Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Thoả thuận về chế độ tài sản của vợ chồng vô hiệu - một số bất cập và kiến nghị hoàn thiện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.7 KB, 8 trang )

Số 06/2020 - Năm thứ mười lăm

THOẢ THUẬN VỀ CHẾ ĐỘ TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG VÔ HIỆU MỘT SỐ BẤT CẬP VÀ KIẾN NGHỊ HỒN THIỆN
Ngơ Thanh Hương1
Tóm tắt: Sự vô hiệu của thoả thuận về chế độ tài sản của vợ chồng là một chế định quan trọng
trong chế độ tài sản của vợ chồng theo thoả thuận. Đây là cơ sở pháp lý cần thiết để vợ, chồng, các
thành viên gia đình và người thứ ba được đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm do có
thoả thuận về chế độ tài sản vợ chồng. Hiện nay, pháp luật Việt Nam đã xây dựng một khung pháp
lý tương đối hoàn chỉnh về vấn đề vô hiệu của thoả thuận về chế độ tài sản của vợ chồng nhưng vẫn
còn tồn tại những bất cập. Do đó, bài viết tập trung phân tích những vấn đề pháp lý có liên quan,
từ đó làm sáng tỏ những bất cập và đưa ra một số kiến nghị.
Từ khoá: Thoả thuận về chế độ tài sản của vợ chồng vô hiệu, chế độ tài sản theo thoả thuận,
thoả thuận về chế độ tài sản của vợ chồng
Nhận bài:14/04/2020; Hoàn thiện biên tập: 24/04/2020; Duyệt đăng: 12/06/2020.
Abstract: The nullity of agreement of marital property regime is an important institution of
matrimonial property regime under agreement. This is a legal basic for spouses, family members and
third parties to be ensured their legal rights and interests which are violated by the agreement of
marital property regime. Currently, Vietnamese law has regulated a relatively complete legal
framework on the nullity of agreement of marital property regime but inadequacies are still found.
Therefore, the article focuses on analyzing the revelant legal issues, thereby clarifying inadequacies
and giving some opinions.
Keywords: Nullity of agreement of marital property regime, matrimonial property regime under
agreement, marital property agreement.
Date of receipt: 14/04/2020; Date of revision: 24/04/2020; Date of Approval: 12/06/2020.
1. Xác định thoả thuận về chế độ tài sản
của vợ chồng bị vô hiệu
Thoả thuận về chế độ tài sản của vợ chồng
hay còn gọi là “hơn ước” có ý nghĩa rất quan
trọng trong chế định về chế độ tài sản của vợ
chồng. Hôn ước quy định các quyền và nghĩa vụ
của vợ chồng liên quan đến tài sản hay sản


nghiệp của họ trong suốt thời kỳ hôn nhân. Khi
xác lập hôn ước, vợ chồng buộc phải tuân thủ các
điều kiện do luật định về nội dung và hình thức.
Sự vi phạm các điều kiện có hiệu lực của hơn ước
làm cho hơn ước bị vô hiệu. Pháp luật Việt Nam
hiện hành quy định hôn ước hay thoả thuận về
chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu nếu xảy ra
một trong các căn cứ như sau:
Thứ nhất, không tuân thủ điều kiện có hiệu lực
của giao dịch dân sự được quy định tại Bộ luật dân
sự và các luật chuyên ngành khác có liên quan.
1
2

Tiến sỹ, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Điều 117 Bộ luật dân sự năm 2015.

Thoả thuận về chế độ tài sản của vợ chồng có
bản chất pháp lý là giao dịch dân sự. Do vậy, lý
thuyết về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân
sự được áp dụng đối với thoả thuận về chế độ tài
sản của vợ chồng. Theo Điều 117 Bộ luật dân sự
năm 2015, để giao dịch dân sự có hiệu lực thì
người tham gia giao dịch phải có năng lực pháp
luật, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao
dịch dân sự được xác lập, chủ thể tham gia giao
dịch dân sự hồn tồn tự nguyện, mục đích và nội
dung không vi phạm điều cấm của luật, trái đạo
đức xã hội. Ngồi những điều kiện này thì giao
dịch dân sự cịn phải tn thủ điều kiện về hình

thức trong trường hợp luật có quy định2. Như vậy,
thoả thuận về chế độ tài sản của vợ chồng có hiệu
lực khi và chỉ khi đảm bảo các điều kiện sau:
- Vợ, chồng phải có năng lực hành vi dân sự
phù hợp tại thời điểm xác lập thoả thuận về chế


HỌC VIỆN TƯ PHÁP

độ tài sản của vợ chồng. Có nghĩa là, các bên xác
lập thoả thuận về chế độ tài sản của vợ chồng
phải từ đủ 18 tuổi trở lên và không thuộc trường
hợp mất năng lực hành vi dân sự. Mặc dù, mục
đích của thoả thuận về chế độ tài sản của vợ
chồng là xác lập các quyền và nghĩa vụ về tài sản
cho hai người là vợ chồng và pháp luật Việt Nam
quy định, độ tuổi kết hôn đối với nữ là từ đủ 18
tuổi trở lên và đối với nam là từ đủ 20 tuổi trở
lên (Điều 8 Luật hơn nhân và gia đình năm
2014). Tuy nhiên, các bên không cần phải đạt độ
tuổi kết hôn khi xác lập thoả thuận về chế độ tài
sản của vợ chồng vì pháp luật quy định phải xác
lập thoả thuận trước khi kết hơn.
- Vợ, chồng hồn tồn tự nguyện trong việc
xác lập thoả thuận về chế độ tài sản của vợ chồng
một cách tự do, sáng suốt và khơng bị bất kỳ một
áp lực nào. Vì vậy, nếu vợ, chồng hoặc cả hai vợ
chồng bị cưỡng ép, lừa dối hoặc nhầm lẫn thì
thoả thuận về chế độ tài sản của vợ chồng khơng
có hiệu lực. Dưới góc độ so sánh pháp luật, nhằm

đảm bảo yếu tố về sự tự nguyện, Bộ nguyên tắc
luật gia đình Châu Âu quy định, khi xác lập thoả
thuận về chế độ tài sản của vợ chồng thì vợ,
chồng có nghĩa vụ cung cấp thông tin về tài sản
và các khoản nợ của họ cho người cịn lại3.
- Mục đích và nội dung của thoả thuận về chế
độ tài sản của vợ chồng không vi phạm điều cấm
của luật, không trái đạo đức xã hội. Theo quy
định của pháp luật Việt Nam thì mục đích và nội
dung của thoả thuận về chế độ tài sản của vợ
chồng không được vi phạm các quy định về
nguyên tắc chung của chế độ tài sản của vợ
chồng; các quyền và nghĩa vụ của vợ chồng trong
việc đáp ứng các nhu cầu thiết yếu của gia đình;
các quy định về giao dịch liên quan đến nhà ở là
nơi ở duy nhất của vợ chồng hoặc quy định liên
quan đến giao dịch với người thứ ba ngay tình.
Ngồi ra, theo nguyên tắc chung thì thoả thuận

về chế độ tài sản của vợ chồng không được trái
thuần phong mỹ tục, đạo đức xã hội.
- Thoả thuận về chế độ tài sản của vợ chồng
phải được lập thành văn bản và được công
chứng, chứng thực4. Thoả thuận chế độ tài sản
vợ chồng có tính chất trọng thức, vì vậy pháp luật
Việt Nam quy định thoả thuận này phải được lập
thành văn bản và có ngày ký kết rõ ràng. Hơn
ước bằng miệng không thể được chấp nhận, kể cả
khi cả hai vợ chồng thừa nhận. Ngoài ra, thoả
thuận này phải được công chứng hoặc chứng

thực theo đúng quy định của pháp luật. Đồng
thời, mọi việc sửa đổi, bổ sung thoả thuận về chế
độ tài sản của vợ chồng cũng phải được cơng
chứng hoặc chứng thực thì mới có hiệu lực.
So sánh với pháp luật nước ngồi, Bộ ngun
tắc Luật gia đình Châu Âu quy định, thoả thuận
chế độ tài sản của vợ chồng phải được xác nhận
bởi cơ quan công chứng hoặc các tổ chức có
chức năng phù hợp, ghi rõ ngày lập và phải có
chữ ký của cả hai vợ chồng5. Ngồi ra, cơ quan
cơng chứng và tổ chức có chức năng phù hợp
phải tư vấn một cách công tâm, vô tư cho mỗi
bên vợ chồng; đảm bảo các bên hiểu rõ các hậu
quả pháp lý của việc ký kết thoả thuận về chế độ
tài sản của vợ chồng và đảm bảo các bên hoàn
toàn tự nguyện6.
- Thoả thuận về chế độ tài sản của vợ chồng
phải được lập trước khi kết hơn. Luật hơn nhân
và gia đình Việt Nam tại Điều 47 quy
định:“Trong trường hợp hai bên kết hôn lựa
chọn chế độ tài sản theo thoả thuận thì thoả
thuận này phải được lập trước khi kết hôn”. Điều
kiện xác lập hôn ước trước khi kết hôn chỉ là hậu
quả của nguyên tắc “bất di bất dịch” của chế độ
hôn sản7. Theo nguyên tắc này, nếu chấp nhận
việc lập hôn ước sau khi làm hôn thú (sau khi kết
hôn), tất nhiên sẽ đưa đến sự xáo trộn về phương
diện tâm lý và tài sản trong gia đình. Sự xáo trộn

3

Principle 4:12, Principles of European Family Law Regarding Property Relations Between spouses, published by
the Organising Committee of the Commission on European Fmaily Law, p.123.
4
Điều 47 Luật hơn nhân và gia đình năm 2014.
5
Principle 4:11, Principles of European Family Law Regarding Property Relations Between spouses, published by
the Organising Committee of the Commission on European Fmaily Law, p.119.
6
Principle 4:13, Principles of European Family Law Regarding Property Relations Between spouses, published by
the Organising Committee of the Commission on European Fmaily Law, p.126.
7
Dương Kiền, Giải thích Luật Giá thú – Tử hệ và tài sản cộng đồng, Nhà sách Khai Trí năm 1964.


Số 06/2020 - Năm thứ mười lăm

đó khơng phải chỉ có hậu quả tai hại đối với gia
đình mà cịn đối với người đệ tam nữa, cho nên
hôn ước bao giờ cũng phải làm trước hơn thú”8.
Tóm lại, thoả thuận về chế độ tài sản vợ
chồng bị vô hiệu nếu vi phạm một trong các điều
kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự.
Thứ hai, thoả thuận về chế độ tài sản của vợ
chồng bị vô hiệu nếu vi phạm nguyên tắc chung
trong chế độ tài sản vợ chồng; quyền được đảm
bảo về chỗ ở của vợ chồng; quyền và lợi ích hợp
pháp người thứ ba ngay tình.
Trước tiên, thoả thuận về chế độ tài sản của
vợ chồng phải được xác lập dựa trên cơ sở tuân
thủ các nguyên tắc chung của chế độ tài sản vợ

chồng. Theo đó, thoả thuận về chế độ tài sản của
vợ chồng bị vô hiệu nếu khơng đảm bảo quyền
bình đẳng của vợ chồng liên quan đến việc tạo
lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung
hoặc vi phạm nghĩa vụ của vợ, chồng trong việc
đáp ứng nhu cầu thiết yếu cho gia đình hoặc vi
phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ
ba ngay tình.
Theo đó, pháp luật Việt Nam quy định vợ,
chồng phải có nghĩa vụ cung cấp thơng tin liên
quan đến thoả thuận về chế độ tài sản của vợ
chồng khi xác lập, thực hiện giao dịch với người
thứ ba9. Trong các giao dịch với một bên vợ hoặc
chồng, người thứ ba thường ở vào vị trí yếu thế
vì khơng có thơng tin đầy đủ và hầu hết pháp luật
khơng buộc các bên phải biết về tình trạng hơn
nhân của nhau. Vì vậy, thoả thuận về chế độ tài
sản vợ chồng chỉ có hiệu lực đối kháng với người
thứ ba nếu vợ, chồng thực hiện nghĩa vụ cung
cấp các thông tin liên quan đến thoả thuận về chế
độ tài sản của vợ chồng. Ngồi ra, hiện nay pháp
luật khơng có quy định cụ thể về hình thức cung
cấp các thông tin liên quan đến thoả thuận về chế
độ tài sản của vợ chồng cho người thứ ba nên suy
ra nó có thể được thực hiện bằng lời nói, văn bản
hoặc các hình thức khác. Nếu vợ, chồng vi phạm
nghĩa vụ “cung cấp thơng tin” thì người thứ ba
được coi là ngay tình và được bảo vệ quyền lợi

theo quy định của Bộ luật dân sự. Tuy nhiên, đối

với các giao dịch liên quan đến tài khoản ngân
hàng, tài khoản chứng khoán, động sản khác mà
theo quy định của pháp luật không phải đăng ký
quyền sở hữu và vợ, chồng đã cung cấp thông tin
liên quan đến thoả thuận về chế độ tài sản của vợ
chồng nhưng bên thứ ba vẫn xác lập, thực hiện
giao dịch trái với thông tin đó; hoặc vợ, chồng
đã cơng khai thoả thuận theo quy định của pháp
luật có liên quan đến việc chiếm hữu, sử dụng,
định đoạt tài sản và người thứ ba biết nhưng vẫn
xác lập giao dịch trái với thoả thuận của vợ
chồng thì người thứ ba khơng được coi là ngay
tình và khơng được bảo vệ.
Ngồi ra, theo quy định của pháp luật Việt
Nam thì việc xác lập, thực hiện, chấm dứt các
giao dịch liên quan đến nhà là nơi ở duy nhất của
vợ chồng buộc phải có sự thoả thuận của vợ
chồng. Nếu nhà ở thuộc sở hữu riêng của vợ hoặc
chồng thì chủ sở hữu có quyền xác lập, thực hiện,
chấm dứt giao dịch liên quan đến tài sản đó
nhưng phải bảo đảm chỗ ở cho vợ chồng. Vì vậy,
nếu nội dung của thoả thuận về chế độ tài sản của
vợ chồng cho phép một bên được định đoạt nhà
ở là nơi ở duy nhất của vợ chồng dẫn đến vợ,
chồng khơng có chỗ ở hoặc khơng đảm bảo chỗ
ở tối thiểu về diện tích, điều kiện sinh hoạt, an
tồn, vệ sinh mơi trường theo quy định của pháp
luật về nhà ở thì thoả thuận này bị vơ hiệu.
Thứ ba, nội dung thoả thuận vi phạm nghiêm
trọng quyền được cấp dưỡng, quyền được thừa

kế; quyền, lợi ích hợp pháp khác của cha mẹ con
và thành viên khác của gia đình. Thoả thuận về
chế độ tài sản của vợ chồng bị vơ hiệu nếu thoả
thuận đó nhằm trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng
hoặc để tước bỏ quyền thừa kế của những người
thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di
chúc hoặc vi phạm các quyền, lợi ích hợp pháp
của cha mẹ con và các thành viên khác trong gia
đình được pháp luật quy định.
2. Quyền yêu cầu tuyên bố thoả thuận về
chế độ tài sản vợ chồng vô hiệu

Vũ Văn Hiên, Chế độ tài sản trong gia đình Việt Nam – Tập I, Nxb Bộ Quốc gia Giáo dục năm 1960, tr.30.
Điều 16 Nghị định số 126/2014/NĐ-CP ngày 31/12/2014 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật
hơn nhân và gia đình.
8
9


HỌC VIỆN TƯ PHÁP

Pháp luật Việt Nam quy định người có quyền
yêu cầu tuyên bố thoả thuận về chế độ tài sản của
vợ chồng bao gồm: (i) vợ, chồng hoặc (ii) người bị
xâm phạm, người giám hộ của người có quyền và
lợi ích bị xâm phạm do có thoả thuận về chế độ tài
sản của vợ chồng10. Đồng thời, tuyên bố thoả thuận
về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu phải được
thực hiện dưới sự giám sát tư pháp, tức là Toà án
là cơ quan giải quyết yêu cầu tuyên bố thoả thuận

về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu.
Thoả thuận về chế độ tài sản của vợ chồng do
chính vợ chồng xác lập nên với tư cách là các bên
trong thoả thuận thì theo yêu cầu của một bên vợ,
chồng hoặc cả hai vợ chồng, Toà án giải quyết yêu
cầu tuyên bố thoả thuận về chế độ tài sản của vợ
chồng vô hiệu. Mặt khác, hiệu lực của thoả thuận
về chế độ tài sản của vợ chồng không chỉ ảnh
hưởng tới vợ, chồng mà cịn ảnh hưởng đến các
thành viên gia đình và người thứ ba. Vì vậy, nhằm
bảo vệ lợi ích của các thành viên gia đình và lợi
ích của người thứ ba do hiệu lực của thoả thuận về
chế độ tài sản của vợ chồng gây ra thì chính người
bị xâm phạm hoặc người giám hộ của họ có quyền
yêu cầu Toà án tuyên bố thoả thuận về chế độ tài
sản của vợ chồng bị vô hiệu. Thoả thuận về chế độ
tài sản của vợ chồng vi phạm các quy định của
pháp luật thì thoả thuận đó bị tun bố vơ hiệu.
Tuỳ thuộc vào từng nguyên nhân mà thoả thuận
về chế độ tài sản của vợ, chồng có thể bị vơ hiệu
một phần hoặc toàn bộ.
3. Hậu quả pháp lý của thoả thuận về chế
độ tài sản vợ chồng vô hiệu
Khi xem xét hậu quả pháp lý của thoả thuận
về chế độ tài sản của vợ chồng vô hiệu chúng ta
cần xem xét những hậu quả về các phương diện
như sau: (1) Hiệu lực của thoả thuận về chế độ tài
sản của vợ chồng vô hiệu và hiệu lực của hôn
nhân; (2) Quan hệ tài sản của vợ chồng kể từ khi
kết hơn tới thời điểm Tồ án tun thoả thuận về

chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu; (3) Quyền
lựa chọn lại chế độ tài sản của vợ chồng.
Một là, về hiệu lực của hơn nhân khi Tồ án
tuyên bố thoả thuận về chế độ tài sản của vợ
chồng vô hiệu.

Thoả thuận về chế độ tài sản của vợ chồng
được lập để quy định hậu quả của hôn nhân về
phương diện tài sản. Do đó, hiệu lực của thoả
thuận về chế độ tài sản của vợ chồng phụ thuộc
vào hiệu lực của hôn nhân. Luật hôn nhân và gia
đình Việt Nam năm 2014 quy định: “Thoả thuận
về chế độ tài sản của vợ chồng có hiệu lực kể từ
khi kết hôn”. Trái lại, hậu quả của thoả thuận về
chế độ tài sản bị vơ hiệu thì khơng làm cho hôn
nhân vô hiệu, kể cả trong trường hợp nếu vợ
chồng trước khi kết hơn có ý định coi thoả thuận
về chế độ tài sản của vợ chồng là điều kiện để
xác lập quan hệ hôn nhân. Bởi lẽ, thoả thuận về
chế độ tài sản vợ chồng không phải là điều kiện
kết hôn cũng như căn cứ huỷ kết hôn trái pháp
luật theo pháp luật Việt Nam.
Hai là, về quan hệ tài sản của vợ chồng kể từ
khi kết hôn đến thời điểm thoả thuận về chế độ
tài sản của vợ chồng bị Tồ án tun bố vơ hiệu.
Về lý thuyết, sự vi phạm các điều kiện có
hiệu lực dẫn tới hậu quả là thoả thuận về chế độ
tài sản của vợ chồng bị tuyên bố vô hiệu. Hiệu
lực của sự vô hiệu hồi tố đến quá khứ. Tức là, vợ
chồng được coi như chưa xác lập thoả thuận về

chế độ tài sản của vợ chồng. Tuy nhiên, có sự
phân biệt giữa thoả thuận về chế độ tài sản của vợ
chồng bị tun bố vơ hiệu tồn bộ với vơ hiệu
một phần. Nếu thoả thuận về chế độ tài sản của
vợ chồng bị vơ hiệu tồn bộ thì vợ chồng rơi vào
tình trạng lấy nhau mà khơng lập thoả thuận về
chế độ tài sản của vợ chồng. Vì vậy, chế độ tài
sản của vợ chồng theo luật định sẽ được áp dụng
cho quan hệ tài sản của vợ chồng kể từ khi kết
hơn đến khi bị Tồ án tun bố thoả thuận về chế
độ tài sản của vợ chồng vô hiệu. Nói cách khác,
việc xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ
chồng hay các quyền và nghĩa vụ về tài sản của
vợ chồng được dựa trên các quy định của chế độ
tài sản theo luật định. Mặt khác, nếu thoả thuận
về chế độ tài sản của vợ chồng bị vơ hiệu một
phần thì chỉ phần nội dung vơ hiệu mới áp dụng
các quy định tương của chế độ tài sản theo luật
định và các nội dung không bị vơ hiệu vẫn có
hiệu lực.

10
Khoản 1 Điều 5 Thơng tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 06/01/2016 hướng dẫn
thi hành một số quy định của Luật hơn nhân và gia đình.


Số 06/2020 - Năm thứ mười lăm

Ba là, về quyền lựa chọn lại chế độ tài sản
của vợ chồng.

Theo pháp luật Việt Nam thì vợ chồng có
quyền lựa chọn áp dụng chế độ tài sản theo luật
định hoặc chế độ tài sản theo thoả thuận11. Tuy
nhiên, nếu thoả thuận về chế độ tài sản của vợ
chồng bị Toà án tuyên bố vơ hiệu tồn bộ thì vợ
chồng khơng cịn quyền lựa chọn lại chế độ tài
sản của vợ chồng. Điều đó có nghĩa, dù mong
muốn hay khơng mong muốn thì vợ chồng buộc
phải theo và áp dụng chế độ tài sản theo luật định
kể từ khi Toà án tuyên bố thoả thuận về chế độ tài
sản của vợ chồng vô hiệu đến khi chấm dứt quan
hệ hôn nhân. Nguyên nhân bởi, theo luật Việt
Nam thì nếu vợ chồng lựa chọn chế độ tài sản
theo thoả thuận thì thoả thuận này phải được lập
trước khi kết hôn. Điều kiện lập trước khi kết hơn
là điều kiện có hiệu lực của thoả thuận về chế độ
tài sản của vợ chồng. Như vậy, mặc dù trước khi
kết hơn ý chí của vợ chồng là lựa chọn chế độ tài
sản theo thoả thuận nhưng do thoả thuận về chế
độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu nên vợ chồng
không thể xác lập lại chế độ tài sản theo thoả
thuận kể cả khi hai vợ chồng cùng đồng ý.
Mặt khác, nếu thoả thuận về chế độ tài sản
của vợ chồng bị vô hiệu một phần thì khơng làm
thay đổi chế độ tài sản của vợ chồng. Chế độ tài
sản được áp dụng cho vợ chồng vẫn là chế độ tài
sản theo thoả thuận. Theo pháp luật Việt Nam,
về ngun tắc thì vợ chồng khơng thể thoả thuận
để chuyển từ chế độ tài sản theo luật định sang
chế độ tài sản theo thoả thuận do thoả thuận về

chế độ tài sản của vợ chồng phải được lập trước
khi kết hôn. Tuy nhiên, trong trường hợp chế độ
tài sản của vợ chồng theo thoả thuận được áp
dụng thì trong thời kỳ hơn nhân, vợ chồng có
quyền sửa đổi, bổ sung một phần hoặc toàn bộ
nội dung của chế độ tài sản đó hoặc áp dụng chế
độ tài sản theo luật định (điểm b Khoản 1 Điều 6
Thông tư số 01/2016/TTLT ngày 06/01/2016
hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật
hơn nhân và gia đình). Suy diễn ra, thoả thuận về
chế độ tài sản của vợ chồng bị vơ hiệu một phần
thì vợ chồng có thể thoả thuận để áp dụng chế độ
tài sản theo luật định hoặc giữ nguyên chế độ tài
11

Khoản 1 Điều 28 Luật hơn nhân và gia đình năm 2014.

sản theo thoả thuận. Tuy nhiên, đối với phần nội
dung của thoả thuận về chế độ tài sản của vợ
chồng bị Toà án tun bố vơ hiệu thì mặc nhiên
sẽ bị áp dụng các quy định của chế độ tài sản theo
luật định sau khi Tồ án tun bố vơ hiệu.
4. Một số bất cập của pháp luật về thoả
thuận chế độ tài sản của vợ chồng vô hiệu và
kiến nghị
So với Luật hơn nhân và gia đình năm 1959,
năm 1986 và năm 2000 thì thoả thuận về chế độ
tài sản của vợ chồng là một chế định mới của
Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thể hiện sự
tiến bộ về lập pháp của Nhà nước ta. Tuy nhiên,

pháp luật về thoả thuận về chế độ tài sản của vợ
chồng vô hiệu cịn tồn tại một số bất cập. Chúng
tơi sẽ phân tích những bất cập và đưa ra một số
kiến nghị như sau:
Một là, về căn cứ vô hiệu thoả thuận về chế
độ tài sản của vợ chồng tại Điều 50 của Luật hơn
nhân và gia đình khơng quy định trường hợp vô
hiệu do huỷ kết hôn trái pháp luật là chưa hợp lý.
Thoả thuận về chế độ tài sản của vợ chồng
được xác lập để quy định hậu quả của hơn nhân
về phương diện tài sản. Do đó, hiệu lực của thoả
thuận về chế độ tài sản của vợ chồng phụ thuộc
vào hiệu lực của hôn nhân. Nếu hôn nhân vơ hiệu
thì đương nhiên thoả thuận về chế độ tài sản của
vợ chồng cũng bị vô hiệu. Sự vô hiệu này là vơ
hiệu tồn bộ.
Theo pháp luật Việt Nam, hậu quả của vi
phạm điều kiện kết hôn làm cho hôn nhân bị vô
hiệu và bị tuyên huỷ kết hôn trái pháp luật. Tuy
nhiên, Điều 50 Luật hôn nhân và gia đình năm
2014 quy định các căn cứ vơ hiệu của thoả thuận
chế độ tài sản của vợ chồng lại không đề cập tới
vô hiệu do việc huỷ kết hôn trái pháp luật. Mặt
khác, Khoản 3 Điều 12 Luật hôn nhân và gia
đình năm 2014 quy định hậu quả về tài sản giữa
các bên bị huỷ kết hôn trái pháp luật được giải
quyết như trường hợp nam, nữ chung sống với
nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn.
Tức là, quan hệ tài sản của các bên kết hôn trái
pháp luật được giải quyết theo thoả thuận của các

bên. Nếu các bên khơng thoả thuận được thì giải
quyết theo quy định của Bộ luật dân sự và các


HỌC VIỆN TƯ PHÁP

quy định khác của pháp luật có liên quan. Đồng
thời việc giải quyết quan hệ tài sản phải đảm bảo
quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con; cơng
việc nội trợ và cơng việc khác có liên quan để
duy trì đời sống chung được coi như lao động có
thu nhập.
Có thể thấy, quy định của Việt Nam về hậu
quả về tài sản của huỷ kết hôn trái pháp luật chưa
có sự phân biệt giữa trường hợp huỷ kết hơn trái
pháp luật có thoả thuận về chế độ tài sản của vợ
chồng với trường hợp khơng có thoả thuận về
chế độ tài sản của vợ chồng. Đồng thời, khơng có
sự phân biệt giữa hậu quả về tài sản của huỷ kết
hôn trái pháp luật do các bên ngay tình với khơng
ngay tình.
Liên quan đến hậu quả pháp lý của vô hiệu do
hôn nhân vô hiệu (huỷ kết hơn trái pháp luật),
pháp luật Pháp có sự phân biệt giữa trường hợp
hôn nhân vô hiệu do một hoặc cả hai bên kết hơn
ngay tình với trường hợp khơng ngay tình. Điều
201 Bộ luật dân sự Pháp quy định:“Hơn nhân bị
tuyên bố vô hiệu vẫn phát sinh hiệu lực đối với vợ
chồng nếu hơn nhân đó được xác lập ngay tình.
Nếu chỉ một trong hai vợ chồng ngay tình thì việc

kết hôn chỉ phát sinh hiệu lực đối với người ấy”12.
Như vậy, nếu việc huỷ hôn nhân do lỗi của cả hai
bên kết hơn thì sự huỷ bỏ này có hiệu lực hồi tố,
nếu các bên có xác lập hơn ước thì hơn ước khơng
có giá trị pháp lý. Ngược lại, nếu một hoặc cả hai
bên đều ngay tình thì hơn ước có hiệu lực từ thời
điểm kết hơn đến thời điểm hôn nhân bị huỷ bỏ.
Tức là, một hoặc cả hai bên ngay tình được hưởng
các lợi ích được quy định trong hôn ước cho tới
khi hôn nhân bị huỷ. Mặt khác, chúng ta cũng thấy
hướng giải quyết tương tự như trên tại Điều 36,
Luật hôn nhân và gia đình dưới thời kỳ chính
quyền Ngơ Đình Diệm:“Sự thanh tốn tài sản của
vợ chồng mà hôn thú bị tuyên bố vơ hiệu làm như
vợ chồng khơng hề bao giờ có kết hôn với nhau.
Tuy nhiên, hôn thú bị tuyên bố vơ hiệu, vẫn có hiệu
lực về dân sự đối với con và đối với người vợ hay
người chồng hoặc cả hai nếu họ ngay tình”13.
Từ những phân tích trên cho thấy, cần bổ
sung thêm tại Điều 50 Luật hôn nhân và gia đình
12
13

Điều 201 Bộ luật dân sự Pháp.
Điều 36 Luật hơn nhân và gia đình ngày 02/01/1959.

năm 2014 căn cứ vô hiệu thoả thuận về chế độ tài
sản của vợ chồng do việc huỷ kết hơn trái pháp
luật. Ngồi ra, Tồ án nhân dân tối cao cần có
hướng dẫn cụ thể liên quan đến hậu quả về tài

sản do huỷ kết hôn trái pháp luật mà một hoặc cả
hai bên ngay tình theo hướng cơng nhận hiệu lực
của thoả thuận về chế độ tài sản của vợ chồng
đến thời điểm hơn nhân bị huỷ đối với bên ngay
tình nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp
của họ.
Hai là, về hiệu lực của thoả thuận về chế độ
tài sản của vợ chồng do vi phạm điều kiện công
chứng, chứng thực còn bất cập.
Theo quy định tại Điều 129 Bộ luật dân sự
năm 2015 về giao dịch dân sự được xác lập bằng
văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về
công chứng, chứng thực mà một bên hoặc cả hai
bên đã thực hiện 2/3 nghĩa vụ trong giao dịch thì
theo u cầu của một bên hoặc các bên, Tồ án ra
quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó.
Vấn đề đặt ra, nếu vợ chồng đã khơng cơng
chứng, chứng thực thoả thuận về chế độ tài sản
của vợ chồng nhưng các bên đã thực hiện 2/3
nghĩa vụ thì có cơng nhận hiệu lực của thoả thuận
về chế độ tài sản của vợ chồng. Hiện nay có các
cách tiếp cận khác nhau liên quan đến vấn đề
này. Cách tiếp cận thứ nhất cho rằng, về lý
thuyết, bản chất của thoả thuận về chế độ tài sản
của vợ chồng là một giao dịch dân sự nên có thể
áp dụng quy định tại Điều 129 Bộ luật dân sự
năm 2015 đối với thoả thuận về chế độ tài sản
của vợ chồng. Cách tiếp cận ngược lại, nếu thoả
thuận về chế độ tài sản của vợ chồng vi phạm
điều kiện công chứng, chứng thực thì cần tun

bố thoả thuận đó vơ hiệu. Việc chưa có hướng
dẫn cụ thể về hiệu lực của thoả thuận về chế độ
tài sản vợ chồng do vi phạm điều kiện cơng
chứng, chứng thực có thể dẫn tới sự thiếu thống
nhất trong giải quyết tranh chấp phát sinh.
Như vậy, để tránh việc áp dụng pháp luật
không đồng nhất thì cần có hướng dẫn đối với
trường hợp thoả thuận về chế độ tài sản của vợ
chồng vi phạm quy định về công chứng, chứng
thực. Theo quan điểm của chúng tôi, không áp


Số 06/2020 - Năm thứ mười lăm

dụng quy định tại Điều 129 Bộ luật dân sự năm
2015 về công nhận hiệu lực của giao dịch dân sự
mặc dù có vi phạm điều kiện công chứng, chứng
thực nếu các bên đã thực hiện 2/3 nghĩa vụ đối
với thoả thuận về chế độ tài sản của vợ chồng.
Bởi lẽ, quy định tại Điều 129 của Bộ luật dân sự
năm 2015 đưa ra ngoại lệ với mục đích bảo vệ
bên yếu thế trong các giao dịch (mà chủ yếu là
các giao dịch chuyển nhượng bất động sản).
Trong khi đó, thoả thuận về chế độ tài sản của vợ
chồng vô hiệu chỉ dẫn tới hệ quả vợ chồng áp
dụng chế độ tài sản theo luật định. Việc khơng
cơng nhận hiệu lực đảm bảo tính chất răn đe, giáo
dục đối với vợ chồng trong việc phải tuân thủ
điều kiện hình thức khi xác lập thoả thuận về chế
độ tài sản của vợ chồng của Luật hơn nhân và gia

đình. Hơn nữa, thực tế để chứng minh điều kiện
thực hiện 2/3 nghĩa vụ trong thoả thuận về chế
độ tài sản của vợ chồng là điều khó có thể xác
định được. Vì vậy, theo chúng tơi, Tồ án nhân
dân tối cao cũng cần có hướng dẫn cụ thể về vấn
đề này để tránh các quan điểm khác nhau khi giải
quyết tranh chấp phát sinh.
Ba là, quy định thoả thuận về chế độ tài sản
của vợ chồng phải được lập trước khi kết hôn và
nếu vợ chồng xác lập thoả thuận về chế độ tài sản
của vợ chồng sau khi kết hơn thì thoả thuận đó vơ
hiệu là không phù hợp.
Thực tế phát sinh các trường hợp thoả thuận
về chế độ tài sản của vợ chồng bị Toà án tuyên bố
vô hiệu nhưng vợ chồng vẫn mong muốn xác lập
lại thoả thuận. Tuy nhiên, vì pháp luật quy định
việc lập thoả thuận về chế độ tài sản của vợ
chồng phải được thực hiện trước khi kết hôn nên
vợ chồng không thể xác lập lại thoả thuận về chế
độ tài sản của vợ chồng.
So sánh với pháp luật nước ngồi, theo Bộ
ngun tắc Luật gia đình Châu Âu liên quan đến
tài sản vợ chồng thì trong thời kỳ hơn nhân vợ
chồng có thể sửa đổi chế độ tài sản vợ chồng
hoặc thậm chí thay đổi nó bằng một chế độ
khác14. Điều này có nghĩa, sau khi kết hơn thì vợ

chồng có quyền thoả thuận để lựa chọn lại một
chế độ tài sản phù hợp để duy trì và bảo đảm thực
hiện trong suốt thời kỳ hôn nhân. Trong khi đó

theo pháp luật Việt Nam, trong thời kỳ hơn nhân
vợ chồng chỉ có quyền sửa đổi, bổ sung thoả
thuận về chế độ tài sản vợ chồng (Điều 49 Luật
hôn nhân và gia đình năm 2014). Việc thay đổi
chế độ tài sản của vợ chồng không được chấp
nhận bởi pháp luật quy định thoả thuận về chế
độ tài sản của vợ chồng phải được lập trước khi
kết hôn.
Theo quan điểm của chúng tơi, quy định của
Bộ ngun tắc Luật gia đình Châu Âu hợp lý hơn
so với quy định của Việt Nam bởi những lý do sau:
Thứ nhất, tương tự như trong quan hệ hợp
đồng thì các bên trong hợp đồng phải có tư cách
chủ thể. Có thể hiểu rằng việc ghi nhận thoả
thuận về lựa chọn chế độ tài sản trước khi kết hơn
chỉ có ý nghĩa cơng nhận cho các bên sắp kết hơn
(chưa thực sự có tư cách vợ chồng) được xác lập
thoả thuận về chế độ tài sản của hai người là vợ
chồng. Điều này có ý nghĩa trong một số hoàn
cảnh cụ thể như sản nghiệp của vợ, chồng quá
lớn và họ không mong muốn những hậu quả về
phương diện tài sản do hiệu lực của hơn nhân gây
ra; vợ, chồng muốn bảo tồn tài sản mà những
tài sản này đang được sử dụng phục vụ cho hoạt
động lao động, sản xuất và nghề nghiệp của họ
hoặc vợ, chồng đang thực hiện các nghĩa vụ về
tài sản15. Trái lại, thơng thường chỉ sau khi kết
hơn, chính thức bước vào cuộc sống chung thì vợ
chồng mới có nhận thức đầy đủ và có nhu cầu
xác lập chế độ tài sản của vợ chồng phù hợp với

tình trạng, hoàn cảnh của vợ chồng.
Thứ hai, xuất phát từ quyền của chủ sở hữu
tài sản thì pháp luật phải cơng nhận hiệu lực của
thoả thuận về chế độ tài sản của vợ chồng kể cả
trước và sau khi kết hôn. Vì vậy, trong trường
hợp thoả thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị
tun bố vơ hiệu thì trước khi kết hơn ý chí của
vợ chồng chính là lựa chọn chế độ tài sản theo
thoả thuận.

14
Principle 4:10, Principles of European Family Law Regarding Property Relations Between spouses, published
by the Organising Committee of the Commission on European Fmaily Law, p.99.
15
Ngô Thanh Hương, Chế độ hôn sản pháp định: Một số bất cập và kiến nghị hồn thiện, Tạp chí Nghiên cứu lập
pháp, số 9 (385)/Kỳ 1, tháng 5/2019, tr.56.


HỌC VIỆN TƯ PHÁP

Thứ ba, thoả thuận về chế độ tài sản của vợ
chồng phải được lập trước khi kết hôn chủ yếu
được lập luận với lý do rằng việc cho phép lập
thoả thuận về chế độ tài sản của vợ chồng sau khi
kết hơn sẽ có hại đối với vợ, chồng và người thứ
ba. Tuy nhiên, có thể dễ dàng bảo vệ quyền, lợi
ích hợp pháp của những người này bằng chính
chế tài huỷ hay tun bố hơn ước (thoả thuận về
chế độ tài sản của vợ chồng) bị vô hiệu.
Như vậy, pháp luật Việt Nam cần thiết phải bổ

sung quy định tại Điều 49 Luật hôn nhân và gia
đình năm 2014 như sau: “trong thời kỳ hơn nhân
vợ chồng có quyền sửa đổi, bổ sung hoặc thay đổi
chế độ tài sản của vợ chồng”. Từ đó, việc lập thoả
thuận về chế độ tài sản của vợ chồng sau khi kết
hơn khơng cịn là căn cứ vơ hiệu của thoả thuận về
chế độ tài sản của vợ chồng./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Principle 4:12, Principles of European
Family Law Regarding Property Relations
Between spouses, published by the Organising
Committee of the Commission on European
Fmaily Law, p.123.
2. Principle 4:11, Principles of European

Family Law Regarding Property Relations
Between spouses, published by the Organising
Committee of the Commission on European
Fmaily Law, p.119.
3. Principle 4:13, Principles of European
Family Law Regarding Property Relations
Between spouses, published by the Organising
Committee of the Commission on European
Fmaily Law, p.126.
4. Dương Kiền, Giải thích Luật Giá thú – Tử
hệ và tài sản cộng đồng, Nhà sách Khai Trí năm
1964.
5. Vũ Văn Hiên, Chế độ tài sản trong gia
đình Việt Nam – Tập I, Nhà xuất bản Bộ Quốc
gia Giáo dục năm 1960, tr.30.

6. Principle 4:10, Principles of European
Family Law Regarding Property Relations
Between spouses, published by the Organising
Committee of the Commission on European
Fmaily Law, p.99.
7. Ngô Thanh Hương, Chế độ hôn sản pháp
định: Một số bất cập và kiến nghị hồn thiện,
Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 9 (385)/Kỳ 1,
tháng 5/2019, tr.56.

GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI
(Tiếp theo trang 24)
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TS. Nguyễn Thị Dung, Thực trạng pháp
luật về giải thể doanh nghiệp một số đánh giá và
kiến nghị hồn thiện, Tạp chí Luật học số
10/2012.
2. Lĩnh Hồng, Nợ bảo hiểm xã hội xử lý sao
nếu doanh nghiệp giải thể?, Báo Tuổi trẻ Online.
/>3. Nguyễn Thị Diễm Hương, Pháp luật về
giải thể doanh nghiệp: Thực trạng và kiến nghị,
Tạp chí cơng thương tháng 07/2016.
4. Kiều Linh, Vì sao số lượng doanh nghiệp
giải thể 09 tháng năm 2018 tăng mạnh?, Thời
báo Kinh tế Việt Nam điện tử.
/>
nghiep-giai-the-9-thang-2018-tang-manh20181012151450821.htm.
5. Phịng Cơng nghiệp thương mại Việt Nam
(VCCI), Báo cáo dòng chảy pháp luật kinh
doanh 2018.

6. Sở Kế hoạch đầu tư Thành phố Hồ Chí
Minh, Mẫu Quyết định giải thể doanh nghiệp
được cung cấp www.dpi.hochiminhcity.gov.vn ›
HoatDongAnh.
7. Trung tâm thông tin và dự báo kinh tế- xã
hội quốc gia, Tình hình doanh nghiệp và kinh tế
ngành Quý I/2019 />NewsDetail.aspx?newid=21435.
8. Website công bố Luật của Nhật Bản
/>tail/?id=3206&vm=04&re=02.



×