Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tài liệu BÁO CÁO " KHẮC SÂU BIỂU TƯỢNG NHÂN VẬT LỊCH SỬ CHO HỌC SINH LỚP 4, 5 TRONG MÔN LỊCH SỬ " docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (323.57 KB, 6 trang )

Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012
1

KHẮC SÂU BIỂU TƯỢNG NHÂN VẬT LỊCH SỬ CHO HỌC SINH
LỚP 4, 5 TRONG MÔN LỊCH SỬ
ENGRAVED SYMBOL OF HISTORICAL FIGURES FOR STUDENTS
IN GRADES 4, 5 IN HISTORY
SVTH: Đinh Thị Liễu, Lê Diệu Hương, Nguyễn Thị Tầm Sơn,
Mai Thị Thùy Hương, Hoàng Thị Ngọc Oanh
Lớp 09STH1, Khoa GD Tiểu học – Mầm non, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng
GVHD: ThS. Trần Thị Kim Cúc
Khoa GD Tiểu học – Mầm non , Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng

TÓM TẮT
Chất lượng dạy – học Lịch sử đang là một vấn đề được cả xã hội quan tâm. Khắc sâu biểu
tượng nhân vật lịch sử cho học sinh là một nội dung không thể thiếu trong dạy - học Lịch sử. Khắc
sâu biểu tượng nhân vật lịch sử cho học sinh lớp 4, 5 trong dạy - học Lịch sử chính là giúp các em
ghi nhớ sâu sắc những hình ảnh, hoạt động, những sự kiện đặc trưng nhất, điển hình nhất liên
quan đến các nhân vật . Với đề tài nghiên cứu này, chúng tôi đã tìm hiểu về những cơ sở lí luận
cũng như khảo sát thực tiễn của việc dạy – học khắc sâu biểu tượng nhân vật lịch sử cho học
sinh Tiểu học. Trên cơ sở này, chúng tôi xây dựng một số biện pháp giúp học sinh ghi nhớ các
nhân vật trong từng giai đoạn của lịch sử dân tộc. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng dạy học
môn Lịch sử ở Tiểu học nói chung và dạy học dạng bài về nhân vật lịch sử nói riêng.
Từ khóa: dạy và học Lịch sử, biểu tượng nhân vật lịch sử, khắc sâu biểu tượng nhân vật
lịch sử, sơ đồ tư duy, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
ABSTRACT
The quality of teaching and learning history is a matter both of social concern. Engraved
symbol of historical figures for students is a lack of content can not be teaching and
learning History. Engraved symbol of historical figures for students in grades 4, 5 in teaching
and learning history is to help them remember the images deep, activities, events most
characteristic,most typically associated characters. With this research, we learned about the


theoretical basis and practical survey of the teaching - learning engraved symbol of historical
figures for primary school students. On this basis, we construct a number of measures to help
students memorize the characters in each stage of national history.Thereby, contribute
to improving the quality of teaching history subject in general and primary school teaching posts
about particular historical figure.
Key words: teaching and learning history, symbol of historical figures , Engraved
symbol of historical figures, mind map, educational activities outside of class time

1. Đặt vấn đề
Giáo dục Tiểu học hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu đúng đắn cho sự
phát triển lâu dài về trí tuệ, tình cảm, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để các em
học tiếp ở Trung học cơ sở và các bậc học cao hơn. Lịch sử là một trong những kiến thức
quan trọng cần trang bị cho học sinh Tiểu học. Việc học tập lịch sử giúp hình thành niềm
tin đạo đức, chuẩn mực về thái độ và hành vi đúng đắn, xác định nhiệm vụ bản thân đối với
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012
2
quê hương, đất nước.
Nhân vật lịch sử có vai trò rất quan trọng trong dạy học Lịch sử. Khắc sâu biểu
tượng nhân vật lịch sử không những giúp học sinh ghi nhớ đến các anh hùng, danh nhân
của dân tộc mà còn giáo dục các em học tập, noi gương những đức tính tốt đẹp của thế hệ
cha anh đi trước trong công cuộc xây dựng và gìn giữ đất nước. Do đó, việc khắc sâu biểu
tượng nhân vật lịch sử cho học sinh là một nội dung không thể thiếu trong dạy - học Lịch
sử.
Hiện nay, vốn hiểu biết của người dân nói chung và giới trẻ nói riêng về lịch sử dân
tộc rất đáng lo ngại. Học sinh học Lịch sử một cách thụ động, đối phó chứ không thực sự
mong muốn tìm hiểu lịch sử nước nhà. Từ những lí do trên, chúng tôi đi đến tìm hiểu đề tài
“Khắc sâu biểu tượng về nhân vật lịch sử cho học sinh lớp 4, 5 trong môn Lịch sử”.
2. Giải quyết vấn đề
2.1. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp lí thuyết: Nghiên cứu những vấn đề lí luận liên quan đến đề tài.

- Phương pháp khảo sát thống kê:
+ Thống kê các nhân vật lịch sử trong chương trình môn Lịch sử lớp 4, 5.
+ Khảo sát thực trạng dạy - học biểu tượng nhân vật lịch sử ở một số trường Tiểu
học trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
+ Phương pháp quy nạp: Quy nạp các kết quả thống kê, phân loại trên cơ sở đề xuất
một số biện pháp để khắc sâu biểu tượng nhân vật lịch sử cho học sinh.
2.2. Nội dung nghiên cứu
2.2.1. Cơ sở lí luận chung
a. Cơ sở tâm lí học
Ở lớp 4, 5 ghi nhớ có chủ định đã phát triển. Những gì trực quan, sinh động thường
được các em tri giác tốt hơn, dễ gây ấn tượng hơn. Tuy nhiên, các em cũng gặp khó khăn
trong việc ghi nhớ thời gian của các sự kiện, niên đại lịch sử. Tư duy của học sinh cuối bậc
tiểu học chuyển dần sang tư duy trừu tượng. Học sinh đã thực hiện được các hoạt động
phân tích, tổng hợp kiến thức nhưng còn ở mức đơn giản. Ngoài ra, khả năng chú ý của các
em đã phát triển hơn, dần hình thành kĩ năng tổ chức và điều chỉnh chú ý. Đến lớp 4, 5
ngôn ngữ của các em đã thành thạo. Các em đã có khả năng tự đọc, tự học, tự nhận thức về
thế giới xung quanh. Thêm vào đó, các em cũng dễ xúc động cũng như dễ nổi giận. Trí
tưởng tượng sáng tạo của các em đã phát triển và dễ chi phối bởi các xúc cảm, tình cảm.
b. Khái quát về biểu tượng
Biểu tượng nói chung được định nghĩa là những hình ảnh về sự vật, hiện tượng của
thế giới xung quanh, được hình thành trên cơ sở các cảm giác và tri giác đã xảy ra trước
đó, được giữ lại trong ý thức hoặc là những hình ảnh mới được hình thành trên cơ sở
những hình ảnh đã có từ trước.
Biểu tượng lịch sử là hình ảnh về những sự kiện, nhân vật lịch sử, điều kiện địa lí
v.v… được phản ánh trong não học sinh với những nét chung nhất, điển hình nhất. [8, Tr.
189]. Nhân vật lịch sử được hiểu là những người có vai trò nhất định đối với một hoàn
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012
3
cảnh lịch sử cụ thể. Khắc sâu biểu tượng nhân vật lịch sử cho học sinh trong dạy - học Lịch
sử chính là giúp các em ghi nhớ sâu sắc những hình ảnh, hoạt động, những sự kiện đặc

trưng nhất, điển hình nhất liên quan đến các nhân vật.
c. Môn Lịch sử trong nhà trường Tiểu học
Môn Lịch sử ở Tiểu học được tổ chức dạy từ lớp 4 đến lớp 5, góp phần thực hiện
mục tiêu giáo dục chung, đáp ứng nhu cầu của học sinh trong việc tìm hiểu quá khứ, nhận
thức xã hội hiện tại và hành động hợp quy luật. Đây là môn học có vai trò quan trọng trong
giáo dục tình yêu quê hương đất nước, ý thức trách nhiệm công dân.
Bảng 1. Thống kê các nhân vật lịch sử trong sách giáo khoa Lịch sử lớp 4, 5
Lớp
Nhân vật
Lớp
Nhân vật






4
Hai Bà Trưng
Bà Triệu
Lý Nam Đế
Ngô Quyền
Đinh Bộ Lĩnh
Lê Hoàn
Lý Công Uẩn
Trần Thủ Độ
Trần Quốc Tuấn
Lý Thường Kiệt
Trần Quốc Toản
Lê Lợi

Nguyễn Trãi
Lê Thánh Tông
Chu Văn An
Lương Thế Vinh






5
Trương Định
Nguyễn Trường Tộ
Phan Bội Châu
Nguyễn Tất Thành
La Văn Cầu
Cù Chính Lan
Phạm Văn Đồng
Trường Chinh
Võ Nguyên Giáp
Phan Đình Giót
Tô Vĩnh Diện
Bùi Quang Thận
Vũ Đăng Toàn
Võ Thị Sáu
Bế Văn Đàn


2.2.2. Cơ sở thực tiễn dạy và học Lịch sử ở một số trường Tiểu học
Qua quá trình khảo sát trên giáo viên và học sinh khối 4, 5 ở bốn trường Tiểu học là

Nguyễn Văn Trỗi, Hoàng Văn Thụ, Phan Phu Tiên và Ngô Sĩ Liên trên địa bàn thành phố
Đà Nẵng để tìm hiểu thực trạng dạy - học môn Lịch sử trong trường Tiểu học nói chung và
việc khắc sâu biểu tượng về nhân vật lịch sử nói riêng chúng tôi nhận thấy rằng:
Giáo viên nhận thức được vị trí và vai trò của môn Lịch sử trong nhà trường Tiểu
học. Giáo viên cũng đã hiểu được khắc sâu biểu tượng nhân vật lịch sử bao gồm khắc sâu
về dáng vẻ bên ngoài của nhân vật và sự nghiệp, hoạt động tiêu biểu, một số sự kiện liên
quan đến nhân vật.
Học sinh ghi nhớ được về tên tuổi, quê quán, hoàn cảnh xuất thân sau khi học về
biểu tượng nhân vật lịch sử và rất thích thú khi giáo viên sử dụng những biện pháp như tổ
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012
4
chức trò chơi, sắm vai…
2.2.3. Một số biện pháp khắc sâu biểu tượng nhân vật lịch sử cho học sinh lớp 4, 5 trong
môn Lịch sử
Việc xây dựng biện pháp khắc sâu biểu tượng nhân vật lịch sử cho học sinh cần dựa
vào đặc điểm tâm lý học sinh; mục tiêu, nội dung chương trình Lịch sử lớp 4, 5; đảm bảo
tính khoa học và tính sư phạm; đáp ứng yêu cầu phát triển của từng đối tượng học sinh.
a. Sưu tầm tư liệu tiêu biểu về các nhân vật lịch sử
Tranh ảnh, hình vẽ về các nhân vật lịch sử giúp các em hình dung được đặc điểm
về hình dáng, phong thái và những đặc điểm riêng của mỗi nhân vật.
Câu chuyện, tiểu sử về các nhân vật lịch sử được cung cấp cho học sinh thông qua lời kể
của giáo viên sẽ giúp cho các em có cái nhìn toàn diện hơn về nhân vật lịch sử.
b. Dạy học Lịch sử bằng sơ đồ tư duy
Dạy học lịch sử bằng sơ đồ tư duy là phương pháp dạy học có sử dụng đồng thời
hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết kết hợp với các phương pháp thảo luận nhóm, ứng
dụng công nghệ thông tin.
Việc lập sơ đồ tư duy giúp cho học sinh phát triển khả năng thẩm mĩ do việc thiết
kế phải có bố cục, sử dụng màu sắc, đường nét, sắp xếp các ý tưởng khoa học, súc tích.
Phát huy được sự tự tin, sự logic, sáng tạo và phát triển được khả năng tư duy, giúp cho
học sinh thuộc bài ngay tại lớp, nhớ nhanh, nhớ sâu và chính xác nội dung bài học của

mình.
Sơ đồ 1. Sơ đồ tư duy về nhân vật Trần Quốc Tuấn

c. Thiết kế trò chơi học tập
Xây dựng trò chơi học tập với 5 trò chơi chính. Trò chơi giải ô chữ Lịch sử được tổ
chức bằng việc thiết kế các ô chữ hàng ngang và hàng dọc liên quan đến nhân vật lịch sử
trong bài hoặc trong các bài đã học ở những tiết trước. Tiếp theo là trò chơi giải mật mã
lịch sử, giáo viên đưa ra các dữ kiện lịch sử, yêu cầu học sinh đoán xem những dữ kiện đó
nói về nhân vật lịch sử nào. Thi trả lời nhanh là một trò chơi chia lớp thành các đội chơi và
yêu cầu trả lời nhanh 5 đến 10 câu hỏi kiến thức đã học về nhân vật lịch sử. Bên cạnh đó,
trò chơi ghi nhớ lịch sử yêu cầu học sinh viết các mốc lịch sử, các nhân vật lịch sử theo
yêu cầu của giáo viên trong một khoảng thời gian nhất định. Học sinh sẽ được tham gia trò
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012
5
chơi hóa thân thành các nhân vật lịch sử thể hiện cử chỉ, điệu bộ, vóc dáng cho phù hợp
với nhân vật giúp phát huy trí tưởng tượng, đóng vai, rèn luyện kĩ năng giải quyết vấn đề.
d. Xây dựng bài tập kiểm tra đánh giá
Có thể lựa chọn những chi tiết về hình dáng, tính cách, những đặc điểm nổi bật của
nhân vật đã được học trong bài trước để kiểm tra học sinh trong phần kiểm tra bài cũ.
Trong bài kiểm tra cuối kì, để đánh giá xem học sinh ghi nhớ về các anh hùng dân tộc như
thế nào, giáo viên có thể đưa ra những câu hỏi gắn với những sự kiện liên quan đến các
nhân vật đó. Khi kiểm tra, đánh giá định kì nên sử dụng nhiều dạng câu hỏi: trắc nghiệm tự
luận, trắc nghiệm khách quan có nội dung liên quan đến các nhân vật lịch sử.
e. Thiết kế các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có nội dung lịch sử
Các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có nội dung lịch sử như: Dạy học lịch sử
qua tên đường phố, trường học; tham quan di tích lịch sử, bảo tàng, gặp gỡ các nhân chứng
lịch sử; tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp theo các chủ điểm; gắn biển chú giải cho các
đường phố mang tên danh nhân, địa danh lịch sử là cách học lịch sử qua một cách tiếp cận
khác, ngắn gọn dễ nhớ. Để khắc sâu biểu tượng nhân vật lịch sử cho học sinh, giáo viên tổ
chức cho các em tìm hiểu về các nhân vật lịch sử có trong tên đường, trường mà các em

học sau đó yêu cầu học sinh kể lại trước lớp.
2.2.4. Kết luận và kiến nghị
a. Kết luận
Tìm hiểu về lí luận và thực tiễn dạy học khắc sâu biểu tượng nhân vật lịch sử trong
nhà trường Tiểu học là cơ sở để đưa ra một số biện pháp khắc sâu biểu tượng về nhân vật
lịch sử cho học sinh. Việc khắc sâu biểu tượng trong dạy học Lịch sử là cơ sở để hình
thành khái niệm lịch sử, giúp học sinh tránh được những sai lầm, những nhận định lịch sử
thiếu cơ sở khoa học; tác động sâu sắc đến tư tưởng tình cảm, hình thành ở các em lòng
khâm phục, biết ơn đối với các anh hùng và đồng thời ý thức được trách nhiệm của bản
thân trong cuộc sống hôm nay. Do vậy, giáo viên cần đặc biệt quan tâm đến dạy học khắc
sâu biểu tượng về nhân vật lịch sử.
b. Kiến nghị
Để khắc sâu biểu tượng nhân vật lịch sử cho học sinh, giáo viên phải nắm vững
kiến thức về nhân vật lịch sử, chuẩn kiến thức kĩ năng mà học sinh cần đạt. Trên cơ sở đó,
giáo viên lựa chọn và vận dụng biện pháp phù hợp để giúp học sinh nắm vững kiến thức.
Đặc biệt, giáo viên cần sáng tạo, linh hoạt trong việc tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên
lớp có nội dung lịch sử, các trò chơi lịch sử ; cho học sinh tham quan bảo tàng, di tích lịch
sử và sử dụng có hiệu quả thiết bị dạy học nhằm khắc sâu biểu tượng về nhân vật lịch sử.
Cần đầu tư trang thiết bị dạy học, tư liệu lịch sử (tranh ảnh, hình vẽ, video, phim tư
liệu…) để giáo viên có thể sử dụng trong các tiết Lịch sử. Nội dung chương trình sách giáo
khoa Lịch sử còn quá khô khan, mang nặng tính lí thuyết, cần trình bày sinh động như
những câu chuyện kèm theo tranh ảnh sinh động để học sinh tiếp thu hiệu quả hơn.


Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012
6
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bộ Giáo dục và Đào tạo, Dự án phát triển giáo viên Tiểu học (2007), Dạy lớp 4, 5
theo chương trình Tiểu học mới, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm.
[2] Bộ Giáo dục và Đào tạo, Dự án phát triển giáo viên Tiểu học (2007), Tự nhiên xã hội

và phương pháp dạy học Tự nhiên xã hội – Tập 2, Nhà xuất bản Giáo dục.
[3] Quốc Chấn, Lê Kim Lữ, Cẩm Hương (2006), Những danh tướng chống ngoại xâm
thời Trần, Nhà xuất bản Thanh Hóa.
[4] Trần Bá Hoành, Vũ Ngọc Oanh, Phan Ngọc Liên (2003), Áp dụng dạy và học tích cực
trong môn Lịch sử, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội.
[5] Vũ Dũng (2000), Từ điển Tâm lí học, Nhà xuất bản Khoa học xã hội.
[6] Đặng Vũ Hoạt, Phó Đức Hòa (2008), Giáo dục học tiểu học 1, Nhà xuất bản Đại học
Sư phạm.
[7] Trần Trọng Kim (2005), Việt Nam sử lược, Nhà xuất bản Tổng hợp TP Hồ Chí Minh.
[8] Phan Ngọc Liên, Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Thị Côi (2002), Phương pháp dạy học
Lịch sử - tập 1, 2, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm.
[9] Phan Ngọc Liên, Trần Văn Trị (2004), Phương pháp dạy học Lịch sử, Nhà xuất bản
Giáo dục.
[10] Hoàng Phê (2008), Từ điển Tiếng Việt, Nhà xuất bản Đà Nẵng.
[11] Nguyễn Khắc Thuần (2006), Lịch sử giai thoại – tập 3 – 71 giai thoại thời Trần, Nhà
xuất bản Giáo dục.
[12] Nguyễn Khắc Thuần (2006), Lịch sử giai thoại, tập 2 - 51 Giai thoại thời Lý, Nhà
xuất bản Giáo dục.
[13] Nguyễn Trại, Nguyễn Lê Hoài Thu (2005), Thiết kế bài giảng Lịch sử lớp 4, Nhà xuất
bản Hà Nội.
[14] Nguyễn Thị Côi (2006), Các con đường và biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học Lịch
sử ở trường phổ thông, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm.
[15] Sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí lớp 4, 5.
[16] Trang web: Tab 5 (right)

×