Tải bản đầy đủ (.docx) (48 trang)

QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – TRUNG QUỐC TRONG BỐI CẢNH MỚI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (328.96 KB, 48 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

NIÊN LUẬN

QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM –
TRUNG QUỐC TRONG BỐI CẢNH MỚI
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TS. Nguyễn Thị Minh Phương
SINH VIÊN THỰC HIỆN
LỚP
NGÀNH

: Đồn Bình Dương

: QH-2018-E KTQT CLC 2
: Kinh tế quốc tế

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO : CTĐT CLC

Hà Nội, 7/2021


1

I

MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.......................................................................................2
DANH MỤC HÌNH.....................................................................................................4


DANH MỤC BẢNG....................................................................................................4
MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 5
Chương 1: Cơ sở lý luận về Thương mại quốc tế......................................................9
1.1. Khái niệm Thương mại quốc tế.......................................................................9
1.2. Đặc trưng của Thương mại quốc tế.................................................................9
1.3. Các hình thức Thương mại quốc tế................................................................11
1.4. Lý thuyết cổ điển về Thương mại quốc tế.....................................................12
Chương 2: Thực trạng mối quan hệ thương mại Việt Nam – Trung Quốc...........14
2.1. Bối cảnh quốc tế và khu vực.........................................................................14
2.2. Bối cảnh mới của hai nước nói riêng.............................................................18
2.3. Thực trạng thương mại giữa Việt Nam – Trung Quốc trong bối cảnh hiện nay
............................................................................................................................. 24
2.3.1. Kim ngạch xuất nhập khẩu......................................................................24
2.3.2. Cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu.............................................................32
2.3.3. Thuận lợi và khó khăn.............................................................................35
Chương 3: Triển vọng và một số hàm ý chính sách để phát triển quan hệ
thương mại song phương Việt Nam – Trung Quốc trong bối cảnh mới.................38
3.1. Triển vọng trong mối quan hệ thương mại song phương Việt Nam – Trung
Quốc..................................................................................................................... 38
3.2. Hàm ý chính sách cho Việt Nam để phát triển mối quan hệ thương mại song
phương Việt Nam -Trung Quốc............................................................................39
3.2.1. Đối với Nhà nước....................................................................................39
3.2.2. Đối với doanh nghiệp..............................................................................41
KẾT LUẬN................................................................................................................44
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................46


2

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CHỮ VIẾT TẮT
ACFTA

NGHĨA TIẾNG ANH
ASEAN-China Free

NGHĨA TIẾNG VIỆT
Khu vực mậu dịch tự do

ASEAN

Trade Area
Association of South East

ASEAN - Trung Quốc
Hiệp hội các Quốc gia

ASEM
CPTPP

Asian Nations
The Asia-Europe Meeting
Comprehensive and

Đông Nam Á
Diễn đàn hợp tác Á-Âu
Hiệp định Đối tác Tồn

Progressive Agreement


diện và Tiến bộ xun

for Trans-Pacific

Thái Bình Dương

Partnership
Code of Conduct

Bộ quy tắc ứng xử Biển

EU
EVFTA

European Union
EU-Vietnam Free Trade

Đông
Liên minh châu Âu
Hiệp định thương mại tự

FDI

Agreement
Foreign Direct

do Việt Nam – EU
Đầu tư trực tiếp nước

GDP

IATA

Investment
Gross domestic product
International Air

ngoài
Tổng sản phẩm quốc nội
Hiệp hội Vận tải Hàng

ILO

Transport Association
International Labour

không Quốc tế
Tổ chức Lao động Quốc

RCEP

Organization
Regional Comprehensive

tế
Hiệp định Đối tác Kinh

UNCLOS

Economic Partnership
United Nations


tế Tồn diện Khu vực
Cơng ước Liên Hợp

Convention on the Law

Quốc về Luật biển

of the Sea
United States dollar
World Economic Forum

Đô la Mỹ
Hội nghị Diễn đàn Kinh

on ASEAN

tế thế giới về ASEAN

COC

USD
WEF ASEAN


3

DANH MỤC HÌNH
ST


Hình

Nội dung

Trang

T
1

2.1

Biểu đồ kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam - Trung

19

2

2.2

Quốc giai đoạn 2010-2020
Biểu đồ kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam và thế

22

3

2.3

giới trong giai đoạn 2010-2020
Biểu đồ kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam - Trung


22

4

2.4

Quốc giai đoạn 2010-202
Cán cân thương mại Việt Nam - Trung Quốc giai đoạn

23

2.5

2010-2020
Biểu đồ kim ngạch xuất khẩu của 3 nhóm hàng (tư liệu

25

5

sản xuất, tiêu dùng, trung gian) xuất khẩu từ việt nam
sang trung quốc giai đoạn 2010-2020

DANH MỤC BẢNG
ST

Bảng

Nội dung


Trang

T
1

2.1

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang Trung

19

2.2

Quốc giai đoạn 2010-2020
Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ Trung

21

2

Quốc giai đoạn 2010-2020


4

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Mối quan hệ Việt Nam – Trung Quốc đã được hình thành từ rất lâu và đã tồn
tại vững bền trong nhiều năm qua. Mặc dù có nhiều biến cố, thăng trầm trong lịch

sử, cùng với những biến động chính trị - xã hội, văn hóa đã làm ảnh hưởng đến mối
quan hệ này, đặc biệt là giao thương – thương mại giữa hai nước nhưng chưa bao
giờ triệt tiêu được sự liên kết này. Đặc biệt, khi bình thường hóa quan hệ vào năm
1991, quan hệ Việt Nam và Trung Quốc đã phát triển nhanh chóng, tồn diện và sâu
rộng trên nhiều lĩnh vực cả chính trị-ngoại giao, kinh tế, văn hóa, khoa học, quốc
phòng và an ninh; cả cấp độ Trung ương và địa phương, nhất là các tỉnh biên giới
giữa hai nước; cả ngoại giao chính thức Đảng, Nhà nước và ngoại giao nhân dân,…
Quan hệ kinh tế, đặc biệt là thương mại giữa hai nước đã và đang được thúc
đẩy phát triển mạnh mẽ, gặt hái được nhiều thành công. Song, vẫn còn nhiều thách
thức vấn đề lớn mà hoạt động thương mại Việt – Trung phải đối mặt, những khó
khăn mà địi hỏi hai bên phải dùng những thái độ tích cực cùng nhau giải quyết để
đạt được hiệu quả tối ưu nhất, nhất là trong bối cảnh mới hiện nay. Trong bối cảnh
10 năm trở lại đây đã có những chuyển biến phức tạp từ cả quốc tế đến khu vực nói
chung và hai nước nói riêng. Điều này đã tác động không nhỏ đến quan hệ thương
mại Việt Nam – Trung Quốc, vì vậy đề tài “Quan hệ thương mại Việt Nam –
Trung Quốc trong bối cảnh mới” này được đưa ra để nhằm nghiên cứu tình hình
quan hệ thương mại giữa hai nước và tác động của bối cảnh mới hiện nay tác động
đến mối quan hệ đó như thế nào.
2. Mục tiêu nghiên cứu
-

Góp phần hệ thống hóa và làm sáng tỏ cơ sở lý luận về thương mại quốc tế nói

-

chung.
Phân tích tổng quan về bối cảnh hiện nay của thế giới, khu vực nói chung và
quan hệ giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc nói riêng.



5

-

Phân tích và đánh giá một cách khoa học và toàn diện thực trạng mối quan hệ

-

thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Đưa ra một số hàm ý chính sách cho Việt Nam nhằm thúc đẩy và phát triển
mối quan hệ thương mại song phương Việt – Trung trong bối cảnh mới
3. Tổng quan tài liệu
Đề tài về quan hệ kinh tế hay quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Trung

Quốc đã có kha nhiều cơng trình nghiên cứu. Bài nghiên cứu này có tham khảo từ
một số tài liệu nghiên cứu như “Quan hệ thương mại Việt Nam - Trung Quốc: Thực
trạng, vấn đề và giải pháp” của tác giả Lê Đăng Minh năm 2016, bài nghiên cứu
phân tích kim ngạch thương mại Việt – Trung cho thấy tình trạng nhập siêu vẫn kéo
dài và mức độ ngày càng lớn trong giai đoạn 2000-2015. Từ những phân tích trên
đưa ra tính chất Bắc – Nam trong cơ cấu xuất nhập khẩu của Việt Nam – Trung
Quốc, xác định vị thế của Việt Nam trong mối quan hệ thương mại song phương với
Trung Quốc - ngày càng trở thànhmột thị trường xuất khẩu quan trọng đối với
Trung Quốc. Tác giả đã định hướng điều chỉnh cán cân thương mại của Việt Nam
với Trung Quốc trong quá trình Việt Nam thực hiện các cam kết của WTO và
ACFTA và đưa ra một số giải pháp để Việt Nam tập trung vào điều chỉnh cơ chế
quản lý xuất nhập khẩu với Trung Quốc hiện cịn rất lỏng lẻo, thốt khỏi sự phụ
thuộc nặng nề vào thị trường Trung Quốc, đổi mới cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu
lạc hậu và bất lợi cho Việt Nam, phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ, nâng cao
năng lực cạnh tranh của hàng Việt Nam.
Bên cạnh đó cũng có bài nghiên cứu với chủ đề tương tự “Thương mại Việt

Nam – Trung Quốc thực trạng và giải pháp” của nhóm tác giả Bùi Thị Minh
Nguyệt, Trần Văn Hùng, Lê Thị Mai Hương đăng trên Tạp chí Khoa học và Cơng
nghẹ lâm nghiệp số 2 năm 2016. Bài viết nêu lên thực trạng thương mại Việt Nam Trung Quốc trên các lĩnh vực xuất nhập khẩu và thương mại hàng hóa. Dựa trên các
nguồn số liệu thứ cấp thu thập từ Tổng Cục Hải Quan, bài viết nêu bật được tình
hình xuất nhập khẩu của Việt Nam và Trung Quốc giai đoạn 2005-2014, cụ thể kim


6

ngạch cuất nhập khẩu của Việt Nam và Trung Quốc giai đoạn 2005-2014; kim
ngạch xuất nhập khẩu của các thị trường lớn của Việt Nam; tình hình nhập khẩu
hàng hóa của Việt Nam từ Trung Quốc. Kết quả cho thấy, hoạt động thương mại của
Việt Nam đang phụ thuộc rất lớn vào Trung Quốc và đáng lo ngại là tình trạng nhập
siêu từ Trung Quốc ngày một gia tang. Ngoài ra, bài viết còn nêu lên những vấn đề
đặt ra đối với thương mại Việt Nam – Trung Quốc trong giai đoạn này. Trên cơ sở
đó, bài viết nêu lên một số khuyến nghị góp phần hạn chế nhập khẩu từ Trung
Quốc.
Ngồi ra, trên tạp chí Kinh tế đối ngoại được đăng vào ngày 07/01/2017 có
bài viết “Động thái quan hệ thương mại Việt Nam – Trung Quốc trong những năm
đầu thế kỷ XXI” của nhóm tác giả Phạm Bích Ngọc, Vũ Hồng Linh, Ngơ Hồng
Thu Thủy cũng đã phân tích đánh giá về tình trạng nhập siêu của Việt Nam với
Trung Quốc nagy từ những năm đầu thế kỷ 20 cho đến hết năm 2016. Từ thực trạng
ấy nhóm tác giả đã chỉ ra được hai vấn đề chính là sự yếu kém của nền kinh tế Việt
Nam và sự phụ thuộc mạnh của nền kinh tế Việt Nam vào Trung Quốc.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là về quan hệ thương mại Việt Nam – Trung quốc trong
đó bao gồm:
-


Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Trung Quốc
Cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam – Trung Quốc
4.2. Phạm vi nhiên cứu

-

Phạm vi không gian: đề tài nghiên cứu trong phạm vi Việt Nam và Trung

-

Quốc
Phạm vi thời gian: đề tại chọn khoảng thời gian nghiên cứu là từ năm 2010
đến năm 2020. Do trong giai đoạn này bối cảnh quốc tế, khu vực cũng như


7

tình hình giữa hai nước có nhiều biến động ảnh hưởng đến thương mại như
xung đột giữa các cường quốc mới và cũ, chiến tranh thương mại, …
5. Phương pháp nghiên cứu
Bài nghiên cứu “Quan hệ thương mại Việt Nam – Trung Quốc trong bối cảnh
mới” sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính. Đề sử dụng các phương pháp cụ
thể sau:
-

Phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp so sánh
Phương pháp phân tích tổng hợp

6. Kết cấu bài nghiên cứu

Ngồi lời mở đầu, danh mục bảng biểu, chữ viết tắt, kết luận và tài liệu tham
khảo ra thì nội dung bài nghiên cứu bao gồm 3 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về Thương mại quốc tế
Chương 2: Thực trạng mối quan hệ thương mại Việt Nam – Trung Quốc
Chương 3: Triển vọng và một số hàm ý chính sách để phát triển quan hệ
thương mại song phương Việt Nam – Trung Quốc trong bối cảnh mới


8

Chương 1: Cơ sở lý luận về Thương mại quốc tế
1.1. Khái niệm Thương mại quốc tế
Thương mại quốc tế là q trình trao đổi hàng hóa dịch vụ giữa các nước thông qua
buôn bán, tuân theo nguyên tắc trao đổi ngang giá nhằm mục đích kinh tế và lợi
nhuận. Trao đổi hàng hóa, dịch vụ là một hình thức của các mối quan hệ kinh tế xã
hội và phản ánh sự phụ thuộc lẫn nhau giữa những người sản xuất kinh doanh hàng
hóa, dịch vụ riêng biệt của các quốc gia.
Thương mại quốc tế vừa được coi là một quá trình kinh tế lại vừa được coi là một
ngành kinh tế. Với tư cách là một quá trình kinh tế, thương mại quốc tế được hiểu là
một quá trình bắt đầu từ khâu điều tra nghiên cứu thị trường cho đến khâu sản xuất
kinh doanh, phân phối, lưu thông – tiêu dùng và cuối cùng lại tiếp tục tái diễn lại
với qui mơ và tốc độ lớn hơn. Cịn với tư cách là một ngành kinh tế thì thương mại
quốc tế là một lĩnh vực chun mơn hóa, có tổ chức, có phân cơng và hợp tác, có
cơsở vật chất kĩ thuật, lao động, vốn, vật tư, hàng hóa... là hoạt động chuyên mua
bán, trao đổi hàng hóa dịch vụ với nước ngồi nhằm mục đích kinh tế.
1.2. Đặc trưng của Thương mại quốc tế
Thương mại quốc tế bên cạnh việc khai thác mọi lợi thế tuyệt đối của đất nước phù
hợp với xu thế phát triển và quan hệ kinh tế quốc tế thì cũng cần phải tính đến lợi
thế tương đối có thể được. Có nghĩa là phải ln tính tốn giữa cái có thể thu được
với cái phải trả khi tham gia vào thương mại quốc tế để có biện pháp chính sách

thích hợp. So với bn bán trong nước thì thương mại quốc tế có những đặc trưng
riêng.
Quan hệ buôn bán trong nước là những quan hệ giữa những người tham gia vào quá
trình sản xuất và lưu thông trên cơ sở phân công lao động và chun mơn hóa trong
nước trong khi đó thương mại quốc tế thể hiện sự phân công lao động và chun
mơn quốc tế ở trình độ kĩ thuật cao hơn và qui mơ lớn. Nó được phát triển trong
mơi trường hồn tồn khác so với quan hệ bn bán trong nước.


9

Thương mại quốc tế là quan hệ kinh tế diễn ra giữa các chủ thể của các nướckhác
nhau, các chủ thể có quốc tịch khác nhau. Vì vậy liên quan đến thương mại quốc tế
là liên quan đến hàng loạt các vấn đề khác nhau giữa các nước. Điều này làm cho
thương mại quốc tế phức tạp hơn rất nhiều so với các quan hệ buôn bán trong nước.
Thị trường quốc tế và thị trường dân tộc là những phạm trù kinh tế khác nhau. Vì
vậy, các quan hệ kinh tế diễn ra giữa các chủ thể trong kinh doanh thương mại quốc
tế mang tính chất kinh tế xã hội hết sức phức tạp. Quan hệ thương mại quốc tế diễn
ra giữa các chủthể kinh tế của các nước khác nhau nên quan hệ này chịu sự điều tiết
của các hệ thống luật pháp của các nước khác nhau, ngoài ra trong thương mại quốc
tế còn thường xuyên sử dụng các luật, điều ước, công ước, qui tắc, thông lệ... mang
tính chất quốc tế nên hệ thống luật điều chỉnh trong thương mại quốc tế phức tạp
hơn nhiều so với bn bán trong nước. Ngồi việc phải hiểu rõ và nắm bắt kịp thời
những thay đổi của luật và chính sách quốc gia thì các nhà kinh doanh thương mại
quốc tế cũng cần nắm rõ những vấn đề này của các nước khác, đặc biệt là phải hiểu
rõ những qui định cụ thể của nước đối tác về mặt hàng, lĩnh vực mà minh kinh
doanh cũng như hiểu và sử dụng tốt những qui định mang tính chất quốc tế.
Cũng giống như luật pháp, mỗi quốc gia cũng có đồng tiền riêng của quốc gia
mình .Trong quan hệ thương mại quốc tế, các nhà kinh doanh phải quan tâm đến
không chỉ một đồng tiền của quốc gia mình mà cần nắm rõ tình hình thị trường tiền

tệ, chính sách tiền tệ của các nước khác để lựa chọn sử dụng một đồng tiền thanh
tốn hợp lí nhất vì đồng tiền thanh toán trong thương mại quốc tế là ngoại tệ đối với
ít nhất là một bên tham gia.
Trong thương mại quốc tế hàng hóa, dịch vụ được di chuyển qua biên giới quốc gia.
Vì vậy, quan hệ thương mại quốc tế phụ thuộc nhiều vàochính sách thương mại
quốc tế của các nước, đặc biệt là việc quản lí thương mại quốc tế thơng qua các
cơng cụ chính sách như thuế, hạn ngạch và các công cụ phi thuế quan khác của các
nước. Chính phủ các nước có thể sử dụng các hàng rào để ngăn ngừa hay điều tiết
luồng hàng hóa nhập khẩu để bảo hộ cho các doanh nghiệp nội địa hoặc cũng có thể


10

sử dụng các công cụ khác nhau như trợ cấp để giúp các doanh nghiệp nội địa tăng
khả năng cạnh tranh trên thị trường. Ngoài ra, do phải vận chuyển qua biên giới
quốc gia với khoảng cách tương đối xa nên quá trình giao nhận vận chuyển cũng trở
nên phức tạp hơn rất nhiều, đòi hỏi thêm nhiều hoạt động kèm theo như làm các thủ
tục thông quan, vận chuyển thường thông qua các hãng vận tải, mua bảo hiểm cho
hàng hóa ...
Đặc biệt là đối với những hàng hóa, dịch vụ tham gia vào thương mại quốc tế thì
phải phù hợp với những qui định của các nước về chính sách mặt hàng và loại hàng
hóa dịch vụ mà thế giới chấp nhận. Vì vậy đối với hàng hóa và dịch vụ tham gia vào
thương mại quốc tế thường phải đạt được một số tiêu chuẩn nhất định hay nói cách
khác là phải được tiêu chuẩn hóa. Những tiêuchuẩn này có thể là tiêu chuẩn của
quốc gia, có thể là tiêu chuẩn của khu vực cũng có thể là những tiêu chuẩn quốc tế.
1.3. Các hình thức Thương mại quốc tế
-

Thương mại hàng hóa quốc tế


Là hình thức thương mại trong đó diễn ra việc mua bán trao đổi các sản phẩm, hàng
hóa thể hiện dưới dạng vật chất hữu hình. Ví dụ: Trao đổi hàng nơng sản (gạo, cà
phê), nguyên liệu, nhiên liệu, thiết bị máy móc là những lĩnh vực quan trọng trong
thương mại hàng hóa quốc tế.
-

Thương mại dịch vụ quốc tế

Là hình thức thương mại trong đó diễn ra các hoạt động trao đổi mua bán các sản
phẩm vơ hình, phi vật chất được thể hiện thông qua các hoạt động của con người.
Đặc điểm nổi bật là thương mại dịch vụ rất đa dạng như viễn thơng, ngân hàng, tài
chính.
-

Thương mại liên quan đến sở hữu trí tuệ

Đó là sự trao đổi quốc tế về một sơ hàng hóa vơ hình như các bí quyết công nghệ,
bằng phát minh sáng chế, quyền sở hữu công nghiệp, chỉ dấu địa lý, thương hiệu,


11

…. Đây cũng chính là những hợp đồng kinh tế mang tính thời đoạn, hiệu quả kinh
tế phụ thuộc vào sự phát huy và mức độ bản quyền của công nghệ đó. Tính chất này
tạo nên sự khác biệt giữa hình thức này với tính chất mua bán đứt đoạn của các hình
thức thương mại quốc tế khác.
-

Thương mại quốc tế liên quan đến đầu tư


Sự trao đổi hàng hóa, dịch vụ gắn liền với haotj động đầu tư quốc tế. Hình thức này
ngày càng phổ biến với sự tăng trưởng mạnh mẽ của dòng vốn đầu tư quốc tế và đặc
biệt là sự phát triển của các côn gty xuyên quốc gia như hiện nay.
1.4. Lý thuyết cổ điển về Thương mại quốc tế
-

Lý thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith

Lợi thế tuyệt đối là lợi thế đạt được trong trao đổi thương mại quốc tế khi mỗi quốc
gia tập trung chun mơn hóa vào sản xuất và trao đổi những sản phẩm có mức chi
phí sản xuất thấp hơn hẳn so với các quốc gia khác và thấp hơn mức chi phí trung
bình của quốc tế thì tất cả các quốc gia đều cùng có lợi.
Ưu điểm của thuyết này là đã khắc phục hạn chế của lý thuyết trọng thương đó là
khẳng định cơ sở tạo ra giá trị là sản xuất chứ không phải là lưu thơng và chứng
minh thương mại đem lại lợi ích cho cả hai quốc gia. Tuy nhiên vẫn tồn tại một số
nhược điểm như sau, khơng giải thích được hiện tượng chỗ đứng trong phân công
lao động quốc tế và thương mại quốc tế sẽ xảy ra như thế nào đối với những nước
khơng có lợi thế tuyệt đối nào; cói lao dộng là yếu tố sản xuất duy nhất tạo ra giá trị,
là đồng nhất và được sử dụng với tỷ lệ như nhau trong tất cả các laoij hàng hóa.
-

Lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo

Lợi thế so sánh là mỗi quốc gia sẽ được lợi khi chun mơn hóa sản xuất và xuất
khẩu những hàng hóa mà mình có thể sản xuất với chi phí tương đối thấp (hay
tương đối có hiệu quả hơn các nước khác); ngược lại, mỗi quốc gia sẽ được lợi nếu
nhập khẩu những hàng hóa mà mình có thể sản xuất với chi phí tương đối cao (hay


12


tương đối không hiệu quả bằng các nước khác). Nguyên tắc lợi thế so sánh cho rằng
một nước có thể thu được lợi từ thương mại bất kể nước đó tuyệt đối có hiệu quả
hơn hay tuyệt đối khơng hiệu quả bằng các nước khác trong việc sản xuất hàng hóa.
-

Mơ hình Hecksher-Ohlin

Được xây dựng thay thế cho mơ hình cơ bản về lợi thế so sánh của Ricardo. Mặc dù
nó phức tạp hơn và có khả năng dự đốn chính xác hơn, nó vẫn có sự lý tưởng hóa.
Đó là việc bỏ qua lý thuyết giá trị lao động và việc gắn cơ chế giá tân, cổ điển vào
lý thuyết thương mại quốc tế. mơ hình Hecksher-Ohlin lập luận rằng cơ cấu thương
mại quốc tế được quyết định bởi sự khác biệt giữa các yếu tố nguồn lực. Nó dự
đoán rằng một nước sẽ xuất khẩu những sản phẩm sử dụng nhiều yếu tố nguồn lực
mà nước đó có thế mạnh, và nhập khẩu những sản phẩm sử dụng nhiều yếu tố
nguồn lực mà nước đó khan hiếm.


13

Chương 2: Thực trạng mối quan hệ thương mại Việt Nam – Trung Quốc
2.1. Bối cảnh quốc tế và khu vực
Bối cảnh thế giới hiện nay đang có những biến đổi to lớn, sâu sắc, nhanh
chóng, phức tạp và khó lường, thể hiện rõ nét trên các bình diện sau:
Sự phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học - công
nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và cơng nghệ sinh học, tiếp tục có những bước
nhảy vọt. Khoa học công nghệ ngày càng trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp thúc
đẩy sự phát triển kinh tế, làm chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế và biến đổi sâu sắc
các lĩnh vực của đời sống xã hội. Tri thức và sở hữu trí tuệ ngày càng đóng vai trị
quan trọng, trở thành nhân tố quyết định sự phát triển của xã hội. Chủ nghĩa tư bản

đã bước qua thời kỳ khủng hoảng chu kỳ và đang bước vào khủng hoảng cơ cấu.
Kinh tế thế giới tiếp tục nỗ lực phục hồi nhưng chưa thoát khỏi tác động của
khủng hoảng tài chính tồn cầu và sẽ còn diễn biến phức tạp trong những năm tới
khi các cuộc trưng cầu dân ý, các cuộc bầu cử ở các nước châu Âu, châu Mỹ có xu
hướng kết quả đảo ngược với truyền thống, tạo nên khủng hoảng chính trị ở nhiều
nước. Tăng trưởng GDP toàn cầu chỉ đạt khoảng 3,1%. Hai nền kinh tế lớn là Mỹ và
Trung Quốc cũng tăng trưởng thấp. Ba năm liền kinh tế Mỹ đạt tăng trưởng GDP
2,4%, đạt 18 nghìn tỷ USD. Kinh tế Trung Quốc luôn tăng trưởng từ hai con số,
nhưng năm 2016 chỉ đạt 6,9% (14 nghìn tỷ USD). Kinh tế Nhật Bản tăng 0,5%,
tăng trưởng kinh tế các nước EU chưa đạt 2%.
Quá trình tái cấu trúc nền kinh tế và điều chỉnh các thể chế tài chính toàn cầu
diễn ra mạnh mẽ, chủ nghĩa bảo hộ trỗi dậy trở thành rào cản lớn cho thương mại
thế giới. Tồn cầu hóa kinh tế ngày càng tăng, q trình quốc tế hóa sản xuất và
phân cơng lao động diễn ra ngày càng sâu rộng, vai trị của các cơng ty xuyên quốc
gia ngày càng lớn. Việc tham gia vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu đã
thành yêu cầu tất yếu của các nước phát triển và đang phát triển.


14

Các vấn đề toàn cầu và an ninh phi truyền thống đang là thách thức với toàn
thế giới. Nhiều biến động phức tạp, đan xen nhiều xu hướng khác nhau, vừa cạnh
tranh, vừa ảnh hưởng, vừa gia tăng phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia; sự điều
chỉnh chiến lược của các nước lớn, những vấn đề tôn giáo, sắc tộc, an ninh, phát
triển, tranh giành tài nguyên chiến lược; những vùng lãnh thổ nhạy cảm, tranh chấp
trên biển, đặc biệt hiện nay là vấn đề lực lượng Hồi giáo cực đoan ở Trung Đông;
thảm họa thiên nhiên, biến đổi khí hậu, khủng hoảng di cư, dịch bệnh, tội phạm,
bùng nổ dân số, đói nghèo... đang đặt ra những thách thức với các tổ chức toàn cầu.
Quan hệ quốc tế đang diễn ra phức tạp, khó lường. Chính sách đối ngoại của
các nước đang dần sang hướng thực hiện lợi ích của chính mình. Ví như: Quan hệ

giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Nga xấu đi khi Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi máy bay chiến đấu của Nga
nhưng nay lại đã tốt lên, quan hệ giữa Nga và Trung Quốc, Philippines và Trung
Quốc hay quan hệ giữa các nước lớn Trung - Nga - Mỹ luôn được điều chỉnh cho
phù hợp với lợi ích của từng nước.
Khu vực châu Á - Thái Bình Dương có nhiều biến đổi sâu sắc do q trình
quốc tế hóa và khu vực hóa. Khái niệm “Thế kỷ châu Á” và “Thế kỷ Thái Bình
Dương” phản ánh sự năng động và phức tạp, có sức hút về địa chính trị, địa kinh tế
và địa văn hóa ở khu vực này. Trên thực tế, bước vào thế kỷ XXI, khu vực châu Á Thái Bình Dương là khu vực năng động và có tốc độ phát triển kinh tế nhanh nhất
trên thế giới. Về địa chính trị, các biển trong khu vực châu Á, Biển Hoa Đông và
Biển Đông hiện nay đang bị khuấy động. Căn nguyên là ở chỗ, khác với các vùng
biển khác, kể cả Ấn Độ Dương và Đơng Bắc Thái Bình Dương, khi Biển Đông bị
khuấy động sẽ ảnh hưởng không nhỏ, thậm chí làm thay đổi quan điểm chiến lược
của một số nước, trong đó có Mỹ, Trung Quốc.
Mỹ, khi thực hiện chiến lược xoay trục sang khu vực châu Á - Thái Bình
Dương cuối năm 2011, tuyên bố thế kỷ XXI sẽ là Thế kỷ châu Á - Thái Bình
Dương. Châu Á - Thái Bình Dương được Mỹ xem là động lực chính cho sự phát
triển kinh tế và chính trị của thế giới trong thế kỷ XXI. Tinh thần Thế kỷ châu Á -


15

Thái Bình Dương được Mỹ liên tục đề cập trong các diễn đàn chính trị quốc tế và
đang khơng ngừng hiện thực hóa. Mỹ đang nâng cấp quan hệ quân sự, điều quân đội
đến Biển Đông, phối hợp với các nước Nhật Bản, Philippines, Singapore, Australia,
Ấn Độ... tiến hành tập trận chung trên Biển Đông.
Trung Quốc coi thế kỷ XXI là kỷ nguyên của đại dương, đưa vấn đề biển và
đại dương thành ưu tiên trong chiến lược phát triển nhằm hiện thực hóa Giấc mộng
Trung Hoa. Cùng với sự phát triển nhanh về kinh tế, không ngừng nỗ lực hiện đại
hóa quân đội, Trung Quốc ngày càng gia tăng yêu sách chủ quyền trên biển, trong
đó có Biển Hoa Đông và Biển Đông. Đáng chú ý là những hoạt động trên biển như

đưa Giàn khoan Hải Dương 981 đến khu vực đặc quyền kinh tế của Việt Nam trên
Biển Đông, tập trận trên biển, cải tạo các đảo nhân tạo, đưa tàu, các loại vũ khí ra
các đảo đã và đang cải tạo, dân sự hóa các đảo trên Biển Đơng.
Tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, sự đối đầu và thỏa hiệp giữa Mỹ và
Trung Quốc vẫn luôn xảy ra và sẽ tiếp tục trong tương lai. Dù thế nào đi nữa, hai
nước Mỹ và Trung Quốc vẫn cần nhau vì sự phụ thuộc lẫn nhau về các mặt là rất
lớn. Yếu tố này sẽ tác động rất mạnh đến quan hệ giữa các nước với Mỹ và Trung
Quốc cũng như giữa các nước với nhau. Theo giáo sư Mohan Malik, đây là thời kỳ
của những sự chuyển giao quyền lực ở châu Á, trong đó Trung Quốc đóng vai trị
quan trọng quyết định cục diện khu vực. Trong bài viết “Trung Quốc và tương lai
địa chính trị châu Á”, giáo sư Mohan Malik cho rằng, sẽ có 7 sự dịch chuyển chiến
lược lớn quyết định hành vi, chiến lược của Trung Quốc cũng như bối cảnh chính trị
châu Á trong nhiều năm cũng như nhiều thập kỷ tới: 1) Xung đột giữa cường quốc
mới nổi và cường quốc hiện thời; 2) Mối quan ngại về địa chính trị; 3) Cuộc cạnh
tranh mới và cũ; 4) Thống trị thế giới là câu chuyện của quá khứ; 5) Luận điểm của
Mackinder hay Mahan đều giá trị như nhau; 6) Cơng nghệ: một địn bẩy thực sự; 7)
Tương lai địa chính trị châu Á.
Hai năm trở lại đây cả thế giới còn phải hứng chịu đại dịch COVID-19, ảnh
hưởng nặng nề đến nền kinh tế toàn cầu. Đại dịch COVID-19 xuất hiện ngay đầu


16

năm 2020 đã trở thành “sát thủ vơ hình” đẩy nền kinh tế toàn cầu vốn đang trong
giai đoạn phục hồi mong manh sa lầy vào đợt suy thoái tồi tệ nhất kể từ Chiến tranh
Thế giới thứ II. Chưa bao giờ mọi hoạt động kinh tế-xã hội từ công nghiệp, giao
thông vận tải đến các lĩnh vực dịch vụ, vui chơi giải trí... kéo theo lực lượng lao
động ước tính hơn 3 tỷ người đồng loạt bị ảnh hưởng. Kinh tế thế giới bỗng chốc
“bốc hơi” hàng nghìn tỷ USD, kéo theo là nhiều thành quả gây dựng trong nhiều
năm qua đã bị tiêu tan.

Theo các chuyên gia nhận định, khủng hoảng kinh tế do dịch bệnh COVID-19
gây ra phần lớn là do sự suy giảm nhu cầu, khi khơng có nhiều người tiêu dùng mua
hàng hóa và dịch vụ. Sự suy giảm này thể hiện rõ ở một số ngành và lĩnh vực bị ảnh
hưởng nặng nề, như vận tải và du lịch. Nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh
COVID-19, nhiều nước đã hạn chế sự lưu thông trong nước cũng như mở cửa biên
giới theo đường hàng không. Sự suy giảm nhu cầu tiêu dùng này khiến ngành hàng
không bị ảnh hưởng nặng nề. Nhiều hãng hàng không phải sa thải nhân công để cắt
giảm chi phí. Hiệp hội Vận tải Hàng khơng quốc tế (IATA) gọi 2020 là năm tồi tệ
nhất cùa ngành hàng không thế giới khi lưu lượng hành khách đi lại cả năm ước tính
giảm 66% so với năm ngối, khiến doanh thu giảm hơn 60%. Theo tính tốn của
IATA, ngành hàng khơng năm nay sẽ chịu mức lỗ rịng lên tới hơn 118 tỷ USD, tệ
hơn nhiều so với dự báo lỗ trên 84 tỷ USD đưa ra tháng 6/2020.
Ngoài hàng không, các ngành công nghiệp khác cũng chịu sự tác động tương
tự, như sự suy giảm nhu cầu dầu mỏ và sản xuất ô tô. Do các công ty phải cắt giảm
nhân sự để bù đắp cho khoản doanh thu bị sụt giảm nên sẽ tạo ra một vòng xoáy suy
giảm kinh tế, khi những người lao động rơi vào tình trạng thất nghiệp, khơng có khả
năng tài chính để duy trì cuộc sống, thậm chí có khả năng rớt xuống dưới chuẩn
nghèo.
Thương mại tồn cầu đình trệ, làn sóng doanh nghiệp phá sản lan khắp thế
giới, dẫn tới tình trạng thất nghiệp tăng vọt. Theo báo cáo của Tổ chức Lao động
quốc tế (ILO), chỉ trong 4 tháng đầu năm, đã có tới 81% lực lượng lao động toàn


17

cầu (khoảng 3,3 tỷ người) chịu tác động do nơi làm việc bị đóng cửa một phần hoặc
tồn bộ. Trong quý II/2020, số giờ làm việc trên thế giới đã giảm 6,7%, tương
đương 195 triệu người lao động làm việc toàn thời gian. Lao động giảm, thu nhập
của người lao động cũng giảm mạnh, dẫn đến giảm nhu cầu đối với hàng hóa và
dịch vụ, kích hoạt làn sóng vỡ nợ trên phạm vi toàn cầu do nợ vay tiêu dùng quá

hạn thanh toán tăng vọt tại một số nước khi tỷ lệ thất nghiệp tăng mạnh.
Theo số liệu của một số viện nghiên cứu kinh tế trên thế giới, mức độ tăng
trưởng kinh tế thế giới trong năm 2020 giảm khoảng từ 5-7% so với mức độ tăng
trưởng trung bình của kinh tế thế giới trong các năm trước và kinh tế thế giới cần
thời gian ít nhất từ 2-3 năm để khôi phục lại được nhịp độ tăng trưởng ở thời trước
khi dịch bệnh bùng phát và lây lan. Trước cú sốc mang tên Covid -19, năm 2020 đã
ghi nhận lần đầu tiên hàng chục nền kinh tế trên thế giới đồng loạt rơi vào suy thoái
như Mỹ, Anh, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Pháp, Đức, Italy, Australia, Brazil,
Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc, Indonesia, Singapore, Philippines, Thái Lan,
Indonesia… Trong đó, Mỹ và châu Âu là những tâm điểm chính của diễn biến dịch
bệnh và cũng là những nơi thực trạng tăng trưởng kinh tế và thương mại tồi tệ nhất
trong năm 2020.
Như vậy, bối cảnh mới vô cùng phức tạp, khó lường, ln hàm chứa những
tiềm ẩn bất ngờ.
2.2. Bối cảnh mới của hai nước nói riêng
Trong bối cảnh mới, quan hệ giữa hai nước tuy gặp những tác động đa chiều,
nhưng hợp tác hữu nghị với phương châm “Cầu đồng tồn dị”; “Láng giềng hữu
nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”, nhất trí cùng nhau trở
thành “Láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt” ln là dịng chảy chính.
- Về quan hệ chính trị:
Trung Quốc và Việt Nam là láng giềng quan trọng và đối tác hợp tác của nhau,
đều là nước xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản lãnh đạo, lại cùng đang tiến hành


18

cải cách mở cửa, đổi mới và hội nhập quốc tế. Những năm gần đây, hai Đảng, hai
nước, nhân dân hai nước tổ chức nhiều hoạt động trao đổi, giao lưu nhằm củng cố
tình hữu nghị truyền thống, mở rộng hợp tác giao lưu giữa nhân dân, không ngừng
đạt được những thành quả to lớn trong việc thúc đẩy phát triển quan hệ Việt - Trung.

Để có kết quả này, phần nào dựa trên cơ sở thúc đẩy hợp tác trao đổi trên kênh
chính trị, làm sâu sắc hơn sự tin cậy lẫn nhau giữa hai Đảng, hai nước Việt Nam –
Trung Quốc, đặc biệt quan hệ hợp tác giữa các địa phương biên giới hai nước phát
triển tích cực,từng bước nỗ lực đưa quan hệ song phương đi vào chiều sâu, ổn định
và hiệu quả, thu được kết quả thực chất. Với sự nỗ lực chung của hai bên, quan hệ
đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt-Trung những năm qua duy trì đà phát triển
ổn định và đạt được nhiều tiến triển mới. Tính đến nay, Việt Nam và Trung Quốc đã
thiết lập được gần 60 cơ chế giao lưu, hợp tác từ trung ương tới địa phương, liên
quan gần như tất cả các lĩnh vực, phát huy vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy
quan hệ hợp tác hữu nghị giữa các bộ, ngành, địa phương hai nước. Hợp tác giữa
hai Ðảng được đẩy mạnh, góp phần quan trọng vào việc xây dựng quan hệ tin cậy
giữa hai nước. Hai bên duy trì trao đổi đồn và thiết lập cơ chế giao lưu, hợp tác
thường xuyên giữa các Ban Ðảng, nhất là trong lĩnh vực đào tạo cán bộ, xây dựng
Ðảng…; tổ chức thành công Cơ chế gặp gỡ cấp cao hai Ðảng và Hội thảo lý luận để
trao đổi về kinh nghiệm xây dựng Ðảng, quản lý nhà nước, đổi mới, cải cách mở
cửa và hội nhập quốc tế; ký kết và triển khai hiệu quả Kế hoạch hợp tác giữa hai
Ðảng, Thỏa thuận hợp tác đào tạo cán bộ cấp cao giữa hai Ðảng.
Các chuyến thăm và tiếp xúc giữa lãnh đạo cấp cao hai nước tiếp tục diễn ra
thường xuyên và phát huy vai trò định hướng quan trọng để quan hệ song phương
phát triển ổn định, lành mạnh. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có cuộc gặp quan
trọng với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình nhân dịp tham dự
Hội chợ Nhập khẩu quốc tế Trung Quốc lần thứ nhất tại thành phố Thượng Hải
(ngày 4-11-2018), hai lần gặp gỡ Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường nhân dịp
tham dự Hội nghị cấp cao Hợp tác Mê Công - Lan Thương tại Cam-pu-chia (ngày
10-1-2018) và Hội nghị cấp cao Diễn đàn Hợp tác Á - Âu (ASEM) lần thứ 12 tại Bỉ


19

(ngày 18-10-2018). Trong năm 2018, hai nước cũng trao đổi nhiều đoàn các cấp

sang thăm lẫn nhau nhằm thúc đẩy hợp tác thực chất giữa hai bên. Về phía Trung
Quốc, Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung
ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Triệu Lạc Tế đã thăm chính thức Việt Nam (tháng
9-2018); Phó Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Hồ Xuân Hoa thăm và tham dự
Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN (WEF ASEAN) tại Việt Nam (tháng 9-2018).
Tại các cuộc hội đàm, tiếp xúc, trên cơ sở mối quan hệ hữu nghị truyền thống
và sự chỉ đạo trực tiếp của các đồng chí lãnh đạo chủ chốt hai Đảng, hai nước, đứng
đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập
Cận Bình, cùng với nỗ lực của cả hai bên, quan hệ hai Đảng, hai nước đã tiếp tục
phát triển tốt đẹp trên tất cả các lĩnh vực. Hai Thủ tướng cũng đạt được nhận thức
chung về tầm quan trọng của mối quan hệ láng giềng hữu nghị truyền thống, đối tác
hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc và các biện pháp tăng cường
quan hệ thời gian tới như: duy trì thường xuyên giao lưu, tiếp xúc cấp cao và các
cấp với hình thức linh hoạt, phù hợp trong bối cảnh hiện nay; nâng cao chất lượng,
hiệu quả và tính bền vững của hợp tác trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư;
chia sẻ kinh nghiệm phòng chống dịch Covid-19 và phát triển kinh tế - xã hội; phối
hợp chặt chẽ tại các cơ chế quốc tế và khu vực. Hai Thủ tướng trân trọng mời sang
thăm lẫn nhau vào thời điểm thích hợp.
- Về quan hệ kinh tế thương mại và đầu tư:
Hợp tác kinh tế - thương mại, đầu tư phát triển mạnh mẽ và là điểm sáng trong
tổng thể quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc; hợp tác trên các lĩnh vực văn hóa,
giáo dục, khoa học cơng nghệ phát triển sâu rộng và ngày càng thực chất.
Về thương mại, Việt Nam bốn năm liền là đối tác thương mại lớn nhất của
Trung Quốc trong ASEAN và từ giữa năm 2020 đã vươn lên trở thành đối tác
thương mại lớn thứ bảy của Trung Quốc trên toàn thế giới; Trung Quốc liên tục kể
từ năm 2004 là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Theo thống kê của Việt
Nam, tổng kim ngạch thương mại hai chiều Việt - Trung năm 2019 đạt xấp xỉ 117 tỷ


20


USD, tăng gấp hơn 3.600 lần so với năm 1991; trong 11 tháng đầu năm 2020, kim
ngạch xuất nhập khẩu hai bên đạt 117,09 tỷ USD (số liệu thống kê của Trung Quốc
là 170,7 tỷ USD, tăng 17,4% so với cùng kỳ năm 2019), trong đó Việt Nam xuất
khẩu sang Trung Quốc đạt 43,145 tỷ USD, tăng 16%, và nhập khẩu từ Trung Quốc
đạt 73,945 tỷ USD, tăng 7,9% so với cùng kỳ năm 2019. Theo số liệu do Tổng cục
Hải quan Trung Quốc vừa công bố hôm 14/1/2021, mặc dù gặp phải khơng ít khó
khăn do đại dịch Covid-19, nhưng kim ngạch thương mại của nước này vẫn tăng
gần 2%, khiến Trung Quốc trở thành nền kinh tế chủ chốt duy nhất trên tồn cầu có
mức tăng trưởng dương về thương mại hàng hóa trong năm 2020. Trong đó, đáng
chú ý, Việt Nam lần đầu tiên vượt qua Đức, trở thành đối tác thương mại lớn thứ 6
của Trung Quốc.
Về đầu tư, tính đến cuối tháng 6/2020, Trung Quốc có gần 3.000 dự án đầu tư
trực tiếp tại Việt Nam với tổng vốn đăng ký gần 21 tỷ USD, đứng thứ bảy trong số
136 quốc gia và vùng lãnh thổ có vốn đầu tư tại Việt Nam. Có thể khẳng định, trong
bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, nhu cầu thị trường thế giới suy
giảm mạnh, hợp tác kinh tế giữa hai nước có thể đạt thành quả tích cực như vậy là
nhờ vào sự nỗ lực rất lớn của cả hai bên; cho thấy tiềm năng, nhu cầu hợp tác rất
lớn của hai bên, đáp ứng nguyện vọng và lợi ích chung của đơng đảo doanh nghiệp
và người dân hai nước.
Giai đoạn 2010 trở đi là lúc những sửa đổi trong khuôn khổ Khu vực Mậu dịch
Tự do ASEAN-Trung Quốc (ACFTA) có hiệu lực. Hiệp định Đối tác Tồn diện và
Tiến bộ xun Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Thương mại Tự do Việt
Nam – EU (EVFTA) mà Việt Nam là thành viên đều đã có hiệu lực trong năm 2019
và 2020. Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) cũng đã được ký
kết. Đây sẽ là “thỏi nam châm” tạo lực hút mạnh mẽ đối với các doanh nghiệp lớn
của Trung Quốc chuyển dịch đầu tư, sản xuất sang Việt Nam trong thời gian tới
nhằm tận dụng các ưu đãi trong khuôn khổ các Hiệp định Thương mại Tự do này.



21

Đây cũng chính là nhân tố góp phần thúc đẩy hợp tác thương mại giữa hai nước tiếp
tục phát triển bền vững.
- Về quan hệ giao lưu văn hóa:
Việt Nam và Trung Quốc là hai nước có nhiều điểm tương đồng về văn hóa,
trong lịch sử, có giai đoạn Việt Nam sử dụng chữ Hán trong các văn bản hành chính
nhà nước cũng như sáng tạo văn học, ghi chép lịch sử. Chính vì vậy, quan hệ giao
lưu văn hóa Việt Nam - Trung Quốc có bề dày lịch sử và bền chặt. Nhiều điểm
tương đồng về văn hóa giữa hai nước luôn được bảo tồn và phát triển như việc tổ
chức Tết Nguyên đán và các lễ hội trong năm. Các tư tưởng Nho, Đạo, Phật đều
được hai nước coi trọng. Việt Nam là nước luôn đứng số một trên thế giới trong
việc dịch nhiều tác phẩm triết học, văn học, sử học của Trung Quốc (Kinh thi, Luận
ngữ, Mạnh Tử, Lão Tử, biệt Mặc danh gia, bách gia chư tử thời Tiên Tần, Đường
thi, Tống từ, tiểu thuyết chương hồi Minh Thanh đến các tác phẩm của Lỗ Tấn,
Quách Mạc Nhược đầu thế kỷ XX), các tác phẩm lý luận (tư tưởng Mao Trạch
Đông, lý luận Đặng Tiểu Bình, tư tưởng Ba đại biểu của Giang Trạch Dân) và hàng
trăm tác phẩm văn học nghệ thuật khác.
Giao lưu hợp tác văn hóa Việt - Trung hiện nay ln được hai nước chú trọng.
Hai bên đã tích cực triển khai “Kế hoạch thực hiện Hiệp định văn hóa Việt - Trung
giai đoạn 2016-2018”. Hàng năm, hai bên luôn trao đổi nhiều đồn văn hóa nghệ
thuật; tổ chức nhiều cuộc giao lưu văn hóa, thể thao nhằm tăng cường sự hiểu biết
giữa nhân dân hai nước. Hai bên đã triển khai thực hiện hiệu quả “Thỏa thuận về
hợp tác thể dục thể thao”, theo đó, Trung Quốc huấn luyện và đào tạo giúp Việt
Nam vận động viên cho những đấu trường lớn ở khu vực và thế giới.
Hợp tác du lịch, giao lưu nhân dân giữa hai nước diễn ra sôi động và ngày
càng mật thiết. Hai bên không chỉ phối hợp tổ chức thành công nhiều hoạt động
giao lưu hữu nghị phong phú với quy mơ lớn; duy trì thường xuyên các hoạt động
giao lưu giữa nhân sỹ các giới như văn hóa, nghệ thuật, thể thao, tơn giáo...



22

Năm 2019, hai bên có tổng cộng gần 20 triệu lượt người dân hai nước qua lại,
hằng tuần có hơn 500 chuyến bay; trên 11.000 lưu học sinh Việt Nam đang học tập
tại các trường đại học ở Trung Quốc và khoảng 2.000 lưu học sinh Trung Quốc
đang học tập tại Việt Nam. Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, cơ quan chức năng
hai nước đang tích cực trao đổi nhằm sớm nối lại các chuyến bay phục vụ nhu cầu
đi lại của người dân hai nước.
- Về vấn đề biên giới lãnh thổ:
Từ khi bình thường hóa quan hệ đến nay, với nỗ lực chung của cả hai bên, trên
tinh thần hữu nghị, chân thành, tôn trọng lẫn nhau và phù hợp với luật pháp quốc tế,
hai bên đã cơ bản giải quyết thỏa đáng hai trong ba vấn đề về biên giới lãnh thổ
giữa hai nước là phân định biên giới trên đất liền và Vịnh Bắc Bộ.
Ngày 31-12-2008, hai bên đã hồn thành cơng tác phân giới cắm mốc đúng
thời hạn Lãnh đạo cấp cao hai nước thỏa thuận. Hai bên đã ký công bố Nghị định
thư phân giới cắm mốc, Hiệp định về quy chế quản lý biên giới và Hiệp định về cửa
khẩu và quy chế quản lý cửa khẩu có hiệu lực từ 14-7-2010. Các Hiệp định về tàu
thuyền đi lại tự do trên sông Bắc Luân, cũng như Hiệp định về bảo vệ và khai thác
thác Bản Giốc đã được hai bên ký kết tháng 11-2015. Ngày 23/8/2020, tại cửa khẩu
Móng Cái - Đơng Hưng, hai bên đã tổ chức trọng thể “Lễ kỷ niệm 20 năm ký Hiệp
ước Biên giới trên đất liền và 10 năm triển khai ba văn kiện pháp lý về biên giới
trên đất liền Việt Nam-Trung Quốc”, khẳng định mạnh mẽ quyết tâm và nỗ lực của
hai bên trong việc xây dựng đường biên hịa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển.
Có thể thấy biên giới trên bộ tiếp tục được quản lý tốt, trở thành đường biên
giới hịa bình, hữu nghị và phát triển giữa hai nước. Hai bên đã triển khai nhiều biện
pháp xây dựng lòng tin, trong đó có hoạt động giao lưu biên giới giữa hai Bộ Quốc
phòng, giao lưu cảnh sát biển, triển khai các cuộc diễn tập chung, tìm kiếm cứu nạn
giữa Việt Nam với Trung Quốc, kênh song phương và trong khuôn khổ ASEAN.
- Về vấn đề Biển Đông:



23

Hiện nay, hai nước cịn có bất đồng và nhận thức khác nhau đối với vấn đề
trên biển. tuy vẫn còn nhiều vấn đề phức tạp và tiểm ẩn nguy cơ mất ổn định, nhưng
hai bên vẫn duy trì các kênh trao đổi và đàm phán thẳng thắn ở tất cả các cấp khác
nhau. Bên cạnh đó, mặc dù vẫn còn những khác biệt, nhưng điều quan trọng nhất là
hai bên đều nhất trí cần kiểm sốt bất đồng, duy trì hịa bình, ổn định tại Biển Đơng,
tiếp tục thực hiện nghiêm túc nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước, Thỏa
thuận về các nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam Trung Quốc, kiên trì giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hịa bình, phù hợp
với luật pháp quốc tế. Việt Nam đã cùng với các nước ASEAN tiến hành 4 phiên
đàm phán với Trung Quốc về Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đơng (COC),
trong đó Việt Nam có nhiều đóng góp tích cực, vừa giữ được ngun tắc, vừa mang
tính xây dựng nhằm góp phần xây dựng COC hiệu lực, hiệu quả để duy trì hịa bình,
ổn định ở Biển Đơng và khu vực. Hai bên đã ký “Thỏa thuận về những nguyên tắc
cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc” (năm 2011),
thiết lập và duy trì thường xuyên cơ chế đàm phán cấp Chính phủ về biên giới lãnh
thổ và ba cơ chế đàm phán Nhóm cơng tác về vùng biển ngồi cửa Vịnh Bắc Bộ,
Nhóm cơng tác về hợp tác trong các lĩnh vực ít nhạy cảm trên biển, Nhóm cơng tác
bàn bạc về hợp tác cùng phát triển trên biển; nhất trí cùng nhau kiểm sốt tốt và xử
lý thỏa đáng bất đồng, khơng có các hành động làm phức tạp và mở rộng tranh
chấp, tìm kiếm biện pháp giải quyết hịa bình vấn đề Biển Đông, phù hợp với luật
pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm
1982. Trung Quốc cũng đang nỗ lực cùng Việt Nam và ASEAN tích cực thúc đẩy
đàm phán xây dựng COC có tiến triển, sớm đạt COC hiệu quả, thực chất.
2.3. Thực trạng thương mại giữa Việt Nam – Trung Quốc trong bối cảnh hiện
nay
2.3.1. Kim ngạch xuất nhập khẩu



24

Hình 2.1. Biểu đồ kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam - Trung Quốc giai đoạn 2010-2020
(nghìn USD)
(Nguồn: WITS – UN Comtrade)

Kể từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ ngoại giao, tổng kim ngạch
thương mại của Việt Nam với Trung Quốc đã tăng gấp hơn 4435 lần, từ mức hơn 30
triệu USD năm 1991 lên tới 133,07 tỷ USD năm 2020. Trong hơn 200 quốc gia,
vùng lãnh thổ có hoạt động xuất nhập khẩu với Việt Nam thì Trung Quốc ln là thị
trường lớn nhất. Thương mại giữa hai nước vẫn trên đà phát triển mạnh mẽ, nhưng
có một vấn đề khá quan ngại là cán cân thương mại của Việt Nam với Trung Quốc
luôn thâm hụt do tình trạng nhập nhiêu kéo dài với mức độ quá lớn.
2.3.1.1. Kim ngạch xuất khẩu
Bảng 2.1. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang Trung Quốc giai
đoạn 2010-2020 (tỷ USD)
Năm 2010 2011 2012

2013

2014

2015

2016

2017

2018 2019


2020

XK

13,17

14,93

16,57

21,95

35,4

41,3

48,88

từ
VN
qua

7,74

11,6
1

12,84


6

41,43


×