Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Những vấn đề cần lưu ý khi bước vào lĩnh vực franchising

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.51 KB, 2 trang )

Những vấn đề cần lưu ý khi bước vào lĩnh vực franchising

Kinh doanh theo hình thức nhượng quyền sử dụng thương hiệu (Franchising) đang trở thành một lĩnh
vực kinh tế ngày càng lớn mạnh ở nhiều nước trên thế giới, nhất là ở những nền kinh tế phát triển. Theo
hiệp hội kinh doanh hình thức nhượng quyền quốc tế, hiện nay ở Mỹ có hơn 760.000 đang kinh doanh
theo hình thức nhượng quyền với tổng tài sản 1.530 tỉ USD, tương đương 10% giá trị tổng sản phẩm
trong nước.

Franchising đang mở ra nhiều cơ hội khởi nghiệp cho người dân ở các nước. Tuy nhiên, không phải ai
cũng có thể dễ dàng “nhảy“ vào lĩnh vực này. Theo các chuyên gia, khi khởi nghiệp trong lĩnh vực
Franchising, bạn cần phải lưu ý đến những vấn đề sau.

1. Bạn có sẵn sàng chấp nhận làm một người “được” nhượng quyền (Franchising) hay không?

Bởi nhiều người chỉ cảm thấy hạnh phúc khi được khởi nghiệp bằng chính ý tưởng của mình, bạn cần tự
hỏi mình có thật sự cảm thấy hứng thú và thoải mái khi trở thành một “Bản sao“ của người khác hay
không. Khi là một Franchisee, bạn phải tuân thủ theo mọi nguyên tắc, hình thức kinh doanh của người
nhượng quyền (franchisor), và phải chịu nhiều sự chi phối của franchisor.

Ngoài ra, bạn cần phải tham khảo ý kiến của các thành viên trong gia đình về việc trở thành một
franchisee. Dù là kinh doanh dưới hình thức nào, bạn cũng phải mất nhiều nổ lực, hy sinh nhiều thời
gian, gánh chịu nhiều rủi ro, vì bạn khó có thể thành công nếu không có sự ủng hộ, giúp đỡ từ gia đình.

2. Bạn có một chiến lược chuyển sang kinh doanh độc lập hay không?

Bạn cần phải xác định đích đến của mình là gì. Hãy tự hỏi bạn có muốn chuyển sang kinh doanh độc lập
sau này hay không hoặc là bạn có những kế hoạch khác, và hợp đồng franchising có tạo điều kiện cho
bạn thực hiện điều đó hay không.

3. Thị trường mà bạn định bước vào lĩnh vực franchising có hấp dẫn không?


Bước vào lĩnh vực kinh doanh mà mình yêu thích là một điều tốt nhưng quan trọng hơn là lĩnh vực kinh
doanh mà bạn định theo đuổi theo hình thức franchising phải đáp ứng một nhu cầu có thật của người tiêu
dùng ở địa phương. Một quán cà phê Starbucks rất thành công ở một địa phương thì chưa chắc đã được
khách hàng ở một địa phương khác ưa chuộng. Nếu chỉ áp dụng rập khuôn một ý tưởng nào đó mà thiếu
việc nghiên cứu đặc điểm của thị trường địa phương (sở thích, thị hiếu, nhu cầu, sức mua), bạn sẽ có
nguy cơ thất bại.

4. Công ty nhượng quyền (franchisor) có mạnh không?

Việc chọn một công ty nhượng quyền cũng quan trọng không kém việc chọn lĩnh vực kinh doanh. Không
nên trở thành một franchisee bởi vì bạn cảm thấy thích nhãn hiệu của franchisor đó hay lo rằng nếu bạn
không “mua“ quyền sử dụng nhãn hiệu franchisor đó thì sẽ mất cơ hội. Thay vào đó, hãy khách quan
đánh giá thế mạnh của franchisor trên thị trường. Bạn cũng nên tham khảo những ý kiến của các
fransisee khác để có thêm kinh nghiệm thực tiễn về cách kinh doanh của franchisor và quan hệ giữa
franchisor và franchisee (liệu các franchisor có sẵn sàng đóng vai trò các franchisee hay không).

5. Lợi nhuận mà bạn sẽ có được bao nhiêu?

Lợi nhuận là động cơ lớn nhất để đa số mọi người quyết định có nên bước vào lĩnh vực franchising hay
không. Để có được quyết định này, bạn nên làm những bài toán dự tính về chi phí thành lập, chi phí duy
trì hoạt động, doanh thu và lợi nhuận.


×