Tải bản đầy đủ (.docx) (121 trang)

101 GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG của CÔNG TY CHO THUÊ tài CHÍNH NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM,LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (960.91 KB, 121 trang )


1

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

LÊ THỊ KIM ANH

GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA CƠNG TY CHO TH
TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG
VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

Hà Nội, năm 2012


ii

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

LÊ THỊ KIM ANH

GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA CƠNG TY CHO TH


TÀI CHÍNH NGÂN HANG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG
VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kinh tế tài chính - Ngân hàng
Mã số: 60.31.12

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: TS.NGUYỄN QUỐC HÙNG

Hà Nội, năm 2012


iii

LỜI CAM ĐOAN

Tác giả xin cam đoan bản luận văn là cơng trình nghiên cứu khoa học, độc
lập
của tác giả. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ
ràng.
Tác giả luận văn

Lê Thị Kim Anh


ιv

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU............................................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1 CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA CƠNG
TY CHO TH TÀI CHÍNH................................................................................................4

1.1 Tổng quan về cho th tài chính...................................................................................4
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của hoạt động chothuê tài chính.............................4
1.1.2 Khái niệm cho thuê tài chính...................................................................................... 6
1.1.3 Phân loại hoạt động cho thuê tài chính.......................................................................9
1.2 Rủi ro tín dung trong hoạt động cho thuê tài chính.................................................... 15
1.2.1 Khái niệm rủi ro tín dụng trong hoạt động cho thuê tài chính.................................15
1.2.2 Chỉ tiêu đo lường mức độ rủi ro tín dụng trong hoạtđộng cho thuê tài chính...........16
1.2.3 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng tronghoạtđộng cho thuê tài chính..................17
1.3 Quản trị rủi ro tín dụng của cơng ty
cho thuê
chính 20
1.3.1 Khái niệm quản trị rủi ro...........................................................................................20
1.3.2 Các nguyên tắc quản trị rủi ro tín dụng....................................................................21
1.3.3 Nội dung quản trị rủi ro............................................................................................ 22
1.3.4 Công cụ và biện pháp quản trị rủi ro........................................................................ 30
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1....................................................................................................38
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA CƠNG TY CHO
THUÊ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG
VIỆT NAM..........................................................................................................................39
2.1 Giới thiệu khái quát về Công ty cho thuê tài chính Ngân hàng thương mại cổ phần
Ngoại thương Việt Nam.......................................................................................................39
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển.............................................................................39
2.1.2 Cơ cấu tổ chức, nhân sự............................................................................................41
2.2
Thực trạng hoạt động kinh doanh và rủi ro tín dụng của Cơng ty cho th tài chính
Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam................................................... 45
2.2.1 Thực trạng hoạt động kinh doanh giai đoạn 2007-2011...........................................45
2.2.2 Thực trạng rủi ro tín dụng tại Cơng ty cho thuê tài chính Ngân hàng thương mại cổ
phần Ngoại thương Việt Nam..............................................................................................52



v
2.3 Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Cơng ty cho th tài chính Ngân hàng thương
mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam..................................................................................57
2.3.1 Bộ máy quản trị rủi ro tín dụng.................................................................................58
2.3.2 Chiến lược, chính sách quản lý rủi ro tín dụng.........................................................61
2.3.3 Quy trình cho th tài chính..................................................................................... 66
2.3.4 Đo lường rủi ro tín dụng...........................................................................................70
2.3.5 Hệ thống thơng tin quản lý....................................................................................... 72
2.3.6 Hệ thống kiểm tra kiểm soát nội bộ..........................................................................74
2.3.7 Văn hóa quản trị rủi ro..............................................................................................74
2.4 Đánh giá thực trạng quản trị rủi tín dụng tại Cơng ty cho thuê tài chính Ngân hàng
thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam......................................................................75
2.4.1 Kết quả đạt được....................................................................................................... 75
2.4.2 Hạn chế..................................................................................................................... 78
2.4.3 Nguyên nhân.............................................................................................................81
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2....................................................................................................84
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA CƠNG TY CHO TH
TÀI CHÍNH NHTMCPNTVN............................................................................................85
3.1 Định hướng quản trị rủi ro tín dụng của Cơng ty cho th tài chính
NHTMCPNTVN ....
.....................................................................................................................................85
3.1.1 Định hướng phát triển Cơng ty cho th tài chính NHTMCPNTVN....................... 85
3.1.2 Định hướng quản trị rủi ro........................................................................................86
3.1.3 Quan điểm quản trị rủi ro tín dụng của Cơng ty cho th tài chính NHTMCP
NTVN ..
...................................................................................................................................88
3.2 Giải pháp quản trị rủi ro tín dụng của Cơng ty cho th tài chính NHTMCPNTVN....
88
3.2.1 Hồn thiện cơ cấu bộ máy tổ chức quản trị rủi ro.................................................... 88

3.2.2 Xây dựng chính sách cho thuê phù hợp....................................................................90
3.2.3 Thực hiện quy trình, quy chế hóa............................................................................. 91
3.2.4 Nâng cao vai trị của cơng tác kiểm tốn kiếm tra nội bộ........................................ 93
3.2.5 Thực hiện minh bạch và công khai thông tin............................................................93
3.2.6 Xây dựng hệ thống chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ phù hợp..........................94
3.2.7 Thực hiện phân loại nợ kết hợp yếu tố định tính......................................................95
3.2.8 Hướng tới trích lập dự phòng theo chuẩn mực quốc tế............................................ 95


vii
vi
3.2.9 Nâng cao chất lượng
nguồn
nhân CÁC
lực.......................................................................
96
DANH
MỤC
CHỮ VIẾT TẮT
3.2.10Xây dựng văn hóa doanh nghiệp hướng tới khách hàng và quản trị rủi ro...............97
3.3 Kiến nghị.......................................................................................................................98
3.3.1 Kiến nghị với Ngân hàngTMCPNgoại thương Việt Nam.........................................98
3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàngNhà nước........................................................................ 101
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3..................................................................................................102
KẾT LUẬN........................................................................................................................103

1. CTTC

Cho th tài chính


2. Cơng ty

Cơng ty Cho thuê tài chính NH TMCP NTVN

3. CB KH

Cán bộ khách hàng

4. CB QLN

Cán bộ quản lý nợ

5. CB.RSRR

Cán bộ rà soát rủi ro

6. HĐQT

Hội đồng quản trị

7. HĐTD

Hội đồng tín dụng

8. HĐTD TW

Hội đồng tín dụng trung ương

9. NHNN


Ngân hàng Nhà nước

10. NHTM
11. NH TMCP
NTVN
12. P.KH

Ngân hàng thương mại
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt
Nam
Phòng khách hàng

13. P.QLN

Phòng quản lý nợ

14. QLN

Quản lý nợ

15. QLRR

Quản lý rủi ro

16. TCTD

Tổ chức tín dụng

17. TMCP


Thương mại cổ phần

18. TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

19. RSRR

Rà soát rủi ro



viii

DANH MỤC BẢNG


Bảng 2.1: Dư nợ cho th tài chính của các Công ty CTTCtại Việt Nam năm 2011
................................................................................................................................40
Bảng 2.2: Tình hình nhân sự của Cơng ty tínhđến31/12/2011...............................44
Bảng 2.3: Cơ cấu nguồn vốn 2007-2011 ...............................................................45
Bảng 2.4: Cơ cấu sử dụng vốn 2007-2011.............................................................48
Bảng 2.5 Kết quả kinh doanh 2007-2011 ...............................................................49
Bảng 2.6: Chất lượng dư nợ cho thuê tài chính2007-2011....................................52
Bảng 2.7: Tỷ lệ nợ xấu theo đối tượng khách hàng và loại hình doanh nghiệp của
Cơng ty CTTC NH TMCPNT VN giai đoạn 2007 - 2011..............................'........53
Bảng 2.8: Dư nợ xấu phân theo ngành kinh tế........................................................55
của Công ty CTTC NH TMCPN TVN giai đoạn `2007 - 2011 ................................55
Bảng 2.9: Chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng 2007-2011 ..........................................57
Bảng 2.10: Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể theo QĐ 493........................................64

Bảng 2.11 : Thang điểm xếp hạng tín dụng tại Cơng ty CTTC NH TMCP NTVN .71

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ giao dịch cho thuê tài chính........................................ba bên
10
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ giao dịch cho thuê tài chính.......................................hai bên
12
Sơ đồ 1.3: Quy trình quản trị rủi ro.....................................................................22
Sơ đồ2.1: Mơ hình tổ chức của Cơng ty cho th tài chính NHTMCP Ngoại thương
Việt Nam................................................................................................................. 41


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cơ chế thị trường tạo ra một sân chơi bình đẳng giúp các doanh nghiệp làm
ăn có hiệu quả tuy nhiên cũng tạo ra một môi trường cạnh tranh gay gắt mà ở đó,
muốn tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp đều phải hết sức thận trọng và đôi khi
phải biết chấp nhận mạo hiểm. Do đó, nhận biết, phịng ngừa và hạn chế rủi ro trong
hoạt động kinh doanh hiện nay đang trở thành vấn đề sống còn đối với hầu hết các
doanh nghiệp. Trong lĩnh vực tài chính tiền tệ, rủi ro dường như rình rập với mức
độ cao hơn so với các lĩnh vực kinh doanh thông thường khác do đối tượng kinh
doanh trên thị trường này là tiền tệ.
Tại sao việc nhận biết và hạn chế rủi ro lại quan trọng đến vậy trong quản lý
của các thể chế tài chính, tín dụng, ngân hàng? Ngồi tư cách là một tổ chức kinh
doanh vì lợi nhuận, các thể chế tài chính tín dụng, ngân hàng cịn được coi huyết
mạch của nền kinh tế. Hoạt động của các tổ chức này có ảnh hưởng cực kỳ to lớn,
có tính hệ thống, lan truyền tới toàn bộ nền kinh tế trong nước, thậm chí là nền kinh
tế tồn cầu, mà minh chứng tiêu biểu trong thời gian vừa qua chính là cuộc khủng

hoảng tài chính tín dụng trong cho vay thế chấp tại Mỹ đã dẫn tới sự phá sản của
một loạt các ngân hàng lớn tại Mỹ bắt đầu là Ngân hàng Lehman Brothers và kéo
theo sự suy thoái nghiêm trọng trong nền kinh tế Mỹ và kinh tế thế giới. Chính vì
vậy, vấn đề quản trị rủi ro tín dụng lại trở thành vấn đề quan tâm hàng đầu trong
hoạt động của các tổ chức tín dụng, ngân hàng.
Cơng ty TNHH Một thành viên Cho th Tài chính Ngân hàng TMCP Ngoại
thương Việt Nam (Công ty) là một tổ chức tín dụng, đóng vai trị là cánh tay nối dài
của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, nhằm cung cấp thêm sự lựa chọn
cho khách hàng về sản phẩm tín dụng trung dài hạn mới: sản phẩm cho thuê tài
chính.
Được đánh giá là một trong những doanh nghiệp đi đầu trong việc triển khai hoạt
động cho thuê tài chính tại Việt Nam và ra đời trong bối cảnh khơng mấy thuận lợi
(khi cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997 vẫn còn tồn tại với nhiều ảnh
hưởng tiêu cực tới nền kinh tế Việt Nam), sản phẩm cho th tài chính cịn vơ cùng
mới mẻ với cộng đồng doanh nghiệp trong nước, Công ty cho thuê tài chính Ngân


2

hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam đã nỗ lực vượt qua những khó khăn ban đầu
và đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Với tỷ trọng chiếm trên 90% doanh thu, cho
thuê gần như là sản phẩm duy nhất của Công ty CTTC NHTMCPNTVN, do vậy,
chất lượng khoản cho thuê tài chính quyết định hiệu quả kinh doanh, thành cơng
hay thất bại của cơng ty.
Tuy nhiên, là nghiệp vụ tín dụng trung dài hạn, việc nhận biết, đánh giá và áp
dụng các công cụ, biện pháp đo lường, hạn chế rủi ro, nâng cao chất lượng tín dụng
trong hoạt động cho th tài chính là khơng hề đơn giản. Mặc dù đã có nhiều lý
thuyết quản trị rủi ro hiện đại trong hoạt động của các tổ chức tài chính tín dụng,
ngân hàng được đưa ra, song trên thực tế tại các cơng ty cho th tài chính nói
chung và tại Cơng ty cho th tài chính Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

nói riêng, việc nghiên cứu, tổng kết một cách hệ thống, khoa học các lý luận về
quản trị rủi ro tín dụng, đánh giá thực tiễn và khả năng triển khai, áp dụng các biện
pháp nhằm quản trị rủi ro vẫn chưa được quan tâm đúng mức.
Xuất phát từ lý do đó, đề tài iiGiaipháp quản trị rủi ro tín dụng của Cơng ty
Cho th Tài chính Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam”
được lựa chọn nghiên cứu.
1. Mục đích nghiên cứu
- Hệ thống hố lý luận về quản trị rủi ro tín dụng của cơng ty cho th tài chính.
- Phân tích, đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tín dụng của Cơng ty Cho th Tài
chính Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam.
- Đề xuất hệ thống giải pháp quản trị rủi ro tín dụng của Cơng ty Cho thuê Tài
chính Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam.
2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là giải pháp quản trị rủi ro tín dụng của Cơng
ty Cho th Tài chính Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài là quản trị rủi ro tín dụng của Cơng ty Cho th
Tài chính Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam từ năm 2007
đến nay.


3

3. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, luận văn dựa trên cơ sở vận dụng phép duy vật biện
chứng và duy vật lịch sử kết hợp với các phương pháp khác như: Phương pháp phân
tích, thống kê, tổng hợp, so sánh nghiên cứu tình huống và phỏng vấn trực tiếp.
4. Ket cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và mục lục, kết cấu của luận văn được chia làm 3
chương.
- Chương 1: Các vấn đề cơ bản về quản trị rủi ro tín dụng của cơng ty cho thuê

tài chính.
- Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng của Cơng ty cho th tài chính
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.
- Chương 3: Giải pháp quản trị rủi ro tín dụng của Cơng ty cho thuê tài chính
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.
5. Nội dung luận văn


4

CHƯƠNG 1
CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA
CƠNG TY CHO TH TÀI CHÍNH
1.1 Tổng quan về cho thuê tài chính
Cho thuê tài chính được xem là giai đoạn phát triển cao nhất của tín dụng thuê
mua và được đánh giá là một hình thức hiệu quả để đầu tư vốn vào tư liệu sản xuất.
Với ưu thế nổi bật như tiện lợi, không cần tài sản thế chấp, cho thuê tài chính hiện
đang là loại hình dịch vụ được ưa chuộng trên thế giới đặc biệt là tại các nước đang
phát triển.
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của hoạt động cho thuê tài chính
Theo các văn tự cổ, cho thuê (leasing) ra đời từ rất sớm. Khoảng 2000 năm
trước công nguyên, tại thành phố Sumerian gần Vịnh Ba Tư (nay là một phần của
Iraq) đã xuất hiện hoạt động cho thuê về dụng cụ nông nghiệp và các công cụ cầm
tay. Ở thời kỳ này, người cho thuê là các thầy tu nắm giữ tư liệu sản xuất và người
đi thuê là những người nông dân tự do.
Cho thuê đất nông nghiệp cũng đã xuất hiện trong nền văn minh Babylonia
khoảng 1800 năm trước công nguyên và ở Hy Lạp 370 năm trước cơng ngun. Sau
đó tài sản cho th được mở rộng cho nhiều loại khác nhau như: các thiết bị, máy
móc, tàu, thuyền và súc vật (bị kéo, bị sữa) và cho đến thế kỷ 19 thì đã phát triển
các loại tài sản cho thuê có giá trị lớn như toa xe, đầu máy tàu hỏa, đường ray ở

Anh năm 1984, ở Hoa Kỳ cuối thế kỷ 19.
Tuy nhiên, các giao dịch cho thuê tài sản diễn ra từ thời kỳ trước mới chỉ là
hoạt động cho thuê theo kiểu truyền thống, phương thức giao dịch của nó tương tự
như giao dịch thuê vân hành ngày nay. Và trong suốt thời gian hàng ngàn năm lịch
sử, tính chất giao dịch của hình thức này gần như khơng đổi.
Đến những năm giữa của thế kỷ XX, hoạt động cho thuê mới chính thức trở
thành một ngành kinh doanh thực sự. Sự ra đời của Công ty United State Leasing
Corporation của Mỹ (năm 1952) đã đánh dấu sự phát triển và thay đổi về chất của


5

hoạt động này và sáng tạo ra một hình thức cho thuê tài sản mới gọi là CTTC. Sự ra
đời của công ty này kéo theo việc một loạt các cơng ty cho th tài chính khác được
thành lập như Mercantile (đơn vị trực thuộc của tổ chức tín dụng Mercantile) vào
năm 1960, General Electric Credit Corp,...Những công ty này chính là những
ngun mẫu đầu tiên của hàng trăm cơng ty cho thuê tài chính ngày nay.
Thị trường cho thuê tài chính ngày càng phát triển và lan rộng tầm ảnh
hưởng ra toàn thế giới. Ở Châu Âu, cho thuê tài chính bắt đầu phát triển vào cuối
những năm 50, đầu những năm 60 của thế kỷ XX và có những bước phát triển mạnh
mẽ ở Châu Á, Nam Mỹ, và Châu Phi từ đầu thập niên 70. Thập niên 80 đã đánh dấu
việc cho thuê tài chính được chấp nhận rộng rãi trên toàn thế giới.
So với các nước Châu Á, ngành công nhiệp cho thuê thâm nhập vào Việt
Nam có phần muộn hơn. Năm 1995, nghiệp vụ cho th tài chính mới bắt đầu được
thực hiện dưới hình thức tín dụng thuê mua bằng việc Thống đốc Ngân hàng Nhà
nước ra Quyết định số 149/QĐ-NHNN ngày 27/05/1995. Theo Quyết định này, các
tổ chức tín dụng được thành lập cơng ty cho th tài chính trực thuộc hoặc phịng
tín dụng thuê mua để quản lý, giám sát hoạt động tín dụng thuê mua. Quyết định
149/QĐ-NHNN ra đời tạo cơ sở pháp lý cho các ngân hàng thương mại thành lập
thí điểm các phịng tín dụng th mua, cơng ty thuê mua trực thuộc hoạt động hạch

toán phụ thuộc và mang tính chất thử nghiệm để từng bước làm quen và nắm bắt
loại hình hoạt động tín dụng mới mẻ này.
Mặc dù cơng ty cho th tài chính đầu tiên được thành lập tại Việt nam vào
năm 1996 và hoạt động cho thuê tài chính cũng đã manh nha ở các ngân hàng trước
đó nhưng mãi đến khi Chính phủ ban hành Nghị định 16/2001/NĐ -CP ngày
02/05/2001 thì hoạt động cho thuê tài chính ở Việt nam mới thực sự hình thành.
Tuy cịn nhiều điểm bất cập và hạn chế nhưng nghị định này ra đời thực sự đã tạo ra
một hành lang pháp lý giúp cho việc thành lập và hoạt động của các cơng ty cho
th tài chính tại Việt nam thuận lợi hơn.
Mặc dù đã có mặt được gần 15 năm nhưng tốc độ phát triển của dịch vụ cho
th tài chính cịn chậm và chưa nhận được sự quan tâm của đông đảo cộng đồng
doanh nghiệp. Hiện nay, tại Việt Nam, đang có khoảng 13 cơng ty cho thuê tài


6

chính được thành lập dưới các hình thức khác nhau. Trong số đó, có doanh nghiệp
thuộc sở hữu nhà nước như các cơng ty cho th tài chính thuộc Ngân hàng Đầu tư
và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nơng thơn..., có
cơng ty cho th tài chính 100% vốn nước ngồi như Cơng ty Cho th tài chính
Kexim (100% vốn Hàn Quốc), Cơng ty Cho th tài chính ANZ (100% vốn của
Ngân hàng ANZ),.. .Cơng ty cho th tài chính liên doanh như Cơng ty Cho th
tài chính VILC, một số Cơng ty cho th tài chính của các ngân hàng cổ phần như
Cơng ty Cho thuê tài chính Sacombank, ACB, Vietcombank, Vietinbank.
1.1.2 Khái niệm cho thuê tài chính
Định nghĩa về cho thuê tài chính của Ủy ban Chuẩn mực Ke toán Quốc tế
đưa ra như sau: “Cho th tài chính là loại hình cho thuê tài sản có khả năng chuyển
dịch về căn bản tất cả những rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản đó.
Quyền sở hữu có thể chuyển giao vào cuối thời hạn thuê”.
Ở Việt Nam, Nghị định số 16/2001/NĐ-CP ngày 02/05/2001 của Chính phủ

về “Tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính” định nghĩa: “Cho thuê tài
chính là một hoạt động tín dụng trung và dài hạn thơng qua việc cho thuê máy móc,
thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác trên cơ sở hợp đồng giữa bên
thuê và bên cho thuê. Bên cho thuê cam kết mua máy móc, thiết bị, phương tiện vận
chuyển và các động sản khác theo yêu cầu của bên thuê và nắm giữ quyền sở hữu
đối với tài sản cho thuê. Bên thuê sử dụng tài sản thuê và thanh toán tiền thuê trong
suốt thời hạn thuê đã thỏa thuận. Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được quyền
lựa chọn mua lại tài sản hoặc tiếp tục thuê theo các điều kiện đã thỏa thuận trong
hợp đồng cho thuê tài chính”;
Theo quy định tại Luật các Tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 được Quốc
hội
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 7 thơng qua ngày
16/06/2010, hoạt động cho thuê tài chính là việc cấp tín dụng trung hạn, dài hạn trên

sở hợp đồng cho thuê tài chính và một giao dịch cho thuê tài chính là một giao dịch
thỏa mãn một trong những điều kiện sau đây:
Z' Khi kết thúc thời hạn cho thuê theo hợp đồng, bên thuê được chuyển quyền sở
hữu tài sản thuê hoặc được tiếp tục thuê theo sự thỏa thuận của hai bên;


7

S Khi kết thúc thời hạn cho thuê theo hợp đồng, bên thuê được quyền ưu tiên mua
lại tài sản thuê theo giá danh nghĩa thấp hơn giá trị thực tế của tài sản thuê tại thời
điểm mua lại;
S Thời hạn cho thuê một loại tài sản ít nhất phải bằng 60% thời gian cần thiết để
khấu hao tài sản thuê;
S Tổng số tiền thuê một loại tài sản quy định tại hợp đồng cho thuê tài chính ít
nhất phải tương đương với giá trị của tài sản đó tại thời điểm ký hợp đồng”.
Điểm khác biệt lớn giữa quan điểm về cho thuê tài chính ở Việt nam so với

nhiều nước khác trên thế giới là đối tượng cho thuê là máy móc thiết bị, phương tiện
vận chuyển và các động sản khác mà không áp dụng cho thuê đối với bất động sản.
Một số điểm khác biệt của giao dịch cho thuê tài chính so với cho thuê vận hành:
Cho thuê vận hành (hay cho thuê hoạt động) là hình thức cho thuê tài sản
truyền thống trong khi cho th tài chính là một hình thức tín dụng trung và dài hạn.
Giữa chúng có sự khác khác nhau về chất, điều đó được thể hiện như sau:
S Thời hạn cho thuê tài chính thường chiếm phần lớn thời hạn hữu ích của tài sản.
Trong khi đó, thời hạn cho thuê vận hành thường là khoảng thời gian rất ngắn so
với thời gian hữu ích của tài sản.
S Trong giao dịch cho th tài chính thì bên cho th và bên thuê không được

phép huỷ ngang hợp đồng, trong khi đó hợp đồng cho thuê vận hành cho phép
người thuê được phép huỷ ngang hợp đồng trả lại tài sản và thiết bị thuê trước khi
hết hạn.
S Trong cho th tài chính thì bên th phải chịu mọi chi phí vận hành, bảo trì,

phí bảo hiểm tài sản. Cịn trong cho thuê vận hành thì ngược lại bên cho thuê phải
chịu mọi chi phí trên.
S Trong hoạt động cho th tài chính thì mọi rủi ro và thiệt hại liên quan đến tài

sản do bên đi thuê chịu, còn trong cho th vận hành thì bên đi th khơng phải chịu
rủi ro và thiệt hại nếu không phải là lỗi của mình gây ra.
S Đối với hoạt động cho thuê tài chính, tài sản thuê trước khi ký kết hợp đồng có

thể khơng thuộc quyền sở hữu của bên cho thuê mà là do người đi thuê tìm, lựa


8

chọn từ các nhà cung cấp còn đối với cho thuê vận hành thì tài sản trước khi ký hợp

đồng thuê, người cho thuê đã có sẵn để cho thuê.
S Hợp đồng th tài chính có quy định quyền chọn mua khi kết thúc hợp đồng
còn hợp đồng cho thuê vận hành khơng có điều khoản này.
S Hiện giá của tổng số tiền thuê mà bên thuê phải trả cho bên cho thuê tài chính
phải gần bằng hoặc lớn hơn mệnh giá của tài sản đó vào thời điểm ký hợp đồng.
Còn trong cho thuê vận hành, số tiền này nhỏ hơn rất nhiều so với giá trị của tài sản
thuê ban đầu.
S Tài sản cho thuê tài chính thường là các máy móc, thiết bị phục vụ cho hoạt
động sản xuất kinh doanh còn trong cho thuê vận hành thì bao gồm cả động sản và
bất động sản.
Một số điểm khác biệt của giao dịch cho thuê tài chính so với cho vay trả góp:
Cho th tài chính là một hoạt động tín dụng trung, dài hạn thơng qua việc
cho thuê máy móc, thiết bị và các động sản khác. Vì vậy, so với cho vay trả góp nó
giống nhau ở chỗ cùng là nghiệp vụ tín dụng tài trợ vốn vay thông qua tài sản, và tài
sản đảm bảo đều hình thành từ nguồn vốn vay. Tuy nhiên, cho th tài chính và cho
vay trả góp có những điểm khác biệt chính như sau:
S Về thời hạn, cho thuê tài chính là hoạt động tín dụng trung và dài hạn trong khi
cho vay trả góp rộng hơn, bao gồm cả cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn.
S Về tài sản cho thuê, pháp luật Việt Nam hiện chỉ cho phép cho thuê tài chính

được thực hiện đối với các loại động sản trong khi cho vay trả góp có thể áp dụng
đối với cả động sản và bất động sản.
S Trong giao dịch cho thuê tài chính vốn cho vay được tài trợ bằng tài sản cố định

như máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất, phương tiện vận tải... gọi chung là các
động sản, còn trong cho vay trả góp thì vốn cho vay được thể hiện bằng tiền mặc dù
khoản tiền vay này sau đó cũng được dùng để mua trả góp tài sản.
S Trong cho thuê tài chính (cho vay bằng hiện vật), bên cho thuê hay bên cho vay

nắm giữ quyền sở hữu đối với tài sản thuê, là người sở hữu tài sản. Trong khi đó,

đối với cho vay trả góp thì bên đi vay là chủ sở hữu đối với tài sản, nhưng phải làm
thủ tục thế chấp tài sản mà mình vay trả góp cho ngân hàng.


9

Một số điểm khác biệt của giao dịch cho thuê tài chính so với nghiệp vụ cho vay
trung dài hạn:
về bản chất, có thể coi cho th tài chính là một loại hình tín dụng trung và dài
hạn vì nó mang những đặc trưng cơ bản của tín dụng trung và dài hạn:
S Bên cho vay (hay bên cho thuê) chuyển giao có thời hạn cho bên đi vay (bên đi
thuê) một lượng giá trị dựa trên cơ sở tín nhiệm.
S Giá trị hồn trả thơng thường phải lớn hơn giá trị lúc cho vay (hay cho thuê)
hay nói cách khác là bên đi vay (đi thuê) phải trả thêm phần lãi ngồi vốn gốc.
Tuy nhiên, cho th tài chính vẫn có thể phân biệt với tín dụng trung và dài hạn
thông thường của ngân hàng qua một số điểm sau:
S Đối với giao dịch cho vay trung và dài hạn, tài sản hình thành từ vốn tín dụng sẽ
thuộc sở hữu của doanh nghiệp trong khi thuê tài chính thì trong suốt thời hạn thuê,
tài sản thuộc sở hữu của Cơng ty CTTC.
S Đối tượng của tín dụng trung và dài hạn là tiền trong khi đối tượng của cho thuê
tài chính là tài sản hiện vật mà khách hàng yêu cầu từ trước. Nhờ vậy, tài trợ bằng
cho thuê tài chính đảm bảo sử dụng đúng mục đích vốn vay hơn.
S Đối với tín dụng trung và dài hạn, ngân hàng thường đòi hỏi khách hàng phải

thế chấp tài sản, trong khi sử dụng dịch vụ cho thuê tài chính khách hàng khơng
nhất thiết phải có tài sản đảm bảo vì tài sản cho thuê (thuộc sở hữu của bên cho
thuê) cũng có thể coi như tài sản đảm bảo.
S Trong giao dịch tín dụng trung và dài hạn thường chỉ có sự tham gia của bên đi

vay và bên cho vay, cịn trong cho th tài chính ngồi sự tham gia của bên th,

bên cho th cịn có sự tham gia của nhà cung cấp tài sản.
S Trong giao dịch tín dụng trung và dài hạn, doanh nghiệp có thể sử dụng nhiều

nguồn thu nhập khác nhau để trả nợ vay trong khi thuê tài chính, nguồn trả nợ được
xác định từ khấu hao và lợi nhuận do tài sản thuê tài chính mang lại.
1.1.3 Phân loại hoạt động cho thuê tài chính
Căn cứ vào đối tượng tham gia trong một giao dịch, cho thuê tài chính có thể
chia ra làm 2 loại chính: (i) cho th tài chính ba bên, (ii) cho thuê tài chính hai bên.


10

Ngồi ra cịn có trường hợp đặc biệt của cho thuê tài chính ba bên là tái cho thuê,
cho thuê hợp vốn, và cho thuê giáp lưng.
1.1.3.1 Cho thuê tài chính ba bên
Theo phương thức này, bên thuê được quyền lựa chọn, thỏa thuận với bên
cung cấp về tài sản. Bên cho thuê chỉ thực hiện việc mua tài sản theo yêu cầu của
bên thuê đã được hai bên thỏa thuậ trong hợp đồng cho th tài chính. Quy trình
này có sự tham gia của ba bên là bên cho thuê, bên thuê và nhà cung cấp.
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ giao dịch cho thuê tài chính ba bên

1. Bên thuê được chủ động lựa chọn máy móc thiết bị, thỏa thuận với nhà cung cấp
bằng hợp đồng hoặc biên bản ghi nhớ.
2. Bên thuê - Bên cho thuê ký kết hợp đồng cho thuê tài chính.
3. Bên cho thuê - Nhà cung cấp ký kết hợp đồng mua bán máy móc thiết bị là tài
sản thuê theo thỏa thuận phù hợp với yêu cầu của bên thuê quy định tại hợp đồng
cho thuê tài chính.
4. Nhà cung cấp giao hàng cho bên thuê, lắp đặt, chạy thử, nghiệm thu tài sản.
5. Bên cho thuê thanh toán tiền mua tài sản thuê cho nhà cung cấp.
6. Bên thuê thanh toán tiền thuê tài chính theo hợp đồng cho thuê tài chính.

Phương thức tài trợ có sự tham gia của ba bên cịn được gọi là phương thức
cho th tài chính thuần (net lease). Đây là phương thức cho thuê tài chính được sử
dụng phổ biến nhất nhờ những ưu điểm sau:


11

S Bên thuê được quyền lựa chọn nhà cung cấp, trực tiếp thỏa thuận, đàm phán
với nhà cung cấp về những đặc tính của sản phẩm nhằm lựa chọn ra sản phẩm phù
hợp nhất, thỏa mãn tối đã yêu cầu của bên thuê.
S Bên cho thuê không phải mua sản phẩm trước, như vậy sẽ giảm bớt những chi
phí về kho bãi, hao mịn trong q trình dự trữ và hơn nữa cịn giúp quay vịng vốn
nhanh hơn nhờ khơng phải dự trữ hàng tồn kho.
S Bên thuê trực tiếp nhận sản phẩm từ nhà cung cấp, nhờ vậy, bên cho thuê
giảm được rủi ro xảy ra khi bên thuê từ chối nhận hàng do những sai sót về mặt
kỹ thuật.
S Do việc lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa sản phẩm đều thuộc trách nhiệm của nhà

cung cấp và bên thuê nên bên cho thuê không phải quan tâm đến tình trạng hoạt
động của tài sản.
Xuất phát từ những ưu điểm trên đây mà các ngân hàng cũng như các tổ chức
tài chính đã áp dụng chủ yếu phương thức này để tài trợ cho các doanh nghiệp, đặc
biệt đối với cho thuê máy móc, thiết bị. Trên thế giới, 80% hợp đồng cho thuê áp
dụng theo phương thức này.
1.1.3.2 Cho thuê tài chính hai bên
Theo phương thức này, bên cho thuê sử dụng những thiết bị có sẵn của họ để
trực tiếp tài trợ cho bên thuê. Đây là phương thức thường được các công ty kinh
doanh
bất động sản và các cơng ty sản xuất máy móc thiết bị thực hiện. Nhờ phương thức
này, các công ty tạo điều kiện cho khách hàng không cần phải mua mà vẫn có thể có

được tài sản để sử dụng. Phương thức này chỉ có sự tham gia của bên thuê và bên
cho
thuê


12

1.
2.
3.
4.

Bên cho thuê và bên thuê ký hợp đồng cho thuê
Bên cho thuê lập thủ tục chuyển giao quyền sử dụng tài sản cho bênthuê
Bên cho thuê chuyển giao tài sản cho bên thuê
Theo định kỳ bên thuê thanh toán tiền thuê cho bên cho thuê
Theo phương thức này, trước khi thực hiện nghiệp vụ cho thuê, tàisản cho thuê
đã thuộc quyền sở hữu của bên cho thuê bằng cách sản xuất, mua tài sản hoặc tự
xây dựng. Các tổ chức tài chính rất ít áp dụng phương thức tài trợ này vì chỉ có thể
sử dụng đối với những tài sản cho thuê bị thu hồi về mà không đem phát mại.
1.1.3.3 Tái cho thuê
Tái cho thuê hay còn gọi là bán và thuê lại (sale and leaseback) là một dạng
đặc biệt của phương thức cho thuê cho thuê ba bên, trong đó bên th tài chính
đồng thời là bên cung cấp tài sản.
Trong hoạt động kinh doanh có nhiều doanh nghiệp thiếu vốn lưu động để
khai thác tài sản hiện có, hoặc sử dụng nguồn vốn kinh doanh không cân đối (sử
dụng nguồn vốn ngắn hạn đầu tư tài sản cố định), nhưng lại khơng có đủ uy tín để
vay vốn lưu động tại các ngân hàng. Trong trường hợp đó, họ buộc phải chọn
phương thức bán lại tài sản là máy móc thiết bị cho ngân hàng để thu được một
khoản vốn, cải thiện tình trạng lệch nguồn, đồng thời thực hiện th lại chính những

tài
sản đó để sử dụng, khai thác, đảm bảo ổn định sản xuất kinh doanh.
Đối với hình thức mua và cho thuê lại, quy trình một giao dịch được thực
hiện như sau: (1) Bên cho thuê và Bên thuê ký hợp đồng th tài chính, theo đó có
điều khoản thỏa thuận nhà cung cấp tài sản chính là Bên thuê. (2) Bên cho thuê và


13

Bên thuê ký kết hợp đồng mua bán, trong đó Bên cho thuê là Bên mua, và Bên thuê
là Bên bán. (3) Bên mua (chính là Bên cho thuê) thanh tốn tiền mua tài sản cho
Bên bán (chính là Bên thuê). (4) Bên thuê nhận nợ và thanh toán cho Bên cho thuê
theo lịch thanh toán hai bên ký kết.
1.1.3.4 Cho thuê hợp vốn
Cho thuê tài chính hợp vốn cũng là trường hợp đặc biệt của cho thuê tài
chính ba bên. Đối với những tài sản thuê có giá trị lớn, một bên cho thuê không đủ
vốn để tài trợ hoặc sợ rủi ro vì tập trung vốn quá lớn vào một khách hàng thì một
hoặc một số bên cho thuê hợp tác với một hoặc nhiều bên cho vay khác để cùng tài
trợ. Vốn tài trợ trong phương thức này bao gồm hai phần, một phần là vốn của bản
thân bên cho thuê và một phần là vốn vay được cung cấp từ các bên cho vay. Thông
thường bên cho vay bao gồm: các ngân hàng, công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư; còn bên
cho thuê là các tổ chức cho thuê và tổ chức khác hợp tác với các tổ chức cho thuê.
Đối với các hợp đồng thuê có giá trị lớn và phức tạp, bên cho thuê và bên cho vay
có thể thống nhất cử một cơng ty cho thuê tài chính đứng ra làm bên cho thuê tài
chính đầu mối. Bên cho thuê tài chính đầu mối đại diện cho các bên cho thuê hợp
vốn thực hiện các giao dịch với Bên thuê và hưởng phí đầu mối. Tất cả các bên cho
vay và bên cho th tài chính hợp vốn tiến hành góp vốn, san sẻ lợi ích và rủi ro
theo tỉ lệ góp vốn. Cho thuê tài chính hợp vốn thường được áp dụng trong trường
hợp khoản cho thuê tài chính vượt quá hạn mức cho phép của NHNN quy định tại
từng thời kỳ. Quy trình một giao dịch cho thuê hợp vốn đối với một Bên thuê cụ

thể như sau: (1) Các bên cho thuê tài chính tham gia cho thuê tài chính hợp vốn
ký kết hợp đồng hợp vốn, theo đó thỏa thuận mức góp vốn, tiến độ góp vốn, quyền
lợi được hưởng và rủi ro gánh chịu theo tỉ lệ vốn góp, chỉ định Cơng ty cho th
tài chính là Cơng ty cho thuê đầu mối, phí đầu mối được hường.. .(2) Cơng ty cho
th tài chính đầu mối và Bên thuê ký kết hợp đồng cho thuê tài chính. (3) Cơng
ty cho th tài chính đầu mối ký kết hợp đồng mua bán tài sản với Bên cung cấp.
(4) Các cơng ty cho th tài chính hợp vốn chuyển tiền cho Cơng ty cho th tài
chính đầu mối theo tiến độ thỏa thuận tại hợp đồng hợp vốn. (5) Công ty cho th
tài chính đầu mối thanh tốn tiền mua tài sản cho Bên cung cấp theo hợp đồng


14

mua bán đã ký kết. (6) Bên thuê ký nhận nợ và thanh tốn tiền th tài chính theo
lịch thanh tốn đã ký kết với Cơng ty cho th tài chính đầu mối. (7) Cơng ty cho
th tài chính đầu mối thanh toán tiền thuê thu được từ Bên thuê cho các cơng ty
cho th tài chính hợp vốn.
1.1.3.5 Cho thuê giáp lưng
Mặc dù cho thuê có thể tài trợ được cho cả những doanh nghiệp mà ngân
hàng và các cơng ty tài chính chưa có đội tin tưởng cao nhưng khơng có nghĩa là tài
trợ cho bất cứ đối tượng nào. Vì vậy, trong nhiều trường hợp người cần tài sản
muốn đi thuê nhưng không thể thực hiện trực tiếp từ bên cho thuê chuyên nghiệp.
trong những trường hợp như thế, người đi thuê buộc phải sử dụng phương thức cho
thuê giáp lưng. Đây là phương thức tài trợ mà trong đó khi được sự thỏa thuận của
Bên cho thuê, Bên thuê thứ nhất cho Bên thuê thứ hai thuê lại tài sản mà Bên thuê
thứ nhất đã thuê từ Bên cho thuê.
Trên thực tế, thực chất bên thuê thứ nhất chỉ là trung gian giữa bên cho thuê
và bên thuê thứ hai , nhưng về mặt pháp lý bên thuê thứ nhất vẫn phải chịu trách
nhiệm thực hiện nghĩa vụ th tài chính vì họ là người trực tiếp ký kết hợp đồng với
Bên cho thuê ban đầu. Với phương thức thuê này, mặc dù doanh nghiệp không đủ

điều kiện để trực tiếp thuê tài sản từ bên cho thuê nhưng vẫn thuê được tài sản để sử
dụng cho sản xuất kinh doanh.
Quy trình một giao dịch cho thuê giáp lưng cụ thể như sau: (1) Bên cho
thuê và bên thuê thứ nhất ký hợp đồng cho thuê tài chính. (2) Bên thuê thứ nhất và
bên thuê thứ hai ký hợp đồng cho thuê. (3) Bên cho thuê ký kết hợp đồng mua bán
tài sản với Bên cung cấp. (4) Bên cung cấp chuyển giao tài sản cho bên thuê thứ
hai. (5) Bên thuê thứ hai thanh toán thiền thuê định kỳ cho bên thuê thứ nhất. (6)
Bên thuê thứ nhất thanh toán tiền thuê cho bên cho thuê .
Tiền thuê mà bên thuê thứ hai phải trả thường cao hơn tiền thuê mà bên thuê
thứ nhất trả cho bên cho thuê. Phần chênh lệch giữa hai khoản tiền thuê đó bên đi
thuê thứ nhất được hưởng, coi như là hoa hồng trách nhiệm. Phương thức cho thuê
giáp lưng này còn được áp dụng trong trường hợp bên đi thuê thứ nhất đã thuê tài
sản và sử dụng tài sản đó nhưng sau đó khơng có nhu cầu sử dụng và cho bên khác


15

thuê lại với sự đồng ý của bên cho thuê.
1.2 Rủi ro tín dung trong hoạt động cho thuê tài chính
1.2.1 Khái niệm rủi ro tín dụng trong hoạt động cho th tài chính
Có rất nhiều quan niệm về rủi ro như: "rủi ro là bất trắc gây ra mất mát, thiệt
hại"; "rủi ro là sự bất trắc cụ thể liên quan đến một hay nhiều biến cố không mong
đợi"... Nhưng nói chung, mọi quan niệm đều thống nhất: "rủi ro là những biến cố
không mong đợi gây tổn thất và làm giảm giá trị doanh nghiệp". Cho thuê tài chính
cũng là một hoạt động kinh doanh nhằm mục tiêu lợi nhuận, nên rủi ro phát sinh
trong hoạt động cho th tài chính cũng khơng phải là một ngoại lệ.
Rủi ro trong hoạt động cho thuê tài chính là sự xuất hiện của một hay một
số biến cố không mong đợi gây thất thoát thiệt hại về tài sản, về thu nhập, uy tín của
cơng ty cho th tài chính trong quá trình tiến hành hoạt động kinh doanh cho thuê
tài chính. Rủi ro trong hoạt động cho thuê tài chính được chia làm 03 loại cơ bản:

rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường và rủi ro hoạt động.
S Rủi ro tín dụng: Là loại rủi ro dẫn đến tổn thất tài sản trong trường hợp khách
hàng thuê tài chính khơng có khả năng thực hiện một phần hoặc tồn bộ những cam
kết đã ký với Cơng ty cho thuê tài chính
Tùy theo mức độ về khả năng mất vốn, rủi ro tín dụng có thể chia thành 2 loại
là rủi ro đọng vốn (Bên cho thuê vẫn có khả năng thu hồi được khoản nợ song khó
khăn) và rủi ro mất vốn (Bên cho thuê không thể thu hồi được khoản nợ). Rủi ro
đọng vốn sẽ ảnh hưởng tới kế hoạch sử dụng vốn, trong khi đó rủi ro mất vốn làm
tăng chi phí (chi phí pháp lý, chi phí giám sát, nợ khó địi...), làm suy giảm dòng
tiền và làm giảm mức sinh lời (do mất gốc, chi phí dự trữ tăng cao.)
S Rủi ro thị trường: Là những loại rủi ro phát sinh do những biến động bất lợi từ
thị trường bao gồm bốn loại:
■ Rủi ro thanh khoản: Là tình huống cơng ty cho th tài chính khơng thể thực
hiện những cam kết tài chính đã thỏa thuận đối với khách hàng hoặc đối tác do
không thể huy động đủ vốn hoặc không thanh khoản được tài sản.


16
■ Rủi ro tỷ giá: Là khả năng xảy ra những biến động của tỷ giá hối đoái dẫn
đến những tác động bất lợi cho hoạt động kinh doanh và giảm thu nhập dự tính của
cơng ty cho th tài chính.
■ Rủi ro lãi suất: Là khả năng xảy ra những biến động của lãi suất dẫn đến
những tác động bất lợi cho hoạt động kinh doanh và giảm thu nhập dự tính của cơng
ty cho th tài chính.
■ Rủi ro giá đầu tư: Là khả năng xảy ra những biến động giá cả cổ phiếu, trái
phiếu và những khoản đầu tư vốn, chứng khoán khác dẫn đến việc giảm giá trị đầu
tư mà cơng ty cho th tài chính nắm giữ.
S Rủi ro hoạt động: Là loại rủi ro dẫn đến tổn thất (trực tiếp hoặc gián tiếp) xảy ra
do quy trình nghiệp vụ, do con người, hoặc do hệ thống nội bộ bị lỗi, không phù
hợp hoặc do tác động của các sự kiện bên ngoài.

1.2.2 Chỉ tiêu đo lường mức độ rủi ro tín dụng trong hoạt động cho th tài
chính
Mức độ rủi ro tín dụng có thể được đo lường qua 4 chỉ tiêu chủ yếu như sau:
a) H1 = Nợ xấu/Dư nợ cho thuê tài chính
Nợ xấu là các khoản nợ thuộc nhóm 3, 4, 5. Chỉ tiêu H1 phản ánh chất lượng
tín dụng của tổ chức tín dụng. Chỉ tiêu này cho biết trong tổng số dư nợ cho thuê tài
chính nợ xấu bằng bao nhiêu, hay chiếm bao nhiêu phần trăm. Chỉ tiêu này càng cao
có nghĩa là chất lượng tín dụng của cơng ty cho th tài chính càng thấp, rủi ro
trong hoạt động cho thuê càng lớn.
b) H2=Tổn thất cho thuê/dư nợ cho thuê tài chính
Nếu như chỉ tiêu trên phản ánh rủi ro tiềm ẩn thì chỉ tiêu này cho thấy sự tổn
thất thực sự của công ty cho thuê tài chính. Tỉ lệ này tỉ lệ thuận với mức độ rủi ro
tín dụng trong hoạt động của các cơng ty cho thuê tài chính. Để thấy kết quả quản
lý, thu nợ của cơng ty cho th tài chính, người ta có thể kết hợp chỉ tiêu này với tỷ
lệ thu hồi vốn/nợ đã xử lý.
c) H3 = Nợ xấu/vốn chủ sở hữu
Chỉ tiêu nợ xấu trên vốn chủ sở hữu thể hiện mức độ tổn thất của công ty cho
thuê tài chính so với năng lực tài chính hiện thời. Tỉ lệ này càng cao cho thấy khả
năng chống đỡ với rủi ro của công ty cho thuê tài chính càng thấp. Nếu nợ xấu quá


×