Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng chất lượng nước mặt một số vùng đất ngập nước ở vườn quốc gia lò gò xa mát, tỉnh tây ninh​

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.94 MB, 113 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bùi Thị Lan Anh

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG
NƯỚC MẶT MỘT SỐ VÙNG ĐẤT NGẬP NƯỚC
Ở VƯỜN QUỐC GIA LÒ GÒ - XA MÁT,
TỈNH TÂY NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh - 2018

download by :


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bùi Thị Lan Anh

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG
NƯỚC MẶT MỘT SỐ VÙNG ĐẤT NGẬP NƯỚC
Ở VƯỜN QUỐC GIA LÒ GÒ - XA MÁT,
TỈNH TÂY NINH
Chuyên ngành: Sinh thái học
Mã số: 8420120
LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. PHẠM QUỲNH HƯƠNG


TS. NGUYỄN THỊ LAN THI

Thành phố Hồ Chí Minh – 2018

download by :


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi, các số liệu, kết quả nêu
trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ cơng trình nào
khác.
Các kết quả nghiên cứu tham khảo của các tác giả khác đã được trích dẫn đầy
đủ trong luận văn.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 9 năm 2018
Học viên thực hiện luận văn

Bùi Thị Lan Anh

download by :


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, tơi xin bày tỏ lịng tri ân sâu sắc tới TS. Phạm Quỳnh Hương – Trường
ĐH. Khoa học Tự nhiên TP.Hồ Chí Minh, người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tận
tình trong quá trình thực hiện đề tài để tôi đạt được kết quả tốt nhất.
Tiếp đến, tôi xin gửi lời cảm ơn trân trọng tới TS. Nguyễn Thị Lan Thi – Trường
ĐH. Khoa học Tự nhiên TP.Hồ Chí Minh đã nhiệt tình góp ý, chỉ bảo tơi trong suốt
q trình thực hiện luận văn.
Tơi cũng xin chân thành cảm ơn các giảng viên lớp cao học Sinh thái học K27
Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, đặc biệt TS. Phạm Văn Ngọt và PGS.TS.

Tống Xuân Tám, đã truyền thụ những kiến thức bổ ích cũng như ln động viên và
tạo điều kiện thuận lợi để tơi hồn thành đề tài này. Và tôi xin được cảm ơn thầy Lê
Văn Bằng, chuyên viên phòng sau đại học trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh
đã tận tình giúp tơi hồn thiện luận văn này.
Tôi rất trân trọng sự giúp đỡ và việc cộng tác nhiệt tình của cán bộ, nhân viên
phịng kỹ thuật, các anh kiểm lâm Vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát đã nhiệt tình giúp
đỡ và tạo mọi điều kiện cho tơi trong suốt q trình làm đề tài.
Cuối cùng, xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới những người thân trong gia đình
cùng bạn bè đã luôn giúp đỡ, ủng hộ, động viên, chia sẻ những khó khăn - thuận lợi
cả về vật chất lẫn tinh thần trong suốt quá trình học tập cũng như trong thời gian tơi
thực hiện luận văn.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 9 năm 2018
Học viên thực hiện luận văn

Bùi Thị Lan Anh

download by :


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các hình
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
Chương 1. TỔNG QUAN ......................................................................................... 3
1.1.Giới thiệu chung về đất ngập nước ....................................................................... 3
1.1.1. Định nghĩa .............................................................................................. 3
1.1.2. Phân loại ................................................................................................. 3

1.1.3. Vai trò của đất ngập nước ...................................................................... 6
1.1.4. Các mối đe dọa đối với đất ngập nước ................................................... 8
1.2. Các yếu tố quy định chất lượng nước mặt ......................................................... 10
1.2.1. Nhiệt độ ................................................................................................... 10
1.2.2. pH ............................................................................................................ 11
1.2.3. Độ dẫn điện (EC – Electrical Conductivity) và tổng chất rắn hòa tan
(TDS – Total Dissolved Solids) ........................................................................ 11
1.2.4. Tổng chất rắn lơ lửng (TSS – Total suspended solids) ........................... 12
1.2.5. Oxy hòa tan (DO – Dissolved Oxygen) .................................................. 12
1.2.6. COD (Chemical Oxygen Demand - nhu cầu oxy hóa học) .................... 13
1.2.7. Các chất dinh dưỡng ............................................................................... 13
1.2.8. Chlorophyl a ............................................................................................ 15
1.3. Chỉ số trạng thái dinh dưỡng của thủy vực TSI (Trophic State Index) ............. 16
1.4. Những cơng trình nghiên cứu về đất ngập nước trên thế giới và Việt Nam ..... 17
1.5. Vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát ........................................................................ 20
1.5.1. Giới thiệu chung ................................................................................... 20
1.5.2. Các loại đất ngập nước trong vườn ...................................................... 21
1.5.3. Đặc điểm tự nhiên của vườn quốc gia Là Gò Xa Mát ........................... 23
1.6. Lược sử nghiên cứu Vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát ....................................... 26

download by :


Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 29
2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ..................................................................... 29
2.1.1. Thời gian nghiên cứu .............................................................................. 29
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................... 29
2.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 32
2.2.1. Phương pháp lấy mẫu nước..................................................................... 32
2.2.2. Phương pháp phân tích các thơng số chất lượng nước ........................... 33

2.2.3. Phương pháp đánh giá chất lượng nước và tình trạng dinh dưỡng các
vùng đất ngập nước ........................................................................................... 36
2.3. Phân tích số liệu................................................................................................. 37
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................ 38
3.1. Kết quả ............................................................................................................... 38
3.1.1. Đặc trưng lý hóa tính nước ..................................................................... 38
3.1.2. Hiện trạng dinh dưỡng trong các thủy vực ............................................. 44
3.1.3. Sinh khối phiêu sinh thực vật trong các thủy vực khảo sát ..................... 50
3.2. Thảo luận ........................................................................................................... 52
3.2.1. Đánh giá chung chất lượng nước mặt ở các hệ sinh thái đất ngập nước 52
3.2.2. Những vấn đề trong chất lượng nước ở các bàu, ao và trảng ................. 55
3.2.3. Khả năng thanh lọc của suối Đa Ha và những ảnh hưởng từ các hệ sinh
thái đất ngập nước xung quanh ......................................................................... 58
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................... 64
PHỤ LỤC

download by :


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1 Sơ đồ vị trí vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát tỉnh Tây Ninh .................... 24
Hình 2.1 Vị trí các điểm thu mẫu ở Vườn Quốc gia Lị Gị – Xa Mát ................... 33
Hình 3.1 Biến thiên nhiệt độ theo thời gian ........................................................... 40
Hình 3.2 Biến thiên độ dẫn điện theo thời gian tại (a) các vị trí trên suối Đa Ha
và (b) các thủy vực nước đứng. .............................................................................. 41
Hình 3.3 Biến thiên pH theo thời gian tại (a) các vị trí trên suối Đa Ha và (b)
các thủy vực nước đứng.......................................................................................... 43
Hình 3.4 Biến thiên DO theo thời gian tại (a) các vị trí trên suối Đa Ha và (b)
các thủy vực nước đứng.......................................................................................... 44

Hình 3.5 Biến thiên hàm lượng TSS theo thời gian tại (a) các vị trí trên suối Đa
Ha và (b) các thủy vực nước đứng. ........................................................................ 45
Hình 3.6 Biến thiên hàm lượng TDS theo thời gian tại (a) các vị trí trên suối Đa
Ha và (b) các thủy vực nước đứng. ........................................................................ 47
Hình 3.7 Biến thiên hàm lượng COD theo thời gian tại (a) các vị trí trên suối
Đa Ha và (b) các thủy vực nước đứng. ................................................................... 48
Hình 3.8 Biến thiên nồng độ Ptot theo thời gian tại (a) các vị trí trên suối Đa Ha
và (b) các thủy vực nước đứng. .............................................................................. 49
Hình 3.9 Biến thiên nồng độ NH4+ theo thời gian tại (a) các vị trí trên suối Đa
Ha và (b) các thủy vực nước đứng. ........................................................................ 51
Hình 3.10 Biến thiên nồng độ SRP theo thời gian tại (a) các vị trí trên suối Đa
Ha và (b) các thủy vực nước đứng ......................................................................... 52
Hình 3.11 Biến thiên chỉ số TSI theo thời gian tại (a) các vị trí trên suối Đa Ha
và (b) các thủy vực nước đứng ............................................................................... 54
Hình 3.12 Biến thiên nồng độ chlorophyll a theo thời gian tại (a) các vị trí trên
suối Đa Ha và (b) các thủy vực nước đứng. ........................................................... 55
Hình 3.13 Tương quan giữa nồng độ NH4+ và COD trong toàn bộ khu vực
nghiên cứu .............................................................................................................. 57

download by :


Hình 3.14. Tương quan giữa nồng độ NH4+ và chlorophyll a trong tồn bộ khu vực
nghiên cứu .............................................................................................................. 58
Hình 3.15. Tương quan giữa hàm lượng TSS và chlorophyll a trong tồn bộ khu
vực nghiên cứu ....................................................................................................... 58
Hình 3.16. Tương quan giữa hàm lượng COD và Ptot trong toàn bộ khu vực
nghiên cứu .............................................................................................................. 59
Hình 3.17. Tương quan giữa hàm lượng COD và nồng độ chlorophyll a trong
toàn bộ khu vực nghiên cứu ................................................................................... 62


download by :


1

MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Đất ngập nước là những vùng chuyển tiếp giữa hệ sinh thái trên cạn với sinh
thái nước sâu. Các hệ sinh thái đất ngập nước là nơi chứa đựng nhiều nguồn tài nguyên
thiết yếu cho những hoạt động sống của con người, đồng thời thực hiện nhiều chức
năng quan trọng về mặt sinh thái – mơi trường. Bên cạnh vai trị cung cấp nước ngọt,
lương thực – thực phẩm cho đời sống con người, đất ngập nước còn là nguồn dược
liệu và vật liệu cho nhiều lãnh vực sản xuất khác nhau: nông nghiệp, công nghiệp, thủ
công mỹ nghệ và du lịch. Các hệ sinh thái đất ngập nước đều có chức năng ổn định vi
khí hậu, ổn định nguồn nước và duy trì cân bằng tuần hồn của các ngun tố hóa
học, là nơi ở, nơi kiếm ăn của rất nhiều loài động vật quý hiếm và vì thế, chúng rất
quan trọng trong việc duy trì đa dạng sinh học.
Đất ngập nước thường rất nhạy cảm với các hoạt động của con người và các
tác động của thiên nhiên [1]. Mặc dù được cơng nhận là nắm giữ rất nhiều vai trị và
chức năng quan trọng, đất ngập nước vẫn đang thối hóa và biến mất rất nhanh tại
nhiều nơi trên thế giới, nhất là ở các nước đang phát triển do sức ép từ việc gia tăng
dân số, khai thác tài nguyên, mở rộng diện tích đất đai cho việc định cư và các hoạt
động sản xuất và ô nhiễm môi trường. Kết quả là nguồn nước, an ninh lương thực và
các hoạt động sinh hoạt, sản xuất của con người đều bị đe dọa. Bên cạnh các tác động
nhân tạo, biến đổi khí hậu cũng là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe của
các hệ sinh thái đất ngập nước. Nền nhiệt gia tăng cùng với sự phân bố lượng mưa
không đều làm tăng lũ lụt trong mùa mưa và bốc hơi mạnh mẽ trong mùa khô, gây
ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước và chất lượng nước.
Các hệ sinh thái đất ngập nước ở Vườn Quốc gia Lò Gò – Xa Mát cũng chịu

ảnh hưởng bởi những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu. Đây là khu vực có mức
độ đa dạng sinh học cao với nhiều loài động thực vật quý hiếm [2], [3], [4]. Các vùng
đất ngập nước trong Vườn Quốc gia Lò Gò – Xa Mát là nguồn cung cấp nhiều sản vật
quan trọng cho người dân địa phương như lá mật cật, cây thuốc, dầu chai, đưng và
nhiều loài thủy sản nước ngọt [5]. Do nắm giữ nhiều vai trò quan trọng, các hệ sinh

download by :


2

thái trong Vườn Quốc gia Lò Gò – Xa Mát rất được các nhà khoa học quan tâm nghiên
cứu và xây dựng chiến lược bảo tồn đa dạng sinh học cho khu vực [6]. Tuy nhiên, các
vùng đất ngập nước ở đây đang bị đe dọa bởi tình trạng khơ cạn, ô nhiễm nguồn nước,
khai thác tài nguyên quá mức, chăn thả gia súc gây xáo trộn môi trường và lấn chiếm,
biến đổi các vùng đất ngập nước tự nhiên thành đất nông nghiệp.
Việc quản lý đất ngập nước tại Vườn Quốc gia Lò Gò – Xa Mát gặp phải nhiều
khó khăn do đây là khu vực biên giới. Chất lượng nước trong khu vực không chỉ chịu
ảnh hưởng trực tiếp bởi các hoạt động sản xuất của người dân địa phương mà cịn từ
Cambodia qua sơng Vàm Cỏ. Trong khi đó, hiểu biết cụ thể về tác động của các hoạt
động này đến chất lượng nước mặt – nền tảng của sức khỏe và đa dạng sinh học của
các hệ sinh thái đất ngập nước trong khu vực còn rất hạn chế. Căn cứ vào tình hình
hiện tại và với những lý do quan trọng nêu trên, đề tài “Đánh giá hiện trạng chất lượng
nước mặt một số vùng đất ngập nước ở Vườn Quốc gia Lò Gò - Xa Mát, tỉnh Tây
Ninh” được thực hiện. Đề tài cung cấp một phần thông tin dữ liệu phục vụ công tác
quản lý hiệu quả và bền vững các hệ sinh thái đất ngập nước trong Vườn Quốc gia Lò
Gò – Xa Mát.
2. MỤC TIÊU – Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU



Đánh giá chất lượng nước mặt qua một số chỉ tiêu lí hóa và tình trạng dinh

dưỡng tại một số kiểu đất ngập nước (suối, bàu, trảng, ao) trong vườn quốc gia Lò
Gò – Xa Mát.


Ý nghĩa:

Bổ sung cơ sở dữ liệu góp phần đánh giá tác động của các hoạt động sản xuất
và sinh hoạt của người dân trong vùng đệm lên chất lượng nước mặt tại các kiểu hệ
sinh thái đất ngập nước trong Vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát.
Là cơ sở để quản lý và bảo tồn đất ngập nước trong bối cảnh các tác động tiêu
cực của biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng.

download by :


3

Chương 1. TỔNG QUAN
1.1.

Giới thiệu chung về đất ngập nước

Các vùng miền với những điều kiện khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng khác nhau
đã tạo ra các vùng đất ngập nước có đặc điểm, tính chất, cảnh quan và hệ sinh thái
khác nhau làm nên sự đa dạng của đất ngập nước. Định nghĩa và hệ thống phân loại
đất ngập nước ra đời nhằm mục đích phục vụ cho việc quản lý và sử dụng chúng một
cách hiệu quả. Rất nhiều những đề án, định nghĩa và phân loại đất ngập nước đã được
đề nghị trong nhiều năm qua. Tùy vào sự phân bố, loại hình, mục đích sử dụng và

quản lý mà mỗi nơi có các định nghĩa và phân loại riêng về đất ngập nước phù hợp.
Sau đây là định nghĩa và phân loại đất ngập nước có tính phổ qt:
1.1.1.

Định nghĩa

Theo định nghĩa của cơng ước Ramsar (1971): Đất ngập nước là “Khu vực đầm
lầy, bùn, than bùn hoặc nước, dù là tự nhiên hay nhân tạo, vĩnh viễn hoặc tạm thời,
với nước tĩnh hoặc chảy, ngọt, lợ hoặc mặn, bao gồm cả các vùng nước biển, độ sâu
khi thủy triều thấp không vượt quá sáu mét”. Định nghĩa này bao gồm cả hồ và sông
không kể độ sâu [7].
- Đất ngập nước là môi trường sống bị ngập lụt hoặc bão hịa bởi nước trong ít
nhất một số năm. Chúng bao gồm các kiểu đầm lầy và đầm lầy than bùn cũng như
các khu vực thấp khác nơi sự hiện diện của nước đứng làm thay đổi tính chất hóa học
và vật lý của đất và có thể dẫn đến một số kiểu thảm thực vật nhất định [8].
- Đất ngập nước gồm nhiều loại hình từ ao, hồ, sơng ngịi, đầm lầy, đồng lúa
đến rừng ngập mặn phát triển trên đất lầy mặn ven biển, rừng tràm phát triển trên đất
chua phèn, các đầm ao nuôi trồng thủy sản, các bãi cá, các rạn san hơ…[1].
1.1.2.
-

Phân loại

Theo Ramsar, có năm loại đất ngập nước chính thường được công nhận:
+ biển (các vùng đất ngập nước ven biển bao gồm đầm phá ven biển, bờ đá và
các rạn san hô)
+ cửa sông (bao gồm vùng đồng bằng, đầm lầy thủy triều và đầm lầy ngập mặn)
+ hồ
+ sông (các vùng đất ngập nước dọc sông và suối)


download by :


4

+ đầm lầy (bao gồm đầm lầy cây thân thảo chiếm ưu thế, đầm lầy cây thân gỗ
chiếm chiếm ưu thế, đầm lầy than bùn).
Ngồi ra, cịn có các vùng đất ngập nước nhân tạo như ao nuôi cá và tôm, ao
nuôi, đất nông nghiệp được tưới tiêu, máng muối, hồ chứa, hố sỏi, trang trại và kênh
rạch. Công ước Ramsar đã thông qua một phân loại Ramsar loại đất ngập nước bao
gồm 42 loại, được chia thành ba kiểu: Vùng đất ngập nước biển và ven biển, vùng
đất ngập nước nội địa và vùng đất ngập nước nhân tạo [7].
- Keddy, 2000 phân chia đất ngập nước thành 6 kiểu cơ bản bao gồm 4 kiểu đơn
giản nhất là:
+ Đầm lầy cây thân gỗ và cây bụi (swamp);
+ Đầm lầy cây bụi và cỏ (marsh);
+ Đầm lầy thấp có sậy và cỏ trên đất than bùn nông (fen);
+ Đầm lầy có cây thân gỗ, cây bụi, sậy trên đất than bùn sâu (bog)
và 2 kiểu mở rộng thêm là đồng cỏ ngập nước theo mùa (wet meadow) và các thuỷ
vực nước nông (shallow water) [9].
- Hệ thống phân loại của Canada: đất ngập nước phân chia theo 2 tiêu chí rộng
đó là: (1) Đất ngập nước trên nền đất hữu cơ (Organic wetlands); và (2) Đất ngập
nước trên nền đất vô cơ (Mineral wetlands). Hệ thống phân loại đất ngập nước của
Canada được phân chia theo thứ bậc gồm có 3 bậc: 1) Lớp (Class); 2) Dạng (Form);
và 3) Kiểu (Type). Lớp đất ngập nước là đơn vị phân loại cao nhất được phân chia
dựa trên nguồn gốc chung của hệ sinh thái và đặc điểm tự nhiên của mơi trường đất
ngập nước. Theo đó, ở Canada đất ngập nước có 5 Lớp là: 1) Đầm lầy cây bụi trên
đất than bùn dày (bog); 2) Đầm lầy cỏ trên đất than bùn mỏng (fen); 3) Đầm lầy cây
bụi (swamp); 4) Đầm lầy cỏ (marsh); và 5) Vùng ngập nước nông (shallow water).
Dạng đất ngập nước được phân chia từ các Lớp đất ngập nước dựa trên các đặc trưng

về địa mạo, thuỷ văn và đất. Một số dạng đất ngập nước có thể được phân chia nhỏ
hơn thành các dạng phụ (Subform). Một số dạng đất ngập nước điển hình là: Bình
nguyên Atlantic (Atlantic plateau); mép bờ biển (Beach ridge); lưu vực (Basin); vịnh
vùng cửa sông (Estuarine bay water); vùng nước ven bờ hồ lớn (Lacustrine shore
water); đầm phá (Lagoon); thuộc về sông (Riverine); thuộc về suối (Stream); v.v….

download by :


5

Kiểu đất ngập nước được phân chia từ các dạng hay dạng phụ dựa trên các đặc trưng
hình thái của các quần xã thực vật. Một số kiểu đất ngập nước điển hình như: Cỏ
(Grass); rừng cây gỗ cứng (Hardwood trees); rừng cây bụi hỗn giao (Mixed shrub);
rừng cây lớn hỗn giao (Mixed trees); khơng có thực vật (Non-vegetated); sậy (Reed);
thực vật bán ngập (Submerged)… Hệ thống phân loại này dựa chủ yếu trên các đặc
trưng về đất, nước, thảm thực vật [9].


Một số hệ thống phân loại tại Việt Nam:

- Công ước Ramsar và phân loại đất ngập nước của Việt Nam (Cục Bảo vệ Môi
trường): Năm 2001, Cục Môi trường (Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường) đã
cơng bố tài liệu “Các vùng đất ngập nước có giá trị đa dạng sinh học và môi trường
của Việt Nam”. Trong tài liệu này, tác giả đã đưa ra một bảng phân loại đất ngập
nước tạm thời để tham khảo dựa trên cách phân loại đất ngập nước của Ramsar
(Classification System for “Wetland Types”). Kèm theo là danh sách 68 khu đất ngập
nước đã được kiểm kê theo tiêu chí có giá trị cao về đa dạng sinh học và bảo vệ môi
trường của Việt Nam.
Hệ thống phân loại này dựa vào Hệ thống phân loại các vùng đất ngập nước

(Classification System for “Wetland Types”) của Ramsar nhưng đã được lược bỏ một
số kiểu đất ngập nước khơng có ở Việt Nam [9].
- Hoàng Văn Thắng và Lê Diên Dực [9], dựa trên các tiêu chí vận dụng làm cơ
sở cho việc xây dựng hệ thống phân loại ĐNN Việt Nam (theo thứ bậc) bao gồm:
1. Thuỷ văn:
i. Tính chất của nước (mặn, lợ, ngọt);
ii. Chế độ ngập: 1. Ngập thường xuyên; 2. Ngập định kỳ (chu kỳ hàng năm hoặc
một số năm); 3. Độ sâu;
2. Đất và địa mạo:
i. Các loại đất khác nhau (than bùn, sét, cát pha, sỏi…);
ii. Hình dạng, kích cỡ của đất ngập nước;

download by :


6

3. Thảm thực vật:
i. Cây gỗ, cây bụi, lau sậy, đồng cỏ…;
ii. Mức độ ưu thế của các loại hình thảm thực vật;
4. Sự tác động của con người:
i. Không có tác động hoặc tác động ít (đất ngập nước tự nhiên);
ii. Được hình thành do tác động của con người mà có (đất ngập nước nhân tạo).
đề xuất hệ thống phân loại đất ngập nước Việt Nam gồm 2 hệ thống:
- Đất ngập nước tự nhiên gồm:
+ Đất ngập nước ven biển và biển (12 kiểu)
+ Đất ngập nước nội địa (19 kiểu)
-

Đất ngập nước nhân tạo


+ Biển và ven biển (2 kiểu)
+ Nội địa (8 kiểu)

1.1.3. Vai trò của đất ngập nước
Đất ngập nước là một trong những mơi trường hiệu quả nhất thế giới. Đó là cái
nơi của đa dạng sinh học, cung cấp nước và năng suất chính và là nơi quyết định sự
sống cịn của vơ số lồi thực vật. Chúng là mơi trường sống của rất nhiều các lồi
chim, động vật có vú, bị sát, lưỡng cư, cá và các lồi khơng xương sống. Đất ngập
nước cũng là kho vật liệu di truyền quan trọng. Ví dụ, lúa là một loại cây trồng đất
ngập nước phổ biến, là nguồn lương thực chính của hơn một nửa nhân loại [7].
Một số nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng các hệ sinh thái cung cấp ít nhất 33
nghìn tỷ đơ la các dịch vụ hàng năm, trong đó khoảng 4,9 nghìn tỷ đơ la là do các
vùng đất ngập nước [7]. Các hệ sinh thái đất ngập nước đóng vai trị quan trọng trong
phát triển kinh tế - xã hội. Ngồi ra, đó cịn là nơi giúp bảo vệ môi trường, nghiên
cứu khoa học, vui chơi giải trí phục vụ đời sống xã hội. Các hệ sinh thái đất ngập
nước cũng là nơi có tiềm năng lớn để sản xuất và cung cấp các nguồn năng lượng
xanh, sạch, lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh. Đồng thời, sự phong phú của
các loài động vật, thực vật cịn có vai trị rất quan trọng về tinh thần và văn hóa truyền

download by :


7

thống của các dân tộc bản địa, đặc biệt đối với cộng đồng có cuộc sống dễ bị tổn
thương do biến đổi khí hậu. Đa dạng sinh học ở vùng biển và vùng đất ngập nước nội
địa không chỉ là vấn đề cốt lõi trong sinh kế hướng tới sự thịnh vượng, mà còn được
xem như là vật chỉ thị cho chất lượng môi trường nước, chất lượng rừng, chất lượng
ổ sinh thái bị biến đổi trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay. Thực vật trong vùng

đất ngập nước có thể hấp thụ phân bón, thuốc trừ sâu độc hại, kim loại nặng và các
chất độc khác từ các hoạt động công nghiệp giúp làm sạch và lọc nước thải [10].
Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, đất ngập nước mặc dù chỉ chiếm 6 – 8% diện
tích bề mặt Trái đất tuy nhiên có thể làm giảm những tác động từ biến đổi khí hậu.
Các vùng đất than bùn lưu trữ lượng carbon gấp đôi so với tất cả các khu rừng trên
thế giới. Khí CO2 được đồng hóa thành các hợp chất hữu cơ chứa carbon thơng qua
quá trình quang hợp của thực vật. Carbon hữu cơ sẽ được chuyển hóa thành các dạng
khác nhau trong các chu trình dinh dưỡng ở các bậc dinh dưỡng. Một phần các hợp
chất hữu cơ được sinh vật sử dụng như các hợp chất cung cấp năng lượng, qua quá
trình hô hấp, carbon trong các hợp chất hữu cơ được phân giải thành CO2, phóng
thích lại mơi trường. Carbon dạng hữu cơ trong sinh vật có thể theo con đường phân
hủy của sinh vật phân giải, trở lại dạng vô cơ. Con đường chuyển hóa sinh học diễn
ra nhanh, lượng hấp thụ và phóng thích tương đối cân bằng, là yếu tố duy trì hàm
lượng CO2 trong khí quyển. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc ứng phó
với biến đổi khí hậu. Nếu giảm nguồn hấp thụ CO2 chủ yếu là thực vật, sự chuyển
hóa vật chất sẽ nghiêng về hướng phân giải sẽ làm tăng hàm lượng CO2 trong khí
quyển [11].
Như vậy, đất ngập nước thường xuyên cung cấp những lợi ích kinh tế to lớn,
bao gồm cung cấp nước (số lượng và chất lượng); nghề cá (hơn hai phần ba số cá trên
thế giới), nông nghiệp, thơng qua việc duy trì nước và duy trì chất dinh dưỡng trong
vùng ngập lũ; gỗ và vật liệu xây dựng khác; tài nguyên năng lượng, chẳng hạn như
than bùn và thực vật; tài nguyên động vật hoang dã; vận chuyển; một loạt các sản
phẩm đất ngập nước khác, bao gồm cả các loại thảo dược; và các cơ hội giải trí và du
lịch. Ngồi ra, các vùng đất ngập nước có các thuộc tính đặc biệt như là một phần của
di sản văn hóa của nhân loại - chúng liên quan đến tín ngưỡng tơn giáo, vũ trụ và các

download by :


8


giá trị tâm linh, tạo nguồn cảm hứng thẩm mỹ và nghệ thuật, mang lại bằng chứng
khảo cổ vô giá từ quá khứ xa xôi, cung cấp khu bảo tồn động vật hoang dã, và hình
thành cơ sở truyền thống xã hội, kinh tế và văn hóa quan trọng của địa phương [7].
Sự tương tác của các thành phần vật lý, sinh học và hóa học của một vùng đất
ngập nước, như một phần của “cơ sở hạ tầng tự nhiên” của hành tinh, như đất, nước,
thực vật và động vật, cho phép vùng đất ngập nước thực hiện nhiều chức năng quan
trọng; bảo vệ trước các cơn bão và giảm nhẹ lũ lụt; ổn định bờ biển và kiểm sốt xói
lở; nạp và xả nước ngầm; lọc nước; giữ lại các chất dinh dưỡng, trầm tích và chất gây
ơ nhiễm; và ổn định điều kiện khí hậu địa phương, đặc biệt là lượng mưa và nhiệt độ
[7].

1.1.4. Các mối đe dọa đối với đất ngập nước
Vùng đất ngập nước là một trong những hệ sinh thái quan trọng nhất trên Trái
đất. Tuy nhiên, nhiều thách thức khác nhau đã ảnh hưởng tiêu cực đến các hệ sinh
thái này và làm suy giảm mơi trường sinh thái biến nó trở thành một trong những môi
trường sống bị đe dọa nhất trên thế giới. Những nguyên nhân có thể đến từ tự nhiên
hay con người. Trong đó, tác động của các mối đe dọa từ con người đang tàn phá
mạnh mẽ hơn. Sự tăng nhanh về dân số, sự thay đổi quy mô lớn về sử dụng đất/che
phủ đất, các dự án phát triển đang phát triển và sử dụng không đúng các lưu vực sông
đã làm giảm đáng kể tài nguyên đất ngập nước của đất nước. Sau khi suy thoái lượng
lớn các vùng đất ngập nước trong những năm 1970, Công ước Ramsar về vùng đất
ngập nước (Ramsar, Iran, 1971) đã được ký kết để bảo tồn các vùng đất ngập nước
có tầm quan trọng quốc tế và ngăn chặn sự phá hủy và suy thoái hệ sinh thái như vậy
thông qua việc sử dụng đất ngập nước một cách khơn ngoan trên tồn thế giới [12].
Những tổn thất đáng kể đến từ các mối đe dọa chuyển đổi từ phát triển công
nghiệp, nông nghiệp và đô thị khác nhau. Những điều này đã dẫn đến sự nhiễu loạn
thủy văn, ô nhiễm và ảnh hưởng của chúng. Các hoạt động chăn thả và đánh bắt
không bền vững cũng dẫn đến suy thoái đất ngập nước. Các hoạt động của con người
gây suy thoái và mất đất ngập nước bằng cách thay đổi chất lượng nước, số lượng và

lưu lượng; tăng đầu vào gây ô nhiễm; và thay đổi thành phần loài do sự xáo trộn và

download by :


9

sự ra đời của các lồi khơng sinh sản. Các hoạt động phổ biến của con người gây suy
thoái bao gồm:
- Thay đổi thủy văn: Đặc điểm của một vùng đất ngập nước phát triển khi các
điều kiện thủy văn tạo ra một vùng thấm nước hoặc nước làm ngập đất trong một
khoảng thời gian nhất định mỗi năm. Bất kỳ thay đổi nào trong thủy văn có thể làm
thay đổi đáng kể hóa học đất đưa đến sự thay đổi các quần xã thực vật và động vật.
Những thay đổi thủy văn có thể là: nạo vét và phân luồng điều hướng, kiểm soát lũ
lụt, đắp đê và đập tạo các ao hồ, chuyển hướng dòng chảy đến hoặc ra khỏi vùng đất
ngập nước, bổ sung các bề mặt khơng thấm nước trong lưu vực sơng, do đó làm tăng
lượng nước và chất gây ô nhiễm chảy tràn vào vùng đất ngập nước …
- Gây ô nhiễm đầu vào: Mặc dù vùng đất ngập nước có khả năng hấp thụ các
chất gây ô nhiễm từ nước mặt, nhưng chúng cũng có giới hạn. Các chất ơ nhiễm chính
gây suy thối đất ướt là trầm tích, phân bón, nước thải của con người, chất thải động
vật, thuốc trừ sâu, kim loại nặng. Các chất gây ơ nhiễm có thể đến từ nhiều nguồn
như: nước thải từ đô thị, nông nghiệp, lâm sinh và khai thác mỏ, ơ nhiễm khơng khí
từ xe cộ, nhà máy …
- Thiệt hại thảm thực vật: Các cây ngập nước dễ bị suy thoái nếu bị thay đổi
thủy văn và môi trường bị ô nhiễm. Các hoạt động khác có thể làm giảm thảm thực
vật ngập nước bao gồm: chăn thả gia súc, sự xâm lấn các loài thực vật ngoại lai cạnh
tranh với các loài bản địa, loại bỏ thảm thực vật để khai thác … [13]
Các mối đe dọa tự nhiên nghiêm trọng như lũ lụt, bão, xói mịn đất và sụt lún
phát sinh từ các q trình tự nhiên khơng thể tránh khỏi có khả năng gây thiệt hại cho
mơi trường đất ngập nước.

Giá trị của các vùng đất ngập nước trên thế giới đang ngày càng nhận được sự
chú ý do chúng đóng góp cho một mơi trường lành mạnh theo nhiều cách. Chúng giữ
nước trong thời gian khơ, do đó giữ cho mực nước cao và tương đối ổn định. Trong
thời gian lũ lụt, chúng giảm thiểu lũ lụt và bẫy chất rắn lơ lửng và chất dinh dưỡng
kèm theo. Do đó, các dịng suối chảy vào các hồ bằng cách sau khi đã đi qua các khu
vực đất ngập nước sẽ vận chuyển ít chất rắn lơ lửng và chất dinh dưỡng đến các hồ
hơn so với khi chúng chảy trực tiếp vào các hồ. Việc loại bỏ các hệ thống đất ngập

download by :


10

nước này vì đơ thị hóa hoặc các yếu tố khác thường làm cho chất lượng nước hồ trở
nên tồi tệ hơn [9].
Khi một vùng đất ngập nước hoạt động đúng cách, nó có thể bảo vệ chất lượng
nước, cá và môi trường sống của động vật hoang dã, lưu trữ nước lũ tự nhiên, và giảm
tiềm năng ăn mòn của nước mặt. Một vùng đất ngập nước bị suy thối ít có khả năng
thực hiện hiệu quả các chức năng này. Vì lý do này, suy thối đất ngập nước là một
vấn đề lớn như mất đất ngập nước hồn tồn, mặc dù thường khó xác định và định
lượng. Phá hủy hoặc làm suy thối đất ngập nước có thể dẫn đến hậu quả nghiêm
trọng, chẳng hạn như tăng lũ lụt, tuyệt chủng loài, và giảm chất lượng nước. Chúng
ta có thể tránh những hậu quả này bằng cách duy trì các vùng đất ngập nước quý giá
mà chúng ta vẫn có và khơi phục những vùng đất ngập nước bị mất hoặc bị suy yếu
nếu có thể [14].
1.2.

Các yếu tố quy định chất lượng nước mặt

Môi trường nước có các đặc tính thuận lợi cho đời sống và sự phát triển của

thủy sinh vật. Trong nước chứa nhiều chất dinh dưỡng như phosphate (PO43-),
ammonium (NH4+), nitrate (NO3), nitrite (NO2-), cùng nhiều khí hịa tan như oxygen
(O2), carbonic (CO2). Các yếu tố môi trường thường được sử dụng để mô tả, đánh giá
sức khỏe của một thủy vực là: dòng chảy, nhiệt độ, mức độ đâm sâu của ánh sáng,
pH, độ dẫn điện, độ mặn, nồng độ các chất dinh dưỡng và các chất khí hịa tan, hàm
lượng chất hữu cơ hòa tan và lơ lửng trong khối nước [15]. Tất cả các yếu tố này có
mối quan hệ hữu cơ với nhau và với thành phần cũng như sinh khối của thực phiêu
sinh trong thủy vực. Vì vậy, chúng có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất sơ cấp của
thủy vực.

1.2.1. Nhiệt độ
Nhiệt độ có ảnh hưởng quan trọng đến tất cả các yếu tố thủy lý hóa khác. Khi
nhiệt độ tăng thì tốc độ hơ hấp của sinh vật tăng lên. Nhiệt độ có ảnh hưởng trực tiếp
đến hoạt động của sinh vật. Nhiệt độ tăng sẽ làm tăng hoạt tính của các enzyme tiêu
hóa, tăng tốc độ phản ứng trong cơ thể sinh vật, chẳng hạn như tăng tốc độ phản ứng
giữa Hb và O2 (HbO2 ⇄ Hb + O2), đẩy nhanh sự chín của tế bào sinh dục. Khi nhiệt

download by :


11

độ tăng lên, tốc độ phân hủy chất hữu cơ sẽ tăng lên và do đó, nồng độ các chất dinh
dưỡng trong thủy vực cũng sẽ tăng lên [16].

1.2.2. pH
Giá trị pH là một trong những nhân tố môi trường ảnh hưởng rất lớn đến đời
sống thủy sinh vật như: sinh trưởng, tỉ lệ sống, sinh sản và dinh dưỡng. Khi pH thay
đổi sẽ dẫn đến sự thay đổi độ thẩm thấu của màng tế bào làm cho quá trình trao đổi
muối – nước giữa cơ thể với môi trường bị rối loạn do đó nó là nhân tố quyết định

giới hạn phân bố của các loài thủy sinh [16]. Một thay đổi trong giá trị pH dù nhỏ
cũng có thể gây ra những tác động lâu dài. Khi giá trị pH nước giảm đi cũng có thể
làm tăng tính tan của phosphor và các chất dinh dưỡng khác, làm tăng tính khả dụng
của phosphor cho sự hấp thụ của thực vật. Trong các hồ đơn dưỡng, hay các hồ có ít
chất dinh dưỡng cho thủy thực vật và DO cao, điều này cịn có thể gây ra chuỗi phản
ứng. Khi tính khả dụng của dinh dưỡng cao, thủy thực vật và các loài tảo tăng trưởng
mạnh mẽ đưa đến nhu cầu DO gia tăng, gây ra hiện tượng phú dưỡng hóa (thủy vực
rất giàu chất dinh dưỡng và thực vật phong phú nhưng lượng DO lại rất thấp) [15].

1.2.3. Độ dẫn điện (EC – Electrical Conductivity) và tổng chất rắn hòa
tan (TDS – Total Dissolved Solids)
Chỉ số EC là chỉ số diễn tả tổng nồng độ ion hòa tan trong dung dịch. Đơn vị
tiêu biểu được dùng để đo lường EC là millisiemens trên centimet (mS/cm).
Chỉ số TDS là chỉ số đo tổng lượng chất rắn hoà tan, tổng số các ion mang điện
tích bao gồm khống chất, muối hoặc kim loại tồn tại trong một khối lượng nước nhất
định. TDS thường được biểu thị bằng ppm (Parts Per Million). 1 ppm tương ứng với
1mg chất rắn hòa tan trong một lít nước [17].
Chỉ số EC cũng như TDS dùng để diễn tả tổng nồng độ ion hòa tan trong dung
dịch. Trong thực tế, độ dẫn điện của nước là một thước đo cho TDS. Tổng lượng chất
rắn hòa tan trong nước thì tính dẫn điện càng cao.
Các chất rắn hịa tan có vai trị quan trọng đối với đời sống sinh vật thủy sinh
thông qua các ảnh hưởng đến sự cân bằng áp suất thẩm thấu của tế bào. Trong nước
cất hoặc nước khử ion, nước sẽ chảy vào trong tế bào làm cho tế bào bị phồng lên.
Trong mơi trường nước có nồng độ TDS cao, nước sẽ đi từ tế bào vào môi trường

download by :


12


làm cho tế bào bị co lại. Những thay đổi này ảnh hưởng đến khả năng di chuyển của
sinh vật trong khối nước, làm cho chúng nổi hoặc chìm khi TDS môi trường vượt
khỏi giới hạn sinh thái của sinh vật [15].

1.2.4. Tổng chất rắn lơ lửng (TSS – Total suspended solids)
Chất rắn lơ lửng đóng vai trị như là các chất gây ô nhiễm và các mầm bệnh
được mang trên bề mặt của các hạt. Kích thước hạt càng nhỏ, tổng diện tích bề mặt
trên một đơn vị khối lượng của hạt tính bằng gam sẽ càng lớn, và do đó lượng ơ nhiễm
mà chúng có thể mang theo sẽ càng cao.
TSS là một chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước, sử dụng để đo lường chất lượng
nước. Nó được liệt kê như là một chất ô nhiễm trong bộ luật nước sạch của Mỹ. Trong
hệ sinh thái thủy vực, hàm lượng TSS có thể ảnh hưởng đến khả năng của ánh sáng
đâm xuyên xuống các tầng nước làm thay đổi cường độ ánh sáng. Mà cường độ ánh
sáng trong thủy vực quyết định cường độ quang hợp của thủy thực vật và các vi sinh
vật có khả năng quang hợp. Do đó, cường độ ánh sáng có ảnh hưởng đến năng suất
sơ cấp của thủy vực. Ánh sáng cũng ảnh hưởng đến sự phân bố thủy sinh vật trong
thủy vực [18].

1.2.5. Oxy hòa tan (DO – Dissolved Oxygen)
Oxy là chất khí quan trọng nhất trong các chất khí hịa tan trong mơi trường
nước [18]; rất cần thiết cho sự hô hấp của thủy sinh vật. Giá trị oxy hòa tan (DO) cao
thể hiện chất lượng tốt cho một hệ sinh thái khỏe mạnh [19]. O2 trong thủy vực cịn
có nguồn gốc từ sự hịa tan của khí quyển, hoặc do quá trình quang hợp của thủy thực
vật và tảo... Mặc dù là loại khí thiết yếu cho sự sống của hầu hết sinh vật, DO trong
thủy vực lại rất giới hạn và chịu sự chi phối của rất nhiều yếu tố lý hóa và cả sinh học
như: nhiệt độ, sự phân hủy các chất, sự quang hợp của tảo… Mức độ biến động của
DO phụ thuộc vào mức độ dinh dưỡng và sự phát triển của thực vật. Khi nồng độ DO
thấp, các loài thủy sinh vật giảm hoạt động hoặc bị chết. Có nhiều nguyên nhân làm
giảm DO trong nước, có thể là do hậu quả của nước xả thải công nghiệp; nước mưa
tràn lôi kéo các chất thải nông nghiệp chứa nhiều chất hữu cơ, lá cây rụng vào nguồn

tiếp nhận; vi sinh vật sử dụng ôxy để tiêu thụ các chất hữu cơ làm cho lượng ôxy

download by :


13

giảm. Do vậy, DO là một chỉ số quan trọng để đánh giá sự ô nhiễm nước của các thuỷ
vực [20].

1.2.6. COD (Chemical Oxygen Demand - nhu cầu oxy hóa học)
COD là lượng oxy cần thiết để oxy hoá các hợp chất hoá học trong nước. COD
thường được sử dụng là một phép đo hữu ích về chất lượng nước; là tiêu chuẩn quan
trọng để đánh giá mức độ ô nhiễm của nước (nước thải, nước mặt, nước sinh hoạt) vì
nó cho biết hàm lượng chất hữu cơ có trong nước là bao nhiêu. Hàm lượng COD
trong nước cao thì chứng tỏ nguồn nước có nhiều chất hữu cơ gây ô nhiễm. Phần lớn
các ứng dụng của COD để xác định khối lượng của các chất ô nhiễm hữu cơ tìm thấy
trong nước bề mặt [20].

1.2.7. Các chất dinh dưỡng
Thuật ngữ ‘dinh dưỡng’ dùng trong luận văn này chỉ các ion vơ cơ hịa tan
trong nước mà phiêu sinh thực vật cũng như các lồi thủy thực vật khác có thể hấp
thụ được. Các chất dinh dưỡng quan trọng là các ion của những nguyên tố đa lượng
thiết yếu, nhất là nitrogen (N) và photpho (P). Hơn nữa, mặc dù là những thành phần
không thể thiếu đối với sự sinh trưởng của sinh vật, nồng độ quá cao của các chất
dinh dưỡng này sẽ gây ra những tác động tiêu cực đối với sức khỏe của sinh vật nói
riêng và của hệ sinh thái nói chung.
* Nitrogen (N)
Nitrogen có mặt trong thủy vực ở các dạng nitrite (NO2-), nitrate (NO3-), và
ammonium (NH4+). Các chất dinh dưỡng N trong thủy vực có thể có nguồn gốc từ sự

cố định N2 khí quyển thực hiện bởi các loài tảo và vi sinh vật cố định đạm. Ngồi ra,
NH4+ cịn đến từ sự phân hủy các chất hữu cơ trong thủy vực và/hoặc sự amon hóa
nitrate trong thủy vực. NH4+ là dạng dinh dưỡng N dễ hấp thụ nhất đối với tảo và thực
vật thủy sinh. NH4+ có thể đi vào thủy vực từ các dòng thải hay nước chảy tràn trên
bề mặt (runoff) qua các vùng sử dụng phân bón cho nơng nghiệp. Nitrate cũng có thể
đi vào thủy vực từ các dịng chảy như NH4+. Ngồi ra, chúng cịn có thể có nguồn gốc
từ các hợp chất chứa N trong khí quyển, hoặc từ sự oxy hóa NO2-, NH3 và các hợp
chất khác có chứa N như acid amin.

download by :


14

Do bị hấp thụ bởi tảo và các thực vật thủy sinh, nồng độ NO3-, NO2- và NH4+
trên tầng mặt thường thấp hơn so với các tầng nước bên dưới. Vì thế, năng suất thực
phiêu sinh ở tầng mặt cao hơn ở các tầng dưới. Tuy nhiên, N không phải là yếu tố
giới hạn sự tăng trưởng của tảo. Phosphorus (P) mới là ngun tố giữ vai trị đó. Điều
này có nghĩa là dù nồng độ N dinh dưỡng có tăng cao thế nào nhưng nếu thiếu dinh
dưỡng P thì thủy sinh vật cũng khơng thể tăng trưởng được.
Ngồi nồng độ các ion dinh dưỡng đã nêu, nồng độ N tổng (Ntot) cũng là thông
tin để đánh giá nguồn dinh dưỡng tiềm tàng của thủy vực. Nồng độ Ntot trong nước
mặt đã được phân loại ở nhiều quốc gia để kiểm soát sự phú dưỡng của nước và cải
thiện chất lượng nước. Để xác định các nguồn nước mặt có nguy cơ và bảo vệ chúng
khỏi sự phú dưỡng, EPA của Hoa Kỳ đã xây dựng các hướng dẫn, trong đó nêu rõ N
nồng độ khơng được vượt q 0,3 mg/L ở suối và sông hoặc 0,1 mg/L trong hồ và hồ
chứa. Nước đã được chia thành 14 vùng sinh thái dinh dưỡng tổng hợp riêng biệt ở
Hoa Kỳ theo nồng độ P tổng (Ptot) và Ntot, chlorophyll a và độ đục. Ở Trung Quốc,
nước mặt đã được chia thành năm loại theo tiêu chuẩn chất lượng quốc gia của Trung
Quốc đối với nước mặt. Nước được phân loại là loại I đến III có thể được sử dụng

làm nước uống, trong khi loại IV và V chỉ thích hợp cho mục đích cơng nghiệp và
nơng nghiệp. Nồng độ Ntot cho các loại I - V là < 0,2 mg / L; 0,2 - 0,5 mg / L; 0,5 1,0 mg / L; 1,0 - 1,5 mg / L và 1,5 - 2,0 mg / L [21].
* Phospho (P)
Phospho có mặt trong môi trường ở các dạng muối phosphate: orthophosphate,
metaphosphate (hay polyphosphate) và phosphate hữu cơ. Các dạng này tồn tại trong
cả sinh vật đang sống lẫn xác sinh vật phân hủy. Chúng có thể là các ion tự do hoặc
liên kết yếu trong các hệ chất lỏng, trầm tích hoặc đất, hay các hệ chất khống trong
các mơi trường này.
Orthosphosphate chủ yếu được tạo ra bằng các tiến trình tự nhiên, nhưng phần
lớn có nguồn gốc từ các hoạt động của con người: nước thải qua và không qua xử lý,
nước chảy tràn trên mặt từ các hệ thống nơng nghiệp và các loại phân bón.
Orthophosphate là dạng khả dụng nhất cho các quần xã sinh học nhưng lại thường có
nồng độ rất thấp trong nước khơng bị ơ nhiễm. Polyphosphate và phosphate hữu cơ

download by :


15

có thể chuyển thành dạng orthophosphate và trở nên khả dụng cho tảo và thực vật
thủy sinh.
Phospho là nguyên tố dinh dưỡng giới hạn đối với sự sinh trưởng của tảo và
thực vật thủy sinh. Trong các hồ đầy đủ O2, nồng độ PO43- thường rất thấp và vì thế,
năng suất của hồ bị giới hạn. PO43- kích thích tăng trưởng của tảo và thực vật thủy
sinh, tạo ra nhiều thức ăn cho các sinh vật ở các mắt xích sau trong chuỗi thức ăn.
Năng suất sơ cấp tăng thì năng suất thứ cấp cùng với sản lượng cá và các loài động
vật thủy sinh khác cũng tăng. Tuy nhiên, nếu nồng độ PO43- cứ tăng lên và tích lũy
trong hồ thì tốc độ lão hóa của hồ sẽ bị đẩy nhanh. Đồng thời, chất lượng nước giảm
sút và làm suy yếu sức khỏe của hệ sinh thái hồ [22].
Tác động tiêu cực của nguồn dinh dưỡng quá mức

Nguồn dinh dưỡng N và P quá lớn sẽ làm mất cân bằng giữa các quá trình sản
xuất và tiêu thụ trong thủy vực. Khi đó, hệ sinh thái thủy vực có khuynh hướng tạo
ra nhiều sinh vật sản xuất (tảo) hơn, vượt quá khả năng tiêu thụ của các sinh vật ở
những mắt xích sau. Sự bùng phát số lượng tảo và thực phiêu sinh cịn có thể gây tắc
nghẽn dịng chảy, ngăn cản ánh sáng xuống các tầng nước bên dưới. Sự phân hủy
sinh khối tảo lớn như vậy làm cạn kiệt O2 trong thủy vực.
Tỷ lệ giữa N và P hòa tan cũng là yếu tố quyết định chất lượng môi trường nước.
Môi trường nước giàu N, P và có sự cân bằng giữa hàm lượng N và P hịa tan sẽ gây
ra hiện tượng phú dưỡng, kích thích sự phát triển của tảo. Tảo phát triển quá mức
trong mơi trường nước sẽ tiêu hao oxy và tiến trình phân hủy sinh khối tảo chết sẽ
gây ô nhiễm nguồn nước. Redfield et al. (1963) đề nghị rằng tỷ lệ N/P thích hợp cho
sự sinh trưởng của tảo trong khoảng 16. Hàm lượng N, P vơ cơ hịa tan cao trong
nước ao kết hợp với tỷ lệ N/P phù hợp sẽ thuận lợi cho hiện tượng phú dưỡng xảy ra
và có nguy cơ gây ơ nhiễm nguồn nước mặt [23].

1.2.8. Chlorophyl a
Chlorophyll-a (Chl-a), một sắc tố quang hợp ưu thế trong thực vật phù du, được
các nhà khoa học hải dương sử dụng rộng rãi như là yếu tố đại diện cho sinh khối
carbon của thực vật nổi. Chl-a nói riêng, sắc tố thực vật nói chung được sử dụng

download by :


16

không chỉ là thông số đánh giá năng suất sinh học của vực nước mà cịn đóng vai trị
như một chất chỉ thị sinh học trong đánh giá chất lượng môi trường. Đặc trưng chl-a
trong các vực nước tự nhiên rất phức tạp, phụ thuộc vào đặc điểm của loài, sự đa dạng
sinh học và diễn biến thành phần sinh vật trong vực nước. Chính vì vậy, diễn biến
phân bố theo không gian và thời gian của sinh khối thực vật nổi phụ thuộc rất mạnh

vào các yếu tố sinh vật và phi sinh vật [24].
Dựa vào hàm lượng chlorophyl a có thể xác định được sinh khối phiêu sinh thực
vật, từ đó có thể tính năng suất sinh học sơ cấp của thủy vực. Trong hệ sinh thái thủy
vực, phiêu sinh thực vật giữ vai trò cực kỳ quan trọng. Nó sử dụng năng lượng ánh
sáng để chuyển hóa các muối dinh dưỡng thành hợp chất hữu cơ thông qua quá trình
quang hợp tạo thành các sản phẩm sinh học sơ cấp. Một phần sản phẩm sinh học sơ
cấp bị phân hủy, còn phần lớn sẽ được các động vật sử dụng tạo thành các sản phẩm
sinh học thứ cấp ở các bậc dinh dưỡng khác nhau. Nếu không có phiêu sinh thực vật,
sự sống trong nước sẽ khơng tồn tại [25].
1.3.

Chỉ số trạng thái dinh dưỡng của thủy vực TSI

Trạng thái dinh dưỡng của thủy vực liên quan đến sinh khối do Carlson (1977)
phát triển là phương pháp phổ biến để mô tả trạng thái dinh dưỡng của thủy vực hay
sức khỏe tổng thể của nó. Theo Huỳnh Thị Ngọc Duyên và cộng sự thì dinh dưỡng
được hiểu là tổng trọng lượng của sinh khối trong khối nước tại một địa điểm và thời
gian cụ thể. Trạng thái dinh dưỡng là đáp ứng sinh học cho những bổ sung chất dinh
dưỡng vào trong nước. Nhưng những ảnh hưởng của chất dinh dưỡng này có thể thay
đổi theo mùa, phiêu sinh động vật ăn phiêu sinh thực vật và sự xáo trộn về độ sâu của
nước [25]. Thang chỉ số TSI (Trophic State Index) đánh giá trạng thái dinh dưỡng
thủy vực:
Trạng thái thủy vực
Nghèo dinh dưỡng (Oligotrophic)

Thang TSI
< 30 - 40

Dinh dưỡng trung bình (Mesotrophic)


40 – 50

Giàu dinh dưỡng (Eutrophic)

50 – 70

Rất giàu dinh dưỡng (Dystrophic)

70 – 100

download by :


17

1.4.

Những cơng trình nghiên cứu về đất ngập nước trên thế giới và

của Việt Nam
Asha M.S. Nair, J.K. Reshma, Anu Mathew and Aswathy Ashok J.A, 2015 phân
tích sự đa dạng sinh vật phù du của 36 ao ở Nedumangad Block Panchayat liên quan
đến các đặc điểm lý hóa của mơi trường nước vì sự tồn tại và hoạt động của sinh vật
phụ thuộc vào đặc điểm mơi trường nước đó. Phân tích sinh vật phù du cho thấy sự
hiện diện của thực vật phù du thuộc lớp Cyanophyceae, Chlorophyceae,
Bacillariophyceae và động vật phù du tìm thấy là ấu trùng Zoea và ấu trùng Mysis
của tôm. Kết quả cho thấy thực vật phù du phản ánh điều kiện môi trường nước tại
thời điểm lấy mẫu. Các sinh vật phù du bị ảnh hưởng rất nhiều bởi các điều kiện sinh
thái như stress mặn, nhiệt độ, pH, nhu cầu oxy sinh học và các yếu tố môi trường
khác. Hệ số tương quan của Carl Pearson được tính tốn cho sự phong phú với pH,

EC, DO và nhiệt độ. Sự phong phú phụ thuộc vào sự thay đổi nhiệt độ và DO khi
chúng có tương quan dương trong khi khơng có sự phụ thuộc với EC và pH vì chúng
tương quan nghịch. Kết quả của sự phong phú sinh vật phù du các ao khác nhau tại
Nedumangad cho thấy rõ nước không tốt cho con người sử dụng và cũng rất khó khăn
cho sự tồn tại của chúng. Do đó, cần một số biện pháp khắc phục để duy trì hóa học
nước trong ao và điều này sẽ giúp xã hội nhận thức về chất lượng nước mà họ đang
sử dụng hàng ngày để khắc phục tình trạng hiện tại [26].
R. E. Kwiatkowski and , J. C. Roff nghiên cứu ảnh hưởng của độ chua đến sản
xuất sơ cấp, thành phần loài và sự phong phú của thực vật phù du tại 6 hồ trong khu
vực Sudbury của Ontario, nơi có giá trị pH nằm trong khoảng từ 4,05 đến 7,15. Kết
quả cho thấy sự gia tăng độ trong suốt của nước và giảm chất diệp lục với một nồng
độ pH giảm. Khi độ pH giảm đi, Chlorophyta giảm xuống và Cyanophyta chiếm ưu
thế. Chỉ số đa dạng sinh vật phù du (DI) vẫn tương đối không thay đổi giữa các giá
trị pH 7,0 đến 5,0 nhưng giảm ở các giá trị thấp hơn. Sản xuất sơ cấp đã giảm ở các
hồ dưới độ pH 5,5; tuy nhiên, do sự gia tăng độ sâu của vùng giàu dinh dưỡng với
các điều kiện có tính axit hơn, sản xuất sơ cấp vẫn cao xuống mức pH 4.4, dưới mức
mới giảm đáng kể [27].

download by :


×