Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Qua một tác phẩm văn học hãy phân tích vai trò thủ pháp ẩn dụ trong việc xây dựng hình tượng tác phẩm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.06 KB, 8 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
Qua một tác phẩm văn học hãy phân tích vai trò thủ pháp ẩn dụ trong việc
xây dựng hình tượng tác phẩm
BÀI LÀM
Trong tiếng Việt nhóm ẩn dụ bao gồm các kiểu: ẩn dụ, ẩn dụ bổ sung, nhân
hóa, vật hóa, phúng dụ, định ngữ nghệ thuật… Trong các kiểu nhóm đó ẩn dụ là
phương thức tiêu biểu. Vậy thể nào là ẩn dụ; ẩn dụ có vai trò trong việc sử dụng
hình tượng tác phẩm như thế nào?
Ẩn dụ thực chất là sự so sánh ngầm, trong đó về so sánh giản lược đi chỉ còn
lại về được so sánh. Như vậy, phép ẩn dụ, hay nói cách khác thủ pháp ẩn dụ là
phương thức chuyển nghĩa của một đối tượng này thay do đối tượng khác khi hai
đối tượng có một nét nghĩa tương đồng nào đó. Có thể lấy một vài ví dụ:
Chỉ có thuyền mới hiểu
Biển mênh mông dường nào
Chỉ có biển mới biết
Thuyền đi đâu về đâu…
(Xuân Quỳnh)
Trong đoạn thơ trên nhà thơ nói về thuyền mà thực ra không phải là thuyền,
về biển cũng không phải là biển. Hình ảnh của chiếc thuyền di động khắp nơi trên
biển cả mênh mông sóng vỗ. Nhờ thủ pháp nghệ thuật ẩn dụ ta thấy được mối quan
hệ khăng khít giữa thuyền và biển chính là hình ảnh, tâm trạng của đôi bạn tình
đang yêu nhau tha thiết, đó là một sự so sánh ngầm. Thuyền và biển chính là ẩn dụ
của đôi nam nữ.
Không chỉ trong thơ ca, mà đặc biệt là trong thơ trữ tình mới có ẩn dụ. Trong
ngôn ngữ, thơ ca ẩn dụ xuất hiện khi có một sự so sánh ngầm, hoặc là tên gọi sự vật
được chuyển, chuyển đổi trên cơ sở so sánh nhưng thiếu các từ so sánh. Trong cuộc
sống đời thường hàng ngày, ta thường được nghe người mẹ nựng con bằng ẩn du:
Website: Email : Tel : 0918.775.368
cún con, con thỏ con… của mẹ. Những khi tức giận cũng chính người mẹ đó gọi
con là: quỷ sứ, đồ quỷ, thằng ranh con… Không chỉ trong thơ ca mới có ẩn dụ mà
trong cuộc sống hàng ngày ta vẫn thường sử dụng ẩn dụ, để so sánh ngầm. Trong


tác phẩm văn học, thủ pháp nghệ thuật ẩn dụ đóng một vai trò rất quan trọng trong
việc xây dựng hình tượng tác phẩm.
Để có tính hình thượng cao trong tác phẩm tác giả phải sử dụng thủ pháp ẩn
dụ, nhằm so sánh hình ảnh này với hình ảnh khác.
Trong cuộc sống thường nhật, ta thường được nghe nói: “thế là vốn liếng nói
đem nướng vào cuộc đỏ đen mất rồi”.
Không chỉ có danh từ hoặc cụm danh từ mới có thể dùng làm ẩn dụ. Đôi khi
chỉ cần chuyển nghĩa động từ làm vị ngữ là có thể kéo theo một loạt từ chuyển
nghĩa. Ở ví dụ trên ta có thể thấy rõ điều dó.
Nhưng nopí đến ẩn dụ là phải nói đến thơ ca, đặc biệt là thơ trữ tình. Thơ trữ
tình mới thực sự là “vương quốc của các ẩn dụ”. Ở đây co thể là một địa hạt khai
phá nghệ thuật không bao giờ cũ mòn bởi vì mỗi bài thơ là một tâm trạng, mỗi bài
thơ có mã riêng của nó và do vậy từ dùng phải mang ý nghĩa khác. Nếu như
“thuyền” - “bến” trong ca dao lúc nào đó đã mòn sắc thái biểu cảm thì với Xuân
Diệu lại là:
Người giai nhân: bến đợi dưới cây già.
Tình du khách: thuyền qua không buộc chặt,
Và Chế Lan Viên thì ngược lại:
Để lòng anh hóa bến
Nghe thuyền em ra đi.
Nếu Xuân quỳnh lấy “thuyền” và “biển” làm ẩn dụ thì Xuân Diệu lại là
“biển” và “bờ”:
Cũng có lúc rào rạt
Muốn nghiến nát bờ em.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Vậy là cũng một đối tượng ta có nhiều cách diễn đạt khác nhau (thuyền -
biển, mận - đào, núi Mường Hung - dòng sông Mã v.v…) và một ẩn dụ có thể dùng
cho nhiều đối tượng khác nhau. Ẩn dụ không chỉ có giá trị hình tượng, phương tiện
xây dựng hình tượng mà còn hàm chứa sức mạnh biểu cảm. Bởi vì ẩn dụ thể hiện
những hàm ý mà người đọc phải suy ra mới hiểu được.

Ẩn dụ thể hiện phong cách sáng tạo nghệ thuật của tác giả, phong cách thời
đại và phong cách dân tộc. Ẩn dụ của ca dao khác ẩn dục của Truyện Kiều, của thơ
Hồ Xuân Hương, còn Lục Vân Tiên v.v… ẩn dụ của Huy Cận khác Chế Lan Viên.
Chế Lan Viên khác Tố Hữu… Nghiên cứu ẩn dụ của một tác giả ta sẽ có những
“trường phong cách” khác nhau và có thể bao quát thế giới thơ ca của tác giả đó.
Ẩn dụ bổ sung hay còn gọi là ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, tức là sự thay đổi
một cảm giác này bằng một cảm giác khác trong nhận thức cũng như trong diễn đạt
bằng ngôn ngữ.
Trong lời ăn tiếng nói hàng ngày, ta thường nghe nói: “tôi thấy nóng”, “thấy
lạnh”, “thấy thơm”, “thấy đói cồn cào” hoặc “tôi nghe mệt”, “nghe lạnh”, “nghe
đói” và “một giọng nói ấm áp”, “tiếng cười giòn tan”, “giọng khê nồng nạc”, “một
từ ngữ sáo mòn”, “một câu chuyện nhạt phèo”, hoặc là “một lời mát mẻ”, “một
khúc cà mùi mẫn”, “một giọng điệu thối hoắc”, “không ngửi được” v.v…
Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác xuất hiện không nhiều lắm trong lời nói nhưng
rất có giá trị xây dựng hình tượng văn thơ Nguyễn Tuân sử dụng ẩn dụ bổ sung để
viết những câu văn tuyệt vời ca ngợi miền Tây Bắc của Tổ quốc:
- Chao ơi, trông con sông, vui như thấy nắng ròn tan sau kì mưa dầm, vui
như nối lại chiêm bao đứt quãng.
- Mà bên nước tôi thì đang bừng lên cái nắng bốn giờ chiều, cái nắng đậm đà
của mùa thu biên giới, cái thứ năng hanh đang sấy khô gió Tây Trang và đang mài
sắc thêm tiếng động của hoa lau phất vờ trong bóng núi.
Những câu văn như thế không chỉ làm cho người đọc được thấy mà còn được
nghe, được ngắm, được ngửi cả bầu không gian xung quanh.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Trong thi ca Việt Nam, ẩn dụ bổ sung xuất hiện với các nhà thơ lãng mạn
chịu ảnh hưởng của các nhà thơ lãng mạn Pháp. Xuân Diệu đưa cái mới vào thơ
bằng những cảm quan và những biểu đạt rất mới:
Này lắng nghe em khúc nhạc thơm
Say người như rượu tối tân hôn…
Hãy tự buông cho khúc nhạc hường…

Dẫn vào thế giới của Du dương
Ngừng hơi thở lại xem trong ấy
Hiển hiện hoa và phảng phất hương
Háy uống thơ tan trong khúc nhạc
Ngọt ngào than gọi thở xa khơi…
(Huyền diệu)
Khúc nhạc của nhà thơ không chỉ nghe bằng tai mà, “nghe” cả bằng mắt,
bằng lan da, bằng lưỡi… “thấm vào tâm hôn”; lúc này mọi giác quan được huy
động đến tột cùng và dẫn đến sự giao thoa, xuyên thấm, lẫn lộn. Phải là nghệ sĩ mới
có cái “nghe” kì diệu ấy và cũng là lúc chính nhà thơ làm cho độc giả trở thành
nghệ sĩ. Nhưng “Huyền diệu” vẫn còn là cái thô sơ, phải đến “Nguyệt cầm” thì mới
thật huyền diệu.
Đàn buồn, đàn lặng, ôi đàn chậm
Mỗi giọt rơi tàn như lệ ngân.
Nhờ phương thức ẩn dụ chuyển đổi cảm giác mà thơ ông có cả họa, nhạc hay
chính tâm hồn nghệ sĩ hóa thành nhạc, thành họa và thơ! Dường như ngôn ngữ đưa
ta vào một thế giới mới, một thế giới huyền diệu hơn, phong phú hơn và đánh thức
trong ta những cảm quan nghệ thuật hằng ấp ủ trong lòng mỗi người.
Có hiểu được Xuân Diệu ta mới hiểu được Đoàn Phú Tứ:
Màu thời gian
Sớm nay tiếng chim thanh
Trong gió xanh
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Dìu vương hương ấm thoáng nhân tình
Ngàn xưa không lạnh nữa, Tấn Phi
Ta lặng dâng nàng
Trời mây phảng phất nhuốm thời gian
Màu thời gian không xanh
Màu thời gian tím ngắt
Hương thời gian không nồng

Hương thời gian thanh thanh v.v…
Ẩn dụ bổ sung và ẩn dụ tượng trưng đến Đoàn Phú Tứ thì đã thấy khó khăn
cho giác quan và xúc cảm lắm rồi. Thế giới dường như không được mở rộng ra mà
thu hẹp lại đóng kín với những kỉ niệm và những quan niệm rất riêng tư.
Tìm đến chính luận, những ẩn dụ của Chế Lan Viên tuôn như suối chảy và
cũng là lúc ông tìm được nguồn mạch cho thơ. Ông không chỉ tìm trong những
danh từ, danh ngưqx mà có lúc chỉ cần chuyển đổi một số động từ là có thể kéo
theo hàng loạt ẩn dụ khác.
Em đi như chiêu đi
Gọi chim vườn bay hết
Em về tựa mai về
Rừng non xanh lộc biếc
Em ở, trời trửa ở
Nắng sáng màu xanh che…
(Tình ca ban mai).
Chỉ với một số động từ “đi”, “về”, “ở” và các danh từ “chiều”, “mai”, “trưa”,
“tối”, cũng đủ làm nên một khúc tình ca có cả hai chiều: chuyển động và tĩnh tại, li
biệt và hội ngộ, chờ đợi và tin tưởng.
Có tài liệu gọi nhân cách hóa là những ẩn dụ, khi chuyển đổi từ những vật vô
sinh sang hữu sinh, hoặc là từ thế giới vật chất sáng thế giới ý thức của con người.
Vật hóa là hướng chuyển ngược lại từ người đến động vật hoặc đồ vật.

×