủ
Cộng hoà với Pháp, vào giữa năm 1946, để công nhận một nước Việt Nam độc lập,
không thành công. Pháp quyết gây chiến tranh, liên tiếp gây ra các cuộc thảm sát ở Hải
Phòng và Hà Nội. Sau đó Pháp đòi tước vũ khí của Việt Minh. Chiến tranh xảy ra trên
toàn quốc đêm 19/12/1946 bởi trận đánh Hà Nội 1946. Ngày 3 tháng 12 năm 1946,
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã về làng Vạn Phúc, Hà Đông, sống trong nhà ông Nguyễn
Văn Dương. Tại đây, vào ngày 19 tháng 12, trên căn gác xép nhỏ ông đã viết Lời kêu
gọi toàn quốc kháng chiến, dùng để phát động cuộc kháng chiến chống Pháp vào cuối
năm, sau khi những nỗ lực đàm phán hòa bình giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hoà với
Pháp, vào giữa năm 1946, để công nhận một nước Việt Nam độc lập, không thành
Nhóm Thực Hi ện: FriendShip Page 12
Tư tưởng Hồ Chí Minh
GVHD: Võ Duy Phán
công. Câu nói Quyết tử để cho Tổ quốc quyết sinh trong một bức thư của Hồ Chí Minh
gửi những người lính của Việt Minh ở Hà Nội những ngày đầu toàn quốc kháng chiến
đã được nhắc đến như một biểu tượng cho sự hy sinh vì đất nước Việt Nam
Sự nhân đạo trong tthcm còn dược thể hiện ở việc đối xử nhân đạo với tù
binh,hàn binh chiến tranh theo dung công ước giơnevơ
Hồ Chí Minh kế thừa tư tưởng kiệt xuất của các anh hùng, hào kiệt của dân tộc
như Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi về sức mạnh của nhân dân "Khoan thư sức dân để
làm kế bền gốc, sâu rễ", "đẩy thuyền cũng là dân mà lật thuyền cũng là dân". Người
còn kế thừa tư tưởng nhân văn "lấy dân làm gốc" và chủ nghĩa nhân đạo hiện thực của
học thuyết Mác để hình thành tư tưởng nhân văn mới, tin tưởng mãnh liệt vào sức
mạnh, tính chủ động, sáng tạo của quần chúng nhân dân và lòng tôn trọng, kính trọng
nhân dân lao động. Người nói "Trong bầu trời không có gì quý bằng nhân dân. Trong
thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân".
Trong điều kiện bị đế quốc thực dân thống trị, kẻ thù đàn áp dã man, cùng với
chính sách ngu dân của chúng, người dân các nước thuộc địa tưởng chừng không thể
gượng dậy nổi, song Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn tin tưởng ở nhân dân mình, dân tộc
mình " đằng sau sự phục tùng tiêu cực, người Đông Dương đang dấu một cái gì đang
sôi sục, đang gào thét và sẽ bùng nổ một cách ghê gớm khi thời cơ đến " và sự tàn
bạo của chủ nghĩa tư bản đã chuẩn bị đất rồi: chủ nghĩa xã hội chỉ cần phải làm cái
việc là gieo hạt giống của công cuộc giải phóng nữa thôi. Trong quá trình đấu tranh,
Người đã làm cho nhân dân thế giới nhận thức rõ vấn đề thuộc địa, đoàn kết giúp đỡ
phong trào giải phóng dân tộc là giúp đỡ cho chính mình.
Người nhận thấy rõ vai trò của quần chúng nhân dân trong sự nghiệp cách mạng,
"người là gốc của làng nước", "nước lấy dân làm gốc", "gốc có vững cây mới bền",
"xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân". Người còn nói rằng: "Dân như nước, mình như
cá", "lực lượng nhiều là ở dân hết". "Công việc đổi mới là trách nhiệm ở dân". Do đó,
Người yêu cầu "Đem tài dân, sức dân, của dân, làm lợi cho dân".
Quan niệm của Hồ Chí Minh về con người rất toàn diện. Con người không phải
là thần thánh, có cả cái tốt và cái xấu. Bởi vậy, theo Người phải "làm cho phần tốt
trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu bị mất dần đi". Người yêu
cầu phải thức tỉnh, tái tạo lương tâm, đánh thức những gì tốt đẹp trong con người.
Ngay cả đối với những người lầm đường lạc lối, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng rất khoan
Nhóm Thực Hi ện: FriendShip Page 13
Tư tưởng Hồ Chí Minh
GVHD: Võ Duy Phán
dung, độ lượng: "Năm ngón tay cũng có ngón vắn, ngón dài. Nhưng vắn dài đều họp
lại nơi bàn tay. Trong mấy triệu người cũng có người thế này, thế khác, nhưng thế này
hay thế khác đều dòng dõi của tổ tiên ta. Vậy nên ta phải khoan hồng đại độ".
Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng xây dựng "con người mới" vì đây là
động lực quyết định hướng đi lên của xã hội Việt Nam tương lai. Người đòi hỏi phải
có chiến lược trồng Người. Con người mới vừa là nhân vừa là quả của quá trình đấu
tranh xây dựng xã hội mới. Theo Người, con người mới xã hội chủ nghĩa Việt Nam
phải có tinh thần làm chủ xã hội "đã là người chủ thì phải biết tự mình lo toan gánh
vác, không ỷ lại, không ngồi chờ". Con người mới phải có tri thức văn hóa và khoa
học, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Con người mới phải có phẩm chất đạo đức
cách mạng "cần, kiệm, liêm, chính', "Chí công, vô tư". Phải nghiêm khắc chống chủ
nghĩa cá nhân. Nhưng chống chủ nghĩa cá nhân không có nghĩa là phủ định lợi ích
chính đáng của cá nhân. Người nói: "Mỗi người đều có tính cách riêng, sở trường
riêng, đời sống riêng của bản thân và gia đình. Nếu lợi ích cá nhân đó không trái với
lợi ích tập thể thì không phải là xấu".Theo Người, con người mới Việt Nam là con
người phải mang đậm truyền thống dân tộc, đồng thời giàu chất quốc tế xã hội chủ
nghĩa.
Một điểm rất nổi bật là tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh có tính vượt thời đại. Đó
là sự tuyệt đối tin tưởng vào thắng lợi ngày mai, lo cho tương lai của đất nước. Trong
chiến tranh ác liệt, vận mệnh đất nước lâm nguy, nhưng với nhãn quan duy vật biện
chứng, Chủ tịch Hồ Chí Minh thấy được thắng lợi tất yếu của cách mạng Việt Nam.
Thật hiếm thấy ở một vị lãnh đạo quốc gia nào mà sự quan tâm đến con người, đến
nhân dân lại được đặt lên tầm lớn lao, sâu sắc nhưng hết sức cụ thể, thiết thực như ở
Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tính nhân văn cao cả trong tư tưởng Hồ Chí Minh là đặt hạnh
phúc nhân dân lên trên hết. ở Hồ Chí Minh, nhân dân không phải là một khái niệm
chung chung, mơ hồ mà là cộng đồng Việt Nam, là đồng bào, là từng con người, từng
cuộc đời, từng hoàn cảnh cụ thể. Cho đến lúc đi xa, Người chỉ nghĩ đến sự đoàn kết
toàn dân, sự phát triển và tiến bộ của Đảng, của dân tộc; Người vẫn dành muôn vàn
tình thương yêu cho mọi người.
Cả cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một hình mẫu của con người nhân văn
của thời đại mới. Trong con người Hồ Chí Minh là sự thống nhất giữa lòng yêu thương
Nhóm Thực Hi ện: FriendShip Page 14
Tư tưởng Hồ Chí Minh
GVHD: Võ Duy Phán
con người với lòng tin, sự tôn trọng và ý chí
cùng hành động triệt để giải phóng dân tộc, giải
phóng xã hội, giải phóng con người.
2. Bác Hồ với thiếu niên, nhi đồng Việt
Nam
Bác Hồ kính yêu, Người đã cống hiến cả
đời mình cho dân tộc Việt Nam. Trong cuộc
đời làm cách mạng, Người đã "quên mình cho
hết thẩy" để giải phóng, giữ gìn và phát huy sức mạnh Việt Nam. Trong đó, thế hệ
thiếu niên, nhi đồng được Người đặc biệt quan tâm và dành cho tình thương yêu vô
hạn.
Bác xót xa khi phải chứng kiến cảnh cơ cực lầm than của trẻ em lúc vận nước
gian nan. Bác đau đớn, thốt lên: "Vì ai nên nỗi thế này? Vì ai ta phải…" và Bác chỉ kẻ
thù là:
“Vì giặc Nhật giặc Tây bạo tàn
Khiến ta mất nước nhà tan
Trẻ em cũng bị cơ hàn xót xa”.
Từ xót xa ấy, từ nguyên nhân ấy, Bác đã vận động, giáo dục, giác ngộ các cháu
phải hành động:
"Vậy nên trẻ em nước ta
Phải đoàn kết lại để mà đấu tranh
Người lớn cứu nước đã đành
Trẻ em cũng góp phần mình một tay"
rồi Bác kêu gọi các cháu hăng hái, tự nguyện tham gia Hội nhi đồng cứu quốc,
một tổ chức của Mặt trận Việt Minh:
“Nhi đồng cứu quốc hội ta
Ấy là lực lượng, ấy là cứu tinh
Ấy là bộ phận Việt Minh
Dân mình khắc cứu dân mình mới xong"
Tình yêu thương của Bác không chỉ là xót xa mà đã trở nên cụ thể, mạnh mẽ và
đầy thuyết phục.
Nhóm Thực Hi ện: FriendShip Page 15
Tư tưởng Hồ Chí Minh
GVHD: Võ Duy Phán
Nói với trẻ em, viết cho trẻ em, đến với trẻ em, Hồ Chí Minh nhất quán trong
phong cách và văn phong giản dị, gần gũi. Hàng trăm bức thư, bài báo, bài thơ tự tay
Bác viết, tặng cho các cháu. Điều ấy hiếm gặp ở bất kỳ một chính khách nào, điều ấy
độc đáo và làm nên một nhân cách Hồ Chí Minh.
Trong các bài nói, bài viết của Bác về công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ không chỉ
chứa đựng những tư tưởng quan điểm cơ bản mà còn có cả những lời chỉ bảo ân cần
rất cụ thể và gần gũi với thực tế. Trong trái tim nhân ái của Người, trẻ em được ví
"như búp trên cành" cần được che chở, chăm sóc và nâng niu để nở hoa tươi thắm,
khỏe mạnh và tỏa hương cho đời. Người đã đặt niềm tin yêu vào những chủ nhân
tương lai của đất nước, rằng:
“… Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có
bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu hay không, chính là
nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu…”
Người đã để lại muôn vàn tình thân yêu cho toàn dân, toàn Đảng và đặc biệt cho
"toàn thể bộ đội, cho các cháu thanh niên và nhi đồng". Trong mỗi giai đoạn của cách
mạng cũng như của cuộc đời đầy cống hiến và hy sinh của mình, trẻ em luôn là lớp
"công dân đặc biệt" được Hồ Chí Minh dành sự quan tâm sâu sát. Chăm lo cho thế hệ
trẻ, cho trẻ em thể hiện trong phong cách sống, trong đạo đức, trong tầm nhìn chiến
lược và khoa học của Người. Trong bản di chúc của mình, Bác Hồ 2 lần nhắc đến nhi
đồng. Đoạn mở đầu, Bác viết:
“Tôi có ý định đến ngày đó, tôi sẽ đi khắp 2 miền Nam Bắc, để chúc mừng đồng
bào, cán bộ và chiến sĩ anh hùng; thăm hỏi các cụ phụ lão, các cháu thanh niên và nhi
đồng yêu quý của chúng ta”.
Ở đoạn kết thúc Bác lại viết:
“Cuối cùng, tôi để lại muôn vàn tình
thân yêu cho toàn dân, toàn Đảng, cho toàn
thể bộ đội, cho các cháu thiếu niên và nhi
đồng”.
Nhóm Thực Hi ện: FriendShip Page 16
Tư tưởng Hồ Chí Minh
GVHD: Võ Duy Phán
3. Tấm lòng của Bác Hồ đối với chiến sĩ
Đối với chiến sĩ là những người hy sinh
nhiều nhất cho dân tộc, Bác Hồ thường dành cho
anh em sự chăm lo săn sóc ân tình, chu đáo nhất.
Mùa đông, thương anh em chiến sĩ rét
mướt ở rừng núi hay bưng biền, Bác đem tấm áo
lụa của mình được đồng bào tặng, bán đấu giá để lấy tiền mua áo ấm gửi cho các chiến
sĩ.
Bác thường nói: “Chiến sĩ còn đói khổ, tôi ăn ngon sao được”. “Chiến sĩ còn rách
rưới, mình mặc thế này cũng là đầy đủ lắm rồi!”.
Bác của chúng ta yêu quý mọi chiến sĩ. Đối với các chiến sĩ nữ, chiến sĩ người
dân tộc, Bác còn chăm sóc hơn vì đây là những người làm cách mạng khó khăn hơn
chiến sĩ nam, chiến sĩ người Kinh nhiều.
Một lần Bác đến thăm trại điều dưỡng thương binh ở Hà Nội. Hôm đó, trời nóng,
khi đến thăm anh chị em thương binh nặng phải nằm bất động, Bác vừa hỏi chuyện
vừa cầm chiếc quạt giấy của mình quạt cho anh em. Trên đường về, Bác rất xúc động.
Chiếc điều hoà nhiệt độ là quà của các đồng chí ở Bộ Ngoại giao đang công tác ở nước
ngoài gửi biếu Bác. Lúc đó, Bác đang ở trong ngôi nhà của người thợ điện trong Phủ
Toàn quyền. Ngôi nhà có trần thấp, buổi trưa và buổi chiều rất nóng (lúc này Bác chưa
chuyển sang Nhà sàn).
Khi các đồng chí phục vụ lắp chiếc điều hoà nhiệt độ vào phòng của Bác, Bác
không dùng, mà nói với đồng chí Vũ Kỳ:
"Chiếc máy điều hoà nhiệt độ tốt đấy, các chú có thể đem đến cho quân y viện
hoặc trại điều dưỡng thương binh. Hôm trước Bác đến thăm thấy các chú ấy ở nóng
lắm. Còn Bác thì chưa cần, Bác ở thế này là được rồi".
Ngay chiều hôm đó, chiếc máy điều hoà nhiệt độ trong phòng của Bác được
chuyển đi.
Những món quà của Bác giản dị nhưng vô cùng quý giá vì đó chính là sự quan
tâm chăm sóc, là tình cảm của Người dành cho thương bệnh binh. Những món quà đó
là nguồn cổ vũ, động viên tinh thần to lớn đối với thương bệnh binh, làm ấm lòng
người chiến sĩ. Đáp lại tình cảm ấy, bằng tinh thần và nghị lực của anh bộ đội Cụ Hồ,
Nhóm Thực Hi ện: FriendShip Page 17
Tư tưởng Hồ Chí Minh
GVHD: Võ Duy Phán
nhiều thương, bệnh binh và gia đình liệt sĩ đã có nhiều cố gắng vươn lên, tự lực cánh
sinh trong lao động sản xuất, học tập và trong cuộc sống. Họ không những đã tạo ra
công ăn việc làm cho mình và gia đình mình, mà còn tích cực giúp đỡ đồng đội và con
em của họ, tạo dựng nên một cuộc sống có ích hơn, tươi đẹp hơn. Họ đã làm đúng theo
lời Bác dạy: Thương binh tàn nhưng không phế.
Trước lúc đi xa, Bác đã để lại cho toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta Bản Di
chúc lịch sử, trong đó có phần viết về chính sách xã hội đối với thương binh, gia đình
liệt sĩ và những người đã kinh qua chiến đấu.
Bác viết: "Đối với những người đã dũng cảm hy sinh một phần xương máu của
mình (cán bộ, binh sĩ, dân quân, du kích, thanh niên xung phong…), Đảng, Chính phủ
và đồng bào phải tìm mọi cách làm cho họ có nơi ăn chốn ở yên ổn, đồng thời phải mở
những lớp dạy nghề thích hợp với mỗi người để họ có thể dần dần "tự lực cánh sinh".
Đối với các liệt sĩ, mỗi địa phương (thành phố, làng xã) cần xây dựng vườn hoa và bia
kỷ niệm ghi sự hy sinh anh dũng của các liệt sĩ, để đời đời giáo dục tinh thần yêu nước
cho nhân dân ta.
Đối với cha mẹ, vợ con (của thương binh và liệt sĩ) mà thiếu sức lao động và
túng thiếu, thì chính quyền địa phương (nếu ở nông thôn thì chính quyền xã cùng hợp
tác xã nông nghiệp) phải giúp đỡ họ có công ăn việc làm thích hợp, quyết không để họ
bị đói rét.
Những chiến sĩ trẻ tuổi trong các lực lượng vũ trang nhân dân và thanh niên xung
phong đều đã được rèn luyện trong chiến đấu và đều tỏ ra dũng cảm. Đảng và Chính
phủ cần chọn một số ưu tú nhất, cho các cháu ấy đi học thêm các ngành, các nghề, để
đào tạo thành những cán bộ và công nhân có kỹ thuật giỏi, tư tưởng tốt, lập trường
cách mạng vững chắc. Đó là đội quân chủ lực trong công cuộc xây dựng thắng lợi chủ
nghĩa xã hội ở nước ta".
Ngày nay được sống trong cảnh đất nước thanh bình, chúng ta càng nhớ tới công
lao và sự hy sinh to lớn của các thương binh và liệt sĩ. Đảng và Nhà nước ta đã có
những chính sách ưu tiên đối với thương bệnh binh và gia đình liệt sĩ. Đồng bào ta trên
khắp mọi miền của Tổ quốc cũng đã làm nhiều công việc để đền ơn đáp nghĩa, như:
Tặng quà cho các gia đình có công với cách mạng, gia đình chính sách, xây nhà tình
nghĩa, lập Quỹ đền ơn đáp nghĩa, phụng dưỡng các mẹ Việt Nam anh hùng, ủng hộ và
Nhóm Thực Hi ện: FriendShip Page 18
Tư tưởng Hồ Chí Minh
GVHD: Võ Duy Phán
giúp đỡ các nạn nhân nhiễm chất độc màu da cam, giúp đỡ thương bệnh binh và gia
đình liệt sĩ, tìm mộ liệt sĩ, v.v
Việc chăm sóc sức khoẻ, nâng cao đời sống tinh thần và vật chất, giảm bớt một
phần khó khăn trong cuộc sống cho thương bệnh binh và gia đình liệt sĩ là tình cảm,
trách nhiệm và bổn phận của toàn xã hội. Xã hội ta sẽ ngày càng tốt đẹp hơn từ những
việc làm đầy tình nghĩa đó. Phong trào đền ơn đáp nghĩa đã, đang và sẽ được nhân dân
ta nhân lên và phát huy ngày càng rộng rãi.
Day chi la mot mau chuyen nho trong vo vang mau chuyen ve tinh thuong cua
bac ho doi voi bo doi chien si ta
4. Lòng nhân ái của Bác Hồ đối với tù binh
Bác đã chỉ thị phải cứu chữa tận tình cho thương binh địch, không được để tù
binh thiếu ăn trong lúc thuốc men lương thực ta
không hề dư dật. Bác chỉ thị cho Bộ chỉ huy
chiến dịch thông báo cho phía Pháp rằng tựa sẽ
trao trả tất cả số tù binh bị thương tại Thất Khê.
Giữa tháng 8 năm 1950, Ban Quân báo
Mặt trận Biên giới triệu tập các cán bộ phụ
trách chuẩn bị tài liệu về bố trí phòng ngự của
Pháp ở Cao Bằng, Đông Khê, Thất Khê về Bộ
chỉ huy chiến dịch nghe phổ biến chỉ thị.
Trung ương Đảng và Bộ Tổng Tư lệnh sẽ chọn tiêu diệt Đông Khê trước, đánh
tiếp viện từ Thất Khê lên rồi sẽ đánh Thất Khê, Cao Bằng.
Đồng chí Hoàng Văn Thái, Tổng Tham mưu trưởng thay mặt Đại tướng Võ
Nguyên Giáp, chỉ huy trưởng chiến dịch, nói lại lời Bác Hồ dặn lúc ra trận là ở khu
vực Cao Bằng, Lạng Sơn địch bố trí nhiều đơn vị lính Âu Phi tinh nhuệ nên cần chọn
cán bộ quân báo thông thạo tiếng Pháp, quán triệt chính sách chủ trương khoan hồng
nhân đạo của Đảng, Nhà nước, Quân đội ta đối với hàng binh, tù binh địch đã hạ súng.
Vì ngoài một số tên chỉ huy nặng đầu óc thực dân, đa số binh lính địch là người
lao động đi lính cho Pháp vì nhiều lý do khác nhau, giác ngộ cho họ mục đích chiến
đấu chính nghĩa của chúng ta, để họ trở thành người chống chiến tranh phi nghĩa,
người dân lương thiện khi được trả về nước sau này.
Nhóm Thực Hi ện: FriendShip Page 19
Tư tưởng Hồ Chí Minh
GVHD: Võ Duy Phán
Tôi trở về làm Phó trạm trưởng quân báo Đông Khê, khẩn trương chuẩn bị cho
các đơn vị chủ lực bước vào trận đánh quyết định đầu tiên. Tôi còn được lệnh chọn
một mỏm núi đá cao gần Chỉ huy sở Bộ chỉ huy chiến dịch ở Nà Lạn, cách Đông Khê
độ 10 km, có thể quan sát được tình hình các mặt trận từ Thất Khê lên Đông Khê và
Cao Bằng. Vào buổi sáng ngày 16/9/1950, quan sát đài này được vinh dự đón Bác Hồ
lên theo dõi trận đánh mở màn qua ống nhòm. Sự kiện này đã đi vào lịch sử qua bức
ảnh nổi tiếng của nhà nhiếp ảnh Vũ Năng An.
Với lòng khoan dung, chúng ta sẽ nhanh chóng giác ngộ cho tù hàng
binh địch
Sau hai ngày chiến đấu ác liệt ta tiêu diệt hoàn toàn cụm Đông Khê, diệt và bắt
sống trên 300 địch gồm toàn bộ Bộ chỉ huy phân khu. Tôi ở lại kiểm tra, xác minh lại
các tài liệu mà trước đây ta chưa nắm được.
Lúc này Trạm Quân báo Đông Khê được giao trông nom khoảng 20 sỹ quan và
binh lính Âu Phi bị thương nặng không thể chuyển về tuyến sau được. Chúng tôi cùng
các y sỹ, y tá chăm sóc họ trên tinh thần khoan dung mà Bác Hồ và Bộ chỉ huy mặt
trận đã chỉ thị.
Tôi chia tốp tù binh này ra thành từng nhóm: Binh sỹ riêng, sỹ quan riêng mỗi
nhóm ở một góc hang Ngườm Khảm, bản Bó Bạch và cho họ ăn cháo nóng ngay.
Chính nhờ thái độ nhân đạo này, các lính Âu Phi báo cho chúng tôi biết có viên
quan ba tên là Vô-le (Vollaire), chỉ huy phó Phong Khê, bị thương nặng, gãy 1 tay mất
nhiều máu đang nằm lả ở góc hang đằng kia. Chúng tôi chăm sóc viên quan ba này
chu đáo hơn, cho thêm thức ăn, thuốc lá làm cho y dần trở nên dễ gần hơn.
Và y bắt đầu tâm sự về gia đình, vợ con, việc từ một người tham gia giải phóng
Paris (Pháp) sang Việt Nam đánh nhau ở chốn biên ải này. Cũng chính viên quan ba
Vô-le này sớm lộ thông tin Chỉ huy Pháp ở Đông Dương đang có chủ trương rút khỏi
Cao Bằng, Đông Khê, Thất Khê về củng cố tuyến bảo vệ vùng đồng bằng Bắc Bộ. Tôi
liền cho liên lạc về báo cáo Ban quân báo mặt trận tin quan trọng này và được xác
minh khớp với một số nguồn tin khác.
Sáng ngày hôm sau, khi Vô-le thấy chúng tôi uống trà sáng thơm thơm thì xin
được uống một ca với thái độ thích thú, y khen nước trà gì mà thơm, uống vào thấy
tim mình bớt rộn ràng, dễ chịu. Tôi giải thích đó là nước lá vối tươi mọc đầy ven suối
Nhóm Thực Hi ện: FriendShip Page 20
Tư tưởng Hồ Chí Minh
GVHD: Võ Duy Phán
quanh đây, Vô-le nói rằng đây chắc là một loại cây thuốc quý và xin được uống
thường ngày.
Đang nói chuyện với Vô-le thì trinh sát ngoài đồn Đông Khê hớt hải về báo: Phi
cơ địch vừa thả 2 quả bom có cột khói hình nấm đen lên cao và rất nóng làm nhiều
chiến sỹ ta đang thu dọn trên Đồn Cao bị thương, bỏng rất nặng.
Tôi hơi hoảng, nghĩ rằng có lẽ Mỹ đã viện trợ cho Pháp loại bom nguyên tử
chiến thuật như báo chí phương Tây rêu rao. Tôi đem tin này hỏi Vô-le, y lấy bàn tay
trái còn lành lặn cầm bút chì tôi đưa viết nguệch ngoạch mấy chữ “NAPALM” và giải
thích đấy là loại bom xăng đặc, tên là Napan rất lợi hại, phát minh mới của Mỹ.
Tôi liền viết báo cáo, cho người chạy ngay về Nà Lạn báo sự việc vừa xảy ra.
Đồng chí Cao Pha, Trưởng ban quân báo cho biết Bộ chỉ huy chiến dịch gửi lời khen
Trạm đã khai thác, báo cáo tình hình kịp thời giúp tìm ra biện pháp đối phó với bom
Napan mới sau này.
Sau này Vô-le đã viết trong hồi ký của mình: “Chủ tịch Hồ Chí Minh và dân tộc
của Cụ đã xem chúng tôi chỉ là những công cụ mù quáng, những quân nhân bị lừa
phỉnh bởi những luận điệu tuyên truyền dối trá.
Sự giam giữ này không phải là sự trừng phạt mà là cơ hội cho những tù binh biến
cải trở thành những chiến sỹ hòa bình…” (Theo tác giả Hữu Ngọc đăng trên báo Le
Courrier du Viet Nam số 1857 ngày 27/2/2000).
Thế là đúng 50 năm sau, tôi ngẫu nhiên nhận được một phần thưởng thú vị, vì đã
làm đúng theo lời dạy của Bác Hồ.
Bác gặp tù binh Pháp
Đồn Đông Khê bị đánh tan, trạm quân báo Đông Khê kết thúc nhiệm vụ. Tôi
phân công các trinh sát viên đi theo các đơn vị chủ lực chuẩn bị chờ đánh binh đoàn
Le Page (Lơ-pa) từ Thất Khê lên đón binh đoàn Charton (Sác-tông) bỏ Cao Bằng rút
chạy.
Tôi và hai đồng chí anh nuôi và liên lạc thu xếp gửi 5 thương binh nặng của địch
cho đơn vị bộ đội địa phương để chờ trao trả, còn 15 tù binh đã khỏe theo chúng tôi về
trại. Chúng tôi về Bộ chỉ huy nhận nhiệm vụ xuống trạm Thất Khê. Chúng tôi vừa
mang vác tài liệu thu được của địch, vừa gồng gánh nồi niêu xoong chảo lại còn đèo
bòng 15 “Ông Tây” to lớn thì quả là lúng túng.
Nhóm Thực Hi ện: FriendShip Page 21
Tư tưởng Hồ Chí Minh
GVHD: Võ Duy Phán
Đồng chí liên lạc hiến kế lột giầy, tất treo lên cổ tù binh là hắn hết chạy chốn dọc
đường, thấy hợp lý là chúng tôi thực hiện ngay.
Đoàn về qua Nà Lạn, gần Bộ chỉ huy chiến dịch Biên giới, Bác trông thấy một tù
binh áo rách tả tơi, Bác bảo đồng chí phục vụ lấy một cái áo trong ba-lô đem ra cho.
Sau đó Bác gọi đồng chí Cao Pha – Trưởng ban quân báo đến bảo: “Sao chú cho
lột giày tù binh rồi treo lên cổ họ? Đối với người phương Tây, không có giầy dép họ đi
lại rất khó khăn, khổ sở. Nếu sợ tù binh chạy trốn thì chí ít chú phải cho họ đi tất
chứ!”.
Qua chuyện này, tôi vô cùng ân hận vì Bác nhắc nhở rất đúng. Từ đó về sau tôi
tự nhủ phải luôn sửa mình, sống cho nhân hậu với mọi người, kể cả họ là kẻ thù đã
buông súng.
Một hôm khác, Bác muốn đi gặp tù binh. Để giữ bí mật, Bác hóa trang giống như
một chiến sỹ bị thương. Bác đến trạm, ba sỹ quan gồm quan tư A-li-úc (Allioux), tiểu
đoàn trưởng, trưởng đồn Đông Khê và hai quan hai đứng dậy khi Bác vào.
Bác nói ngay bằng tiếng Pháp: “Tôi tự giới thiệu, tôi là Việt kiều ở Pháp đã tham
gia cùng nhân dân Pháp chống Phát xít Đức. Nghe lời kêu gọi của Chính phủ Hồ Chí
Minh, tôi về nước cùng đồng bào tôi kháng chiến. Còn các anh đến đây làm gì?”.
Tên quan tư trả lời: “Chúng tôi đến đây theo lệnh của cấp trên”. Bác nhấn mạnh:
“Các anh đều là những kẻ thực dân. Nhân dân Việt Nam chống đế quốc xâm lược để
bảo vệ Tổ quốc của mình, cũng như nhân dân Pháp chống phát xít Đức trước đây…
Bây giờ các anh đã bị bắt làm tù binh, các anh phải tuân theo những quy định của
trại. Sau này nếu các anh có thái độ tốt thì tôi sẽ đề nghị Chính phủ Việt Nam cho các
anh hồi hương. Các anh có kiến nghị gì thì gửi lên cho tôi theo địa chỉ này: Nguyễn
Thắng – Cố vấn Chính trị mặt trận”.
Các sỹ quan Pháp lặng lẽ cúi đầu suy nghĩ. Còn chúng tôi đứng xung quanh thì
hớn hở, lần đầu tiên được nghe Bác Hồ nói tiếng Pháp vô cùng chuẩn xác với giọng
Pa-ri trầm ấm và truyền cảm. Chúng tôi học được cách đối nhân xử thế của Bác vô
cùng hợp lòng người, dù đó là kẻ mới vài ngày trước là kẻ thù không đội trời chung
của chúng ta.
Nhóm Thực Hi ện: FriendShip Page 22
Tư tưởng Hồ Chí Minh
GVHD: Võ Duy Phán
5. Bác Hồ đối với nhân dân lao động
Bác sinh ra và lớn lên trong gia đình nhà nho, nhưng là nhà nho có nguồn gốc
nông dân. Thời gian dài từ tấm bé đến tuổi học trò Bác sống ở quê giữa những người
nghèo khổ một nắng hai sương ngoài đồng nên Người hiểu sâu sắc nỗi khổ, nỗi vất vả
của người nông dân. Những việc của nghề nông đối với Bác cũng không có gì xa lạ.
Thời kỳ hoạt động cách mạng ở nước ngoài, khi Người được bầu vào Ban chấp hành
Quốc tế nông dân, có người thắc mắc, hoài nghi vì Bác khai trong lý lịch là xuất thân
nhà nho, trí thức. Nghề nghiệp chính là thuỷ thủ, họ e rằng Bác sẽ không có điều kiện
để am hiểu các vấn đề nông dân. Sau khi bế mạc Đại hội nông dân, các đại biểu đi
thǎm một nông trang, thấy nông dân đang
lao động, Bác cũng xắn quần xuống giúp
một nông dân đang làm ruộng, việc nhà
nông đối với Bác không gì khó khǎn, trong
khi các đại biểu nhiều người đang lúng
túng; thì Bác làm nhanh nhẹn như một nông
dân thực thụ, trước con mắt thán phục của
mọi người. Có ai biết một thời Bác ra đồng
cùng người dân quê làng Sen làm lụng, hay những lúc đi trồng nho cùng những người
nông dân nghèo khổ ở Bruklin nước Mỹ. Trên mặt trận báo chí công luận, Bác là
người viết nhiều về nông dân, vạch mặt tố cáo sự bóc lột sức lao động người nông dân
của địa chủ cường hào phong kiến, đẩy nông dân vào con đường bần cùng bằng sưu
cao thuế nặng. Bác đã tìm ra và chính Người đã thực hiện cương lĩnh giải phóng người
nông dân bằng cuộc cách mạng Tháng Tám lịch sử. Người đã để lại một di sản có một
không hai trong lịch sử loài người chân dung một lãnh tụ bên người nông dân. Người
Nga, một dân tộc đi đầu tiên phong, biến người nông dân lao động "thành người tự
do", nhưng nay họ chưa đi đến nơi đã tạm dừng. Còn người nông dân Việt Nam chúng
ta luôn có Bác Hồ cùng đi bởi không chỉ tư tưởng Bác soi đường mà hình ảnh Bác
dung dị bên người nông dân mãi mãi là chỗ dựa tinh thần để tự hào, tin tưởng và làm
theo lời Người.
Cùng đổ mồ hôi với người nông dân mới quý hạt gạo, củ khoai, mới xót lòng khi
bão lụt ập đến cướp đi thành quả lao động vất vả của người dân trên ruộng đồng. Ngay
sau khi giành được chính quyền, tuy bận trǎm công nghìn việc Bác vẫn dành nhiều
Nhóm Thực Hi ện: FriendShip Page 23
Tư tưởng Hồ Chí Minh
GVHD: Võ Duy Phán
thời gian, không chỉ nhắc nhở các địa
phương đắp đê chống bão lụt, mà còn trực
tiếp xuống tận các xã để đôn đốc, kiểm tra
công việc. Biết tin đê sông Hồng ở khu vực
Hưng Yên, Thái Bình bị vỡ, Bác trực tiếp
xuống kiểm tra việc khắc phục hậu quả để
có biện pháp kịp thời cùng chính quyền địa
phương vận động giúp đỡ nhân dân vượt
qua khó khǎn, Bác hỏi cặn kẽ có mấy
người bị nạn, trước hết phải lo cái ǎn để họ
khỏi đứt bữa, sau đến nơi ở và ổn định sinh
hoạt cho mọi người, tập trung nhân tài vật lực để đắp lại chỗ đê bị vỡ. Bác hứa khi nào
đắp xong Bác sẽ xuống thǎm. Thế rồi, giữ đúng lời hứa, bốn tháng sau Bác xuống cắt
bǎng khánh thành chỗ đê vừa mới đắp. Bác đi xem kiểm tra một lượt, nhìn chỗ giáp
ranh đê mới đê cũ, Người nhắc nhở phải tǎng cường gia cố mới an toàn. Bác vừa đi
vừa nhún thử độ lún, Bác khen đắp nhanh nhưng chưa lèn chặt, cần tǎng cường thêm
lực lượng để đầm thật kỹ mới bảo đảm lâu dài.
Thay mặt "Ban đời sống" mới nhà vǎn Nguyễn Huy Tưởng đến báo cáo với Bác
là hoạt động của Ban dựa trên 3 nguyên tắc: dân tộc, dân chủ và khoa học, nghe xong,
Bác liền nói: "Trong đồng bào ta chưa mấy người hiểu những từ chú nói mà hiện nay
họ cần là cần cái này", vừa nói Bác vừa chỉ tay vào bụng, "phải có cái ǎn đã, nếu
không có ǎn không làm gì được. Hoạt động của ban "Đời sống mới" cũng phải tập
trung cái đó đã, vận động bà con "lá lành đùm lá rách", tǎng gia sản xuất, cứu đói".
Hậu quả nạn đói nǎm 1945 như một bóng ma ghê rợn phủ lên cuộc sống đói rách của
người nông dân, càng làm không khí ảm đạm khó khǎn thêm, trên cương vị Chủ tịch
nước, Bác đi xuống các địa phương như Ninh Bình, Thái Bình để đôn đốc việc cứu
đói, tổ chức tǎng gia sản xuất, đắp đê phòng chống thiên tai Một lần trong cuộc họp,
bàn chống đói, Bác nói: "Các chú biết không, người xưa nói "dân di thực vi thiên", có
đồng chí tưởng Bác nói nhầm bèn chữa lại thưa Bác "dân dĩ thực vi tiên chứ ạ", Bác
cười và giải thích: "Bác nói "Dân dĩ thực vi thiên" người xưa dạy "dân lấy cái ǎn làm
trời", Đảng, Chính phủ phải lo cái ǎn cho dân không được để dân đói. Đó là Bác lấy
lời của Lục sinh nói với Hán Cao Tổ "Nhà vua lấy dân làm trời, dân lấy cái ǎn làm
Nhóm Thực Hi ện: FriendShip Page 24
Tư tưởng Hồ Chí Minh
GVHD: Võ Duy Phán
trời". Bác dạy thật chí lý. Nǎm 1955, nghe tin lũ lụt lớn ở Kiến An, gây thiệt hại lớn về
người và của cho nhân dân. Bác cho gọi đồng chí có trách nhiệm lên hỏi cụ thể. Bác
hỏi, xã Hoà Nghĩa thiệt hại mấy người chết, nhà cừa trưởng học bệnh xá bị đổ bao
nhiêu, khi nghe báo cáo con số thiệt hại cụ thể, Bác rất lo lắng và rơm rớm nước mắt
nhất là biết có nhiều gia đình chết người và trôi nhà cửa. Bác cǎn dặn phải có phương
án tỷ mỉ khắc phục hậu quả thiệt hại. Người chỉ thị Tỉnh ủy phải trực tiếp chỉ đạo và
dặn đi dặn lại "trước hết phải lo cái ǎn, nơi ở cho người bị nạn, tuyệt đối không để một
người bị đói". Cứ đến mùa nước lũ, hay kỳ hạn hán Bác thường trực tiếp xuống địa
phương tham gia "chống trời" cùng nhân dân. Nhớ lần Bác về công trường Đại thuỷ
nông Bắc-Hưng-Hải, Bác xuống công trường tham gia lao động như một người dân.
Trên đường đi, thấy một chị đang đẩy chiếc xe cút kít nặng nề lên dốc, Bác vội chạy
đến đẩy giúp chị. Bác hoà vào không khí lao động khẩn trương của công trường như
tǎng thêm sức mạnh cho mọi người hǎng say quên mình trong không khí vui vẻ. Lần
Bác về Hải Hưng tham gia chống hạn với nông dân, nghe tin Bác về các đồng chí cán
bộ tỉnh tổ chức đón Bác long trọng, Bác không hài lòng, Bác phê bình ngay: "Bác về
là đi chống hạn chứ có phải đi chơi đâu mà đón tiếp"~ Bác ǎn mặc quần áo như một
lão nông thực sự Người đi rất nhanh đến chỗ nhân dân đang đào mương, Bác vội xắn
quần xắn tay áo xuống cùng đào đất với bà con để lại phía sau các "quan cách mạng"
trong những bộ quần áo bảnh bao đang lúng túng hổ thẹn trước dân chúng; cuối cùng
tất cả cùng ào xuống đào đất với bà con theo gương Bác. Bác không nói, không hô
hào, nhưng Người đã làm cuộc "cách mạng" cho "các quan" trước muôn dân. Bác ǎn
cơm chung với mọi người tại nơi đang đào mương. Thấy người xới cơm, xới bát nào
cũng vơi, Bác nói vui: " Chú xới cơm thế này thì công việc làm sao cho đầy được"
Bữa ǎn có Bác thêm vui hẳn lên. Bác hỏi chuyện: "Các chú có biết nấu nướng
không?". Mỗi người kể theo cách hiểu của mình. Bác thừa hiểu chẳng có ai ở nhà thực
sự giúp vợ nấu ǎn cả, nên nghe nói nấu nướng sao thì kể vậy. Rồi Bác kể chuyện hồi
xưa Bác làm phụ bếp thế nào nên biết nấu nướng, Bác nói nghề nấu ǎn ai biết nấu kể là
biết ngay, còn ai chỉ nghe hoặc nhìn thấy thì không thể bịp được người khác, vì kỹ
thuật nấu ǎn quan trọng là chỗ này - Bác chỉ vào mũi, chứ không phải chỗ này - Bác
chỉ vào mắt và tai. Bác nói tiếp, vì sao mọi người phải biết nấu ǎn là vì vừa giúp được
"cô ấy" có thời gian học tập và nuôi dạy con cái, vừa rèn luyện mình, chữa cái bệnh
hão, bệnh sĩ, bệnh gia trưởng thâm cǎn cố đế, cho việc bếp núc là của đàn bà. Hơn nưa
Nhóm Thực Hi ện: FriendShip Page 25