Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Phân tích vai trò của hệ thống các công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng; cơ sở pháp lý và thực trạng hoạt động của hệ thống công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.17 KB, 18 trang )

Bài tập học kỳ Môn Luật ngân hàng Lớp N02-Nhóm 6
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẨU …………………………………………………………………...…1
NỘI DUNG …………………………………………………………………………1
I-Khái quát chung …………………………………………………………….1
II-Vai trò của hệ thống các công ty con, công ty liên kết của TCTD…….…..2
III-Cơ sở pháp lý và thực trạng hoạt động của hệ thống
các công ty con, công ty liên kết của TCTD ……………………………...4
1. Cơ sở pháp lý ………………………………………………………4
2. Thực trạng hoạt động của hệ thống
các công ty con, công ty liên kết của TCTD ………………………9
IV- Phương hướng hoàn thiện để nâng cao vai trò của
hệ thống các công ty con, công ty liên kết của TCTD ……………........14
KẾT LUẬN ………………………………………………………………….........16
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ………………………………………….17
1
Bài tập học kỳ Môn Luật ngân hàng Lớp N02-Nhóm 6
LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường và bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới, ở nước ta
hiện nay thì khái niệm công ty con, công ty liên kết đã không còn xa lạ và ngày
càng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của các doanh nghiệp nói riêng và nền
kinh tế nói chung. Là một loại hình doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng cũng thành
lập các công ty con, công ty liên kết để tiến hành hoạt động kinh doanh trên nhiều
lĩnh vực khác nhau theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng. Để hiểu rõ hơn về
vai trò của hệ thống các công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng cũng như
cơ sở pháp lý, thực trạng hoạt động của chúng em xin chọn đề tài “Phân tích vai trò
của hệ thống các công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng; cơ sở pháp lý
và thực trạng hoạt động của hệ thống công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín
dụng”.
NỘI DUNG
I-Khái quát chung.


Trước hết về khái niệm tổ chức tín dụng (TCTD), theo khoản 1 Điều 4 Luật
các tổ chức tín dụng 2010 thì “Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp thực hiện một, một
số hoặc tất cả các hoạt động ngân hàng. Tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng, tổ
chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân”.
Như vậy xét về bản chất thì TCTD cũng là doanh nghiệp. Tuy nhiên TCTD
lại có những đặc điểm riêng để phân biệt với các doanh nghiệp kinh doanh trong các
lĩnh vực, ngành nghề khác của nền kinh tế:
2
Bài tập học kỳ Môn Luật ngân hàng Lớp N02-Nhóm 6
- Thứ nhất, TCTD là doanh nghiệp có đối tượng kinh doanh trực tiếp là tiền tệ.
- Thứ hai, TCTD là doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh chủ yếu, thường
xuyên và mang tính nghề nghiệp là hoạt động ngân hàng.
- Thứ ba, TCTD là loại hình doanh nghiệp chịu sự quản lý nhà nước của ngân
hàng nhà nước và thuộc phạm vi áp dụng pháp luật ngân hàng.
Theo Luật các tổ chức tín dụng 2010 thì tổ chức tín dụng bao gồm bốn loại
hình là: Ngân hàng, TCTD phi ngân hàng, quỹ tín dụng nhân nhân và công ty tài
chính vi mô.
Về khái niệm công ty con, công ty liên kết của các TCTD thì trong Luật các
tổ chức tín dụng 2010 có quy định:
Công ty con của TCTD là công ty thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- TCTD hoặc TCTD và người có liên quan của TCTD sở hữu trên 50% vốn
điều lệ hoặc trên 50% vốn cổ phần có quyền biểu quyết.
- TCTD có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp bổ nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên
Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên hoặc Tổng giám đốc (Giám đốc) của
công ty con.
- TCTD có quyền sửa đổi, bổ sung điều lệ của công ty con.
- TCTD và người có liên quan của TCTD trực tiếp hay gián tiếp kiểm soát
thông qua nghị quyết, quyết định của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản
trị, Hội đồng thành viên của công ty con
Công ty liên kết của TCTD là công ty trong đó TCTD hoặc TCTD và người

có liên quan của TCTD sở hữu trên 11% vốn điều lệ hoặc trên 11% vốn cổ phần có
quyền biểu quyết, nhưng không phải là công ty con của TCTD đó.
II-Vai trò của hệ thống các công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng.
Trước hết việc thành lập các công ty con, công ty liên kết tiến hành các hoạt
động kinh doanh trong nhiều lĩnh vực khác nhau sẽ giúp đa dạng hóa các hoạt động
3
Bài tập học kỳ Môn Luật ngân hàng Lớp N02-Nhóm 6
kinh doanh của TCTD. Theo quy định của pháp luật hiện hành thì có những hoạt
động TCTD có thể trực tiếp kinh doanh nhưng cũng có những hoạt động mà TCTD
muốn tiến hành kinh doanh thì bắt buộc phải thông qua các công ty con, công ty liên
kết. Như vậy bên cạnh hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh chính, chủ
yếu, thường xuyên và mang tính nghề nghiệp của TCTD, các TCTD còn có thể thực
hiện các nghiệp vụ kinh doanh khác thông qua hệ thống các công ty con, công ty
liên kết như kinh doanh vàng, chứng khoán, bất động sản, bảo hiểm, tư vấn tài
chính, môi giới tiền tệ… Từ đó hình thành các TCTD kinh doanh đa năng, tổng hợp.
Thứ hai, việc đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh thông qua hệ thống các
công ty con, công ty liên kết được các TCTD sử dụng như một giải pháp nhằm tăng
lợi nhuận trong kinh doanh (đặc biệt trong điều kiện các TCTD bị NHNN khống
chế mức tăng trưởng tín dụng).
Thứ ba, việc thành lập các công ty con, công ty liên kết còn giúp các TCTD
sử dụng nguồn vốn huy động được một cách hiệu quả. Các TCTD có thể thông qua
các công ty con, công ty liên kết để giải ngân nguồn vốn, đầu tư trong nhiều lĩnh
vực khác nhau để tìm kiếm lợi nhuận. Lợi nhuận từ các hoạt động kinh doanh của
công ty con, công ty liên kết sẽ góp phần bổ sung nguồn vốn để TCTD thực hiện
hoạt động kinh doanh chính, chủ yếu, thường xuyên và mang tính nghề nghiệp là
hoạt động ngân hàng.
Thứ tư, việc thành lập các công ty con, công ty liên kết cũng góp phần giúp
các TCTD tăng khả năng huy động vốn. Thông qua nguồn vốn được huy động từ
các công ty con, công ty liên kết các TCTD có thể bảo đảm thanh khoản hoặc cho
vay khi việc huy động vốn của TCTD gặp khó khăn.

Thứ năm, thành lập các công ty con, công ty liên kết cũng giúp các TCTD sử
dụng có hiệu quả nguồn lực các nguồn lực vốn có (như là vốn, cơ sở vật chất – kỹ
thuật, nhân lực…) để phát triển, mở rộng hoạt động kinh doanh. Đồng thời khi
thành lập các công ty con, công ty liên kết để kinh doanh trong các lĩnh vực cụ thể
4
Bài tập học kỳ Môn Luật ngân hàng Lớp N02-Nhóm 6
cũng giúp cho việc kinh doanh được hiệu quả hơn so với việc TCTD phải trực tiếp
quản lý và tiến hành nhiều hoạt động kinh doanh cùng lúc.
III-Cơ sở pháp lý và thực trạng hoạt động của hệ thống các công ty con, công
ty liên kết của tổ chức tín dụng.
1.Cơ sở pháp lý.
Cơ sở pháp lý cho việc thành lập và hoạt động của công ty con, công ty liên
kết của TCTD được quy định trong Luật các tổ chức tín dụng 2010 và Thông tư
13/2010/TT-NHNN quy định về các tỉ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ
chức tín dụng. Theo quy định của các văn bản trên thì:
Ngoài khái niệm công ty con, công ty liên kết của TCTD quy định tại khoản
29, khoản 30 Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng 2010 thì tại Thông tư 03/2010/TT-
NHNN có quy định:
Công ty con của TCTD là doanh nghiệp, TCTD khác có tư cách pháp nhân,
hạch toán độc lập bằng vốn tự có do TCTD góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần
theo quy định của ngân hàng nhà nước và:
- Sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc vốn cổ phần có quyền biểu quyết của
doanh nghiệp, TCTD khác đó, trừ trường hợp quyền sở hữu không gắn liền
với quyền kiểm soát doanh nghiệp, tổ chức tín dụng khác đó, hoặc;
- Sở hữu ít hơn 50% vốn điều lệ hoặc vốn cổ phần có quyền biểu quyết của
doanh nghiệp, TCTD khác đó nhưng:
• Các cổ đông, các thành viên khác thỏa thuận dành cho
TCTD góp vốn, mua cổ phần hơn 50% quyền biểu quyết, hoặc;
• TCTD có quyền chi phối các chính sách tài chính và hoạt
động theo quy chế thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng với doanh nghiệp,

TCTD khác đó, hoặc;
5
Bài tập học kỳ Môn Luật ngân hàng Lớp N02-Nhóm 6
• TCTD có quyền bổ nhiệm hoặc bãi nhiệm đa số thành
viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên hoặc cấp quản lý tương
đương của doanh nghiệp, TCTD khác đó, hoặc;
• TCTD có quyền bỏ đa số phiếu tại các cuộc họp của Hội
đồng quản trị, Hội đồng thành viên hoặc cấp quản lý tương đương.
(khoản 4 Điều 2, Thông tư 03/2010/TT-NHNN)
Công ty liên kết của TCTD là doanh nghiệp, TCTD khác có tư cách pháp
nhân, hạch toán độc lập mà TCTD góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần theo quy
định của Ngân hàng nhà nước và đáp ứng tất cả các điều kiện sau:
- TCTD có quyền tham gia vào việc đưa ra các quyết định về chính sách tài
chính và hoạt động của doanh nghiệp, TCTD khác đó nhưng không kiểm soát
các chính sách đó;
- TCTD sở hữu từ 20% đến 50% vốn điều lệ hoặc vốn cổ phần có quyền biểu
quyết của doanh nghiệp, TCTD khác đó;
- Không phải là công ty con, công ty liên doanh của TCTD.
(khoản 7 Điều 2, Thông tư 03/2010/TT-NHNN)
Từ khái niệm trên có thể thấy, công ty con, công ty liên kết của TCTD cũng
là các doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập được TCTD góp vốn
hoặc mua cổ phần. Điểm khác biệt giữa công ty con và công ty liên kết của TCTD
là đối với công ty con thì TCTD nắm đa số vốn điều lệ hoặc cổ phần có quyền biểu
quyết và nắm quyền kiểm soát, chi phối các hoạt động của công ty còn đối với công
ty liên kết thì TCTD không có quyền kiểm soát.
Về việc thành lập công ty con, công ty liên kết, Luật các tổ chức tín dụng
2010 quy định:
- Đối với ngân hàng thương mại, theo quy định tại Điều 103 thì:
• Ngân hàng thương mại phải thành lập hoặc mua lại công ty con, công ty
liên kết để thực hiện hoạt động kinh doanh sau đây:

6
Bài tập học kỳ Môn Luật ngân hàng Lớp N02-Nhóm 6
 Bảo lãnh phát hành chứng khoán, môi giới chứng
khoán; quản lý, phân phối chứng chỉ quỹ đầu tư chứng khoán;
quản lý danh mục đầu tư chứng khoán và mua, bán cổ phiếu;
 Cho thuê tài chính;
 Bảo hiểm.
• Ngân hàng thương mại được thành lập, mua lại công ty con, công ty liên
kết hoạt động trong lĩnh vực quản lý tài sản bảo đảm, kiều hối, kinh
doanh ngoại hối, vàng, bao thanh toán, phát hành thẻ tín dụng, tín dụng
tiêu dùng, dịch vụ trung gian thanh toán, thông tin tín dụng.
- Đối với công ty tài chính, theo quy định tại Điều 110 thì:
“Công ty tài chính chỉ được thành lập, mua lại công ty con, công ty liên kết
hoạt động trong các lĩnh vực bảo hiểm, chứng khoán, quản lý tài sản bảo đảm
sau khi được Ngân hàng nhà nước chấp thuận bằng văn bản”
- Đối với công ty cho thuê tài chính, Điều 115 quy định “Công ty cho thuê tài
chính không được góp vốn, mua cổ phần, thành lập công ty con, công ty liên
kết dưới mọi hình thức”.
Từ những quy định trong Luật các tổ chức tín dụng 2010 thì có thể thấy chỉ
có tổ chức tín dụng là ngân hàng thương mại, công ty tài chính mới được thành lập
hoặc mua lại công ty con, công ty liên kết để thực hiện các hoạt động kinh doanh
ngoài hoạt động ngân hàng. Việc thành lập công ty con, công ty liên kết phải được
NHNN chấp thuận bằng văn bản và điều kiện, trình tự, thủ tục thành lập được thực
hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.
Về giới hạn góp vốn, mua cổ phần của các TCTD vào công ty con, công ty
liên kết được quy định tại Điều 129 Luật các tổ chức tín dụng 2010:
“1. Mức góp vốn, mua cổ phần của một ngân hàng thương mại và các công ty
con, công ty liên kết của ngân hàng thương mại đó vào một doanh nghiệp hoạt động
7

×