Có 2 dạng đề thi:
- Dạng 1: Tự chọn 1 đề tài nghiên cứu, xây dựng đề cương nghiên cứu cho đề tài mình
Bài làm viết cụ thể, rõ ràng.
Những lỗi sai phổ biến:
+ Đặt mục tiêu nghiên cứu sai: khắc phục bằng cách tự hỏi và suy nghĩ: liệu nghiên cứu của mình có giải quyết
được mục tiêu không?
+ Nhầm lẫn mục tiêu nghiên cứu và ý nghĩa của nghiên cứu. 2 khái niệm này là khác nhau.
+ Nhầm lẫn về phương pháp nghiên cứu: trong 1 số bài làm hay viết “Phương pháp nghiên cứu là xử lý dữ liệu
SPSS”. Cách viết này là sai. SPSS là 1 phần mềm, không phải phương pháp. Nói về phương pháp nghiên cứu, phải
nói được phương pháp thống kê.
- Dạng 2: Cho 1 đề tài nghiên cứu cụ thể, cho mục tiêu nghiên cứu. Hãy xây dựng đề cương để đạt được mục
tiêu nghiên cứu.
Trong phương pháp nghiên cứu khoa học, chúng ta học 5 phần:
Phần 1: Mở đầu:
- Lý do thực hiện đề tài
- Lỗ hổng nghiên cứu
- Mục tiêu của nghiên cứu
- Câu hỏi nghiên cứu
Phần 2: Cơ sở lý thuyết:
- Tổng quan, những lý thuyết có liên quan
- Đo lường các khái niệm
- Xây dựng giả thuyết và đi tới mô hình nghiên cứu
Phần 3: Phương pháp nghiên cứu:
- Lấy mẫu
- Thu thập dữ liệu
- Xử lý dữ liệu
Phần 4: Kết quả nghiên cứu và Thảo luận
- Kết quả có đáp ứng được mục tiêu ban đầu không?
- So với những kết quả khác
Phần 5: Kết luận, Hướng nghiên cứu tiếp theo
Lưu ý: Việc xây dựng đề cương chỉ phân tích 3 phần đầu, không nói đến Kết quả nghiên cứu, Thảo luận, Kết luận
hay hướng nghiên cứu tiếp theo.
TỤ ĐIỂM TRAO ĐỔI TÀI LIỆU THI VÀ KINH NGHIỆM THI MÔN PPNCKH:
Cô có nhấn mạnh các khóa trước các chủ đề sau: Nội dung thi bao gồm:
1. Cách phát triển đề cương nghiên cứu;2. Nghiên cứu định lượng và định tính. 3. Qui trình nghiên cứu định lượng.
Đề thi môn PPNCKH
Khóa: 20 Lớp: ĐÊM 9 Ngày thi: 17.04.2011 Giảng viên: Võ Thị Quý Thời gian: 90' Đề thi: Đóng
Có 3 câu như sau:
Câu 1: Nêu cách viết 1 đề cương nghiên cứu. Lấy đề cương các anh chị đã làm trong các nhóm để minh hoạ (4d)
Câu 2: Ý nghĩa của hệ số Cronbach alpha (2d)
Câu 3: Nêu sự khác nhau giữa nghiên cứu định lượng và nghiên cứu định tính (2d)
Câu 4: Thế nào là một bài nghiên cứu tốt? (2d)
Đề thi có đáp án môn Phương pháp nghiên cứu khoa học (GS.TS
Nguyễn Thị Cành)
ĐỀ 1: Thị trường chứng khoán đi xuống – Nguyên nhân và mức độ tác động đến Vn Index.
Giải quyết tình huống:
- Mục tiêu nghiên cứu :
o Tìm hiểu các nhân tố tác động đến Vn.Index từ đó giải thích sự sụt giảm của thị trường chứng khoán trong thời
gian qua.
o Đánh giá ước lượng mức độ tác động của từng nhân tố lên chỉ số Vn.Index.
o Kiến nghị một vài giải pháp hỗ trợ thị trường chứng khoán và dự báo sự biến động của thị trường chứng khoán
trong tương lai.
- Các câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu
Câu 1: Nghiên cứu là để trả lời các câu hỏi đặt ra. Các câu hỏi phải rõ ràng và thể hiện được mối quan hệ giữa một
hoặc nhiều biến số. Đối với tình huống trên, có thể đặt ra các câu hỏi sau:
Các yếu tố nào tác động đến sự lên xuống của thị trường chứng khoán (đo lường qua sự biến động của chỉ số
Vn.Index)
Liệu có phải tình hình kinh tế vĩ mô (trong nước và thế giới) ảnh hưởng đến sự biến động của thị trường
chứng khốn (TTCK) HAY chính là do tác động của kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết trên sn giao
dịch chứng khốn? Yếu tố tâm lý có tác động như thế nào đến chỉ số Vn Index? Sự biến động của các thị trường
chứng khoán khác trên thế giới như Mỹ, Nhật có tác động đến thị trường chứng khoáng Việt Nam? Việc một loạt
các Tổng công ty lần đầu niêm yết cổ phiếu với mức giá chào sân khá cao có tác động như thế nào đến Vn.Index?
Trong số các nhân tố tác động trên thì nhân tố nào là nhân tố nào là nhân tố chính, quyết định ảnh hướng đến
chỉ số Vn.Index?
Những giải pháp nào có thể thực hiện để vực dậy thị trường chứng khoán?
Tương ứng với các câu hỏi đặt ra, các giải thuyết nghiên cứu có thể có là:
Giả thuyết 1: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự biến động (giảm) của thị trường chứng khoán có thể bao gồm các
nhóm yếu tố sau.
(1) Các yếu tố từ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết (vì chỉ số Vn.Index được
tính từ chính giá của tất cả các cổ phiếu trên sàn )
Đối với nhân tố này có thể đánh giá hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp thep ngành : ở đây sử dụng tiêu
chuẩn phân ngành ICB (bao gồm 10 nhóm ngành cơ bản: Công nghiệp, hàng tiêu dùng, y tế dược phẩm, Tài chính
(gồm Ngân hàng và bất động sản), Tiện ích (Điện, Nước…), Dịch vụ hỗ trợ công nghiệp, Dịch vụ tiêu dùng, Công
nghệ – Bưu chính viễn thông, vật liệu cơ bản, tổng hợp). Từ đó có thể đánh giá nhóm ngành nào ảnh hưởng nhiều
nhất đến chỉ số Vn.Index.
(2) Các yếu tố vĩ mô như:
+ Tăng trưởng kinh tế trong nước
+ Tăng trưởng kinh tế thế giới
+ Biến động thị trường chứng khoán Mỹ, Nhật.
+ Tâm lý nhà đầu tư
(3) Việc chào sàn với mức giá cao của các công ty lớn như Vinaconex, Hoàng Anh Gia Lai,
Giả thuyết hai:
Liệu có phải yếu tố kinh tế vĩ mô, kết quả kinh doanh và tâm lý nhà đầu tư là các nhân tố chính tác động đến sự
biến động của chỉ số Vn.Index?
Giả thuyết ba:
Các giải pháp đưa ra để hỗ trợ thị trường chứng khoán có thể là tạm hoàn việc đánh thuế thu nhập chứng khoán, hỗ
trợ sản xuất kích cầu tiêu dùng để việc dậy nền lên sàn với mức giá tương đối thấp (vì nếu định giá cao, các công ty
này lại có mức với hóa lớn sẽ kéo chỉ số Vn.Index tụt giảm nhanh hơn).
- Thiết kế nghiên cứu (câu 2)
Thiết kế nghiên cứu là bao gồm toàn bộ kế hoạch liên kết nhận thức vấn đề nghiên cứu với nghiên cứu thực
nghiệm thích hợp và có thể làm được. Chọn thiết kế nghiên cứu là tìm được cách tiếp cận, phù hợp để trả lời cho
các câu hỏi nghiên cứu trong khuôn khổ các ràng buộc cho trước. Có 3 loại thiết kế nghiên chủ yếu: Thiết kế
nghiên cứu – thăm dò, mô tả và nguyên nhân.
Đối với tình huống về sự sụt giảm của thị trường chứng khoán Việt Nam ta nên kết hợp sử dụng thiết kế nghiên
cứu thăm dò, nguyên nhân và một phần thiết kế mô tả.
Sở dĩ sử dụng thiết kế nghiên cứu CTKN thăm dò vì vấn đề ở đây chưa được cấu trúc (không hoạch định). Chúng
ta chưa rõ tại sao TTCK lại sụt giảm liên tiếp trong thời gian qua.
Sau khi vấn đề đã được xác định ta sẽ vận dụng mọt phần thiết kế mô tả để nghiên cứu các mối quan hệ giữa chỉ số
Vn.Inedx và các nhân tố tác động, diễn giải mối tư tưởng tác thuận nghịch giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc,
tình hình thực tế.
Sau đó, sử dụng TKNC nguyên nhân để nghiên cứu các tác động và định lượng các tác động của các biến số ảnh
hưởng nhất, xây dựng mô hình thể hiện mối quan hệ giữa các nhân tố.
Phương pháp nghiên cứu (câu 3) phù hợp với thiết kế nghiên cứu đã lựa chọn.
Các phương pháp được áp dụng ở đây là phương pháp định tính và phương pháp định lượng.
Áp dụng phương pháp nghiên cứu định tính thông qua quan sát và phỏng vấn sâu để thăm dò, xác định các nhân tố
có khả năng ảnh hưởng đến chỉ số Vn.Index từ đó có cơ sở để xác định các biến trong mô hình phân tích nhân tố
tác động đến sự lên xuống của Vn.Index. Cụ thể có thể áp dụng các phương pháp định tính sau.
• Tổng quan lịch sừ: mô tả những gì đã xảy ra trên thị trường chứng khoán, biến động của Vn.Index và tình hình
kinh tế, kết quả đoạn (theo quý là phù hợp).
• Thảo luận nhóm: Tổ chức các buổi hội thảo để thảo luận về các nguyên nhân ảnh hưởng đến sự sụt giảm của
TTCK, trong đó đối tượng được mời tham dự la đại diện các doanh nghiệp, đại diện các công ty chứng khoán và
một số nhà đầu tư tổ chức (các quỹ, ngân hàng) và nhà đầu tư cá nhân.
Trước khi áp dụng phân tích định lượng qua mô hình hồi quy, số liệu khảo sát thăm dò, thu thập được rõ được phân
tích để xác định phân nhóm các nhân tố tác động đồng thời sử dụng các hiểm định lượng được sử dụng để đánh giá
mức độ độc lập giữa các biến.
Phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng để đánh giá, ước lượng mức độ, cách thức tác động của các giả
thuyết trong nghiên cứu định tính
- Nguồn số liệu dự kiến (Câu 4)
Gồm có:
+ Dự liệu thứ cấp với
o Các đề tài nghiên cứu trước đó
o Tạp chí khoa học chuyên ngành, tài liệu giáo trình liên quan
o Dữ liệu về chỉ số Vn.Index trong giai đoạn từ đầu 2008 đến nay.
o Kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn Hose của Vn.Index dùng cho sàn HOSE)
thông qua thu thập báo cáo tài chính.
o Dữ liệu về tình hình tăng trưởng GDP qua các tháng của Việt Nam, của thế giới
o Dữ liệu về chỉ số DownJohn, Nicksen
Nguồn dữ liệu chủ yếu lấy tư Internet với trang Wed của sở giao dịch chứng khoán TP. HCM và của các công ty
chứng khoán các báo cáo tài liệu khác có thể tham khảo từ các chuyên gia tài chính trong ngành, qua đồng nghiệp.
+ Dữ liệu sơ cấp
o Khảo sát thăm dò các đối tượng để xác định nhân tố tác động đến Vn.Index (nhà đầu tư, đại diện các doanh
nghiệp thuộc các ngành, đại diện cơ quan quản lý)
o Nguồn dữ liệu sơ cấp thu thập được thông qua việc phỏng vấn, thảo luận nhóm và phát phiếu điều tra với thiết kế
chọn mẫu xác suất – lấy mẫu ngẫu nhiên phân tầng tức phân các đối tượng nghiên cứu theo các nhóm khác (nhóm
nhà đầu tư, nhóm các doanh nghiệp) sau đó áp dụng phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên đơn thuần cho mỗi nhóm.
o Kích thước mẫu: Đối với nhóm nhà đầu tư, lấy sai số cho phép T = 0,05 và độ tin cậy cho phép P = 0,95 -> n =
384. Đối với các doanh nghiệp, cơ quan quản lý áp dụng phương pháp phỏng vấn sâu, hơn nữa các đối tượng này
khó tiếp cận nên dùng chọn mẫu phi xác suất để thuận tiện cho việc nghiên cứu.
Mô hình định lượng cho vấn đề nghiên cứu:
Bên cạnh phương pháp lập bảng chéo dựa trên các số liệu thu thập (ví dụ tâm lý bi quan/lạc quan của nhà đầu tư và
sự sụt giảm/đi lên của chỉ số Vn.Index) có thể vận dụng mô hình hồi quy phân tích nhân tố với chương trình SPSS
để xử lý thông tin.
Gọi Y là biến phụ thuộc (chỉ số Vn.Index)
Biến độc lập bao gồm:
Y1 – Tăng trưởng kinh tế Việt Nam (GDP)
Y2 – Tăng trưởng kinh tế thế giới/khu vực
Y3 -> Y13 – Tăng trưởng ROE (Theo quý) của lần lượt 10 ngành theo tiêu chuẩn phân ngành ICB như đã đề cập
(chẳng hạn: Y3 : ROE của ngành tài chính, Y4 – Ngành công nghiệp, Y5 – Ngành hàng tiêu dùng, Y6 – Y Tế, Y7 –
Tiện ích, Y8 – Vật liệu cơ bản, Y9 – Công nghệ, Y10 – Dịch vụ công nghiệp, Y11 – Xăng dầu , Y12 – Tổng hợp).
Y14 – Chỉ số Down John
Y15 – Tâm lý nhà đầu tư (với 1 – bi quan, 0 - lạc quan).
Mô hình hồi quy có dạng như sau:
Y = a + b X1 + c X2+ d X3 + e X4+ + n X15
Giả sử kết quả phân tích cho biết nhân tố kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp và tăng trưởng kinh tế có tác
động đến chỉ số Vn.Index nhất thể hiện qua hệ số tương quan gần bằng 1 và dương.