Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

NGHIÊN CỨU KHẢ THIVv Đầu tư mới NHÀ MÁY SẢN XUẤT BAO BÌ CARTON 30.000 TẤN NĂM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (368.24 KB, 50 trang )


1

TỔNG CÔNG TY CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM ĐỒNG NAI
CÔNG TY CỔ PHẦN BAO BÌ BIÊN HÒA .







BÁO CÁO :
NGHIÊN CỨU KHẢ THI


V/v Đầu tư mới
NHÀ MÁY SẢN XUẤT BAO BÌ CARTON 30.000
TẤN/NĂM
(
(
T
T


i
i


đ
đ




a
a


đ
đ
i
i


m
m


:
:


K
K
C
C
N
N


M
M





P
P
h
h
ư
ư


c
c
,
,


T
T


n
n
h
h


B
B

ì
ì
n
n
h
h


D
D
ư
ư
ơ
ơ
n
n
g
g
)
)













Dong nai tháng 6.2010

2

PHẦN MỘT
SỰ CẦN THIẾT CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ

I. SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ .
1. Cơ sở pháp lý của dự án đầu tư :
- Thực hiện định hướng chiến lược phát triển của Công ty Cổ phần Bao bì Biên Hòa giai đọan
2010 – 2015 và tầm nhìn đến năm 2025 là trở thành nhà sản xuất bao bì Carton lớn nhất
Việt Nam.
- Thực hiện Nghị quyết Đại hội cổ đông thường niên lần thứ VII ngày 19/03/2010 về việc chấp
thuận kế hoạch đầu tư mới 01 Nhà máy bao bì carton ở khu vực khác nhằm mở rộng quy mô
sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh.
2. Sự cần thiết của dự án đầu tư :
- Thị trường bao bì carton ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có tốc độ tăng trưởng trung
bình 15% trong giai đoạn 2005 – 2010 và dự báo vẫn giữ tốc độ tăng trưởng trung bình là
15% trong giai đoạn 2010 – 2015 . Đó là thị trường hấp dẫn đối với các nhà đầu tư .
- Nhu cầu sử dụng bao bì giấy ngày càng tăng cao do có tính thân thiện với môi trường và có
xu hướng thay thế các loại bao bì khác.
- Công suất thiết kế của Nhà máy bao bì carton hiện nay tại Đường số 3, KCN Biên Hòa 1 là
40,000 tấn/ năm, đến nay đã khai thai thác khoảng 85% công suất thiết kế tức khoảng
34,000 tấn/ năm ) và với tốc độ tăng trưởng của ngành sản xuất bao bì carton trung bình
15% thì dự kiến công suất của Nhà máy hiện tại sẽ được khai thác hết vào năm 2011 .
- Nhiều nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đang quan tâm và gia tăng sự đầu tư vào thị
trường này do kỳ vọng vào tiềm năng phát triển của thị trường. Do vậy Công ty cần phải đầu
tư mở rộng quy mô và hiện đại hóa công nghệ nhằm gia tăng tính cạnh tranh của Công ty

trong giai đoạn sắp tới.
- Khu công nghiệp Biên Hòa 1, Tỉnh Đồng Nai nơi Công ty đang đặt Nhà máy sản xuất bao bì
carton hiện tại đã được Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt chuyển đổi công năng từ Khu công
nghiệp thành khu Tài chính - thương mại - dịch vụ và dự kiến mốc thời gian bắt đầu để triển
khai dự án là năm 2015 . Vì vậy Công ty cần phải có dự án đầu tư nhà máy mới để dự phòng
rủi ro khi KCN Biên Hòa 1 di dời đến địa điểm khác.



3

II. CHỦ ĐẦU TƯ
1. Về pháp nhân :
- Công ty CP bao bì Biên Hòa (Sovi) được cổ phần hóa theo quyết định số 3222/QĐ.CT.UBT
ngày 07/9/2003 của UBND tỉnh Đồng Nai, chính thức chuyển sang hình cổ phần từ
01/9/2003 theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 4703000057 do Sở Kế hoạch và
Đầu tư Tỉnh Đồng Nai cấp và thay đổi lần 2 ngày 4/12/2007 do tăng vốn điều lệ Công ty.
- Ngành nghề kinh doanh : sản xuất kinh doanh bao bì giấy và giấy. Kinh doanh nguyên vật
liệu liên quan đến bao bì và giấy.
- Vốn điều lệ : 39.000.000.000 đồng
- Địa chỉ liên lạc : Văn phòng công ty đường số 7, khu công nghiệp Biên Hòa 1, Phường An
Bình, TP Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai.
- Điện thoại : 061.3836121 – 3836122 Fax : 061.3832939
- Email :
Website :
2. Giới thiệu công ty :
- 1968 : Công ty CP Bao bì Biên Hòa tiền thân là Nhà máy bao bì Biên Hòa (SOVI), là xưởng
sản xuất bao bì đầu tiên tại Viêt Nam được thành lập.
- 1975 : Sau giải phóng Nhà nước tiếp quản và duy trì hoạt động có hiệu quả đến năm 1988.
- 1992 : Đầu tư mới phân xưởng Xeo Giấy 2,000 tấn/năm.

- 1993-1995 : Đầu tư nâng cấp và bổ sung thiết bị in cho phân xưởng sản xuất bao bì carton
cũ – 4,000 tấn/năm.
- 1997-1998 : Đầu tư mới một phân xưởng bao bì carton có công suất 14,000 tấn/năm.
- 2000-2001: Đầu tư sản xuất mặt hàng mới – Hộp giấy in offset 1,000 tấn/năm.
- 9/2003 : Nhà máy Bao bì Biên Hòa chuyển sang hình thức cổ phần, chính thức lấy tên là
Công ty CP Bao bì Biên Hòa với TCTy Công Nghiệp Thực Phẩm Đồng Nai là Công ty mẹ.
- 2003-2005 : Đầu tư mở rộng mặt hàng – Hộp giấy in offset lên 3,000 tấn/năm.
- 2005-2007 : Đầu tư mới nhà máy sản xuất bao bì carton tại địa điểm mới 4.5 ha, đường số 3,
KCN Biên Hòa 2- nâng công suất thiết kế sản phẩm lên 40,000 tấn/năm.
- 2007 : Công ty đã tiến hành nộp hồ sơ đăng kí thành công ty đại chúng chuẩn bị cho việc
niêm yết cổ phiếu tại Trung tâm giao dịch Chứng khoán Hà Nội theo Nghị Quyết ĐHĐ cổ
đông bất thường năm 2007 ngày 16/10/2007. Ngày 9/12/2008 Công ty chính thức được
Trung tâm giao dịch Chứng khóan Hà Nội cấp phép niêm yết theo Quyết định số 503/QĐ-
TTGDHN do Giám đốc Trung tâm giao dịch Hà Nội cấp và ngày 22/12/2008, ba triệu chín

4

trăm ngàn cổ phiếu chính thức được giao dịch trên sàn Hà Nội.
- 2007-2009 : Đầu tư mở rộng mặt hàng – Hộp giấy in offset lên 5,000 tấn/năm.
Hiện nay Công ty có 02 Nhà máy và 01 Phân xưởng trực thuộc :
 Nhà máy bao bì Carton : có công suất 40,000 tấn/năm, diện tích 45,000 m2, trong đó
diện tích nhà xưởng sản xuất và khu phụ trợ 22,800 m2 nằm ở đường số 3, KCN Biên
Hòa 1.
 Nhà máy bao bì in Offet : có công suất 5,000 tấn/năm, diện tích 12,788 m2, trong đó diện
tích nhà xưởng sản xuất và khu phụ trợ 6,648 m2 nằm ở đường số 7,KCN Biên Hòa 1.
 Phân xưởng Xeo giấy : có công suất 3,000 tấn/năm, diện tích 3,942 m2, trong đó diện
tích nhà xưởng sản xuất và khu phụ trợ 1,578 m2 nằm ở đường số 3, KCN Biên Hòa 1.
Nguồn nhân lực : Tổng số lao động có đến 31/12/2009 : 593 người
Trong đó :
- Trình độ Đại học, cao đẳng : 66 người

- Trung cấp, công nhân kỹ thuật : 346 người
- Phổ thông trung học : 181 người
Trải qua hơn 40 năm, từ một cơ sở sản xuất nhỏ đến nay Công ty Cổ phần Bao bì Biên Hòa
(SOVI) đã trở thành một trong những nhà cung cấp bao bì carton hàng đầu của cả nước.
Thương hiệu SOVI đã trở nên quen thuộc không chỉ với khách hàng trong nước mà còn quen
thuộc với tập đoàn kinh tế lớn của nước ngoài như: UNILERVER, AJINOMOTO, COCA-COLA,
DUTCH LADY, PEPSI Co. VN, URC VIETNAM Co.LTD, KINH ĐÔ, CASTROL BP PETCO
Co.Ltd, SYNGENTA, BAYER, TOTAL OIL, MASAN JSC,…
Với thiết bị, công nghệ của Pháp, Đức, Thụy Sĩ, Đài Loan, … và với đội ngũ CB-CNV được
đào tạo và có hơn 40 năm kinh nghiệm sản xuất bao bì Carton: Công ty Cổ phần Bao Bì Biên
Hòa (SOVI) lúc nào cũng là bạn đồng hành của các nhà sản xuất.
III. HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH

1. Sản lượng sản phẩm qua các năm :


STT

Tên sản phẩm ĐVT Sản lượng
2005 2006 2007 2008 2009
1 Bao bì Carton Tấn 21,560

23,558

26,163

27,826

32,387


2 Bao bì in offset Tấn 2,678

2,960

3,005

3,788

4,234

3 Xeo giấy (giấy bìa
hộp)
Tấn 2,738

2,500

2,792

2,951

2,710


5

2. Chất lượng sản phẩm :
Thỏa mãn theo yêu cầu của khách hàng ở phân khúc chất lượng khá và cao.
3. Nguyên vật liệu chính:
Chủ yếu là giấy với hai loại: Giấy làm mặt và giấy làm sóng.
Giấy làm mặt: 60% phải nhập từ Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan, …; 30% còn lại là

giấy trong nước. Tỷ lệ này có thể thay đổi tùy theo yêu cầu của khách hàng.
Giấy làm sóng: Chủ yếu là giấy trong nước, chỉ nhập khi giá rẻ hơn trong nước hoặc khi
khách hàng yêu cầu.
4. Quy trình sản xuất:
Từ nguyên vật liệu giấy cuộn  Máy làm tấm carton  Máy in Flexo nhiều màu  Máy xẻ
rãnh nhấn lằn  Máy đóng hoặc dán  Máy cột.
5. Hệ thống chất lượng:
Nhà máy thực hiện và duy trì hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2000
(Đã được DNV cấp giấy chứng nhận từ tháng 9/2000) và liên tục định kỳ 2 năm một lần Công ty
mời Công ty DNV tái đánh giá lại tiêu chuẩn nhằm cải tiến và nâng cao tiêu chuẩn đánh giá.
6. Tình hình nghiên cứu phát triển:
Bộ phận nghiên cứu phát triển phối hợp với các chuyên viên kỹ thuật của Công ty trong việc
nghiên cứu cải tiến quản lý sản xuất, đổi mới công nghệ, thiết bị cũng như nghiên cứu sản
phẩm mới nhằm: nâng cao chất lượng, dịch vụ, giảm giá thành và đa dạng hóa sản phẩm. Kết
quả: Nâng cấp máy Carton 1m6, cải tiến máy in Flexo nhằm gia tăng công suất ; nghiên cứu và
lên kế hoạch đầu tư sản phẩm mới như sản xuất nòng ống giấy, khay giấy,…xây dựng nhiều
phương án đầu tư đổi mới thiết bị – công nghệ, cải tiến công tác quản trị ở một số khâu đã có
những tiến bộ đáng kể.
7. Họat động Marketing:

Do thị trường bao bì ngày càng tăng trưởng mạnh và hấp dẫn nên có nhiều nhà đầu tư trong
cũng như ngoài nước chú ý và gia tăng đầu tư vào thị trường này. Để hiểu rõ được nhu cầu và
mong đợi của khách hàng, hiểu rõ được chiến lược kinh doanh của đối thủ cạnh tranh, bộ phận
marketing thực hiện các hoạt động nghiên cứu thị trường, chọn thì trường mục tiêu, xây dựng
các chiến lược kinh doanh cũng như tiến hành các hoạt động nhằm thu hút khách hàng. Qua đó
giúp Công ty có đầy đủ các thông tin về thị trường để đề ra những chiến lược kinh doanh cụ thể
cho từng giai đoạn.




6

8. Thị trường và các đối thủ cạnh tranh:
- Thị trường chủ yếu của công ty là các tỉnh, thành phố nằm trong vùng kinh tế trọng điểm ở
phía Nam bao gồm Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Tp. Hồ Chí Minh, Long An .
Hiện nay, 70% sản lượng của Công ty phục vụ cho các Công ty liên doanh hoặc Công ty có
100% vốn nước ngoài.
- Đối thủ cạnh tranh chủ yếu của Công ty là các công ty 100% vốn nước ngoài như: NEW-
ASIA (TP.HCM), OJITEX (Đồng Nai), ALCAMAX (Bình Dương), Box Pack (Bình Dương),
Vĩnh Phong Du , Việt Long (Nhơn Trạch).
9. Các khách hàng lớn của Nhà máy hiện nay:
- Tập đoàn UniLever, Coca-Cola, Kinh Đô, Nước khoáng Vĩnh Hảo, NGK Chương Dương,
Uni- President; Syngenta; Bayer; Castrol; Total oil; Pepsi; Massan; Gạch men Ý Mỹ;
Omron, Kimberly-Clark, Bột giặt Net; URC Vietnam, Zeng Hsing Industry, SamMiller …,

Kết quả hoạt động kinh doanh trong 5 năm
STT

Chỉ tiêu ĐVT 2005 2006 2007 2008 2009
1 Doanh thu Tr. Đồng

195,751

225,058

282,109

402,122

411,366


2 Lợi nhuận trước thuế -nt- 7,330

8,003

9,100

13,115

25,060

3 Lợi nhuận sau thuế -nt- 6,231

6,803

7,735

12,131

22,584

4 Thu nhập bình
quân/người-tháng
-nt- 2,86

3,05

3,50

4,15


5,2

5 Nộp ngân sách -nt- 4,023

5,035

6,302

9,745

5,522

6 Đầu tư -nt- 20,510

13,572

11,263

19,665

4,527











7

PHẦN HAI
SẢN PHẨM BAO BÌ CARTON

I. ĐẶC TÍNH CHUNG :

Bao bì giấy Carton là sản phẩm thiết yếu dùng để chứa đựng , vận chuyển , bảo quản và
trưng bày các sản phẩm công nghiệp và tiêu dùng . Nó giành vị trí tuyệt đối trong ngành hàng
tiêu dùng (bánh snack, cookies, bánh qui giòn, thức uống …). Bao bì giấy Carton dễ vận
chuyển, xếp thành chồng với số lượng lớn, dễ lưu kho và trưng bày. Ngoài ra độ cứng của lọai
carton còn bảo vệ cho sản phẩm tránh khỏi tổn thất. Hình ảnh và chữ viết trên giấy carton
thường dễ in đẹp và sống động. Mặt carton phẳng giúp scan vạch mã số và những panô rời
cung cấp thêm diện tích phổ biến thông tin. Sản phẩm bao bì carton với dạng carton sóng chủ
yếu sau:
- 03 lớp (sóng A, B, C hoặc E), bên ngoài là 2 lớp giấy mặt với 1 lớp sóng ở giữa và hơn 70%
thùng carton tiêu thụ trên thị trường sử dụng loại này.
- 05 lớp (sóng AB, BC, BE), bên ngoài là 2 lớp giấy mặt, 2 lớp sóng và 1 lớp phẳng (ở giữa 2
lớp sóng). Loại này sử dụng để làm hộp đựng vật nặng, chủ yếu dùng cho hàng xuất khẩu.
1. Đặc tính các loại sóng:


Sóng A Sóng B Sóng C Sóng E
Số sóng/1 mét dài 104  125 150  184 120  145 275  310
Chiều cao sóng (mm) 4.8 2.4 3.6 1.2

2. Kết cấu giấy và kích thước:
- Kết cấu của từng lớp giấy được chọn tùy theo yêu cầu khách hàng cũng như các chỉ tiêu

cơ lý mà thùng carton phải chịu trong quá trình vận chuyển, lưu trữ.
- Kích thước của thùng tùy thuộc vào kích thước của vật đựng bên trong và tùy thuộc vào
yêu cầu của khách hàng.
II. CÁC DẠNG THÙNG CƠ BẢN:
(Xem trang sau)



8

III. TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN VÀ SỬ DỤNG BAO BÌ CARTON:
Cùng với tiến bộ vượt bậc của khoa học kỹ thuật, ngày nay bao bì Carton có thể cung cấp
hầu hết các tính chất cơ học cần thiết với chất lượng cao và ổn định (chịu đựơc sự đè nén, va
chạm, áp lực trong môi trường có độ ẩm cao …).
Ngoài ra với tư cách là loại bao bì được dùng lâu đời, bao bì carton vẫn còn giữ được các đặc
tính riêng hết sức quý, đó là: Nhẹ, chịu được va đập, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, dễ in
ấn trình bày với mẫu mã đa dạng chất lượng cao, chính điều này tạo điều kiện cho các doanh
nghiệp trong việc quảng bá thương hiệu và giới thiệu sản phẩm của mình một cách hiệu quả và
có sự lan tỏa mạnh nhất, … và đặc biệt là nó đứng đầu trong các loại bao bì không gây hại môi
trường với tỷ lệ tái sinh 100% nên có xu hướng thay thế các loại bao bì mền khác.
Ngày nay, với chính sách tăng trưởng bền vững và ổn định, hầu hết các nước trên thế giới,
đặc biệt là các nước phát triển đã và đang sử dụng những sản phẩm bao bì có tính thân thiện
môi trường cao và loại dần những sản phẩm có xu hướng gây ô nhiễm hoặc gây tác hại đến môi
trường thì bao bì giấy với tỷ lệ tái sinh 100% đã nói ở trên thì khả năng phát triển và được thế
giới yêu chuộng ngày càng cao trong thời gian sắp tới.
Chính những điều này đã làm cho bao bì carton trở thành một loại bao bì không thể thay thế
cho nhiều loại hàng hóa và đựơc sử dụng ngày càng nhiều và là loại bao bì đa dạng cho mọi
loại sản phẩm công nghiệp từ thực phẩm, bia, nước giải khát, cho đến tivi, tủ lạnh, máy vi tính,















9

PHẦN BA
PHÂN TÍCH CUNG CẦU CỦA THỊ TRƯỜNG
I. KHÁI QUÁT NHU CẦU THỊ TRƯỜNG VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH :

Tốc độ tăng trưởng của ngành bao bì giấy carton phụ thuộc vào tốc độ tăng trưởng của
ngành sản xuất công nghiệp nhất là ngành công nghiệp chế biến . Ngành công nghiệp ở nước
ta tăng trưởng bình quân 15%/năm và đặc biệt tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam ( Bà Rịa
Vũng Tàu - Đồng Nai – Bình Dương – Thành phố Hồ Chí Minh ) có mức tăng trưởng khá cao từ
18 – 25%/năm mà trong đó ngành công nghiệp chế biến (sử dụng nhiều bao bì) chiếm tỷ trọng
gần 80% giá trị sản xuất công nghiệp. Chính điều này đã làm cho ngành sản xuất bao bì Carton
phát triển với tốc độ tương xứng.
Các ngành công nghiệp chế biến chủ lực có nhu cầu sử dụng bao bì carton tập trung vào
một số ngành nghề sau :
- Ngành công nghiệp thực phẩm
- Ngành công nghiệp hóa mỹ phẩm
- Ngành công nghiệp hàng tiêu dùng

- Ngành công nghiệp điện tử
- Ngành công nghiệp da – giầy
- Ngành công nghiệp chế biến thủy hải sản,…
Do ngành sản xuất bao bì giấy phụ thuộc vào ngành sản xuất công nghiệp chế biến như đã
nói trên và tập trung chủ yếu ở khu vực miền Nam nên việc phân tích nhu cầu thị trường bao bì
giấy carton , chúng tôi chỉ tập trung phân tích chủ yếu vào thị trường Đông Nam bộ và sử dụng
03 phương pháp phân tích :
1. Phân tích giá trị sản xuất công nghiệp miền Nam mà chủ yếu là ngành công nghiệp chế
biến từ giai đoạn 2000 – 2007 ( theo số liệu của tổng cục thống kê ) và ước giá trị bình
quân cho giai đoạn 2008 – 2010 . Việc phân tích này cho phép chúng tôi xác định được
một cách tổng quan về nhu cầu ( độ lớn của thị trường ) và độ ổn định ( bền vững ) của
thị trường .
2. Phân tích tỷ trọng và tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành bao bì giấy từ giai đoạn
2000 – 2007 ( theo số liệu của tổng cục thống kê ) và ước giá trị bình quân cho giai đoạn
2008 – 2010 . Trên cơ sở đó chúng tôi ước giá trị tăng trưởng bình quân của ngành sản
xuất bao bì giấy cho giai đoạn 2010 – 2015 . Việc phân tích này cho phép chúng tôi xác

10

định được tỷ lệ tăng trưởng trong giai đoạn 2000 – 2010 và ước đoán tốc độ tăng trưởng
bình quân trong giai đoạn 2010 – 2015 .
3. Phân tích các đối thủ cạnh tranh ở thị trường miền Nam mà tập trung chủ yếu khu vực
trọng điểm phía Nam để xác định những mặt mạnh, yếu từ có tìm cơ hội gia tăng đầu tư
và mở rộng thị trường.
II. PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG THEO NGÀNH CÔNG NGHIỆP
BẢNG 1 : GÍA TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP THEO GIÁ THỰC TẾ PHÂN THEO MIỀN NAM

Unit : tỷ đồng
Khu
vực 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007

CAGR
(%) 2008 2009 2010
Tỷ
trọng
miền
Nam

296,298 357,056 461,786 600,777 732,761 877,968 1,047,028 23% 1,256,434 1,507,720 1,809,264 100%
HCM 107,354 1,288 163,861 200,076 241,982 280,713 326,917 20% 392,300 470,760 564,913 31%
BD 18,863 27,731 41,020 63,023 80,090 100,050 127,063 37% 165,182 214,736 279,157 15%
ĐN 40,630 51,550 61,929 83,544 104,893 142,466 170,558 27% 204,670 245,604 294,724 16%
LA 3,882 4,382 5,898 7,559 11,649 15,467 20,282 32% 26,367 34,277 44,560 2%
BR-
VT 47,017 54,400 75,931 105,545 116,063 132,003 144,552 21% 173,462 208,155 249,786 14%
( Nguồn: từ 2001-2007 Tổng cục thống kê Từ 2008-2010 ước lượng tăng bình quân)

Nhận xét :
Khu vực Đông Nam Bộ chiếm ~ 78% giá trị sản xuất công nghiệp toàn miền Nam mà chủ
yếu là ngành công nghiệp chế biến , tiêu dùng sử dụng nhiều bao bì carton .Trong đó Tp.HCM,
Bình Dương & Đồng Nai là khu vực quan trọng có tốc độ phát triển cao; Bà Rịa –Vũng Tàu thì
chủ yếu phát triển ngành dầu khí , du lịch biển & dịch vụ du lịch .
III. PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG BAO BÌ GIẤY .
BẢNG 2 : SỐ LIỆU VỀ NGÀNH GIẤY VÀ BAO BÌ GIẤY CARTON .
Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 CAGR
( % )
Tăng trưởng GDP VIET NAM 8.40% 8.20% 8% 6.23% 5.20% 6.50% -5%
Tổng sản lượng giấy t.thụ cả nước
(tấn)
1,480,000 1,620,000 1,800,000 1,950,000 2,140,000 2,360,000 10%
Sản lượng giấy làm bao bì cả nước

(tấn)
490,000 570,000 670,000 820,000 960,000 1,150,000 19%
Tỷ trọng
( % )
giấy làm bao bì trong
tổng lượng giấy tiêu thụ cả nước .
33% 35% 37% 42% 45% 49%
Sản lượng giấy làm bao bì miền Nam
( tấn )

420,100 492,050 571,010 684,100 792,080 923,200 17%
Tỷ trọng so với lượng giấy làm bao bì
cả nươc
( % )

85% 86% 85% 83% 82% 80%



( Nguồn: từ 2001-2007 Tổng cục thống kê Từ 2008-2010 ước lượng tăng bình quân)

11


BẢNG 3 : DUNG LƯỢNG THỊ TRƯỜNG BAO BÌ GIẤY CARTON TĂNG TRƯỞNG TỰ NHIÊN

Stt Khu vực 2010 2011 2012 2013 2014 2015 CAGR (%) Tỷ trọng
1
MIỀN NAM 923,200 1,073,220 1,248,051 1,451,876 1,689,599 1,966,968 16% 100%
SOVI 36,928 41,336 48,193 56,450 66,444 78,599 16%

Thị phần MN 4.00% 3.90% 3.90% 3.90% 3.90% 4.00% Flat
ĐÔNG NAM BỘ 793,952 924,585 1,077,121 1,255,306 1,463,544 1,707,003 17% 86%
% thị phần MN 86% 86% 86% 86% 87% 87%
2 SOVI
33,826 37,924 44,440 52,322 61,903 73,604
17%
Thị phần ĐNB 4.26% 4.10% 4.13% 4.17% 4.23% 4.31% Flat
3
HCM 286,192 329,121 378,489 435,262 500,552 575,634 15% 29%
% so ĐNB 36% 36% 35% 35% 34% 34%
SOVI 17,531 19,284 21,213 23,334 25,667 28,234 10%
% Thị phần HCM 6.10% 5.90% 5.60% 5.40% 5.10% 4.90% Lost
4
BÌNH DƯƠNG 230,800 276,960 332,352 398,822 478,587 574,304 20% 29%
% so ĐNB 29% 30% 31% 32% 33% 34%
SOVI 7,155 8,586 11,162 14,510 18,863 24,522 28%
%Thị phần BD 3.10% 3.10% 3.40% 3.60% 3.90% 4.30% Growth
5
ĐỒNG NAI 276,960 318,504 366,280 421,222 484,405 557,065 15% 28%
% so ĐNB 35% 34% 34% 34% 33% 33%
SOVI 9,140 10,054 12,065 14,478 17,373 20,848 18%
%Thị phần ĐN 3.30% 3.20% 3.30% 3.40% 3.60% 3.70% Growth
6
Khác ( Mekong…), 129,248 148,635 170,930 196,570 226,056 259,964 15% 14%
% so ĐNB 16% 16% 16% 16% 15% 15%
SOVI 3,102 3,412 3,753 4,128 4,541 4,995 10%
% so khác 2.40% 2.30% 2.20% 2.10% 2.00% 1.90% Lost

Nhận xét :
1. Thị trường bao bì carton khu vực Đông Nam bộ có tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng

17% năm trong giai đoạn 2010 – 2015 .
2. SOVI chiếm thị phần khoảng 4,2 % trong tổng dung lượng thị trường khu vực Đông Nam
bộ .
3. Thị trường mà SOVI phát triển tốt nhất là Bình Dương với mức tăng trưởng bình quân
28% / năm .
4. Công suất của nhà máy Bao bì carton hiện có sẽ được khai thác hết công suất vào
khoảng cuối năm 2011 tương ứng với sản lượng khai thác là max khoảng 41.000 tấn
/năm .
5. Dự báo từ khoảng cuối năm 2011 SOVI thiếu hụt năng lực để cung cấp sản phẩm cho
thị trường .


12

BẢNG 4 : SẢN LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG CỦA THỊ TRƯỜNG KHU VỰC ĐÔNG NAM BỘ
SO VỚI NĂM 2010

Năm Khu vực Hoạt
động
Unít 2011 2012 2013 2014 2015
Sản lượng tăng trưởng của khu
vực Đông Nam Bộ so với năm
2010
Đông Nam Bộ ( tấn) 130,633 283,169 461,354 669,592 913,051
Năng lực còn trống của các
NCC khoảng 18%
Đông Nam Bộ ( tấn) 140,000 140,000 140,000 140,000 140,000
Nhà đầu tư mới VIỆT LONG KCN sóng thần
TPHCM
2011 ( tấn) 25,000 55,000 55,000 55,000 55,000

Nhà đầu tư mới BOX PAK KCN Visip
Bình Dương
2011 ( tấn) 25,000 50,000 50,000 50,000 50,000
Nhà đầu tư mới CÁT PHÚ KCN Liên hợp
Bình Dương
2011 ( tấn) 18,000 35,000 35,000 35,000 35,000
Nhà đầu tư mới VINATOYO KCN Linh xuân
TPHCM
2011 ( tấn) 7,000 15,000 15,000 15,000 15,000
Nhà đầu tư mới BIA SÀI GÒN KCN TĐH
Bình Dương
Tháng
10 2010
( tấn) 5,000 8,000 8,000 8,000 8,000
Nhà đầu tư mới Tín nghĩa KCN trảng bom

Đồng Nai
2011 ( tấn) 10,000 20,000 20,000 20,000 20,000
Nhà đầu tư mới SOVI KCN Mỹ Phước

Bình Dương
2012 ( tấn) - 30,000 30,000 30,000 30,000
Các nhà đầu tư mới khác Đông Nam Bộ 2011 ( tấn) 25,000 50,000 50,000 50,000 50,000
Tổng sản lượng của nhà đầu tư ( tấn) 255,000 403,000 403,000 403,000 403,000
Chênh lệch ( tấn) -124,367 - 119,831 58,354 266,592 510,051
Nhận xét :
- Năm 2011- 2012 : cung vượt cầu => cạnh tranh gay gắt giữa các nhà sản xuất để dành lấy
thị phần .
- Năm 2012 : nhà máy mới của SOVI hoạt động nên chịu sự cạnh tranh gay gắt để dành thị
phần trong năm này. Vì vậy, SOVI cần có phương án chuẩn bị thị trường thật tốt để đảm bảo

tính hiệu quả khi đưa nhà máy mới vào hoạt động .
- Năm 2013 – 2015 : cầu sẽ vượt cung => tính cạnh tranh của thị trường giảm , tuy nhiên
cũng sẽ có thêm một số nhà đầu tư tham gia vào thị trường , do vậy SOVI luôn phải phát huy
sức mạnh nội lực để có thị trường vững chắc .

IV. PHÂN TÍCH CẦU CỦA THỊ TRƯỜNG THEO PHÂN KHÚC CHẤT LƯỢNG .
1. Phân khúc chất lượng của thị trường :
Nhu cầu về bao bì carton tại thị trường Việt Nam rất đa dạng, đặc biệt là các yêu cầu đối với
chất lượng sản phẩm. Do đó, để thuận tiện cho việc nghiên cứu nhà máy tiến hành phân chia
thị trường thành 3 phân khúc theo mức độ về chất lượng. Cụ thể:

13

(1)
Phân khúc chất lượng cao
: Bao bì sử dụng giấy tốt , giấy làm mặt và làm sóng nhập
khẩu , in ấn kỹ thuật cao, chính xác,… chủ yếu là ngành công nghiệp điện tử, sản xuất
rượu, hóa mỹ phẩm… và thường là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Phân khúc bao bì carton chất lượng cao đang ở vào giai đoạn tăng trưởng của chu kỳ
sống , và mức lợi nhuận bình quân vẫn còn ở mức cao cũng làm tăng độ hấp dẫn của
phân khúc này.
(2)
Phân khúc chất lượng khá
: Bao bì sử dụng giấy, chất lượng in không quá cao nhưng
phải đạt tiêu chuẩn thống nhất một cách ổn định, chắc chắn, số lượng đơn hàng thường
là lớn, ngoài ra phải đảm bảo cung ứng đủ số lượng, đúng thời gian. Đây thực sự là
phân khúc có nhu cầu lớn nhất về số lượng và chủng loại bao bì carton, có tốc độ tăng
trưởng trong vài năm gần đây cũng như trong tương lai khá cao. Đại diện cho nhóm này
là các công ty có tầm cỡ quốc tế như: UniLevel, Heineken, Tiger, CocaCola, Pepsi
Cola, Dutch Lady, … và vì thế các sản phẩm bao bì thuộc phân khúc này cũng đang ở

vào giai đoạn tăng trưởng của chu kỳ sống .
(3)
Phân khúc chất lượng trung bình

và thấp
:
Bao bì sử dụng các lớp giấy sản xuất trong nước , chất lượng in không đòi hỏi quá cao ,
các chỉ tiêu cơ lý thấp .
Phân khúc chất lượng này đang dần chuuyển sang phân khúc chất lượng khá .
Chúng ta thấy rằng : 02 yếu tố quyết định chất lượng sản phẩm là nguyên vật liệu và công
nghệ sản xuất .Việc xác định phân khúc chất lượng thị trường giúp cho chúng ta có góc nhìn khi
đầu tư thiết bị sản xuất với công nghệ phù hợp theo xu hướng chuyển dịch của thị trường .
2. Xu hướng chuyển dịch:
Căn cứ để xác định xu hướng chuyển dịch các phân khúc chất lượng là tỷ trọng của các phân
khúc và sự dịch chuyển của nó . Do chưa có điều kiện thu thập thông tin cụ thể ở các doanh
nghiệp sản xuất bao bì carton khác, nên việc xác định tỷ lệ chuyển dịch chủ yếu là vào kinh
nghiệm của Công ty và dựa vào nhu cầu đòi hỏi chất lượng sản phẩm ngày càng cao của khách
hàng nên nhận định về sự dịch chuyển như sau :
- Dịch chuyển từ phân khúc chất lượng khá > cao : dịch chuyển ít .
- Dịch chuyển từ phân khúc chất lượng Trung bình – thấp > Khá : dịch chuyển nhiều .

V. PHÂN TÍCH ĐỐI THỦ CẠNH TRANH
1. Tình hình cung cấp bao bì carton hiện nay tại khu vực Đông nam bộ :
BẢNG 5 : THỐNG KÊ SỐ LƯỢNG NHÀ SẢN XUẤT BAO BÌ KHU VỰC ĐÔNG NAM BỘ


14

Stt Khu vực Số lượng nhà
sản xuất

Tính chất và quy
mô sản xuất
Sản lượng cung cấp
cho thị trường ( tấn)
Tỷ trọng %
1 Đông Nam Bộ 14 Quy mô lớn 430,000 54%
240 Quy mô nhỏ 364,000 46%
TỔNG 254 ( tổng ) 794,000 100%
( nguồn : số liệu thống kê trên internet )

BẢNG 6 : THỐNG KÊ SẢN LƯỢNG 20 NHÀ CUNG CẤP LỚN
KHU VỰC ĐÔNG NAM BỘ

Stt
Nhà sản
xuất
Tỉnh
Thành
Khu
công
nghiệp
Số
máy
Khổ
máy
TB
(m)
Tốc
độ
máy

TB
(m/p)
Giờ
SX
ngày
Mét
tới
ngày

(m)
Diện
tích
giấy
ngày
(m2)
Sản
lượng
ngày

(
Tấn)
Sản
lượng
Tháng

( Tấn)
Sản
lượng/
Năm
( Tấn)

Sản
lượng
năm
2010
( Tấn)
Sản
lượng
còn
trống
( Tấn)
1 YFY
Đồng
Nai
Nhơn
Trạch
1 188 120 20 2,400 450,000 231 4,617 55,404 42,000 13,404
2 Việt long
Đồng
Nai
Nhơn
Trạch
1 190 110 20 2,200 418,000 214 4,289 52,000 45,000 1,786
3 Ojitex
Đồng
Nai
Biên
Hòa 2
1 155 110 20 2,200 302,500 155 3,104 38,000 30,000 8,000
4 SOVI
Đồng

Nai
Biên
Hòa 1
2 128 60 20 1,200 153,000 78 1,570 45,000 37,000 8,000
165 85 20 1,700 280,500 144 2,878 Đã gộp 0 0
5 Tân Á
TP
HCM
Bình
chiểu
1 190 120 20 2,400 456,000 234 4,679 56,143 42,000 14,143
6 Gia phú
TP
HCM
Tân
Thuận
1 178 80 20 1,600 284,000 146 2,914 34,966 27,000 7,966
7 Minh Phú
TP
HCM
Sóng
thần
1 120 60 20 1,200 144,000 74 1,477 17,729 15,000 2,729
8 Đồng Lợi
TP
HCM
Quận
12
1 120 60 20 1,200 144,000 74 1,477 17,729 13,000 4,729
9 Việt Trung

TP
HCM
Vĩnh
Lộc
1 125 60 20 1,200 150,000 77 1,539 18,468 12,000 6,468
10
Dầu Thực
vật
TP
HCM
Quận
12
1 123 60 20 1,200 147,000 75 1,508 18,099 12,000 6,099
11
Cheng
Neng
Bình
Dương
Đồng
An
1 138 80 20 1,600 220,000 113 2,257 27,086 21,000 6,086
12 Box PaK 1
Bình
Dương
Viship 1 168 110 20 2,200 368,500 189 3,781 48,000 40,000 5,370
13
Tân Hiệp
Phát
Bình
Dương

Vĩnh
Phú
1 139 70 20 1,400 194,600 100 1,997 23,959 17,000 6,959
14
Tân Tấn
Lộc
Bình
Dương
Tân
Uyên
1 139 70 20 1,400 194,600 100 1,997 23,959 15,000 8,959
15
Tân Thuận
An
Bình
Dương
Thuận
An
1 120 60 20 1,200 144,000 74 1,477 17,729 12,000 5,729
16 Hồng An
Bình
Dương
Thuận
An
1 120 60 20 1,200 144,000 74 1,477 17,729 11,000 6,729

15

17 Vĩnh Xuân
Bình

Dương
Dĩ An 1 138 60 20 1,200 165,000 85 1,693 20,315 13,000 7,315
18 Á Châu
Bình
Dương
Thuận
An
1 165 60 20 1,200 197,400 101 2,025 24,304 14,000 10,304
19
Thành
Phong
Bình
Dương
Thuận
An
1 133 60 20 1,200 159,000 82 1,631 19,576 12,000 7,576
20 Cửu Đức
Bình
Dương
Tân
Uyên
1 138 60 20 1,200 165,000 85 1,693 20,315 12,000 8,315
TỔNG NĂNG LỰC CUNG ỨNG CỦA 20 NHÀ CUNG CẤP LỚN ( TẤN) 596,551
TỔNG SẢN LƯỢNG CUNG ỨNG CỦA 20 NHÀ CUNG CẤP LỚN NĂM 2010 ( TẤN) 442,000

TỔNG NĂNGLỰC CÒN TRỐNG CỦA 20 NHÀ CUNG CẤP LỚN ( TẤN)
154,511

TỔNG DUNG LƯỢNG THỊ TRƯỜNG ƯỚC TÍNH CHO NĂM 2010 - KHU VỰC ĐÔNG NAM BỘ ( TẤN) 794,000


TỶ TRỌNG CUNG ỨNG CHO THỊ TRƯỜNG CỦA 20 NHÀ CUNG CẤP LỚN - KHU VỰC ĐÔNG NAM BỘ ( TẤN)
56%


Nhận xét :
- Khả năng cung ứng khoảng 75% sản lượng thị trường khu vực Đông Nam Bộ .
- Ước sản lượng cung ứng năm 2010 khoảng 56% trong tổng dung lượng thị trường ( 442,000
tấn).
- Khả năng cung ứng còn trống khoảng 19% - sản lượng tương ứng 154,511 tấn .
Căn cứ vào khả năng cạnh tranh , chúng tôi chọn top 5 nhà cung cấp lớn nhất để phân
tích hình ảnh cạnh tranh như sau : Việt Long , Y.F.Y , Box PaK , Tân Á , SOVI .

BẢNG 7 – ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH
Stt Điểm
Mức độ
quan
trọng
SOVI Vĩnh Phong du Việt Long Boxpack Tân á
P/loại Điểm P/loại Điểm P/loại Điểm P/loại Điểm P/loại Điểm
1
Thị phần 0.1 1 0.1 3.5 0.35 5 0.5 3.5 0.35 2 0.2
2
Khả năng cạnh
tranh về giá
0.2 5 1 5 1 5 1 5 1 5 1

Chất lượng sản
phẩm
0.15 5 0.75 5 0.75 5 0.75 5 0.75 5 0.75
4

Dịch vụ 0.1 5 0.5 4 0.4 4 0.4 5 0.5 3 0.3
5
Khả năng tài
chính
0.1 5 0.5 5 0.5 5 0.5 5 0.5 5 0.5
6
Thương hiệu 0.1 5 0.5 4 0.4 4 0.4 4 0.4 4 0.4
7
Tiềm năng
nhân lực
0.2 5 1 5 1 5 1 5 1 5 1
8
Khả năng
nghiên cứu &
pháttriển
0.05 5 0.25 5 0.25 5 0.25 5 0.25 5 0.25
9
Tổng số điểm
quan trọng
∑=1 4.6 4.65 4.8 4.75 4.4
10
Thứ hạng cạnh
tranh
4 3 1 2 5

16


2. Điểm mạnh, điểm yếu của SOVI so với đối thủ
Điểm mạnh :


- SOVI có truyền thống và kinh nghiệm về lĩnh vực sản xuất bao bì carton trên 40 năm.
- Dịch vụ chăm sóc khách hàng dựa trên quan điểm “ khách hàng là tài sản quý giá nhất” nên
rất linh hoạt trong việc tiếp nhận và trả lời những thắc mắc, khiếu nại của khách hàng. Các
vấn đề phát sinh trong vấn đề giao dịch đều được đội ngũ nhân viên CSKH giải quyết nhanh
chóng kịp thời.
- Dịch vụ tư vấn thiết kế của Sovi có thể tư vấn miễn phí cho các khách hàng xây dựng hình
ảnh thương hiệu thông qua các sản phẩm bao bì được thiết kế độc đáo, sáng tạo, ấn tượng
và được nhiều khách hàng đánh giá cao.
- Sovi tiếp nhận đơn hàng một cách linh hoạt, từ đơn hàng nhỏ đến đơn hàng lớn Sovi đều
đáp ứng đầy đủ và cung cấp kịp thời trong thời gian sớm nhất.
Điểm yếu :

- Khả năng cạnh tranh về giá .
- Sự ổn định của chất lượng sản phẩm .
- Dây chuyền công nghệ chưa đồng bộ & tự động hóa cao, quy mô sản xuất chưa đủ lớn để
đáp ứng đủ những yêu cầu của thị trường , hay nói khác đi SOVI bị giới hạn về khả năng
cung ứng.
3. Các giải pháp mở rộng thị trường:

Để mở rộng thị trường tiêu thụ cũng như giữ vững và gia tăng sản lượng của khách hàng
hiện có của SOVI hiện nay và trong tương lai, ngoài việc SOVI rất linh hoạt trong việc cung cấp
các dịch vụ, SOVI cần phải :
- Giảm giá bán sản phẩm so với các đối thủ cạnh tranh.
- Nâng cao chất lượng sản phẩm, đặc biệt là duy trì tính ổn định của chất lượng sản phẩm
ở mức cao.
- Mở rộng quy mô sản xuất nhằm gia tăng khả năng cung ứng trên thị trường.
Các giải pháp để đáp ứng nhu cầu trên như sau :
Về công nghệ - thiết bị :


- Đồng bộ hóa dây chuyền thiết bị sản xuất bao bì carton hiện tại nhằm gia tăng sản lượng
sản xuất, đồng thời tối đa hóa công suất thiết kế của dây chuyền thiết bị.
- Đầu tư nâng cấp và đổi mới một số máy móc thiết bị hiện có theo hướng hiện đại và tự động

17

hóa cao nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất lao động , giảm tiêu hao định
mức, hạ giá thành, giảm giá bán so với các đối thủ cạnh tranh.
Về quy mô thị trường :

Việc vận chuyển bao bì carton thì cồng kềnh, chiếm thể tích lớn hơn so với việc vận chuyển
cùng trọng lượng giấy làm bao bì, thường gấp 3 đến 5 lần, mặc khác giá trị sản phẩm bao bì
carton nhỏ, do vậy việc vận chuyển bao bì carton đi quá xa nơi sản xuất thì không thể cạnh
tranh về giá so với các nhà sản xuất tại địa phương nơi có nhu cầu bao bì.
Hiện nay khách hàng truyền thống cũng như các khách hàng tiềm năng của SOVI trải đều
rộng khắp khu vực miền Nam và với nhu cầu sử dụng bao bì carton gia tăng dự kiến khoảng
15%/năm của khách hàng này thì đến năm 2011, nhà máy bao bì carton hiện tại sẽ hết khả
năng khai thác và cung ứng. Vì vậy việc đầu tư mở rộng quy mô sản xuất của SOVI trong giai
đoạn hiện nay là tất yếu và có tính khả thi cao. Tuy nhiên do chi phí vận chuyển sản phẩm bao
bì carton chiếm tỷ trọng tương đối trong giá thành nên việc vận chuyển càng xa là không có lợi
như đã nói ở trên. Vì vậy, SOVI cần phải :
- Đầu tư mới một nhà máy sản xuất bao bì carton tại khu vực khác với dây chuyền thiết bị
công nghệ hiện đại với tính năng tự động hóa tương đối cao để cạnh tranh với các đối thủ
trong khu vực.
VI. XÁC ĐỊNH THỊ TRƯỜNG ĐỂ ĐẦU TƯ :
1. Xác định thị trường theo phân khúc chất lượng :
Căn cứ vào những phân tích trên, nhu cầu bao bì carton ở phân khúc chất lượng cao và chất
lượng khá sẽ gia tăng đáng kể trong thời gian tới do tốc độ phát triển của ngành công nghiệp và
xu hướng chuyển dịch. Do vậy việc đầu tư mới phân xưởng bao bì carton của nhà máy nhằm
cung cấp bao bì carton cho 2 phân khúc thị trường chất lượng cao và chất lượng khá trong vùng

kinh tế trọng điểm phía Nam là khả thi.
2. Xác định thị trường theo địa điểm đầu tư :
2.1 Phân tích về giới hạn vùng thị trường trong cung ứng sản phẩm và nguyên vật liệu :
- Việc vận chuyển bao bì Carton đi quá xa nơi sản xuất thì không thể cạnh tranh với các nhà
sản xuất tại địa phương vì chi phí vận chuyển đội lên khá cao .
- Qua phân tích thì giới hạn vùng thị trường cung cấp bao bì carton nên ở phạm vi bán kính
100 km mới đạt hiệu quả tốt nhất .
- Khu vực thị trường vùng kinh tế trọng điểm phía nam TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng
Nai giáp ranh và kết nối với nhau bằng hệ thống hạ tầng giao thông khá tốt ( xa lộ Hà nội –
Quốc lộ 14 – đường cao tốc Mỹ Phước – Tân vạn ) tạo thành thế tam giác và nằm trong bán

18

kính nhỏ hơn 100 km . Đây là một lợi thế rất lớn cho nhà đầu tư khi đặt nhà máy sản xuất
bao bì trong khu vực thị trường này .
2.2 Phân tích các khu công nghiệp của khu vực Đồng nai – Bình Dương và TP Hồ chí Minh :

2.2.1 Phân tích khu công nghiệp Đồng nai :
BẢNG 8 : PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG BAO BÌ CARTON ĐỒNG NAI

STT

Khu công nghiệp Địa Phương Tổng Diện Tích (ha)
Đánh giá thị trường
1 KCN AMATA Biên hòa 494 ha
Đây là thị trường chính của Dồng
Nai . tậ
p trung các KCN Biên hòa 1 ,
Biên hòa 2 , Amata , Lotecco .Thị
trường chính , tuy nhiên gần bão

hòa .

2 KCN BIÊN HÒA II Biên hòa 365 ha
4 KCN LOTECO Biên hòa 100 ha
10 KCN BIÊN HÒA I Biên hòa 335 ha
24 KCN AGTEX LONG BÌNH Biên hòa 43 ha
TỔNG DIỆN TÍCH 1.337 ha
13 KCN TAM PHƯỚC Long Thành 323 ha
Thị trường đang phát triển nhưng
nhu cầu sử dụng bao bì carton ch
ưa
cao , Lượng nhà đầu tư còn ít đồng
thời có 02 nhà cung cấp lớn đang
chi phối thị trường . là Yeng Fong
Yu và VIỆT LONG .

14 KCN LONG THÀNH Long Thành 488 ha
15 KCN AN PHƯỚC Long Thành 130 ha
3 KCN GÒ DẦU Long Thành 184 ha
25 KCN LONG ĐỨC Long Thành 283 ha
28 KCN GIANG ĐIỀN Long Thành 529 ha
TỔNG DIỆN TÍCH 1.937 ha
11 KCN DỆT MAY NHƠN TRẠCH Nhơn Trạch 184 ha
Thị trường đang phát triển nhưng
nhu cầu sử dụng bao bì carton ch
ưa
cao do chủ yếu là ngành sản xuất
công nghiệp nặng, Lượng nhà đầu
tư còn ít đồng thời có 02 nhà cung
cấp lớn đang chi phối thị trường là

Yeng Fong Yu và VIỆT LONG .

12 KCN NHƠN TRẠCH V Nhơn Trạch 302 ha
5 KCN NHƠN TRẠCH III Nhơn Trạch
688 ha (Giai đoạn 1: 337
ha, Giai đoạn 2: 351 ha)
6 KCN NHƠN TRẠCH II Nhơn Trạch 347 ha
7 KCN NHƠN TRẠCH I Nhơn Trạch 430 ha
17 KCN NHƠN TRẠCH VI Nhơn Trạch 315 ha
18 NHƠN TRẠCH II - NHƠN PHÚ Nhơn Trạch 183 ha
19 NHƠN TRẠCH II - LỘC KHANG Nhơn Trạch 70 ha
26 KCN ÔNG KÈO Nhơn Trạch 823 ha
TỔNG DIỆN TÍCH 3.342 ha
8 KCN SÔNG MÂY Trảng Bom
474 ha (Giai đoạn 1: 250
ha; Giai đoạn 2: 224 ha)
Thị trường chưa phát triển , nhu cầu sử
dụng bao bì Carton ít .
9 HỐ NAI Trảng Bom
497 ha (Giai đoạn 1: 226
ha, Giai đoạn 2: 271 ha)
22 BÀU XÉO Trảng Bom 500 ha
16 ĐỊNH QUÁN Định Quán 54 ha
20 XUÂN LỘC Xuân lộc 109 ha
21 THẠNH PHÚ Vĩnh Cửu 177 ha
23 TÂN PHÚ Tân Phú 54 ha
27 LONG KHÁNH Long Khánh 264 ha
29 DẦU GIÂY Long Khánh 331 ha
TỔNG DIỆN TÍCH 2.460 ha
Tổng diện tích 9.076 ha


19

2.2.2 : Phân tích khu công nghiệp Thành phố Hồ chí Minh :
BẢNG 9 : PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG BAO BÌ CARTON TP HỒ CHÍ MINH

STT

Khu công nghiệp Địa Phương Tổng Diện Tích (ha)
Đánh giá thị trường
1 KCN Linh Trung I Thủ Đức 62 Thành phố HCM quy hoạch KCN Tây
bắc củ chi là KCN tập trung với quy mô
lớn .

Đặc biệt , Nhà máy bột giặt củ
a Unilever
đang chuyển từ Quận 9 về khu công
nghiệp tây bắc Củ Chi .

Thị Trường TP HCM hiện đang chiếm
trên 47 % tổng Doanh số của SOVI .
2 KCN Linh Trung II Thủ Đức 62
3 KCN Bình Chiểu Thủ Đức 27
4 KCN Công nghệ cao Quận 9 804
5 KCN Cát lái . Quận 2 111
6 KCN Tân Thuận Quận 7 300
7 KCN Tân thới Hiệp Quận 12 215
8 Công viên PM Quang Trung Quận 12 43
TỔNG DIỆN TÍCH 1.624 ha
9 KCN Tân tạo Bình Chánh 443

10 KCN Phong Phú Bình Chánh 148
11 KCN Lê Minh Xuân Bình Chánh 900
12 KCN Vĩnh lộc Bình Chánh 307
13 KCN Tân Bình Tân Phú 125
14 KCN Hiệp Phước Nhà bè 932
TỔNG DIỆN TÍCH 2.855 ha
15 KCN Tây bắc Củ chi Củ chi 220
16 KCN Tân phú Trung Củ chi 542
17 KCN Đông Nam Củ chi 342
TỔNG DIỆN TÍCH 1.104 ha
Tổng diện tích 5.583 ha

2.2.3 Phân tích khu công nghiệp Bình Dương
.
BẢNG 10 : PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG BAO BÌ CARTON BÌNH DƯƠNG

STT

Khu công nghiệp Địa Phương Tổng Diện Tích (ha)
Đánh giá thị trường
1 KCN Vietnam - Singapore Thuận An 500 Thị trường Bình Dương là thị trường tập
trung ( thuận an – Dĩ an Thủ dầu 1- Bến
cát – Tân uyên ) khoảng cách địa lý nhỏ

và dung lượng lớn .

Bình Dương quy hoạch KCN Mỹ Phươc
là KCN tập trung với quy mô lớn ( theo
mô hình KCN – Đô thị ) với tổng diện
tích là 6.800 ha trong đó diệc tích công

nghiệp trên 3000 ha .

Hiện nay chưa có nhà cung cấp bao bì
carton có quy mô lớn mà chủ yếu là các
nhà cung cấp bao bì vừa và nhỏ.

2 KCN Vietnam – Singapore II Thuận An 345
3 KCN Việt Hương I Thuận An 46
4 KCN Việt Hương II Thuận An 250
5 KCN Kim Huy Thuận An 213
6 KCN Đồng an Thuận An 133
TỔNG DIỆN TÍCH 1.487 ha
7 KCN Dệt may Bình an Dĩ An 25
8 KCN Bình Đường Dĩ An 17
9 KCN Tân Đông Hiệp A Dĩ An 47
10 KCN Tân Đông Hiệp B Dĩ An 164
TỔNG DIỆN TÍCH 253 ha
11 KCN Sóng thần I Thủ Dầu 1 180
12 KCN Sóng thần II Thủ Dầu 1 442
13 KCN Sóng thần III Thủ Dầu 1 533

20

14 KCN Đại đăng Thủ Dầu 1 274 Thị Trường Bình Dương hiện đang
chiếm gần 19 % tổng Doanh số của
SOVI .






TỔNG DIỆN TÍCH 1.429 ha
15 KCN Đất cuốc Tân Uyên 212
16 KCN Nam Tân Uyên Tân Uyên 330
TỔNG DIỆN TÍCH 542 ha
17 KCN Thới Hòa Bến cát 198
18 KCN Rạch bắp Bến cát 278
19 KCN Phú gia Bến cát 133
20 KCN Nam Mỹ Phước Bến cát 3.000
21 KCN Mai Trung Bến cát 51
TỔNG DIỆN TÍCH 3.660 ha
Tổng diện tích 7.371 ha
KẾT LUẬN :

Đồng Nai : Hiện đang chiếm khoảng 24 % tổng Doanh số của SOVI ( tương ứng sản lượng
khoảng 9.140 tấn sản phẩm / năm 2010) , chủ yếu là các khu công nghiệp thuộc Thành phố
Biên Hòa với tổng diện tích là 1.337 ha , thị trường này gần như đã bảo hòa ( diện tích đã cho
thuê gần 100% ) . Các khu công nghiệp Long Thành với tổng diện tích 1.937 ha là thị trường
mới bắt đầu phát triển , số lượng các đơn vị có nhu cầu sử dụng bao bì carton còn ít . Thị
trường phải đợi thời gian lâu mới phát triển . Các khu công nghiệp Nhơn Trạch với tổng diện
tích 3.342 ha là thị trường đang phát triển , riêng khu công nghiệp Ông Kèo với diện tích 823
ha thì nhu cầu sử dụng bao bì carton rất ít vì chủ yếu là ngành công nghiệp nặng không sử
dụng bao bì carton. Nhu cầu chính tập trung các khu công nghiệp Nhơn Trạch I, II, III . Tuy
nhiên ở khu vực này có 02 nhà cung cấp bao bì carton lớn đang cung cấp là Yeng Fong Yu
và Việt Long .

Thành phố HCM : Hiện đang chiếm trên 47 % tổng Doanh số của SOVI( tương ứng sản
lượng khoảng 17.531 tấn sản phẩm / năm 2010) .

Thành phố HCM quy hoạch KCN Tây bắc

củ chi là KCN tập trung với quy mô lớn . Đặc biệt , Nhà máy bột giặt của Unilever đang
chuyển từ Quận 9 về khu công nghiệp tây bắc Củ Chi giáp với Tỉnh Bình Dương.

Bình Dương : Hiện đang chiếm khoảng 19 % tổng Doanh số của SOVI( tương ứng sản lượng
khoảng 7.155 tấn sản phẩm / năm 2010) .

Thị trường Bình Dương là thị trường tập trung (
Thuận an – Dĩ an Thủ dầu 1- Bến cát – Tân uyên ) khoảng cách địa lý nhỏ và dung lượng lớn
Bình Dương quy hoạch KCN Mỹ Phước là KCN tập trung với quy mô lớn ( theo mô hình KCN
– Đô thị ) với tổng diện tích là 6.800 ha trong đó diệc tích công nghiệp trên 3000 ha .
Hiện tại , 02 nhà cung cấp nguyên vật liệu giấy cuộn đặt nhà máy sản xuất tại khu công
nghiệp Mỹ Phước – Bình dương là :

21

- Công ty TNHH xưởng giấy Chánh Dương
- Vina Kraff paper Co , Ltd ( SCG paper )
Đây cũng là 1 lợi thế khi đầu tư nhà máy sản xuất bao bì carton tại Bình Dương . Vì vậy, việc
chọn địa điểm đầu tư tại Bình Dương là một lợi thế lớn nhất so với các địa điểm như đã phân
tích.
Thị trường còn lại
: Hiện đang chiếm khoảng 10 % tổng Doanh số của SOVI( tương ứng sản
lượng khoảng 3.102 tấn sản phẩm / năm 2010) .

VII. GIẢI PHÁP THỊ TRƯỜNG:
1. Về sản phẩm và khách hàng:
- Duy trì và cải tiến hệ thống QLCL theo chuẩn ISO 9001 : 2000 sang tiêu chuẩn ISO 9001 :
2008 nhằm ổn định và nâng cao chất lượng sản phẩm theo yêu cầu từng khách hàng.
- Duy trì và phát triển sản phẩm của các khách hàng chiến lược hiện có như: UniLever, Dutch
Lady, Coca-Cola, Kinh Đô, Kimberly-Clark, Pepsi,…

- Mở rộng việc đầu tư cơ hội cho việc cung cấp sản phẩm các khách hàng tiềm năng như:
Tiger, Heineken, Vinamilk, Nike, Sam Sung …
- Từng bước cải tiến dịch vụ khách hàng: Dịch vụ chăm sóc khách hàng theo phương châm
“khách hàng là thượng đế” , đáp ứng mọi nhu cầu khách hàng một cách linh hoạt và hợp lý
với chất lượng sản phẩm phù hợp với yêu cầu.
2. Về giá cả:

- Giá cả phải linh họat: Nhằm đảm bảo tính cạnh tranh cũng như uy tín về chất lượng và dịch
vụ.
- Giá hướng vào thị trường: Nhằm đảm bảo sự cạnh tranh của nhà máy.
- Giá hướng vào chi phí: nhằm soát xét cải tiến hệ thống quản lý với chi phí phát sinh thấp
nhất.
- Giá theo số lượng: Số lượng càng lớn giá càng giảm,…

22

PHẦN BỐN
KHẢ NĂNG ĐẢM BẢO & PHƯƠNG THỨC
CUNG CẤP CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO

I. XÁC ĐỊNH CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO:
Nguyên vật liệu chủ yếu trong sản xuất bao bì carton gồm các loại:
(1) Giấy các loại
(2) FO hoặc hơi
(3) Bột mì
(4) Mực in
II. NGUỒN CUNG ỨNG:

- Giấy ngoại:
- Nhập trực tiếp từ những nhà cung cấp của nước ngoài: Thái Lan, Indo, Nhật, Đài Loan, Hàn

Quốc.
- Giấy nội: Mua từ các nhà sản xuất trong nước như An Bình, Giấy Sài Gòn, Chánh Dương,
VinaKraft (SCG),…
- FO: Mua từ công ty xăng dầu khu vực II, từ công ty Xăng dầu Bình Dương .
- Hơi : Mua từ công ty cung cấp hơi tại Tp.HCM.
- Bột mì: Mua từ các nhà máy chế biến tinh bột ở Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh, …
- Mực in: Mua từ các xưởng sản xuất mực trong nước.
- Nhìn chung nguồn cung ứng nguyên vật liệu chủ yếu trong sản xuất bao bì carton là thuận
lợi và dễ dàng.
III. VỀ CƠ SỞ HẠ TẦNG KHÁC:
Nhà máy nằm trong khu công nghiệp Mỹ Phước, có nhiều điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng
như: Điện, nước, giao thông, bưu điện, y tế, …




23

PHẦN NĂM
QUY MÔ VÀ CHƯƠNG TRÌNH SẢN XUẤT

I. QUY MÔ:
Căn cứ vào các thiết bị chủ yếu trong dây chuyền sản xuất bao bì carton gợn sóng. Có các
quy mô công suất sau:
Dây chuyền 1:
- Công suất (6,000 – 10,000) Tấn/ năm.
- Đặc điểm:
o Thích hợp với quy mô công suất nhỏ
o Trình độ sản xuất cơ khí hóa
o Chất lượng sản phẩm không cao

o Lao động nhiều
- Vốn đầu tư thấp (1,500,000 – 2,000,000) USD - Đài Loan
Dây chuyền 2:
- Công suất (10,000 – 15,000) Tấn/năm
- Đặc điểm:
o Thích hợp với quy mô công suất trung bình.
o Trình độ sản xuất bán tự động
o Chất lượng sản phẩm tốt.
o Lao động vừa phải.
- Vốn đầu tư (2,000,000 – 2,500,000) USD – Đài Loan.
Dây chuyền 3:
- Công suất (25,000-30,000) tấn/ năm.
- Đặc điểm:
o Thích hợp với quy mô công suất lớn.
o Trình độ sản xuất tự động.
o Chất lượng sản phẩm rất tốt.
o Lao động ít.

24

- Vốn đầu tư (12,000,000 – 15,000,000) USD/ - G7
(4,000,000 – 7,000,000) USD/ Đài Loan.
Căn cứ vào khả năng duy trì và phát triển thị trường trong tương lai.
Căn cứ vào khả năng huy động các nguồn vốn, cũng như đánh giá tính toán việc trả nợ gốc,
lãi vay, cổ tức, …
-> Công ty lựa chọn quy mô đầu tư NHÀ MÁY SẢN XUẤT BAO BÌ CARTON – Có công suất
30,000 tấn/năm.
II. CHƯƠNG TRÌNH THỰC HIỆN:

- Tháng 6/2010 : Trình duyệt báo các nghiên cứu khả thi

- Tháng 7 – 8/2010 : Trình duyệt hồ sơ xin vay vốn đầu tư
- Tháng 9/2010 : Mua đất tại KCN Mỹ Phước
- Tháng 10 - 12/2010 : Lập hồ sơ thiết kế xây dựng và trình xin thẩm định phê duyệt thiết
kế và dự toán công trình xây dựng.
- Tháng 1- 3/2011 : Tổ chức đấu thầu xây dựng và đấu thầu mua thiết bị
- Tháng 3 – 11/2011 : Xây dựng, mua và lắp đặt thiết bị
- Tháng 12/2011 : Nghiệm thu phần xây dựng và lắp đặt thiết bị
- Tháng 1/2012 : Đưa vào sử dụng chính thức.












25

PHẦN SÁU
CÔNG NGHỆ – THIẾT BỊ
II. CÔNG NGHỆ:
Có 3 dạng dây chuyền công nghệ sản xuất bao bì carton. Theo các sơ đồ 1, 2, 3 ở các trang
sau.
GIẢI THÍCH QUY TRÌNH SẢN XUÁT
Nguyên liệu chính là:
- Giấy làm mặt (Kraft hoặc Test) của Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Việt Nam, … có

định lượng từ 175g/m2 có khổ bề ngang thông dụng từ 0.8; 0.85; …; 2.5 mét.
- Giấy là sóng (Medium) của Thái Lan, Indo, Việt Nam … có định lượng từ 112g/m2 đến
200m2, có khổ bề ngang thông dụng từ 0.8; 0.85; …; 2.5 mét.
Tùy theo quy cách, kết cấu giấy, số lượng thùng khách hàng đặt mà lựa chọn loại giấy,
khổ giấy cho thích hợp để đưa vào sản xuất.
DÂY CHUYỀN 1:

(1)
Máy làm tấm carton dợn sóng
: Các lớp giấy được đưa vào cán sóng, tráng hồ rồi dán ép
lại (quá trình sấy sử dụng hơi nước từ lò hơi) và cắt rời thành từng tấm, xếp thành từng
chồng để chuẩn bị đưa qua máy cắt biên và nhấn lằn.
(2)
Máy cắt biên và nhấn lằn
: Cắt biên và nhấn lằn tờ carton 3 lớp hoặc 5 lớp từ máy Giấy
đưa sang.
(3)
Máy in
: In chữ và hình ảnh theo yêu cầu của khách hàng lên tờ carton từ máy cắt biên
nhấn lằn đưa sang.
(4)
Máy xẻ rãnh và nhấn lằn
: Xẻ rãnh, cắt đuôi mép dán và nhấn lằn trên tấm carton từ máy
in hoặc máy cắt biên nhấn lằn đưa sang.
(5)
Máy đóng
: Đóng ghép nối 1 mảnh, hoặc 2, 4 mảnh các bán thành phẩm từ máy xẻ rãnh
nhấn lằn đưa sang.
Cuối cùng là cột thành từng bó rồi chở đi giao khách hàng hoặc nhập kho thành phẩm.
DÂY CHUYỀN 2:

(1)
Máy làm tấm carton dợn sóng và cắt biên nhấn lằn
: Các lớp giấy được đưa vào cán sóng
tráng hồ rồi dán ép lại (quá trình sấy sử dụng hơi nước từ lò hơi). Sau đó cắt biên, nhấn
lằn và cắt rời thành từng tấm, xếp thành từng chồng để chuẩn bị đưa qua máy in.
(2)
Máy in và xẻ rãnh nhấn lằn
: Tự động đưa giấy vào để in chữ và hình ảnh theo yêu cầu

×