Đề bài: “Hãy phân tích vai trị của chỉ dẫn địa lý trong phát triển thương hiệu các sản
phẩm nông sản của Việt Nam. Lấy ví dụ minh họa và phân tích những khó khăn thuận lợi
của các địa phương trong việc khai thác thương mại các chỉ dẫn địa lí tại Việt Nam
BÀI LÀM:
Vai trị của chỉ dẫn địa lý trong phát triển thương hiệu các sản phẩm nông sản
của Việt Nam:
Thứ nhất, bảo hộ CDĐL (Chỉ dẫn địa lý) góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh
tế. Việc bảo hộ CDĐL sẽ tạo niềm tin đối với người tiêu dùng về những sản phẩm đặc
biệt được sản xuất theo quy trình chặt chẽ, từ đó họ sẽ mua nhiều và kích thích được sản
xuất. Đó là bước đầu tiên giúp xây dựng thương hiệu cho các đặc sản địa phương, nâng
cao giá trị sản phẩm và giúp các đặc sản có thể đứng vững tại thị trường trong nước và
vươn ra các thị trường ngoài nước. Đồng thời các sản phẩm được bảo hộ CDĐL được
đảm bảo rằng các sản phẩm có tính chất đặc thù của địa phương, vùng lãnh thổ hoặc quốc
gia; bảo vệ được bí quyết cơng nghệ, thúc đẩy phát triển nơng thôn và du lịch. Chỉ dẫn
địa lý cũng là một nhân tố quan trọng góp phần trong bình ổn chất lượng và danh tiếng
của các sản phẩm. Nó cũng được coi là công cụ marketing quan trọng trong cạnh tranh thị
trường trong thời gian qua. Ngoài ra, việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý đóng vai trị quan trọng
để phát triển hình ảnh tốt đẹp của sản phẩm tới người tiêu dùng.
Thứ hai, CDĐL là động lực góp phần cải thiện nền nông nghiệp nông thôn theo hướng
hiện đại. Kinh nghiệm của các nước phát triển và thực tế tại Việt Nam cho thấy việc xây
dựng hệ thống bảo hộ chỉ dẫn địa lý đã góp phần cải thiện nền nơng nghiệp nơng thơn vì
nó là điều kiện phát huy các lợi thế riêng có của địa phương đó để phát triển sản phẩm
đặc sản. Đây được coi là cách thức hiệu quả nhất để có được sự thành cơng trong việc
phát triển sản phẩm nông nghiệp.
Thứ ba, bảo hộ CDĐL đã góp phần nâng cao giá trị kinh tế cho đặc sản địa phương. Việt
Nam là vùng nông nghiệp nhiệt đới, phong phú, đa dạng sinh học, nên có đầy đủ điều
kiện phát triển nền nông nghiệp dựa trên cơ chế bảo hộ chỉ dẫn địa lý… Trong những
năm gần đây, xu hướng của người tiêu dùng đang chuyển sang sử dụng các sản phẩm tự
nhiên và tại Việt Nam mức thu nhập người dân tăng. Nhiều sản phẩm sau khi được bảo
hộ chỉ dẫn địa lý, kiểm soát nguồn gốc, chất lượng, quảng bá sản phẩm đã giúp giá trị và
uy tín gia tăng đáng kể như: Mật ong bạc hà Mèo Vạc tăng giá gần gấp đôi, nước mắm
Phú Quốc tăng giá 30-50%, bưởi Phúc Trạch tăng 30-35%, cam Vinh tăng hơn 50%...
Đây cũng là động lực cho người nông dân thúc đẩy sản xuất, nâng cao chất lượng sản
phẩm, mở rộng quy mô thương mại. Bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm đặc sản
đang là một hướng đi có hiệu quả nhằm bảo vệ tên tuổi và nâng cao giá trị hàng hoá trong
nước, xúc tiến xuất khẩu sản phẩm ra thị trường nước ngoài làm tăng kim ngạch xuất
khẩu. Thiết nghĩ, nếu triển khai tốt việc xây dựng, quản lý, khai thác càng nhiều sản
phẩm mang chỉ dẫn địa lý sẽ mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho nông sản, đặc biệt đối với
Việt Nam, một trong các nước hàng đầu trên thế giới về xuất khẩu nông sản: cà phê,
thanh long …
Thứ tư, bảo hộ CDĐL giúp đảm bảo quyền và lợi ích cho người sản xuất và tiêu dùng.
Chỉ dẫn địa lý đang được xem là một công cụ quan trọng cung cấp sự đảm bảo chất lượng
cho người tiêu dùng. Bên cạnh đó, khi một chỉ dẫn địa lý được bảo hộ, cơ chế quản lý và
kiểm soát việc sử dụng chỉ dẫn địa lý cũng như việc duy trì, đảm bảo chất lượng sản
phẩm mang chỉ dẫn địa lý sẽ tạo ra công ăn việc làm cho số lượng lớn người lao động của
địa phương đó, khắc phục tình trạng thất nghiệp. Khi chỉ dẫn địa lý đã được thừa nhận và
biết đến một cách rộng rãi trên thị trường, nó sẽ là phương tiện nâng cao thu nhập, cải
thiện đời sống cho không chỉ người sản xuất của địa phương mà cả những nhà kinh
doanh, nhà sản xuất nguyên liệu thô, phụ phẩm, các công ty vận tải… Bên cạnh đó các
dịch vụ đi kèm phát triển theo như xây dựng, dịch vụ nông nghiệp, ăn uống, ...
Thứ năm, việc áp dụng bảo hộ chỉ dẫn địa lý còn giúp ngăn ngừa và chống lại các hành
vi sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, làm mất đi giá trị và danh tiếng
của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý. Việc duy trì chất lượng sản phẩm mang CDĐL không
chỉ tạo ra công ăn việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người sản xuất của
địa phương đó mà cả những nhà kinh doanh, nhà sản xuất nguyên liệu thô, phụ phẩm, các
công ty vận tải... CDĐL cũng được xem là công cụ quan trọng cung cấp sự bảo đảm về
mặt chất lượng sản phẩm cho người tiêu dùng. Như vậy, có thể dễ dàng nhận thấy việc
đăng ký bảo hộ quyền SHTT (sở hữu trí tuệ) - CDĐL đã mang lại lợi ích cho các tổ chức,
cá nhân và doanh nghiệp, địa phương khi đưa sản phẩm của mình ra thị trường trong
nước và thế giới.
Cuối cùng, những địa phương có chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cịn có thể phát triển ngành
công nghiệp du lịch sinh thái nhằm đem lại nguồn lợi kinh tế cao cho cư dân địa phương.
Hiện nay, khách đi du lịch Phú Quốc để được tham quan, ngắm cảnh, ngâm mình dưới
bãi biển tuyệt đẹp của Phú Quốc nhưng không quên đế thăm các cơ sở sản xuất nước
mắm tại đây. Du lịch kết hợp với tham quan làng nghề sản xuất nước mắm, thanh long để
góp phần thúc đẩy phát triển, quảng bá thương hiệu các sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý
thanh long và nước mắm đồng thời giúp ngành du lịch sinh thái phát triển hơn nữa.
Như vậy, việc bảo hộ CDĐL cho các sản phẩm đặc sản đang là một hướng đi có hiệu quả
nhằm bảo vệ tên tuổi, nâng cao giá trị hàng hố trong nước, đem lại nhiều lợi ích kinh tế,
tạo cơ hội xúc tiến xuất khẩu cho các nông sản, đặc sản ra thị trường nước ngoài làm tăng
kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.
Lấy ví dụ minh họa và phân tích những khó khăn thuận lợi của các địa phương
trong việc khai thác thương mại các chỉ dẫn địa lí tại Việt Nam
Phân tích những khó khăn thuận lợi của các địa phương trong việc khai thác
thương mại các chỉ dẫn địa lí tại Việt Nam
Thuận lợi:
Một lợi thế lớn nhất cho việc khai thác thương mại các chỉ dẫn địa lý trong giai đoạn bảo
vệ đó chính là các sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được pháp luật bảo hộ, bất kỳ hành vi
xâm phạm nào khi bị phát hiện sẽ bị xử phạt theo đúng điều lệ của pháp luật.
Cùng với sự phát triển của khoa học, công nghệ, các địa phương đã có điều kiện thuận lợi
để áp dụng các khoa học kỹ thuật vào chăm sóc và đảm bảo chất lượng sản phẩm được
đồng đều, ổn định. Cùng với đó sự sự thuận lợi của điều kiện tự nhiên tại chính các địa
phương đã là một lợi thế lớn để phát triển sản phẩm, tạo nên những sản phẩm có giá trị,
tạo tiền đề cho việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý để phát triển tồn diện hơn. Thêm nữa đó là các
địa phương hình thành được các tổ chức tập thể như Hội/Hiệp hội, thúc đẩy sự phát triển
các hợp tác xã, kết nối vào các chương trình lớn của Nhà nước
Các doanh nghiệp, địa phương đã có nhận thức rõ ràng, quan tâm và đầu tư nguồn lực
trong việc bảo vệ danh tiếng, giá trị của các sản phẩm. Đồng thời các địa phương cũng đã
có những hướng đi hiệu quả nằm nâng cao chất lượng, quảng bá xúc tiến xuất khẩu sản
phẩm ra thị trường nước ngoài. Bên cạnh đó là hiện nay hệ thống văn bản luật của Việt
Nam về đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý đã tương đối đầy đủ. Ngồi ra, Chính phủ, các bộ,
ngành, địa phương rất quan tâm đến việc xây dựng và quản lý chỉ dẫn địa lý, nhiều chính
sách, giải pháp hỗ trợ phát triển chỉ dẫn địa lý đã được xây dựng và đưa vào triển khai
trên thực tế, như Chương trình “Hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ”, các Chương trình phát
triển thương hiệu của Chính phủ và các Chương trình hỗ trợ phát triển đặc sản địa
phương của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Những điều này đã tạo nên lợi thế
và những điều kiện thuận lợi để các địa phương có thể khai thác thương mại các chỉ dẫn
địa lý nhằm phát triển các sản phẩm của địa phương.
Khó khăn:
Tại Việt Nam, chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý là nhà nước. Nếu các tỉnh đăng ký chỉ dẫn địa lý
xong, giao cho địa phương và để đó, khơng đầu tư khai thác thì chỉ dẫn địa lý gần như
khơng có giá trị. Hành lang pháp lý về chỉ dẫn địa lý cịn đang hồn thiện, vẫn cịn nhiều
thủ tục, khó khăn trong việc đăng ký. Bên cạnh đó vẫn có những vấn đề vi phạm chỉ dẫn
địa lý của các cá nhân, tập thể.
Triển khai hoạt động khai thác thương mại chỉ dẫn địa lý ở địa phương không đồng đều
chất lượng, chỉ cần một hộ gia đình sản xuất khơng theo quy trình, chất lượng kém ảnh
hưởng tồn bộ hoạt động tiêu thụ sản phẩm địa phương, giảm tiến độ cung ứng cho đối
tác, mất uy tín thương hiệu. Tình trạng gắn chỉ dẫn vào rồi “bán điêu” sản phẩm thương
hiệu tập thể gây khó khăn trong q trình kiểm sốt chất lượng sản phẩm, giá trị thương
hiệu.
VD: Lựa chọn thương hiệu Nước mắm Cát Hải – Hải Phòng
Từ bao đời nay, nước mắm luôn là một loại gia vị nhưng cũng là một loại thực phẩm có
giá trị dinh dưỡng cao không thể thiếu nước mắm được trong bữa ăn hàng ngày của nhân
dân Việt Nam. Cái hương vị đặc biệt của nó và cái giá trị dinh dưỡng đã được phát triển
lâu đời cùng với lịch sử dân tộc và mang bản sắc đặc thù Việt Nam. Theo kinh nghiệm
dân gian, ngư nhân trước khi phải lặn xuống nước sâu, hoặc đi trong đêm lạnh hoặc phải
làm một công việc nặng nhọc thì họ thường uống một ly nước mắm cao đạm để lấy năng
lượng. Nước mắm cao đạm lâu năm cịn có tác dụng chữa một số bệnh như đau dạ dày,
chữa bỏng, phục hồi cho cơ thể suy nhược… Nước mắm Cát Hải từ lâu ghi dấu trong
tiềm thức khách hàng là sản phẩm chất lượng tốt có mùi thơm nhẹ đặc trưng và cũng
thường có vị mặn đặm đà hơn một số dòng nước mắm khác tại Việt Nam. Nước mắm Cát
Hải được dùng chế biến nhiều món ăn mang hương vị đặc trưng của ẩm thực miền Bắc và
đặc biệt là ẩm thực Hải Phòng. Tuỳ theo khẩu vị của mỗi người, từng gia đình, mỗi vùng
miền mà nước mắm Cát Hải có thể để ăn nguyên chất hoặc thêm các gia vị khác tùy vào
khẩu vị mọi gia đình giúp nước chấm thơm ngon hơn mà không làm mất hương vị tự
nhiên của nước mắm. Sản phẩm được phân bố rộng khắp các tỉnh và các thành phố giáp
Hải Phòng và khu vực miền Bắc. Một số sản phẩm nước mắm Cát Hải với nhãn hiệu ơng
sao, cá mực, cá quẩn, cao đạm… thích hợp với nhu cầu của người cao tuổi, hiện đã có
mặt trên thị trường các nước Đơng Âu, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Lào, Philippine…
Thuận lợi:
- Nghề mắm đã gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển, cũng như cuộc sống của
người dân nơi đây. Nó thẫm sâu trong tiềm thức và len lỏi vào từng bữa cơm hàng ngày
của người dân Cát Hải. Nước mắm truyền thống có lợi thế là khơng có các kháng chất,
khơng có phụ gia, mặt khác, đầu vào và đầu ra của sản phẩm được kiểm tra nghiêm ngặt
theo tiêu chuẩn ISO, … nên đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Thương hiệu nước mắm Cát Hải sau khi được cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu (năm
2011) đã tăng giá trị lên khoảng 1.000 đ/lít. Với sản lượng mỗi năm 5 triệu lít, giá trị gia
tăng mà việc bảo hộ nhãn hiệu mang lại cho nước mắm Cát Hải rất lớn.
- Cơ quan nhà nước tại Hải Phòng chú trọng đầu tư, khuyến khích đầu tư xây dựng, phát
triển nền kinh tế tại Hải Phịng, các chính sách tạo điều kiện thuận lợi hóa cho các doanh
nghiệp xây dựng, kinh doanh, phát triển nền kinh tế du lịch. Khuyến khích đăng ký chỉ
dẫn địa lý.
- Có nhiều cảng biển, giao thơng thuận lợi, Hải Phịng có vị trí khá thuận lợi khi nằm ở
cửa ngõ phía đơng bắc trên lưu vực đồng bằng sơng Hồng.
- Khí hậu nhiệt đới gió mùa, ấm áp, phù hợp cho các hoạt động du lịch, vui chơi, trải
nghiệm và các hoạt động kinh tế.
- Ngồi ra, Hải Phịng cịn có đường bờ biển dài hơn 125 km với địa hình khúc khuỷu,
quanh co, có nhiều đảo, hang động đá vơi tuyệt đẹp và những bãi tắm tự nhiên với cát
trắng mịn màng hay những cửa sông lớn, điểm kết thúc của các nhánh sông lớn của miền
Bắc như Bạch Đằng, Văn Úc, Cấm, Thái Bình, Lạch Tray tạo ra những cảnh quan tuyệt
đẹp thuận tiện để phát triển du lịch, thu hút các hoạt động nghỉ dưỡng, dải san hô đẹp,
được bảo tồn và là một trải nghiệm du lịch thu hút đầu tư.
- Có nhiều ngư trường lớn, nguồn thủy sản dồi dào, tạo nguồn vốn đề phát triển nền ẩm
thực.
- Người dân chịu khó lao động, có nhiều hoạt động sản xuất truyền thống lâu đời như
đánh bắt cá, làm mắm, ...Văn hóa ẩm thực đa dạng, có nhiều đặc sắc, đem đến chất lượng
và những trải nghiệm đáng giá như nước mắm Cát Hải, ...
- Với những đặc trưng của đất đai, thổ nhưỡng, vị trí địa lý đã tạo cho Hải Phịng có
những điều kiện để phát triển du lịch cả về đường bộ, đường biển, đường hàng không đều
hết sức thuận lợi, đóng góp vào sự phát triển chung của hệ thống các tuyến, điểm du lịch
quốc gia trọng điểm của Việt Nam.
Khó khăn:
- Hành lang pháp lý về chỉ dẫn địa lý cịn đang hồn thiện, vẫn cịn nhiều thủ tục, khó
khăn trong việc đăng ký. Bên cạnh đó vẫn có những vấn đề vi phạm chỉ dẫn địa lý của
các cá nhân, tập thể.
- Triển khai hoạt động khai thác thương mại chỉ dẫn địa lý ở địa phương không đồng đều
chất lượng, chỉ cần một hộ gia đình sản xuất khơng theo quy trình, chất lượng kém ảnh
hưởng toàn bộ hoạt động tiêu thụ sản phẩm địa phương, giảm tiến độ cung ứng cho đối
tác, mất uy tín thương hiệu. Tình trạng gắn chỉ dẫn vào rồi bán cao giá sản phẩm thương
hiệu tập thể gây khó khăn trong q trình kiểm sốt chất lượng sản phẩm, giá trị thương
hiệu.
- Nhận thức của một số người dân chưa cao, vẫn còn một số bộ phận chưa ý thức được
giá trị của việc đăng ký chỉ dẫn địa lý mà gây ra những vấn đề xâm phạm, hoặc gây khó
khăn trong quảng bá hình ảnh thương hiệu nước mắm Cát hải.
- Các hộ sản xuất thủy sản nhỏ lẻ chưa nhận thức được đầy đủ giá trị của bảo hộ sở hữu
trí tuệ, do đó chưa quan tâm đến xây dựng thương hiệu cho sản phẩm của mình. Doanh
nghiệp xuất khẩu khẩu thủy sản lớn mới chỉ tập trung xây dựng thương hiệu cho một số
sản phẩm của doanh nghiệp, chưa quan tâm nhiều đến thương hiệu của sản phẩm quốc
gia.
- Các làng nghề truyền thống bị mai một dần, khó khăn trong gìn giữ những đặc sắc văn
hóa khi người dân tìm kiếm những cơng việc mới nhiều lợi nhuận hơn những công việc
truyền thống.
- Thường xuyên chịu ảnh hưởng bởi bão lũ, thiên tai và đặc biệt dịch bệnh bùng phát
khiến hoạt động du lịch gặp nhiều khó khăn ảnh hưởng thị trường tiêu thụ chính tại các
thành phố, thị trấn của thương hiệu.
- Thị trường mới chỉ phân bố tập chung tại các thành phố lớn và thị trấn. Hình thức trưng
bày, quảng cáo tại điểm bán chưa hấp dẫn. Sản phẩm chưa đáp ứng được nhu cầu người
tiêu dùng thường là vị còn khá mặn so với các loại mắm khác, màu sắc, bao bì chưa bắt
mắt. Marketing chưa hiệu quả nên cịn khá ít khách hàng ngoài tỉnh hoặc miền trong biết
tới sản phẩm mắm Cát Hải.