Tải bản đầy đủ (.pdf) (33 trang)

Thực trạng, định hướng và giải pháp đẩy mạnh đầu tư sản xuất hàng xuất khẩu, hàng thay thế nhập khẩu đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (595.54 KB, 33 trang )


ĐỀ ÁN
CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA
CỦA VIỆT NAM THỜI KỲ 2011-2020
______________________________________________________






DỰ THẢO


CHUYÊN ĐỀ
Thực trạng, định hướng và giải pháp đẩy mạnh đầu tư sản xuất hàng
xuất khẩu, hàng thay thế nhập khẩu đến năm 2020



Người thực hiện: PGS.TS. Bùi Tất Thắng
Ths. Nguyễn Hoàng Hà
CN. Nguyễn Thị Mỹ Hạnh
CN. Phan Thị Sông Thương
Đơn vị công tác: Viện Chiến lược Phát triển










Hà Nội, 11 - 2010
ii
MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1
I. QUAN NIỆM CHUNG 3
1. Hàng hóa thay thế nhập khẩu 3
2. Hàng hóa hướng xuất khẩu 3
II. HIỆN TRẠNG ĐẦU TƯ NHỮNG NGÀNH HÀNG THAY THẾ NHẬP
KHẨU VÀ HƯỚNG VỀ XUẤT KHẨU 4
1. Hàng hóa thay thế nhập khẩu 4
1.1. Thực trạng nhập khẩu 4
1.2. Thực trạng đầu tư hàng hóa thay thế nhập khảu 8
2. Nhóm hàng hóa định hướng xuất khẩu 14
2.1. Thực trạng về xuất khẩu 14
2.2. Thực trạng đầu tư sản xuất hàng xuất khẩu 18
III. ĐỊNH HƯỚNG VÀ KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH 23
1. Đối với hàng hóa thay thế nhập khẩu 23
1.1. Định hướng đầu tư phát triển sản xuất hàng thay thế nhập khẩu 23
1.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư sản xuất hàng thay thế nhập khẩu
24
2. Đối với hàng hóa hướng xuất khẩu 25
2.1. Định hướng sản xuất hàng hóa hướng xuất khẩu 25
2.2. Giải pháp về đầu tư sản xuất hàng xuất khẩu 27
TÀI LIỆU THAM KHẢO 30







1
LỜI NÓI ĐẦU


Trong suốt gần hai mươi tư năm mở cửa, từ năm 1986 cho đến nay
(2010), Việt Nam gần như nhập siêu tất cả các năm (trừ năm 1992 có xuất siêu
với giá trị không đáng kể), đặc biệt trong 4 năm trở lại đây, mức xuất siêu đã
vượt trên mức 10 tỷ USD (trong đó năm 2008 là 18 tỷ USD, gần bằng 20%
GDP). Chính điều này là một trong những nguyên nhân khiến không ít nhà kinh
tế nhận định nền kinh tế Việt Nam thiếu đi tính ổn định cao, mặc dù chúng ta đã
tăng trưởng liên tục trong suốt 20 năm qua với tốc độ khoảng 6%. Nhập siêu
trường kỳ đã làm cho cán cân thanh toán (CA) luôn rơi vào trạng thái âm và dự
trữ ngoại tệ của Việt Nam đang có chiều hướng giảm dần, thậm chí cạn kiệt một
khi dòng FDI và dòng ngoại hối không tăng thêm.
Nguyên nhân nào khiến nhập siêu liên tục qua các năm và ở mức cao như
vậy? Nếu như tình trạng nhập siêu chỉ diễn ra trong khoảng 10-15 năm thì sẽ
không có gì đáng bàn nhưng nếu đó là 24 năm thì câu chuyện sẽ lại là khác. Phải
chăng nền sản xuất nội địa của Việt Nam chưa được cải thiện nhiều nên phải
nhập khẩu lớn các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ từ bên ngoài? Câu trả lời chắc
chắn là có. Bài nghiên cứu này, không đi sâu tìm hiểu câu trả lời đó mà đi tìm
một trong những nguyên nhân lý giải cho biết tại sao nền sản xuất nội địa của
chúng ta vẫn chưa tốt – vốn đầu tư và chính sách đầu tư đối với sản xuất hàng
thay thế nhập khẩu và xuất khẩu.
Thật khó có thể tìm được số liệu để minh chứng cho những nhận định có
phần định tính và mang tính chủ quan của nhóm tác giả bởi trên thực tế, hiện
nay, chúng ta chưa xác định rõ hàng hóa nào là hàng hóa thay thế nhập khẩu và

hàng hóa nào là hàng hóa xuất khẩu. Bởi lẽ, một quốc gia mở cửa hội nhập kinh
tế với thế giới thì quốc gia đó chắc chắn có cả hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu
dù quốc gia đó dù có lợi thế tuyệt đối đến mấy (đã được minh chứng bằng cả lý
thuyết và thực tiễn). Nhiều hàng hóa quốc gia nhập khẩu có lợi thế hơn là trong
nước sản xuất và đó cũng là một nguyên nhân thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa
kinh tế mà Việt Nam cũng là “một người chơi”. Do vậy, không phải hàng hóa
nhập khẩu nào cũng được xác định là hàng hóa cần thay thế nhập khẩu và tương
tự, không phải hàng hóa xuất khẩu nào cũng là hàng hóa mà chúng ta mong
muốn xuất khẩu, đặc biệt là nguyên, nhiên liệu thô và hàng sơ cấp, ít chế biến
cho giá trị thấp. Một đặc điểm nữa, cần lưu ý, những hàng hóa mà ta cần thay
thế nhập khẩu và hướng tới xuất khẩu trong thời gian hiện tại sẽ có thể không
2
còn phù hợp trong tương lai. Hay nói cách khác, chúng có tính “động” theo thời
gian và trong báo cáo này là khoảng thời gian từ nay cho đến năm 2020.
Mục tiêu của báo cáo chuyên đề là:
- Xác định được hàng hóa cần thay thế nhập khẩu và cần hướng xuất khẩu
trong thời gian tới (đến năm 2020)
- Đánh giá khái quát hiện trạng đầu tư đối với những nhóm ngành sản
phẩm hàng hóa đó
- Định hướng và kiến nghị chính sách.
Đó cũng chính là những nội dung và khung kết cấu của chuyên đề “Thực
trạng, định hướng và giải pháp đẩy mạnh đầu tư sản xuất hàng xuất khẩu, hàng
thay thế nhập khẩu đến năm 2020”.

Nhóm tác giả

3
I. QUAN NIỆM CHUNG
1. Hàng hóa thay thế nhập khẩu
Hàng hóa thay thế nhập khẩu là những mặt hàng mà một quốc gia có khả

năng sản xuất thay thế hàng nhập khẩu dựa trên năng lực huy động và sử dụng
nguồn lực trong nước và nước ngoài. Theo đó, các quốc gia xác định loại hàng
hóa nào cần được đầu tư sản xuất trong nước nhằm hạn chế nhập khẩu và hướng
đến cân bằng cán cân thương mại. Tùy vào từng giai đoạn phát triển của nền
kinh tế, loại hàng hóa được lựa chọn để đầu tư sản xuất thay thế nhập khẩu cũng
thay đổi cho phù hợp với trình độ phát triển của nền kinh tế ấy.
Thực tế cho thấy những mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam trong thời gian
qua chủ yếu là nhóm hàng nguyên vật liệu, linh kiện, phụ tùng, và máy móc
thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất trong nước. Đây là những mặt hàng Việt
Nam có khả năng đầu tư sản xuất thay vì phải nhập khẩu từ nước ngoài, nhất là
trong thời kỳ thực hiện công nghiệp hóa. Do vậy, hàng hóa thay thế nhập khẩu
của Việt Nam trong giai đoạn này chủ yếu là những sản phẩm thuộc ngành công
nghiệp phụ trợ - ngành cung cấp yếu tố đầu vào cho hoạt động sản xuất hướng
đến xuất khẩu. Qua đó tăng giá trị gia tăng của sản phẩm trong chuỗi giá trị toàn
cầu khi tham gia vào thị trường thế giới.
Để xác định nên đầu tư vào loại hàng hóa thay thế nhập khẩu cần phải dựa
trên yếu tố cơ bản sau:
- Có giá trị kim ngạch tương đối lớn trong tổng giá trị kim ngạch nhập
khẩu quốc gia.
- Có khả năng huy động và sử dụng nguồn lực trong nước và nước ngoài
để đầu tư sản xuất bao gồm nguồn vốn, nhân lực, tài nguyên thiên nhiên, khoa
học công nghệ, thông tin.
- Phù hợp với định hướng chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế.
2. Hàng hóa hướng xuất khẩu
Hàng xuất khẩu chủ lực là các mặt hàng chiếm vị trí quyết định trong kim
ngạch xuất khẩu do có thị trường ngoài nước và điều kiện sản xuất trong nước
thuận lợi. Ở Việt Nam, vấn đề xây dựng các mặt hàng chủ lực đó được Nhà
nước đề ra từ cuối những năm 1960. Tuy nhiên, chỉ mới gần đây, khi chúng ta
tiếp xúc mạnh mẽ với nền kinh tế thị trường của thế giới thì chúng ta mới ý thức
được một cách nghiêm túc tầm quan trọng của vấn đề này. Mặt hàng chủ lực

được hình thành trước hết qua quá trình thâm nhập vào thị trường nước ngoài,
qua những cuộc cọ sát, cạnh tranh mãnh liệt trên thị trường thế giới, kéo theo
4
việc tổ chức sản xuất trong nước trên qui mô lớn với chất lượng phù hợp với đòi
hỏi của người tiêu dùng, đứng vững và liên tục phát triển.
Một mặt hàng xuất khẩu chủ lực ra đời cần có ít nhất 3 yếu tố cơ bản:
+ Có thị trường tiêu thụ tương đối ổn định và luôn cạnh tranh được trên
thị trường đó.
+ Có nguồn lực để tổ chức sản xuất với chi phí thấp tương đối so với các
sản phẩm cạnh tranh khác để có thể vừa đảm bảo khả năng cạnh tranh vừa mang
lại hiệu quả cao hơn.
+ Có khối lượng kim ngạch lớn trong tổng khối lượng kim ngạch xuất
khẩu của quốc gia.
Tuy nhiên, vị trí của mặt hàng xuất khẩu chủ lực không phải là vĩnh viễn
mà trong quá trình phát triển luôn diễn ra những vận động, biến đổi của thị
trường, kéo theo nó là sự vận động và biến đổi cơ cấu các sản phẩm làm thay đổi
vị trí của các sản phẩm trên thị trường. Do vậy, việc xác định và xây dựng cơ
cấu các sản phẩm xuất khẩu chủ lực không chỉ căn cứ vào khả năng sẵn có và
nội lực trong nước, vào nhu cầu và khả năng hiện tại trên thị trường thế giới mà
còn phải tính đến những xu hướng và diễn biến thị trường trong tương lai.
Tóm lại, mặt hàng xuất khẩu chủ lực là những mặt hàng có vị trí đáng kể
trong tổng giá trị xuất khẩu của một đất nước và có ảnh hưởng ít nhiều trên
thương trường quốc tế. Ở một chừng mực nhất, định chúng phản ánh thế lực
kinh tế của một nước trong nền kinh tế thị trường.
II. HIỆN TRẠNG ĐẦU TƯ NHỮNG NGÀNH HÀNG THAY THẾ NHẬP
KHẨU VÀ HƯỚNG VỀ XUẤT KHẨU
1. Hàng hóa thay thế nhập khẩu
1.1. Thực trạng nhập khẩu
Việt Nam đang đứng trước thực trạng nhập siêu liên tiếp trong thời gian
qua, kim ngạch nhập siêu của hầu hết các năm từ 2009 trở về trước đều bằng

hơn 20% kim ngạch xuất khẩu. Một số mặt hàng nhập khẩu do không chủ động
được nguyên, phụ liệu… nhập khẩu lớn như: dệt may, đồ gỗ, da giày, thiết bị
công nghệ cho một số ngành công nghiệp thiết yếu. Phần lớn khoảng 90% hàng
hóa nhập khẩu của nước ta là từ nhóm hàng tư liệu sản xuất (Bảng 1). Trong đó,
nhập khẩu nhóm hàng nguyên, nhiên, vật liệu vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất, trên
60% tổng kim ngạch nhập khẩu giai đoạn 2000-2010.
Bảng 1: Giá trị nhập khẩu hàng hóa phân theo nhóm hàng
5
ĐVT: Triệu USD
Nhóm hàng
2000 2005 2008 sơ bộ 2009
KN TT (%)

KN TT (%)

KN
TT
(%) KN
TT
(%)
TỔNG SỐ 15636.5

100.0

36761.1

100.0

80713.8


100.0

69948.8

100.0

Tư liệu sản xuất
14668.2

93.8

32949.2

89.6

71715.9

88.9

63121.8

90.2

Máy móc, thiết bị,
dụng cụ, phụ tùng
4781.5

30.6

9285.3


25.3

22566.7

28.0

20500.8

29.3

Nguyên, nhiên, vật
liệu 9886.7

63.2

23663.9

64.4

49149.2

60.9

42621.0

60.9

Hàng tiêu dùng
968.3


6.2

2992.5

8.1

6269.9

7.8

6500.0

9.3

Lương thực 0.3

0.0

3.8

0.0

3.8

0.0





Thực phẩm 301.8

1.9

1100.2

3.0

2190.2

2.7




Hàng y tế 333.8

2.1

527.1

1.4

890.2

1.1

1097.0

1.6


Hàng khác 332.4

2.1

1361.4

3.7

3185.7

3.9




Nguồn: Tổng cục thống kê
Nhập khẩu máy móc thiết bị và nguyên nhiên vật liệu phục vụ cho hoạt
động sản xuất trong nước thời gian qua đang có xu hướng tăng (trừ năm 2009 do
tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu). Nếu chỉ xét trong nhóm hàng
tư liệu sản xuất, hình 1 cho thấy giá trị nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu có xu
hướng tăng nhanh hơn so với mặt hàng máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng.
Hình 1: Giá trị nhập khẩu hàng hóa theo hai nhóm hàng chính

Nguồn: Tổng cục thống kê
6
Việt Nam được đánh giá là có điều kiện để phát triển sản xuất các mặt
hàng nguyên nhiên vật liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất trong nước hướng
đến xuất khẩu. Tuy nhiên, kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này vẫn chiếm tỷ
trọng lớn nhất trong tổng kim ngạch nhập khẩu. Bảng…sẽ chi tiết một số mặt

hàng nhập khẩu chính giai đoạn 2000-2009.
Bảng 2: Tình hình nhập khẩu một số hàng hóa chủ yếu của Việt Nam
giai đoạn 2005 -2010
ĐVT: Triệu USD
Tên hàng 2005 2006 2007 2008 2009 9T/2010
Sữa và SP sữa 311 321 462 534 515

545

Lúa mỳ 201 225 343 293 345

374

Bột mỳ 9 9 24 26
Dầu mỡ động thực vật 193 257 485 666 495

431

Đờng 22 49 10 36
Thức ăn gia súc và NPL chế
biến
594 737 1.181 1.747 1.765

1.669

NPL thuốc lá 198 161 205 246 321

227.376

Clinker 127 110 119 165 133


67.715

Xăng dầu các loại 5.024 5.97 7.71 10.966 6.255

4.770

Xăng 1.338 1.711 2.261 3.157 1.969

1.119

Dầu Do 2.715 3.188 4.096 6.039
Dầu Fo 564 624 834 1.024
Nhiên liệu bay 239 305 358 617 378

424

Dầu hoả 169 141 162 129 26

13

Hoá chất 865 1.042 1.466 1.776 1.624

1.468

Các SP hoá chất 841 1.007 1.285 1.604
Bột ngọt 1 3 1 5
NPL dợc phẩm 116 133 158 158 168

141


Tân dược 502 548 703 864 1.096

931

Phân bón các loại 641 687 1 1.473 1.414

701

Phân U rê 216 176 200 286 416

174

Phân NPK 41 36 77 99 132

68

7
Phân DAP 165 226 263 379 374

147

Phân SA 90 78 137 184 156

60

Phân bón loại khác 129 171 323 524 278

189


Thuốc trừ sâu và NL 243 305 383 474 488

370

Chất dẻo NL 1.456 1.866 2.507 2.945 2.813

2.714

Cao su 216 416 379 497 409

442

Gỗ và SP gỗ 651 775 1.016 1.098 904

216

Bột giấy 71 81 85 117



Giấy các loại 362 475 600 753 770

637

Giấy in báo 10 0 34 46
Bông 167 219 267 467 392

488

Sợi 340 544 741 775 801


795

Vải 2.399 2.985 3.957 4.458 4.226

3.863

NPL dệt may, da giầy 2.282 1.951 2.152 2.355 * 1.895

Kính xây dựng 9 11 16 37
Sắt thép 2.931 2.936 5.112 6.721 5.360

4.313

Phôi thép 838 750 1.103 1.636 1.032

803

Kim loại thờng khác 797 1.46 1.885 1.785 1.624

1.813

Máy vi tính, SP điện tử 1.706 2.048 2.958 3.714 3.953

3.532

Máy móc thiết bị 5.281 6.628 11.123 13.994 12.673

9.701


ô to nguyên chiếc 285 213 579 1.04 * 683

Dưới 12 13 28 192 375
Trên 12 chỗ 23 10 25 22
ô tô tải 183 122 191 326 418

249

ô tô loại khác 64 52 171 316
Linh kiện và phụ tùng ô tô 909 759 1.302 1.918 * 1.404

Linh kiện ô tô CKD, SKD dới
12 chỗ
446 280 533 796
Linh kiện ô tô CKD, SKD loại
khác
350 225 389 604
Phụ tùng ô tô 113 253 381 519
Xe máy 541 557 725 764
8
Xe máy nguyên chiếc 66 77 145 139 132

92

Linh kiện và phụ tùng xe máy 476 481 580 625 * 563

Hàng hóa khác 0 0 11.535 15.947 7.625

7.127


Nguồn: Tổng cục hải quan
Dưới tác động của cuộc khủng hoàng tài chính ngày càng lan rộng và sự
giảm giá của đồng USD, tình hình sản xuất và xuất khẩu của các nước trên thế
giới gặp nhiều khó khăn. Nhu cầu nhập khẩu hàng hóa phục vụ cho hoạt động
sản xuất hàng xuất khẩu và tiêu dùng trong nước có phần hạn chế. Kim ngạch
nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong năm 2009 chỉ đạt 68,97 tỷ USD, giảm
18,2% so với năm 2008. Bước sang năm 2010, tình hình kinh tế thế giới dần
phục hồi, nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của các nước cũng tăng theo. Các doanh
nghiệp tiếp tục nhập khẩu hàng hóa và nguyên phụ liệu phục vụ cho sản xuất.
Chỉ tính riêng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa trong 9 tháng đầu năm 2010 của
Việt Nam đã lên tới 58,69 tỷ USD, tăng 23,46% so với cùng kỳ năm 2009.
Trong đó, đứng đầu là nhập khẩu máy móc thiết bị, với kim ngạch nhập khẩu
nhóm hàng này trong 9 tháng đầu năm 2010 đạt 9,7 tỷ USD, tăng 16% so với
cùng kỳ năm 2009. Tiếp đến là vải với kim ngạch nhập khẩu đạt 3,8 tỷ USD,
tăng 26,8%; chất dẻo nguyên liệu với kim ngạch nhập khẩu đạt 2,7 tỷ USD tăng
35,6% Đáng chú ý, trong 9 tháng đầu năm 2010, mặt hàng bông nhập khẩu về
tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2009, với lượng và kim ngạch bông nhập về đạt
276,4 triệu tấn và 488 triệu USD, tăng tương ứng 26,70% về lượng và 78,70%
về kim ngạch.
1.2. Thực trạng đầu tư hàng hóa thay thế nhập khảu
Trên cơ sở đánh giá tình hình nhập khẩu trong thời gian qua, có thể thấy
các mặt hàng nguyên nhiên vật liệu và linh kiện, phụ tùng phục vụ cho sản xuất
là những mặt hàng nhập khẩu có giá trị lớn và chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim
ngạch nhập khẩu. Theo kinh nghiệm của các nước và dựa trên các nguồn lực sẵn
có, Việt Nam có khả năng và nên đầu tư và phát triển sản xuất những ngành
hàng này để hạn chế nhập khẩu. Do vậy, với mong muốn hạn chế nhập siêu,
Chính phủ Việt Nam đã và đang từng bước chú trọng đầu tư vào ngành công
nghiệp phụ trợ
1
, một ngành đóng vai trò quan trọng trong việc tăng sức cạnh

tranh của sản phẩm công nghiệp và đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá theo
hướng mở rộng và chuyên sâu. Sản xuất nguyên phụ liệu, linh kiện, phụ tùng,

1
Công nghiệp phụ trợ (supporting industries) là khái niệm chỉ toàn bộ những sản phẩm công nghiệp có vai trò
hỗ trợ cho việc sản xuất các thành phẩm chính. Cụ thể là những linh kiện, phụ liệu, phụ tùng, sản phẩm bao bì,
nguyên liệu để sơn, nhuộm, v.v., và cũng có thể bao gồm cả những sản phẩm trung gian, những nguyên liệu sơ
chế. Sản phẩm công nghiệp phụ trợ thường được sản xuất với quy mô nhỏ, thực hiện bởi các doanh nghiệp nhỏ
và vừa.
9
máy móc là những sản phẩm chủ yếu chúng ta đang hướng đến sản xuất để thay
thế hàng nhập khẩu. Bài viết sẽ tập trung phân tích thực trạng đầu tư và sản xuất
ngành cộng nghiệp phụ trợ trước khi đưa ra định hướng và giải pháp cho lĩnh
vực này.
Công nghiệp phụ trợ được xem là "chìa khóa vàng" thúc đẩy phát triển
công nghiệp. Thế nhưng, ngành công nghiệp phụ trợ hiện đang yếu thế bởi phần
lớn sản phẩm công nghiệp phụ trợ vẫn phải nhập khẩu. Theo ước tính của Bộ
Công nghiệp, ngành công nghiệp phụ trợ hiện lệ thuộc đến gần 80% vào nguồn
nguyên liệu nhập khẩu. Thực trạng này là do các doanh nghiệp Việt Nam không
muốn đầu tư nhà xưởng vì lâu thu hồi vốn, họ chỉ thích nhập về bán lại thu lợi
nhuận.
Trong hơn 20 năm đổi mới vừa qua, Việt Nam đã tiếp cận khá thuận lợi
nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên các doanh nghiệp Việt Nam đang bỏ lỡ
một cơ hội lớn là trong khi các nguồn vốn đầu tư nước ngoài chảy vào mạnh thì
khả năng hấp thụ, tiếp thu chuyển giao công nghệ từ các doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài lại hạn chế. Lý do chính là Việt Nam thiếu vắng hẳn một nền
công nghiệp phụ trợ. Có quá ít doanh nghiệp Việt Nam đầu tư sản xuất trong
ngành công nghiệp phụ trợ, nếu có thì chủ yếu tham gia khâu đóng gói, bao bì.
Hiện tại, phần lớn các nhà cung cấp linh kiện phụ tùng cho các công ty nước
ngoài chủ yếu là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Khoảng cách về

tiêu chuẩn chất lượng giữa các nhà doanh nghiệp trong và ngoài nước khá lớn.
Doanh nghiệp trong nước có quy mô nhỏ và vừa nên khả năng đáp ứng về yêu
cầu chất lượng kém.
Các doanh nghiệp quốc doanh trong ngành công nghiệp phụ trợ vẫn duy
trì phong cách làm ăn tự cung tự cấp. Thực tế, Việt Nam có rất ít thông tin liên
kết thầu phụ công nghiệp. Vì vậy, không tìm kiếm được những thông tin về khả
năng giao thầu của doanh nghiệp lớn, nhất là doanh nghiệp nước ngoài và ngược
lại, các doanh nghiệp nước ngoài cũng ít thông tin về doanh nghiệp Việt Nam.
Thêm nữa, các doanh nghiệp nước ngoài thực sự ngần ngại khi phải ký kết hợp
đồng thương mại với các nhà thầu phụ Việt Nam do môi trường pháp lý chưa
thực sự thuận lợi. Vấn đề chính là nỗi lo sợ khi bị phá vỡ hợp đồng. Các nhà
cung ứng Việt Nam thiếu hiểu biết về các khía cạnh pháp lý của hợp đồng. Bên
cạnh đó, việc liên kết doanh nghiệp có ý nghĩa về mặt nâng cao khả năng cạnh
tranh trong nội bộ ngành, sử dụng lợi thế cạnh tranh của khu vực, khai thác
chuỗi giá trị để tạo nên sản phẩm mang tính cạnh tranh cao. Ở nhiều nước, việc
liên kết này có thể hình thành thông qua việc phát triển các cụm công nghiệp.
Trên thực tế, ở Việt Nam các cụm công nghiệp được hình thành thiếu quy hoạch
10
tổng thể, chủ yếu để giải quyết vấn đề mặt bằng sản xuất hơn là việc tạo nên
chuỗi giá trị thông qua việc liên kết doanh nghiệp, kể cả sử dụng các dịch vụ tài
chính và phi tài chính để khai thác lợi thế cạnh tranh.
Nhìn chung, Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng nhập siêu thiết bị,
máy móc, linh kiện các loại. Điều này chứng tỏ các ngành công nghiệp sản xuất
hàng xuất khẩu vẫn chủ yếu dựa trên nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu. Sản
phẩm của ngành công nghiệp phụ trợ hiện nay phần lớn là những sản phẩm có
chất lượng thấp và giá thành cao. Hầu hết các ngành công nghiệp gần như chỉ
mới phát triển ở khu vực hạ nguồn (gia công công đoạn cuối của sản phẩm), còn
khu vực thượng nguồn (công nghiệp phụ trợ), bao gồm các ngành sản xuất
nguyên phụ liệu, linh kiện, phụ tùng còn kém phát triển. Hiện tượng này có thể
thấy rõ trong một số ngành sản phẩm công nghiệp phụ trợ tiêu biểu sau:

(1). Sản phẩm công nghiệp phụ trợ ngành lắp ráp
Đối với ngành này, hiện mới chỉ có một số công ty và doanh nghiệp có
công nghệ và đang sản xuất phụ tùng lắp ráp. Tuy nhiên, rất ít doanh nghiệp
trong nước có khả năng đáp ứng được yêu cầu (đặc biệt là cho các nhà lắp ráp
nước ngoài) do chất lượng kém, độ chính xác thấp, không đảm bảo tiêu chuẩn
của đối tác. Theo thống kê của Bộ Công nghiệp, hiện nay có trên 230 doanh
nghiệp đang sản xuất linh kiện, phụ tùng cung cấp cho các doanh nghiệp lắp ráp
xe máy, trong đó có hơn 80 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với số vốn
đạt trên 260 triệu USD, nhưng so sánh thì chất lượng kém hơn nhiều so với của
Nhật, Thái Lan, Đài Loan. Ngoài ra hệ thống phân phối phụ tùng, chủng loại sản
phẩm và dịch vụ sau bán hàng của các doanh nghiệp này cũng còn nhiều hạn
chế.
(2). Sản phẩm công nghiệp phụ trợ ngành nhựa
Sản phẩm nhựa ngày càng phổ biến ở thị trường nội địa. Trong nước, sản
phẩm nhựa cũng đã có mặt trong hầu hết các ngành, từ công nghiệp, nông
nghiệp đến giao thông vận tải, xây dựng… Những sản phẩm đòi hỏi chất lượng
cao như ống dẫn dầu, đồ nhựa cho ôtô hay máy vi tính cũng đã được các doanh
nghiệp sản xuất thành công, thay thế hàng nhập khẩu. Tuy nhiên, năng lực sản
xuất và công nghệ hạn chế. Phần lớn các doanh nghiệp nhựa đều phát triển từ
các công ty gia đình. Nguồn vốn ít, trình độ quản lý hạn chế, thiếu thông tin cập
nhật nên những doanh nghiệp này thường đầu tư chủ yếu vào những mặt hàng
đơn giản, thâm dụng lao động và có tỷ suất lợi nhuận thấp. Do vây, ngành vẫn
phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Hiện mỗi năm ngành nhựa
cần 1.5 triệu tấn nguyên phụ liệu, trong khi sản xuất nội địa mới đáp ứng khoảng
300,000 tấn. Sản xuất chất dẻo trong nước hiện nay chỉ đáp ứng được khoảng 10
11
– 15% nhu cầu nguyên vật liệu, và ngành nhựa vẫn còn phụ thuộc nhiều vào
nguyên liệu nhập khẩu.
Hiện có khoảng 200 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đúc nhựa
nhưng chủ yếu là sản xuất hàng tiêu dùng thông thường. Ngành nhựa bao bì có

702 doanh nghiệp, chiếm 35.1%, nhựa gia dụng có 794 doanh nghiệp, chiếm
39.7%, trong khi nhựa kỹ thuật chỉ có 272 doanh nghiệp, chiếm 13.6%.
Hầu hết các doanh nghiệp chưa chú trọng đầu tư công nghệ cho các sản
phẩm nhựa kỹ thuật cao, đặc biệt là các loại bao bì tự hủy, sản phẩm phục vụ nội
địa hóa ngành ôtô, xe máy, điện tử, sản phẩm phục vụ sản xuất nông nghiệp và
hạ tầng cấp thoát nước, các sản phẩm nhựa tiêu dùng… Vì thế, ngành nhựa Việt
Nam vẫn phải sử dụng sản phẩm chế tạo từ nước ngoài và chưa thể trở thành
ngành công nghiệp phụ trợ cho các ngành sản xuất khác.
(3). Sản phẩm công nghiệp phụ trợ dệt may
Dệt may là ngành có thị trường lớn, nhưng do chưa có chính sách khuyến
khích đầu tư phù hợp nên lĩnh vực công nghiệp phụ trợ vẫn chậm phát triển.
Hàng năm, ngành may sử dụng không dưới 500 triệu mét vuông vải để làm hàng
xuất khẩu, nhưng đến 80% vải cung cấp cho ngành may xuất khẩu lại đến từ
nước ngoài. Hơn nữa, nguyên phụ liệu may nhập khẩu để làm hàng xuất khẩu
được miễn thuế hoàn toàn. Trong khi đó, Chính phủ lại chưa có chính sách ưu
đãi đủ mạnh để khuyến khích các công ty may sử dụng nguyên phụ liệu trong
nước, ngoại trừ một số ưu tiên về phân bổ hạn ngạch xuất khẩu.
Vì vậy, ngành vẫn trong tình trạng phụ thuộc rất lớn vào việc nhập khẩu
nguyên phụ liệu từ Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan. Mặc dù ngành sản xuất
nguyên phụ liệu trong nước trong vài năm gần đây có phát triển, song vẫn không
đáp ứng được nhu cầu. Hiện ngành dệt may nhập khẩu khoảng 80% sợi polyeste
và các phụ kiện như chỉ, da, nút áo, khóa.
(4). Sản phẩm công nghiệp phụ trợ ngành xe máy
Ngành xe máy có thể xem là đạt được tỷ lệ nội địa hóa cao nhất trong các
ngành. Với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tỷ lệ nội địa hóa đạt
được xấp xỉ 70-75%, các doanh nghiệp trong nước tỷ lệ đạt có thấp hơn nhưng
so với các ngành khác như ô tô, dệt may…, có thể coi đây là một tiến bộ trong
việc phát triển ngành công nghiệp phụ trợ.
Sau khi quy định về tỷ lệ nội địa hóa tối thiểu được bãi bỏ, nhiều ý kiến
cho rằng doanh nghiệp sẽ tập trung vào lắp ráp mà không đầu tư vào sản xuất

linh kiện để nâng cao tỷ lệ nội địa hóa. Tuy nhiên, thực tế ngành công nghiệp xe
máy Việt Nam đã chứng minh điều ngược lại. Quy định tỷ lệ nội địa hóa tối
12
thiểu là 20%, nhưng trên thực tế tỷ lệ nội địa hóa mà đa số doanh nghiệp đạt
được cho tới nay thấp nhất là 60%. Do thuế suất thuế nhập khẩu linh kiện còn ở
mức tương đối cao từ 30-50% nên doanh nghiệp phải tập trung đầu tư chiều sâu,
nâng cao tỷ lệ nội địa hóa để giảm giá thành sản phẩm. Dự kiến, tỷ lệ nội địa hóa
sẽ tăng nữa, vì nhiều doanh nghiệp FDI sẵn sàng đầu tư cho cuộc cạnh tranh mới
này.
Bên cạnh những thành tựu đạt được, ngành công nghiệp phụ trợ xe máy
còn tồn tại nhiều vấn đề. Sản phẩm của các doanh nghiệp hoạt động trong ngành
công nghiệp phụ trợ cho xe máy chỉ là các chi tiết linh kiện sản xuất với kỹ thuật
công nghệ đơn giản như: giảm xóc, đồng hồ báo xăng, bộ dây điện, yên xe.
Chưa có doanh nghiệp nào đầu tư sản xuất các bộ phận chính quan trọng đòi hỏi
kỹ thuật, công nghệ cao như động cơ, hộp…
Về số lượng các nhà đầu tư sản xuất linh kiện nội địa, năm 2003, số
doanh nghiệp tham gia lắp ráp và sản xuất phụ tùng là 8 doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài, ngoài ra có 52 doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp xe máy trong
nước (trong đó có 31 doanh nghiệp tham gia sản xuất phụ tùng), ngoài ra có
khoảng gần 500 cơ sở sản xuất phụ tùng khác. Đến năm 2004, Việt Nam có
khoảng 230 doanh nghiệp đang sản xuất linh kiện phụ tùng cung cấp cho các
doanh nghiệp lắp ráp xe máy, trong đó có hơn 80 doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài, đã tự cung cấp được từ 40-70% nhu cầu phụ tùng lắp ráp xe máy
trong nước. Dự kiến đến năm 2010 có thể cung cấp 80-90% nhu cầu phụ tùng
lắp ráp xe máy.
(5). Sản phẩm công nghiệp phụ trợ ngành ô tô
Sau hơn 10 năm xây dựng và phát triển, đến nay Việt Nam có khoảng 70
doanh nghiệp sản xuất linh kiện, phụ tùng cho ngành công nghiệp ô tô trong
nước. Số doanh nghiệp này thực sự còn quá ít, quy mô còn nhỏ và thậm chí năng
lực còn rất yếu.

Theo Bộ Công nghiệp, công nghiệp sản xuất phụ tùng ô tô tại Việt Nam là
ngành mới nổi nên khó khăn còn nhiều, đặc biệt là trong xu thế hội nhập và cạnh
tranh hiện nay. Trong hơn 10 năm qua, Nhà nước đã có chủ trương bảo hộ cho
các liên doanh sản xuất ô tô, những hãng đưa ra cam kết ban đầu là sẽ nội địa
hóa 30 - 40% sau khi đầu tư vào Việt Nam. Tuy nhiên trên thực tế, công nghiệp
ô tô đạt được tỷ lệ nội địa hóa thấp nhất trong các ngành, trung bình từ 5 -10%,
cao nhất như Honda Việt Nam cũng chỉ đạt 10%, kế tiếp là Toyota Việt Nam, tỷ
lệ nội địa hóa bình quân là 7% giá trị xe. Tại Suzuki Việt Nam, Ford Việt Nam
tỷ lệ này dừng lại ở mức 2 - 4%.
13
Cũng do linh kiện, phụ tùng sản xuất trong nước khan hiếm nên hầu hết
các linh kiện, phụ tùng Việt Nam đang sử dụng phải nhập khẩu trực tiếp từ
Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia…Mặc dù nhập khẩu như vậy nhưng không
phải điều kiện nhập hàng và chất lượng lúc nào cũng đồng đều và thuận lợi. Các
hãng xe như Toyota, Ford, Mazda…có nhà máy tại Việt Nam thời gian qua phải
nhập khẩu phụ tùng ở nước ngoài về phục vụ cho lắp ráp cho các nhà máy ô tô
của họ. Hãng nào nhập ít cũng phải từ vài trăm triệu USD mỗi năm. Ví dụ như
hãng Toyota, năm 2002 đã nhập khẩu linh kiện trị giá 150 triệu USD, năm 2005
nhập đến 460 triệu; hãng Mazda cũng nhập giá trị linh kiện lên tới 280 triệu
USD.
Trong khi các doanh nghiệp lắp ráp phải đi nhập linh kiện từ nước ngoài
về thì việc sản xuất linh kiện phụ tùng trong nước lại dậm chân tại chỗ. Doanh
thu cả năm chưa bằng một số lẻ của các hãng nhập về, cụ thể là năm 2005 doanh
thu từ sản xuất linh kiện chỉ đạt tới 2,3 triệu USD. Một thực tế nữa cần phải thừa
nhận là số doanh nghiệp Việt Nam đầu tư sản xuất công nghiệp phụ trợ này là
rất ít. Hiện nay chủ yếu là các nhà cung ứng linh kiện Nhật Bản đang đầu tư vào
Việt Nam, tiếp theo là các doanh nghiệp Đài Loan, cuối cùng mới là các doanh
nghiệp Việt Nam. Phải thẳng thắn nhìn nhận là các doanh nghiệp Việt Nam còn
yếu do thiếu sự phối hợp và liên kết trong quá trình sản xuất, vẫn mạnh ai nấy
làm. Trong khi đó, đối với hoạt động sản xuất này yêu cầu phải chuyên môn hoá

sâu và hợp tác rộng mới đem lại hiệu quả cao nhất. Bên cạnh đó, nhiều doanh
nghiệp do chưa tính toán được mức lợi nhuận so với chi phí đầu tư nên cũng
chưa thực sự vào cuộc. Tuy nhiên, chính việc ngành công nghiệp phụ trợ Việt
Nam còn yếu lại đang là một cơ hội rất lớn cho các nhà sản xuất Việt Nam khai
thác mà ở đây chính là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Tóm lại, với thực trạng ngành công nghiệp phụ trợ như hiện nay, một
ngành then chốt trong chiến lược sản xuất hàng thay thế nhập khẩu, đã cho thấy
mức độ đầu tư của chính phủ cũng như các doanh nghiệp chưa phát huy được
hiệu quả. Mặc dù ngành công nghiệp phụ trợ bước đầu đã sản xuất ra một số mặt
hàng thay thế được hàng nhập khẩu như một số loại máy móc thiết bị, phụ tùng
(được liệt kê theo Quyết định số 2840/QĐ-BTC ngày 25 tháng 05 năm 2010)
nhưng chủ yếu là những sản phẩm giản đơn và chất lượng sản phẩm chưa đáp
ứng được yêu cầu đối với các nhà sản xuất sử dụng làm yếu tố đầu vào. Vì vậy,
Chính phủ cần có sự định hướng và ban hành chính sách đầu tư hiệu quả cho
chiến lược sản xuất hàng thay thế nhập khẩu và hướng tới sự thành công của con
đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
14
2. Nhóm hàng hóa định hướng xuất khẩu
2.1. Thực trạng về xuất khẩu
Kim ngạch xuất khẩu năm 2009 gấp hơn 70 lần thời điểm bắt đầu thực
hiện công cuộc đổi mới, tăng từ 789 triệu USD năm 1986 lên khoảng 57 tỷ USD
năm 2009. Kim ngạch xuất khẩu bình quân đầu người tăng mạnh, năm 2008 đạt
736 USD, gấp gần 20 lần năm 1990. Từ năm 2000, Việt Nam đó vượt qua mốc
được công nhận là nước có nền ngoại thương bình thường, tức là có kim ngạch
xuất khẩu bình quân đầu người trên 180 USD. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu
trung bình của giai đoạn 2000 - 2008 đạt trên 20%, giảm mạnh ở năm 2009 (-
8,9%) và phục hồi ngoạn mục ở năm 2010 (ước 19,1%).
Bảng 3: Một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, 2001 - 2009
Hạng mục 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009
Dầu thô

3,175.0
3,226.0
3,777.0
5,670.6
7,373.5
8,312.0
8,487.6
10,356.8

6,194.6
Than đá





354.0
669.9
914.8
999.8
1,388.5
1,316.6
Gạo
588.0
726.0
719.0
950.3
1,408.4
1,275.9
1,490

.2
2,895.9
2,663.9
Cà phê
385.0
317.0
473.0
642.0
740.3
1,217.2
1,916.7
2,113.8
1,730.6
Cao su
161.0
263.0
352.0
596.0
803.6
1,286.4
1,393.8
1,604.1
1,226.9
Thủy sản
1,816.4
2,021.8
2,199.6
2,408.1
2,732.5
3,358.0

3,763.4
4,5
10.1
4,251.3
Gỗ và sản phẩ
m
gỗ
323.7
460.2
608.9
1,101.7
1,561.4
1,943.1
2,384.6
2,767.2
2,597.6
Hàng điện tử,
máy tính và linh
kiện

709.5

605.4

854.7

1,062.4

1,427.4


1,807.8

2,165.2

2,640.3
2,763.0
Dây điện
và cáp
điện
181.0
187.7
291.7
389.7
518.2
705.7
882.3
1,009.0
885.1
Giày dép
1,587.4
1,875.2
2,260.5
2,691.6
3,038.8
3,595.9
3,999.5
4,769.9
4,066.8
Hàng dệt may
1,975.4

2,732.0
3,609.1
4,429.8
4,772.4
5,854.8
7,732.0
9,120.5

9,065.6
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực có khối lượng giảm nhưng do giá thế
giới tăng mạnh nên về mặt giá trị lại tăng khá so với năm 2007 như: Dầu thô
tăng 23,1%, giảm 7,7% khối lượng, than đá tăng 44,3% nhưng lượng giảm
38,3%, cà phê tăng 5,8% nhưng lượng giảm 18,3%, cao su tăng 14,6% nhưng
lượng giảm 9,8%, chè tăng 12,2% nhưng lượng giảm 8,8%.
* Những thành tựu trong xuất khẩu những ngành hàng chính:
15
Thứ nhất, các mặt hàng xuất khẩu truyền thống vẫn giữ được nhịp độ tăng
trưởng cao, nhất là các mặt hàng gạo, rau quả, hạt điều, than đá, hàng điện tử và
linh kiện máy tính, sản phẩm nhựa, túi xách va li và ô dù Xuất khẩu hàng hoá
tăng cũn cú sự đóng góp của nhiều mặt hàng mới ví dụ như sản phẩm từ cao su,
sản phẩm chế tạo từ gang, thép, máy biến thế, động cơ điện, tàu thuyền các
loại
Thứ hai, cơ cấu hàng hoá xuất khẩu vẫn tiếp tục chuyển dịch tích cực theo
hướng tăng tỷ trọng nhóm hàng chế biến, chế tạo, giảm tỷ trọng xuất khẩu thô.
Trong cơ cấu xuất khẩu, tỷ trọng xuất khẩu sản phẩm thô (gồm nông lâm sản
thủy sản chưa qua chế biến và sản phẩm khai khoáng giảm từ 53.3% năm 2001
xuống cũn 44.2% năm 2008. Ngược lại, tỷ trọng xuất khẩu của hàng chế biến
hoặc đó tinh chế tăng từ 46.7% năm 2001 lên 55.2% năm 2008.
Hình 2: Chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu thời kỳ 2000-2008


Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu Niên giám thống kê các năm
* Những hạn chế trong xuất khẩu những ngành hàng chính:
Thứ nhất, Một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực gặp khó khăn do phải đối
mặt với những rào cản thương mại mới ngày càng nhiều với các hành vi bảo hộ
thương mại tinh vi tại các thị trường lớn. Việc tăng giá trị xuất khẩu phụ thuộc
nhiều vào giá thế giới và những thị trường xuất khẩu lớn, khi những thị trường
này có biến động thì KNXK bị ảnh hưởng.
Thứ hai, tuy cơ cấu xuất khẩu theo các mặt hàng của Việt Nam đó có
những thay đổi theo hướng tích cực nhưng lại không thay đổi nhiều. Doanh thu
từ xuất khẩu phần lớn là từ xuất khẩu hàng sơ chế và các sản phẩm có công nghệ
16
thấp. Trong giai đoạn 2005-2007, xuất khẩu khoáng sản chiếm 24% kim ngạch
xuất khẩu, cao hơn nhiều so với các nước khác trong khu vực.
Hình 3: Cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam và một số nước, 2005 -2007

Mỹ

Nhật

Việt Nam

Trung Quốc

Ấn Thái
17
Độ

Lan
Nguồn: Ngân hàng Thế giới WB, Trade at-a-glance, 12/2008

Số liệu của Liên Hợp Quốc về thương mại quốc tế trong giai đoạn 1997-
2008 cho thấy, khoảng 70% sản xuất xuất khẩu của Việt Nam là các sản phẩm
có công nghệ thấp, phản ánh sự lạc hậu của ngành công nghiệp so với trung bình
thế giới. Trên thế giới, các ngành công nghiệp có công nghệ trung bình và cao
tạo ra khoảng 60% giá trị gia tăng cũng như giá trị thương mại. Trong năm
2007, các ngành công nghiệp có công nghệ trung bình và công nghệ cao đó đóng
góp 70% giá trị thương mại toàn cầu và 25/50 ngành có tăng trưởng nhanh nhất
là những ngành công nghiệp công nghệ cao. Ở Việt Nam, các sản phẩm có công
nghệ trung bình và công nghệ cao chỉ chiếm 29,4% kim ngạch xuất khẩu trong
năm 2008.
Hình 4: Cơ cấu xuất khẩu hàng chế biến theo trình độ công nghệ, 1997-
2008

Nguồn: Tính toán của tác giả từ dữ liệu UNCOMTRADE
18
Như vậy, xuất khẩu vẫn phụ thuộc nhiều vào các mặt hàng khoáng sản,
nông, lâm, thuỷ, hải sản; các mặt hàng công nghiệp chế biến chủ yếu vẫn mang
tính chất gia công; Các mặt hàng xuất khẩu chưa đa dạng, phong phú, số lượng
các mặt hàng xuất khẩu mới có kim ngạch lớn, tốc độ tăng trưởng nhanh chưa
nhiều. Xuất khẩu chủ yếu dựa vào khai thác lợi thế so sánh sẵn có mà chưa khai
thác được lợi thế cạnh tranh thông qua việc xây dựng các ngành công nghiệp có
mối liên kết chặt chẽ với nhau để hỡnh thành chuỗi giá trị gia tăng xuất khẩu
lớn.
2.2. Thực trạng đầu tư sản xuất hàng xuất khẩu
 Vốn đầu tư:
Vốn đầu tư cho ngành nông, lâm, thủy, hải sản đó gia tăng nhanh chóng
qua các năm, từ mức gần 21 nghìn tỷ đồng năm 2000 lên mức hơn 44 nghìn tỷ
đồng năm 2009. Có mức tăng nhanh mạnh mẽ là vốn đầu tư trong ngành công
nghiệp chế biến. Vốn đầu tư cho nhóm ngành này tăng từ 29 nghìn tỷ năm 2000
lên mức 125 nghìn tỷ năm 2009. Trong khi đó, vốn đầu tư vào ngành công

nghiệp khai thác mỏ có mức tăng đáng kinh ngạc nhất, gấp hơn 6 lần, từ gần 10
nghìn tỷ năm 2000 lên mức 60 nghìn tỷ năm 2009.
Hình 5: Vốn đầu tư vào các ngành theo một số ngành chính, 2000 - 2009

Nguồn: Tính toán của tác giả từ niên giám thống kê các năm
 Phát triển sản xuất nguyên liệu trong nước phục vụ xuất khẩu
Trong việc xây dựng chiến lược phát triển các mặt hàng xuất khẩu chủ lực
không thể không tính đến việc phát triển sản xuất nguyên liệu trong nước phục
vụ xuất khẩu. Do đó, việc xây dựng và phát triển các vùng trọng điểm với nền
sản xuất khối lượng lớn một số sản phẩm xuất khẩu chính và một vùng lân cận
19
sản xuất với khối lượng lớn các mặt hàng có thể hỗ trợ cho xuất khẩu; tạo lập
được một mạng lưới cơ sở hạ tầng và dịch vụ mạnh; có được một nền công
nghiệp mạnh và hiện đại là rất cần thiết. Trong qui hoạch tổng thể cả nước đã dự
kiến xây dựng hàng 100 khu công nghiệp tập trung, khu công nghiệp cao và khu
chế xuất ở những vùng lãnh thổ có điều kiện thuận lợi nhằm tăng năng lực sản
xuất, xuất khẩu, thu hút công nghệ mới, giải quyết việc làm với số vốn đầu tư
thực hiện là 3 tỷ USD (Chiếm khoảng 20 % tổng vốn FDI thực hiện cho thời kỳ
2000 - 2010).
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa đưa ra kế hoạch phát triển
rau quả trong năm 2004, trong đó tập trung mục tiêu nâng công suất hoạt động
trung bình của 24 nhà máy và 48 cơ sở chế biến rau quả hiện nay từ 20% - 25%
lên 30% -35% so với công suất thiết kế… sản xuất 14,2 triệu tấn rau quả trên
diện tích 1,228 triệu ha.
Ngành dệt may cũng đã tập trung đầu tư phát triển các vùng nguyên liệu
như bông, tơ tằm, xơ sợi tổng hợp cùng với việc phát triển công nghiệp hoá dầu.
Cho đến nay, Việt Nam vẫn phải nhập khẩu khoảng 90% nhu cầu nguyên liệu
ban đầu cho ngành dệt may. Việc nâng cao tỷ lệ giá trị xuất xứ nội địa trên sản
phẩm dệt may vừa là một yêu cầu bắt buộc của thị trường nhập khẩu, vừa nhằm
nâng cao lợi nhuận xuất khẩu. Phát triển sản phẩm dệt để làm nguyên liệu cho

ngành May xuất khẩu.
Hiện đã quy hoạch các vùng trồng bông: Tây Nguyên (Đắc Lắc, Gia Lai),
Nam Trung Bộ (Bình Thuận, Ninh Thuận, Phú Yên, Khánh Hoà, Bình Định),
Đông Nam Bộ (Đồng Nai, Bình Phước, Bà Rịa-Vũng Tàu) và ngoài ra còn có
Sơn La, Thanh Hoá. Diện tích trồng bông hiện nay của toàn quốc khoảng:
22.600 ha, trong đó: Tây Nguyên 13.500 ha; Nam Trung Bộ 4.300 ha; Đông
Nam Bộ 4.700 ha; Sơn La, Thanh Hoá 100 ha. Năng suất bông hạt bình quân
hiện nay khoảng 9 tạ/ha, tổng sản lượng bông hạt 20.340 tấn, cho lượng bông xơ
khoảng 6.780 tấn. Kế hoạch đầu tư 2 nhà máy sản xuất xơ sợi tổng hợp
(polyester) sản lượng 30.000 tấn/năm và các nhà máy biến tính sợi filament.
Vốn đầu tư khoảng 25 triệu USD, doanh thu dự kiến là 360 tỷ đồng, đáp ứng
50% nhu cầu sản xuất tại thời điểm 2005 và 65% nhu cầu sản xuất tại thời điểm
2010.
Cây công nghiệp đã được phát triển sản xuất trên quy mô lớn theo mô
hình trang trại trên các vùng đất phù hợp cho việc trồng các loại cây công
nghiệp. Quy hoạch các vùng trồng cây công nghiệp lớn nhằm tạo điều kiện xây
dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cây công nghiệp và áp dụng các kỹ thuật canh tác
hiện đại.
20
Hiện nay chúng ta xuất khẩu toàn bộ lượng dầu thô khai thác được. Đây là
một dạng xuất khẩu nguyên liệu thô, rất bất lợi vì giá bán luôn thấp so với giá
thành phẩm, trong lúc đó, xăng dầu và các sản phẩm dầu khí khác lại phải nhập
khẩu toàn bộ. Đẩy mạnh tìm kiếm, thăm dò trên toàn thềm lục địa Việt Nam.
Khẩn trương đưa các mỏ đã phát hiện vào khai thác, đưa sản lượng khai thác lên
tới 30 – 40 tấn dầu quy đổi ( trong đó khoảng 6 – 7 tỷ m
3
khí/năm).
 Tăng cường đầu tư đổi mới công nghệ
Về phía Nhà nước, các biện pháp nhằm tăng cường đầu từ đổi mới công
nghệ đã được tiến hành như:

- Dùng các công cụ về thuế, tín dụng để hỗ trợ các doanh nghiệp ứng
dụng công nghệ hiện đại, phù hợp với các hướng ưu tiên của Nhà nước. Áp
dụng chế độ thuế nhập khẩu thấp đối với các thiết bị công nghệ tiên tiến. Miễn
mọi loại thuế cho các sản phẩm đang trong thời kỳ sản xuất thử bằng công nghệ
mới. Giảm thuế thu nhập doanh nghiệp trong vòng một số năm đối với các sản
phẩm làm ra bằng công nghệ mới lần đầu tiên được áp dụng tại Việt Nam, có
chính sách ưu đãi đối với việc áp dụng công nghệ do trong nước sáng tạo ra.
- Khuyến khích sáng tạo các công nghệ nội địa, phù hợp với điều kiện
hoàn cảnh nước nhà. Có chế độ thưởng cho các tổ chức, cá nhân về sáng chế,
phát minh, cải tiến kỹ thuật và ứng dụng công nghệ mới.
- Hoàn thiện hệ thông pháp luật về bảo hộ sở hữu trí tuệ và khuyến khích
chuyển giao công nghệ .
- Mở rộng hợp tác quốc tế, tranh thủ sự giúp đỡ của các nước, các tổ chức
quốc tế, thu hút các chuyên gia giỏi của thế giới đến nước ta hợp tác mở trường,
lớp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công nhân kỹ thuật, lập các cơ sở nghiên cứu
khoa học và chuyển giao những thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại. Sử
dụng hiệu quả vốn vay và viện trợ nước ngoài để đầu tư cho khoa học và công
nghệ.
- Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ khoa học và công
nghệ, nhất là cán bộ trẻ đi học tập ở nước ngoài.
- Khuyến khích các đối tác nước ngoài nhập khẩu các công nghệ tiên tiến,
hiện đại bằng các công cụ kinh tế: thuế nhập khẩu, thuế thu nhập,…
- Tăng đầu tư cho phát triển khoa học và công nghệ từ nhiều nguồn: Tăng
dần tỉ lệ ngân sách chi cho khoa học và công nghệ. Đồng thời khuyến khích các
doanh nghiệp để dành một phần vốn cho nghiên cứu đổi mới, cải tiến công nghệ
và đào tạo nhân lực, phần vốn này không chịu thuế.
21
Về phía doanh nghiệp, do biết tận dụng những ưu đãi của Nhà nước để
không ngừng nâng cao khả năng công nghệ của mình, các doanh nghiệp lớn dần
dần đã thành lập quỹ và bộ phận riêng để nghiên cứu công nghệ mới. Hết sức

cẩn trọng khi nhập khẩu công nghệ để đảm bảo đó là công nghệ phù hợp với
mình và với yêu cầu của sản xuất, đồng thời khuyến khích sáng tạo trong nội bộ
doanh nghiệp bằng các chế độ thưởng, đồng thời gắn lợi ích của tác giả của sáng
kiến, cải tiến với chính lợi ích mà sáng kiến đó đem lại cho doanh nghiệp.
Việc được hỗ trợ về nghiên cứu khoa học là rất cần thiết đối với các
doanh nghiêp hiện nay, bởi lẽ rất ít doanh nghiệp Việt Nam có đủ khả năng đầu
tư cho nghiên cứu khoa học một cách có quy mô nên các doanh nghiệp có rất ít
cơ hội tiếp xúc với các thành tựu khoa họ mới.
Các viện nghiên cứu đã có nhiều đóng góp trong việc đưa các thành tựu
khoa học mới vào sản xuất, ví dụ như Viện khoa học nông nghiệp đã đưa ra một
số giống lúa mới cho năng suất cao, chất lượng gạo tốt hơn, đóng góp một phần
lớn vào thành tích kỳ diệu về nông nghiệp trong thời gian qua. Tuy nhiên, có thể
thấy rất nhiều nghiên cứu vẫn chưa thực sự sát với yêu cầu thực tế của sản xuất,
mang nhiều tính chất kinh viện, ít mang lại hiệu qủa thực tiễn. Hơn nữa, cần đa
dạng hoá các loại hình dịch vụ khoa học cung cấp cho các doanh nghiệp để họ
có điều kiện tận dụng các thành tựu mới của khoa học.
Chú trọng công tác nghiên cứu giống, truyền bá kỹ thuật canh tác nhằm
nâng cao năng suất cây trồng, duy trì mức năng suất cao so với thế giới như cà
phê, hạt điều, đồng thời đưa năng suất của các cây còn yếu kém như chè, cao su
lên sát với mức năng suất của thế giới. Đầu tư cho chế biến nhằm nâng cao chất
lượng thành phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh về chất lượng, từ đó giảm thiệt
thòi do giá thấp.
Đầu tư phát triển dệt may theo hướng chuyên môn hoá cao theo loại công
nghệ, đưa các công nghệ hiện đại vào sản xuất và áp dụng các mô hình quản lý,
điều hành tiên tiến của thế giới vào dệt may Việt Nam nhằm tạo ra một bước
nhảy vọt về chất lượng và sản lượng.
 Đầu tư nâng cao năng lực sản xuất của ngành
Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt là hàng nông sản đều phải
mất một thời gian khá lâu để thu gom, vận chuyển đến cầu cảng để xuất khẩu.
Trong khi đó cơ sở hạ tầng về giao thông vận tải của Việt Nam có thể nói thuộc

loại xấu nhất thế giới. Do đó cần phải nâng cao khả năng vận chuyển và bảo
quản hàng hoá đối với những mặt hàng xuất khẩu không thể giữ chất lượng lâu
được.
22
Hiện nay, chúng ta đang cố gắng khôi phục, xây dựng một số nhà máy sản
xuất bao bì, bao gói cả bằng Plastic, đay, carton, nhựa, sắt, thuỷ tinh,… Mặt
khác, cũng đã tổ chức lại công tác bảo quản hàng hoá, sửa chữa, nâng cấp và xây
dựng một hệ thống kho tàng vừa an toàn, vừa sạch sẽ vệ sinh (kể cả kho lạnh) từ
nơi sản xuất đến cầu cảng chuẩn bị cho công tác xuất khẩu, trong khi đó không
thể quên được khâu vận tải. Hệ thống vận tải được tổ chức phù hợp hơn, trang bị
các loại phương tiện vận tải đa dạng (xe chuyên chở thông thường, xe lạnh, xe
chở container…) đồng thời trang bị kiến thức về thương phẩm học cho những
người có trách nhiệm.
Đầu tư tập trung 10 cụm công nghiệp dệt (phía Bắc 4 cụm, miền Trung 2
cụm và phía Nam 4 cụm). Đầu tư phát triển cơ khí dệt may: Giai đoạn 2006-
2010: tiếp tục đầu tư để có thể chế tạo một số máy ngành dệt cung cấp cho thị
trường nội địa và một phần xuất khẩu. Đầu tư cụm công nghiệp sản xuất phụ
liệu may, và củng cố 4 trung tâm sản xuất hàng xuất khẩu chất lượng cao, đó là
Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, tập trung chiều sâu nhằm mục tiêu xuất
khẩu FOB, các cơ sở còn lại tập trung cho gia công xuất khẩu. Lấy phát triển
may xuất khẩu để kích thích phát triển vải và các loại phụ liệu chất lượng cao,
nghĩa là thúc đẩy phát triển ngành dệt.
Theo kế hoạch tổng thể của ngành điện tử - tin học, từ nay đến năm 2010
phải xây dựng ngành này trở thành một ngành công nghiệp hướng tới xuất khẩu.
Ngành điện tử - tin học Việt Nam sẽ có một cơ sở hạ tầng tương đối hoàn chỉnh,
một cơ cấu ngành hợp lý để đủ sức tham gia vào thị trường khu vực và thế giới.
Ngành điện tử - tin học phấn đấu đưa tốc độ phát triển công nghệ điện tử - tin
học hàng năm đạt từ 20 đến 25%.
Sản xuất rau quả cần được quy hoạch thành các vùng sản xuất tập trung,
cho phép tạo nguồn hàng xuất khẩu tập trung có quy mô lớn, khắc phục tính

phân tán, manh mún trong bố trí sản xuất rau quả. Đầu tư phát triển cơ sở hạ
tầng phục vụ cho sản xuất rau quả nhằm nâng cao năng suất, cho phép hạ giá
thành sản phẩm, đồng thời nâng cao chất lượng rau quả. Đầu tư phát triển các cơ
sở chế biến rau quả nhằm đưa chất lượng rau quả Việt Nam ngang với chất
lượng của các nước xuất khẩu chính.
Đẩy nhanh việc xây dựng vùng sản xuất lúa chất lượng cao, gắn sản xuất -
chế biến - bảo quản và vận chuyển phục vụ xuất khẩu. Đây là biện pháp quan
trọng. Tăng cường đầu tư và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhất là các
tiến bộ về giống, tìm ra và đưa vào sử dụng những giống lúa có năng suất cao,
chất lượng tốt. Tích cực đầu tư, đổi mới thiết bị và công nghệ chế biến và bảo
23
quản để có thể sản xuất ra các loại gạo chất lượng cao, giá thành hạ, đáp ứng tốt
nhất mọi nhu cầu phong phú và đa dạng của thị trường thế giới.
III. ĐỊNH HƯỚNG VÀ KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH
1. Đối với hàng hóa thay thế nhập khẩu
1.1. Định hướng đầu tư phát triển sản xuất hàng thay thế nhập khẩu
Trên cơ sơ phân tích thực trạng và kinh nghiệp các nước cho thấy việc
đầu tư phát triển ngành công nghiệp phụ trợ không chỉ góp phần hạn chế nhập
khẩu mà còn có vai trò đặc biệt trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI),
nhất là FDI trong ngành sản xuất các loại máy móc. Chúng tôi đề xuất một số
định hướng đầu tư phát triển ngành công nghiệp phụ trợ, một ngành quan trọng
hàng đầu trong việc sản xuất hàng thay thế nhập khẩu.
a) Định hướng về sản phẩm và cơ cấu sản phẩm:
- Nhóm sản phẩm định hướng đầu tư: các sản phẩm nguyên phụ liệu phục
vụ cho ngành công nghiệp chế biến (chú trọng vào ngành dệt may, da giầy,…),
các sản phẩm là yếu tố đầu vào cho các ngành công nghiệp điện tử, điện lạnh, và
gia dụng.
- Tăng tỷ trọng các sản phẩm linh kiện, phụ tùng phục vụ cho ngành công
nghiệp lắp ráp theo hướng phù hợp với xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế đến
năm 2020.

b) Định hướng nhà đầu tư
- Đối với sản phẩm nguyên phụ liệu, định hướng vào các nhà đầu tư trong
nước trên cơ sở liên doanh, liên kết với các nhà đầu tư nước ngoài. Qua đó học
hỏi được kinh nghiệm cũng như tiếp nhận công nghệ từ các nhà đầu tư.
- Chú trọng thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài chủ yếu là nguồn FDI
vào các lĩnh vực sản xuất các sản phẩm như đã định hướng. Nguồn vốn FDI xuất
phát từ các nước có nền công nghiệp phát triển và sở hữu công nghệ tiên tiến
trong khu vực và trên thế giới.
c) Định hướng nguồn nhân lực
- Đội ngũ kỹ sư công nghệ có trình độ cao, có khả năng tiếp thu công
nghệ tiên tiến, ứng dụng có hiệu quả tại Việt Nam và có thể sáng tạo các công
nghệ mới.
- Đội ngũ công nhân lành nghề thực thi nhiệm vụ sản xuất và đảm bảo
chất lượng sản phẩm theo chuẩn khu vực và trên thế giới.

×