LOGO
www.themegallery.com
ĐỀ TÀI:
Bản chất và cơ chế điều hành
chính sách lãi suất thỏa thuận.
Thực trạng việc sử dụng chính
sách lãi suất thỏa thuận ở Việt
Nam.
LOGO
Nhóm 4:
Vũ Văn Huy
Phạm Ngọc Tân
Lê Anh Đức
Nguyễn Anh Sơn
Trần Quang Minh
LOGO
NỘI DUNG
Bản chất của lãi suất thỏa thuận
1
Cơ chế lãi suất thỏa thuận
2
Tác động của cơ chế lãi suất thỏa thuận
3
Thực trạng lãi suất thỏa thuận của VN
4
LOGO
Định nghĩa
Khái niệm:
Là việc Ngân hàng trung ương để các ngân hàng
thương mại tự thỏa thuận lãi suất huy động và cho vay
đối với khách hàng.
Đặc điểm:
Thông thường kỳ điều chỉnh lãi suất là 03 tháng/lần, 06
tháng/lần hoặc 1 năm/lần; mức điều chỉnh lãi suất
thường được tính bằng Lãi suất tiền gửi tiết kiệm lớn
hơn hoặc bằng 12 tháng + biên độ nhất định hoặc bằng
lãi suất cho vay công bố của Ngân hàng tại thời điểm
điều chỉnh. Thường áp dụng trong cho vay trung và dài
hạn.
*
LOGO
Nguyên nhân và bản chất của LSTT
Việc khống chế LS
trần cho vay như
thời gian qua là
một biện pháp can
thiệp hành chính
không phù hợp với
nền KTTT, làm
hạn chế sự chủ
động và linh hoạt
của các NHTM
trong vấn đề huy
động vốn và cho
vay.
Việc khống chế
LS trần cho vay
tức là đánh đồng
lãi suất của các
loại hình tín dụng,
làm cho các NH
rất khó đa đạng
hóa các sản phẩm
dịch vụ.
Để kiểm soát sự
biến động bất
thường của LS
trên thị trường
tiền tệ, NHNN đã
có các công cụ để
kiểm soát như: lãi
suất tái chiết
khấu, lãi suất tái
cấp vốn, nghiệp
vụ thị trường mở.
Nguyên Nhân
1
LOGO
Nguyên nhân và bản chất của LSTT
Hình thành mặt
bằng LS cho vay
minh bạch, rõ ràng
và phản ánh đúng
tín hiệu của thị
trường, chấm dứt
tình trạng phí
“ngầm” mà NHNN
cũng khó kiểm
soát.
Bản chất
Tạo điều kiện cho
các tổ chức tín
dụng mở rộng
mạng lưới để huy
độngvốn với mức
LS phù hợp, đáp
ứng đầy đủ và kịp
thời nhu cầu vốn
của nền kinh tế.
Tạo điều kiện cho các
NHTM chủ động xác
định mức LS cho vay
dựa trên các yếu tố:
chi phí vốn đầu vào
của NH, mức độ rủi
ro của từng khách
hàng, một số yếu tố
liên quan khác.
1
LOGO
Cơ chế lãi suất thỏa thuận
- Tháng 06/ 2001: Áp dụng cơ chế lãi suất thỏa thuận
cho hình thức vay bằng ngoại tệ. Trần lãi suất cho vay
ngoại tệ được xóa bỏ, mức lãi suất cho vay và huy động
ngoại tệ do các NHTM tự quyết định theo cung – cầu
vốn trên thị trường trong từng thời kỳ.
Ngày 30/5/2002, NHNN đưa ra Quyết định số
546/2002/QĐ-NHNN về việc thực hiện cơ chế lãi suất
thỏa thuận trong hoạt động tín dụng thương mại bằng
đồng VN của tổ chức tín dụng đối với khách hàng.
Vào đầu năm 2003 :NHNN điều chỉnh cơ chế điều hành
lãi suất: lãi suất tái cấp vốn-lãi suất trần, lãi suất tái chiết
khấu-lãi suất trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng.
2
LOGO
Cơ chế lãi suất thỏa thuận
Việc thực hiện cơ chế lãi suất thỏa thuận đã giúp tạo
thuận lợi cho các TCTD mở rộng huy động và cho vay
đối với nền kinh tế.
Tuy nhiên, cùng với tốc độ tăng trưởng cao của nền kinh
tế qua các năm thì áp lực lạm phát đã gia tăng từ những
tháng đầu năm 2008. Cùng với đó là dấu hiệu của cuộc
đại suy thoái kinh tế thế giới.
Trước tình hình đó, NHNN đã ban hành Quyết định số
16/2008/QĐ- NHNN về việc điều hành lãi suất được thắt
chặt . Theo quyết định này, lãi suất cho vay của các tổ
chức tín dụng đối với khách hàng không được vượt quá
150% lãi suất cơ bản do NHNN công bố.
2
LOGO
Cơ chế lãi suất thỏa thuận
Cơ chế lãi suất đã không phản ánh được quan hệ cung
– cầu trên thị trường. Mặt khác, nguồn vốn huy động
ngắn hạn tăng lên, trong khi nhu cầu vốn vay trung – dài
hạn là rất lớn, điều này có thể làm rủi ro mất cân đối kỳ
hạn vốn tăng lên.
Chính vì vậy, ngày 26/2/2010 NHNN đã ban hành Thông
tư số 07/2010/TT-NHNN cho phép các ngân hàng được
phép áp dụng cơ chế lãi suất thỏa thuận với các khách
hàng vay trung và dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn
sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đầu tư phát triển.
2
LOGO
Cơ chế lãi suất thỏa thuận
Thông tư 07 có hiệu lực đã nhận được rất nhiều phản
ứng tích cực từ các TCTD, các DN và toàn XN. Điều này
có thể thấy rõ qua 1 số điểm tích cực của Thông tư 07:
Thứ nhất: Thông tư 07 có hiệu lực sẽ hình thành mặt bằng
lãi suất cho vay minh bạch, rõ ràng và phản ánh đúng tín
hiệu của thị trường.
Thứ hai: Với việc vận hành theo cơ chế của thị trường thì
các NHTM sẽ thay đổi mức lãi suất cho vay dựa trên các
yếu tố: chi phí vốn đầu vào của ngân hàng, mức độ rủi ro
của từng khách hàng, lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh
của họ và một số yếu tố liên quan khác.
Thứ ba: việc điều chỉnh chính sách nói trên cũng không có
nhiều bất ngờ, bởi có những thông tin “tín hiệu” trước đó
nên doanh nghiệp cũng đã lường tính khi xét đến các kế
hoạch vay vốn.
2
LOGO
Tác động của cơ chế LSTT
Áp dụng lãi suất thỏa thuận sẽ phù hợp hơn
trong điều kiện nền kinh tế thị trường có nhiều
biến động.
Trong trường hợp lãi suất thị trường biến động
giảm thì số tiền lãi khách hàng thanh toán cho
Ngân hàng trong kỳ điều chỉnh sẽ thấp hơn.
3
Tích cực
LOGO
Tác động của cơ chế LSTT
Tiêu cực
Thứ nhất, việc chưa gỡ bỏ trần lãi suất huy động trong khi thực
hiện cơ chế lãi suất cho vay thỏa thuận làm xuất hiện những vấn
đề phát sinh.
Thứ hai, cạnh tranh giữa các ngân hàng khi không còn kiểm
soát lãi suất sẽ dẫn tới tình trạng các ngân hàng nhỏ khó có khả
năng cho vay với lãi suất thấp để cạnh tranh với các NH lớn.
Thứ ba, tăng trưởng tín dụng sẽ tăng lên do các NHTM đẩy
mạnh cho vay nhằm tìm kiếm lợi nhuận hoặc tiến hành các hoạt
động KD mạo hiểm do sức ép phải cho vay lại với lãi cao.
Thứ tư, chính sách lãi suất thỏa thuận làm tăng sức ép lên việc
đổi mới cách thức điều hành, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý
nhà nước trên thị trường tài chính- ngân hàng Việt Nam.
3
LOGO
Thực trạng lãi suất thỏa thuận của VN
Lãi suất thỏa thuận có làm tăng
lạm phát?.
Cơ chế lãi suất thỏa thuận trên
thực tế vẫn còn ách tắc.
Lãi suất thỏa thuận: Nước lên mà
thuyền chưa nổi
Lãi suất nhảy vọt khi thỏa thuận
4
LOGO
Những kiến nghị nhằm thực hiện hiệu quả cơ chế LSTT
Thứ nhất, NHNN có kế hoạch, lộ trình dỡ bỏ trần lãi suất huy động
hoặc thực hiện điều chỉnh thường xuyên hơn việc mềm hoá biên độ
trần LSHĐ theo sát với lãi suất cho vay thoả thuận
Thứ hai ,TCTD thực hiện cho vay bằng đồng VN phải niêm yết
công khai lãi suất cho vay ở mức hợp lý, trên cơ sở cung - cầu vốn
thị trường, nhu cầu vay vốn và mức độ tín nhiệm của khách hàng
vay.
Thứ ba NHNN cho phép các NHTM được thoả thuận lãi suất cho
vay, nhưng trong những trường hợp cần thiết, cần có sự can thiệp
của NHNN tránh tình trạng mặt bằng lãi suất cho vay bị đẩy lên quá
cao
Thứ tư, NHNN cần thúc đẩy cơ chế giám sát, kiểm soát, xử lý các
rủi ro tài chính - ngân hàng.
Thứ năm, nhanh chóng chuẩn hoá và thống nhất cơ sở pháp lý liên
quan đến các hoạt động ngân hàng
5
LOGO
www.themegallery.com