Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.6 MB, 116 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM



PHẠM CAO TỐ


NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO
NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH DU LỊCH
TẠI TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU



LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành : Quản trị Kinh doanh
Mã số ngành: 60340102





TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 12 năm 2012

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM


PHẠM CAO TỐ



NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO
NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH DU LỊCH
TẠI TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU



LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành : Quản trị Kinh doanh
Mã số ngành: 60340102

HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHAN ĐÌNH NGUYÊN









TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 12 năm 2012



CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM



Cán bộ hướng dẫn khoa học : TIẾN SĨ PHAN ĐÌNH NGUYÊN



Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ
TP. HCM ngày 04 tháng 01 năm 2013

Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:

1. Tiến sĩ Lưu Thanh Tâm - Chủ tịch hội đồng.
2. Tiến sĩ Trần Anh Dũng - Phản biện 1
3. Tiến sĩ Nguyễn Hải Quang - Phản biện 2
4. Tiến sĩ Nguyễn Đình Luận - Thư ký
5. Tiến sĩ Phan Ngọc Trung - Ủy viên

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được
sửa chữa.

Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn

TRƯỜNG ĐH KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM
PHÒNG QLKH – ĐTSĐH
CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

TP. HCM, ngày … tháng… năm 20 …

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ

Họ tên học viên: Phạm Cao Tố Giới tính: Nam
Ngày, tháng, năm sinh: 30/09/1976 Nơi sinh: Nam Định
Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh MSHV:1184011198


I- TÊN ĐỀ TÀI:
Nâng cao chất lƣợng Đào tạo nguồn nhân lực ngành Du lịch tại tỉnh Bà Rịa –
Vũng Tàu
II- NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
Luận văn tập trung nghiên cứu xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lương
đào tạo nguồn nhân lực ngành Du lịch tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, từ đó đề xuất các
giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo
III- NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 30/05/2012
IV- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 15/12/2012
V- CÁN BỘ HƢỚNG DẪN: Tiến sĩ Phan Đình Nguyên
CÁN BỘ HƢỚNG DẪN KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH


i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Học viên thực hiện Luận văn


Phạm Cao Tố











ii
LỜI CẢM ƠN

Luận văn này được hoàn thành ngoài sự nỗ lực của cá nhân tôi còn nhờ sự
tận tình giúp đỡ, động viên của các thầy cô giáo; bạn bè; đồng nghiệp và gia đình
trong suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Quý Thầy, Cô giáo trường Đại học Kỹ thuật Công
nghệ TP.Hồ Chí Minh đã nhiệt tình giảng dạy, chỉ dẫn tôi trong thời gian học tập tại
trường, đặc biệt là Thầy – Tiến sỹ Phan Đình Nguyên, Khoa Tài chính – Ngân hàng
đã tận tình truyền đạt phương pháp và hướng dẫn tôi nghiên cứu đề tài.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Quý thầy cô giáo hiện đang công tác
tại Trường Cao đẳng nghề Du lịch Vũng Tàu và Trường Đại học Bà Rịa – Vũng
Tàu đã nhiệt tình giúp đỡ tôi khảo sát học viên và cung cấp các dữ liệu để tôi thực
hiện được nội dung nghiên cứu này.
Cuối cùng, tôi xin chân thành biết ơn toàn thể gia đình, các đồng nghiệp và
bạn học khóa Cao học Quản trị kinh doanh lớp 11SQT13 đã tạo điều kiện, khích lệ
tôi trong quá trình học và thực hiện luận văn.
Mặc dù đã rất cố gắng nhưng luận văn này khó tránh khỏi có sai sót. Rất
mong nhận được những ý kiến đóng góp của Quí Thầy Cô và bạn đọc.
Trân trọng.

Phạm Cao Tố






iii
TÓM TẮT
Luận văn tập trung nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào
tạo nguồn nhân lực ngành Du lịch tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Trên cơ sở lý thuyết
và tham khảo các nghiên cứu và các mô hình đã có, đồng thời qua khảo sát định
tính, tác giả đã xây dựng mô hình và thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến chất
lượng đào tạo nguồn nhân lực ngành Du lịch. Tác giả đã tiến hành khảo sát đối
tượng người học chuyên ngành Du lịch tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu bằng hình thức
phát phiếu điều tra. Số liệu thu thập được sẽ được tổng hợp đưa vào phân tích, xử lý
bằng phần mềm SPSS. Kết quả phân tích hồi quy và kiểm định giả thuyết xác định
được năm nhân tố ảnh hưởng tích cực đến chất lượng đào tạo nguồn nhân lực Du
lịch tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu là chương trình đào tạo; đội ngũ giáo viên; cơ sở vật
chất, năng lực người học và công tác quản lý đào tạo. Trên cơ sở kết quả nghiên
cứu, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực Du
lịch tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Luận văn được trình bày trong năm chương:
Chương 1: Mở đầu.
Chương 2: Cơ sở lý luận và mô hình nghiên cứu
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Phân tích kết quả nghiên cứu
Chương 5: Kết luận và kiến nghị

Chƣơng 1: trình bày tổng quan về đề tài nghiên cứu bao gồm, lý do chọn đề
tài, đối tượng và phương pháp nghiên cứu, tình hình nghiên cứu trong nước và trên
thế giới. Trong chương này cũng trình bày những đặc điểm cơ bản về công tác đào
tạo nguồn nhân lực ngành du lịch tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Chƣơng 2: trong chương này tác giả trình bày cơ sở lý luận cho đề tài nghiên
cứu như các khái niệm về nguồn nhân lực du lịch, các quan điểm về chất lượng đào

iv
tạo cũng như cách đánh giá chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, tham khảo các mô
hình đã có, từ đó đưa ra mô hình nghiên cứu của đề tài.
Chƣơng 3: Đưa ra phương pháp và quy trình nghiên cứu, thực hiện qua các
bước nghiên cứu định tính, nghiên cứu định lượng bằng cách phát phiếu câu hỏi có
kèm thang đo. Trong chương này trình bày chi tiết về cách thức lấy mẫu, thu thập
số liệu và phương pháp xử lý số liệu điều tra.
Chƣơng 4: số liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm SPSS qua các bước
kiểm tra hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, đánh giá thang đo bằng phân tích nhân tố
khám phá EFA, phân tích tương quan, phân tích hồi quy và cuối cùng là kiểm định
các giả thuyết nghiên cứu. Kết quả xác định được 5 nhân tố có tác động tích cực đến
chất lượng đào tạo nguồn nhân lực du lịch tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, đó là:
Chương trình đào tạo; đội ngũ giáo viên; cơ sở vật chất; người học; và công tác
quản lý
Chƣơng 5: từ kết quả nghiên cứu thu được, đưa ra kết luật và kiến nghị một
số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành du lịch cho các cơ sở
đào tạo trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Trong chương này cũng nêu lên các
đóng góp của nghiên cứu cũng như những mặt còn hạn chế. Và cuối cùng là đề xuất
hướng nghiên cứu tiếp theo.
.









v
ABSTRACT
The thesis focuses on studying the factors that affect the quality of human
resources training for tourism industry in Ba Ria - Vung Tau province. On the basis
of theoretical research and reference models, and through the quantitative survey,
the authors have built scale models and factors affecting the quality of human
resources training for tourism industry. The author conducted a survey of those who
have major of tourism in Ba Ria – Vung Tau province in the form of questionnaires.
The data collected will be incorporated into the analysis, treated with SPSS
software. Results of regression analysis and hypothesis testing identified five factors
that positively affect the quality of training human resources for Tourism industry
in Ba Ria - Vung Tau province are identified, namely: training program; trainers;
facilities; trainees and management. From results obtained in the research,
conclusion and proposals are drawn out with some solutions to improve quality of
human resources training for tourism at training institutions in the province of Ba
Ria - Vung Tau province.
The thesis consists of five chapters:
Chapter 1 : Preface
Chapter 2 : Theoretical basis and research model
Chapter 3 : Research method
Chapter 4 : Research data analysis
Chapter 5 : Conclusion and proposal
Chapter 1: An overview of research topic including reasons of selecting such
this topic, subjects and methods of research, research situation in the country and
the world. Also in this chapter is the basic characteristics of training of human
resources for tourism industry in Ba Ria - Vung Tau province.

vi
Chapter 2: In this chapter, the author presents a theoretical basis for research

topic such as the concept of human resources for tourism industry, the view of
training quality as well as how to assess quality of human resource training,
reference to available models so as to draw out research model for the topic.
Chapter 3: The research methods and procedures through steps of qualitative
research, quantitative research using questionnaires with scales. This chapter
presents in details about how to obtain the sample, data collection and processing
methods of survey data.
Chapter 4: The collected data is processed by SPSS software through steps of
checking reliability coefficient Cronbach's Alpha, assessment of scales by EFA
factor analysis, correlation analysis, regression analysis and finally verifying
suppositions of the research. As a result, five factors that have positive impact on
quality of human resources training for tourism of Ba Ria - Vung Tau province are
identified, namely: training program; trainers; facilities; students ; and management
. .
Chapter 5: From results obtained in the research, conclusion and proposals
are drawn out with some solutions to improve quality of human resources training
for tourism at training institutions in the province of Ba Ria - Vung Tau. This
chapter also highlights the contribution of the research as well as limits. And finally
proposals on further research.

vii
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT xi
DANH MỤC CÁC BẢNG xii
DANH MỤC CÁC HÌNH xiii
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1
1.1. Lý do chọn đề tài 1
1.2. Mục đích, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 2
1.2.1. Mục đích của đề tài 2
1.2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

1.2.2.1. Đối tượng nghiên cứu 2
1.2.2.2. Phạm vi nghiên cứu 2
1.2.3. Phương pháp nghiên cứu 2
1.2.4. Câu hỏi nghiên cứu 3
1.3. Số liệu nghiên cứu. 3
1.3.1. Số liệu thứ cấp 3
1.3.2. Số liệu sơ cấp 3
1.4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu 4
1.4.1. Ý nghĩa khoa học 4
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu. 5
1.5. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc và trên thế giới 5
1.6. Đặc điểm công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch tại tỉnh BRVT
6
1.6.1. Sơ lược ngành du lịch tỉnh BRVT 6
1.6.2. Nguồn nhân lực ngành Du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 7
1.6.2.1. Quy mô nhân lực. 8
1.6.2.2. Chất lượng nhân lực. 8
1.6.2.3. Cơ cấu nhân lực ngành Du lịch. 9
1.6.3. Đặc điểm công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch tại tỉnh BR-VT .
10

viii
1.6.3.1. Các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch tại tỉnh BR-
VT 11
1.6.3.2. Các hình thức đào tạo nguồn nhân lực du lịch. 12
1.6.3.3. Cơ sở vật chất. 12
1.6.3.4. Chương trình đào tạo 13
1.6.3.5. Đội ngũ giáo viên, giảng viên 14
1.6.3.6. Hợp tác quốc tế trong đào tạo du lịch 14
1.6.3.7. Dịch vụ hỗ trợ. 14

1.6.3.8. Qui mô đào tạo 15
1.6.3.9. Chất lượng đào tạo 16
1.7. Kinh nghiệm đào tạo nguồn nhân lực ở một số nƣớc và bài học
kinh nghiệm. 17
CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO NGUỒN
NHÂN LỰC DU LỊCH VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 21
2.1. Các khái niệm. 21
2.1.1. Khái niệm nguồn nhân lực 21
2.1.2. Khái niệm nguồn nhân lực Du lịch 21
2.1.3. Khái niệm về đào tạo nguồn nhân lực. 22
2.2. Chất lƣợng đào tạo nguồn nhân lực. 22
2.2.1. Các quan điểm về chất lượng đào tạo nguồn nhân lực. 22
2.2.2. Những nhân tố tác động đến chất lượng đào tạo nguồn nhân lực. 23
2.3. Các mô hình về chất lƣợng đào tạo nguồn nhân lực 27
2.3.1. Mô hình các nhân tố ảnh hưởng chất lượng dạy và học nghề ở Đức
và Thụy Điển- Lundahl & Sander (1998) 27
2.3.2. Mô hình chất lượng đào tạo của Đặng Quốc Bảo 29
2.3.3. Mô hình nghiên cứu của đề tài 31
2.3.3.1. Mô hình nghiên cứu. 31
2.3.3.2. Đo lường, đánh giá chất lượng đào tạo nguồn nhân lực 34
CHƢƠNG 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 37

ix
3.1. Phƣơng pháp nghiên cứu 37
3.2. Thiết kế nghiên cứu 37
3.2.1. Thu thập thông tin thứ cấp 38
3.2.2. Thu thập thông tin sơ cấp 38
3.2.3. Quy trình nghiên cứu 39
3.2.3.1. Nghiên cứu định tính 41
3.2.3.2. Nghiên cứu định lượng 42

3.2.4. Thiết kế bảng câu hỏi 43
3.2.5. Phạm vi mẫu 46
3.2.6. Phương pháp lấy mẫu 47
3.2.7. Phương pháp phân tích số liệu 48
CHƢƠNG 4. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KHẢO SÁT CHẤT LƢỢNG ĐÀO
TẠO NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH TẠI TỈNH BR-VT 50
4.1. Đánh giá kết quả nghiên cứu. 50
4.1.1. Mô tả mẫu. 50
4.1.2. Đánh giá công cụ đo lường. 51
4.1.2.1. Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach Alpha 51
4.1.2.2. Đánh giá thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá EFA 54
4.1.2.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA đối với thang đo chất lượng
đào tạo. 55
4.1.3. Đo lường chất lượng đào tạo nguồn nhân lực Du lịch 56
4.1.3.1. Chất lượng Chương trình đào tạo 57
4.1.3.2. Chất lượng Đội ngũ giáo viên 57
4.1.3.3. Chất lượng Cơ sở vật chất 58
4.1.3.4. Chất lượng Học viên 58
4.1.3.5. Chất lượng Công tác tổ chức, quản lý đào tạo 59
4.1.4. Điều chỉnh mô hình nghiên cứu. 59
4.2. Kiểm định các giả thuyết và mô hình nghiên cứu. 61
4.2.1. Phân tích tương quan 62

x
4.2.2. Phân tích hồi quy và kiểm định giả thuyết 63
4.2.2.1. Phân tích hồi quy 63
4.2.2.2. Kiểm định các giả thuyết hồi quy 65
4.2.2.3. Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu 65
4.3. Thảo luận kết quả 66
CHƢƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG

ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH DU LỊCH TẠI TỈNH BÀ RỊA –
VŨNG TÀU 70
5.1. Kết luận 70
5.2. Một số giải pháp nâng cao chất lƣợng đào tạo nguồn nhân lực
ngành Du lịch tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. 71
5.2.1. Đối với chương trình đào tạo 71
5.2.2. Đối với đội ngũ giáo viên. 72
5.2.3. Đối với cơ sở vật chất. 72
5.2.4. Đối với người học. 73
5.2.5. Đối với công tác tổ chức, quản lý đào tạo. 74
5.2.6. Một số kiến nghị khác 74
5.3. Những đóng góp của nghiên cứu 76
5.4. Những hạn chế của nghiên cứu 76
5.5. Hƣớng nghiên cứu tiếp theo 77



xi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BRVT Bà Rịa-Vũng Tàu
BR-VT Bà Rịa-Vũng Tàu
CĐN Cao đẳng nghề
CSLT Cơ sở lưu trú
DN Dạy nghề
ĐT Đào tạo
ĐHBRVT Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu
GDĐT Giáo dục và đào tạo
HCM Hồ Chí Minh
HN-DN Hướng nghiệp- Dạy nghề

KDL Khu du lịch
SLĐTBXH Sở Lao động – Thương binh và Xã hội
SC Sơ cấp
TP Thành phố
TT Trung tâm
TCCN Trung cấp chuyên nghiệp
TCN Trung cấp nghề
UBND Uỷ ban nhân dân
VHTTDL Văn hóa – Thể thao và Du lịch
VT Vũng Tàu
VTVC Trường Cao đẳng nghề Du lịch Vũng Tàu.

xii
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Thống kê số lượng học sinh – sinh viên theo từng năm 15
Bảng 1.2 Kết quả đào tạo 16
Bảng 3.1 Mã hóa các biến quan sát 43
Bảng 3.2 Tỷ lệ phân bổ mẫu cho từng ngành nghề 47
Bảng 4.1. Thông tin về mẫu khảo sát 50
Bảng 4.2 Cronbach Alpha của các nhân tố 51
Bảng 4.3 Hệ số Cronbach Alpha của chất lượng đào tạo 53
Bảng 4.4 Tương quan biến tổng của các thành phần đo chất lượng đào tạo 53
Bảng 4.5: Kết quả phân tích nhân tố 55
Bảng 4.6 Kết quả phân tích nhân tố của thang đo chất lượng đào tạo 56
Bảng 4.7 Kết quả phân tích nhân tố của thang đo chất lượng đào tạo 56
Bảng 4.8 Thống kê các biến của yếu tố chương trình đào tạo 57
Bảng 4.9 Thống kê các biến của yếu tố đội ngũ giáo viên 57
Bảng 4.10 Thống kê các biến của yếu tố cơ sở vật chất 58
Bảng 4.11 Thống kê các biến của yếu tố người học 58

Bảng 4.12 Thống kê các biến của yếu tố quản lý đào tạo 59
Bảng 4.13 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo 59
Bảng 4.14 Các giả thuyết nghiên cứu. 61
Bảng 4.15: Kết quả phân tích tương quan 62
Bảng 4.16: Tổng kết các thông số của mô hình 63
Bảng 4.17 Kiểm định độ phù hợp của mô hình nghiên cứu 64
Bảng 4.18 Kết quả phân tích các hệ số hồi quy 64
Bảng 4.19 Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu 66

xiii
DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1: Các nhân tố ảnh hưởng chất lượng dạy và học 27
Hình 2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo (Đặng Quốc Bảo) 29
Hình 2.3 Mô hình đề xuất các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo 31
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu 40
Hình 4.1 Mô hình nghiên cứu điều chỉnh từ kết quả Cronbach’s Alpha và EFA 61


1
CHƢƠNG 1.
TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Lý do chọn đề tài
Du lịch là một trong những ngành kinh tế đang được Đảng và Nhà nước ưu
tiên phát triển để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của cả nước. Bà Rịa – Vũng Tàu
(BRVT) là tỉnh có nhiều tiềm năng phát triển du lịch nhất cả nước với thế mạnh về
du lịch biển đảo. Trong vòng mười năm trở lại đây ngành Du lịch phát triển rất
nhanh, nhu cầu về lao động Du lịch ngày càng cao cả về số lượng và chất lượng. Do
đó chất lượng đào tạo nguồn nhân lực Du lịch là một vấn đề lớn đang được xã hội
quan tâm và ngày càng trở nên bức thiết hơn.

Việc nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực hiện đã có rất nhiều nghiên
cứu ở cả trong nước và trên thế giới. Tuy nhiên hầu hết các nghiên cứu chỉ đề cập
đến việc nâng cao chất lượng đào tạo nói chung tại các trường Đại học hay Cao
đẳng mà chưa có nghiên cứu riêng đi sâu vào việc xác định các nhân tố có ảnh
hưởng đến chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho một ngành nghề cụ thể với
những đặc thù riêng, đặc biệt là ngành Du lịch. Hiện vẫn chưa có nghiên cứu nào
tập trung xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nguồn nhân lực
ngành Du lịch tại các trường học và các cơ sở đào tạo trên địa bàn tỉnh Bà Rịa -
Vũng Tàu. Vì vậy tác giả chọn đề tài nghiên cứu này nhằm mục tiêu nghiên cứu và
bổ sung các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nguồn nhân lực Du lịch với
đặc thù riêng của các trường học, các cơ sở đào tạo trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng
Tàu, và từ đó đưa ra các giải pháp nhằm giúp các trường, các cơ sở đào tạo trên địa
bàn tỉnh có chiến lược nâng cao chất lượng đào tạo của mình.

2
1.2. Mục đích, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
1.2.1. Mục đích của đề tài
- Đề tài tập trung nghiên cứu để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất
lượng đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch.
- Thực hiện kiểm định, đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó đến
chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch.
- Trên cơ sở kết quả nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng
đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch tại tỉnh BR-VT.
1.2.2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
1.2.2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ngành
Du lịch tại các cơ sở đào tạo trên địa bàn tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu.
1.2.2.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: được xác định là các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực
ngành Du lịch trên địa bàn tỉnh BRVT mà trọng điểm là Trường Cao đẳng Nghề Du

lịch Vũng Tàu.
- Phạm vi thời gian: Số liệu nghiên cứu của đề tài bao gồm có số liệu sơ cấp
và thứ cấp từ năm 2009 đến năm 2012, tập trung chủ yếu vào các nhân tố liên quan
đến chất lượng đào tạo nguồn nhân lực du lịch thông qua sự đánh giá của người
học.
1.2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
Tác giả kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng.
Nghiên cứu định tính được thực hiện bằng cách phỏng vấn, thảo luận nhóm, thu
thập thông tin về công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch từ các nguồn là phòng
đào tạo các trường, thư viện, cuc thống kê, sở VHTT&DL, sở LĐTB&XH tỉnh

3
BRVT, các tạp chí và các bài tham luận về công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch
trên địa bàn tỉnh BRVT. Nghiên cứu định lượng được thực hiện bằng cách khảo sát
người học chuyên ngành du lịch với bảng câu hỏi kèm thang đó, số liệu thu được sẽ
được xử lý, phân tích bằng phần mềm SPSS (phiên bản 20.0).

1.2.4. Câu hỏi nghiên cứu
- Những nhân tố nào ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ngành
du lịch?
- Các nhân tố đó có ảnh hưởng như thế nào đến chất lượng đào tạo nguồn nhân
lực ngành du lịch tại tỉnh BR-VT?
- Giải pháp nào để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch
tại tỉnh BR-VT?
1.3. Số liệu nghiên cứu.
1.3.1. Số liệu thứ cấp
Danh sách sinh viên đang học được thu thập từ các phòng, ban, bộ phận tại
Trường cao đẳng nghề Du lịch vũng Tàu và một số cơ sở đào tạo khác để đưa vào
điều tra khảo sát. Bên cạnh đó, nguồn thông tin này còn được lấy từ các bài viết,
nghiên cứu có liên quan; các văn bản về hoạt động đào tạo, về giáo dục,

1.3.2. Số liệu sơ cấp
Được thu thập thông qua nghiên cứu định tính với bảng câu hỏi phỏng vấn bán
cấu trúc và nghiên cứu định lượng bằng việc tiến hành điều tra khảo sát.
- Đối với nghiên cứu định tính: Được thực hiện qua các bước:
+ Nghiên cứu tổng hợp lý thuyết từ các nghiên cứu trước đây nhằm xây dựng
mô hình lý thuyết.

4
+ Sử dụng kỹ thuật thảo luận nhóm với 40 đối tượng là người đang học tại các
cơ sở đào tạo chuyên ngành Du lịch với thời gian 6 tháng trở lên nhằm mục đích
điều chỉnh, bổ sung các biến đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào
tạo.
+ Tham vấn lấy ý kiến của một số cán bộ quản lý, giáo viên có nhiều năm trực
tiếp giảng dạy các hệ đào tạo khác nhau tại trường về các vấn đề liên quan đến chất
lượng đào tạo nhằm mục đích điều chỉnh các biến đo lường chất lượng đào tạo
ngành Du lịch.
+ Việc phỏng vấn, thảo luận với các thành phần trên được thực hiện bằng cách
xây dựng bảng câu hỏi tập trung vào vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu.
- Đối với nghiên cứu định lượng: Dựa trên kết quả của nghiên cứu định tính,
nghiên cứu định lượng sẽ được thực hiện bằng cách tiến hành thu thập số liệu
nghiên cứu thông qua điều tra, khảo sát bằng bảng câu hỏi kèm theo thang đo. Sau
khi bảng câu hỏi khảo sát được xây dựng (sử dụng thang đo Likert (1932) với 5
mức độ)) nghiên cứu định lượng được tiến hành qua các bước:
- Thực hiện việc điều tra khảo sát (phát phiếu khảo sát).
- Nhận kết quả điều tra khảo sát.
- Xử lý số liệu khảo sát trên phần mềm SPSS.
1.4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
1.4.1. Ý nghĩa khoa học
Nâng cao chất lượng đào tạo là vấn đề luôn luôn tồn tại và được quan tâm
nhiều trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực du

lịch nói riêng. Hoạt động kinh doanh du lịch là lĩnh vực phát triển tương đối nhanh
chóng trong thời gian gần đây, đòi hỏi tính chuyên môn ngày càng cao hơn ở đội
ngũ cán bộ quản lý và lực lượng lao động. Do đó việc tìm ra các giải pháp nhằm

5
nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch có ý nghĩa hết sức quan
trọng trong nghiên cứu khoa học, góp phần phát triển kinh tế xã hội.
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu.
Kết quả nghiên cứu góp phần giúp ngành du lịch và các trường học, các cơ sở
đào tạo có sự nhìn nhận tổng quan về chất lượng đào tạo, qua đó ngành du lịch và
nhà trường có sự định hướng về công tác đào tạo nguồn nhân lực và có các giải
pháp nâng cao chất lượng đào tạo phù hợp với nhu cầu phát triển của xã hội. Các
trường, các cơ sở trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch có thể tham
khảo kết quả nghiên cứu của đề tài trong quá trình nghiên cứu nâng cao chất lượng
đào tạo.
1.5. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc và trên thế giới
Cho đến nay đã có nhiều bài viết và các công trình nghiên cứu cả ở trong
nước và trên thế giới liên quan đến chất lượng đào tạo. Ở trong nước có thể kể đến:
Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo Trường Cao đẳng công nghiệp thực phẩm
của Nguyễn Thị Thu Hà (2008) trong đó chỉ ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công
tác đào tạo đối với Nhà trường, người học và người sử dụng lao động; Các nghiên
cứu của Thủy và Lý (2011), Đang (2011) cho rằng cơ sở vật chất, chương trình đào
tạo, đội ngũ giáo viên, chất lượng dịch vụ hỗ trợ và năng lực người học là các yếu tố
quyết định đến chất lượng đào tạo; Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ
giáo viên trường cao đẳng nghề số 8 đáp ứng chiến lược phát triển nhà trường giai
đoạn 2010-2015 của Nguyễn Thị Thu Hiền (2011) xác định để nâng cao chất lượng
đội ngũ giáo viên cần bắt đầu từ việc tuyển dụng, thu hút, bố trí đội ngũ giáo viên;
có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn cũng như năng lực tự nghiên
cứu khoa học cho giáo viên; hoàn thiện phương pháp kiểm tra, đánh giá, khen
thưởng mức độ hoàn thành nhiệm vụ một cách khách quan và hiệu quả.

Ở nước ngoài thì có các nghiên cứu: Các yếu tố quyết định đến chất lượng
giáo dục, kết quả nghiên cứu ở các nước đang phát triển- The World Bank(1990) đã
xác định có 5 yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục đó là: Chương trình giảng

6
dạy, tài liệu học tập, thời gian hướng dẫn học tập, quá trình giảng dạy và khả năng
học tập của người học. Yếu tố quyết định chất lượng giáo dục cũng được Ronald G.
Ridker(1997) nghiên cứu ở Nam Phi đề cập bao gồm: Đặc điểm trường học, đặc
điểm hộ gia đình, đặc điểm cộng đồng và các nhân tố bên ngoài. Yếu tố tác động
đến chất lượng dạy và học nghề được Lisbeth Lundahl & Theodor Sander(1998)
nghiên cứu ở Đức và Thụy Điển chỉ ra là: Cơ sở vật chất, chương trình giáo dục dạy
nghề, đội ngũ giáo viên và người học. Các nghiên cứu của Cheng và Tam (1997),
Cheng (2003), Kwek và các cộng sự (2010) đã xác định các nhân tố tác động tích
cực đến chất lượng đào tạo là: quá trình quản lý, quá trình giảng dạy và quá trình
học.
1.6. Đặc điểm công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch tại tỉnh BRVT
1.6.1. Sơ lƣợc ngành du lịch tỉnh BRVT
Tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu là một trong những khu vực trọng điểm ưu tiên phát
triển du lịch, là một địa bàn du lịch có ý nghĩa đặc biệt quan trọng của Việt Nam. Là
địa phương có nhiều điều kiện thuận lợi, tiềm năng để phát triển du lịch, là một
trung tâm du lịch lớn của cả nước, mang tầm vóc quốc tế. Nơi đây được kết hợp hài
hoà giữa quần thể thiên nhiên biển, núi, cùng kiến trúc đô thị và các công trình văn
hoá như tượng đài, chùa chiền, nhà thờ… tạo cho Vũng Tàu có ưu thế của thành
phố du lịch biển tuyệt đẹp đầy sức quyến rũ .
Với xu hướng và thị trường du lịch hiện nay, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có nhiều
tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái; kết hợp giữa du lịch biển đảo gắn với bảo
tồn phát huy di sản văn hoá dân tộc và bảo vệ tài nguyên môi trường. Ngoài ra, với
lợi thế về giao thông, cơ sở vật chất hạ tầng, khí hậu ôn hòa, thắng cảng đẹp, hằng
năm, tỉnh Bà Rịa – Vũng tàu là nơi đăng cai tổ chức nhiều sự kiện lớn thu hút rất
nhiều lượt khách tham quan . Chính điều này, tạo lợi thế để tỉnh thúc đầy phát triển

loại hình du lịch mới – du lịch Mice gắn với thương mại, các buổi hội thảo khoa học

7
Về hoạt động du lịch, kết quả kinh doanh du lịch cả năm 2011: với tổng doanh
thu của các cơ sở lưu trú 3.787 tỷ đồng, các đơn vị kinh doanh đón và phục vụ
khoảng 9.611.000 lượt khách du lịch, trong đó có 365.000 lượt khách quốc tế.
Hiện nay các cơ sở vật chất phục vụ hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh đã
tương đối hiện đại. Bên cạnh hệ thống hạ tầng và giao thông đi lại thuận lợi để phát
triển các khu vực du lịch trọng điểm, nhiều khu du lịch chất lượng cao đã hình
thành và phát huy hiệu quả, làm tăng doanh thu và lượng khách. Đáng chú ý là ngày
càng có nhiều cơ sở lưu trú (CSLT) du lịch được xếp hạng từ đạt chuẩn tối thiểu
đến 4, 5 sao. Một số dự án đang xây dựng hoặc sắp xây dựng cũng hướng đến
chuẩn 4-5 sao, sẽ là những nơi thu hút khách quốc tế có hiệu quả, góp phần thúc đẩy
nền kinh tế phát triển.
Tốc độ phát triển của các CSLT trên địa bàn tỉnh trong những năm gần đây
tăng khá nhanh cả về số lượng lẫn chất lượng. Tính đến năm 2011, tổng số khách
sạn và resort trên địa bàn tỉnh đang hoạt động kinh doanh là 638 cơ sở với tổng số
phòng nghỉ là 10.986 phòng. Trong đó có 77 cơ sở được xếp hạng từ 1 sao đến 5
sao và hạng cao cấp với 4.252 phòng và 40 cơ sở đạt tiêu chuẩn kinh doanh lưu trú
du lịch với 994 phòng. Ngoài ra còn có 681 cơ sở với 3.872 phòng là nhà nghỉ lưu
trú du lịch của hộ kinh doanh cá thể.
1.6.2. Nguồn nhân lực ngành Du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Hiện nay, nguồn nhân lực phục vụ cho du lịch của tỉnh BRVT đang gặp nhiều
khó khăn khi cầu nhiều hơn cung và chất lượng lao động vẫn chưa đạt chuẩn đối
với các khách sạn 4 và 5 sao. Với đặc thù của địa phương, hầu hết các dự án du lịch
đang được đầu tư đều nằm ở các huyện, đời sống nhân dân còn khó khăn nên lao
động đã qua trường lớp rất ít ỏi.

8
1.6.2.1. Quy mô nhân lực.

Nhân lực ngành Du lịch tại tỉnh BR-VT tính đến năm 2011 khoảng 24.552
người (Theo niên giám thống kê tỉnh BRVT – Lao động ngành du lịch và dịch vụ ăn
uống), chiếm khoảng 5,61% tổng số lao động của toàn tỉnh.
1.6.2.2. Chất lƣợng nhân lực.
Về trình độ văn hóa và chuyên môn (trình độ đào tạo), nhân lực lao động trực
tiếp bậc thấp (nhân viên phục vụ buồng, tạp vụ, vệ sinh, chăm sóc cây cảnh, bảo
vệ ) chiếm tỷ trọng lớn, chưa tốt nghiệp phổ thông trung học khá cao, chiếm 30%
tổng nhân lực toàn Ngành. Tỷ lệ này còn tiếp tục giữ trong thời gian dài nữa. Nhân
lực tốt nghiệp trung học phổ thông chủ yếu là nhân lực có chuyên môn, quản trị
doanhnghiệp, hoạt động sự nghiệp và quản lý nhà nước về du lịch.
Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nhân lực có trình độ đào tạo sơ cấp, trung
cấp và cao đẳng du lịch chiếm 47,3% nhân lực được đào tạo, bằng 19,8% nhân lực
toàn ngành. Nhân lực được đào tạo đại học và sau đại học về du lịch chiếm 7,4% số
nhân lực có chuyên môn du lịch, bằng 3,2% tổng nhân lực. Nhân lực trình độ dưới
sơ cấp (đào tạo truyền nghề, dưới 3 tháng) chiếm 45,3% nhân lực có chuyên môn,
bằng 19,4% nhân lực toàn ngành.
Về trình độ ngoại ngữ và tin học, nhân lực sử dụng được ngoại ngữ khá cao,
chiếm 60% tổng nhân lực; tuy nhiên đặc thù của ngành đòi hỏi phải nâng cao hơn
nữa. Nhân lực biết ngoại ngữ nhiều nhất là tiếng Anh, chiếm khoảng 42% tổng số
nhân lực toàn ngành. Nhân lực sử dụng tiếng Trung, tiếng Pháp và các tiếng khác là
5%, 4% và 9% nhân lực toàn Ngành. Phân tích theo nghề thì hướng dẫn du lịch, lữ
hành, lễ tân, phục vụ nhà hàng có tỷ lệ sử dụng ngoại ngữ tương đối cao, đạt
khoảng 88,6%. Song, số nhân lực sử dụng thành thạo từ hai ngoại ngữ trở lên còn
thấp, chỉ chiếm khoảng 28%. Toàn ngành du lịch tỉnh BRVT hiện có khoảng 63%
tổng nhân lực biết sử dụng máy tính phục vụ được yêu cầu công việc.

×