Tải bản đầy đủ (.pdf) (193 trang)

Tài liệu KỶ YẾU NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ 2006-2011 docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.63 MB, 193 trang )





KỶ YẾU NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ
2006 - 2011










1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI






KỶ YẾU NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ
2006 - 2011













NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP
HÀ NỘI - 2011
2
3
MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 11


PHẦN I. CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC TIÊU BIỂU
GIAI ĐOẠN 2006-2011
13

A. NÔNG HỌC 15


I. CHỌN TẠO GIỐNG CÂY TRỒNG
15

1 Kết quả chọn tạo giống lúa thơm Hương cốm
PGS.TS Nguyễn Thị Trâm - Viện Sinh học nông nghiệp

15

2 Kết quả chọn tạo một số giống lúa lai hai dòng mới và nghiên
cứu sản xuất hạt giống bố mẹ lúa lai hai dòng
PGS.TS. Nguyễn Thị Trâm- Viện Sinh học nông nghiệp
16

3 Kết quả chọn tạo một số giống luá lai hai dòng mang thương hiệu
Việt lai.
PGS.TS. Nguyễn Văn Hoan - Viện Nghiên cứu Lúa
19

4 Sử dụng các dòng bất dục đực TGMS chứa gen kháng bạc lá
trong công tác chọn giống lúa lai hai dòng có thời gian sinh
trưởng ngắn, năng suất cao, chất lượng tốt
PGS.TS. Nguyễn Văn Hoan - Viện Nghiên cứu Lúa
21

5 Kết quả chọn tạo giống lúa lai ba dòng mới CT16
PGS.TS. Vũ Văn Liết - Viện Nghiên cứu Lúa
22

6 Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn tạo dòng bố,
mẹ lúa lai 3 dòng, kháng bệnh bạc lá
PGS.TS. Phan Hữu Tôn - Khoa Công nghệ sinh học
23

7 Thu thập, bảo tồn, đánh giá và khai thác nguồn gen lúa phục vụ
chọn tạo giống lúa năng suất cao, chất lượng tốt, kháng bệnh bạc lá
PGS.TS. Phan Hữu Tôn- Khoa Công nghệ sinh học

26

8 Khoa học lúa lai: Chọn giống, canh tác cây trồng và môi trường
(The JSPS project of Science of hybrid rice: breeding, cropping
pattern and the environment from 2006 to 2008
PGS.TS. Trần Đức Viên - Trung tâm Sinh thái Nông nghiệp
29

4
9 Thu thập, bảo tồn nguồn gen ngô địa phương và tạo vật liệu phục
vụ công tác chọn tạo giống ngô cho vùng khó khăn
PGS.TS. Vũ Văn Liết- Viện Nghiên cứu lúa
32

10
Duy trì và sử dụng các dòng ngô tự phối tạo giống ngô rau lai quy ước
ThS. Nguyễn Việt Long - Khoa Nông học
33

11 Nghiên cứu và phát triển sản xuất các giống cà chua lai thương
hiệu HT
PGS.TS. Nguyễn Hồng Minh - Khoa Nông học
35

12
Chọn tạo giống đu đủ lai cho các tỉnh khu vực phía Bắc Việt Nam
PGS.TS. Nguyễn Văn Hoan - Viện Nghiên cứu Lúa
38

13 Ứng dụng công nghệ đột biến in vitro trong chọn tạo giống hoa

cẩm chướng, hoa cúc
PGS.TS. Nguyễn Thị Lý Anh - Viện Sinh học nông nghiệp
39

14 Nghiên cứu ứng dụng chỉ thị phân tử trong đánh giá nguồn gen
phục vụ chọn tạo giống hoa Lily (Lilium spp.) ở Việt Nam
TS. Nguyễn Thị Phương Thảo - Khoa Công nghệ sinh học
41


II. CÁC BIỆN KỸ THUẬT TRỒNG TRỌT
45

15
Nghiên cứu nâng cao hệ số sử dụng và hiệu suất sử dụng đạm của cây lúa
PGS.TS. Phạm Văn Cường - Khoa Nông học
45

16 Nghiên cứu sản xuất và chuyển giao sử dụng các loại phân đa yếu
tố chuyên dùng cho lúa, ngô, đậu tương tại đồng bằng sông Hồng
PGS.TS. Nguyễn Như Hà - Khoa Tài Nguyên và Môi trường
47

17 Xây dựng mô hình ứng dụng các giải pháp tiết kiệm nước và phân
bón trong thâm canh lúa tại Hà Giang
PGS.TS. Nguyễn Văn Dung - Khoa Tài Nguyên và Môi trường
48

18 Nghiên cứu quy trình kỹ thuật thâm canh kê (Setaria italica
Beauv.) và kê chân vịt (Eleusine coracana Gaert.) để sản xuất

thực phẩm chức năng
PGS.TS. Phạm Văn Cường - Khoa Nông học
50

19 Ứng dụng các giải pháp sinh học trong tuyển chọn, phục tráng
giống cói và xây dựng quy trình thâm canh tổng hợp nhằm phát
triển sản xuất cói bền vững, hiệu quả cao tại các vùng trồng cói.
PGS.TS. Nguyễn Tất Cảnh - Khoa Nông học
52

5
20 Xây dựng mô hình sản xuất dưa chuột, cà chua và ngô rau phục
vụ chế biến tại Lục Nam, Bắc Giang.
TS. Nguyễn Đình Thi - Trung tâm Thực nghiệm và Đào tạo nghề
56

21 Xây dựng cơ cấu cây trồng chịu hạn cho vùng canh tác khó khăn
về nước tưới tại huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang
PGS. TS. Vũ Văn Liết - Viện Nghiên cứu lúa
57

22 Nghiên cứu sử dụng đất bền vững và phát triển nông thôn vùng
đồi núi Yên Châu, Sơn La
GS.TS. Nguyễn Văn Đĩnh - Viện Đào tạo Sau đại học
59

23 Xác định bệnh virus hại cây trồng năm 2008 - 2010 tại miền Bắc
bằng phân tích phân tử
TS. Hà Viết Cường - Khoa Nông học
61


24 Nghiên cứu chế phẩm sinh học phòng trừ các bệnh hại cây có
nguồn gốc trong đất ở miền Bắc Việt Nam
PGS.TS. Nguyễn Kim Vân - Khoa Nông học
64

25 Tiến bộ kỹ thuật “Chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu EMINA phục vụ
chăn nuôi và xử lý môi trường chăn nuôi”
GS.TS. Nguyễn Quang Thạch, TS. Trần Văn Đích, ThS. Vũ Ngọc
Lan, PGS.TS. Lương Đức Phẩm - Viện Sinh học nông nghiệp
65

26 Nghiên cứu làm chủ công nghệ khí canh và xây dựng mô hình
công nghiệp sinh học sản xuất giống khoai tây, rau và hoa sạch
bệnh
GS.TS. Nguyễn Quang Thạch - Viện Sinh học nông nghiệp
69

27 Nghiên cứu thu thập, đánh giá, nhân giống in vitro và nuôi trồng
một số giống lan chi Hoàng Thảo (Dendrobium nobile Lind.) làm
cây thuốc.
ThS. Vũ Ngọc Lan - Viện Sinh học nông nghiệp
75

B. CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM VÀ BẢO QUẢN CHẾ BIẾN 75

28 Tuyển chọn một số chủng vi sinh vật, xây dựng qui trình nuôi cấy
vi sinh vật để thu nhận một số enzyme có giá trị cao ở qui mô
phòng thí nghiệm
PGS.TS. Ngô Xuân Mạnh, ThS. Nguyễn Hoàng Anh - Khoa Công

nghệ thực phẩm
75

6
29 Ứng dụng một số quy trình công nghệ trước và sau thu hoạch để
sản xuất và bảo quản quả vải chất lượng cao, rải vụ thu hoạch,
đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu tại huyện Lục Ngạn,
tỉnh Bắc Giang
ThS. Nguyễn Mạnh Khải - Khoa Công nghệ thực phẩm
77

30 Kỹ thuật xử lí sau thu hoạch cho quả hồng
ThS. Trần Thị Lan Hương - Khoa Công nghệ thực phẩm.
78

C. TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG 81

31 Ứng dụng công nghệ hệ thống thông tin địa lý (GIS) và viễn thám
trong nghiên cứu xây dựng hệ thống sử dụng đất hợp lý cho vùng
thượng nguồn lưu vực sông Cả
PGS.TS. Trần Đức Viên - Trung tâm Sinh thái Nông nghiệp
81

32 Bảo tồn tài nguyên di truyền nông nghiệp
TS. Nguyễn Thanh Lâm -Trung tâm Sinh thái Nông nghiệp
82

33 Nghiên cứu biện pháp sinh học xử lý ô nhiễm Zn, Cu, Pb trong
đất nông nghiệp
PGS.TS. Nguyễn Hữu Thành - Khoa Tài Nguyên và Môi trường

83

D. CHĂN NUÔI, THÚ Y & NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 85


I. CHỌN TẠO GIỐNG VẬT NUÔI
85

34 Nhân thuần chủng và phát triển dòng lợn Piétrain kháng stress ở
Việt Nam
GS.TS. Đặng Vũ Bình - Trung tâm Nghiên cứu liên ngành và Phát
triển nông thôn
88

35
Nghiên cứu sử dụng đực giống Boer để cải tạo đàn dê Cỏ tại tỉnh
Yên Bái
PGS.TS. Nguyễn Bá Mùi - Khoa Chăn nuôi và Nuôi trồng thủy sản
88


II. CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT CHĂN NUÔI
92

36
Biện pháp kỹ thuật tổng hợp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng
thịt và hiệu quả kinh tế của các trang trại chăn nuôi lợn quy mô
nhỏ thuộc vùng đồng bằng sông Hồng
PGS.TS. Vũ Đình Tôn - Khoa Chăn nuôi và Nuôi trồng thủy sản
92


7
37 Xây dựng mô hình chăn nuôi lợn hướng nạc tại một số huyện
miền núi thuộc tỉnh Bắc Giang
PGS.TS. Vũ Đình Tôn - Khoa Chăn nuôi và Nuôi trồng thủy sản
94

38 Chọn lọc và sử dụng một số giống cao lương (Sorghum) có năng
suất xanh cao trong vụ đông xuân làm thức ăn cho gia súc nhai lại
PGS.TS. Nguyễn Xuân Trạch - Khoa Chăn nuôi và Nuôi trồng
thuỷ sản
96

39 Nghiên cứu sử dụng chó nghiệp vụ phục vụ công tác kiểm lâm
bảo vệ tài nguyên rừng.
PGS.TS. Nguyễn Văn Thanh - Khoa Thú y
99

40 Nghiên cứu thực trạng hội chứng viêm tử cung, viêm vú, mất sữa
(MMA) ở đàn lợn nái ngoại nuôi theo mô hình trang trại tại một
số địa phương phía Bắc Việt Nam và thử nghiệm biện pháp
phòng trị.
TS. Trịnh Đình Thâu - Khoa Thú y
101

41 Sinh thái và dịch tễ học bệnh cúm gia cầm trong các quốc gia
đang phát triển
PGS.TS. Vũ Đình Tôn - Khoa Chăn nuôi và Nuôi trồng thủy sản
103


42 Nghiên cứu tình hình nhiễm, vai trò của vi khuẩn Clostridium
perfringens trong hội chứng tiêu chảy ở bò, lợn nuôi tại Hà Nội và
một số vùng phụ cận”
TS. Huỳnh Thị Mỹ Lệ - Khoa Thú y
105

43 Các yếu tố ảnh hưởng đến nguy cơ tồn dư kháng sinh trong các
sản phẩm có nguồn gốc động vật - thích ứng và chuẩn hóa
phương pháp vi sinh vật để phát hiện tồn dư kháng sinh trong thịt
được bán trên thị trường vùng đồng bằng sông Hồng
GS.TS. Đặng Vũ Bình - Trung tâm Nghiên cứu liên ngành và Phát
triển nông thôn
107

44
Nghiên cứu sự lưu hành của virus Ca rê gây bệnh trên chó ở vùng
phụ cận Hà Nội bằng phương pháp hóa miễn dịch và chọn ra các
chủng để chế vacxin phòng bệnh
PGS.TS. Nguyễn Hữu Nam - Khoa Thú y
109


E. CƠ KHÍ NÔNG NGHIỆP
111

45
Nghiên cứu lựa chọn công nghệ, thiết kế, chế tạo các máy để cơ
giới hóa canh tác và thu hoạch sắn ở vùng sản xuất sắn tập trung
TS. Hà Đức Thái - Khoa Cơ Điện
111


8
46 Giải một số bài toán mô phỏng các thông số động học dòng khí
trong buống sấy nông sản trên cơ sở ứng dụng phần mềm tính
toán thuỷ khí động lực học
PGS.TS. Hoàng Đức Liên - Khoa Cơ Điện
113


G. CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
116

47 Bằng phát minh về “Phương pháp học máy để nhận dạng đối
tượng trong dữ liệu ảnh thông qua tương tác người dùng”
TS. Nguyễn Thị Thủy - Khoa Công nghệ thông tin
116

48 Giải thuật học boosting trực tuyến phát hiện ôtô từ ảnh không
gian (Online boosting-based car detection from aerial images)
TS. Nguyễn Thị Thủy - Khoa Công nghệ thông tin
119

H. KINH TẾ- XÃ HỘI- PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 121

49 Nghiên cứu giải pháp và đề xuất chính sách phát triển kinh tế
huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang.
GS.TS. Đỗ Kim Chung - Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn
121

50 Nghiên cứu chính sách quản lý rủi ro trong ngành chăn nuôi lợn ở

Việt Nam
TS. Trần Đình Thao - Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn
122

51 Giải pháp phát triển nghề trồng rau an toàn cho thành phố Hà Nội
TS. Trần Đình Thao - Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn
124

52 Phân tích đánh giá hiệu quả đầu tư và tác động ảnh hưởng của
chương trình giống cây trồng, giống vật nuôi và giống cây lâm
nghiệp
PGS.TS. Trần Đức Viên - Trung tâm Sinh thái Nông nghiệp
125

53 Nghiên cứu xây dựng chiến lược phân bổ lao động và dân cư của
tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020 và các giải pháp giải quyết việc làm
TS. Mai Thanh Cúc - Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn
128

54 Đánh giá thực trạng rủi ro thuốc bảo vệ thực vật ở Việt Nam:
Trường hợp nghiên cứu ở Thái Bình và Hà Nội
GS.TS. Đỗ Kim Chung - Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn
131

55 Ngành hàng gia cầm và phân tích cầu thịt gia cầm trong bối cảnh
dịch cúm gia cầm độc lực cao (HPAI) tại Hà Nội
PGS.TS. Vũ Đình Tôn: Khoa Chăn nuôi và Nuôi trồng thủy sản
132

9

56 Nghiên cứu ngành hàng lợn vùng đồng bằng sông Hồng
PGS.TS. Vũ Đình Tôn - Trung tâm Nghiên cứu liên ngành và
Phát triển nông thôn
135

57 Nâng cao nhận thức và năng lực tiếp cận thị trường cho phụ nữ
nông thôn Đồng bằng sông Hồng
PGS.TS. Quyền Đình Hà - Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn
137

58 Nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở
nông thôn Việt Nam trong bối cảnh hội nhập
PGS.TS. Trần Hữu Cường - Khoa Kế toán và Quản trị kinh doanh
138

58 Nghiên cứu tình hình thực thi chính sách quản lý nước thải công
nghiệp ở miên Bắc, Việt Nam
TS. Nguyễn Mậu Dũng - Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn
141

60 Chứng khoán đang nổi ở khu vực ASEAN
TS. Đỗ Quang Giám - Khoa Kế toán và Quản trị kinh doanh
142

61 Đánh giá môi trường đầu tư và đề xuất các giải pháp nhằm thu
hút đầu tư vào nông nghiệp trên địa bàn Hà Nội
PGS.TS. Trần Hữu Cường - Khoa Kế toán và Quản trị kinh doanh
145



PHẦN II. DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2006 - 2011
149

I Đề tài/dự án khoa học và công nghệ cấp Nhà nước 151

II Dự án thuộc chương trình giống cây trồng, giống vật nuôi và
giống cây lâm nghiệp, thủy sản
153

III Dự án thuộc chương trình giống cây trồng, giống vật nuôi và
giống cây lâm nghiệp, thủy sản
153

IV Đề tài khoa học và công nghệ thuộc dự án TRIG (dự án giáo dục
đại học 2)
176

V Đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ khác 178

VI Đề tài khoa học và công nghệ cấp Tỉnh 181

VII Đề tài dự án quốc tế 187

Lịch hoạt động khoa học và công nghệ 2012 191

10

11
LỜI NÓI ĐẦU

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội là một trường trọng điểm quốc
gia, đầu ngành trong khối các trường đại học Nông Lâm Ngư của cả nước.
Trong suốt 55 năm xây dựng và trưởng thành với phương châm “Nghiên
cứu khoa học là sức sống của trường đại học”, trường đã và đang thực sự
trở thành một trong những trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học hàng
đầu của quốc gia về khoa học công nghệ nông nghiệp với nhiều công trình
khoa học có ý nghĩa lí luận và thực tiễn cao, đóng góp tích cực vào sự
nghiệp phát triển nông nghiệp và nông thôn của đất nước.
Nhân dịp kỉ niệm 55 năm ngày thành lập trường (12 - 10 - 1956/12 - 10
- 2011), Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội cho ra mắt cuốn sách
“Kỷ yếu nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ 2006 - 2011”.
Đây là tập hợp những công trình nghiên cứu khoa học tiêu biểu của nhà
trường trong 5 năm vừa qua (trên 30 giống cây trồng mới được ra đời, 2
tiến bộ kỹ thuật mới, 8 mẫu máy mới được Bộ NN&PTNT công nhận quốc
gia). Cuốn kỷ yếu này phản ánh bức tranh đa dạng trong nghiên cứu khoa
học của Nhà trường, tiềm năng khoa học lớn của một trường đại học đa
ngành trong việc ứng dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học tiên tiến
để giải quyết các vấn đề bức xúc mới nảy sinh trong sản xuất (chẩn đoán
nhanh bệnh virus ở cây trồng và vật nuôi ), những hướng nghiên cứu mới
có tính tiên phong trong khoa học công nghệ nông nghiệp (GIS, điều khiển
gen, công nghệ khí canh, ) của Nhà trường.
Hi vọng rằng, cuốn “Kỷ yếu nghiên cứu khoa học và chuyển giao
công nghệ 2006 - 2011” sẽ cung cấp những thông tin khoa học quý có giá
trị phục vụ công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và phát triển sản xuất,
góp phần thu hút những chương trình hợp tác mới với nhiều cơ quan nghiên
cứu trong và ngoài nước. Chắc chắn cuốn kỷ yếu sẽ không tránh khỏi những
khiếm khuyết, ban biên tập cuốn sách mong muốn nhận được sự thông cảm
cũng như những ý kiến đóng góp của quý độc giả.
BAN BIÊN SOẠN



12

13
Phần I
CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC TIÊU BIỂU
GIAI ĐOẠN 2006 - 2011
14
15
A. NÔNG HỌC
I. CHỌN TẠO GIỐNG CÂY TRỒNG
1. Kết quả chọn tạo giống lúa thơm Hương cốm
Xuất xứ: Đề tài nhánh cấp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: “Chọn
tạo giống và kỹ thuật sản xuất hạt giống lúa lai hai, ba dòng giai đoạn 2000 -
2005” và Dự án sản xuất thử nghiệm cấp Nhà nước: “Hoàn thiện quy trình
công nghệ sản xuất hạt giống và thâm canh giống lúa Hương cốm tại các
tỉnh miền Bắc”. Mã số KC.06/06 - 10.
Chủ trì: PGS.TS. Nguyễn Thị Trâm - Viện Nghiên cứu Lúa.
Thành viên tham gia: ThS. Nguyễn Văn Mười, ThS. Phạm Thị Ngọc Yến,
TS. Trần Văn Quang ThS. Nguyễn Trọng Tú, ThS. Vũ Bình Hải, ThS. Lê
Thị Khải Hoàn - Viện Nghiên cứu Lúa
Thời gian thực hiện: 1/2005 - 12/2010
Kết quả đạt được
Chọn tạo được giống lúa thuần chất lượng cao, thơm Hương cốm có
thời gian sinh trưởng vụ xuân: 145 - 160 ngày, vụ mùa 125 - 130
ngày; Năng suất trung bình 5 - 6 tấn/ha/vụ, cao nhất 7,5 tấn/ha/vụ;
Gạo trong, tỷ lệ bạc bụng rất thấp, tỷ lệ gạo xát 68 - 69%, gạo
nguyên 60 - 70%, hàm lượng amylose 13 - 15%, protein 7,7%, nhiệt
độ hoá hồ thấp, cơm ngon: dẻo đậm, bóng, thơm nhẹ mùi cốm mới;
Giống cảm ôn nên có thể gieo cấy được cả 2 vụ xuân và mùa; Đặc

điểm chống chịu: chống đổ rất tốt, chịu lạnh yếu ở thời kỳ mạ,
nhiễm nhẹ đến trung bình bệnh khô vằn, bạc lá, đạo ôn.
Địa chỉ ứng dụng và chuyển giao
- Công ty giống các tỉnh: Nam Định, Hà Nam, Hưng Yên, Hải Phòng,
Thái Bình, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Quảng Ngãi, Bình Định
- Trung tâm giống cây trồng các tỉnh: Hòa Bình, Tuyên Quang, Nam
Định, Thanh Hóa, Nghệ An, Gia Lai.
Ấn phẩm công bố
Nguyễn Thị Trâm, Phạm Thị Ngọc Yến, Trần Văn Quang, Nguyễn Văn
Mười, Nguyễn Trọng Tú, Vũ Bích Ngọc, Lê Khải Hoàn, Trương
Văn Trọng và cộng sự (2006). Kết quả chọn tạo giống lúa thơm
Hương cốm. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số
17/2006, trang 24 - 28.
16
Nguyễn Văn Mười, Nguyễn Thị Trâm, Trần Văn Quang, Phạm Thị Ngọc
Yến, Nguyễn Trọng Tú và cs. (2009). Nghiên cứu sự ổn định mùi
thơm, năng suất và chất lượng giống lúa Hương cốm qua các thế hệ
chọn lọc siêu nguyên chủng. Tạp chí Khoa học và Phát triển, tập 7,
số 4, trang 416 - 423.
Nguyễn Văn Mười, Nguyễn Thị Trâm, Trần Văn Quang, Phạm Thị Ngọc
Yến, Nguyễn Trọng Tú và cs. (2009). Bước đầu nghiên cứu sự ổn
định năng suất, chất lượng của các cấp hạt giống Hương cốm tại một
số vùng trồng lúa phía Bắc Việt Nam. Tạp chí Khoa học và Phát
triển, tập 7, số 4, trang 424 - 433.
2. Kết quả chọn tạo một số giống lúa lai hai dòng mới và nghiên
cứu sản xuất hạt giống bố mẹ lúa lai hai dòng
Xuất xứ: Đề tài nhánh Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: “Nghiên
cứu chọn tạo và kỹ thuật thâm canh giống lúa lai hai ba dòng có năng suất
chất lượng cao giai đoạn 2005 - 2010 và Dự án “Sản xuất thử hạt giống bố
mẹ lúa lai hai dòng thời kỳ 2006 - 2010”

Chủ trì: PGS.TS. Nguyễn Thị Trâm - Viện Nghiên cứu Lúa
Thành viên tham gia: TS. Trần Văn Quang, ThS. Phạm Thị Ngọc Yến,
ThS. Nguyễn Văn Mười ThS. Nguyễn Trọng Tú, ThS. Vũ Thị Bích Ngọc,
ThS. Lê Thị Khải Hoàn, ThS. Vũ Bình Hải, KS. Vũ Văn Quang, KS. Phùng
Danh Huân - Viện Nghiên cứu Lúa.
Thời gian thực hiện: 1/2005 - 12/2010
Kết quả nghiên cứu
- Chọn tạo thành công dòng bất dục đực nhân mẫn cảm nhiệt độ
TGMS: T7S có khả năng kết hợp cao, bất dục ổn định, kiểu cây
thâm canh, tiềm năng ưu thế lai cao về năng suất, chất lượng tốt: hạt
to dài, thơm nhẹ; Đồng thới chọn tạo được hơn 20 dòng bố có năng
suất cao, chất lượng tốt, thơm như: R1, R2, R4, R5, R8, R9.
- Chọn tạo được giống lúa lai hai dòng TH3 - 4 (T1S - 96/R4), được
công nhận giống mới năm 2008. Giống có thời gian sinh trưởng: Vụ
xuân muộn: 120 - 125 ngày; Vụ hè - thu, vụ mùa: 105 - 110 ngày;
Năng suất: 6 - 8 tấn/ha/vụ; Chất lượng xay xát tốt: tỷ lệ gạo xát 68 -
70%, gạo nguyên 60 - 70%, hạt gạo thon dài, hàm lượng amylose 23 -
24%, protein 7,8%, cơm trắng, ngon, vị đậm; Chống chịu: chống đổ
tốt, kháng rầy trung bình, kháng đạo ôn, nhiễm nhẹ khô vằn, bạc lá.
17
- Chọn tạo được giống lúa lai hai dòng TH3 - 5 (T1S - 96/R5), được
công nhận giống mới năm 2009. Giống có thời gian sinh trưởng: Vụ
xuân muộn: 125 - 130 ngày; Vụ hè - thu, vụ mùa: 110 - 115 ngày;
Năng suất: 6 - 8 tấn/ha/vụ; Chất lượng xay xát tốt: tỷ lệ gạo xát 68 -
70%, gạo nguyên 60 - 70%, hạt gạo dài ≥ 7mm, hàm lượng amylose
23 - 24%, protein 7,8%, cơm trắng, ngon, mềm, vị đậm; Chống chịu:
chịu rét khá; chống đổ tốt, kháng đạo ôn, nhiễm nhẹ khô vằn, bạc lá.
- Chọn tạo được giống lúa lai hai dòng TH5 - 1 (P5S/R1). Giống
TH5 - 1 được công nhận cho sản xuất thử theo quyết định số
3642/QĐ - BNN - TT ngày 30 tháng 11 năm 2006. Giống có thời

gian sinh trưởng: Vụ xuân muộn: 120 - 125 ngày; vụ mùa: 110 -
115 ngày; Năng suất: 6 - 8 tấn/ha/vụ; Chất lượng xay xát tốt: tỷ lệ
gạo xát 69 - 71%, gạo nguyên 70 - 80%, hạt gạo dài 6,2 mm, hàm
lượng amylose 23 - 24%, protein 7,8%, cơm trắng, ngon, xốp đậm.
Giống chịu lạnh khá, chống đổ tốt, nhiễm nhẹ khô vằn, đạo ôn, bạc
lá, chịu thâm canh.
- Chọn tạo được giống lúa lai hai dòng TH7 - 2 (T7S/R2), được công
nhận xuất thử năm 2009. TGST vụ xuân muộn 125 - 135 ngày; vụ
mùa 110 - 115 ngày; Chất lượng tốt: tỷ lệ gạo xát 69 - 70%, gạo
nguyên 60 - 70%, hạt gạo dài ≥ 6,8mm, hàm lượng amylose 20 - 22%,
protein 8,5%, cơm trắng, ngon, mềm, thơm nhẹ (bố mẹ là lúa thơm);
Chịu rét, chống đổ tốt, kháng đạo ôn, nhiễm nhẹ khô vằn, bạc lá.
- Chọn tạo được giống lúa lai hai dòng TH8 - 3 (T7S/R3), được công
nhận xuất thử năm 2010. Thời gian sinh trưởng (TGST) vụ xuân
muộn 120 - 125 ngày; vụ mùa 110 - 115 ngày; Chất lượng gạo tốt: tỷ
lệ gạo xát 69 - 71%, gạo nguyên 65 - 70%, hạt gạo dài ≥ 6,8mm,
hàm lượng amylose 18 - 20%, protein 8,5%, cơm trắng, ngon, mềm,
thơm nhẹ; Chịu rét, chống đổ khá, kháng đạo ôn, nhiễm nhẹ khô
vằn, bạc lá.
- Nghiên cứu quytrình duy trì dòng TGMS, dòng bố tương ứng,
nghiên cứu mùa vụ nhân dòng, sản xuất hạt F1 cho lúa lai hai dòng:
Đã đề xuất quytrình kỹ thuật chọn lọc chu kỳ “4 vụ 5 bước”nhằm
kiểm soát độ thuần kiểu hình, ngưỡng nhiệt độ chuyển đổi tính dục
và tiềm năng ưu thế lai. Đã giới thiệu các vùng nhân dòng và vùng
sản xuất hạt lai F1 đề các Công ty giống định hướng tổ chức sản xuất
hạt F1. Đã nhân dòng mẹ theo quytrình mỗi năm thu hàng chục tấn
hạt nguyên chủng TGMS cung cấp cho các công ty sản xuất hàng
18
ngàn tấn hạt F1 với năng suất cao, chất lượng đảm bảo theo tiêu
chuẩn ngành (10TCN 551 2003)

Địa chỉ ứng dụng và chuyển giao
- Công ty cổ phần (CP) giống cây trồng Trung ương, Công ty trách
nhiệm hữu hạn (TNHH) Cường Tân, Trung tâm Giống Cây trồng vật
nuôi Hòa Bình.
- Trung tâm giống cây trồng các tỉnh: Thanh Hóa, Nam Định, Nghệ
An, Thái Bình, Hưng Yên
Ấn phẩm công bố
Nguyễn Thị Trâm, Phạm Thị Ngọc Yến, Trần Văn Quang và cs. (2006). Kết
quả chọn tạo giống lúa lai hai dòng mới TH3 - 4. Tạp chí Khoa học
và Phát triển, số 3/2006, tr.1 - 5.
Trần Văn Quang, Nguyễn Thị Trâm, Bùi Bá Bổng (2006). Đánh giá tiềm
năng ưu thế lai và phân tích di truyền của tính bất dục đực cảm ứng
quang chu kỳ ngắn ở dòng P5S. Tạp chí Nông nghiệp & PTNT, số 8,
tr.13 - 15.
Nguyễn Bá Thông, Nguyễn Thị Trâm và cs. (2007). Nghiên cứu một số biện
pháp kỹ thuật nhân dòng bất dục đực di truyền nhân mẫn cảm nhiệt
độ T1S - 96 tại Thanh Hóa. Tạp chí Nông nghiệp & PTNT, số
9/2007, tr. 30 - 34.
Phạm Thị Ngọc Yến, Nguyễn Thị Trâm, Trần Văn Quang, Nguyễn Văn
Mười, Nguyễn Trọng Tú và cộng sự (2009). Nghiên cứu quy trình
sản xuất hạt lai F1 TH3 - 4. Tạp chí Khoa học và Phát triển, tập 7,
số 4, trang 557 - 562.
Nguyễn Thị Trâm, Trần Văn Quang, Phạm Thị Ngọc Yến và cs. (2009),
Giống lúa lai hai dòng mới TH3 - 5. Tạp chí Khoa học và Phát triển,
tập 7, số 4, trang 550 - 556.
Nguyễn Thị Trâm, Vũ Bình Hải, Trần Văn Quang, Nguyễn Bá Thông
(2010). Nghiên cứu xác định vùng nhân dòng và sản xuất hạt lai F1
hệ hai dòng ở Việt Nam. Tạp chí Nông nghiệp & PTNT, số 3/2010,
tr. 10 - 15.
Nguyễn Thị Trâm, Phạm Thị Ngọc Yến, Trần Văn Quang, Lê Thị Khải

Hoàn, Đặng Văn Hùng (2011). Kết quả nghiên cứu: chọn lọc duy trì
độ thuần dòng bố mẹ lúa lai hai dòng. Tạp chí Nông nghiệp &
PTNT, số 2+3/2011, tr. 24 - 29.
Nguyễn Thị Trâm, Trần Văn Quang và cs. (2008). Bất dục đực mẫn cảm
quang chu kỳ ngắn ở lúa và khả năng ứng dụng. Tạp chí Khoa học
và Phát triển, số 5/2008, tr. 395 - 403.
Nguyễn Thị Trâm (2010). Breeding and developing two - line hybrid rice in
Vietnam, in “Vietnam fifty years of rice research and development”,
Agricultural publishing house, Hanoi. pp. 203 - 216.
19
Trần Văn Quang, Nguyễn Thị Trâm, Vũ Văn Quang (2010). Kết quả chọn
tạo giống lúa lai hai dòng mới TH5 - 1. Tạp chí Khoa học và Phát
triển, tập 8, số 4/2010, trang 622 - 629.
Trần Văn Quang, Nguyễn Thị Trâm, Vũ Văn Quang, Phạm Văn Thuyết
(2010). Kết quả nghiên cứu: hoàn thiện quy trình sản xuất hạt lai F1
tổ hợp lúa lai hai dòng TH5 - 1. Tạp chí Nông nghiệp & PTNT, số
18/2010, tr. 9 - 13.
Nguyễn Thị Trâm, Phạm Thị Ngọc Yến, Trần Văn Quang, Nguyễn Văn Mười,
Vũ Thị Bích Ngoc, Lê Thị Khải Hoàn, Nguyễn Trọng Tú (2011). Chọn
tạo và khảo nghiệm giống lúa lai hai dòng mới TH8 - 3”. Tạp chí
Khoa học và Phát triển, tập 9, số 1, trang 30 - 38.

Ruộng sản xuất hạt lai
3. Kết quả chọn tạo một số giống luá lai hai dòng mang thương
hiệu Việt lai
Xuất xứ: Dự án hợp tác JICA, Dự án sản xuất thử cấp Bộ giáo dục và Đào
tạo: “Hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất hạt giống lúa lai hai dòng
Việt lai 24 (năm 2008 - 2009) và Chương trình chọn tạo giống lúa lai năng
suất cao.
Chủ trì: PGS.TS. Nguyễn Văn Hoan - Viện Nghiên cứu Lúa

Thành viên tham gia: ThS. Vũ Hồng Quảng, ThS. Nguyễn Thanh Tùng -
Viện Nghiên cứu Lúa.
Thời gian thực hiện: 2004 - 2011
20
Kết quả đạt được
- Giống lúa lai hai dòng Việt lai 24 được chọn tạo ra từ dòng mẹ 103s
và dòng bố R24, hạt gạo nhỏ thon dài, trong, cơm ăn ngon, thời gian
sinh trưởng ngắn 90 - 120 ngày, năng xuất tiềm năng 70 - 90 tạ/ha,
có khả năng kháng bệnh bạc lá, góp phần vào cơ cấu 3 - 4 vụ/năm.
Hàng năm sản lượng hạt lai F1 sản xuất từ 100 - 150 tấn tương
đương gieo cấy được từ 2500 - 3000 ha/năm.
- Đã chọn tạo được giống lúa lai hai dòng Việt lai 50 ngắn ngày có tiềm
năng năng suất cao góp phần vào cơ cấu 2 vụ lúa một vụ rau màu.
- Đã chọn tạo được giống lúa lai hai dòng Việt lai 75 có năng suất cao
đạt mức (super hybrid rice), kháng bệnh bạc lá và có phổ thích ứng
rộng.
Địa chỉ ứng dụng và chuyển giao
- Công ty CP giống cây trồng Bắc Ninh; Công ty TNHH Nam Dương;
Công ty CP giống cây trồng Thái Nguyên; Tổng công ty vật tư Nông
nghiệp Nghệ An;
- Công ty TNHH giống cây trồng Giang Nam (Chuyển nhượng bản
quyền giống Việt lai 50); Công ty CP Nông Tín AG.(Chuyển giao
phân phối độc quyền giống Việt lai 75).
Ấn phẩm công bố
Nguyễn Văn Hoan (2004). Chọn tạo các tổ hợp lúa lai hai dòng kháng bệnh
bạc lá. Hội nghị quốc gia chọn tạo giống lúa, pp 133 - 137.
Hoan Nguyen Van and Quang Vu Hong (2005). Use of nearly isogenic lines
for Bacterial leaf blight resistantce in hybrid rice breeding program.
Bulletin of the Institute of Tropical Agriculture, Kyushu University,
Vol. 28 - 1, 9 - 13.

Hoan Nguyen Van and Quang Vu Hong (2008). Viet Lai 50: A new super
hybrid rice variety bred in Viet Nam, Hybrid rice and
Transformation of Farming Systems, Kyushu university, Fukuoka,
Japan, 60 - 63.
Vũ Hồng Quảng, Nguyễn Văn Hoan, (2011). Chọn tạo dòng cho phấn mới
R50 sử dụng trong tạo giống lúa lai hai dòng. Tạp chí Nông nghiệp
& PTNT, số 160, kỳ 1/2011, tr. 44 - 49.
Vũ Hồng Quảng, Nguyễn Thị Phương Thảo, Nguyễn Thị Thủy, Phạm Thị
Thu Hằng, Nguyễn Văn Hoan (2011). Phát hiện gen kháng bệnh bạc
lá Xa7, Xa21 ở các dòng lúa bố bằng chỉ thị phân tử. Tạp chí Khoa
học và Phát triển, tập 9, số 2, tr. 204 - 210.
21
4. Sử dụng các dòng bất dục đực TGMS chứa gen kháng bạc lá
trong công tác chọn giống lúa lai hai dòng có thời gian sinh
trưởng ngắn, năng suất cao, chất lượng tốt
Xuất xứ: Đề tài trọng điểm cấp Bộ B2007 - 11 - 70 TĐ
Chủ trì: PGS.TS. Nguyễn Văn Hoan - Viện Nghiên cứu Lúa
Thành viên tham gia: ThS. Vũ Hồng Quảng, KS. Mai Văn Tân, ThS. Đàm
Văn Hưng, KS. Bùi Thị Thủy - Viện Nghiên cứu Lúa; KS. Nguyễn Thị Bích
Hồng, ThS. Ngô Hồng Tươi, TS. Vũ Thị Thu Hiền - Khoa Nông học
Thời gian thực hiện: 1/5/2007 - 31/5/2009
Kết quả đạt được
- Đánh giá đặc điểm nông sinh học và tính kháng bạc lá của 27 dòng
TGMS và đã chọn ra được 2 dòng triển vọng là 135BB3s và
103BB2s. Đây là các dòng TGMS có khả năng tổ hợp cao, tạo ra các
con lai với các tính trạng quý, đáp ứng mục tiêu chọn tạo giống lúa
lai hai dòng kháng bệnh bạc lá.
- Đánh giá toàn diện các đặc điểm cơ bản của 30 dòng lúa thuần
và chọn ra được 2 dòng có những đặc điểm quý, đáp ứng mục
tiêu làm dòng phục hồi đó là R50 và 9311BB. Các dòng này đều

có khả năng kết hợp cao, tạo ra con lai đáp ứng mục tiêu chọn
tạo giống mới.
- Đã tạo được 54 tổ hợp từ các dòng TGMS mang gen kháng bạc lá
với các dòng bố có khả năng kết hợp chung cao. Kết quả của thí
nghiệm đánh giá đã chọn tạo được tổ hợp lai mới Việt lai 50
(135BB3s/R50) có tiềm năng cao, kháng bệnh bạc lá.
- Đã tiến hành khảo nghiệm sinh thái tổ hợp triển vọng Việt lai 50 trên 3
vùng đất khác nhau là Đồng bằng Bắc bộ; Trung du Bắc bộ và miền núi
phía Bắc. Tổ hợp lúa lai mới tỏ ra thích ứng cao trong vụ xuân muộn ở
vùng đồng Bằng, thích ứng cho vụ xuân muộn, mùa sớm ở vùng trung
du và xuân muộn, mùa trung ở khu vực miền núi phía bắc với năng suất
thực thu đạt từ 95 - 121 tạ/ha. Năng suất cao nhất đạt tới 151,3 tạ/ha ở
vụ xuân, ở vụ mùa năng suất đạt từ 81,5 - 88,6 tạ/ha, cao nhất đạt tới
142,4 tạ/ha. Với mức năng suất này Việt lai 50 được xếp vào nhóm lúa
lai siêu cao sản (super hybrid rice variety)
- Đã nghiên cứu thiết lập quy trình nhân dòng mẹ 135BB3s cho thấy:
vùng núi cao Bắc Hà là vùng khí hậu thuận lợi để nhân dòng TGMS
135BB3s. Với thời vụ gieo 15 tháng 6, mật độ cấy 28 - 33 khóm/m
2

(25cm  12 - 14cm), năng suất dòng 135BB3s bình quân có thể đạt
tới 49 tạ/ha góp phần đáng kể hạ giá thành hạt bố mẹ.
22
- Đã thiết lập được quy trình sản xuất hạt lai F1 tổ hợp lai Việt lai 50
với các thông số cơ bản là:
▫ Thời vụ gieo: 12 - 16 tháng 6 (dòng mẹ)
▫ Chênh lệch giữa bố mẹ là 5 ngày
▫ Tỷ lệ hàng bố mẹ là 2: 16
▫ Lượng GA3 sử dụng là 120g/ha
▫ Hàng mẹ cấy 18  10cm 1 cây mạ/khóm. Hàng xông 18cm

vuông góc với hàng bố.
▫ Năng suất hạt lai trung bình đạt 36 tạ/ha, cao nhất đạt được 43
tạ/ha.
Địa chỉ ứng dụng và chuyển giao
- Chuyển giao bản quyền cho công ty trách nhiệm hữu hạn giống cây
trồng Giang Nam
- Chuyển giao trên quy mô rộng: toàn tỉnh Thái Nguyên, Bắc Ninh,
Bắc Giang, Hà Giang, Hoà Bình, Hà Nam, Hà Nội.
Ấn phẩm công bố
Nguyen Van Hoan, Vu Hong Quang, Pham Van Cuong, Mai Van Tan
(2007). “135s a new TGMS line for two line Hybrid Rice seed
Production in Viet Nam”. Proceedings of the JSPS International
seminar 2007. Hybrid Rice and Agro - Ecosytem.
Vu Thi Thu Hien, Nguyen Van Hoan, Hideshi Yasui and Atsushi
Yoshimura (2007). “Development of a New Thermo - Sensitive
Genic Male Sterility Line with Bacterial Blight Resistance by
Molecular Marker - Assisted selection” Proceedings of the JSPS
International seminar 2007. Hybrid Rice and Agro - Ecosytem.
Nguyen Van Hoan, Vu Hong Quang (2008). “Vietlai 50 - A New super
Hybrid Rice Variety Bred in Vietnam” Proceedings of the JSPS
International seminar 2008. Hybrid Rice and Transformation of
Farming Systems
5. Kết quả chọn tạo giống lúa lai ba dòng mới CT16
Xuất xứ: Nhiệm vụ nghị định thư: “Tuyển chọn và phát triển một số giống
lúa mới tại Việt Nam bằng phương pháp phóng xạ”. Mã số 6 - 09J.
Chủ trì: PGS.TS. Vũ Văn Liết - Viện Nghiên cứu Lúa
Thành viên tham gia: PGS.TS. Nguyễn Thị Trâm, TS. Trần Văn Quang,
Th.S Trần Thị Minh Ngọc, Th.S Phạm Thị Ngọc Yến, ThS. Nguyễn Văn
Mười - Viện Nghiên cứu Lúa.
23

Thời gian thực hiện: 1/2007 - 12/2009
Kết quả đạt được
- Thu thập được 57 dòng, giống lúa thuần có thời gian sinh trưởng
ngắn, dòng có kiểu cây thấp, dạng hình bông to, xếp xít và 03 dòng
CMS, 6 dòng EGMS
- Chọn tạo được tổ hợp lúa lai ba dòng CT16 có thời gian sinh trưởng
ngắn (134 ngày trong vụ xuân, 112 ngày trong vụ mùa), năng suất
cao (83,1 tạ/ha trong vụ xuân), chống chịu sâu bệnh và chất lượng
gạo tốt hơn so với giống đối chứng Nhị ưu 838 hiện đang trồng phổ
biến ở Việt Nam. CT16 đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn công nhận là giống cho sản xuất thử năm 2009.
Địa chỉ ứng dụng và chuyển giao
- Công ty TNHH Cường Tân - Trực Ninh - Nam Định
- Công ty CP giống cây trồng và vật tư nông nghiệp Thái Nguyên,
Cao Bằng, Quảng Nam.
- Trung tâm Giống Cây trồng, Trung tâm Khuyến nông Bình Định,
Thanh Hóa
Ấn phẩm công bố
Vũ Văn Liết, Nguyễn Thị Trâm, Trần Văn Quang, Trần Thị Minh Ngọc
(2009). Kết quả đánh giá một số tổ hợp lúa lai mới. Tạp chí Khoa
học và Phát triển, tập 7, số 2, trang 158 - 165.
Trần Văn Quang, Nguyễn Thị Trâm, Vũ Văn Liết, Trần Thị Minh Ngọc
(2009). Kết quả Nghiên cứu hoàn thiện quy trình sản xuất hạt lai F1
tổ hợp lúa lai ba dòng Nhị ưu 718 (CT16). Tạp chí Khoa học và
Phát triển, tập 7, số 4, trang 527 - 532.
6. Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn tạo
dòng bố, mẹ lúa lai 3 dòng, kháng bệnh bạc lá
Xuất xứ: Nhiệm vụ Nghị định thư với Trung Quốc
Chủ trì: PGS.TS. Phan Hữu Tôn - Khoa Công nghệ sinh học
Thành viên tham gia: KS. Tống Văn Hải, KS. Nguyễn Thị Thanh Dung,

KS. Phan Thị Hiền, KS. Nguyễn Văn Hùng, ThS. Nguyễn Quốc Trung -
Khoa Công nghệ sinh học.
Thời gian thực hiện: 2008 - 2010
24
Kết quả đạt được
- Thu thập được 304 mẫu giống lúa địa phương và 24 giống lúa cải
tiến, 19 dòng đẳng gen chứa 1 - 2 kháng bệnh bạc lá, 5 dòng CMS, 4
dòng duy trì, 1 dòng phục hồi tương ứng. Đây là nguồn gen quý, rất
đa dạng và phong phú phục vụ chọn tạo dòng CMS, duy trì, phục hồi
mới và tổ hợp lai 3 dòng, kháng bệnh bạc lá Việt Nam.
- Đánh giá được đặc điểm nông sinh học và khả năng kháng bệnh bạc
lá của các mẫu giống lúa địa phương thu thập, giống lúa cải tiền,
dòng CMS, duy trì, phục hồi nhằm khai thác hiệu quả nguồn gen
phục vụ các chương trình chọn tạo giống kháng bệnh bạc lá.
- Tìm được các chỉ thị liên quan đến các gen quy định tính trạng bất
dục CMS - WA là pcms, gen duy trì rf3 là RG136, gen phục hồi Rf4
là RM171, gen kháng bệnh Xa4 là Npb181, gen kháng bệnh bạc lá
Xa7 là P3.
- Sử dụng chỉ thị phân tử trên phát hiện được 16 mẫu giống lúa chứa
gen cms - WA, 15 mẫu chứa gen duy trì rf3, 28 mẫu giống lúa chứa
gen phục hồi Rf4, 76 mẫu giống chứa gen Xa4 và 26 mẫu chứa gen
Xa7. Đây là nguồn vật liệu quí để chọn tạo giống lúa lai 3 dòng
kháng bệnh bạc lá.
- Xây dựng được quy trình chọn tạo dòng CMS mới bằng cách lai
giữa các giống Indica và Japonica, từ 5 tổ hợp lai lại BC5 F1
(10625(I)  10587(J)), BC5F1(10703(I)x10595(J)), BC5F1(10512(J)
 10632(I)), BC5 F1 (10700(J)  10577(I)) và 10679 (J)  10596 (I)
đã chọn được 20 dòng có nhiều đặc tính nông sinh học tốt phù hợp
với chỉ tiêu làm dòng CMS triển vọng.
- Xây dựng quy trình chọn tạo dòng CMS mới bằng cách lai lại kết

hợp với chỉ thị phân tử ADN giữa các dòng CMS nhập nội với các
dòng chứa gen duy trì và kháng bệnh bạc lá. Kết quả đã chọn tạo
được 19 dòng CMS BC5F1 từ 6 tổ hợp lai lại BoA  10495 - 1, BoA
 T4 - 1, IIA  T304, IIA  T26, IIA  T7 và IIA  T59.
- Bằng phương pháp lai lại kết hợp với chỉ thị phân tử ADN đã chọn được
12 dòng duy trì BC5F2 từ 4 tổ hợp lai lại 10503  T304, 10600  T304,
H33  10495 - 2 và H5  T304 chứa gen kháng bệnh bạc lá Xa4, Xa7.
- Bằng phương pháp chọn lọc phân ly kết hợp với sử dụng chỉ thị
phân tử ADN chọn tạo được 18 dòng duy trì mới từ 5 tổ hợp 10503
 T304, 10600  T304, H33  10495 - 1, H5  T304 và 10495 - 1 
T304, có nhiều đặc điểm nông sinh học tốt và chứa gen kháng bệnh
bạc lá Xa4, Xa7.
- Bằng phương pháp lai lại kết hợp với chỉ thị phân tử ADN đã chọn
lọc được 15 dòng phục hồi BC5F2 từ 6 tổ hợp lai lại T74  IRBB7,

×