Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

ỨNG DỤNG CNTT TRONG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH DU LỊCH ĐÁP ỨNG XU THẾ HỘI NHẬP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (361.33 KB, 12 trang )

See discussions, stats, and author profiles for this publication at: />
Ứng dụng công nghệ thông tin trong đào tạo nguồn nhân lực ngành Du lịch đáp
ứng yêu cầu hội nhập và phát triển
Conference Paper · April 2019
CITATIONS

READS

0

636

1 author:
Tran Thi Ngoc Lan
Ho Chi Minh City University of Food Industry
21 PUBLICATIONS   0 CITATIONS   
SEE PROFILE

All content following this page was uploaded by Tran Thi Ngoc Lan on 19 April 2020.

The user has requested enhancement of the downloaded file.


Ứng dụng công nghệ thông tin trong đào tạo nguồn nhân lực ngành Du lịch đáp ứng yêu
cầu hội nhập và phát triển
TS. Trần Thị Ngọc Lan
Trường đại học Công nghiệp Thực phẩm TP HCM
Email:
TÓM TẮT
Xu hướng hội nhập, hợp tác, cạnh tranh toàn cầu, giao lưu mở rộng và tăng cường ứng dụng khoa
học công nghệ trong nền kinh tế tri thức trên thế giới đang tạo những cơ hội to lớn đồng thời cũng


là thách thức đối với phát triển du lịch. Việc đổi mới giáo dục, việc cập nhật các thông tin tiêu
chuẩn ngành và đáp ứng yêu cầu nội dung chương trình đào tạo chung ASEAN (CATC) nhằm
khẳng định uy tín, thương hiệu của mình trong quá trình cạnh tranh và hội nhập là việc làm hết
sức cần thiết. Khoa Du lịch trường đại học Cơng nghiệp Thực phẩm cần phải có chiến lược phát
triển du lịch với quan điểm phát triển đột phá đáp ứng được những yêu cầu mới của thời đại về
tính chuyên nghiệp, tính hiện đại, hội nhập, hiệu quả và bền vững tương xứng với tiềm năng của
đất nước, đủ sức cạnh tranh trong khu vực và quốc tế. Bài viết đề cập đến nhu cầu nguồn nhân lực
du lịch trong giai đoạn hiện nay và những yêu cầu đặt ra đối với công tác đào tạo nguồn nhân lực
du lịch khi Việt Nam tham gia AEC. Trên cơ sở đó, bài viết đề xuất một số khuyến nghị góp phần
nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nguồn nhân lực của khoa Du lịch trường đại học Công nghiệp
Thực phẩm TP.HCM.
Từ khóa: Du lịch, đào tạo, đáp ứng, nguồn nhân lực, AEC.
1. Đặt vấn đề
Đào tạo du lịch nói chung và đào tạo nghề du lịch nói riêng ở Việt Nam đã có những tiến
bộ đáng kể cả về chất và về lượng. Theo con số thống kê của Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch,
hiện nay cả nước có 346 lượt cơ sở đào tạo tham gia đào tạo du lịch các cấp đào tạo từ dưới sơ cấp
đến sau đại học. Trong đó, 115 lượt cơ sở tham gia đào tạo đại học và cao đẳng du lịch, 144 lượt
cơ sở đào tạo trung cấp chuyên nghiệp và 87 lượt cơ sở đào tạo nghề du lịch gồm: trường cao đẳng
nghề, trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề (Nguyễn Thị Thu Hương, 2017).
Chất lượng đào tạo phụ thuộc và nhiều yếu tố như chất lượng tuyển chọn đầu vào, khung
và trình độ đào tạo theo chuẩn, chương trình, giáo trình, nội dung đào tạo, phương pháp giảng dạy
tiến tiến và phù hợp…. Trong xu thế phát triển của nền kinh tế trí thức, khoa học cơng nghệ được
ứng dụng có hiệu quả. Kinh nghiệm quản lý tiên tiến, công nghệ hiện đại, nguồn nhân lực chất
lượng cao được sử dụng như một công cụ cạnh tranh chủ yếu giữa các quốc gia. Công nghệ mới
làm thay đổi căn bản phương thức quan hệ kinh tế, đặc biệt công nghệ thông tin truyền thông được
ứng dụng mạnh trong hoạt động du lịch (Phạm Trung Lương, 2016).
Trong bức tranh chung của công tác giáo dục và đào tạo du lịch vẫn còn tồn tại nhiều bất
cập, chất lượng giáo dục, đào tạo cải thiện chưa theo kịp với yêu cầu, chất lượng chưa cao, tính
hợp lý và đồng bộ chưa cịn hạn chế, thiếu tính kế thừa (Lan Hương, 2016). Cơng tác phân luồng
và hướng nghiệp cịn bỏ ngỏ. Đổi mới giáo dục đào tạo còn chậm và chưa hiệu quả, với tư cách là

hoạt động “xuất khẩu tại chỗ”, du lịch đã đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn và tạo ra nhiều việc làm
có thu nhập cho xã hội mà hiện nay chưa tính tốn hết được. Mục tiêu phát triển của du lịch Việt
Nam đến năm 2020 là trở thành một điểm đến hấp dẫn trong khu vực và trên thế giới, nằm trong
những nước đứng đầu Đông Nam Á về các chỉ tiêu phát triển du lịch (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du
lịch, 2014). Để đạt được mục tiêu đó thì chất lượng nhân lực phục vụ trong ngành Du lịch cần phải
1


được nâng cao hơn nữa, bởi phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là điều kiện cần thiết để du
lịch Việt Nam xóa dần khoảng cách với du lịch của các quốc gia phát triển trên thế giới và trong
khu vực. Thực tế cho thấy nguồn nhân lực du lịch hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển
cả về mặt cơ cấu, chất lượng và số lượng. Do đó, cơng tác đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực ngành Du lịch là vấn đề mang tính cấp thiết đối với sự phát triển du lịch của mỗi cơ sở
đào tạo nói chung và khoa Du lịch trường đại học Cơng nghiệp thực phẩm nói riêng đáp ứng được
yêu cầu hội nhập trong nước và khu vực.
2. Phương pháp nghiên cứu
Trên nguồn số liệu thứ cấp thu thập được từ tạp chí, sách, Viện Nghiên cứu phát triển du
lịch Việt Nam và xu hướng du lịch thông minh hiện nay, bài viết chủ yếu sử dụng phương pháp
thống kê mô tả, so sánh kết hợp phân tích đánh giá.
3. Kết quả nghiên cứu
3.1. Nhu cầu nguồn nhân lực ngành Du lịch Việt Nam
Ngành Du lịch hiện được đánh giá là ngành có nhu cầu nhân sự cao gấp 2-3 lần so với các
ngành trọng điểm khác như giáo dục, y tế, tài chính. Theo Tổng cục Du lịch (Bộ Văn hóa - Thể
thao - Du lịch), mỗi năm toàn ngành cần thêm gần 40.000 lao động. Tuy nhiên, lượng sinh viên
chuyên ngành ra trường chỉ khoảng 15.000 người/năm, trong đó chỉ hơn 12% có trình độ cao đẳng,
đại học trở lên. Nhiều hướng dẫn viên du lịch dù được đào tạo chính quy ở các trường đại học, cao
đẳng... nhưng khi được tuyển dụng làm việc hầu hết doanh nghiệp lữ hành đều phải đào tạo lại
hoặc đào tạo bổ sung về kỹ năng, ngoại ngữ. Nguồn lao động trong lĩnh vực du lịch không những
thiếu về mặt số lượng, mà cịn yếu về chun mơn. Chất lượng nguồn nhân lực do các cơ sở đào
tạo cung cấp cho thị trường lao động du lịch chưa đạt yêu cầu của doanh nghiệp. Báo cáo tổng hợp

về thực trạng nguồn nhân lực Việt Nam những năm qua cho thấy: lao động có trình độ đại học và
trên đại học chiếm 9,7%, sơ cấp, trung cấp, cao đẳng chiếm 51%, dưới sơ cấp là 39,3%... Trong
đó, chỉ có 43% được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ về các ngành nghề du lịch. Ngoài ra, hơn một
nửa lao động làm việc trong du lịch lại rất yếu về ngoại ngữ, đây là một hạn chế rất lớn của du lịch
Việt Nam. Theo nghiên cứu của ITDR về trình độ ngoại ngữ của nguồn nhân lực ngành Du lịch
cho thấy, ngoại ngữ tiếng Anh hiện chiếm khoảng 42% nhân lực toàn ngành, tiếng Trung, tiếng
Pháp và các tiếng khác với tỷ lệ tương ứng là 5%, 4% và 9% nhân lực. Như vậy, nhu cầu về số
lượng và chất lượng nguồn nhân lực cho ngành Du lịch là rất lớn, trong đó đáng chú ý là nhu cầu
nhân lực có trình độ cao ngày một gia tăng (Nguyễn Thị Thu Hương, 2017).
Bảng 1. Dự báo nhu cầu nhân lực ngành Du lịch đến năm 2020
(Theo vị trí làm việc và theo ngành nghề)
Chỉ tiêu

Số lượng (người)

a. Phân theo vị trí việc làm

870.000

1. Nhân lực quản lý nhà nước về du lịch

5.800

2. Nhân lực quản trị doanh nghiệp (trưởng, phó
phịng trở lên)

55.100

3. Nhân lực nghiệp vụ ở những nghề chính


809.100

b. Phân theo ngành nghề kinh doanh

870.000
2


1. Khách sạn, nhà hàng

408.900

2. Lữ hành, vận chuyển du lịch

113.100

3. Dịch vụ khác

348.000
Nguồn: Viện Nghiên cứu phát triển du lịch

Như vậy, nhu cầu nguồn nhân lực cho ngành Du lịch là rất lớn. Tuy nhiên, số lượng các cơ
sở đào tạo nguồn nhân lực của ngành cịn ít, chưa đáp ứng được nhu cầu đào tạo và chủ yếu tập
trung ở các thành phố lớn. Trong khi đó, các địa điểm du lịch, các trung tâm du lịch lại tập trung ở
hầu hết các địa phương trong cả nước.
3.2. Yêu cầu đặt ra đối với công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch


Ngành đào tạo đặc thù


Theo Đề án đặc thù đào tạo ngành nghề du lịch của Bộ Giáo dục & Đào tạo và thực hiện
Công văn số 4929/BGDĐT- GDĐH ngày 20/10/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn cơ
chế đặc thù đào tạo nhân lực ngành du lịch trình độ đại học giai đoạn 2017-2020 theo hướng đáp
ứng tốt hơn yêu cầu của thị trường lao động và hội nhập quốc tế. Các cơ sở đào tạo ngành du lịch
phải khẩn trương triển khai xây dựng Đề án áp dụng cơ chế đặc thù đào tạo nhân lực du lịch trình
độ đại học (giai đoạn 2017-2020) theo một số các nội dung: Các ngành nghề được áp dụng cơ chế
đào tạo đặc thù; chương trình nội dung, hình thức đào tạo; cơ chế, chính sách ưu tiên đào tạo nhân
lực du lịch; hợp tác giữa cơ sở đào tạo đại học với doanh nghiệp, hiệp hội nghề nghiệp; hoạt động
hỗ trợ đào tạo nhân lực du lịch.
Về Chương trình, nội dung và hình thức đào tạo: Tăng thời gian đào tạo thực hành, thực
tập tại doanh nghiệp. Cơ sở đào tạo tự chủ lựa chọn doanh nghiệp đối tác; chịu trách nhiệm trong
việc kiểm tra điều kiện đảm bảo chất lượng và năng lực tham gia đào tạo của doanh nghiệp đối tác
trong quá trình phối hợp đào tạo và tổ chức cho sinh viên thực hành, thực tập.
Về cơ chế chính sách ưu tiên đào tạo nhân lực du lịch: (1) Khuyến khích chuyên gia, cán
bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý… (gọi chung là chuyên gia) có kinh nghiệm hoạt động nghề nghiệp
của doanh nghiệp tham gia đào tạo nhân lực du lịch, đặc biệt là giảng dạy, hướng dẫn các nội dung
liên quan đến các kỹ năng đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp; (2) Có chính sách thu hút các nhà
khoa học Việt Nam ở nước ngoài, chuyên gia quốc tế về du lịch tham gia công tác đào tạo ở các
cơ sở đào tạo đại học. Trên cơ sở hợp đồng lao động giữa hai bên, các chuyên gia này được tính là
giảng viên cơ hữu khi xác định chỉ tiêu tuyển sinh.
Về hợp tác giữa cơ sở đào tạo đại học với doanh nghiệp, hiệp hội nghề nghiệp. Các cơ sở
có đào tạo ngành du lịch phải gắn kết với hiệp hội nghề nghiệp, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh
vực du lịch để dự báo nhu cầu lao động, xây dựng chuẩn đầu ra và đào tạo sinh viên có kỹ năng
đáp ứng yêu cầu ngành nghề, cụ thể như sau: (1) Thoả thuận doanh nghiệp là nơi thực hành, thực
tập của cơ sở đào tạo; sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị, phần mềm… của doanh nghiệp để đào
tạo thực hành. Thời gian đào tạo tại các doanh nghiệp ít nhất bằng tổng thời gian thực hành, thực
tập của chương trình đào tạo và khơng ít hơn 50% tổng thời gian thực hiện chương trình đào tạo,
(2) Doanh nghiệp cử chuyên gia tham gia giảng dạy, hướng dẫn thực hành, thực tập, đánh giá kết
quả học tập của sinh viên, (3) Phối hợp dự báo nhu cầu nhân lực của các ngành du lịch về số lượng,
yêu cầu chất lượng; phối hợp đầu tư cơ sở vật chất theo hướng đẩy mạnh xã hội hóa, tăng cường

hợp tác công tư, chú trọng xây dựng các cơ sở thực hành, thực tập chất lượng cao, theo chuẩn mực
khu vực và quốc tế phục vụ đào tạo nhân lực du lịch.
3


Về hoạt động hỗ trợ đào tạo nhân lực du lịch: (1) Tăng cường tổ chức các khóa đào tạo
ngắn hạn nhằm bổ sung, cập nhật kiến thức, kỹ năng, tăng cơ hội tìm việc làm cho sinh viên ngành
du lịch đã tốt nghiệp, (2) Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong đào tạo nguồn nhân lực du lịch; khuyến
khích các cơ sở đào tạo liên kết với các trường đại học của các nước phát triển để đào tạo các ngành
du lịch.


Du lịch thơng minh - xu thế của tương lai

Thị trường du lịch Việt Nam đang có nhiều thay đổi do sự phát triển của công nghệ, nhất
là du lịch trực tuyến. Nhiều doanh nghiệp, địa phương lựa chọn mơ hình du lịch thơng minh để đón
đầu xu hướng phát triển bền vững. Du lịch thông minh Việt Nam đang phát triển dựa trên nền tảng
công nghệ thông minh kết hợp với du lịch truyền thống. Trong những năm gần đây, công nghệ
thông tin phát triển một cách đáng kinh ngạc, du khách có thể tìm kiếm nhiều thông tin hấp dẫn về
điểm đến chỉ trong vài thao tác nhấp chuột máy tính. Điều này đã khiến nhiều doanh nghiệp lữ
hành chọn lựa mạng xã hội Facebook, Instagram... như một công cụ hữu hiệu để kết nối với du
khách, gấp rút xây dựng các ứng dụng di động (Đào Loan, 2018).
Theo thống kê Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam, tốc độ tăng trưởng thương mại điện
tử của Việt Nam năm 2017 đạt trên 25% và con số này có thể được duy trì trong giai đoạn 20182020. Đáng chú ý là tốc độ tăng trưởng của du lịch trực tuyến lên lới 50%, gấp đôi tốc độ tăng
trưởng chung của thương mại điện tử. Một khảo sát với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam năm
2017 cho thấy, có tới 71% du khách tham khảo thông tin điểm đến trên Internet; 64% đặt chỗ và
mua dịch vụ trực tuyến trong chuyến đi đến Việt Nam. Với sự phát triển chung của thương mại
điện tử và du lịch, các tỷ lệ này được dự báo sẽ tiếp tục tăng mạnh trong giai đoạn tới.
Trước đây, nếu doanh nghiệp muốn chào bán một tour du lịch hay muốn quảng bá hình ảnh
điểm đến thì chủ yếu chọn giải pháp phát tờ rơi, tổ chức các hội thảo, chương trình giới thiệu...

Hiện nay, nhờ ứng dụng Internet, những hình ảnh danh lam thắng cảnh tiếp cận khách hàng dễ
dàng, tiện lợi, lại tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp. Mọi vấn đề du khách phản ánh sẽ được nhân
viên chăm sóc khách hàng xử lý trực tuyến, tiết kiệm thời gian. Hơn nữa, rất nhiều địa điểm vui
chơi "ngon, bổ, rẻ" cũng được các trang Facebook tổng hợp để thôi thúc du khách sớm đưa ra quyết
định đặt tour.
Tại Hà Nội, việc phát triển du lịch thông minh đã được quan tâm và thể hiện rất rõ khi
Trung tâm Hoạt động Văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám đưa vào khai thác hệ thống
thuyết minh tự động về di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Chỉ với 30.000 đồng một lần sử dụng,
du khách có thể trải nghiệm hệ thống thuyết minh tự động 14 điểm trong di tích bao gồm 8 thứ
tiếng gồm: tiếng Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan và Việt
Nam do chính người bản địa đọc. Nội dung thuyết minh được biên soạn cẩn thận về các câu chuyện
lịch sử, câu chuyện di sản giúp khách tham quan dễ dàng hình dung quá trình hình thành và phát
triển các giá trị của di sản. Những thơng tin này được các chun gia văn hóa thẩm định kỹ trước
khi triển khai. Cùng với đó, Trung tâm Bảo tồn Di sản văn hóa Thăng Long - Hà Nội đưa vào hoạt
động phần mềm hướng dẫn tham quan Hoàng thành Thăng Long. Chỉ cần một điện thoại thơng
minh, khách tham quan có thể tải phầm mềm và thỏa sức khám phá Hồng thành và có thể tìm
kiếm những quán ăn, quán cà phê đẹp, giá cả phải chăng gần khu di sản.
Nhiều quốc gia trên thế giới đã ứng dụng công nghệ triệt để phục vụ khách du lịch, từ việc
đặt các dịch vụ tại khách sạn, nhà hàng, xin cấp visa, mua vé máy bay… Mới đây, Tổng cục Du
lịch Hàn Quốc đã cung cấp dịch vụ di động dễ dàng sử dụng và thuận tiện mang tên “VisitKorea”
cho cả khách quốc tế và nội địa. Với ứng dụng này, du khách có thể du lịch khắp Hàn Quốc, được
cung cấp nhiều thơng tin hữu ích cho chuyến đi, các thông tin du lịch mới nhất, địa điểm ngắm
cảnh nổi tiếng, các quán ăn… Những thông tin được cung cấp trong ứng dụng đều đáng tin cậy,
4


đảm bảo cho kế hoạch và hành trình của du khách sẽ chính xác hơn. Nhìn từ Hàn Quốc, ngành du
lịch Việt Nam cần “tăng tốc” để bắt kịp xu thế, tích cực phủ độ rộng của việc ứng dụng công nghệ
thông tin để đem lại nhiều trải nghiệm hơn cho du khách. Việc cung cấp thông tin đầy đủ, thuận
tiện và dễ dàng tìm kiếm như “chìa khóa” để Việt Nam “mở cửa” đón du khách ghé thăm.

Mặt khác, thị trường du lịch trực tuyến tại Việt Nam vẫn đang bị bỏ ngỏ. Các công ty lữ
hành online thương hiệu toàn cầu như Agoda.com, booking.com, Traveloka.com, Expedia.com
đang độc chiếm thị trường Việt Nam, với khoảng 80% thị phần. Trong khi đó, hiện chỉ có trên 10
cơng ty Việt Nam có kinh doanh du lịch trực tuyến như: Ivivu.com, chudu24.com, mytour.vn,
tripi.vn, mytour.vn, gotadi.com, vntrip.vn… Vì vậy “mảnh đất màu mỡ” du lịch thông minh tại
Việt Nam cần được những người làm du lịch quan tâm khai thác hơn nữa để đưa ngành du lịch trở
thành ngành kinh tế mũi nhọn.
3.3.

Những tồn tại và bất cập trong đào tạo ngành du lịch

Nhìn một cách tổng thể, các trường hiện nay đang nỗ lực rất nhiềm nhằm bắt kịp với sự
thay đổi và hội nhập với tiêu chuẩn quốc tế, song, công tác đào tạo về du lịch tại các khoa có đào
tạo du lịch của các trường đại học và cao đẳng (142 trường) còn gặp khá nhiều bất cập như:
Thứ nhất, xác định đối tượng và nhu cầu đào tạo tại các cơ sở đào tạo cao đẳng và đại học
là một trong những vấn đề cần quan tâm đầu tiên trong đào tạo. Về cơ bản, nghề du lịch là một
nghề có rào cản nhập ngành thấp nên cách nhìn nhận về nghề này trong xã hội thường khá đơn
giản. Thêm nữa, định hướng trong các bậc học phổ thông trung học về việc lựa chọn nghề nghiệp
trong tương lai cịn chưa rõ ràng, dẫn đến tình trạng mất phương hướng của học sinh khi lựa chọn
trường và ngành đăng ký. Việc hướng nghiệp và làm quen với nghề nghiệp của học sinh cần được
hướng dẫn cụ thể, mang tính liên tục hơn đặc biệt khơng chỉ dành riêng cho học sinh cuối cấp.
Ngồi ra, yếu tố giới tính cũng có ảnh hưởng khơng nhỏ khi lựa chọn chun ngành du lịch.
Thực tế cho thấy, ở rất nhiều trường tỷ lệ nữ cao có thể chiếm tới 80-90% tổng số sinh viên, đặc
biệt những lớp thuộc chuyên ngành hướng dẫn du lịch, có đến 70% sinh viên xác định không theo
nghề được học do sức khỏe, do yếu tố nghề nghiệp, gia đình…. Điều này dẫn tới sự lãng phí về vật
chất lẫn tinh thần trong cơng tác đào tạo và đồng thời tạo ra một môi trường không tích cực trong
nhà trường, cũng như trong việc đào tạo và sử dụng lao động sau này.
Thứ hai, cơ sở vật chất, kỹ thuật trong đào tạo được coi là yếu tố hỗ trợ tích cực trong q
trình giáo dục và đào tạo trong nhà trường. Hiện nay, đào tạo du lịch ở Việt Nam có sự cạnh tranh
rất lớn trên nhiều lĩnh vực giữa khối các trường tư thục và cơng lập. Sự bất cập có thể nhìn thấy rõ

trong mức độ trang bị cơ sở vật chất, trường lớp và số lượng sinh viên cũng như yêu cầu trong cơng
tác đào tạo. Vì vậy, xác định vấn đề đầu tư như thế nào để vừa tiết kiệm, vừa phát huy hiệu quả
cao rất cần được quan tâm đúng mức.
Các giáo cụ trực quan và đồ dùng trong quá trình dạy học thiếu hoặc khơng đồng đều, chắp
vá do nguồn huy động vật chất tự có theo khả năng của khoa hoặc của trường. Việc sử dụng tùy
thuộc vào mức độ và trình độ của giáo viên và sinh viên dẫn đến tình trạng khơng được bảo quản
đúng tiêu chuẩn, hỏng hóc, thiếu hụt thường xuyên. Điều này ngoại trừ một số trường nằm trong
khối một số cơ sở đào tạo chuyên về du lịch được xây dựng, mở rộng khá khang trang, nhất là các
trường trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề, đặc biệt là bốn trường được thụ hưởng dự án do
Luxembourg tài trợ và 14 trường thụ hưởng Dự án EU được tăng cường và các trung tâm thẩm
định kỹ năng nghề du lịch được trang thiết bị hiện đại, đạt tiêu chuẩn EUi. Vấn đề đặt ra ở đây là
làm cách nào để có được những điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất để cho sinh viên được có cơ
hội tiếp cận với các kỹ năng thực hành về nghiệp vụ đang học.
5


Thứ ba, phần lớn số lượng giáo viên, giảng viên ở các trường có đào tạo về du lịch được
đào tạo từ các ngành khác. Cơ bản là từ các khối ngành văn hóa, xã hội hoặc quản trị kinh doanh.
Việc giảng dạy về du lịch chủ yếu dựa vào vốn kiến thức tự học, tổng hợp từ nhiều nguồn, từ nhiều
kinh nghiệm của các thầy, cô. Trong điều kiện hội nhập hiện nay, ngồi yếu tố tích hợp tiêu chuẩn
trong nước và quốc tế đối với chuyên môn nghiệp vụ trong khn khổ chương trình cho phép thì
khả năng sử dụng thành thạo ngoại ngữ và công nghệ thông tin để nâng tầm trong công tác giảng
dạy là yêu cầu bắt buộc đối với giảng viên. Tuy đã có những cải thiện đáng kể với các chương trình
đào tạo bổ sung song để đạt chuẩn khu vực và quốc tế thì đây vẫn là một trong những điểm yếu đối
với đội ngũ giảng viên, đặc biệt là về ngoại ngữ.
Ngoài ra, sự mất cân bằng trong đào tạo giữa lý thuyết và thực hành ở các bậc học cũng cần
được quan tâm thích đáng. Ở hai bậc học này, việc đào tạo theo truyền thống trên giảng đường ít
được gắn với thực hành. Vì vậy, mặc dù ngồi trên ghế nhà trường 3-4 năm nhưng có khơng ít sinh
viên khơng có kỹ năng xử lý cơng việc. Ngun nhân có thể do nhiều yếu tố có thể xuất phát từ
cách nhìn học đại học thì khơng hướng vào dạy nghề, bên cạnh sự hạn chế về cơ sở vật chất và chế

độ đãi ngộ khi dạy thực hành chưa tương xứng nên giờ thực hành thường bị coi nhẹ hoặc làm lấy
lệ. Nhìn chung, phần thực hành vẫn là một trong những vấn đề khó khăn rất lớn đối với việc giảng
dạy du lịch ở các bậc học... Hầu hết các ý kiến của doanh nghiệp cũng như các cơ sở đào tạo trong
các chương trình hội thảo chuyên ngành đều thống nhất ở hai vấn đề cơ bản: đào tạo thiên về lý
thuyết mà thiếu thực hành: khả năng tiếp cận thực tế và thích nghi với mơi trường làm việc kém,
giao tiếp cơ bản trong công việc chưa đạt yêu cầu đặc biệt là việc sử dụng ngoại ngữ.
Trong tình hình hiện nay, khi thiết kế các chương trình đào tạo, các trường cũng đã cố gắng
để lồng ghép và cập nhật đổi mới chương trình, hệ thống giáo trình của mình để phù hợp với quy
định chung và quá trình đổi mới trong giáo dục đào tạo. Ngoài ra, việc kết hợp chặt chẽ giữa cơ sở
đào tạo và cơ sở sử dụng lao động chưa thực sự thường xuyên, liên tục nên cũng hiệu quả trong
việc xác định hướng ưu tiên trong giáo dục và đào tạo du lịch chưa cao. Hệ thống giáo trình về du
lịch còn thiếu, và chưa được cập nhật thường xuyên.
Thứ tư, kiểm tra đánh giá, công nhận bằng cấp, chứng chỉ cịn nhiều bất cập. Cơng tác đánh
giá chưa phản ảnh đúng năng lực thực sự của người học và q trình học tập. Việc đánh giá điểm
số cịn chủ quan do nhu cầu chạy theo điểm số, bằng cấp của xã hội…. Chính những yếu kém này
tạo ra một bộ phận không nhỏ những sinh viên tốt nghiệp mặc dù được xếp hạng cao nhưng lại
khơng có khả năng tác nghiệp và tìm việc làm tại các cơ sở sử dụng lao động. Điều này không chỉ
tạo ra những bức xúc cho doanh nghiệp mà cũng là một áp lực lớn, tạo ra tâm lý không tốt đối với
người học.
Nghịch lý thường được chia sẻ khi đề cập tới việc đào tạo du lịch đó là khi đào tạo thì địi
hỏi phải có thực hành, nhưng khi đi kiến tập và thực tập tại các cơ sở thì thì sinh viên khó có thể
tiếp cận được với cơng việc thực tế bởi nhiều quy định ràng buộc dẫn tới tình trạng suốt thời gian
thực tập (8 tuần), kiến tập (1-3 tuần) sinh viên vẫn khơng có khả năng tiếp cận với thực tế nghề
nghiệp và tích lũy được kinh nghiệm cho bản thân.
3.4.

Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nguồn nhân lực

Thế giới trong bối cảnh có nhiều biến động, nhiều yếu tố mới lạ vừa là cơ hội vừa là thách
thức đối với Việt Nam, tác động trực tiếp đến ngành Du lịch. Mục tiêu quốc gia đến năm 2020, du

lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, thì đào tạo nguồn nhân lực của ngành Du lịch để đáp
ứng những yêu cầu hội nhập đặc biệt là hội nhập khu vực AEC là thực sự cần thiết trong giai đoạn
hiện nay. Do đó, để cơng tác đào tạo nguồn nhân lực cho ngành Du lịch đáp ứng những yêu cầu
đặt ra của quá trình hội nhập. Với quan điểm đào tạo nguồn nhân lực ngành Du lịch theo hướng
chuyên nghiệp, hiện đại, có trọng tâm trọng điểm, chú trọng phát triển theo chiều sâu bảo đảm chất
6


lượng và hiệu quả, khẳng định thương hiệu và khả năng cạnh tranh, chúng tôi đề xuất một số giải
pháp như sau:
3.4.1. Về chương trình, nội dung và hình thức đào tạo
Chương trình đào tạo nên theo hướng mở, dễ dàng chuyển đổi, liên thông; bao gồm các học
phần cốt lõi và các học phần tự chọn. Các học phần cốt lõi nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng nền
tảng của ngành đào tạo. Các học phần tự chọn theo hướng chuyên sâu (lĩnh vực du lịch theo vùng
miền, loại hình du lịch...). Tăng thời gian đào tạo thực hành, thực tập tại doanh nghiệp để sinh viên
khi ra trường thích ứng và làm được việc ln, tránh tình trạng doanh nghiệp phải đào tạo lại. Nâng
cao năng lực ngoại ngữ cho sinh viên, đây là vấn đề rất quan trọng với sinh viên các ngành nói
chung và sinh viên ngành du lịch nói riêng.
Xây dựng chương trình đào tạo phù hợp theo tiêu chuẩn chung trong khu vực và quốc tế
đồng thời phù hợp với thời lượng của chương trình đào tạo theo tín chỉ. Cần cân nhắc giữa yếu tố
lý thuyết và thực hành nghề ở tất cả các cấp độ đào tạo. Bảo đảm ở các cấp độ cơ bản sinh viên có
thể nắm được những kỹ năng nghề nghiệp nhất định để có thể tham gia hoạt động nghề nghiệp ở
mức đơn giản nhất nhằm tích lũy kinh nghiệm cho bản thân và tìm ra những định hướng trong việc
nghiên cứu và học tập ở những giai đoạn tiếp theo. Việc xây dựng chương trình cũng cần cân nhắc
tính linh hoạt để có thể tận dụng các doanh nghiệp trong công tác đào tạo thực hành chính thức và
khơng chính thức. Coi đây là cơ sở thực hành lớn nhằm khắc phục khó khăn về cơ sở vật chất cũng
như giáo viên dạy thực hành. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện cần lưu ý lựa chọn các doanh
nghiệp đạt chuẩn và áp dụng những tiêu chuẩn kỹ thuật đã được phổ biến trong ngành.
Một trong những lĩnh vực nhận được nhiều ý kiến từ phía các nhà tuyển dụng là việc Nhà
trường cần chú trọng giáo dục đạo đức và định hướng nghề nghiệp cho sinh viên. Bởi lẽ, đặc thù

của ngành du lịch là sự phục vụ thông qua các dịch vụ. Khi sinh viên theo học ngành này, cần nhận
thức và định hướng nghề nghiệp rõ ràng, từ đó có thái độ và phẩm chất đạo đức, tác phong làm
việc đúng.
Bên cạnh việc tìm kiếm cơ hội hợp tác các trường cũng cần chủ động tích cực hơn trong
việc xây dựng năng lực đào tạo cho mình. Cần bảo đảm các yếu tố cơ bản trong đào tạo như: hệ
thống giáo trình, giáo án, và hệ thống thư viện trong đó bao gồm cả thư viện điện tử cần cập nhật
thường xuyên nhằm phục vụ cho nhu cầu tự nghiên cứu và tự học. Tận dụng tối đa hệ thống công
nghệ thông tin trong dạy và học, nâng cao khả năng kết nối, hợp tác với các trường trong cả nước
và trong khu vực. Bên cạnh đó, cần trang bị các phương pháp tiếp cận mới, tận dụng cơ sở vật chất
kỹ thuật của các đối tác nhằm tạo dựng các phòng học chức năng trong phạm vi có thể nhằm phát
huy tính chủ động của người học, phát huy tối đa tính sáng tạo của người học.
Xây dựng mơ hình “Du lịch thơng minh”
Nhằm giải quyết bài tốn đào tạo du lịch một ngành đặc thù, đáp ứng yêu cầu của Đề án
50% đào tạo thực hành, sinh viên trong quá trình học tập phải tham gia trải nghiệm các hoạt động
thực tiễn. Xây dựng mơ hình “thực hành du lịch thơng minh” là việc ứng dụng công nghệ thông tin
vào xây dựng phần mềm trải nghiệm du lịch bằng kính thực tế ảo. Thơng qua phần mềm và đó sinh
viên được tiếp cận thông tin, tiếp cận điểm đến du lịch một cách nhanh, dễ dàng, đa dạng, tiết kiệm
và nhiều thơng tin nhất. Khi tham gia vào mơ hình đó, sinh viên sẽ có cảm giác như đang được
tham gia vào lễ hội đó. Xây dựng mơ hình thực hành du lịch thơng minh có nghĩa là phải tạo dựng
được một hệ thống hạ tầng kỹ thuật, công nghệ phục vụ chương trình đào tạo du lịch một cách
đồng bộ. Sinh viên có thể tìm hiểu về các khu du lịch hay được tham gia trải nghiệm khám phá
điểm đến, mơ hình du lịch thơng minh phải ln bên cạnh họ như một chuyên gia giàu kinh nghiệm.
7


Sinh viên chỉ cần chạm tay vào ứng dụng, bấm nút trên màn hình và đeo kính thực tế ảo là có thể
kết nối và ghi nhận được tất cả những điểm tham quan du lịch được tiết kế trong phần mềm.
Quy hoạch đầu tư phát triển phòng thực hành có các mơ hình sản phẩm du lịch đặc trưng
theo các vùng du lịch:
+ Vùng trung du, miền núi Bắc bộ, gồm các tỉnh: Hịa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu,

Yên Bái, Phú Thọ, Lòa cai, Tuyên Quang, Hà Giang, Bắc Kan, Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn
và Bắc Giang gắn với hành lang kinh tế và các cửa khẩu quan trọng với Trung Quốc và Thượng
Lào. Sản phẩm du lịch đặc trưng: du dịch văn hóa, sinh thái gắn với tìm hiểu bản sắc văn hóa các
dân tộc thiểu số.
+ Vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đơng Bắc, gồm: Thành phố Hà Nội, Hải Phịng
và các tỉnh Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Ninh Bình, Nam
Định, Quảng Ninh gắn với vùng kinh tế trọng điểm phía bắc. Sản phẩm du lịch đặc trưng: tham
quan thắng cảnh biển, du lịch văn hóa với các giá trị của nền văn minh lúa nước và các nét sinh
hoạt truyền thống đồng bằng Bắc Bộ, du lịch đô thị, du lịch MICE.
+ Vùng Bắc Trung Bộ, gồm: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị,
Quảng Ngãi, Thừa Thiên Huế gắn với hệ thống cửa khẩu quốc tế với Lào, với du lịch hành lang
Đông Tây và hệ thống bãi biển, đảo Bắc Trung Bộ. Sản phẩm du lịch đặc trưng: Tham quan tìm
hiểu các di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, du lịch biển, du lịch sinh thái, tìm hiểu văn hóa-lịch
sử và du lịch đường biên.
+ Vùng duyên hải Nam Trung Bộ, gồm: thành phố Đà Nẵng và các tỉnh Quảng Nam, Quảng
Ngãi, Bình Định, Phú n, Khánh Hịa, Ninh Thuận, Bình Thuận gắn với vùng kinh tế trọng điểm
miền Trung, với hệ thống biển đảo Nam Trung Bộ. Sản phẩm du lịch đặc trưng: du lịch nghỉ dưỡng,
gắn với di sản, tìm hiểu văn hóa biển, ẩm thực biển.
+ Vùng Tây Nguyên, gồm: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng gắn với
Tam giác phát triển Việt Nam – Lào - Campuchia. Sản phẩm du lịch đặc trưng: du lịch sinh thái,
du lịch văn hóa khai thác các giá trị văn hóa độc đáo của các dân tộc thiểu sốTây Nguyên.
+ Vùng Đông Nam Bộ, gồm: thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương,
Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Phước, Tây Ninh gắn với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và hành
lang du lịch xuyên Á. Sản phẩm du lịch đặc trưng: du lịch đơ thị, du lịch MICE, tìm hiểu văn hóa
lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng và sinh thái biển, đảo.
+ Vùng Đồng bằng sông Cứu Long, gồm: Long An, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, cà
Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Bến Tre, Trà Vinh, Tiền Giang, Hậu Giang và thành phố Cần Thơ gắn
với du lịch tiểu vùng sông Mêkong. Sản phẩm du lịch đặc trưng: du lịch sinh thái, văn hóa sơng
nước miệt vườn, nghỉ dưỡng và sinh thái biển, đảo, du lịch MICE.
3.4.2. Về hợp tác đào tạo với doanh nghiệp và hiệp hội nghề nghiệp

Bản thân các khoa trong khn khổ của mình cần chủ động tìm cách học hỏi và các nguồn
hỗ trợ từ bên ngồi để tìm ra phương án tổ chức giảng dạy hợp lý. Chương trình học khơng mang
tính lý thuyết đơn thuần, cố gắng tìm cơ hội kết hợp với doanh nghiệp thành lập các liên minh giáo
dục trong du lịch (quản lý nhà nước, cơ sở đào tạo, hiệp hội nghề nghiệp và doanh nghiệp). Việc
bắt tay giữa cơ quan quản lý ngành, doanh nghiệp và cơ sở đào tạo sẽ mang lại những lợi ích hết
sức to lớn trong việc tạo điều kiện tháo gỡ khó khăn cho các bên trong vấn đề phát triển nhân lực.
Doanh nghiệp có được đội ngũ nhân viên tốt, các trường giải tỏa được chất lượng và tiêu chuẩn
đầu ra phù hợp với nhu cầu của xã hội, hiệp hội nghề nghiệp có thể tận dụng được sự sáng tạo và
8


lao động trẻ, cơ quan quản lý có thể thực hiện tốt chức năng phát triển ngành đúng hướng và bền
vững.
Tạo môi trường học đường mở, văn minh, thân thiện, không áp đặt và bảo đảm sự công
bằng trong suốt quá trình học. Đây là yếu tố hết sức quan trọng vì trong ngành du lịch, yếu tố thái
độ đóng vai trị hết sức quan trọng. Nó có thể giúp bù đắp những thiếu hụt về mặt vật chất và tinh
thần trong q trình cung cấp dịch vụ. Chính vì thế, sinh viên cần có thói quen ứng xử văn minh,
giữ gìn vệ sinh, cẩn thận, tỷ mỷ và giao tiếp chủ động, tích cực ngay từ khi cịn ngồi trên ghế nhà
trường.
3.4.3. Về cơ chế chính sách ưu tiên đào tạo nhân lực du lịch
Về đội ngũ giảng viên cần có sự sàng lọc và đào tạo lại theo tiêu chuẩn chung. Nhìn chung,
theo xu hướng giảng dạy hiện đại, giảng viên phải bảo đảm về trình độ chuyên môn, giỏi trong lĩnh
vực nghiên cứu khoa học, đồng thời, cũng phải đảm bảo là một nhân viên giỏi tay nghề trong lĩnh
vực nghiệp vụ giảng dạy, không phân biệt ở bậc đào tạo nào. Cần có các cam kết trách nhiệm và
cơ chế khuyến khích giáo viên tham gia vào công tác trực tiếp của nghề du lịch để có những trải
nghiệm tích cực làm phong phú nội dung trong bài giảng lý thuyết và thuận lợi cho việc hướng dẫn
thực hành. Hầu hết các trường đều đã thực hiện việc đánh giá giảng viên sau mỗi học phần, song
việc đánh giá mới dừng lại ở góc độ phục vụ cho cơng tác quản lý mà chưa có yếu tố phản hồi đối
với giảng viên. Như vậy, cần xem xét mức độ công khai của các thông tin này đối với mỗi cá nhân
để rút kinh nghiệm trong công tác giảng dạy. Điều này sẽ rất hữu ích trong việc tự nâng cao năng

lực của bản thân mỗi giảng viên.
Việc mỗi giảng viên phải tự hoàn thiện và nâng cao trình độ của mình là điều bắt buộc bởi
lẽ, cơ chế đào tạo mới sẽ chính là hình thức sàng lọc giảng viên một cách khách quan nhất. Việc
lựa chọn của doanh nghiệp với sản phẩm đầu ra của các trường, việc lựa chọn giảng viên cho mỗi
hệ thống tín chỉ đào tạo sẽ là những thách thức đồng thời cũng là cơ hội nhằm không ngừng nâng
cao chất lượng giảng dạy và hoàn thiện đối với đội ngũ giảng viên. Quan niệm truyền thống, các
giảng viên thường ít có sự chia sẻ trao đổi mà thường giữ riêng cho mình với những nội dung,
thơng tin mới bởi sự ám ảnh của yếu tố cạnh tranh song cùng với sự hỗ trợ của dự án EU, với những
tiền thân của hiệp hội VTOS, nhóm đào tạo viên các ngành lễ tân, buồng… nếu có thể duy trì hoạt
động thường xuyên sẽ giúp cho các thầy cô chia sẻ những vấn đề thuộc nội dung và phương pháp.
Đây là một ý tưởng hết sức có giá trị bởi nó có thể đảm bảo được tính thống nhất và sự lan tỏa
trong quá trình giảng dạy.
Nâng cao trình độ tin học, ngoại ngữ và phương pháp giảng dạy để giảng viên, giáo viên
và đào tạo viên du lịch đủ khả năng giảng dạy, tự nghiên cứu, trao đổi chuyên môn trực tiếp với
chuyên gia nước ngoài, tham gia hội nghị, hội thảo, diễn đàn quốc tế và học tập, tu nghiệp ở nước
ngoài.
3.4.4. Về hỗ trợ đào tạo nhân lực du lịch
Phát triển mạng lưới cơ sở đào tạo chuyên ngành Du lịch mạnh, bảo đảm đáp ứng yêu cầu
hội nhập, hợp lý giữa các cấp đào tạo, ngành nghề đào tạo và vùng miền. Tăng cường đầu tư cơ sở
vật chất kỹ thuật, thiết bị giảng dạy đồng bộ, hiện đại, chuẩn hóa chất lượng giảng viên, chuẩn hóa
giáo trình khung đào tạo. Nâng cấp các cơ sở đào tạo du lịch hiện có; tập trung đầu tư một số cơ
sở đào tạo du lịch đạt chuẩn; hình thành bộ phận đào tạo du lịch ở các trường nghề ở các địa
phương, đồng thời nâng cao năng lực các cơ sở khác có đào tạo về du lịch, bảo đảm yêu cầu chung
và sự thống nhất về nội dung đào tạo, trình độ đào tạo. Khuyến khích đào tạo thực hành tại chỗ,
đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp.
9


Chương trình đào tạo cần bám sát và đáp ứng theo khung chương trình đào tạo CATC như
đã thỏa thuận giữa các Bộ trưởng Du lịch ASEAN.

Thu hút doanh nghiệp tham gia vào xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề và chương trình,
giáo trình đào tạo du lịch; tạo cơ sở kiến tập, thực tập cho học sinh và sinh viên. đẩy mạnh đào tạo
tại chỗ theo nhu cầu của doanh nghiệp, đào tạo liên thông từ thấp đến cao, từ lao động giản đơn
đến giám sát, quản lý các cấp.
Tăng cường liên kết, hợp tác quốc tế về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch. Tạo điều
kiện cho cơ sở đào tạo hợp tác song phương và đa phương với các cơ sở đào tạo nước ngoài, nhất
là với các cơ sở đào tạo du lịch trong khối ASEAN và khu vực châu Á - Thái Bình Dương... Gắn
kết đào tạo với sử dụng trên cơ sở vừa đáp ứng yêu cầu ngành vừa thực hiện liên kết vùng và xuất
khẩu lao động; tiếp tục thu hút vốn đầu tư nước ngồi và cơng nghệ tiên tiến phục vụ phát triển
nguồn nhân lực du lịch.
Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực trong và ngồi nhà trường đầu tư cơ sở vật
chất, phát huy tối đa lợi thế và tăng cường liên kết phát triển trong đào tạo.
4. Kết luận và giải pháp
Mục tiêu cụ thể trong Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 tầm nhìn đến
năm 2030 phần phát triển nhân lực đã ghi rõ: “Phát triển nhân lực du lịch đảm bảo chất lượng, số
lượng, cân đối về cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch và hội
nhập quốc tế. Phát triển mạng lưới cơ sở đào tạo về du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật, thiết bị giảng
dạy động bộ, hiện đại, chuẩn hóa chất lượng giảng viên, chuẩn hóa giáo trình khung đào tạo du
lịch…. Đa dạng hóa phương thức đào tạo, khuyến khích đào tạo tại chỗ, tự đào tạo theo nhu cầu
của doanh nghiệp…”.
Đào tạo và phát triển nhân lực ngành du lịch và nâng tầm chất lượng đào tạo là nhiệm vụ
hết sức quan trọng nhằm góp phần thực hiện mục tiêu và các chỉ tiêu kinh tế của Đảng và nhà nước,
phát triển ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn đủ sức hội nhập khu vực và quốc tế. Để
thực hiện nhiệm vụ quan trọng đó, chúng tơi kiến nghị: Tập trung xây dựng lộ trình triên khai áp
dụng đồng bộ từ Trung ương đến địa phương nhằm hình thành hệ thống đào tạo đạt tiêu chuẩn cho
ngành và cho đất nước. Phải được sự quan tâm của cả hệ thống chính trị và sự hoạt động thống
nhất chia sẻ thường xuyên giữa các cấp, các ngành trong việc đánh giá nhân lực trong ngành du
lịch, đánh giá chất lượng đào tạo, đầu tư cơ sở vật chất cho dạy và học, đổi mới cách dạy và học,
thẩm định chặt chẽ chất lượng giáo viên tại các cơ sở đào tạo về du lịch với công tác tuyển sinh
đầu vào, nội dung chương trình, giáo trình, kiểm tra đánh giá kết quả từng khóa học để nhân lực

đào tạo ra đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và xã hội.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2014). Báo cáo chuyên đề “Du lịch Việt Nam thực trạng và
giải pháp phát triển” tháng 6/2014.
2. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2015). Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020
tầm nhìn đến năm 2030.
3.Đào Loan (2018). Du lịch thông minh đã gõ cửa. />4. Nguyễn Thị Thu Hương (2017). “Thực trạng và giải pháp phát triển ngành du lịch Việt Nam
hiện nay”. Tạp chí Cơng Thương, 20170530111426127p0c488.htm.
10


5. Phạm Trung Lương (2016). “Đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch trong bối cảnh hội
nhập”. Hội thảo khoa học Trường ĐH Văn Hiến “Brexit và những vấn đề đặt ra cho Cộng đồng
kinh tế ASEAN. tháng 8/2016.
6. Lan Hương (2016). “Đào tạo du lịch tại các trường đại học và cao đẳng – hội nhập và phát
triển”. Viện Nghiên cứu phát triển du lịch. />
ABSTRACT
Apply informatic technology in human resource training for tourism sector to meet the
requirements of integration and development
Tran Thi Ngoc Lan, Ph.D
Ho Chi Minh City University of Food Industry
Email:
Integration, cooperation, global competitiveness, and increase using sciences and technology in
intellectual economy have created big opportunities but they also are challenges for tourism
development. Thus, education innovation and information update on standards of tourism industry
to meet the requirements of training program of ASEAN for tourism are very necessary. Tourism
Faculty of Ho Chi Minh University of Food Industry needs to have development strategy to
respond for the requirements of regional and global competitiveness in human resource training
for tourism industry. This paper mentioned demand for human resource of tourism sector at present
and the requirements for human resource training for tourism industry when Vietnam accede

ASEAN Economic Community (AEC). This paper provided several recommendations to increase
effectiveness of human resource training at Tourism Faculty of Ho Chi Minh University of Food
Industry.
Key words: AEC, human resource, training, tourism.

11

View publication stats



×