Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

TIỂU LUẬN môn PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu KINH tế đề tài THỰC TRẠNG KHAI THÁC THỦY sản của VIỆT NAM GIAI đoạn 2018 – 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (940.09 KB, 19 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA KINH TẾ CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KINH TẾ

Đề tài:
THỰC TRẠNG KHAI THÁC THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 2018 – 2020

GVHD: PGS. TS Lê Đình Hải
SVTH: Ngơ Thị Ngọc Bích
Lớp: QH2020E Kinh tế CLC 1
MSSV: 20051002

Hà Nội, 2021

i

download by :


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài nghiên cứu: “Thực trạng khai thác thủy sản của
Việt Nam giai đoạn 2018 – 2020” là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình
thức nào trước đây. Những kết quả, số liệu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét,
đánh giá được tôi thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ nguồn gốc. Tơi xin chịu
hồn tồn trách nhiệm, kỷ luật của bộ môn và nhà trường đề ra nếu như có vấn đề


xảy ra.

Sinh viên

ii

download by :


LỜI CẢM ƠN

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến PGS.TS Lê Đình Hải – giảng viên bộ mơn
Phương pháp nghiên cứu kinh tế. Sự nhiệt tình giảng dạy cùng sự quan tâm của thầy trong
quá trình giảng dạy đã giúp em có cái nhìn sâu sắc hơn, có thêm nhiều kiến thức hữu ích
hơn về mơn học này.
Trong quá trình làm bài, bài tiểu luận chắc chắn khơng tránh khỏi có một vài thiếu sót.
Em rất mong nhận được những nhận xét, góp ý từ phía thầy để bài làm của em được hồn
thiện hơn.
Kính chúc thầy luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và thành công.

iii

download by :


MỤC LỤC
TRANG BÌA _________________________________________________________________ i
LỜI CAM ĐOAN _____________________________________________________________ ii
LỜI CẢM ƠN _______________________________________________________________ iii
MỤC LỤC __________________________________________________________________ iv

DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT _________________________________________ vi
DANH MỤC CÁC BẢNG/BIỂU ĐỒ ____________________________________________ vi
MỞ ĐẦU ____________________________________________________________________ 1
1. Lý do lựa chọn đề tài ________________________________________________________ 1
2. Mục tiêu và đối tượng nghiên cứu ______________________________________________ 1
2.1. Mục tiêu nghiên cứu _______________________________________________________ 1
2.1.1. Mục tiêu tổng quát _______________________________________________________ 1
2.1.2. Mục tiêu cụ thể __________________________________________________________ 1
2.2. Đối tượng nghiên cứu ______________________________________________________ 2
3. Phạm vi nghiên cứu _________________________________________________________ 2
3.1. Phạm vi nội dung __________________________________________________________ 2
3.2. Phạm vi không gian ________________________________________________________ 2
3.3. Phạm vi thời gian __________________________________________________________ 2
4. Câu hỏi nghiên cứu __________________________________________________________ 2
5. Phương pháp nghiên cứu _____________________________________________________ 2
6. Đóng góp mới của đề tài______________________________________________________ 2
7. Bố cục báo cáo nghiên cứu _____________________________________________________ 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU _______________________________________ 4
1.1. Tổng quan tài liệu nước ngoài ________________________________________________ 4
1.2. Tổng quan tài liệu trong nước ________________________________________________ 4
1.3. Khoảng trống nghiên cứu ___________________________________________________ 5
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KHAI THÁC THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN
2018-2020 ____________________________________________________________________ 6
2.1. Các khái niệm và tiềm năng của ngành thủy sản__________________________________ 6
2.1.1. Các khái niệm ___________________________________________________________ 6
2.1.2. Tiềm năng phát triển ngành thủy sản _________________________________________ 6
2.2. Thực trạng khai thác thủy sản của Việt Nam ____________________________________ 6
2.2.1. Khu vực khai thác thủy sản chủ yếu __________________________________________ 6
iv


download by :


2.2.2. Tổng sản lượng khai thác giai đoạn 2018-2020 ___________________________ 7
2.3. Những khó khăn trong khai thác thủy sản của Việt Nam _______________________ 8
CHƯƠNG 3: CHÍNH SÁCH GIẢI QUYẾT NHỮNG KHĨ KHĂN TRONG KHAI
THÁC THỦY SẢN _________________________________________________________ 10
3.1. Những chính sách của chính phủ _________________________________________ 10
3.2. Đề xuất một số giải pháp giải quyết khó khăn trong khai thác thủy sản ___________ 10
KẾT LUẬN _______________________________________________________________ 11
PHỤ LỤC ________________________________________________________________ 12
TÀI LIỆU THAM KHẢO ___________________________________________________ 13

v

download by :


DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT

IUU: Illegal, unreported and unregulated fishing

----------------------------------------------------------------DANH MỤC CÁC BẢNG/BIỂU ĐỒ

Bảng 1.1. Thống kê số tàu khai thác và tổng công suất của các tàu có cơng suất trên 90CV
giai đoạn 2018-2020 ............................................................................................................. 7
Biểu đồ 1. Sản lượng thủy sản khai thác tại 4 vùng khai thác trọng điểm, giai đoạn 20182020………………………………………………………………………………………..8

vi


download by :


MỞ ĐẦU

1. Lý do lựa chọn đề tài
Trong thời kỳ đổi mới, đấy mạnh sự phát triển của nền kinh tế nước nhà, các ngành
cơng nghiệp có tiềm năng ngày càng được chú trọng phát triển, trong đó có ngành khai thác
thủy sản. Là một quốc gia có ¾ diện tích là biển, Việt Nam có lợi thế trong việc khai thác
thủy sản, tiêu dùng trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài.
Trước khi đại dịch Covid-19 bùng lên, ngành thủy sản từng được coi là một trong
những ngành kinh tế mũi nhọn, có những đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế của nước
nhà. Nhưng từ cuối năm 2019 đến hết năm 2020, ngành thủy sản đã gặp phải rất nhiều khó
khăn, đặc biệt là trong vấn đề xuất khẩu đi các quốc gia khác. Điều này làm cho ngành thủy
sản của nước ta đang có xu hướng đi xuống.
Đứng trước tình hình trên, đề tài “Thực trạng khai thác thủy sản của Việt Nam giai
đoạn 2018 - 2020” được nghiên cứu với mục đích tìm ra những khó khăn, những rào cản
của ngành khai thác, thủy sản, từ đó đề xuất một số giải pháp để giúp ngành thủy sản phát
triển trở lại, thành một trong những ngành kinh tế có đóng góp lớn cho sự phát triển kinh
tế của nước nhà.
2. Mục tiêu và đối tượng nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1. Mục tiêu tổng quát
Nhận biết rõ những khó khăn mà ngành thủy sản gặp phải trong giai đoạn 2018 –
2020, từ đó đề xuất ra những giải pháp thích hợp để giải quyết khó khăn, khôi phục sự phát
triển của ngành này trong nền kinh tế.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
- Xác định rõ ràng những đóng góp của ngành thủy sản trong nền kinh tế Việt Nam
- Nghiên cứu thực trạng của nghành thủy sản trong giai đoạn 2018 – 2020


1

download by :


- Đề xuất các giải pháp giải quyết khó khăn của ngành thủy sản trên cơ sở tìm hiểu
những chính sách đã được đề ra của Chính phủ
2.2. Đối tượng nghiên cứu
Ngành khai thác thủy sản của Việt Nam
3. Phạm vi nghiên cứu
3.1. Phạm vi nội dung
Đề tài nghiên cứu về việc khai thác, đánh bắt thủy sản
3.2. Phạm vi không gian
Địa điểm nghiên cứu của đề tài là Việt Nam
3.3. Phạm vi thời gian
Đề tài nghiên cứu ngành thủy sản trong giai đoạn 2018 – 2020
4. Câu hỏi nghiên cứu
 Thực trạng ngành khai thác thủy sản của Việt Nam?
 Những khó khăn trong việc khai thác?
 Chính phủ đã đưa ra những biện pháp, chính sách nào để phát triển ngành thủy
sản trong đại dịch Covid
 Giải pháp nào là phù hợp với những khó khăn cịn tồn đọng của nghành thủy
sản?
5. Phương pháp nghiên cứu

-

Phương pháp thu thập tài liệu: dữ liệu thứ cấp được thu thập và lấy từ những nguồn
như: Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), Bộ Công thương…


-

Phương pháp xử lý thông tin: các dữ liệu thu được sẽ được tổng hợp thông qua đồ thị,
bảng biểu… để đánh giá được xu hướng phát triển và những thay đổi của nghành thủy
sản.

6. Đóng góp mới của đề tài
2

download by :


Đề tài có những đề xuất mới về giải pháp giải quyết những khó khăn cịn tồn động
trong việc phát triển ngành thủy sản.
7. Bố cục báo cáo nghiên cứu
Ngoài Lời nói đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu, Bảng biểu, bài nghiên cứu được cấu
trúc thành 3 chương:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu
Chương 2: Thực trạng khai thác thủy sản của Việt Nam giai đoạn 2018 – 2020
Chương 3: Chính sách trong khai thác thủy sản
Chương 4: Đề xuất giải pháp mới

3

download by :


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

1.1. Tổng quan tài liệu nước ngồi

Theo Isreal Ruiz-Salmón và các tác giả, đại dịch Covid-19 diễn ra đã gây ra
ảnh hưởng rất lớn đến ngành thủy sản về kinh tế, môi trường, sức khỏe. Những vấn
đề kéo theo trong dịch Covid-19 làm cho nhu cầu thủy sản giảm mạnh, mất việc làm,
thói quen của người tiêu dùng thay đổi, gia tăng tính dễ bị tổn thương của ngành.
Tuy nhiên, bên cạnh những ảnh hưởng tiêu cực thì dịch Covid-19 cũng đem lại một
số tác động tích cực đối với ngành thủy sản: chất lượng biến ven bờ được cải thiện
dáng kể, cơ hội chuyển đổi hệ thống thực phẩm thân thiện với môi trường và xu
hướng sử dụng dầu cá làm chất dinh dưỡng cho người bệnh.[1]

1.2. Tổng quan tài liệu trong nước
Bài nghiên cứu Hiện trạng khai thác thủy sản vùng cửa sông ven biển tỉnh Sóc
Trăng xác định ở vùng ven biển Sóc Trăng có 11 nghề khai thác thủy sản, trong đó
nghề lưới kéo và nghề te chiếm tỷ lệ cao nhất. Mùa vụ khai thác chính ở vùng cửa
sơng ven biển tỉnh Sóc Trăng là từ tháng 1 đến tháng 4 âm lịch [2]. Sau quá trình
điều tra khảo sát, kết quả cho thấy công suất tàu và trọng tải trung bình của tàu khai
thác tương đối nhỏ (30,8 CV; 5,7 tấn). Và dựa trên thực trạng và phân tích SWOT,
nhóm nghiên cứu thấy cần phải có các giải pháp đồng bộ, khoa học và liên tục để
bảo vệ đu0ợc nguồn lợi thủy sản và hệ sinh thái của vùng nghiên cứu nói riêng và
đồng bằng sơng Cửu Long nói chung.
Bài nghiên cứu Hiện trạng khai thác nguồn lợi thủy hải sản ở khu dự trữ sinh
quyển thế giới Cù Lao Chàm – Hội An cho biết hoạt động khai thác thủy hải sản
trong khu vực này gồm 29 loại nghề với trên 208 lồi được khai thác, trong đó 36
nhóm đối tượng được xem là nguồn lợi quan trọng. Nhóm tác giả tiến hành tìm hiểu
tổng sản lượng khai thác thủy hải sản hằng năm và phân chia ra theo các loại con
giống. Trong bài, các tác giả còn nghiên cứu khu vực phân bố của các nguồn lợi
quan trọng. Cuối bài nghiên cứu đã cho thấy các rạn san hơ là bãi đẻ, cịn rừng dừa
và thảm cỏ biển ở cửa sông Thu Bồn là nơi ươm giống đối với nhiều nhóm nguồn
lợi thủy hải sản quan trọng.[3]
Bài nghiên cứu Đánh giá hoạt động khai thác thủy sản ở đồng bằng sông Cửu
Long chỉ ra các nghề khai thác chủ lực chiếm số lượng tàu và cho sản lượng cao ở

khu vực này là nghề lưới rê, lưới kéo, nghề lưới đáy và rập xếp. Trong bài, nhóm
tác giả nghiên cứu thông qua bảng hỏi và các phần mềm dữ liệu cho biêt khó khăn
chủ yếu của nghề khai thác thủy sản là chi phí sản xuất cao, giắ bán thấp và thời tiết
thất thường. Dựa trên những khó khăn trên, bài nghiên cứu cũng đề xuất ra các giải
pháp để phát triển ổn định khai thác thủy sản: (1) đầy mạnh công tác quản lý và phát
4

download by :


triển nguồn lợi thủy sản, (2) tạo điều kiện cho ngư dân tiếp cận vốn ngân hàng với lãi suất
thấp để đầu tư sản xuất, (3) tập huấn ngư dân biết sử dụng các thiết bị khai thác để tăng
hiệu quả khai thác và nên hạn chế đóng mới hoặc hỗ trợ chuyển đối các nghề lưới kéo,
lưới đáy, rập xếp sang lưới rê hoặc khai thác xa bờ trong tương lai.[4]
1.3. Khoảng trống nghiên cứu
Các bài nghiên cứu trong nước mới chỉ tập trung nghiên cứu thực trạng khai thác
thủy sản tại một số khu vực, vùng miền mà chưa có nghiên cứu nào đưa ra cái nhìn tổng
quan về thực trạng khai thác thủy sản của cả nước. Hơn thế nữa, các bài nghiên cứu hầu
hết đều được thực hiện từ trước năm 2018.
Dựa theo các khoảng trống trên, em thực hiện đề tài nghiên cứu “Thực trạng khai
thác thủy sản của Việt Nam giai đoạn 2018 – 2020” để đánh giá được trực quan hơn
thực trạng khai thác thủy sản của cả nước trong những năm gần đây nhất, 2018-2020 và
tìm hiểu những khó khăn mà hoạt động khai thác đang phải đối mặt cùng với những biện
pháp giải quyết từ phía chính phủ.

5

download by :



CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KHAI THÁC THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN
2018 - 2020

2.1. Các khái niệm và tiềm năng của ngành thủy sản
2.1.1. Các khái niệm
Thủy sản là những nguồn lợi, sản vật đem lại cho con người từ môi trường
nước và được con người khai thác, nuôi trồng, thu hoạch sử dụng làm thực phẩm,
nguyên liệu hoặc bày bán trên thị trường.
Khai thác thủy sản là những hoạt động của con người, thông qua các ngư cụ,
ngư thuyền và ngư pháp nhằm khai thác nguồn lợi thủy sản.
2.1.2. Tiềm năng phát triển ngành thủy sản
Tiềm năng tự nhiên
Việt Nam là một quốc gia có bờ biển trải dài theo hướng Đơng với biển Đơng
là một biển rìa lục địa và là một phần của biển Thái Bình Dương. Biển Đơng là nhà
của khoảng 2000 lồi cá trong đó có tới 130 lồi có giá trị kinh tế cao như cá thu, cá
ngừ, cá ba sa…[5]. Vùng biển ven bờ và vùng biển ngoài khơi đều chứa trữ lượng
thủy hải sản rất lớn. Điều này thúc đấy ngành khai thác thủy sản của Việt Nam phát
triển và có thời điểm đây được coi là ngành kinh tế mũi nhọn cùa Việt Nam
Tiềm năng về lực lượng lao động
Việt Nam là quốc gia có dân số trẻ, tạo ra nguồn lực lao động cực kỳ lớn cho
các ngành kinh tế. Đối với ngành khai thác thủy sản, lao động nghề cá chiếm số
lượng đông đảo. Ngày nay, người lao động trong lĩnh vực khai thác thủy sản cũng
đã được tiếp cận và áp dụng những thành tựu của khoa học cơng nghệ vào trong q
trình sản xuất. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng đã tiến hành đào tạo nguồn lao động
chất lượng cao, có trình độ chun mơn cao hơn tại các cấp bậc đại học, cao đẳng…
để phục vụ cho quá trình phát triển ngành sau này.
2.2. Thực trạng khai thác thủy sản của Việt Nam
2.2.1. Khu vực khai thác thủy sản chủ yếu
Thị trường thủy hải sản là thị trường tiêu thụ lớn thứ hai của Việt Nam chỉ sau
thị trường thịt. Do vậy, Việt Nam rất chú trọng đến việc khai thác thủy hải sản từ

các nguồn lực sẵn có. Việt Nam có bốn khu vực có tổng sản lượng thủy sản khai
thác lớn nhất là: Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, Đông Nam Bộ, Đồng
bằng sông Cửu Long, Đồng bằng sông Hồng
6

download by :


Khu vực
ĐB sông
Hồng
Bắc
Trung Bộ
và duyên
hải miền
Trung
Đông
Nam Bộ
ĐB Sông
Cửu
Long

Số tàu khai thác công suất trên 90
CV
(đv: chiếc)
2018
2019
2020

Tổng công suất các tàu có cơng

suất trên 90 CV (đv: nghìn CV)
2018

2019

2020

2 279

2 432

2 688

599,2

673,4

723,6

19 440

20 088

20 119

7 409,6

7 934,8

8 039,7


2 896

2 966

2 893

1 182,9

1 342

1 321,7

9 948

9 896

9 534

4 288,9

4 376,6

4 188,4

Bảng 1.1.Thống kê số tàu khai thác và tổng công suất của các tàu có cơng suất trên
90CV giai đoạn 2018-2020 (Theo: Tổng cục thống kê)
Theo bảng 1, ta thấy khu vực Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung có số lượng
tàu khai thác công suất trên 90 CV lớn nhất với 19.440 chiếc vào năm 2018 và tăng lên
20.119 chiếc vào năm 2020. Đồng bằng sơng Hồng có tổng cơng suất các tàu có cơng

suất trên 90 CV thấp nhấp, chỉ có 599,2 nghìn CV năm 2018 và tăng lên 723,6 nghìn CV
vào năm 2020.

2.2.2. Tổng sản lượng khai thác giai đoạn 2018-2020
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tổng sản lượng khai thác của cả nước năm
2020 là 3.863,7 nghìn tấn đạt 102,3% so với năm 2019. Tổng sản lượng khai thác của
2019 và 2018 lần lượt là 3.777,7 nghìn tấn và 3.606,3 nghìn tấn.
Có thể thấy rằng, mặc dù tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn ra phức tạp, nhưng sản
lượng thủy sản khai thác của nước ta vẫn tăng, mặc dù không nhiều.

7

download by :


Biểu đồ 1. Sản lượng thủy sản khai thác tại 4 vùng khai thác trọng điểm, giai đoạn
2018-2020

2.3. Những khó khăn trong khai thác thủy sản của Việt Nam
Thứ nhất, cơ cấu ngành khai thác thủy sản chưa được hợp lý. Trong và trước
năm 2020, cơ cấu ngành khai thác thủy sản tập trung vào khai thác và đánh bắt xa
bờ. Tuy nhiên, tính từ năm 2017, sản phẩm khai thác thủy sản của nước ta đã nhận
cảnh báo “thẻ vàng“ của Ủy ban Châu Âu (EC). Do đó, cơ cấu ngành khai thai thủy
sản cần được thay đổi để phù hợp với thực tế.
Thứ hai, khó khăn trong việc áp dụng các tiến bộ công nghệ, kỹ thuật vào khai
thác. Việt Nam đang trong thời kỳ cách mạng khoa học và công nghệ 4.0, do vậy
việc áp dụng khoa học công nghệ vào khai thác thủy sản là không thể bỏ qua. Tuy
nhiên, trình độ của lao động hiện nay vẫn còn thấp, khả năng tiếp thu và áp dụng
cơng nghệ, kỹ thuật vào khai thác cịn chậm cịn chậm.
Thứ ba, khó khăn đến từ sự khó tính của thị trường nhập khẩu. Nguồn thủy

sản khai thác của Việt Nam được xuất khẩu sang các thị trường lớn như Nga, Hoa
Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc… Các quốc gia nhập khẩu có yêu cầu chặt chẽ về chất
lượng và nguồn gốc của sản phẩm. Do vậy, để đáp ứng được những yêu cầu khắt
khe của các thị trường nhập khẩu thì hoạt động khai thác thủy sản cũng cần phải
được chú trọng và để tâm nhiều hơn.

8

download by :


Thứ ba, nguồn vốn đầu tư vào ngành vẫn còn thấp. Hệ thống cảng cá, khu neo đậu
và tàu thuyền ở một số khu vực vẫn còn hạn chế dẫn đến sản lượng khai thác giảm, hiệu
quả kinh tế thấp. Cơ sở hạ tầng trong khãi thác thủy sản sẽ được cải thiện khi nguồn vốn
đầu tư vào lĩnh vực này tăng lên.
Thứ tư, vẫn cịn xảy ra tình trạng khai thác trái phép tại các vùng biển nước ngồi.
Tính đến thời điểm này, các sản phẩm thủy sản khai thác của nước ta vẫn bị gắn mác “thẻ
vàng” IUU. Trong 4 năm tính từ 2017 đã có 579 tàu và 4.738 ngư dân của Việt Nam khai
thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài bị bắt giữ và xử lý

9

download by :


CHƯƠNG 3: CHÍNH SÁCH GIẢI QUYẾT NHỮNG KHĨ KHĂN TRONG KHAI THÁC
THỦY SẢN

3.1. Những chính sách của chính phủ
Ngày 25/02/2021, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quyết định số 255/QĐTTg về việc cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025, trong đó có ngành

thủy sản. Theo đó, ngành thủy sản sẽ được cơ cấu theo hướng phát triển nuôi trồng
và khai thác thủy sản hiệu quả, bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái, phù hợp với
yêu cầu hội nhập quốc tế. Khai thác thủy sản ở vùng khơi được tăng cường cùng với
việc xây dựng cơ cấu tàu thuyền và phân bổ hạn nghạch khai thác thủy sản phù hợp
với tình hình thực tế và khả năng cho phép khai thác của nguồn lợi thủy sản.Cũng
theo Quyết định, hoạt động khai thác hải sản ở vùng lộng, vùng ven bờ phải được tổ
chức hợp lý hơn, gắn phát triển sinh kế của ngư dân với nuôi trồng thủy sản và du
lịch sinh thái
Theo kế hoạch 3663/KH-BTL ngày 28/08/2021, lực lượng biên phịng tuyến biền
cần đấy mạnh cơng tác tuyên truyền, vận động ngư dân, đặc biệt là các thuyền trưởng,
chủ tàu khai thác ngoài khơi để nâng cao nhận thức cũng như ý thức chấp hành của
ngư dân về việc khai thác đúng khu vực cho phép, khơng khai thác trái phép ở vùng
biển nước ngồi. Cùng với đó, các cơ quan chức năng phải tăng cường kiểm tra, kiểm
soát, quản lý ngư dân, tàu cá trước khi xuất, nhập bến ; tăng cường giám sát, theo dõi
các tàu cá có nguy cơ cao khai thác trái phép ở vùng biển nước ngoài.

3.2. Đề xuất một số giải pháp giải quyết khó khăn trong khai thác thủy sản
Đối với vấn đề khó khăn trong việc áp dụng tiến bộ cơng nghệ, kỹ thuật vào khai
thác, Chính phủ cần tăng cường mở các lớp đào tạo năng lực, mở rộng kiến thức cho
những ngư dân trẻ, ngư dân có khả năng nhận thức cao. Cùng với đó, Nhà nước ta
cũng cần đưa ra những chính sách, những ưu đãi để mời gọi những lao động có trình
độ chun môn cao, đặc biệt là lao động là công dân Việt Nam ở nước ngồi.
Chính phủ cần đưa ra những chính sách vay vốn ưu đãi và khuyến khích chính
quyền địa phương xây dựng, cải tiến, nâng cao cơ sở hạ tầng ở những khu vực có cơ
sở hạ tầng không đáp ứng được tốc độ khai thác. Bên cạnh đó cũng khơng qn chú
trọng đến cả những cơ sở hạ tầng ở khu vực khác
Đối với việc khai thác trái phép tại vùng biến nước ngoài: bên cạnh việc nâng
cao nhận thức của ngư dân thì Chính phủ cần phải có những hình thức xử phạt chi
tiết hơn, cụ thể hơn, nghiêm khác hơn đối với các tàu thuyền và ngư dân cố ý vi phạm.


10

download by :


KẾT LUẬN

Phát triển khai thác thủy sản tại vùng biển xa bờ vừa là tận dụng những điều kiện
thuận lợi của tự nhiên vừa là hoạt động giúp Việt Nam đánh dấu chủ quyền và bảo vệ
lãnh thổ. Phát triển khai thác thủy sản cũng góp phần vào tăng trưởng kinh tế nước nhà
do ngành thủy sản là một trong những ngành có đóng góp lớn vào tốc độ tăng trưởng
GDP của nước ta.
Bài nghiên cứu đã tổng quát được sản lượng khai thác thủy sản của cả nước nói
chung và của 4 vùng khai thác trọng điểm nói riêng trong giai đoạn 2018-2020. Bên
cạnh đó, bài nghiên cứu cũng chỉ ra những khó khăn, thách thức trong hoạt động khai
thác, đánh bắt thủy sản xa bờ và những chính sách mà Nhà nước đưa ra để giải quyết
những khó khăn trên. Những chính sách, quyết định mà Chính phủ đưa ra chỉ mới giải
quyết được phần nào khó khăn. Do đó, bài nghiên cứu cũng đã đưa ra một số đề xuất,
gợi ý để giải quyết được một số vấn đề chưa giải quyết được hay giải quyết chưa hoàn
toàn.

11

download by :


PHỤ LỤC

1. Số liệu của Biểu đồ 1
Khu vực


2018

Đồng bằng sông Hồng
Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung
Đông Nam Bộ
Đồng bằng sông Cửu Long

2019

2020

305768

323588,8

343663,1

1486315

1578218,1

1640476,7

359987

368012,1

376187,5


1434111

1487709

1482788,5

2. Số liệu trong bài được tìm kiếm tại trang của Tổng cục Thống kê

12

download by :


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]

I. Ruiz-Salmón, A. Fernández-Ríos, C. Campos, J. Laso, M. Margallo, R. Aldaco, The fishing and
seafood sector in the time of COVID-19: Considerations for local and global opportunities and
responses, Curr. Opin. Environ. Sci. Heal. 23 (2021) 100286.
/>
[2]

V.N. Võ, T.Đ. Định, Hiện trạng khai thác thủy sản vùng cửa sơng ven biển tỉnh Sóc Trăng, Can Tho
Univ. J. Sci. 57 (2021) 74–79. />
[3]

M. Xu, L. Ch, L. Ch, U. Tp, L. Ch, L. Ch, L. Ch, L. Ch, V. Gia, TRỮ SINH QUYỂN THẾ GIỚI CÙ LAO
CHÀM - HỘI AN, (2018) 115–128. />
[4]


N.T. Long, T.Đ. Định, H.V. Hiền, M.V. Văn, N. Tojo, Đánh giá hoạt động khai thác thủy sản ở Đồng
bằng sông Cửu Long, Can Tho Univ. J. Sci. 54(7) (2018) 102.
/>
[5]

Thư viện tỉnh Đồng Nai, Sản vật biển Việt Nam phong phú và đa dạng, (2015).
/>
[6]

Ngành Khai thác thủy sản, (2019). thác thủy sản %28hay còn gọi là,háp nhằm khai thác nguồn lợi
thủy sản.

[7]

Tổng cục thống kê, NHỮNG KHĨ KHĂN CỊN TỒN TẠI CỦA NGÀNH KHAI THÁC THỦY SẢN, (2021).
/>
[8]

Thủy sản Việt Nam, Thực hiện cơ cấu lại ngành thủy sản giai đoạn 2021-2025, (2021).
/>
[9]

Tổng cục thống kê, Việt Nam quyết liệt triển khai các giải pháp chống khai thác IUU, (2020).
/>
[10]

Tổng cục thủy sản, Kết quả sản xuất ngành thủy sản năm 2019, (2020).
/>
13


download by :



×