Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Tài liệu Thư Pháp và Nhân Cách doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (204.77 KB, 9 trang )

Thư Pháp và Nhân Cách

Nét chữ thể hiện nết người. Rèn thư pháp chính là rèn nhân cách. Từ xa
xưa các sách dạy thư pháp Trung Quốc đều chủ trương rằng: “Học tập
thư pháp có thể tu thân, dưỡng tánh, trui luyện tâm tình”. Từ đó, họ
kính cẩn tôn thư pháp lên thành Ðạo (Thư pháp giả, đạo dã), để rồi ở
xứ sở mà thậm chí uống trà cũng là đạo thì người Nhật có nệ chi mà
chẳng gọi thư pháp là thư đạo (shodo)!



Chữ Hán: Thư là viết chữ; Pháp là cách thức. Hiểu ngắn gọn, thư pháp
là cách viết chữ. Trong ngôn ngữ phương Tây (chẳn hạn tiếng Anh), từ
calligraphy gồm calli + graphy. Calli do gốc Hy Lạp kalli, phát sinh từ
kallos (vẽ đẹp); graphy do gốc Hy Lạp graphen (viết chữ). Vậy thư
pháp là cách viết chữ đẹp. Xét như thế, thư pháp rõ ràng không phải là
một nghệ thuật của riêng một dân tộc nào; mọi dân tộc đã có chữ viết
đều có thể tạo ra thư pháp cho mình.
Thời xưa, khi nghề in chưa có (hoặc đã có mà chưa tinh vi), những văn
kiện quan trọng hay tác phẩm thiêng liêng đều cần những nhà thư pháp
(calligraphers) nắn nót, trau chuốt từng nét một. Các bản hiến pháp của
nhiều nước phương Tây từng được viết bằng bút lông ngỗng là một thí
dụ. Ðặc biệt với kinh điển của nhiều tôn giáo, các nhà thư pháp còn dốc
lòng tôn kính, trọn gìn trai giới và kiêng tửu sắc trong suốt những ngày
tháng tỉ mỉ chép kinh thành những tác phẩm mỹ thuật, mà ngày nay
một số kiệt tác còn may mắn giữ được đã trở thành tài sản văn hóa vô
giá của các viện bảo tàng tên tuổi trên thế giới.
Như nói trên, thư pháp không bao giờ là độc quyền của một hệ thống
chữ viết nào. Họa sĩ Từ Băng (Trung Quốc) từng đến New York dạy
cho người Mỹ viết thư pháp bằng tiếng Anh, rất được hoan nghênh


(1996). Từ lâu, người Việt đã sớm biết “cách tân” thư pháp chữ Hán
thành thư pháp chữ Việt
Lời cầu nguyện của thi hào R. Tagor đã được vị danh sĩ đất Hà Tiên
dịch ra song thất lục bát rồi viết bằng bút lông với mực nho trên cánh
quạt giấy (1959), được trân trọng lưu giữ ở Ấn Ðộ.
Mỗi nhà thư pháp tên tuổi đều có bút pháp riêng. Về mặt mỹ học,
người ta lý luận rằng bút pháp đó có thể mang những tinh chất như: gân
cốt, khí lực, uyển chuyển, cân xứng (quân chỉnh) v.v… Vậy căn cứ vào
đâu để nhận ra thư pháp nào đẹp hay chưa đẹp? Người xem cần phải
biết khá nhiều lý thuyết và kỹ thuật của các “nhà” rồi mới đủ sức cảm
nhận cái đẹp của thư pháp không? Trộm nghĩ, cái gì tự nó là đẹp, được
cảm thụ trực tiếp và tự nhiên, há phải đợi những biện giải chi li với
rườm rà phân tích!
Người viết vốn dĩ từ chỗ xuất kỳ bất ý mới có thể để lại đời nét mực
thần với dường bút thánh. Người thưởng ngoạn cũng nên lấy tâm
không để lĩnh hội tài hoa. Ðứng trước bức thư pháp, hãy buông xả mọi
định kiến và dư luận; hễ tự lòng ta thấy nó đẹp và thực sự thích thú
thưởng ngoạn, thế là đủ lắm rồi, dẫu ai kia khác ý thì cũng mặc tình,
nào có sao đâu!
Nét chữ thể hiện nết người. Rèn thư pháp chính là rèn nhân cách. Từ xa
xưa các sách dạy thư pháp Trung Quốc đều chủ trương rằng: “Học tập
thư pháp có thể tu thân, dưỡng tánh, trui luyện tâm tình”. Từ đó, họ
kính cẩn tôn thư pháp lên thành Ðạo (Thư pháp giả, đạo dã), để rồi ở
xứ sở mà thậm chí uống trà cũng là đạo thì người Nhật có nệ chi mà
chẳng gọi thư pháp là thư đạo (shodo)!
Người khổ luyện thực hành thư pháp có thể dùng cái đẹp của chữ và
mực để rèn dũa tâm hồn đã đành, mà người chơi thư pháp cũng có thể
mượn nét bút tài hoa của người khác để trau tria đời sống tinh thần. Với
chủ định này, giờ đây chữ Hán, chữ Việt hay là tiếng Pháp, tiếng Anh
chi chi chăng nữa cũng chẳng còn ngăn ngại, miễn sao thực tâm thích

cái đẹp của tấm chữ để rồi chọn treo nơi nào mình hay chạm mắt tới.
Ngày ngày, ra vào thấy chữ là ngắm nghía trầm ngâm, ngẫm nghĩ răn
lòng…






Tùy xu hướng tâm linh, tùy nhu cầu tình cảm, và tùy mục đích đang
đeo đuổi mà chọn một chữ, lựa một câu trong thiên kinh vạn quyển của
văn hoáa Ðông Tây, cổ kim nhân loại. Giữa buổi lừa lọc, xa hoa có
người treo chữ Tín, chữ Kiệm. Bậc chức trọng quyền cao biết giữ cái
tâm có thể treo cả câu Quan nhất thời, dân vạn đại. Biết võ vẽ chữ Nho,
treo hai chữ Tích thời chỗ học hành hay nơi làm việc, ấy là tự răn mình
phải quý tiếc ngày giờ, đừng lãng phí thời gian. Lắm khi chỉ trơ trọi
một chữ Nhẫn tung hoành trên giấy mà hàm súc biết bao ý tình hối ngộ
của kẻ quen tánh nóng giận buông lung, đang gắng tập kềm thúc ngọn
lửa lòng sân nộ.
Lấy chữ làm tranh, mượn cái đẹp ngoại vật hiển bày để làm phương
tiện trau dồi cho nên cái đẹp nội tâm tàng ẩn, đó là một trong nhiều
cách Học Làm Người. Tự mình nhắc nhở mình bằng lời lẽ trang trọng
treo trên vách, ý thức đó và hành vi đó mới đẹp làm sao? Thư pháp và
Nhân cách, hai cái đẹp cứ ngỡ rằng biệt lập cách ngăn mà hóa ra vẫn
liên hệ tương quan nhiều lắm vậy.

×