Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu Tìm hiểu một số khác biệt cơ bản giữa các chip Core i của Intel ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (465.58 KB, 4 trang )

Tìm hiểu một số khác
biệt cơ bản giữa các chip
Core i của Intel
Intel ngự trị trên thị trường CPU đã một thời gian dài, nhưng có thể nói cách
đặt tên sản phẩm gần đây của gã khổng lồ sản xuất chip khiến cho không ít
người…rối loạn. Vậy đâu là sự khác nhau giữa các vi xử lý Core i3, i5 và i7.
Có thể nói nhanh rằng con số phía sau chữ Core i càng lớn, vi xử lý đó có xu
hướng càng mạnh. Bảng so sánh bên dưới giúp bạn có một cái nhìn ban đầu
hơn về sự khác nhau này. Lưu ý đây là các loại vi xử lý dành cho desktop của
Intel:

Từ bảng trên chúng ta có thể thấy, các model Core i3 là dòng chip phù hợp
với người dùng phổ thông, trong khi Core i7 phù hợp với những ai dùng máy
cho các mục đích chuyên dụng cần tới chip xử lý có tốc độ cao như chơi
game hay biên tập video. i5 là các vi xử lý thuộc tầm giữa i3 và i7, phù hợp
cho những người vừa có nhu cầu dùng máy cho các công việc cơ bản nhưng
vẫn có một vài tác vụ cần tới vi xử lý mạnh.
Bảng trên mới chỉ cho chúng ta cái nhìn tổng quát nhất về các model chip, và
chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn 1 chút để xem model nào hợp với mình. Lưu ý là
các model nói ở đây là chip Core i cho desktop. Các chip này có đặc tính kĩ
thuật khác với các phiên bản mobile và bản cho server.

Nehalem, Sandy Bridge, Ivy Bridge là gì?
Đây là 3 cái tên được đặt cho 3 thế hệ vi xử lý Core i khác nhau. Nehalem là
tên gọi các vi xử lý Core i đời đầu, dùng socket LGA 1156 và một vài model
dùng socket 1366. Sandy Bridge và mới nhất là Ivy Bridge, là các vi xử lý
dùng socket LGA 1155. Điều này có nghĩa một bo mạch chủ dùng socket
LGA 1156 sẽ không tương thích với các vi xử lý dùng LGA 1155. Ngoài ra,
Intel có một loại vi xử lý Sandy Bridge-E 6 nhân cần dùng tới loại socket đặc
biệt là LGA 2011.
Cách phân biệt các thế hệ vi xử lý


Vi xử lý Nehalem thường có “đặc điểm nhận dạng” là có 3 con số phía sau
chữ Core i. Một ví dụ là Core i7-920. Trong khi đó, các chip Sandy Bridge có
xu hướng dùng 4 chữ số, bắt đầu bằng số 2. Ví dụ như: Core i7-2600. Ivy
Bridge lại thường được Intel “đính kèm” 4 chữ số phía sau để nhận biết, bắt
đầu với số 3. Ví dụ như: i7-3770. Tuy nhiên, không phải lúc nào các con chip
cũng được đặt theo thứ tự này. Các vi xử lý Sandy Bridge-E 6 nhân của Intel
lại sử dụng 3 (cũng có 1 số ít dùng 4 chữ số bắt đầu bằng 38, 39 chữ số phía
sau để nhận dạng giống như Nehalem.
Chữ “K” có ý nghĩa gì?
Một vài model Core i5 và i7 có thêm chữ cái K phía sau. Điều này để “thông
báo” con chip đó có khả năng ép xung (hệ số nhân của chip không bị khóa).
Tất cả các chip Cor i3 không có khả năng này.
Nhiều nhân, nhiều luồng có ý nghĩa gì?
Nhìn chung, chip càng nhiều nhân và nhiều luồng xử lý thì càng mạnh. Một
nhân là một chip vật lý (physical chip) nằm trên một bộ vi xử lý (hay chúng ta
vẫn gọi là con chip). Càng nhiều nhân xử lý, bạn càng có thể chạy nhiều tác
vụ hơn, tốc độ cao hơn. Sau này intel mang công nghệ siêu phân luồng (hyper
threading) của chip Pentium 4 thời trước trở lại và áp dụng vào mỗi nhân thực
khiến cho mỗi nhân thực này có thể xử lý song song các dữ liệu tốt hơn, tuy
nhiên điều này chỉ có tác dụng thực sự rõ rệt hơn khi làm các tác vụ yêu cầu
vắt kiệt tài nguyên hệ thống như render hình ảnh hay decode video v.v…
Nếu giải thích một cách hình tượng hơn thì vấn đề xử lý dữ liệu cũng giống
như giao thông, một nhân thực giống như 1 con đường, dữ liệu đi lại hỗn độn
trên con đường giống như xe cộ. Và công nghệ siêu phân luồng giống như đặt
giải phân cách vào giữa con đường đó để dữ liệu triều qua lạ không bị tắc
nghẽn, tất nhiên bình thường sẽ không thấy sự khàc biệt về tốc độ di chuyển
mà chỉ khi đường tắc chúng ta mới có thể thấy rõ tác dụng của việc phân
luồng.
Càng nhiều luồng xử lý thì có thể chạy nhiều ứng dụng cùng lúc hơn, các ứng
dụng nặng cũng chạy nhanh hơn.

Turbo Boost là gì?
Turbo Boost là một tính năng mới có trên các vi xử lý Core i5 và i7 cho phép
các vi xử lý tạm thời tự ép xung. Tính năng này giúp cho 1 vài nhân xử lý
tăng được về tốc độ xử lý: khi ứng dụng ko dùng hết các nhân của bộ xử lý,
con chip sẽ tự động ép xung các nhân đang chạy lên cao hơn. Bạn có thể tham
khảo thêm tính năng qua video ở đường link này trên trang chủ Intel.

×