Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Tài liệu PHẤN ĐẤU BÌNH ĐẲNG GIỚI VÌ SỰ PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG BỀN VỮNG doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 73 trang )

HÀ NỘI - 2009
Tổ chức Giáo dục
Khoa học và Văn hóa
của Liên Hợp Quốc
Chuyên đề
PHẤN ĐẤU BÌNH ĐẲNG GIỚI
VÌ SỰ PHÁT TRIỂN
CỘNG ĐỒNG BỀN VỮNG
Bộ tài liệu nguồn theo các chuyên đề Giáo dục vì Sự phát triển bền vững dành cho
Trung tâm học tập cộng đồng
- Dự án “Phát triển chiến lược hệ thống nguồn lực hỗ trợ sáng
kiến nâng cao năng lực xóa mù chữ (LIFERSS) ở Việt Nam” - Bộ Giáo dục và Đào tạo - Văn phòng
UNESCO Hà Nội.
Bộ tài liệu được tổ chức biên soạn bởi Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục Không chính quy - Viện
Khoa học Giáo dục Việt Nam, góp ý, chỉnh sửa và phê duyệt bởi Vụ Giáo dục Thường xuyên - Bộ
Giáo dục và Đào tạo.
Tác giả: Thái Th
ị Xuân Đào
Nguyễn Thị Mai Hà
Nguyễn Bích Liên
© Văn phòng UNESCO Hà Nội 2009
Xuất bản bởi Văn phòng UNESCO Hà Nội
Giấy phép xuất bản số:
In tại: Công ty CP In Trần Hưng. Số lượng: 750 cuốn. In xong và nộp lưu chiểu tháng 10.2009.
Để biết thêm thông tin xin liên hệ:
Văn phòng UNESCO Hà Nội
Địa chỉ: 23 Cao Bá Quát, Hà Nội
ĐT: 04-37470275/6
Fax: 04-37470274
Email:
Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam


Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục KCQ
Địa chỉ: 4 Trịnh Hoài Đức, Hà Nội
ĐT: 04-38232562
Fax: 04-37332008
Trong khuôn khổ của dự án “Phát triển chiến lược hệ thống nguồn lực hỗ trợ
sáng kiến nâng cao năng lực xóa mù chữ (LIFERSS) ở Việt Nam” do UNESCO tài
trợ, Vụ Giáo dục Thường xuyên - Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp với Trung
tâm Nghiên cứu Giáo dục Không chính quy - Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
tổ chức biên soạn Bộ tài liệu nguồn dành cho các Trung tâm Học tập Cộng đồng
(TTHTCĐ).
Mục đích của Bộ tài liệu nguồn nhằm cung cấp thông tin cho cán bộ của các Trung
tâm nguồn, Trung tâm Giáo dục Thường xuyên, giáo viên/hướng dẫn viên (GV/
HDV) của các TTHTCĐ để biên soạn học liệu địa phương và tổ chức/hướng dẫn
thực hiện các chuyên đề Giáo dục vì sự phát triển bền vững phù hợp với nhu cầu
và tình hình cụ thể của từng địa phương.
Bộ tài liệu nguồn bao gồ
m 20 chuyên đề thuộc 4 lĩnh vực của Giáo dục vì sự phát
triển bền vững, đó là: văn hoá - xã hội; sức khỏe; môi trường và kinh tế.
Mỗi chuyên đề bao gồm 1 - 3 bài. Mỗi bài không chỉ cung cấp thông tin, thông
điệp, khái niệm cơ bản, mà còn cung cấp cả thực trạng, nguyên nhân và giải pháp
cải thiện thực trạng cũng như những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước
và quy định pháp luật có liên quan. Đặc bi
ệt, các chuyên đề còn cung cấp các số
liệu, tư liệu, bài báo, câu chuyện/tình huống thực tế để giúp cán bộ, GV/HDV
tham khảo trong quá trình biên soạn học liệu địa phương hoặc sử dụng để minh
họa, tổ chức thảo luận trong quá trình giảng dạy tại TTHTCĐ.
Bộ tài liệu đã được biên soạn theo một quy trình khoa học và đã được thử nghiệm
tại 10 tỉnh ở ba miền (Bắc, Trung, Nam). Trong quá trình biên so
ạn và thử nghiệm,
Bộ tài liệu đã nhận được sự góp ý của các chuyên gia từ các Bộ, ban ngành đoàn

thể, các nhà khoa học, các cán bộ và giáo viên của các địa phương với mục đích
nhằm tăng cường tính chính xác, tính khoa học, tính sư phạm và tính thực tiễn của
Bộ tài liệu. Mặc dù vậy, Bộ tài liệu vẫn không thể tránh khỏi thiếu sót. Chúng tôi
rất mong tiếp tục nhận được đóng góp của các chuyên gia, của cán bộ, GV/HDV
và các học viên trong quá trình sử dụng Bộ tài liệu này.
Vụ Giáo dục Thường xuyên chân thành cảm ơn Văn phòng UNESCO Hà Nội đã giúp
đỡ về kỹ thuật và tài chính để biên soạn và in ấn Bộ tài liệu này. Xin chân thành
cảm ơn các chuyên gia của các Bộ, ban, ngành, đoàn thể đã tham gia biên soạn và
góp ý cho Bộ tài liệu. Cảm ơn các địa phương đã nhiệt tình tham gia thử nghiệm
và đóng góp ý kiến để hoàn thiện Bộ tài liệu này.
Hà Nội, tháng 7 năm 2009
Vụ Giáo dục Thường xuyên
Bộ Giáo dục và Đào tạo
Lời giới thiệu
Bài Một. Cùng nhau tìm hiểu giới và bình đẳng giới 7
I. Một số hiểu biết chung về “giới” và “bình đẳng giới” 8
II. Thực trạng, nguyên nhân bất bình đẳng giới và giải pháp nâng cao
bình đẳng giới 15
III. Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và các quy định pháp luật
có liên quan tới bình đẳng giới 18

Phụ lục 1. Số liệu về phụ nữ Việt Nam 21
Phụ lục 2. Thế giới hướng về phụ nữ và vì phụ nữ 26
Phụ lục 3. Một số định kiến giới 27
Phụ lục 4. Nguyễn Thị Duệ - Nữ Tiến sĩ đầu tiên trong lịch sử khoa bảng nước nhà 28
Phụ lục 5. Công chúa Huyền Trân - Sứ giả của tình hòa bình và hữu nghị 29
Phụ lục 6. Anh hùng, liệt sĩ Mạc Thị Bưởi 30
Bài Hai. Phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ vì bình đẳng giới 32

I. Một số hiểu biết chung về bạo lực gia đình đối với phụ nữ 33

II. Thực trạng, nguyên nhân, hậu quả của bạo lực gia đình đối với phụ nữ
và một số giải pháp ngăn chặn bạo lực gia đình đối với phụ nữ 36
III. Chủ chương, chính sách của Đảng, Nhà nước và các quy định
pháp luật về bạo lực gia đình đối với phụ nữ 41
Phụ lục 1. Truyền thống “nhịn chồng” 46
Phụ lục 2. Mâu thuẫn gia đình và tự sát 47
Phụ lục 3. Kẻ vô nhân tính nhiều năm bạo hành vợ dã man 48
Phụ lục 4. Hang ổ của quỷ 49
Phụ lục 5. Bạo lực đang hoành hành trong gia đình 50
Phụ lục 6. Bị chồng lột tru
ồng nhốt vào chuồng chó 51
Bài Ba. Phòng, chống buôn bán phụ nữ và trẻ em vì sự phát triển
bền vững của cộng đồng 53
I. Một số hiểu biết chung về nạn buôn bán phụ nữ và trẻ em 54
II. Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp phòng, chống buôn bán phụ nữ và trẻ em 57
III. Chủ trương, chính sách của Nhà nước và quy định pháp luật về phòng,
chống buôn bán phụ nữ và trẻ em 60
Phụ lục 1. Tình hình xét xử 65
Phụ lục 2. Những con số báo động 66
Phụ lục 3. Hàng chục cô gái thoát y để được lấy chồng ngoại 67
Phụ lục 4. Hướng dẫn nội dung chi, mức chi 68
Phụ lục 5. Chuyện của chị Lan 69
Mục lục
Phấn đấu bình đẳng giới vì sự phát triển cộng đồng bền vững
8
Một quốc gia, một cộng đồng không thể phát triển bền vững (PTBV) nếu còn bất bình đẳng giới.
Vì vậy cùng với sự tăng trưởng kinh tế, các quốc gia trên thế giới đã và đang rất quan tâm tới giới
và bình đẳng giới. “Thúc đẩy bình đẳng giới và nâng cao vị thế cho phụ nữ” là một trong 8 mục
tiêu phát triển của Thiên niên kỷ do Đại Hội Đồng Liên Hợp Quốc đề ra.

Trong hơn 60 n
ăm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước Việt nam đã đạt được thành tựu to
lớn trong việc nâng cao bình đẳng giới. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, vẫn còn bất bình đẳng
giới ở mọi lĩnh vực, dưới các hình thức khác nhau, ở các mức độ khác nhau. Một trong nguyên
nhân chủ yếu là nhận thức về giới và bình đẳng giới của xã hội, gia đình và bản thân chị em phụ
nữ còn hạn chế. Vì vậy cần thiết và cấp bách phải đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức
về giới và bình đẳng giới.
I. MỘT SỐ HIỂU BIẾT CHUNG VỀ “GIỚI” VÀ “BÌNH ĐẲNG GIỚI”
1. Một số khái niệm cơ bản
1.1 “Giới” và “Giới tính”
Khái niệm “Giới” (Gender) chỉ có thể hiểu được một cách rõ ràng khi phân biệt được mối liên quan
và sự khác biệt với khái niệm “Giới tính” (Sex) hay đôi khi còn gọi là “Giống”. Tuy nhiên, 2 khái
niệm này còn chưa được hiểu một cách rõ ràng và đôi khi còn bị nhầm lẫn.
Theo Luật Bình đẳng giới, “Giới” chỉ đặc điểm, vị trí, vai trò của nam và nữ trong tất cả các mối
quan hệ xã hội. “Giới tính” chỉ các đặ
c điểm sinh học của nam, nữ.
Như vậy, “Giới tính” chỉ những khác biệt về mặt sinh học giữa nam và nữ. Ví dụ, chỉ có đàn ông
mới có tinh trùng, chỉ phụ nữ mới có trứng, mới có kinh nguyệt, mới có thể mang thai, mới có thể
đẻ con, cho con bú bằng sữa mẹ v.v Sự khác biệt này do bẩm sinh, không thể thay thế, chuyển
đổi cho nhau giữa 2 giới, không thể thay đổi theo thời gian và không gian. Phụ nữ kh
ắp nơi trên
thế giới và từ xưa đến nay đều sinh con và cho con bú bằng sữa mẹ.
Còn “Giới” chỉ sự khác biệt về mặt xã hội giữa nam và nữ. (Ví dụ, nữ thường dịu dàng, khéo léo
và thường làm nội trợ v.v Nam thường quyết đoán, thường làm lãnh đạo v.v ). Sự khác biệt về
mặt xã hội giữa nam và nữ không phải do bẩm sinh, mà có nguồn gốc xã hội sâu xa.
• Sự khác biệt về giới tr
ước hết do giáo dục trong gia đình và ngoài xã hội. Trẻ em trai hay
trẻ em gái ngay từ lúc mới sinh đã được bố mẹ, xã hội đối xử, đòi hỏi và giáo dục một cách
khác nhau (Ví dụ: trẻ em trai phải mạnh mẽ, trẻ em gái phải dịu dàng khéo léo v.v…). Trong
nhà trường cũng có sự đối xử, sự đòi hỏi, giáo dục khác biệt đối với học sinh trai và học

sinh gái như vậy. (Học sinh trai thường học tốt các môn tự nhiên. Học sinh gái thường học
tốt các môn xã hội …)
• Nguồn gốc sâu xa của sự khác biệt về giới là do các định kiến về giới. “Định kiến giới” là
nhận thức, thái độ và đánh giá thiên lệch, tiêu cực về đặc điểm, vị trí, vai trò và năng lực
của nam hoặc nữ. Định kiến này được thể hiện ở các quan niệm, phong tục, tập quán, các
quy định và các chuẩn mực xã hộ
i đối với những hành vi, cách ứng xử nam và nữ. (nam
phải mạnh mẽ, quyết đoán, làm những công việc nặng nhọc; nữ phải dịu dàng, làm nội
trợ, làm những công việc nhẹ như thư kí, y tá, cô giáo, phải che mặt …). Các quan niệm,
quy định này rất khác nhau đối với từng quốc gia, từng địa phương và từng cộng đồng.
(Quan niệm về phụ nữ ở phương Tây và phương Đông khác nhau v.v Phụ nữ ở nước hồi
giáo phải che mặt khi ra đường, còn phụ nữ ở các nước khác không phải như vậy v.v ). Sự
khác biệt về mặt xã hội này giữa nam và nữ có thể thay đổi theo thời gian. (Phụ nữ trước
đây không được ngồi cùng mâm với khách, còn phụ nữ bây giờ có thể ngồi cùng mâm tiếp
khách với chồng …). Sự khác biệt về mặt xã hội này giữa nam và nữ chỉ có tính chất tương
đối, có thể chuyển đổi cho nhau được (Những đức tính thường được cho là chỉ có ở nam
giới hay ở nữ giới đều có thể có ở cả hai giới. Phụ nữ cũng có người quyết đoán. Ngược lại,
nam giới cũng có người khéo léo, làm nội trợ …).
Phấn đấu bình đẳng giới vì sự phát triển cộng đồng bền vững
9
Tóm lại, sự khác biệt về mặt xã hội giữa nam và nữ do giáo dục trong gia đình và nhà trường, do
quan niệm, phong tục tập quán, định kiến của từng quốc gia, từng địa phương, từng cộng đồng.
Vì vậy, đặc điểm về “Giới” có thể chuyển đổi cho nhau giữa 2 giới, có thể thay đổi theo thời gian
và không gian (từ nước này sang nước khác, từ cộng đồng này sang cộng đồng khác …). Sự khác
nhau gi
ữa “Giới” và “Giới tính” có thể so sánh qua bảng sau:
Giới tính Giới
- Bẩm sinh
- Không thể thay thế cho nhau được
- Không thể thay đổi theo thời gian

- Giống nhau ở mọi nơi
- Do quan niệm, phong tục, tập quán, do giáo dục
- Có thể thay thế, chuyển đổi cho nhau được
- Có thể thay đổi theo thời gian
- Khác nhau tùy từng địa phương, từng quốc gia
Vì vậy chỉ có thể nói “Bình đẳng giới”, “Công bằng giới”, “Nhạy cảm giới” v.v chứ không thể
nói “Bình đẳng giới tính” hay “Công bằng giới tính”, v.v Tuy nhiên trong thực tế, thường có sự
nhầm lẫn giữa “Bình đẳng giới” với “Bình đẳng giới tính”, giữa “Nhạy cảm giới” với “Nhạy cảm
giới tính”.
Cần lưu ý là trong cuộc sống, người ta còn dùng thuật ngữ “Giới” để chỉ “Giới tri thức”, “Giới văn
nghệ sĩ”, “Giới nhà báo” Tuy nhiên, “Giới” được dùng trong “Bình đẳng giới”, “Công bằng giới”
hay “Nhạy cảm giới” v.v có ý nghĩa hoàn toàn khác.
1.2 “Bình đẳng giới” (Gender Equality)
Theo Luật Bình đẳng giới, “Bình đẳng giới” là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo
điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và
thụ hưởng như nhau về thành quả của s
ự phát triển đó.
Các biểu hiện của bình đẳng giới trong một cộng đồng là:
• Kinh tế - lao động và việc làm: phụ nữ và nam giới đều có cơ hội để tham gia vào các hoạt
động kinh tế, có thu nhập như nhau đối với cùng một công việc, có cơ hội như nhau trong
tiếp cận nguồn lực: như vốn, đất, thông tin,… cho sản xuất, kinh doanh.
• Y tế - sức khoẻ: trẻ em gái cũng được hưở
ng các dịch vụ chăm sóc như em trai, chăm sóc
sức khoẻ sinh sản …
• GD & ĐT: tỉ lệ đến trường, kết quả học tập như nhau của trẻ em gái và trai, trẻ em gái/ phụ
nữ cũng được hưởng cơ hội học tập như trai/ nam giới, trẻ em gái/ phụ nữ và trai/ nam
giới đều được hưởng cơ hội tham gia vào những lĩnh vực học tập khoa học kỹ thu
ật hiện
đại như máy tính, thông tin
• Vị trí lãnh đạo/ ra quyết định: nữ và nam giới đều được lắng nghe, bàn bạc, nêu ý kiến, tỉ

lệ nữ trong bộ máy lãnh đạo ngang bằng nam giới.
Để đo mức độ bình đẳng giới người ta thường dùng “Chỉ số phát triển giới” (Gender Development
Index - GDI). “Chỉ số phát triển giới” là số liệu tổng hợp phản ánh thực trạng bình đẳng giới, được
tính trên cơ
sở tuổi thọ trung bình, trình độ giáo dục và thu nhập bình quân đầu người của nam
và nữ. Nếu chỉ số này càng tiến tới bằng 1 thì càng bình đẳng. Nếu tỉ lệ này càng lùi về bằng 0
thì càng bất bình đẳng.
“Bình đẳng giới” thường có liên quan chặt chẽ với “Công bằng giới” (Gender Equity). “Công bằng
giới” là sự vô tư, không thiên vị trong ứng xử và tiếp cận các nguồn lực của xã hội giữa nam và
nữ. Công bằ
ng giới là phương tiện, biện pháp, cách làm để đạt mục tiêu bình đẳng giới. Công
bằng giới được thể chế hoá thành các qui định pháp luật
Đối lập với “Bình đẳng giới” là “Bất bình đẳng giới”. “Bất bình đẳng giới” là sự khác biệt giới gây
thiệt hại hoặc cản trở sự tiến bộ của nam và nữ hoặc tăng trách nhiệm, nghĩa vụ của nam hoặc
Phấn đấu bình đẳng giới vì sự phát triển cộng đồng bền vững
10
nữ. Cần lưu ý “Bình đẳng” không có nghĩa là bằng nhau. Không phải sự khác biệt nào về giới cũng
dẫn tới bất bình đẳng giới. (Ví dụ, thời gian làm việc của nữ có con nhỏ là 7 tiếng, trong khi đó
của nam là 8 tiếng. Sự khác biệt này không phải là bất bình đẳng giới. Ngược lại trình độ văn hoá
của nữ thấp hơn nam 1,5 lớp là bất bình đẳng bởi vì điều này cản trở
phụ nữ tham gia thị trường
lao động và các hoạt động xã hội khác bình đẳng với nam giới hoặc phụ nữ phải làm những công
việc có thu nhập thấp hơn v.v )
Biểu hiện của bất bình đẳng giới là phân biệt đối xử về giới. “Phân biệt đối xử về giới” là việc hạn
chế, loại trừ, không công nhận hoặc không coi trọng vai trò, vị trí của nam và nữ, gây bất bình
đẳng giữa nam và nữ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình. Tuy nhiên, phân biệt đối
xử với phụ nữ thường nặng nề hơn. “Sự phân biệt đối xử với phụ nữ” (theo Công ước CEDAW) là
bất kỳ sự phân biệt hay loại trừ hay hạn chế nào trên cơ sở giới tính có tác dụng hoặc nhằm mục
đích làm tổn hại hoặc vô hiệu hoá phụ nữ được công nhận, hưởng thụ hay thực hiện một cách
bình đẳng các quyền con người và các quyền tự do cơ bản trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã

hội, văn hoá, dân sự và các lĩnh vực khác, bất kể tình trạng hôn nhân của họ”. Việc ưu tiên tuyển
dụng nam giới vào làm việc hay hạn chế độ tuổi của nữ khi được tuyển dụng. Sự phân biệt đối xử
với phụ nữ còn thể hiện trong việc đề bạt, trong việc cử đi học, trong việc bình xét thi đua v.v
1.3 “Các vai trò giới”
Các vai trò giới là những công việc, hoạt động mà xã hội mong đợi phụ nữ và nam giới phải thực
hiện.
Nhìn chung, phụ nữ và nam giới thường thực hiện 3 vai trò:
• Vai trò sản xuất: là những hoạt động mà xã hội mong đợi phụ nữ và nam giới phải thực
hiện để sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần cho gia đình và xã hội.
• Vai trò tái sản xuất: là những hoạt động mà xã hội mong đợi phụ nữ và nam giới phải thực
hiện để duy trì nòi giống, tái sản xuất sức lao động.
• Vai trò cộng đồng: là những hoạt động mà xã hội mong đợi phụ nữ và nam giới phải thực
hiện nhằm góp phần phát triển cộng đồng nơi họ làm ăn, sinh s
ống.
Cả nam và nữ đều thực hiện các hoạt động, các vai trò trên, nhưng có sự khác biệt giữa hai giới.
Từ rất lâu, xã hội thường có quan niệm rập khuôn/ truyền thống về vai trò của phụ nữ và nam
giới. Ví dụ, trong gia đình, phụ nữ phải làm việc nhà, phải chăm sóc con cái, phải phục tùng chồng
v.v Đàn ông là trụ cột trong gia đình, là người quyết định mọi việc lớn trong gia đình như
“Làm
nhà, tậu trâu, dựng vợ gả chồng cho con cái” v.v Quan niệm rập khuôn/ truyền thống này về
vai trò giới thường ảnh hưởng đến bình đẳng giới. Phụ nữ mất nhiều thời gian, công sức vào làm
những việc bị coi là kém giá trị, không được trả công, không có quyền quyết định ngay cả khi họ
là người chủ yếu kiếm ra tiền. Trong lĩnh vực sản xuất và xã hội cũng có những định kiến, phân
biệt vai trò giới. Nữ thường làm cô giáo, y tá, thư kí, thợ may v.v , trong khi đó nam thường làm
bác sĩ, kĩ sư, giám đốc v.v Trong cộng đồng, những công việc mà phụ nữ và nam giới thường
làm cũng khác nhau. Phụ nữ trong cộng đồng khi tham gia các công việc chung thường làm
những công việc có tính chất phục vụ như nấu ăn, tiếp khách, dọn dẹp vệ sinh v.v còn nam
giới trong cộng đồng thường tham gia bàn bạc, lựa chọn và quyết định những vấn đề lớn, quan
trọng trong cộng đồng v.v Đó là những vai trò truyền thống của 2 giới. Nếu quan niệm truyền
thống này về vai trò giới không thay đổi, sự bất bình đẳng giới vẫn còn sẽ tồn tại, khó có thể xoá

bỏ được.
1.4 Giới và phát triển (Gender and Development - GAD)
“Giới và phát triển” là quan điểm đòi hỏi phải xem xét và giải quyết các vấn đề về giới với sự tham
gia của cả nam và nữ trong tất cả lĩnh vực chính trị, kinh tế, giáo dục, sức khoẻ v.v Như vậy vấn
đề giới không phải chỉ là vấn đề của nữ (như nhiều người thường nhầm lẫn), mà là vấn đề của cả
nam và nữ. Luật bình đẳng giới không phải là Luật dành riêng cho phụ nữ, mà cho cả 2 giới.
Phấn đấu bình đẳng giới vì sự phát triển cộng đồng bền vững
11
Quan điểm này hoàn toàn khác với quan điểm “Phụ nữ trong phát triển” (Women in Development
- WID) vào cuối những năm 70 của thế kỉ XX. Quan điểm “Phụ nữ trong phát triển” nhằm phát
huy sự tham gia đầy đủ của phụ nữ vào quá trình phát triển với tư cách là người thụ hưởng và
người thực hiện mục tiêu phát triển. Quan điểm này đã góp phần tích cực trong việc nâng cao tỉ
lệ biết chữ, trình độ v
ăn hoá, cải thiện sức khoẻ, tuổi thọ v.v cho phụ nữ. Tuy nhiên, quan điểm
này đã bị phê phán là quá nhấn mạnh vào phụ nữ và vô hình dung đã tăng thêm gánh nặng cho
phụ nữ. Phụ nữ vừa phải giỏi việc nước, lại vừa phải đảm việc nhà. Vì vậy sau Hội phụ nữ thế
giới lần thứ tư tại Bắc Kinh (1995), quan điểm này đã được
điều chỉnh thành quan điểm Giới và
phát triển.
1.5 Trao quyền cho phụ nữ (Empowerment of women)
Đây là một khái niệm tương đối mới không chỉ ở Việt Nam, mà cả ở các nước. Ở Việt Nam, khái
niệm này còn sử dụng với các thuật ngữ khác nhau như “Tạo quyền”, “Tạo quyền năng”, “Nâng
cao năng lực” v.v… và còn được hiểu chưa thống nhất.
Trao quyền cho giới nào đó được hiểu là giúp gi
ới đó khắc phục mặc cảm, tự ti, an phận, giúp họ
nâng cao lòng tự tin vào vai trò và khả năng của bản thân, của giới mình.
Với quan niệm như vậy, trao quyền thường gắn liền với các nhóm đối tượng thiệt thòi, yếu thế
trong xã hội như phụ nữ, người nghèo, người dân tộc v.v… Họ thường tự ti, mặc cảm, an phận,
cam chịu.
Với quan niệm như vậy, trao quy

ền cho phụ nữ hoàn toàn không có nghĩa là đòi quyền lực cho
phụ nữ, không có nghĩa kêu gọi phụ nữ đấu tranh đòi quyền lực cho mình.
2. Bình đẳng giới trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình
Luật Bình đẳng giới đã quy định rõ bình đẳng giới trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia
đình như sau
Bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị (Điều 11)
• Nam, nữ bình đẳng trong tham gia quản lý nhà nước, tham gia hoạt động xã hội.
• Nam, nữ bình đẳng trong tham gia xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của cộng
đồng hoặc quy định, quy chế của cơ quan, tổ chức.
• Nam, nữ bình đẳng trong việc tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại
biểu Hội đồng nhân dân; tự ứng cử và được giới thi
ệu ứng cử vào cơ quan lãnh đạo của tổ
chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã
hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp.
• Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn chuyên môn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm vào cùng
vị trí quản lý, lãnh đạo của cơ quan, tổ chức.
Bình đẳng giới trong lĩnh v
ực kinh tế (Điều 12)
• Nam, nữ bình đẳng trong việc thành lập doanh nghiệp, tiến hành hoạt động sản xuất,
kinh doanh, quản lý doanh nghiệp, bình đẳng trong việc tiếp cận thông tin, nguồn vốn, thị
trường và nguồn lao động.
Bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động (Điều 13)
• Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng, được đối xử bình đẳng tại nơi
làm việ
c về việc làm, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, điều kiện lao động và các
điều kiện làm việc khác.
• Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm giữ các chức danh
trong các ngành, nghề có tiêu chuẩn chức danh.
Phấn đấu bình đẳng giới vì sự phát triển cộng đồng bền vững
12

Bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo (Điều 14)
• Nam, nữ bình đẳng về độ tuổi đi học, đào tạo, bồi dưỡng.
• Nam, nữ bình đẳng trong việc lựa chọn ngành, nghề học tập, đào tạo.
• Nam, nữ bình đẳng trong việc tiếp cận và hưởng thụ các chính sách về giáo dục, đào tạo,
bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.
• Nữ cán bộ, công chứ
c, viên chức khi tham gia đào tạo, bồi dưỡng mang theo con dưới ba
mươi sáu tháng tuổi được hỗ trợ theo quy định của Chính phủ.
Bình đẳng giới trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (Điều 15)
• Nam, nữ bình đẳng trong việc tiếp cận, ứng dụng khoa học và công nghệ.
• Nam, nữ bình đẳng trong việc tiếp cận các khoá đào tạo về khoa học và công nghệ, phổ
biến kết quả nghiên cứu khoa học, công nghệ
và phát minh, sáng chế.
Bình đẳng giới trong lĩnh vực văn hoá, thông tin, thể dục, thể thao (Điều 16)
• Nam, nữ bình đẳng trong tham gia các hoạt động văn hoá, thông tin, thể dục, thể thao.
• Nam, nữ bình đẳng trong hưởng thụ văn hoá, tiếp cận và sử dụng các nguồn thông tin.
Bình đẳng giới trong lĩnh vực y tế (Điều 17)
• Nam, nữ bình đẳng trong tham gia các hoạt động giáo dục, truyền thông về chăm sóc sức
khỏe, sức kho
ẻ sinh sản và sử dụng các dịch vụ y tế.
• Nam, nữ bình đẳng trong lựa chọn, quyết định sử dụng biện pháp tránh thai, biện pháp an
toàn tình dục, phòng, chống lây nhiễm HIV/AIDS và các bệnh lây truyền qua đường tình
dục.
• Phụ nữ nghèo cư trú ở vùng sâu, vùng xa, là đồng bào dân tộc thiểu số, trừ các đối tượng
tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, khi sinh con đúng chính sách dân số được hỗ trợ theo
quy định của Chính phủ
.
Bình đẳng giới trong gia đình (Điều 18)
• Vợ, chồng bình đẳng với nhau trong quan hệ dân sự và các quan hệ khác liên quan đến
hôn nhân và gia đình.

• Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung, bình đẳng trong sử
dụng nguồn thu nhập chung của vợ chồng và quyết định các nguồn lực trong gia đình.
• Vợ, chồng bình đẳng với nhau trong việc bàn bạc, quyết định lựa chọn và sử dụng bi
ện
pháp kế hoạch hoá gia đình phù hợp; sử dụng thời gian nghỉ chăm sóc con ốm theo quy
định của pháp luật.
• Con trai, con gái được gia đình chăm sóc, giáo dục và tạo điều kiện như nhau để học tập,
lao động, vui chơi, giải trí và phát triển.
• Các thành viên nam, nữ trong gia đình có trách nhiệm chia sẻ công việc gia đình.
3. Các nguyên tắc cơ bản và các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới
Các nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới
Luật Bình đẳng giới đã đưa ra 6 nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới như sau:
• Nam, nữ bình đẳng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình.
• Nam, nữ không bị phân biệt đối xử về giới.
• Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới không bị coi là phân biệt đối xử về giới.
• Chính sách bảo vệ và hỗ trợ
người mẹ không bị coi là phân biệt đối xử về giới.
• Bảo đảm lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng và thực thi pháp luật.
• Thực hiện bình đẳng giới là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân.
Phấn đấu bình đẳng giới vì sự phát triển cộng đồng bền vững
13
Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới
Luật Bình đẳng giới đã đưa ra các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới bao gồm:
• Quy định tỷ lệ nam, nữ hoặc bảo đảm tỷ lệ nữ thích đáng tham gia, thụ hưởng.
• Đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ năng lực cho nữ hoặc nam.
• Hỗ trợ để tạo điều kiện, cơ hội cho nữ hoặc nam.
• Quy định tiêu chuẩn, điều kiện đặc thù cho nữ hoặc nam.
• Quy định nữ được quyền lựa chọn trong trường hợp nữ có đủ điều kiện, tiêu chuẩn như
nam.
• Quy định việc ưu tiên nữ trong trường hợp nữ có đủ điều kiện, tiêu chuẩn như nam.

Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong từng lĩnh vực được quy định cụ thể như sau:
Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị:
• Bảo đảm tỷ lệ thích đáng nữ đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân phù hợp với
mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới.
• Bảo đảm tỷ lệ nữ thích đáng trong bổ nhiệm các chức danh trong cơ quan nhà nước phù
hợp với mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới.
Các biện pháp thúc đẩ
y bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế:
• Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ được ưu đãi về thuế và tài chính theo quy định
của pháp luật.
• Lao động nữ khu vực nông thôn được hỗ trợ tín dụng, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến
ngư theo quy định của pháp luật.
Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động:
• Quy định tỷ lệ nam, nữ được tuyển dụng lao
động.
• Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho lao động nữ.
• Người sử dụng lao động tạo điều kiện vệ sinh an toàn lao động cho lao động nữ làm việc
trong một số ngành, nghề nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại.
Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo:
• Quy định tỷ lệ nam, nữ tham gia học t
ập, đào tạo.
• Lao động nữ khu vực nông thôn được hỗ trợ dạy nghề theo quy định của pháp luật.
4. Trách nhiệm của UBND các cấp, của gia đình và của công dân
trong việc thực hiện và bảo đảm bình đẳng giới
Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân các cấp
Điều 28, Luật Bình đẳng giới đã quy định trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân các cấp trong việc
thực hiện và bảo đảm bình đẳng giới như sau:
• Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới tại địa
phương.
• Trình Hội đồng nhân dân ban hành hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật về bình

đẳng giới theo thẩm quy
ền.
• Tổ chức thực hiện pháp luật về bình đẳng giới ở địa phương.
• Thực hiện thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật và giải quyết khiếu nại, tố cáo về
bình đẳng giới.
• Tổ chức, chỉ đạo việc tuyên truyền, giáo dục về giới và pháp luật về bình đẳng giới cho
nhân dân địa phương.
Phấn đấu bình đẳng giới vì sự phát triển cộng đồng bền vững
14
Trách nhiệm của gia đình
Điều 33, Luật Bình đẳng giới đã quy định trách nhiệm của gia đình trong việc thực hiện và bảo
đảm bình đẳng giới như sau:
• Tạo điều kiện cho các thành viên trong gia đình nâng cao nhận thức, hiểu biết và tham gia
các hoạt động về bình đẳng giới.
• Giáo dục các thành viên có trách nhiệm chia sẻ và phân công hợp lý công việc gia đình.
• Chăm sóc sức khoẻ sinh sản và tạo điều ki
ện cho phụ nữ thực hiện làm mẹ an toàn.
• Đối xử công bằng, tạo cơ hội như nhau giữa con trai, con gái trong học tập, lao động và
tham gia các hoạt động khác.
Trách nhiệm của công dân
Điều 34, Luật Bình đẳng giới đã quy định trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện và bảo
đảm bình đẳng giới như sau:
Công dân nam, nữ có trách nhiệm sau đây:
• Học tập nâng cao hiểu biết, nhận thức về gi
ới và bình đẳng giới.
• Thực hiện và hướng dẫn người khác thực hiện các hành vi đúng mực về bình đẳng giới.
• Phê phán, ngăn chặn các hành vi phân biệt đối xử về giới.
• Giám sát việc thực hiện và bảo đảm bình đẳng giới của cộng đồng, của cơ quan, tổ chức
và công dân.
5. Các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới

Luật Bình đẳng giới đã qui định rõ các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong các lĩnh
vực như sau:
Trong lĩnh vực chính trị:
• Cản trở việc nam hoặc nữ tự ứng cử, được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu
Hội đồng nhân dân, vào cơ quan lãnh đạo của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội,
tổ
chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp vì định
kiến giới.
• Không thực hiện hoặc cản trở việc bổ nhiệm nam, nữ vào cương vị quản lý, lãnh đạo hoặc
các chức danh chuyên môn vì định kiến giới.
• Đặt ra và thực hiện quy định có sự phân biệt đối xử về giới trong các hương ước, quy ước
củ
a cộng đồng hoặc trong quy định, quy chế của cơ quan, tổ chức.
Trong lĩnh vực kinh tế:
• Cản trở nam hoặc nữ thành lập doanh nghiệp, tiến hành hoạt động kinh doanh vì định kiến
giới.
• Tiến hành quảng cáo thương mại gây bất lợi cho các chủ doanh nghiệp, thương nhân của
một giới nhất định.
Trong lĩnh vực lao động:
• Áp dụng các điều kiện khác nhau trong tuyển dụ
ng lao động nam và lao động nữ đối với
cùng một công việc mà nam, nữ đều có trình độ và khả năng thực hiện như nhau, trừ
trường hợp áp dụng biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới.
• Từ chối tuyển dụng hoặc tuyển dụng hạn chế lao động, sa thải hoặc cho thôi việc người lao
động vì lý do giới tính hoặc do việc mang thai, sinh con, nuôi con nhỏ.
• Phân công công việc mang tính phân biệt đối xử giữa nam và nữ d
ẫn đến chênh lệch về
thu nhập hoặc áp dụng mức trả lương khác nhau cho những người lao động có cùng trình
Phấn đấu bình đẳng giới vì sự phát triển cộng đồng bền vững
15

độ, năng lực vì lý do giới tính.
• Không thực hiện các quy định của pháp luật lao động quy định riêng đối với lao động nữ.
Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo:
• Quy định tuổi đào tạo, tuổi tuyển sinh khác nhau giữa nam và nữ.
• Vận động hoặc ép buộc người khác nghỉ học vì lý do giới tính.
• Từ chối tuyển sinh những người có đủ điều kiện vào các khóa đào tạo, bồi d
ưỡng vì lý do
giới tính hoặc do việc mang thai, sinh con, nuôi con nhỏ.
• Giáo dục hướng nghiệp, biên soạn và phổ biến sách giáo khoa có định kiến giới.
Trong lĩnh vực khoa học và công nghệ:
• Cản trở nam, nữ tham gia hoạt động khoa học, công nghệ.
• Từ chối việc tham gia của một giới trong các khoá đào tạo về khoa học và công nghệ.
Trong lĩnh vực văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao:
• Cản trở nam, nữ sáng tác, phê bình văn học, ngh
ệ thuật, biểu diễn và tham gia các hoạt
động văn hóa khác vì định kiến giới.
• Sáng tác, lưu hành, cho phép xuất bản các tác phẩm dưới bất kỳ thể loại và hình thức nào
để cổ vũ, tuyên truyền bất bình đẳng giới, định kiến giới.
• Truyền bá tư tưởng, tự mình thực hiện hoặc xúi giục người khác thực hiện phong tục tập
quán lạc hậu mang tính phân biệt đối xử về gi
ới dưới mọi hình thức.
Trong lĩnh vực y tế:
• Cản trở, xúi giục hoặc ép buộc người khác không tham gia các hoạt động giáo dục sức khỏe
vì định kiến giới.
• Lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức hoặc xúi giục, ép buộc người khác phá thai
vì giới tính của thai nhi.
Trong gia đình:
• Cản trở thành viên trong gia đình có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật tham gia
định đoạt tài s
ản thuộc sở hữu chung của hộ gia đình vì lý do giới tính.

• Không cho phép hoặc cản trở thành viên trong gia đình tham gia ý kiến vào việc sử dụng
tài sản chung của gia đình, thực hiện các hoạt động tạo thu nhập hoặc đáp ứng các nhu
cầu khác của gia đình vì định kiến giới.
• Đối xử bất bình đẳng với các thành viên trong gia đình vì lý do giới tính.
• Hạn chế việc đi học hoặc ép buộc thành viên trong gia
đình bỏ học vì lý do giới tính.
• Áp đặt việc thực hiện lao động gia đình, thực hiện biện pháp tránh thai, triệt sản như là
trách nhiệm của thành viên thuộc một giới nhất định.
II. THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN BẤT BÌNH ĐẲNG GIỚI
VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO BÌNH ĐẲNG GIỚI
1. Thực trạng bình đẳng giới
Trong quá trình phát triển của cách mạng, Đảng, Nhà nước và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn phấn
đấu thực hiện nam nữ bình quyền như một mục tiêu của cách mạng, trong đó đặc biệt coi trọng
mục tiêu bình đẳng giới đối với phụ nữ.
Phụ nữ Việt Nam đã và đang đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong mọi lĩnh vực chính trị, kinh
tế, văn hoá, xã hội … Tuy nhiên, bất bình đẳng giớ
i đối với phụ nữ vẫn còn nặng nề. Trong lịch sử
Phấn đấu bình đẳng giới vì sự phát triển cộng đồng bền vững
16
dân tộc ta, những cống hiến, hy sinh của bao thế hệ phụ nữ từ thời bà Trưng, bà Triệu cách đây
1968 năm đã góp phần gìn giữ độc lập của dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Các tầng lớp
phụ nữ hăng hái tham gia kháng chiến cứu quốc, làm nên truyền thống "Anh hùng, bất khuất,
trung hậu, đảm đang", góp phần quan trọng vào thắng lợi của sự nghiệ
p giải phóng dân tộc. Chủ
tịch Hồ Chí Minh khẳng định sự đóng góp to lớn của phụ nữ trên tất cả các lĩnh vực: “Từ đầu thế
kỷ thứ nhất, Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa, đánh giặc cứu nước cho đến ngày nay, mỗi khi
nước nhà có nguy nan thì phụ nữ ta đều hăng hái đứng lên, góp phần xứng đáng của mình vào
sự nghiệp giải phóng dân tộc. Nhân dân ta rất biết ơn các bà mẹ cả hai miền Nam Bắc đã sinh đẻ
và nuôi dạy thế hệ anh hùng của nước ta Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, hàng vạn phụ nữ đã
trở thành cán bộ chuyên môn các ngành và cán bộ lãnh đạo, làm giám đốc và phó giám đốc các

xí nghiệp, chủ nhiệm hợp tác xã nông nghiệp, chủ tịch ủy ban hành chính, bí thư chi bộ Như
thế là từ xưa đến nay, từ Nam đến Bắc, từ
trẻ đến già, phụ nữ Việt Nam thật là anh hùng " Vai
trò của phụ nữ đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định "Non sông gấm vóc Việt Nam do phụ
nữ ta, trẻ cũng như già, ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp, rực rỡ".
Xuất phát từ vai trò và sự đóng góp của phụ nữ, Đảng, Nhà nước luôn quan tâm tới vấn đề giải
phóng phụ nữ. Bác đã khẳng định ý nghĩa của việc giải phóng phụ nữ như sau: “Nói phụ nữ là
nói phần nửa xã hội. Nếu không giải phóng phụ nữ thì không giải phóng một nửa loài người, nếu
không giải phóng phụ nữ là xây dựng CNXH mới có một nửa”.
Để thực hiệ
n mục tiêu nam nữ bình đẳng, Đảng, Nhà nước và Bác Hồ luôn quan tâm chăm lo đời
sống vật chất, văn hóa, tinh thần cho phụ nữ, thể hiện qua nhiều chủ trương, chính sách, quy
định cụ thể trách nhiệm của cơ quan nhà nước các cấp, tạo điều kiện cho các tầng lớp phụ nữ
hoạt động và tham gia quản lý Nhà nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã yêu cầu “Đảng và Chính phủ ta
cần phải có kế hoạch thiết thực để bồi dưỡng, cắt nhắc và giúp đỡ phụ nữ phụ trách thêm nhiều
công việc, kể cả công việc lãnh đạo. Bản thân phụ nữ thì phải cố gắng vươn lên. Đó là cuộc cách
mạng đưa đến quyền bình đẳng thực sự cho phụ nữ”
Năm 1979 Việt Nam là một trong những nước đầu tiên ký tham gia Công ước của Liên Hợp Quốc
về xóa b
ỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (Công ước CEDAW). Gần đây nhất, tháng
4/2007, Bộ Chính trị đã có Nghị quyết 11/T.Ư về "Công tác phụ nữ trong thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước".
Trong quá trình thực hiện sự nghiệp đổi mới đất nước, Đảng và Nhà nước luôn chú trọng tìm mọi
biện pháp để đẩy mạnh bình đẳng giớ
i, trong đó có việc thông qua Luật Bình đẳng giới (Năm
2006), Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (năm 2007). Từ 1990 đến nay, Chính phủ đã hai lần
công bố Chiến lược và Kế hoạch hành động vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam.
Với sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước, mục tiêu bình đẳng giới ở nước ta đã đạt được
những thành tựu to lớn. Tỉ l
ệ nữ tham gia cấp uỷ và các cơ quan dân cử ngày càng tăng. Với tỉ

lệ 27,3% phụ nữ trong quốc hội, Việt Nam là nước đứng đầu trong châu Á về lĩnh vực này. Trong
các cơ quan quản lí nhà nước, tỉ lệ nữ Bộ trưởng và tương đương là 11,9%. Tỉ lệ nữ là Thứ trưởng
và tương đương là 12,85%. Việt Nam đạt chỉ số phát triển giới (GDI) cao. Năm 1995, chỉ số GDI
của Việ
t Nam là 0,537 xếp thứ 70/130 nước. Năm 1999, chỉ số này tăng lên 0,662 xếp thứ 91/174
Phấn đấu bình đẳng giới vì sự phát triển cộng đồng bền vững
17
nước. Năm 2002, VN xếp thứ 89/174 nước. Tỉ lệ nữ biết chữ, trình độ văn hoá của phụ nữ đã
được tăng lên đáng kể: 19,9% phụ nữ là tiến sĩ; 30% số người có trình độ sau đại học là nữ. Tỉ
lệ nữ tham gia lao động là 83% cao nhất khu vực v.v Trước những thành quả trên, Việt Nam
được coi là điểm sáng về thực hiện mục tiêu bình đẳng giới củ
a Liên Hợp Quốc.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, bất bình đẳng giới vẫn còn nặng nề, đặc biệt
bất bình đẳng giới đối với phụ nữ.
• Trong gia đình, công việc nội trợ đều do phụ nữ làm và mọi người đều cho đó là thiên chức
của phụ nữ. Vì vậy phụ nữ có ít thời gian học tập, phấn đấu, nghỉ ngơi gi
ải trí hoặc tham
gia các công việc xã hội. Quyền hạn, tiếng nói của nam giới trong gia đình vẫn chiếm ưu
thế, kể cả khi phụ nữ là lao động chính, là người kiếm tiền chủ yếu. Tệ nạn bạo lực gia đình
đối với phụ nữ ngày càng tăng, nhất là tệ nạn bạo lực về tinh thần, bạo lực về tình dục.
• Trong lao động, người phụ nữ th
ường làm những công việc giản đơn, không có kĩ thuật.
Trong tuyển dụng lao động, đề bạt, lên lương còn có sự phân biệt đối xử đối với phụ nữ
v.v
• Ngoài xã hội, phụ nữ còn chưa được tôn trọng thực sự. Tỉ lệ nữ quản lí lãnh đạo ở các cấp
còn thấp, chưa tương xứng với lực lượng và sự đóng góp của phụ nữ.
• Trong c
ộng đồng, phụ nữ thường tham gia công việc tổ chức, bếp núc, còn đàn ông thường
tham gia quản lí, lãnh đạo, bàn bạc, quyết định những công việc chung của cộng đồng. Đặc
biệt, những mặt trái của cơ chế thị trường đã và đang tác động tiêu cực đến đời sống, sức

khỏe của phụ nữ. Những tệ nạn xã hội như buôn bán phụ nữ, ma túy và mại dâm vẫn
chưa được ngăn chặn.
2. Nguyên nhân bất bình đẳng giới
Nguyên nhân bất bình đẳng giới, đặc biệt bất bình đẳng giới đối với phụ nữ nhìn chung đa dạng.
Tuy nhiên, có thể nêu lên một số nguyên nhân chính sau đây:
Thách thức lớn đối với vấn đề bình đẳng giới hiện nay là tư tưởng phong kiến, tư tưởng gia
trưởng, trọng nam, khinh nữ, ngay cả ở thành phố và ở những người có trình độ văn hoá cao.
Tư tưởng coi con trai mới là người nối dõi tông
đường vẫn còn nặng nề. Phong tục, tập quán lạc
hậu như tệ nạn “Lấy chồng sớm”, phụ nữ không được ngồi ăn cơm chung với chồng hoặc không
được tham gia công việc của họ hàng, dòng tộc vẫn còn nặng nề ở một số địa phương. Nhiều
định kiến sai lầm về phụ nữ, về vai trò và khả năng của phụ nữ vấn còn tồn tại, không dễ gì vượt
qua trong thời gian tới.
Bản thân phụ nữ còn có tư tưởng mặc cảm, tự ti, an phận, cam chịu, không có chí tiến thủ, không
chịu phấn đấu. Vì vậy, trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ hạn chế của nhiều phụ nữ cũng
là một trong những nguyên nhân chủ yếu của bất bình đẳng giới hiện nay. Nhận thức và hiểu
biết của xã h
ội, của bản thân phụ nữ về giới, bình đẳng giới, về luật pháp, về các quyền của giới
mình còn hạn chế.
Một nguyên nhân khách quan quan trọng nữa là nhận thức của xã hội của các cấp lãnh đạo về
giới và bình đẳng giới còn nhiều hạn chế.
Việc thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật chưa được giám sát chặt chẽ, thường xuyên;
chế tài xử phạt còn ch
ưa nghiêm cũng là một nguyên nhân quan trọng của bất bình đẳng giới
ngày càng gia tăng như hiện nay.
3. Giải pháp nâng cao bình đẳng giới
Để đạt được các mục tiêu cam kết với quốc tế về bình đẳng giới, đặc biệt bình đẳng giới đối với
phụ nữ, cần thiết và cấp bách phải có hệ thống các giải pháp đồng bộ, đủ mạnh.
• Đẩy mạnh tuyên truyền phê phán tư tưởng phong kiến trọng nam, khinh nữ, phê phán
Phấn đấu bình đẳng giới vì sự phát triển cộng đồng bền vững

18
những phong tục, tập quán lạc hậu có ảnh hưởng tới sự phát triển, bình đẳng giới, phê
phán những định kiến giới v.v
• Tăng cường giáo dục, truyền thông về giới và bình đẳng giới nhằm nâng cao nhận thức của
xã hội, của các cấp lãnh đạo về giới và bình đẳng giới.
• Tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lí, các văn bản dưới luật; Tăng cường giám sát việc th
ực thi
pháp luật và xử phạt nghiêm, kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật.
• Tạo điều kiện, cơ hội cho phụ nữ được tham gia, được học tập để nâng cao trình độ mọi
mặt; Giúp phụ nữ nâng cao quyền năng, nâng cao lòng tự tin về bản thân, về vai trò và
khả năng của phụ nữ nói chung và của bản thân mình nói riêng.
III. CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC
VÀ CÁC QUI ĐỊNH PHÁP LUẬT CÓ LIÊN QUAN TỚI BÌNH
ĐẲNG GIỚI
Bình đẳng giới là một trong những mục tiêu lớn của Đảng và Nhà nước ta. Mục tiêu phấn đấu
bình đẳng giới luôn được khẳng định trong các văn kiện của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
Quan điểm nam, nữ bình quyền của Đảng và Bác Hồ được xác định ngay trong Cương lĩnh đầu
tiên của Đảng và Hiến pháp đầu tiên (1946). Các Hiến pháp sửa đổi sau này (1959, 1980, 1992)
vẫn tiếp tục khẳng định vấn đề bình đẳng giới. Chiến lược về phát triển kinh tế và xoá đói, giảm
nghèo 2001-2010 đã xác định bình đẳng giới là mục tiêu có ý nghĩa thiết yếu đối với toàn bộ
chiến lược.
Luật Hôn nhân và Gia đình được Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 9/6/2000 và có
hiệu lực từ ngày 1/1/2001 đã quy định rõ Quan hệ hôn nhân và gia đình được tôn trọng và được
pháp luật bảo vệ; Cấm tảo hôn, cưỡng ép k
ết hôn, cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ; Cấm kết
hôn giả tạo, lừa dối để kết hôn, ly hôn; Cấm cưỡng ép ly hôn, ly hôn giả tạo; Cấm yêu sách của
cải trong việc cưới hỏi; Cấm người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ
chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như
vợ chồng với người đang có chồng, có vợ; Cấm ngược đãi, hành hạ ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng,
con, cháu, anh, chị, em và các thành viên khác trong gia đình; Mọi hành vi vi phạm pháp luật về

hôn nhân và gia đình phải được xử lý kịp thời, nghiêm minh, đúng pháp luật; Cơ quan, tổ chức, cá
nhân có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan khác có thẩm quyền có biện pháp kịp thời ngăn chặn và
xử lý nghiêm minh đối với người có hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình; Vợ, chồng
bình đẳng với nhau, có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia đình; Vợ, chồng tôn
trọng và giữ gìn danh dự, nhân phẩm, uy tín cho nhau; Cấm vợ, chồng có hành vi ngược đãi,
hành hạ, xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của nhau; Vợ, chồng tôn trọng quyền tự do
tín ngưỡng, tôn giáo của nhau; không được cưỡng ép, cản trở nhau theo hoặc không theo một
tôn giáo nào; Vợ, chồng cùng bàn bạc, giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau chọn nghề nghiệp; học
tập, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia hoạt động chính trị, kinh tế,
văn hóa, xã hội theo nguyện vọng và khả năng của mỗi người v.v
Luật Bình đẳng giới được Quốc Hội khoá XI kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 29/11/2006 và có hiệu
lực từ ngày 1/7/2007 là cơ sở pháp lí quan trọng bảo đảm bình đẳng giới. Luật đã quy định rõ
các nội dung về bình đẳng gi
ới trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình (lĩnh vực chính
trị; Kinh tế; Lao động; Giáo dục và đào tạo; Khoa học và công nghệ; Văn hoá, thông tin, thể dục,
thể thao; Y tế; và trong gia đình), các nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới.
Luật Bình đẳng giới cũng đã nêu rõ Chính sách của Nhà nước về bình đẳng giới như sau:
• Bảo đảm bình đẳng giới trong mọi lĩnh vực chính trị
, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đình;
hỗ trợ và tạo điều kiện cho nam, nữ phát huy khả năng, có cơ hội như nhau để tham gia
vào quá trình phát triển và thụ hưởng thành quả của sự phát triển.
Phấn đấu bình đẳng giới vì sự phát triển cộng đồng bền vững
19
• Bảo vệ, hỗ trợ người mẹ khi mang thai, sinh con và nuôi con nhỏ; tạo điều kiện để nam,
nữ chia sẻ công việc gia đình.
• Áp dụng những biện pháp thích hợp để xoá bỏ phong tục, tập quán lạc hậu cản trở thực
hiện mục tiêu bình đẳng giới.
• Khuyến khích cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân tham gia các hoạt động thúc đẩy bình
đẳng giới.
• Hỗ trợ hoạt động bình đẳ

ng giới tại vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số
và vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn; hỗ trợ những điều kiện cần thiết để
nâng chỉ số phát triển giới đối với các ngành, lĩnh vực và địa phương mà chỉ số phát triển
giới thấp hơn mức trung bình của cả nước.
Luật Bình đẳng giới cũng xác định các bi
ện pháp bảo đảm bình đẳng giới và quy định trách nhiệm
của cơ quan, tổ chức, gia đình và cá nhân trong việc thực hiện và bảo đảm bình đẳng giới.
Luật Bình đẳng giới quy định Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân trong phạm vi
nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm giám sát việc thực hiện pháp luật về bình đẳng
giới tại địa phương.
Điều 42, Luậ
t Bình đẳng giới đã qui định các hình thức xử lý vi phạm pháp luật về bình đẳng giới
như sau:
• Người nào có hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi
phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
• Cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới mà gây thiệt hại
thì phải bồi thường theo quy định củ
a pháp luật.
Mọi hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời. Việc
xử lý vi phạm pháp luật về bình đẳng giới phải được tiến hành nhanh chóng, công minh, triệt để
theo đúng quy định của pháp luật.
Đặc biệt, để bảo đảm bình đẳng giới đối với phụ nữ,
Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương,
chính sách đối v
ới phụ nữ nói riêng. Tháng 2/1982,
Việt Nam đã phê chuẩn Công ước của Liên Hợp Quốc
về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử chống lại
phụ nữ (Gọi tắt là Công ước CEDAW hay còn gọi là
Công ước về phụ nữ hay Điều ước quốc tế về quyền
phụ nữ). Đây là văn kiện quốc tế mang tính ràng

buộc pháp lí đầu tiên nhằm ngăn chặn sự phân biệt
đối xử đối với phụ nữ. Mục đích của Công ước này
là mang lại quyền bình đẳng thật sự cho phụ nữ.
Các quyền của phụ nữ được Công ước bảo vệ là:
1) Quyền được giáo dục; 2) Quyền được hưởng các
dịch vụ chăm sóc sức khỏe đầy đủ, bao gồm cả dịch
vụ KKH gia đình; 3) Quyền được vay tiền ngân hàng
và tham gia các hình thức tín dụng khác; 4) Quyền
được tham gia các hoạt động giải trí, TDTT, các mặt
của đời sống văn hoá; 5) Quyền được quyết định số con và khoảng cách giữa các con; 6) Quyền
được chia sẻ nghĩa vụ làm cha, mẹ; 7) Quyền được tham gia bầu cử, ứng cử, tham gia những
chức vụ trong quản lí nhà nước; 8) Quyền được hưởng các cơ hội làm việc như nhau cũng như
các phúc lợi xã hội khác; 9) Quyền được thù lao như nhau trên cơ sở thành qủa công việc; 10)
Quyền được bảo vệ trước mọi hình thức bạo lực về thể chất, tình dục, cảm xúc, tinh thần và kinh
tế, trước mọi hình thức bắt làm nô lệ hay mại dâm v.v
Chiến lược quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ đến 2010 đã đề ra 5 mục tiêu chính: 1) Thực hiện
Phấn đấu bình đẳng giới vì sự phát triển cộng đồng bền vững
20
các quyền bình đẳng của phụ nữ trong lao động và việc làm; 2) Thực hiện các quyền bình đẳng
của phụ nữ trong lĩnh vực giáo dục; 3) Thực hiện các quyền bình đẳng của phụ nữ trong lĩnh vực
sức khoẻ; 4) Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của phụ nữ trong mọi lĩnh vực để tăng số
lượng phụ nữ được giới thiệu và bầu tham gia lãnh đạo các cấp, các ngành; 5) Tăng cường năng
lực hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ.
Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X tiếp tục khẳng định “Nâng cao trình độ mọi mặt
và đời sống tinh thần; tạo điều kiện để phụ nữ thực hiện tốt vai trò của người công dân, người
lao động, ng
ười mẹ, người thầy đầu tiên của con người. Bồi dưỡng, đào tạo phụ nữ để phụ nữ
tham gia ngày càng nhiều vào các hoạt động xã hội, các cơ quan lãnh đạo và quản lí các cấp,
chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ bà mẹ, trẻ em. Bổ sung và hoàn thiện các chính sách về bảo hộ lao
động, bảo hiểm xã hội, thai sản, chế độ đối với lao động nữ. Kiên quyết đấu tranh chống các tệ

nạn xã hội và xúc phạm nhân phẩm của phụ nữ và trẻ em”.
Tóm lại, Đảng và Nhà nước có nhiều chủ trương, chính sách để thực hiện và đảm bảo bình đẳng
giới. Đặc biệt, bình đẳng giới đã được thể chế hoá bằng Luật bình đẳng giới.
NỘI DUNG CẦN GHI NHỚ
Phấn đấu bình đẳng giới là một mục tiêu quan trọng Đảng và Nhà nước nhằm bảo đảm sự phát
triển bền vững của quốc gia. Bình đẳng giới đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Tuy
nhiên, do nhiều nguyên nhân, bất bình đẳng giới, đặc biệt bất bình đẳng giới đối với phụ nữ còn
nặng nề ở một số địa phương. Việc nâng cao nhận thức cho xã hội, cho các cấp lãnh đạo và đặc
biệt cho người dân ở cộng đồng về giới và bình đẳng giới là giải pháp quan trọng trong việc thực
hiện bình đẳng giới.
Để bảo đảm bình đẳng giới, đặc biệt bình đẳng giới đối với phụ nữ, trước hết bản thân phụ nữ
cần phải:
• Tự hào về vai trò và sự đóng góp của mình, của giới mình
đối với gia đình, xã hội và sự
phát triển của đất nước, về truyền thống “Anh hùng, bất khuất, trung hậu đảm đang” của
phụ nữ Việt Nam.
• Vượt qua định kiến của xã hội, của chính mình rằng nội trợ là thiên chức của phụ nữ.
• Tự tin vào khả năng của mình. Phụ nữ có thể làm những công việc mà nam giới làm.
• Đấu tranh bảo vệ quyền l
ợi chính đáng của phụ nữ. Phụ nữ đều có quyền, đều bình đẳng
với nam giới trong tất cả các lĩnh vực.
• Phấn đấu, tự khẳng định mình, không trông chờ vào sự chiếu cố.
Phấn đấu bình đẳng giới vì sự phát triển cộng đồng bền vững
21
I. Tỉ lệ nữ trong dân số
• Nam: 49,18% Nữ: 50,82%
• Dân số nông thôn: 74,28% Dân số thành thị: 25,78%
(Nguồn: Khảo sát mức sống dân cư, 2004)
II. Tỉ lệ nữ trong lực lượng lao động cả nước: 43,6 triệu, chiếm 49%
III. Tỉ lệ nữ trong một số ngành nghề

• Nông lâm ngư nghiệp: 50,2%
• Y tế: 57,0%
• Công nghiệp: 39,4%
• Dịch vụ, thương mại, du lịch, bưu chính viễn thông: 51,8%
Nguồn: Ban dân vận “Những điều cần biết về công ước CEDAW”
IV. Tỉ lệ nam nữ tham gia các ngành nghề
Ngành nghề Nam Nữ
Giáo dục1557
Hành chính, sự nghiệp, quản lí 29 10
Lao động giản đơn63
Lao động thủ công có tay nghề 24 9
Nông nghiệp108
Bán hàng, dịch vụ 32
Các ngành khác 13 11
100 100
V. Tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội qua các nhiệm kỳ
Nhiệm kỳ Nữ ĐBTổng số ĐBTỷ lệ nữ/ Tổng số
Khoá XII (2007-2012) 127 493 25.76%
Khoá XI (2002-2007) 136 498 27.31%
Khoá X (1997-2002) 118 450 26.22%
Khoá IX (1992-1997) 73 395 18.48%
Khoá VIII (1987-1992) 88 496 17.74%
Khoá VII (1981-1987) 108 496 21.77%
Khoá VI (1976-1981) 132 492 26.83%
Khoá V (1975-1976) 137 424 32.31%
Phụ lục 1
SỐ LIỆU VỀ PHỤ NỮ VIỆT NAM
Phấn đấu bình đẳng giới vì sự phát triển cộng đồng bền vững
22
Khoá IV (1971-1975) 125 420 29.76%

Khoá III (1964-1971) 62 366 16.94%
Khoá II (1960-1964) 49 362 13.54%
Khoá I (1946-1960) 10 333 3.00%

Nguồn: Website: www.hoilhpn.org.vn
VI. Tỉ lệ nữ tham gia các cấp ủy Đảng
Chức danh Đại hội VIII 1996 Đại hội IX 2001
Nữ Nam Nữ Nam
Trung ương 10,6 89,4 8,0 92
Tỉnh/Thành phố 11,4 88,6 11,01 88,99
Quận/Huyện 11,3 88,7 12,59 87,41
Xã/Phường 10,7 89,3 11,35 88.65
Nguồn: Tổng cục thống kê GSO, UBQG STBPNVN, UNDP, Đại sứ quán vương quốc Hà Lan:
Số liệu thống kê giới của Việt Nam trong những năm đầu của thế kỉ XXI

VII. Phụ nữ trong UBND và HĐND các cấp
Chức danh 1999-2004 2004-2009
HĐND UBND HĐND UBND
Tỉnh/Thành phố 21,06 6,4 23,8
Quận/Huyện 20,99 4,9 23,01
Xã/Phường 16,61 4,54 19,53
Xã/Phường 10,7 89,3 11,35 88.65
Nguồn: Tổng cục thống kê GSO, UBQG STBPNVN, UNDP, Đại sứ quán vương quốc Hà Lan:
Số liệu thống kê giới của Việt Nam trong những năm đầu của thế kỉ XXI
VIII. Tỉ lệ nữ tham gia lãnh đạo Quốc Hội
Chức danh 1997-2002 2002-2007
Nam Nữ Nam Nữ
Ủy ban thường
vụ QH
71,43 28,57 84,62 15,38

Các Ủy ban khác 77,02 22,98 75,93 24,07
Đoàn thư kí 87,5 12,5 72,73 27,27
Xã/Phường 10,7 89,3 11,35 88.65
Nguồn: Tổng cục thống kê GSO, UBQG STBPNVN, UNDP, Đại sứ quán vương quốc Hà Lan:
Số liệu thống kê giới của Việt Nam trong những năm đầu của thế kỉ XXI
Phấn đấu bình đẳng giới vì sự phát triển cộng đồng bền vững
23
IX. Tỉ lệ nữ tham gia lãnh đạo các Bộ
Chức danh 87-91 92-96 97-02
Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ
Bộ trưởng 90,48 9.52 88,09 11,91 87,5 12,5
Thứ trưởng 92,95 7,05 92,71 7,29 90,90 9,1
Vụ trưởng 86,67 13,33 86,97 13,03 87,90 12,10
Vụ phó 91,03 8,97 87,88 12,12 91,90 8,1
Tổng giám đốc 97,28 2,72 96,03 3,97 96,00 4,00
Phó TGĐ 95,66 4,34 95,99 4,01 96,00 4,00
Nguồn: Tổng cục thống kê GSO, UBQG STBPNVN, UNDP, Đại sứ quán vương quốc Hà Lan:
Số liệu thống kê giới của Việt Nam trong những năm đầu của thế kỉ XXI
X. Tỉ lệ nữ tham gia lãnh đạo HĐND các cấp
Chức danh 89-93 93-98 99-2004
Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ
Cấp tỉnh
Chủ tịch 98,11 1,89 92,45 7,55 91,7 8,3
Phó chủ tịch 98,11 1,89 98,12 1,88 96,5 3,5
Cấp quận/huyện
Chủ tịch 97,00 3,00 96,43 3,57 96,2 3,8
Phó chủ tịch 91,00 9,00 92,27 7,73 92.2 7,8
Cấp Xã, phường, thị trấn
Chủ tịch 97,18 2,82 98,5 1,50 97,7 2,3
Nguồn: Tổng cục thống kê GSO, UBQG STBPNVN, UNDP, Đại sứ quán vương quốc Hà Lan:

Số liệu thống kê giới của Việt Nam trong những năm đầu của thế kỉ XXI
XI. Tỉ lệ biết chữ của người lớn từ 15 tuổi trở lên phân theo giới,
dân tộc, khu vực địa lí, nông thôn và thành thị (%)
Năm Chung Dân tộc
thiểu số
Nông
thôn
Thành
thị
Nam Nữ
2000 89.88 - 88.49 94.29 93.61 86.46
2002 91.71 75.33 90.37 95.79 94.82 88.80
2004 92.13 77.13 90.76 96.06 92.69 90 22
Nguồn:Bộ GD&ĐT, Báo cáo đánh giá giữa kỳ Giáo dục cho mọi người, tháng 7/ 2007
Phấn đấu bình đẳng giới vì sự phát triển cộng đồng bền vững
24
XII. Tỉ lệ đến trường của trẻ em gái, trai ở nông thôn và thành thị
6-10 tuổi 11-15 tuổi
Thành thị Nông thôn Thành thị Nông thôn
Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam
96,7 96,8 95,9 96,5 88,6 91,8 84,2 88,6
Nguồn: Ủy ban Dân số, Gia đình, Trẻ em, 2003
XIII. Tỉ lệ nữ có trình độ trên đại học so với nam giới
Trình độ Nữ Nam
Thạc sĩ 39,1 60,9
Tiến sĩ 17,5 82,5
Phó giáo sư 13,2 86,8
Giáo sư 3,1 96,9
Nguồn: Báo cáo hoạt động VSTBPN Bộ GD-ĐT 2005
XIV. Tỉ lệ thất nghiệp từ 15 tuổi trở lên ở thành thị từ 2001-2003

NămNữ Nam
2000 6,16 6,5
2001 6,75 5,56
2002 6,61 5,5,1
2003 6,93 4,38
Nguồn: Tổng cục thống kê
XV. Số giờ tham gia sản xuất kinh doạnh bình quân 1 ngày của
nam, nữ trong độ tuổi lao động ở nông thôn và thành thị
Chung Nam Nữ
Toàn quốc 5,02 5,08 4,97
Thành thị 5,58 5,55 5,62
Nông thôn 5,02 5,08 4,97
2003 6,93 4,38

Phấn đấu bình đẳng giới vì sự phát triển cộng đồng bền vững
25
XVI. Số giờ làm việc nội trợ bình quân một ngày của nam và nữ
trong độ tuổi lao động
Chung Nam Nữ
Toàn quốc 1,46 0,87 2,06
Thành thị 1,32 0,78 1,96
Nông thôn 1,46 0,87 2,06

Nguồn: Tổng cục thống kê GSO, UBQG STBPNVN, UNDP, Đại sứ quán vương quốc Hà Lan:
Số liệu thống kê giới của Việt Nam trong những năm đầu của thế kỉ XXI

Phấn đấu bình đẳng giới vì sự phát triển cộng đồng bền vững
26
Những năm gần đây, vấn đề trao quyền cho phụ nữ luôn được các nước coi như một trong những
nhiệm vụ trung tâm trong công cuộc phát triển đất nước.

Thúc đẩy quyền giáo dục của phụ nữ Châu Á là nội dung bao trùm Hội nghị nữ Nghị sĩ và nữ Bộ
trưởng châu Á họp tại Bắc Kinh trước thềm năm 2008. Hơn 100 đại biểu từ 22 nươc đã thảo luậ
n
vấn đề dành quyền giáo dục cho phụ nữ - mấu chốt của phát triển kinh tế, đi sâu các khía cạnh
như giáo dục và những khó khăn làm hạn chế phát triển giáo dục phụ nữ và bé gái; quan hệ giữa
trình độ giáo dục và mức thu nhập của phụ nữ; giáo dục là cơ sở cải thiện và chăm sóc sức khỏe
sinh sản; giáo dục phòng tránh HIV/AIDS; nâng cao trình độ tham gia chính trị của phụ nữ Tuyên
bố Bắc Kinh khẳng định nỗ lực thúc đẩy quyền được giáo dục của phụ nữ; sự cần thiết phải tạo
thuận lợi để phụ nữ phát triển toàn diện và xây dựng đời sống kinh tế - xã hội.
Ngày gia đình ASEAN được tổ chức tại Tokyo với sự tham gia của đại diện 10 nước thành viên
ASEAN và nước chủ nhà Nhật Bản với nhiều hoạt động phong phú như
giao lưu thể thao, trưng
bày ẩm thực, văn nghệ dân tộc đặc sắc do cán bộ các sứ quán biểu diễn góp phần tăng cường
gắn bó giữa các nước thành viên ASEAN và các nước xứ Mặt trời mọc. Cộng đồng ASEAN tại
Áchentina tổ chức Ngày Gia đình ASEAN tại thủ đô Buênốt Ainét với các buổi liên hoan văn nghệ,
thi thể thao, vui chơi có thưởng, thưởng thức món ăn dân tộc đặc sắc.
Trung Quốc nhấn mạnh sự nghiệp tiến bộ của phụ nữ. Theo Hội LHPN Trung Quốc, tính đến giữa
tháng 1 năm nay, Hội đã thành lập 12.000 Trung tâm chống nạn bạo hành trong gia đình trên
phạm vi toàn quốc với nhiệm vụ tiếp nhận và xử lý các cuộc điện thoại liên quan bạo hành trong
gia đình. Cả nước còn có 27.000 tổ chức xã hội, 400 khu cư trú chuyên tư vấn, hỗ trợ pháp lý và
thực hiện các dịch vụ khác cho phụ nữ. Một trong những hoạt động thể hiện sự quan tâm của
Chính phủ đối với phụ nữ là dịp Tết Nguyên đán vừa qua, nữ cảnh sát thành phố Trùng Khánh,
nơi có nhiều đồi núi với vô số đường dốc, bậc thang đã được đi tuần tra bằng patanh có thiết kế
đặc biệt phù hợp dáng vẻ yêu kiều của các bóng hồng cảnh sát.
Trước thềm n
ăm mới, Ủy ban Phụ nữ và thể thao quốc gia Campuchia ra mắt và triển khai hoạt
động với mục tiêu đẩy mạnh phong trào phụ nữ tham gia thể thao và vì sự bình đẳng giới trong
thể thao theo tiêu chí của Ủy ban Ôlympic quốc tế. Bà Prak Sompot, Chủ tịch Ủy ban kêu gọi chính
quyền các cấp ủng hộ và hợp tác trong lĩnh vực giáo dục, thể thao.
Năm Gia đình 2008 tại LB Nga được khai trương ngay trước thềm năm mới với s

ự hiện diện của
Tổng thống V.Putin và Phó Thủ tướng thứ nhất D.Medvedev. Tổng thống V.Putin phát biểu đầy
ấn tượng về vai trò phụ nữ trong gia đình rằng các cơ sở gia đình vững chắc được củng cố bằng
nỗ lực lớn lao hàng ngày, bằng sức lao động, sự kiên nhẫn và trách nhiệm. Việc giáo dục của gia
đình phần nhiều xác định tương lai của một con ngườ
i và trong công việc thiêng liêng ấy vai trò
nhạc trưởng thuộc về người mẹ mà Nhà nước và các nhà sư phạm tốt nhất không thể thay thế.
Paragoay lần đầu có nữ ứng cử Tổng thống. Đảng Colorado của Tổng thống Nicanor Duarte cầm
quyền 47 năm qua ở Paragoay mới đây đã chỉ định Bộ trưởng Giáo dục Blanca Ovelar làm ứng cử
viên Tổng thống của Đảng và là nữ ứng cử viên Tổng th
ống đầu tiên của quốc gia Nam Mỹ này,
cho cuộc bầu cử 20-4-2008. Nếu đắc cử, bà Ovelar sẽ trở thành nữ Tổng thống thứ ba ở Nam Mỹ
sau Michelle Bachelet ở Chilê và Cristina Fernandez ở Áchentina.
Mêhicô quan tâm tạo việc làm cho phụ nữ. Chính phủ vạch chương trình hành động năm 2008,
chú trọng tạo việc làm cho phụ nữ và khắc phục tình trạng bất bình đẳng về thu nhập giữa lao
động nữ và nam. Đặc biệt, cuối tháng 1 vừ
a qua, thủ đô Mêhicô đồng loạt lưu hành 13 xe chở
khách do phụ nữ lái và chỉ dành cho hành khách nữ, tại hai trong 13 tuyến đường chính.
Theo Phụ nữ Thủ đô
Phụ lục 2
THẾ GIỚI HƯỚNG VỀ PHỤ NỮ VÀ VÌ PHỤ NỮ

×