Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ TÀI CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC THU GOM RÁC THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THỰC TRẠNG VÀ CÁC ĐỀ XUẤT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (956.68 KB, 105 trang )


ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN
**





BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ TÀI:


CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC THU GOM RÁC THẢI
SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
THỰC TRẠNG VÀ CÁC ĐỀ XUẤT BỔ SUNG





Chủ nhiệm: ThS.Hoàng Thị Kim Chi








TP.Hồ Chí Minh, tháng 11/2008



MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan 2
3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 5
4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 5
5. Phương pháp nghiên cứu 6
6. Cơ cấu báo cáo 8
PHẦN I: KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT
THẢI RẮN Ở TP.HCM VÀ KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ THÀNH
PHỐ VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN 9
1.1. KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Ở TP.HCM 9
1.2. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ THÀNH PHỐ TRONG VÀ NGOÀI
NƯỚC VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN 15
1.3. KẾT LUẬN PHẦN 1 22
PHẦN II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC
VÀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THU GOM RÁC THẢI SINH
HOẠT 24
2.1. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC THU GOM
RÁC THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM 24
2.1.1. Xác định một số tiêu chí đánh giá các hình thức tổ chức thu gom
rác thải sinh hoạt 24
2.1.2. Thực trạng các hình thức tổ chức thu gom rác thải sinh hoạt 25
2.1.3. Phân tích, so sánh các hình thức tổ chức thu gom rác thải sinh hoạt 48
2.1.4. Một số nhận định rút ra từ thực trạng các hình thức tổ chức thu
gom rác thải sinh hoạt 66
2.2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH
LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG THU GOM RÁC THẢI SINH HOẠT 70

2.2.1. Tình hình thực hiện các qui định về tổ chức quản lý và xử lý vi
phạm trong hoạt động thu gom rác thải sinh hoạt ở TP.HCM 70
2.2.2. Phân tích một số biện pháp về cơ chế chính sách liên quan đến tổ
chức hoạt động thu gom rác thải sinh hoạt ở TP.HCM và kết quả thực
hiện 75
2.3. KẾT LUẬN PHẦN II 83

PHẦN III: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ HÌNH THỨC TỔ CHỨC THU GOM RÁC
SINH HOẠT, CƠ CHẾ QUẢN LÝ VÀ CHÍNH SÁCH PHÙ HỢP VỚI
ĐIỀU KIỆN TP.HCM 85
3.1. KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN VÀ CÁC YÊU CẦU ĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNG
QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN TP. HCM 85
3.1.1. Kế hoạch phát triển hoạt động quản lý chất thải rắn đô thị trên địa
bàn TP.HCM 85
3.1.2. Các yêu cầu đổi mới tổ chức hoạt động thu gom rác thải sinh hoạt 87
3.2. ĐỀ XUẤT CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC THU GOM RÁC THẢI SINH
HOẠT PHÙ HỢP VỚI THỰC TẾ TP.HCM VÀ GIẢI PHÁP TỔ CHỨC
THỰC HIỆN 88
3.2.1. Tổ chức, củng cố lại các loại hình thu gom rác thải sinh hoạt đã
được hình thành 88
3.2.2. Đề xuất mô hình tổ chức thu gom rác mới 91
3.3. ĐỀ XUẤT CƠ CHẾ QUẢN LÝ VÀ MỘT SỐ CHÍNH SÁCH CỤ THỂ
HỖ TRỢ CHO CÁC TỔ CHỨC THU GOM RÁC SINH HOẠT TRÊN ĐỊA
BÀN TP.HCM HOẠT ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN 95
3.3.1. Về cơ chế quản lý 95
3.3.2. Chính sách hỗ trợ cho các tổ chức thu gom rác hoạt động 97
3.3.3. Xác định trách nhiệm của xã hội trong việc thu gom rác thải 99
3.4. LỘ TRÌNH THỰC HIỆN 101
3.5. KẾT LUẬN PHẦN III 102
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 103

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Các hình thức tổ chức thu gom rác thải sinh hoạt trên địa bàn TP.HCM – Thực trạng và
các đề xuất bổ sung


Viện Kinh tế TP.HCM-VKT 05.05.2008
1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài:
Công tác vệ sinh công cộng trên địa bàn TP.HCM trong những năm qua đã
có nhiều quan tâm cải tiến, cả về qui trình công nghệ cũng như bộ máy tổ chức quản
lý điều hành. Tuy nhiên, tình trạng vệ sinh ở nhiều nơi vẫn chưa được bảo đảm. Có
nhiều nguyên nhân, trong đó một nguyên nhân quan trọng là chưa quản lý được
hoạt động của lực lượng thu gom rác Dân lập, việc phối hợp giữa khâu thu gom và
vận chuyển rác gặp nhiều khó khăn.
Do lịch sử hình thành, hoạt động thu gom rác thải đã tồn tại nhiều đầu mối,
trong đó lực lượng thu gom rác Dân lập là lực lượng chủ yếu thu gom rác sinh hoạt
trong các đường hẻm của TP. Để quản lý hoạt động của lực lượng này, từ ngày 15-
10-1998, UBND TP.HCM đã ban hành Quyết định số 5424/QĐ-UB-QLĐT về quản
lý Rác Dân lập.
Qua gần 9 năm thực hiện quy chế, hoạt động thu gom rác của lực lượng Dân
lập tại một số quận nội thành đã có những chuyển biến. Cụ thể: một số nơi đã đưa
lực lượng rác Dân lập vào hoạt động trong tổ chức Nghiệp đoàn do Liên đoàn Lao
động quận và UBND phường/xã trực tiếp quản lý. Tại một số quận huyện đã hình
thành các Hợp tác xã thu gom chất thải rắn đô thị. Tuy nhiên, số lượng tham gia vào
các tổ chức còn rất hạn chế. Hơn nữa, tổ chức Nghiệp đoàn chỉ là một tổ chức xã
hội, còn phần lớn các Hợp tác xã thu gom rác được thành lập lại rất hạn chế về
phạm vi hoạt động, việc tổ chức của các Hợp tác xã còn rất manh mún. Do vậy,

hoạt động thu gom rác trên địa bàn TP vẫn còn nhiều bất cập.
Định hướng phát triển kinh tế-xã hội TP theo hướng bền vững đòi hỏi công
tác vệ sinh môi trường phải được tổ chức lại, trong đó tổ chức hoạt động thu gom
rác thải phải bảo đảm phù hợp với các khâu vận chuyển và xử lý trong một qui trình
công nghệ thống nhất. Đây là một vấn đề đang rất được quan tâm từ các cấp chính
quyền của TP.
Trong thời gian qua và nhất là trong những năm gần đây đã có nhiều đề án
liên quan đến hoạt động vệ sinh môi trường được thực hiện. Đặc biệt, lãnh đạo
thành phố cũng đã có sự quan tâm chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu
soạn thảo Qui chế mới để sắp xếp, tổ chức lại lực lượng thu gom rác Dân lập thay
thế cho Qui chế cũ không còn phù hợp.
Tuy nhiên vấn đề khó khăn hiện nay là lựa chọn mô hình tổ chức thích hợp
và các giải pháp thu hút, tập hợp lực lượng này vào hoạt động để thuận lợi cho công
tác quản lý, điều hành chung.
Từ những yêu cầu của thực tiễn nêu trên, đề tài “Phân tích các hình thức thu
gom rác sinh hoạt trên địa bàn TP.HCM – Thực trạng và đề xuất bổ sung” được đặt
ra nhằm mục đích tìm ra các mặt tích cực và hạn chế của các hình thức tổ chức thu
gom rác, từ đó đề xuất một số mô hình tổ chức và cơ chế chính sách phù hợp để
quản lý lực lượng thu gom rác sinh hoạt.
Các hình thức tổ chức thu gom rác thải sinh hoạt trên địa bàn TP.HCM – Thực trạng và
các đề xuất bổ sung


Viện Kinh tế TP.HCM-VKT 05.05.2008
2

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan:
Trong những năm qua, đã có khá nhiều đề án, đề tài nghiên cứu liên quan
đến vấn đề quản lý rác thải như:
1. Kế hoạch tổ chức lại lực lượng thu gom-vận chuyển rác trên địa bàn TP.HCM.

Cơ quan thực hiện: Công ty Môi trường Đô thị TP; Năm thực hiện: 1997.
Đề án đã đưa ra qui trình công nghệ thu gom - vận chuyển rác dự kiến thực
hiện từ năm 1998 và phương án tổ chức lực lượng làm công tác vệ sinh trên địa
bàn. Cụ thể các đơn vị quận huyện quản lý toàn bộ công tác thu gom rác hộ dân và
rác đường phố, bao gồm cả việc quản lý lực lượng Rác Dân lập. Công ty môi trường
đô thị và HTX vận chuyển rác thực hiện vận chuyển rác đến bãi xử lý.
2. Dự án “Tổ chức thu tiền rác trên địa bàn TP.HCM” do Công ty môi trường đô
thị TP thực hiện (tháng 9/1998).
Nội dung Dự án tập trung nghiên cứu về mức thu và các phương án tổ chức
thu tiền rác của các nguồn thải nhằm giảm bớt nguồn ngân sách chi cho công tác
quét đường và vận chuyển rác cho TP. Dự án đã đề ra các mô hình tổ chức thu tiền
rác, phân tích các ưu, nhược điểm của từng mô hình và đề xuất mô hình đưa vào áp
dụng thực tế ở TP.HCM.
Dự án đưa ra các cơ sở để xác định giá biểu thu dịch vụ vệ sinh và đưa ra
phương án thu theo mức thu 10.000đ/hộ, phân tích lựa chọn mô hình tổ chức thu
tiền rác, trong đó mô hình tổ chức nhà nước kết hợp tư nhân được lựa chọn đề xuất,
cụ thể giao cho UBND Phường, xã quản lý lực lượng rác dân lập và ngành vệ sinh
hướng dẫn về chuyên môn. Tiền rác vẫn do lực lượng rác dân lập và các tổ chức
trực tiếp thu gom rác thu, tự trang trải chi phí hoạt động cho đến khi quản lý ổn định
lực lượng rác dân lập sẽ giao cho cơ quan tài chính hoặc ủy quyền cho công ty, xí
nghiệp công trình công cộng quận huyện thu và chi trả lương cho lực lượng lấy rác
dân lập theo hợp đồng lao động.
Dự án cũng đưa ra các mô hình tổ chức lại lực lượng rác dân lập, cụ thể:
- Mô hình 1: Công ty, xí nghiệp CTCC quản lý lực lượng rác dân lập
- Mô hình 2: UBND phường xã quản lý lực lượng rác dân lập
- Mô hình 3: UBND phường xã, Công ty, xí nghiệp CTCC quản lý lực
lượng rác dân lập
Dự án đề xuất lựa chọn mô hình 3 với các lý do sau:
- UBND phường xã là chính quyền địa phương sở tại quản lý chặt chẽ hơn
về con người

- Công ty, Xí nghiệp CTCC quản lý về chuyên môn, UBND phường thực
hiện ký hợp đồng với lực lượng rác dân lập để thu gom rác.
- Đạt mục đích thống nhất lực lượng lao động lấy rác hộ dân trên toàn TP
- Tập trung thu tiền rác vào nhà nước
Các hình thức tổ chức thu gom rác thải sinh hoạt trên địa bàn TP.HCM – Thực trạng và
các đề xuất bổ sung


Viện Kinh tế TP.HCM-VKT 05.05.2008
3

- Đảm bảo thu nhập hàng tháng và các chế độ cho người lao động thu gom
rác và tích lũy được vốn phát triển ngành vệ sinh
Tuy nhiên, các đề xuất trong việc triển khai thực hiện còn nhiều điểm bất hợp
lý, cụ thể:
- Giao cho UBND phường xã ký hợp đồng lao động, phân chia vùng lấy
rác…công việc này không đúng với chức năng của UBND phường vì đây
là cơ quan quản lý nhà nước.
- Thành lập tổ lấy rác tư có tổ trưởng là cán bộ phụ trách môi trường của
phường, tổ phó là người lấy rác dân lập. Như vậy trong tổ chức của tổ lấy
rác vừa bao gồm chức năng quản lý nhà nước vừa chức năng tổ chức hoạt
động là không hợp lý.
- Mục tiêu của dự án là đưa lực lượng rác dân lập vào một đầu mối hoạt
động là Công ty, xí nghiệp CTCC, chuyển lực lượng này thành công
nhân nhà nước để Công ty, xí nghiệp CTCC là đơn vị duy nhất lấy rác
và quét rác trên địa bàn TP. Vấn đề này không phù hợp với đặc điểm hoạt
động của lực lượng rác dân lập, vì phần lớn lực lượng này đã phải bỏ ra
một khoản tiền khá lớn để sang nhượng lại đường rác hoặc là nơi làm
việc của các thế hệ nối tiếp nhau trong gia đình họ (cha truyền con nối)
và đó là nguồn thu nhập chính của gia đình họ, họ sẽ không yên tâm tham

gia công ty, xí nghiệp CTCC vì sợ mất đường rác hoặc mất việc làm cho
những người khác trong gia đình họ. Mặt khác, còn một số đường rác
không do người chủ trực tiếp lấy rác mà thuê mướn lao động. Hơn nữa,
việc tập hợp lại cho đơn vị nhà nước thực hiện không phù hợp với chủ
trương xã hội hóa dịch vụ công.
3. Đề tài “Hoàn thiện tổ chức và cơ chế quản lý rác đô thị tại TP.HCM”; chủ
nhiệm: KS. Vũ Thị Hồng- Viện Kinh tế; Năm thực hiện: 1999.
Đề tài đi sâu nghiên cứu về thực trạng hoạt động và quản lý rác thải trên địa
bàn. Trên quan điểm được đặt ra là “tổ chức thống nhất các đơn vị làm vệ sinh rác,
từ TP đến quận huyện, phường xã”, đề tài tập trung đề xuất các giải pháp để tập hợp
tất cả các đơn vị làm vệ sinh trên địa bàn thành một doanh nghiệp nhà nước mới.
Doanh nghiệp này sẽ là đầu mối duy nhất quản lý việc thu tiền rác từ các nguồn thải
và ký hợp đồng với các đơn vị thực hiện dịch vụ thu gom rác và vận chuyển rác.
Để thực hiện theo hướng đề xuất này thì hoạt động thu gom rác cũng phải
được tổ chức lại, đặc biệt là đối với lực lượng rác dân lập. Tuy nhiên đề tài chưa có
các nghiên cứu và đề xuất các giải pháp cụ thể về vấn đề này.
4. Đề án: “Thu phí quét dọn, thu gom, vận chuyển xử lý và chôn lấp chất thải rắn
TP.HCM” do Sở Tài nguyên và Môi trường xây dựng. Năm thực hiện: 2006.
Đề án đã xác định chi phí cho các hoạt động quản lý chất thải rắn tại
TP.HCM và đề xuất các phương án thu phí. Tuy nhiên cơ sở để xác định mức thu
phí chưa đầy đủ. Cụ thể nguyên tắc xây dựng mức phí trong đề án dựa trên tổng chi
phí thực trả cho công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt của TP năm 2006 và dự
Các hình thức tổ chức thu gom rác thải sinh hoạt trên địa bàn TP.HCM – Thực trạng và
các đề xuất bổ sung


Viện Kinh tế TP.HCM-VKT 05.05.2008
4

toán năm 2007, trong đó mức thu tiền rác hộ dân tại thời điểm hiện tại theo qui định

của quyết định 5424 không còn phù hợp với điều kiện thực tế, kinh phí vận chuyển
rác và quét đường từ nguồn ngân sách cấp cũng còn bất cập do chưa được điều
chỉnh phù hợp với chính sách mới về tiền lương và giá nhiên liệu, vật tư…
Mức phí vệ sinh thu của các hộ dân theo đề xuất của đề án áp dụng cho năm
2007-2008 là 15.000- 18.000 đ (đối với hộ trong hẻm và mặt tiền ở nội thành),
7.500-9.000 đ (đối với hộ trong hẻm và mặt tiền ở ngoại thành). Theo đề án thì mục
đích thu phí để hạn chế tối đa nguồn ngân sách TP cấp cho công tác thu gom rác.
Tuy nhiên trên thực tế mức phí đề xuất này đã tương tương với mức tiền rác mà lực
lượng thu gom rác đang thu của các hộ dân và khoản thu này theo đánh giá của đề
án cũng chỉ vừa đủ cho các khoản chi phí cho người trực tiếp đi thu gom rác. Như
vậy khả năng để giảm nguồn ngân sách cấp cho công tác vệ sinh trên địa bàn như
mục tiêu đặt ra sẽ không thực hiện được.
Theo phương án thu phí đề án đề xuất thì lực lượng Rác dân lập có trách
nhiệm phối hợp với Công ty công ích và UBND phường để xác định khối lượng rác
thải, ký hợp đồng thu gom rác với chủ nguồn thải theo mức phí qui định của UBND
TP; Công ty công ích chủ trì phối hợp với lực lượng dân lập và UBND phường xác
định khối lượng và mức phí rác thải, tổ chức việc thu phí và quản lý số phí thu được
và nộp phần phí thu được sau khi trừ chi phí quản lý cho phòng Kinh tế Quận;
UBND phường có nhiệm vụ quản lý việc đăng ký khối lượng rác thải và mức phí,
quản lý hành chính đối với lực lượng rác dân lập, quản lý chất lượng vệ sinh trên
địa bàn…
Phương án đề xuất này còn một số hạn chế sau:
- Tập trung việc thu phí sẽ phát sinh chi phí quản lý lớn (chiếm gần 10% tổng
số tiền phí thu được)
- Mức chi trả tiền công thu gom rác dự kiến 10.000 đ/hộ sẽ khó được chấp
nhận vì thực tế lực lượng thu gom rác dân lập ở nhiều nơi đã thu cao hơn,
hơn nữa, người trực tiếp thu gom nhiều khi còn được chủ nguồn thải bồi
dưỡng thêm và có thể sẽ bị cắt khi giao cho đơn vị khác thu phí.
- Chủ trương quản lý nguồn thu phí nhưng không có biện pháp tổ chức lại
hoạt động của lực lượng rác dân lập.

- Tăng mức thu phí nhưng không có các chính sách đối với người lao động
thu gom rác.
Vì những hạn chế trên nên đề án sẽ khó triển khai vào thực tế nếu không có
các biện pháp cụ thể.
5. Đề tài “Nghiên cứu xây dựng khung chính sách hỗ trợ và các qui định về phân
loại rác sinh hoạt tại nguồn ở TP.HCM” do Viện Môi trường và Tài nguyên-Đại
học Quốc gia TP.HCM, tháng 4/2007.
Đề tài đã phân tích thực trạng hệ thống quản lý và hoạt động thu gom, vận
chuyển và xử lý rác trên địa bàn TP, các tác động của chất thải rắn đối với môi
Các hình thức tổ chức thu gom rác thải sinh hoạt trên địa bàn TP.HCM – Thực trạng và
các đề xuất bổ sung


Viện Kinh tế TP.HCM-VKT 05.05.2008
5

trường và ý nghĩa của việc phân loại rác tại nguồn. Phân tích chi phí cần thiết và lợi
ích của việc triển khai thực hiện phân loại rác tại nguồn.
Đề tài xây dựng khung chính sách và các qui định về phân loại rác tại nguồn
ở TP.HCM. Tuy nhiên các chính sách đề xuất còn rất tổng quát, chưa có các biện
pháp và các điều kiện để thực hiện. Trong đó, một điều kiện quan trọng để thực hiện
được việc phân loại rác tại nguồn là phải quản lý được hoạt động thu gom rác. Vấn
đề này chưa có các nghiên cứu cụ thể.
6. Đề tài: “Nghiên cứu mô hình tổ chức thu gom chất thải rắn đô thị thích hợp tại
TP.HCM”, chủ nhiệm: TS.Phan Thị Giác Tâm – Đại học Nông Lâm TP.HCM,
trong danh mục đề tài NCKH năm 2007 do Sở Khoa học & Công nghệ quản lý,
đang trong quá trình triển khai nghiên cứu.
Theo đề cương thì mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm: “Góp phần cải thiện
hệ thống thu gom chất thải rắn đô thị phù hợp với định hướng phát triển của
TP.HCM thông qua cải tiến các mô hình thu gom chất thải rắn đô thị và triển khai

trình diễn tại quận Gò vấp”. Đề tài đang được triển khai, tuy nhiên qua tìm hiểu thì
hướng nghiên cứu của đề tài tập trung vào mô hình hợp tác xã và đang thực hiện thí
điểm tại quận Gò Vấp, chưa đi sâu nghiên cứu các loại hình phù hợp với đặc điểm
khác nhau của các địa bàn và nghiên cứu về đặc điểm của người lao động trực tiếp
thực hiện công tác thu gom rác để có chính sách hỗ trợ họ khi tham gia vào các tổ
chức này.
Từ phân tích các kết quả nghiên cứu có liên quan trên, có thể thấy các nghiên
cứu đã có sự quan tâm đến các giải pháp quản lý công tác vệ sinh trên địa bàn TP,
đặc biệt là công tác quản lý lực lượng thu gom rác, tuy nhiên các nghiên cứu chưa
chú trọng đến các hình thức tổ chức và đặc điểm của người lao động thu gom rác, vì
vậy tính khả thi của các biện pháp đưa ra còn hạn chế.
Như vậy có thể thấy đây là một vấn đề mới mà mục tiêu nghiên cứu của đề
tài “Phân tích các hình thức thu gom rác sinh hoạt trên địa bàn TP.HCM – Thực
trạng và đề xuất bổ sung” cần đạt tới.
3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
Đề tài cần đạt được 4 mục tiêu sau:
- Xác định tiêu chí đánh giá các hình thức tổ chức thu gom rác.
- Đánh giá, so sánh các hình thức tổ chức thu gom rác sinh hoạt đã được hình
thành trên địa bàn TP.HCM.
- Đánh giá hiện trạng cơ chế chính sách liên quan đến dịch vụ VSMT và công
tác thu gom rác thải.
- Đề xuất hình thức tổ chức thu gom rác sinh hoạt, cơ chế quản lý và chính
sách thích hợp.
4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu:
- Trong phạm vi TP.HCM
Các hình thức tổ chức thu gom rác thải sinh hoạt trên địa bàn TP.HCM – Thực trạng và
các đề xuất bổ sung


Viện Kinh tế TP.HCM-VKT 05.05.2008

6

- Đối tượng nghiên cứu: Các tổ chức thu gom rác sinh hoạt và người lao động
trực tiếp làm công tác thu gom rác sinh hoạt.
5. Phương pháp nghiên cứu:
- Điều tra định lượng kết hợp khảo sát định tính.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu, phân tích SWOT
- Phân tích, tổng hợp phát hiện vấn đề
- Hội thảo, tham khảo ý kiến chuyên gia
Mô tả sơ bộ về các bước tiến hành nghiên cứu:
5.1. Điều tra khảo sát:
Đề tài đã tiến hành khảo sát các loại hình tổ chức thu gom rác và phỏng vấn
trực tiếp người lao động thu gom rác. Cụ thể:
- Khảo sát 6 Công ty công ích quận huyện, bao gồm: quận 1, 4, 5, Tân Bình,
Thủ Đức, Bình Chánh.
- Khảo sát 5 Hợp tác xã, bao gồm: HTX Thảo Điền (Phường Thảo Điền-Quận
2), HTX Hiệp Thành (Phường 12-Quận 4), HTX Đoàn Kết (toàn địa bàn
Quận 6), HTX Trường Thịnh (Phường Tăng Nhơn Phú-Quận 9), HTX nông
nghiệp dịch vụ (Phường Linh Xuân-Q. Thủ Đức).
- Khảo sát 4 Nghiệp đoàn vệ sinh dân lập quận huyện (5, 10, 11, Bình Thạnh)
và 2 Tổ nghiệp đoàn phường (phường 10 và phường 14-quận 3).
- Khảo sát 5 UBND phường có tham gia quản lý lực lượng vệ sinh dân lập
(phường Tân Định- Quận 1; phường 10 và phường 14- Quận 3; phường 1 và
phường 18-Quận 4).
- Phỏng vấn 1 Chủ đường rác có qui mô hoạt động lớn trên 1000 hộ dân
(phường Hiệp Bình Phước-Thủ Đức) và 23 chủ đường khác trên địa bàn các
quận huyện.
- Phỏng vấn 252 người lao động trực tiếp thu gom rác trên địa bàn 13 quận
huyện.
Cách thức chọn đơn vị khảo sát:

+ Đối với loại hình Công ty công ích: do ở hầu hết các quận huyện đều có công ty
công ích (22/24 quận huyện) nên chỉ chọn một số đơn vị khảo sát đại diện cho khu
vực các quận nội thành, quận ven, quận mới và huyện ngoại thành.
+ Đối với loại hình Hợp tác xã: do mới có 5 Hợp tác xã thu gom rác được hình
thành nên tiến hành khảo sát cả 5 Hợp tác xã.
+ Đối với tổ chức nghiệp đoàn: do tổ chức nghiệp đoàn còn hoạt động trên địa bàn
TP không nhiều nên chỉ chọn một số nghiệp đoàn đại diện cho tính chất hoạt động
của nghiệp đoàn rác dân lập hiện nay (NĐ quận 5 được hỗ trợ của tổ chức ENDA
khi thành lập nhưng đến nay đã bị thu hẹp qui mô hoạt động; NĐ quận 11 có sự hỗ
trợ của tổ chức ENDA khi thành lập nhưng hiện nay hầu như không còn hoạt động;
Các hình thức tổ chức thu gom rác thải sinh hoạt trên địa bàn TP.HCM – Thực trạng và
các đề xuất bổ sung


Viện Kinh tế TP.HCM-VKT 05.05.2008
7

NĐ quận 10 còn hoạt động nhờ sự hỗ trợ của Liên đoàn Lao động quận; NĐ quận
Bình Thạnh còn hoạt động nhờ sự hỗ trợ của Công ty công ích quận; 2 tổ NĐ thuộc
quận 3 hoạt động nhờ sự hỗ trợ phối hợp giữa UBND phường và Công ty công ích
quận).
+ Đối với các các chủ đường rác có thuê mướn lao động: thông qua UBND phường
hoặc tổ chức hợp tác xã, nghiệp đoàn để tiếp cận.
Cách thức chọn người lao động thu gom rác để phỏng vấn:
+ Đối với lao động trong các Công ty công ích: sau khi làm việc với công ty về tổ
chức hoạt động theo các nội dung soạn sẵn đề nghị công ty bố trí để nhóm nghiên
cứu làm việc trực tiếp với người lao động (thực hiện ngẫu nhiên một nhóm hay tổ
vệ sinh của công ty).
+ Đối với lao động trong các hợp tác xã, nghiệp đoàn: thực hiện phỏng vấn ngẫu
nhiên tại các điểm tập kết hoặc bô rác (có sự hướng dẫn của người trong tổ chức).

+ Đối với lao động hoạt động tự do: nhờ UBND phường triệu tập.
5.2. Xử lý và viết báo cáo kết quả điều tra, khảo sát
- Viết báo cáo kết quả khảo sát định tính (mỗi đơn vị có một báo cáo)
- Nhập, xử lý số liệu điều tra người lao động, chạy bảng biểu theo mục đích
nghiên cứu
5.3. Viết các chuyên đề theo đề cương
- Thực hiện đánh giá khái quát thực trạng công tác thu gom, vận chuyển và xử
lý rác trên cơ sở các báo cáo của ngành và tình hình khảo sát thực tế
- Thực hiện phân tích các kinh nghiệm của một số thành phố trên thế giới và
trong nước
- Thực hiện phân tích các văn bản qui phạm pháp luật liên quan đến các loại
hình hoạt động để xác định các tiêu chí phân tích đánh giá
- Thực hiện phân tích tổng hợp các loại hình tổ chức hoạt động thu gom rác
trên cơ sở số liệu điều tra và tình hình khảo sát thực tế của đề tài
- Thực hiện phân tích tổng hợp ý kiến của các hộ dân về chất lượng dịch vụ
thu gom rác thải sinh hoạt trên cơ sở số liệu điều tra chỉ số hài lòng của
người dân đối với dịch vụ công do Viện Kinh tế thực hiện năm 2006 và 2008
do có qui mô mẫu khá lớn (trên 1200 hộ dân).
5.4. Tổ chức hội thảo và xin ý kiến chuyên gia:
- Tổ chức hội thảo: thảo luận các vấn đề về thực trạng và xu hướng phát triển
các loại hình tổ chức thu gom rác sinh hoạt (có sự tham gia của các tổ chức
Công ty công ích, Hợp tác xã, Nghiệp đoàn, Sở Tài nguyên và Môi trường,
UBND một số phường).
- Xin ý kiến góp ý trực tiếp của các chuyên gia về các giải pháp đề xuất.
5.4. Viết báo cáo tổng hợp đề tài
Các hình thức tổ chức thu gom rác thải sinh hoạt trên địa bàn TP.HCM – Thực trạng và
các đề xuất bổ sung


Viện Kinh tế TP.HCM-VKT 05.05.2008

8

6. Cơ cấu báo cáo:
Báo cáo gồm 3 phần chính:
Phần 1: Khái quát thực trạng hệ thống quản lý chất thải rắn ở TP.HCM và kinh
nghiệm của một số TP về quản lý chất thải rắn
Phần 2: Phân tích thực trạng các hình thức tổ chức và cơ chế quản lý hoạt động thu
gom rác thải sinh hoạt trên địa bàn TP.HCM
Phần 3: Đề xuất một số hình thức tổ chức thu gom rác sinh hoạt, cơ chế quản lý và
chính sách hỗ trợ phù hợp với điều kiện thực tế ở TP.HCM
Các hình thức tổ chức thu gom rác thải sinh hoạt trên địa bàn TP.HCM – Thực trạng và
các đề xuất bổ sung


Viện Kinh tế TP.HCM-VKT 05.05.2008
9

PHẦN I
KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT
THẢI RẮN Ở TP.HCM VÀ KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ TP
VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN

1.1. KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Ở TP.HCM
1.1.1 Khối lượng và thành phần chất thải rắn:
Là một đô thị lớn tại Việt Nam nên mức độ phát sinh chất thải rắn đô thị
hàng năm tại TP. Hồ Chí Minh rất cao. Bao gồm các loại: rác thải sinh hoạt, rác thải
y tế, rác thải công nghiệp, rác thải xây dựng…Theo số liệu của Sở Tài Nguyên-Môi
trường, mỗi ngày trên địa bàn TP.HCM đổ ra khoảng 5.800-6.200 tấn chất thải rắn
sinh hoạt, 500-700 tấn chất thải rắn công nghiệp, 150-200 tấn chất thải nguy hại, 9-
12 tấn chất thải rắn y tế. Ngoài ra thành phố còn tiếp nhận (chính thức và không

chính thức) khoảng 200-300 tấn chất thải rắn (sinh hoạt và công nghiệp) từ các tỉnh
khác chở về để tái chế và xử lý.
Kết quả phân tích thành phần chất thải sinh hoạt tại TP.HCM trong năm
2003 do trung tâm CENTEMA thực hiện theo các nguồn thải phát sinh khác nhau
(hộ gia đình, trường học, chợ, nhà hàng, khách sạn…) có kết quả như sau:
Chất thải rắn từ hộ gia đình: chứa chủ yếu thành phần chất thải rắn thực
phẩm (trung bình 79,17%), giấy (5,18%), nylon (6,84%) và nhựa (2,05%). Các
thành phần khác chỉ thỉnh thoảng mới xuất hiện với tỉ lệ dao động khá lớn.
Chất thải rắn từ chợ: thành phần chất thải rắn tại chợ thay đổi tùy theo lĩnh
vực hoạt động của từng chợ. Chất thải rắn từ các chợ bán rau quả, thực phẩm tươi
sống chứa chủ yếu là rác thực phẩm. Trong khi đó, chợ vải, chợ hóa chất, thành
phần chất thải rắn thực phẩm rất ít (chỉ chiếm 20-35%).
Chất thải rắn từ nhà hàng, khách sạn: chất thải hữu cơ dễ phân hủy chiếm 70
– 75%, còn lại là chất thải khó hay không phân hủy bao gồm giấy (chiếm 14 –
19%), nylon (1,7 – 5%), thủy tinh (2,5 – 4,2%),…
Chất thải rắn từ trường học: chất thải hữu cơ dễ phân hủy chiếm 53 – 69,4%,
còn lại là chất thải khó hoặc không phân hủy chiếm 30 – 47%, trong đó giấy chiếm
7 – 27,8%, nylon 4 – 28%, nhựa 1 – 8%, cao su 3 – 7%,…
1.1.2. Hệ thống kỹ thuật trong quản lý chất thải rắn:
Hệ thống kỹ thuật trong quản lý chất thải rắn chủ yếu là thu gom, vận chuyển
và chôn lấp. Một phần nhỏ chất thải rắn được tách ra để tái sinh, tái chế. Thực hiện
các công việc này có các tổ chức sau:
- Công ty Môi trường đô thị TP (CITENCO), 22 Công ty công ích Quận huyện
và Hợp tác xã công nông thực hiện công tác quét dọn, thu gom, trung
chuyển, vận chuyển và chôn lấp.
- Trên 100 cơ sở tư nhân tái sinh, tái chế chất thải.
Các hình thức tổ chức thu gom rác thải sinh hoạt trên địa bàn TP.HCM – Thực trạng và
các đề xuất bổ sung



Viện Kinh tế TP.HCM-VKT 05.05.2008
10

- 3-5 công ty tư nhân thu gom, vận chuyển, tái sinh, tái chế và xử lý chất thải
công nghiệp, kể cả chất thải nguy hại.
- 5 Hợp tác xã và khoảng trên 3.000 lao động tự do thực hiện thu gom rác thải
sinh hoạt.
Đối với chất thải rắn ytế, do là chất thải nguy hại nên có qui trình quản lý
riêng, do Công ty môi trường đô thị TP thực hiện. Cụ thể: Chất thải rắn ytế được thu
gom bằng thùng kín và được đưa đến nhà chứa rác, sau đó chuyển sang lò đốt và
bãi chôn tro.
Đối với chất thải công nghiệp: do các đơn vị có giấy phép hoạt động trong
lĩnh vực thu gom, vận chuyển chất thải công nghiệp, chất thải nguy hại vận chuyển
đến nhà máy xử lý tiêu hủy. Hiện nay tại TPHCM có khoảng 18 đơn vị có đăng ký
chức năng này.
Đối với chất thải rắn sinh hoạt, hiện do rất nhiều đơn vị và cá nhân đảm
nhận. Bao gồm: Công ty môi trường đô thị, các Công ty công ích quận huyện, Hợp
tác xã công nông, các hợp tác xã thu gom rác và lực lượng rác dân lập. Qui trình
thực hiện như sau:
Sơ đồ 1 – Sơ đồ tổng quát hệ thống kỹ thuật về quản lý
chất thải rắn sinh hoạt tại TP.HCM

Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường
Do đây là loại rác thải chiếm tỷ trọng rất lớn và nguồn thải rác trải rộng khắp
trên địa bàn TP, lại do nhiều đơn vị thực hiện nên rất phức tạp. Việc phân chia thực
hiện từng công đoạn như sau:
Nguồn phát sinh
(hộ dân, KD-DV, CQ,
trường học…
Bãi chôn lấp

Tái sinh, tái chế
& xử lý

Tồn trữ tại nguồn
Trung chuyển &
vận chuyển
Thu gom
Các hình thức tổ chức thu gom rác thải sinh hoạt trên địa bàn TP.HCM – Thực trạng và
các đề xuất bổ sung


Viện Kinh tế TP.HCM-VKT 05.05.2008
11

1.1.2.1. Công đoạn thu gom:
Công tác thu gom rác sinh hoạt trên địa bàn TP hiện nay do 2 lực lượng
chính thực hiện là công lập và dân lập. Theo số liệu thống kê của Sở Tài nguyên-
Môi trường, tổng số lao động thực hiện thu gom rác trên địa bàn khoảng trên 6.300
người, trong đó công nhân của các công ty công ích trên 2.500 người, chiếm khoảng
40%, đảm nhận thu gom khoảng 30% khối lượng rác thải sinh hoạt và lực lượng
dân lập (bao gồm cả Hợp tác xã) thu gom khoảng 70% khối lượng rác thải sinh
hoạt.
a. Công tác quét dọn đường phố:
Hoạt động này chủ yếu do công nhân các Công ty dịch vụ công ích thực hiện
với phương tiện chủ yếu là thùng 660 lít, ở một số quận huyện còn sử dụng xe ba
gác đạp. Một cách tổng quát, công tác quét đường gồm 3 bước:
- Bước 1: Thu gom ban đầu
Thu dọn xà bần có khối lượng nhỏ, thu gom rác đổ đống hoặc túi rác trên
đường phố do các hộ gia đình và người dân buôn bán hàng rong thải ra.
- Bước 2: Quét dọn thu gom

Quét dọn, thu gom rác ứ đọng trên lòng đường (bao gồm cả hàm ếch miệng
cống) và vỉa hè.
- Bước 3: Chuyển rác từ thùng 660 L hoặc xe ba gác qua xe cơ giới tại các điểm
hẹn.
b. Công tác thu gom rác thải sinh hoạt:
- Quy trình thu gom rác của các Công ty công ích:
+ Quy trình thu gom thủ công: Công nhân chủ yếu sử dụng thùng 660L hoặc
xe ba gác đạp thu gom rác hộ dân ở các tuyến đường thuộc địa bàn quản lý
của Công ty. Sau đó đẩy thùng hoặc đạp xe đến điểm hẹn (điểm tập kết rác)
hoặc bô rác.
+ Quy trình thu gom cơ giới: Sử dụng xe cơ giới đi dọc tuyến đường để thu
gom rác, sau đó chuyển đến trạm trung chuyển.
- Quy trình thu gom của lực lượng dân lập:
Lực lượng rác dân lập (bao gồm cả các Hợp tác xã và lực lượng hoạt động tự
do) thu gom rác tại các nguồn thải bằng đủ các loại phương tiện (thùng 660L, xe ba
gác đạp, ba gác máy và xe lam) theo giờ giấc thỏa thuận với chủ nguồn thải. Sau đó
đưa rác đến điểm hẹn hoặc bô rác tùy vào đặc điểm của địa bàn thu gom và loại
phương tiện sử dụng.
1.1.2.2. Công đoạn vận chuyển:
Hiện nay Công ty Môi trường Đô thị đang chịu trách nhiệm vận chuyển 53%
khối lượng chất thải rắn đô thị của TP, Hợp tác xã Công nông vận chuyển 17%,
phần còn lại do các Công ty dịch vụ công ích các Quận, huyện vận chuyển (30%).
Các hình thức tổ chức thu gom rác thải sinh hoạt trên địa bàn TP.HCM – Thực trạng và
các đề xuất bổ sung


Viện Kinh tế TP.HCM-VKT 05.05.2008
12

Qui trình vận chuyển rác như sau: Xe ép nhận rác từ xe thu gom vào panel

tại các điểm hẹn theo qui định. Khi đã lấy đầy rác, xe vận chuyển đến trạm trung
chuyển để vận chuyển đến Bãi chôn lấp.
1.1.2.3. Công đoạn xử lý
Xử lý chất thải rắn do Công ty Môi trường Đô thị thực hiện. Công nghệ xử lý
chủ yếu bằng phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh.
1.1.3. Nguồn kinh phí cho công tác quản lý kỹ thuật chất thải rắn đô thị:
Theo số liệu của Sở Tài nguyên & Môi trường TP
1
, nguồn ngân sách cấp cho
hoạt động quản lý rác thải của TP năm 2006 khoảng 499,8 tỷ đồng, trong đó:
- Chi cho công tác quét, thu gom rác đường phố từ nguồn ngân sách quận
huyện khoảng 113,12 tỷ đồng
- Chi cho công tác vớt rác trên kênh rạch khoảng 9,32 tỷ đồng
- Chi cho công tác vận chuyển rác khoảng 215,74 tỷ đồng
- Chi cho xử lý rác khoảng 161,63 tỷ đồng ( bao gồm xử lý rác, xử lý nước rỉ
rác và các dịch vụ khác )
Ngoài ra, dịch vụ thu gom rác sinh hoạt được thực hiện bằng nguồn kinh phí
do các nguồn thải chi trả. Nguồn đóng góp này hiện nay chưa được quản lý nên
không thống nhất và không có số liệu thống kê chính xác. Tuy nhiên, theo số liệu
ước tính của Sở Tài nguyên - Môi trường với mức đóng góp của khoảng 85% các
hộ dân (ở ngoại thành là 5.000-7.000đ/hộ/tháng, ở nội thành là 10.000-15.000-
20.000đ/hộ/tháng) và các thành phần phi hộ dân khoảng 25.000-50.000 đ/tháng thì
tổng số tiền thu được cho hoạt động thu gom rác sinh hoạt khoảng 168,4 tỷ
đồng/năm.
Như vậy tổng nguồn kinh phí chi cho hoạt động quản lý rác thải trên địa bàn
ước khoảng 668 tỷ đồng/năm, trong đó nguồn được cấp từ ngân sách chiếm khoảng
74,8%, và nguồn do các chủ nguồn thải tự chi trả chiếm 25,2%.
Chia theo mục đích sử dụng như sau:
- Chi cho thu gom rác khoảng 290,8 tỷ đồng, chiếm 43,5%
- Chi cho vận chuyển rác khoảng 215,7 tỷ đồng, chiếm 32,3%

- Chi cho xử lý rác khoảng 161,3 tỷ đồng, chiếm 24,2%
1.1.4. Hệ thống quản lý Nhà nước về chất thải rắn đô thị:
Hệ thống quản lý Nhà nước về chất thải rắn ở TP.HCM theo sơ đồ 2.
Trong đó chức năng về quản lý chất thải rắn đô thị của từng đơn vị, phòng
ban trong hệ thống như sau:
Cấp thành phố

1
Đề án: Thu phí quét dọn, thu gom, vận chuyển, xử lý và chôn lấp chất thải rắn TP.HCM, tháng 8/2007

Các hình thức tổ chức thu gom rác thải sinh hoạt trên địa bàn TP.HCM – Thực trạng và
các đề xuất bổ sung


Viện Kinh tế TP.HCM-VKT 05.05.2008
13

· UBND TP. Hồ Chí Minh: UBND TP là cơ quan hành chính cao nhất, quản lý
các Sở Ban ngành trên địa bàn thành phố, ban hành các qui định, quy chế,
chiến lược phát triển kinh tế – xã hội, chiến lược quản lý môi trường căn cứ
trên sự tham mưu của các Sở ban ngành chuyên môn.
· Sở Tài nguyên và Môi trường:
- Chịu trách nhiệm chính trước UBND TP và Bộ Tài nguyên và Môi trường
trong công tác quản lý môi trường nói chung và quản lý chất thải rắn nói
riêng.
- Tham mưu cho UBND TP các vấn đề liên quan đến lĩnh vực quản lý chất
thải rắn (trong đó có chất thải rắn đô thị) thông qua phòng chuyên môn là
Phòng Quản lý chất thải rắn.
Sơ đồ 2 – Sơ đồ hệ thống quản lý Nhà nước về chất thải rắn đô thị
tại thành phố Hồ Chí Minh




Nguồn: Sở Tài Nguyên và môi trường
UBND TP
Cán bộ môi trường

UBND Quận / Huyện

UBND Phường/ Xã

Sở TN&MT
Phòng QLCTR

Phòng Tài nguyên
Môi trường
Phòng QLMT

Quỹ tái chế
Thanh
tra Sở
Chi cục BVMT
Ban quản lý các
khu liên hiệp xử lý
chất thải rắn
Tp. HCM
Các hình thức tổ chức thu gom rác thải sinh hoạt trên địa bàn TP.HCM – Thực trạng và
các đề xuất bổ sung



Viện Kinh tế TP.HCM-VKT 05.05.2008
14

Phòng Quản lý chất thải rắn – Sở Tài nguyên và Môi trường: là phòng chuyên
môn có chức năng quản lý Nhà nước về lĩnh vực chất thải rắn, được thành lập với
nhiệm vụ thực hiện công tác quản lý chất thải rắn, bao gồm: chất thải rắn đô thị,
chất thải rắn công nghiệp-chất thải nguy hại và chất thải y tế trên địa bàn TP.HCM.
Chức năng của Phòng Quản lý chất thải rắn thực hiện các hoạt động thanh kiểm tra,
giám sát nhà nước về lĩnh vực chất thải rắn, tham mưu cho cấp quản lý trực tiếp là
Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND TP xây dựng qui hoạch, các kế hoạch,
chương trình, các dự án về quản lý chất thải rắn.
Phòng Quản lý Môi trường: là đơn vị quản lý về vấn đề môi trường chung trong
đó có việc nhập khẩu phế liệu vào TP.HCM.
Chi cục bảo vệ môi trường – Sở Tài nguyên và Môi trường: là đơn vị trực thuộc
Sở, có chức năng tư vấn môi trường, thường thực hiện vấn đề tuyên truyền về chất
thải rắn.
Quỹ tái chế – Sở Tài nguyên và Môi trường: là đơn vị có chức năng khuyến
khích và thúc đẩy các hoạt động giảm phát sinh chất thải, tăng cường tái sử dụng và
tái chế nhằm giảm lượng chất thải vào môi trường và nâng cao hiệu quả sử dụng tài
nguyên thiên nhiên.
Ban quản lý các khu liên hiệp xử lý chất thải rắn TP. HCM – Sở Tài nguyên và
Môi trường: là đơn vị có chức năng thực hiện quản lý các khu liên hiệp xử lý của
thành phố theo quy hoạch tổng thể của các cơ quan quản lý Nhà nước đặt ra. Ban
quản lý các khu liên hiệp xử lý chất thải rắn Tp.HCM vừa mới được thành lập vào
tháng 08/2007.
Thanh tra – Sở Tài nguyên và Môi trường: là đơn vị có chức năng thanh, kiểm
tra và xử phạt các vụ việc liên quan đến môi trường nói chung và chất thải rắn đô thị
nói riêng.
Cấp Quận/Huyện
UBND các Quận/Huyện: là cấp quản lý địa phương, chịu trách nhiệm về các

vấn đề môi trường ở địa bàn Quận/Huyện. Đôn đốc, chỉ đạo thực hiện các quy định,
chương trình trên địa bàn được phân cấp quản lý.
Phòng Tài nguyên và Môi trường: là đơn vị tham mưu chính cho UBND
Quận/Huyện thực hiện theo chủ trương chính sách của TP. Đồng thời đề xuất các
biện pháp giải quyết môi trường nói chung và chất thải rắn nói riêng theo những đặc
thù tại từng Quận/Huyện. Chức năng quản lý điều hành là chức năng chính của
phòng Tài nguyên và môi trường.
Cấp Phường/xã
Hiện nay, tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước về môi trường nói chung và chất
thải rắn nói riêng tại cấp Phường/xã hầu như chưa có hoặc có nhưng không chú
trọng hoạt động.
Các hình thức tổ chức thu gom rác thải sinh hoạt trên địa bàn TP.HCM – Thực trạng và
các đề xuất bổ sung


Viện Kinh tế TP.HCM-VKT 05.05.2008
15

Ngoài ra công tác quản lý chất thải rắn còn có sự phối hợp của các Sở, Ban
ngành liên quan như: Sở Công nghiệp; Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng; Sở
Khoa học và Công nghệ, Sở Tài chính.
1.1.5. Tóm tắt một số khó khăn hạn chế trong quản lý chất thải rắn ở TP.HCM
- Nguồn chất thải rắn tăng nhanh qua các năm với thành phần ngày càng phức
tạp chưa được phân loại, đặc biệt còn nhiều chất thải rắn nguy hại lẫn trong
rác thải sinh hoạt.
- Rác thải sinh hoạt chiếm tỷ trọng lớn và rộng khắp trên địa bàn TP, lực
lượng thu gom đa dạng nhưng chưa có cơ chế quản lý phù hợp nên rất bất
cập. Hệ thống thu gom còn rất thủ công, thiếu sự phối hợp đồng bộ trong qui
trình thực hiện, không thống nhất về tiêu chuẩn phương tiện, phí thu gom
- Kinh phí cho công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác sinh hoạt của TP

hàng năm khá lớn, trong đó kinh phí cho công tác thu gom rác chiếm tỷ trọng
cao nhất. Đặc biệt nguồn đóng góp của chủ nguồn thải chiếm đến 58% tổng
nguồn kinh phí cho công tác thu gom và khoảng 25% trong tổng nguồn kinh
phí cho cả qui trình thu gom-vận chuyển -xử lý rác của TP nhưng còn rất
phân tán nên chưa hiệu quả.
- Thiếu qui hoạch trạm/bô trung chuyển, xe chở rác không đạt tiêu chuẩn gây
ô nhiễm môi trường trên đường vận chuyển.
- Biện pháp xử lý rác chủ yếu hiện nay của TP là chôn lấp, chưa đảm bảo các
yêu cầu về xử lý nước rỉ rác, gây ô nhiễm nguồn nước ngầm và môi trường
xung quanh.
Nhìn chung ở mỗi khâu trong qui trình thu gom- vận chuyển - xử lý rác của
TP đều có những hạn chế, trong đó để giải quyết các hạn chế ở khâu vận chuyển và
xử lý rác đòi hỏi các biện pháp mang tính định hướng lâu dài và nguồn vốn đầu tư
lớn, còn hạn chế ở khâu thu gom chủ yếu là do cơ chế quản lý, có thể giải quyết
ngay bằng các biện pháp ngắn hạn và trong thẩm quyền của TP.
1.2. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ THÀNH PHỐ TRONG VÀ NGOÀI
NƯỚC VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN
1.2.1. Kinh nghiệm trong nước:
1.2.1.1. Tổ chức hoạt động thu gom, phân loại rác sinh hoạt trên địa bàn TP. Hà
Nội:
Công ty Môi trường Đô thị Hà Nội là đơn vị trực tiếp thực hiện công tác quản
lý chất thải của TP. Hà Nội.
Công tác quản lý chất thải của Công ty gồm các giai đoạn sau:
- Công tác thu gom: thu gom chất thải sinh hoạt bằng hình thức gõ kẻng thu rác
nhà dân, tại các thùng rác vụn, quét và nhặt rác trên đường phố chứa trong các
xe gom.
Các hình thức tổ chức thu gom rác thải sinh hoạt trên địa bàn TP.HCM – Thực trạng và
các đề xuất bổ sung



Viện Kinh tế TP.HCM-VKT 05.05.2008
16

- Công tác vận chuyển: chất thải sinh hoạt đã được thu gom sẽ được chuyển từ
nội thành Hà Nội lên bãi chôn lấp chất thải cách Hà Nội 50 km ở Nam Sơn
(Sóc Sơn) bằng xe chuyên dùng.
- Công tác xử lý: 100% chất thải sinh hoạt thu gom hiện tại được xử lý bằng
phương pháp chôn lấp tại bãi chôn lấp theo quy trình công nghệ chôn lấp
được ấn định.
- Công tác phân loại: đang diễn ra tự phát và chỉ đối với những chất thải có khả
năng tái chế. Công việc phân loại này do những công nhân thu gom rác,
những người bới nhặt phế liệu ở địa phương và từ ngoại tỉnh (Thái Bình, Nam
Định v.v ) hoặc ngoại thành Hà Nội (Triều Khúc) tiến hành.
Ngoài lực lượng chính là Công ty môi trường đô thị, Hà nội cũng đã có một
số mô hình XHH thu gom rác thải, cụ thể HTX Thành Công bắt đầu hoạt động từ
năm 2002, phạm vi hoạt động trên địa bàn phường Hạ Đình - quận Thanh Xuân.
Đến nay đã mở rộng hoạt động ra 12 phường xã thuộc các quận huyện khác. HTX
đã tạo ra thu nhập và giải quyết việc làm cho 547 xã viên, ngoài ra còn được hưởng
BHXH, BHYT và bảo hiểm thân thể. HTX đứng ra đầu tư trang thiết bị, đến nay
tổng vốn đầu tư lên đến 24 tỷ đồng. Đội xe của HTX có 60 chiếc, trong đó có 20 xe
ép rác chuyên dùng, 15 xe vận tải, còn lại là xe tưới nước, rửa đường. Bình quân
mỗi ngày HTX thu gom, vận chuyển khoảng 320 tấn rác sinh hoạt và 115 tấn phế
thải xây dựng. Ưu điểm của mô hình hoạt động này là có sự góp vốn của các xã
viên để đầu tư trang thiết bị phục vụ cho hoạt động chung của HTX. Với phương
châm tiết kiệm, HTX đã có điều kiện tích lũy để đầu tư thêm phương tiện và mở
rộng qui mô hoạt động. Với điều kiện có đầy đủ phương tiện, HTX đảm nhận cả
khâu thu gom và vận chuyển rác trên địa bàn đã tạo điều kiện thuận lợi trong việc
phối hợp giữa hai khâu trong một qui trình hoạt động, đảm bảo vệ sinh môi trường
được tốt hơn.
1.2.1.2. Tổ chức thu gom và xử lý rác ở TP. Đà Nẵng:

Việc tổ chức thu gom rác và xử lý chất thải rắn ở Đà Nẵng làm khá tốt, được
Ngân hàng thế giới đánh giá là một trong những thành phố trong khu vực làm tốt vệ
sinh đô thị. Lượng rác thu gom trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đạt 85%, trong
đó nội thành là 100%. Công tác thu gom, giữ vệ sinh đô thị của Đà Nẵng có ưu
điểm lớn nhất là ở khâu thu gom rác, đảm bảo các tuyến đường phố luôn sạch sẽ,
người dân cơ bản không đổ rác ra đường, không có tụ điểm rác trên lòng, lề
đường phố, không có ga rác để lộ thiên gây mất vệ sinh, ô nhiễm môi trường và
mỹ quan đô thị; bãi rác nằm cách trung tâm thành phố 15km giữ được vệ sinh
khá tốt, ngay tại bãi rác, mùi khó chịu được hạn chế tối đa, ít ảnh hưởng đến môi
trường, không gây bức xúc trong nhân dân.
Đạt được kết quả đó là do TP.Đà Nẵng đã có các biện pháp thực hiện hiệu
quả như:
- Thành phố coi trọng thực hiện xã hội hoá việc thu gom rác, phát huy được
vai trò sức mạnh của các tổ chức quần chúng và chính quyền các cấp trong
công tác thu gom rác; phân cấp xác định trách nhiệm cụ thể, rõ ràng và có
Các hình thức tổ chức thu gom rác thải sinh hoạt trên địa bàn TP.HCM – Thực trạng và
các đề xuất bổ sung


Viện Kinh tế TP.HCM-VKT 05.05.2008
17

cơ chế kinh phí bảo đảm để thực hiện. Từ Công ty của thành phố đến chính
quyền, từng tổ chức quần chúng ở các quận, phường, tổ dân phố đều tham
gia vào các khâu thu gom rác, giữ gìn vệ sinh đường hè ngõ phố với nội
dung công việc cụ thể. Tổ dân phố tham gia thảo luận điểm đặt thùng rác
công cộng và quản lý bảo vệ thùng rác. Các đoàn thể đều tích cực tham gia
phong trào Ngày Chủ nhật sạch, xây dựng đoạn đường xanh, sạch, đẹp;
trong đó, Hội Phụ nữ, thanh niên, học sinh làm nòng cốt; vận động các gia
đình đều có thùng rác trong nhà, duy trì thường xuyên tổng vệ sinh vào

ngày Chủ nhật.
- Phí vệ sinh thu được khá tốt, thu theo hộ từ 7.000-15.000 đồng và các hộ
sản xuất kinh doanh tính theo lượng rác thải. Số kinh phí thu được phân bổ
lại hợp lý giữa các cấp (thành phố trích 10% cho cơ sở, gồm: 2% tổ dân
phố, 3% cho phường, 5% cho quận).
- Coi trọng và làm khá tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động người
dân vừa nâng cao ý thức, vừa tự giác thực hiện giữ vệ sinh đường phố; có
chế tài xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm quy định chung. Các hộ
kinh doanh phải ký cam kết đảm bảo vệ sinh môi trường, nếu vi phạm sẽ bị
rút giấy phép kinh doanh. Những gia đình ở mặt phố, mặt ngõ nếu vứt rác
ra đường đều bị Thanh tra Giao thông xử phạt.
- Áp dụng phương thức thu gom rác tiên tiến, phù hợp với trang thiết bị cải
tiến, công nghệ đơn giản và luôn giữ rác kín trong suốt quá trình thu gom
vận chuyển, không có thời gian tạm dồn, dừng trên lòng, lề đường phố,
không có ga rác hở, phun xử lý men hoá chất kịp thời, chôn lấp đúng quy
trình.
- Toàn thành phố được bố trí hơn 4.000 thùng chứa rác cố định và lưu động,
có khoá cố định, bình quân cách nhau 100m có đặt thùng chứa rác thải và 5
trạm trung chuyển được khử mùi và ép rác tại chỗ. Các nhà hàng, công sở,
xí nghiệp đều có thùng chứa rác. Các thùng chứa rác được thiết kế gọn nhẹ,
thuận tiện cho đổ rác, vận chuyển nhẹ nhàng, được thường xuyên rửa sạch,
khi đầy được kịp thời vận chuyển bằng xe chuyên dùng đến các trạm trung
chuyển hoặc điểm xe ép rác, đảm bảo không để rác lộ thiên, tập trung trên
các đường phố.
- Đối với rác thải xây dựng, chủ công trình (cả nhà ở) ký Hợp đồng với Công
ty Môi trường về việc thu gom. Công ty có phương tiện để chứa và chuyển
rác đến nơi quy định hoặc phục vụ san lấp mặt bằng, tránh việc để vôi thầu,
cát bừa bãi làm tắc nghẽn hệ thống thoát nước. Khi lập hồ sơ xây dựng
công trình nhất thiết phải có biện pháp thi công đảm bảo an toàn và vệ sinh
môi trường.

- Trạm trung chuyển rác là nơi tiếp nhận các thùng rác chở đến, phun men,
hoá chất xử lý sơ bộ, ép rác vào các conterner kín để xe ô tô chở ra bãi
chôn lấp. Trạm được thiết kế xây dựng hợp lý ngay trong nội thành kề cận
các nhà dân trên mặt đường phố nhưng đảm bảo kín đáo, biệt lập, có phòng
Các hình thức tổ chức thu gom rác thải sinh hoạt trên địa bàn TP.HCM – Thực trạng và
các đề xuất bổ sung


Viện Kinh tế TP.HCM-VKT 05.05.2008
18

làm việc, điều hành rất hợp vệ sinh, không toả mùi khó chịu do có hệ thống
phun hoá chất khử mùi, phun nước rửa sạch, quạt đẩy hơi rác lên cao qua
hệ thống ống khói ra xa, ép và chuyển rác đến khu bãi xử lý chôn lấp tập
trung, nên được người dân xung quanh nơi đặt trạm chấp nhận.
- Các phương tiện vận chuyển rác được bảo quản luôn sạch sẽ, xe chở rác
được rửa sạch khi rời bãi rác, không có loại xe thu gom đẩy tay, để ngổn
ngang khắp nơi trên đường phố.
- Có cơ chế quản lý nội bộ Công ty Môi trường đô thị khá chặt chẽ, làm tốt
việc thanh, kiểm tra, thường xuyên, kịp thời phát hiện các thùng rác đầy, để
chuyển đi ngay và thay thùng trống vào đó, nên rác không bị tràn ra đường
phố. Có cơ chế khoán cho đội quét dọn. Việc quét dọn rác đường phố được
Công ty giao cho tổ dân phố, phường thực hiện chế độ thường xuyên đánh
giá, cho điểm làm cơ sở để Công ty nghiệm thu kết quả các đội. Kết quả
đạt được của TP Đà Nẵng trong việc thu gom rác, xử lý chất thải rắn có
được do nhiều nguyên nhân. Trong đó có sự quan tâm lãnh đạo của các cấp
uỷ Đảng, sự chỉ đạo cụ thể của các cấp chính quyền và sự tham gia tích
cực, tự giác của các đoàn thể, nhân dân. Đảm bảo đúng quy trình quản lý,
thu gom chất thải, với cơ chế thanh, kiểm tra và xử phạt nghiêm khắc, kịp
thời.

1.2.1.3. Mô hình XHH thu gom rác ở TP. Hải Phòng:
Quán Toan là một phường ven đô thuộc quận Hồng Bàng, Hải Phòng. Là
một đô thị mới hình thành và phát triển.
Trong một thời gian khá dài, Quán Toan là điểm có nhiều bức xúc về vấn đề
rác thải, người dân thường có thói quen xả rác tự do, gây tình trạng ô nhiễm môi
trường, mất vệ sinh trầm trọng trong phường, ảnh hưởng đến cuộc sống và sức khỏe
của người dân. Tổ thu gom rác của phường chỉ có vài ba người, phương tiện thu
gom cọc cạch, nhân viên thu gom không được đào tạo, hướng dẫn chuyên môn…
Vào thời điểm đó, dự án hỗ trợ cải cách hành chính thí điểm tại thành phố
Hải Phòng về XHH dịch vụ công ra đời (VIE/98/0003), phường Quán Toan được
lựa chọn thực hiện thí điểm, Công ty Môi trường đô thị Hải Phòng cử một nhóm
người đứng ra thiết lập mô hình thí điểm XHH dịch vụ thu gom rác trên địa bàn
phường theo quyết định 186/QĐ-UB ngày 2/2/2000 của UBND TP.Hải Phòng.
Tổ công tác đã tổ chức khảo sát thực tế nhu cầu và đối tượng phục vụ, phối
hợp với chính quyền địa phương làm việc với từng tổ, cụm dân cư để xác định khu
vực triển khai dịch vụ, số lượng các đối tượng có nhu cầu phục vụ, phân loại đối
tượng, khối lượng công việc, xây dựng qui trình thu gom rác, các vị trí tập kết rác
và thời điểm thu gom rác; xây dựng qui chế giám sát, kiểm tra dịch vụ công và công
khai mức thu phí (theo hình thức khoán thu, khoán chi).
Công tác tuyên truyền được đi trước một bước bằng các chiến dịch tuyên
truyền, vận động mọi người dân trong cộng đồng, các cấp chính quyền, các doanh
nghiệp đóng trên địa bàn hiểu rõ được quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của mình
Các hình thức tổ chức thu gom rác thải sinh hoạt trên địa bàn TP.HCM – Thực trạng và
các đề xuất bổ sung


Viện Kinh tế TP.HCM-VKT 05.05.2008
19

trong việc giữ gìn môi trường sống; Các cuộc hội thảo về xây dựng qui trình thu

gom rác, kế hoạch triển khai và tiến độ thực hiện dự án; Xác định vai trò, vị trí,
trách nhiệm của các cấp, các ngành, chính quyền địa phương, cụm, tổ dân phố và
người dân; Trách nhiệm của người dân trong việc đóng góp phí vệ sinh; qui chế
giám sát kiểm tra…
Mặc dù về hình thức tổ chức, tổ thu gom rác Quán Toan trực thuộc Công ty
Môi trường đô thị Hải Phòng nhưng về cơ chế, chính sách, tài chính…nó được chủ
động như một đơn vị độc lập theo hình thức khoán thu, chi với sự huy động tham
gia đóng góp của người dân để giải quyết vấn đề rác thải.
Tổ thu gom rác đảm nhận chủ yếu khâu thu gom ở các khu vực xóm ngõ,
khu tập thể theo hình thức “phường tự quản hoặc rác dân lập”, sau đó chuyển cho
doanh nghiệp nhà nước (URENCO Hải Phòng) thu gom ở các khu vực tập trung,
vận chuyển ra bãi chôn lấp hoặc tụ điểm rác của thành phố.
Có sự tham gia của cộng đồng trong công tác thu gom chất thải đã làm cho
tình hình vệ sinh được đảm bảo. Mỗi năm tổ thu gom rác thu từ mức đóng góp của
người dân để chi lương, bảo hiểm xã hội, bảo hộ lao động và một số chi phí có liên
quan cho những người thu gom rác. Từ đó tạo được ý thức trách nhiệm của từng
người dân, của các tổ chức nhà nước, doanh nghiệp đóng trên địa bàn phường, đặc
biệt là chính quyền phường cùng chung tay giải quyết vấn đề môi trường.
1.2.2. Kinh nghiệm một số nước trên thế giới:
1.2.2.1. Thu gom rác thải tại Singapore:
Tại Singapore, nhiều năm qua đã hình thành một cơ chế thu gom rác rất hiệu
quả. Việc thu gom rác được tổ chức đấu thầu công khai cho các nhà thầu. Công ty
trúng thầu sẽ thực hiện công việc thu gom rác trên một địa bàn cụ thể trong thời hạn
7 năm.
Singapore có 9 khu vực thu gom rác. Rác thải sinh hoạt được đưa về một khu
vực bãi chứa lớn. Công ty thu gom rác sẽ cung cấp dịch vụ “từ cửa đến cửa”, rác
thải tái chế được thu gom và xử lý theo chương trình Tái chế Quốc gia. Trong số
các nhà thầu thu gom rác hiện nay tại Singapore, có bốn nhà thầu thuộc khu vực
công, còn lại thuộc khu vực tư nhân. Các nhà thầu tư nhân đã có những đóng góp
quan trọng trong việc thu gom rác thải, khoảng 50% lượng rác thải phát sinh do tư

nhân thu gom, chủ yếu là rác của các cơ sở thương mại, công nghiệp và xây dựng.
Chất thải của khu vực này đều thuộc loại vô cơ nên không cần thu gom hàng ngày.
Nhà nước quản lý các hoạt động này theo luật pháp. Cụ thể, từ năm 1989,
chính phủ ban hành các qui định ytế công cộng và môi trường để kiểm soát các nhà
thầu tư nhân thông qua việc xét cấp giấy phép. Theo qui định, các nhà thầu tư nhân
phải sử dụng xe máy và trang thiết bị không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân
dân, phải tuân thủ các qui định về phân loại rác để đốt hoặc đem chôn để hạn chế
lượng rác tại bãi chôn lấp. Qui định các xí nghiệp công nghiệp và thương mại chỉ
được thuê mướn các dịch vụ từ các nhà thầu được cấp phép.
Các hình thức tổ chức thu gom rác thải sinh hoạt trên địa bàn TP.HCM – Thực trạng và
các đề xuất bổ sung


Viện Kinh tế TP.HCM-VKT 05.05.2008
20

Phí cho dịch vụ thu gom rác được cập nhật trên mạng Internet công khai để
người dân có thể theo dõi. Bộ môi trường qui định các khoản phí về thu gom rác và
đổ rác với mức 6-15 đô la Singapore mỗi tháng tùy theo phương thức phục vụ (15
đô la đối với các dịch vụ thu gom trực tiếp, 6 đô la đối với các hộ được thu gom
gián tiếp qua thùng chứa rác công cộng ở các chung cư). Đối với các nguồn thải
không phải là hộ gia đình, phí thu gom được tính tùy vào khối lượng rác phát sinh
có các mức 30-70-175-235 đô la Singapore mỗi tháng. Các phí đổ rác được thu
hàng tháng do ngân hàng PUB đại diện cho Bộ môi trường thực hiện.
Thực hiện cơ chế thu nhận ý kiến đóng góp của người dân thông qua đường
dây điện thoại nóng cho từng đơn vị thu gom rác để đảm bảo phát hiện và xử lý kịp
thời tình trạng phát sinh rác và góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ.
1.2.2.2. Quản lý rác thải ở Indonesia:
Vấn đề rác và môi trường ở Indonesia cũng rất được quan tâm và có các biện
pháp tích cực để giáo dục mọi người ý thức giữ gìn vệ sinh công cộng, cụ thể:

- Quảng cáo chống xả rác bừa bãi trên các báo, tạp chí, trong rạp chiếu bóng
và trên truyền hình. Giáo dục người dân bỏ rác vào các bịch nilông nhỏ mà
họ nhận được ở nơi công cộng và bỏ chúng vào thùng rác.
- Vận động các tài tử phim ảnh và các ca sĩ cổ vũ cho ý thức giữ gìn vệ sinh.
- Đặt các thùng đựng rác nhiều màu sắc và dễ nhìn thấy xung quanh TP, ở
những nơi thích hợp. Ở TP Surabaya, các thùng đựng rác còn được hỗ trợ
bằng các quảng cáo của hãng thuốc lá Sampoema.
- Tổ chức tốt công tác đổ rác hàng ngày và mua sắm thêm xe chở rác khi cần.
- Tăng cường hiệu lực của các qui định về thu nhặt và xử lý rác.
- Chính phủ tổ chức các thảo luận chuyên đề về vệ sinh sức khỏe.
- Vận động trẻ em vào phong trào cải thiện và giữ gìn môi trường.
1.2.2.3. Thu gom và xử lý rác thải ở Pháp:
Rác thải tại Pháp được phân loại tại nhà. Các nhà sản xuất công nghiệp phải
nộp 0,6 xu đối với mỗi bao bì do công ty mình phát hành ra cho công ty Eco –
Emballages, công ty này thuộc sự quản lý của nhà nước, có nhiệm vụ giúp các cộng
đồng dân cư tổ chức việc phân loại rác tại nhà. Công ty này cũng sẽ chịu 40% chi
phí cho việc thu gom và phân loại rác, phần còn lại là do các cộng đồng dân cư và
người đóng thuế phải chịu.
Việc thu gom rác được tổ chức theo nhu cầu, tùy theo từng khu vực dân cư,
căn cứ vào địa điểm tập trung các thùng rác. Tại Paris, mỗi khu vực dân cư được đặt
2 thùng rác.
Việc phân loại rác thay đổi tùy theo từng địa phương. Tại nhiều thành phố,
người ta thu gom vào một thùng các loại chai lọ bằng chất dẻo, các đồ hộp, chai hộp
loại nhỏ, bìa các tông. Một thùng khác đựng báo, tạp chí, một thùng đựng đồ thuỷ
tinh, còn thùng thứ tư dành cho các chất thải dễ bị thối rữa và các loại linh tinh
Các hình thức tổ chức thu gom rác thải sinh hoạt trên địa bàn TP.HCM – Thực trạng và
các đề xuất bổ sung


Viện Kinh tế TP.HCM-VKT 05.05.2008

21

khác. Tại Paris tất cả các chất thải có thể tái chế trừ thuỷ tinh đều được cho vào một
thùng màu vàng, trong đó có cả các đồ điện gia dụng loại nhỏ.
Tỷ lệ bình quân của rác thải vứt không đúng quy định trong thùng rác để tái
chế tại các trung tâm phân loại rác sinh hoạt lên tới 30% năm 2002 so với 22% năm
2000. Để cải thiện tình hình, công ty Eco – Emballages đã tung đi "các đại sứ về
phân loại" đến từng gia đình để giải thích cho mọi người biết các quy tắc về phân
loại rác. Nhưng cho dù mọi người đều phân loại tốt thì một số loại rác vẫn bị đổ bừa
bãi hoặc cho vào lò đốt rác vì thiếu cơ sở tái chế.
Như vậy có thể thấy rằng, ở Pháp đã rất chú trọng đến biện pháp phân loại
rác tại nguồn. Tuy nhiên nếu không chú trọng đến giải pháp tái chế thì hiệu quả của
việc phân loại cũng bị hạn chế.
1.2.3. Một số kinh nghiệm rút ra từ tổ chức hoạt động và quản lý rác thải
của các TP khác trong nước và quốc tế:
1.2.3.1. Về công tác quản lý:
- Coi trọng thực hiện xã hội hoá việc thu gom rác, phát huy được vai trò,
sức mạnh của các tổ chức quần chúng và chính quyền các cấp trong công
tác thu gom rác, phân cấp và xác định trách nhiệm cụ thể, rõ ràng cho từng
cấp quản lý.
- Các tổ chức thu gom rác được chủ động theo hình thức khoán thu, chi với sự
huy động tham gia đóng góp của người dân để giải quyết vấn đề rác thải. Có
cơ chế giám sát của các đối tượng được hưởng dịch vụ, giao cho tổ dân
phố, UBND phường làm đầu mối thực hiện chế độ thường xuyên đánh giá,
cho điểm làm cơ sở để nghiệm thu kết quả. Từ đó tạo được ý thức trách
nhiệm của từng người dân, của các tổ chức nhà nước, doanh nghiệp đóng
trên địa bàn phường, đặc biệt là chính quyền phường cùng chung tay giải
quyết vấn đề môi trường.
- Coi trọng công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động người dân ý thức tự
giác thực hiện giữ vệ sinh đường phố. Việc tuyên tuyền phải được thực

hiện một cách rộng rãi, đa dạng trên các phương tiện truyền thông và gây
được sự chú ý.
- Có các qui định cụ thể và các biện pháp chế tài xử lý nghiêm khắc, kịp
thời những trường hợp vi phạm để tăng cường hiệu lực.
- Có cơ chế cho tư nhân thầu cung cấp dịch vụ thu gom rác thải ở các khu vực
có các điều kiện như:
+ Có thể xác định rõ kết quả đầu ra (xác định được khối lượng rác thải)
+ Có thể giám sát được việc thực hiện
+ Có cơ chế kiểm tra, giám sát và các biện pháp xử lý vi phạm
Các hình thức tổ chức thu gom rác thải sinh hoạt trên địa bàn TP.HCM – Thực trạng và
các đề xuất bổ sung


Viện Kinh tế TP.HCM-VKT 05.05.2008
22

- Việc phân loại rác tại nguồn chỉ có thể mang lại hiệu quả nếu đảm bảo thực
hiện đồng bộ các khâu: tồn trữ tại nguồn, thu gom, vận chuyển và xử lý
(trong đó cần chú trọng đến các cơ sở tái chế).
1.2.3.2. Về các mô hình XHH:
- Mô hình Hợp tác xã thu gom - vận chuyển rác có sự góp vốn của xã viên để
đầu tư phương tiện phục vụ hoạt động chung của Hợp tác xã, tạo điều kiện
mở rộng qui mô hoạt động và có sự phối hợp đồng bộ giữa khâu thu gom và
vận chuyển rác trong một qui trình thống nhất, đảm bảo vệ sinh môi trường
được tốt hơn.
- Thực hiện cơ chế đấu thầu thu gom, vận chuyển rác ở các nguồn thải qui mô
lớn và có tính chất độc lập như các cơ sở thương mại, công nghiệp và xây
dựng do có điều kiện thuận lợi trong việc thanh toán chi phí và kiểm soát
chất lượng dịch vụ.
1.3. KẾT LUẬN PHẦN 1:

Thực trạng quản lý chất thải rắn trên địa bàn thành phố còn nhiều bất cập, ở
cả các khâu thu gom, vận chuyển và xử lý rác. Trong đó khâu thu gom rác, đặc biệt
rác thải sinh hoạt còn rất nhiều phức tạp do là nguồn rác thải chiếm tỷ trọng lớn, có
lực lượng tham gia đông đảo với nhiều loại hình tổ chức nhưng chưa thống nhất đầu
mối quản lý.
Kinh nghiệm của các thành phố khác trong và ngoài nước đã chú trọng các
biện pháp quản lý như cơ chế kiểm tra giám sát, đặc biệt nâng cao vai trò của các tổ
dân phố trong việc kiểm tra giám sát dịch vụ vệ sinh trên địa bàn và tăng cường các
biện pháp tuyên truyền và xử lý vi phạm để nâng cao ý thức người dân trong vấn đề
giữ gìn vệ sinh môi trường. Một số mô hình xã hội hóa thu gom-vận chuyển rác
hoạt động hiệu quả có thể áp dụng cho TP, đặc biệt là mô hình Hợp tác xã thu gom
rác quản lý tập trung, có khả năng điều hành hoạt động hiệu quả và phối hợp được
các khâu thu gom-vận chuyển rác trong một qui trình thống nhất; hoặc thực hiện cơ
chế đấu thầu thu gom-vận chuyển rác ở các khu vực mang tính chất độc lập, có thể
xác định được khối lượng rác thải và kiểm soát được chất lượng dịch vụ.

×