Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Một số vấn đề lý luận về bảo đảm quyền tự do kinh doanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.7 KB, 5 trang )

HỌC VIỆN TƯ PHÁP

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO ĐẢM QUYỀN TỰ DO KINH DOANH
Đỗ Thị Thu Hằng1
Tóm tắt: Quyền tự do kinh doanh (QTDKD) là một quyền cơ bản trong hệ thống quyền con người.
Mục đích bảo đảm quyền tự do kinh doanh nhằm trước hết là làm cho chủ thể kinh doanh được thụ
hưởng và thực hiện được đầy đủ các QTDKD. Bài viết nghiên cứu một số vấn đề lý luận về bảo đảm quyền
tự do kinh doanh nhằm làm sáng tỏ những luận cứ khoa học và thực tiễn làm cơ sở cho việc đánh giá
thực trạng pháp luật và xây dựng, hoàn thiện pháp luật về bảo đảm quyền tự do kinh doanh ở Việt Nam.
Từ khóa: Bảo đảm, quyền tự do kinh doanh, bảo đảm quyền tự do kinh doanh.
Nhận bài: 21/9/2020; Hoàn thành biên tập: 25/9/2020; Duyệt đăng: 23/10/2020.
Abstract: The right to freely do business is a basic right among human rights. Its first purpose is
making business entity enjoy and fully implement all rights to freely do business. The article studies some
theoretical issues on ensuring the right to freely do business to clarify scientific and practical foundations
for assessing legal situation, developing and finalizing legal regulations on ensuring the right to freely
do business in Vietnam.
Keywords: Ensure, the right to freely do business, ensure the right to freely do business.
Date of receipt: 21/9/2020; Date of revision: 25/9/2020; Date of Approval: 23/10/2020.

1. Khái quát chung về bảo đảm quyền tự do
kinh doanh
Quyền tự do kinh doanh (QTDKD) là một trong
những quyền cơ bản của con người, luôn được các
quốc gia tôn trọng và bảo đảm thực hiện. Ở Việt
Nam, QTDKD được ghi nhận chính thức tại Điều
57 Hiến pháp năm 1992 và thể chế hóa trong Luật
doanh nghiệp (LDN) năm 1999, tiếp tục kế thừa
trong LDN năm 2005. Mặc dù, phạm vi QTDKD
của các chủ thể chỉ được tự do kinh doanh (KD) ở
những lĩnh vực mà pháp luật cho phép, nhưng đây
được xem là bước tiến quan trọng trong việc ghi


nhận QTDKD ở Việt Nam. Đặc biệt, Hiến pháp năm
2013 đã thể hiện sâu sắc hơn quan điểm bảo vệ, tôn
trọng quyền con người, bảo đảm thực hiện tốt hơn
quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân, xác lập đầy
đủ hơn QTDKD với quy định “mọi người có
QTDKD trong những ngành nghề mà pháp luật
không cấm” 2.
Quan niệm về QTDKD được tiếp cận ở Việt
Nam khá đa chiều. Theo nghĩa chủ quan:
“QTDKD được hiểu là khả năng hành động một
cách có ý thức của các cá nhân hay pháp nhân

trong quá trình hoạt động sản xuất KD...Những
khả năng xử sự này là thuộc tính tự nhiên của cá
nhân (hay pháp nhân) chứ khơng phải do Nhà nước
ban tặng. Song những khả năng xử sự đó muốn trở
thành hiện thực thì phải được Nhà nước thể chế
hóa bằng pháp luật và khi đó mới trở thành thực
quyền”3. Quan niệm này cho thấy, nội dung
QTDKD rất rộng, bao gồm những vấn đề liên quan
trực tiếp đến tổ chức, hoạt động KD và nền tảng
pháp lý, kinh tế căn bản bảo đảm cho việc tổ chức
hoạt động KD, quản trị DN. Theo nghĩa khách
quan hoặc được xem xét dưới góc độ là một chế
định pháp luật: “QTDKD là hệ thống các quy
phạm pháp luật và những đảm bảo pháp lý do Nhà
nước ban hành nhằm tạo điều kiện cho các cá nhân
hay pháp nhân thực hiện quyền chủ thể nói trên.
Quan niệm này cho thấy QTDKD một mặt gồm
những quyền mà họ được hưởng, mặt khác đó là

trách nhiệm của cơ quan nhà nước, cơng chức nhà
nước khi thực hiện chức năng quản lý của mình
phải tôn trọng, bảo vệ những quyền của chủ thể
KD. Hai mặt này tồn tại thống nhất trong chế định
pháp lý TDKD”4.

Thạc sỹ, Phó trưởng Phịng quản lý Khoa học và Trị sự Tạp chí Nghề luật, Học viện Tư pháp.
Quốc hội (2013), Hiến pháp năm 2013, Quốc hội nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp
thứ 6 thông qua ngày 28/11/2013.
3
Bùi Ngọc Cường (2001), “Xây dựng và hoàn thiện pháp luật kinh tế nhằm đảm bảo QTDKD ở nước ta”, luận án
tiến sĩ, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội, tr.13.
4
Bùi Ngọc Cường (2001), “Xây dựng và hoàn thiện pháp luật kinh tế nhằm đảm bảo QTDKD ở nước ta”, luận án
tiến sĩ, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội, tr.14.
1
2


Số 10/2020 - Năm thứ mười lăm

Quan niệm khác cho rằng: “QTDKD được
hiểu là khả năng hành động, khả năng được lựa
chọn và quyết định, một cách có ý thức của cá
nhân hay DN về các vấn đề liên quan đến hoạt
động KD chẳng hạn như tự do quyết định các vấn
đề khi thành lập DN, lựa chọn quy mô và ngành
nghề KD; lựa chọn địa bàn KD; tự do hợp đồng, tự
do lựa chọn đối tác, bạn hàng trong KD; tự do lựa
chọn cơ chế giải quyết tranh chấp...” 5. Với quan

niệm này đã thể hiện được toàn diện, cụ thể nội
dung của QTDKD.
Từ các quan niệm trên, QTDKD được hiểu là
“quyền của chủ thể KD được lựa chọn, quyết định
các vấn đề trong quá trình tự do gia nhập thị
trường, tự do trong hoạt động KD trên thị trường
và tự do rút lui khỏi thị trường trong những ngành,
nghề KD mà pháp luật khơng cấm”.
Từ phân tích các quan điểm về QTDKD,
chúng ta có thể xây dựng khái niệm của “QTDKD”
là quyền quyết định các công việc trong hoạt động
kinh doanh mà pháp luật khơng cấm nhằm mục
đích sinh lợi và được Nhà nước bảo đảm thực hiện
bằng các phương thức, biện pháp theo pháp luật
quy định.
Luận giải về thuật ngữ “bảo đảm”, theo Từ điển
tiếng Việt, “bảo đảm” có nghĩa là: “Nhận trách nhiệm
về điều mình hẹn hứa, khẳng định; Khẳng định bằng
văn bản cam kết rằng mình giữ gìn, tơn trọng” 6.
Có quan điểm cho rằng: “Bảo đảm quyền” là
trách nhiệm pháp lý của Nhà nước trong việc giữ
gìn, thúc đẩy, tạo điều kiện để người dân thực
hiện các quyền của mình một cách tốt nhất, tăng
cường tính chủ động của người dân. Cịn “bảo vệ
quyền” là trách nhiệm pháp lý của Nhà nước
trong thực thi các biện pháp nhằm ngăn chặn,
chống lại mọi hành vi xâm hại đến các quyền cơ
bản của người dân. Trong khi đó “bảo hộ quyền”
theo nghĩa rộng là khái niệm có tính bao trùm lên
hai khái niệm “bảo vệ” và “bảo đảm”. “Bảo hộ”

là trách nhiệm chính trị, pháp lý của Nhà nước
trong việc chăm lo, bảo đảm cho công dân của
mình được thực hiện các quyền một cách tốt nhất.

“Bảo vệ quyền” nảy sinh trên cơ sở tố quyền (khi
có u cầu bảo vệ từ phía người dân). Việc bảo vệ
được thực hiện khi có sự vi phạm đến từ hành vi
của con người, còn “bảo đảm quyền” được thực
hiện dựa trên các yêu cầu và nhận thức về quyền
con người, quyền công dân, nhằm tạo điều kiện
thực hiện, thúc đẩy thực thi quyền. “Bảo hộ
quyền” xuất phát từ yêu cầu chăm sóc, hỗ trợ, tạo
điều kiện thực thi các quyền và khi xuất hiện các
nguy cơ cản trở hoặc xâm hại đến khả năng
hưởng và thực thi quyền7.
Một nghiên cứu khác cho rằng “bảo vệ” và
“bảo đảm” là hai cụm từ khác nhau:“Bảo vệ”
nghiêng về việc xác định các biện pháp pháp lý,
biện pháp tổ chức để ngăn ngừa, chống lại và triệt
tiêu việc xâm hại, bồi thường thiệt hại và khơi phục
đối tượng bị xâm hại, cịn “bảo đảm” nghiêng về
việc tạo ra các tiền đề, điều kiện, việc thiết lập cơ
chế, bộ máy nhằm tôn trọng và thực hiện cơng việc
như cam kết. Tuy nhiên, có thể thấy, cụm từ “bảo
đảm” có nghĩa rộng hơn và bao hàm ý nghĩa của
cụm từ “bảo vệ” 8. Theo Hiến pháp năm 2013 quy
định tại Khoản 1 Điều 14 thì thuật ngữ “bảo đảm”
và “bảo vệ” là hai khái niệm độc lập. Có thể thấy,
có nhiều quan điểm đa chiều về “bảo đảm” và “bảo
vệ” quyền, có quan điểm cho rằng “bảo đảm”,

“bảo vệ” là hai khái niệm độc lập tách rời nhau, có
quan điểm lại cho rằng “bảo đảm” là khái niệm
rộng hơn và bao hàm ý nghĩa của cụm từ “bảo vệ”.
Từ những quan niệm nêu trên, theo tác giả, khái
niệm “bảo đảm quyền” là một khái niệm rộng bao
hàm cả ý nghĩa bảo vệ. Theo đó, bảo đảm QTDKD
“là việc thực hiện các biện pháp về chính trị, kinh tế,
xã hội và pháp lý nhằm giúp cho chủ thể KD thụ
hưởng, thực hiện được đầy đủ QTDKD trên thực tế
và ngăn chặn, xử lý các hành vi cản trở, vi phạm
đến các quyền tự do gia nhập thị trường, quyền tự
do hoạt động KD trên thị trường và quyền tự do rút
lui khỏi thị trường”.
Để bảo đảm QTDKD của chủ thể KD được thực
hiện trên thực tế, các biện pháp về chính trị, kinh tế,
xã hội và pháp lý được thực hiện, trong đó biện pháp

Mai Hồng Quỳ (2012), Tự do kinh doanh và vấn đề bảo đảm quyền con người tại Việt Nam, NXB Lao động, Hà
Nội, tr.54.
6
Viện ngôn ngữ (1994), Từ điển Tiếng Việt, NXB.Khoa học xã hội, Hà Nội, tr.40.
7
Phan Thanh Hà (2017), “Cơ chế pháp lý về bảo hộ công dân ở Việt Nam”, luận án tiến sỹ, Học viện Khoa học Xã
hội, Hà Nội, tr40-41.
8
Trần Nguyên Cường (2017), “Bảo vệ quyền của người lao động làm việc tại DN có vốn đầu tư nước ngoài theo
pháp luật Việt Nam hiện hành”, luận án tiến sỹ, Học viện Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr40.
5



HỌC VIỆN TƯ PHÁP

lý có vai trị đặc biệt quan trọng. Bởi pháp luật vừa
là phương tiện ghi nhận nội dung bảo đảm QTDKD
vừa quy định các biện pháp bảo đảm QTDKD.
2. Nội dung bảo đảm quyền tự do kinh doanh
Nội dung bảo đảm QTDKD là các quyền của
chủ thể KD được biểu hiện xuyên suốt từ khi chủ
thể KD gia nhập thị trường KD, hoạt động KD trên
thị trường và rút lui khỏi thị trường KD.
* Bảo đảm quyền tự do gia nhập thị trường
kinh doanh
Quyền tự do gia nhập thị trường là quyền quan
trọng đầu tiên của QTDKD. Khi các cá nhân, tổ
chức thỏa mãn các điều kiện về năng lực pháp
luật, năng lực hành vi và ngành nghề KD không
thuộc những ngành nghề mà pháp luật cấm thì
Nhà nước phải cơng nhận và bảo đảm quyền gia
nhập thị trường của DN, không được cản trở, ngăn
cấm việc thực hiện quyền.Quyền tự do gia nhập
thị trường là quá trình nhà đầu tư thực hiện các
thủ tục pháp lý để có thể bắt đầu hoạt động KD,
trong đó có việc đăng ký thành lập DN là một thủ
tục pháp lý quan trọng, ghi nhận tư cách pháp lý
của DN trước khi DN thực hiện tổ chức, hoạt động
sản xuất, kinh doanh. Để bảo đảm quyền tự do
thành lập DN, tự do lựa chọn ngành nghề, mơ
hình, địa điểm kinh doanh thì cần: (i) Mở rộng đối
tượng được phép kinh doanh; (ii) Xây dựng đa
dạng các mơ hình tổ chức kinh doanh để các nhà

đầu tư lựa chọn; (iii) Đơn giản hóa điều kiện, thủ
tục thành lập DN nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho
nhà đầu tư, tránh mất thời gian, phiền hà trong
việc thành lập DN; (iv) Quy định danh mục ngành
nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh
doanh phải có cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn;
(v) Quy định cụ thể về trách nhiệm công khai
thông tin đăng ký thành lập DN. Tuy nhiên, bảo
đảm quyền tự do gia nhập thị trường KD khơng
có nghĩa là bảo đảm cho mọi người được KD
trong mọi lĩnh vực ngành nghề mà việc bảo đảm
quyền của chủ thể này phải đặt trong mối quan hệ
hài hòa lợi ích chính đáng của chủ thể khác trong
xã hội và lợi ích cơng cộng. Vì vậy, trong các quy
định nội dung pháp luật về bảo đảm QTDKD nói
chung và bảo đảm quyền gia nhập thị trường cịn
có những quy định về cấm một số tổ chức, cá nhân
khơng có quyền thành lập và quản lý DN cũng
như quy định những ngành nghề bị cấm đầu tư
KD và ngành nghề KD có điều kiện.

* Bảo đảm quyền tự do hoạt động kinh doanh
trên thị trường
Quyền tự do hoạt động KD trên thị trường là
quyền tự chủ quyết định các công việc liên quan đến
KD. Để bảo đảm cho chủ thể KD được quyền tự do
hoạt động KD trên thị trường một cách bình đẳng,
lành mạnh thì phải bảo đảm các nhóm quyền như:
Quyền tự do sở hữu tài sản, quyền tự do hợp đồng,
quyền tự do cạnh tranh và một loạt quyền đương

nhiên của chủ thể KD như: Quyền tuyển dụng, thuê
và sử dụng lao động theo yêu cầu KD, quyền chủ
động ứng dụng khoa học và công nghệ để nâng cao
hiệu quả KD và khả năng cạnh tranh, quyền điều
chỉnh quy mô, ngành nghề KD... Việc pháp luật quy
định một loạt các quyền trên nhằm bảo đảm cho chủ
thể KD được quyền tự do ý chí trong việc chủ động,
linh hoạt định đoạt các vấn đề liên quan trong quá
trình hoạt động KD.
* Bảo đảm quyền tự do rút lui khỏi thị trường
Quyền tự do rút lui khỏi thị trường có ý nghĩa
lớn đối với DN hoạt động KD khơng hiệu quả, nó
giúp cho DN chấm dứt sự bế tắc khi không thể tiếp
tục KD trong lĩnh vực ngành nghề cũ và có thể mở
ra hướng đi mới trong hoạt động KD. Để nhà đầu tư
quyết định bỏ vốn đầu tư KD thì pháp luật cần quy
định cho họ có quyền rút lui khỏi thị trường khi cần
thiết. Để bảo đảm quyền tự do rút lui khỏi thị trường
các quốc gia đều ghi nhận quyền này trong Hiến
pháp và pháp luật. Hiện nay, pháp luật các nước đều
ghi nhận các hình thức rút lui khỏi thị trường gồm
có: Phá sản, giải thể, ngừng hoạt động và tạm ngừng
KD. Việc quy định đa dạng các phương thức rút lui
khỏi thị trường nhằm tạo cho họ quyền linh hoạt sử
dụng tài sản của mình trong hoạt động KD, tránh
kéo dài, chi phí tốn kém cho DN và thủ tục rút lui
khỏi thị trường phải đơn giản, thuận tiện.
3. Các biện pháp bảo đảm quyền tự do kinh
doanh
Biện pháp bảo đảm QTDKD là các cách thức,

biện pháp do Nhà nước quy định hoặc thừa nhận
nhằm giúp cho chủ thể KD thụ hưởng, thực hiện
được đầy đủ QTDKD trên thực tế và ngăn ngừa,
xử lý các hành vi cản trở, vi phạm đến các quyền
tự do gia nhập thị trường, quyền tự do KD trên thị
trường và quyền rút lui khỏi thị trường.
* Biện pháp thủ tục hành chính:
QTDKD của chủ thể khơng thể trở thành hiện
thực nếu pháp luật không chỉ ra những cách thức,


Số 10/2020 - Năm thứ mười lăm

con đường để thực hiện được quyền đó. Vì vậy, bên
cạnh quy định ghi nhận nội dung QTDKD, pháp
luật còn quy định chi tiết về biện pháp thủ tục hành
chính (TTHC). Thủ tục hành chính là trình tự, cách
thức thực hiện, hồ sơ và yêu cầu, điều kiện do cơ
quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định để
giải quyết một công việc cụ thể liên quan đến cá
nhân, tổ chức9. Pháp luật về bảo đảm QTDKD quy
định biện pháp TTHC nhằm giúp cho chủ thể KD
được gia nhập thị trường nhanh chóng, giải quyết
các vấn đề liên quan trong quá trình hoạt động và rút
lui khỏi thị trường KD của chủ thể KD. TTHC được
quy định cụ thể trong LDN, Luật phá sản, Luật hợp
tác xã và các văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành
các luật này nhằm quy định chi tiết trình tự, thủ tục
đăng ký thành lập các loại hình DN; thay đổi đăng
ký DN trong quá trình hoạt động KD; trình tự, thủ

tục giải thể DN và phá sản DN. Yêu cầu của biện
pháp này là khi chủ thể KD có đầy đủ hồ sơ, thủ tục
theo quy định, thì cơ quan có thẩm quyền phải giải
quyết các u cầu của chủ thể KD. TTHC là cơ sở
để chủ thể KD biết được cách thức thực hiện
QTDKD của mình, đồng thời cũng giúp cho Nhà
nước trong quá trình quản lý Nhà nước. Để bảo đảm
cho quá trình gia nhập thị trường được nhanh chóng,
pháp luật các quốc gia đều quy định rút ngắn thời
gian gia nhập, cắt giảm TTHC, ứng dụng công nghệ
thông tin nhằm thúc đẩy nhanh quá trình gia nhập
thị trường và ngăn ngừa các hành vi cản trở, phiền
hà cho chủ thể KD, tuy nhiên mức độ quy định ở
các nước là khác nhau. Bên cạnh quy định trình tự,
thủ tục gia nhập, pháp luật cịn quy định trình tự,
thủ tục rút lui khỏi thị trường KD. Pháp luật các
nước quy định các DN khi tiến hành rút lui khỏi thị
trường phải tuân theo những thủ tục nhất định vì sự
kiện này làm phát sinh quyền và nghĩa vụ trong
quan hệ giữa các thành viên trong nội bộ DN, giữa
quan hệ DN với các chủ thể khác như đối tác, người
lao động trong DN và các cơ quan, quản lý nhà
nước... Việc pháp luật quy định trình tự, thủ tục rút
lui khỏi thị trường KD của chủ thể KD thể hiện trách
nhiệm của Nhà nước trong việc tơn trọng và bảo
đảm quyền, lợi ích của chủ thể KD.
* Biện pháp giải quyết tranh chấp:
Trong nền kinh tế thị trường luôn tiềm ẩn phát
sinh tranh chấp. Tranh chấp phát sinh tức là quyền và
lợi ích của các chủ thể KD bị vi phạm. Do vậy, khi

9

có tranh chấp, các chủ thể KD có thể tự bảo vệ hoặc
có quyền yêu cầu các cơ quan, tổ chức có thẩm
quyền giải quyết để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của chính mình. Thơng qua hoạt động giải quyết
tranh chấp các quyền và lợi ích của chủ thể KD bị vi
phạm được khôi phục, đồng nghĩa là quyền của chủ
thể KD được bảo đảm thực hiện trên thực tế. Biện
pháp giải quyết tranh chấp KD là một trong những
biện pháp hữu hiệu nhằm bảo đảm quyền và lợi ích
của chủ thể KD. Vì vậy, pháp luật các nước đều quy
định, tuy nhiên, mỗi quốc gia quy định nội dung,
trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp khác nhau do
phụ thuộc vào điều kiện kinh tế xã hội của quốc gia
đó. Giải quyết tranh chấp KD gồm các hình thức
thương lượng, hòa giải, trọng tài và tòa án
* Biện pháp chế tài xử lý hành vi vi phạm
quyền tự do kinh doanh:
- Biện pháp xử phạt vi phạm hành chính:
QTDKD có ý nghĩa quan trọng cả về chính trị, kinh
tế và xã hội. Hành vi xâm phạm QTDKD gây ảnh
hưởng đến lợi ích của chủ thể KD và gây ảnh
hưởng tiêu cực cho kinh tế - xã hội cần phải loại
trừ. Biện pháp xử phạt hành chính là sử dụng sức
mạnh quyền lực Nhà nước thông qua các cơ quan
hành chính Nhà nước để ban hành các quyết định
hành chính và tổ chức thực hiện các quyết định
hành chính đó để xử lý các vi phạm hành chính
nhằm mục đích bảo vệ QTDKD khi có hành vi vi

phạm, ngăn chặn và xử lý các hành vi xâm phạm
QTDKD của chủ thể KD. Việc bảo đảm QTDKD
trong biện pháp xử phạt vi phạm hành chính được
thể hiện thơng qua các quy định về hành vi bị xử
phạt, đối tượng, hình thức và mức phạt. Các quy
định này có ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục,
phòng ngừa đối với chủ thể KD để tránh thực hiện
các hành vi vi phạm, bảo đảm sự tuân thủ nghiêm
các quy định của pháp luật. Thơng qua đó bảo đảm
cho các quyền của chủ thể KD được thực hiện trên
thực tế.
- Biện pháp dân sự: Biện pháp dân sự áp dụng
để xử lý hành vi vi phạm QTDKD. Mục đích của
biện pháp này mang tính bù đắp tổn thất vật chất,
tinh thần cho chủ thể KD bị vi phạm và thiệt hại.
Đối với pháp nhân thương mại có hành vi vi phạm
pháp luật trong hoạt động sản xuất KD gây ra thiệt
hại cho tổ chức, cá nhân khác thì có trách nhiệm bồi
thường thiệt hại về vật chất và tinh thần cho người

Chính phủ (2010), Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 8/6/2010 về kiểm soát thủ tục hành chính.


HỌC VIỆN TƯ PHÁP

bị thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể
là bồi thường thiệt hại trong hợp đồng có thể là bồi
thường thiệt hại ngồi hợp đồng.Việc pháp luật quy
định biện pháp bồi thường thiệt hại nhằm bảo vệ
quyền lợi và khắc phục hậu quả cho các chủ thể KD.

- Biện pháp hình sự: Biện pháp hình sự áp dụng
để xử lý hành vi xâm phạm trong trường hợp hành vi
đó có yếu tố cấu thành tội phạm theo quy định của
Bộ luật Hình sự.Thẩm quyền, trình tự, thủ tục áp
dụng biện pháp hình sự tuân theo quy định của pháp
luật về tố tụng hình sự. Đặc biệt lần đầu tiên trong
lịch sử lập pháp hình sự của nước ta chế định trách
nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại đã được bổ
sung vào Bộ luật hình sự, được thể hiện tập trung tại
Chương XI, trong 08 điều khác thuộc phần những
quy định chung và trong 33 điều thuộc phần các tội
phạm cụ thể của Bộ luật. Mục đích của việc bổ sung
quy định trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân
thương mại nhằm xử lý các vi phạm pháp luật của
pháp nhân thương mại trong thời gian qua, đặc biệt
trong lĩnh vực kinh tế và môi trường, đồng thời nhằm
bảo vệ tốt quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ
chức bị thiệt hại do các vi phạm pháp luật của pháp
nhân gây ra. Biện pháp hình sự có ý nghĩa quan trọng
trong việc răn đe, trừng phạt các cá nhân, tổ chức có
hành vi phạm QTDKD tới mức xử lý hình sự, đồng
thời làm cho các DN phải định hướng tổ chức và
hoạt động theo đúng quy định của pháp luật, không
xâm phạm QTDKD của chủ thể khác.
* Biện pháp khác hỗ trợ bảo đảm quyền tự do
kinh doanh
Nhà nước sử dụng các biện pháp khác hỗ trợ
bảo đảm QTDKT được vận hành hiệu quả như hỗ
trợ tiếp cận về vốn, thuế, đất đai, thông tin, khoa
học, kỹ thuật, pháp lý… Để các chủ thể KD tồn tại

và phát triển, pháp luật các nước đều quy định các
biện pháp, chính sách hỗ trợ cho chủ thể KD được
tiếp cận và được hưởng những lợi ích từ các biện
pháp hỗ trợ này.
- Hỗ trợ tiếp cận vốn: Đây là biện pháp có ý
nghĩa quan trọng đối với chủ thể KD. Khi gia nhập
thị trường, không phải bất kỳ chủ thể nào cũng có
sẵn nguồn vốn để thực hiện các hoạt động KD. Vì
vậy Nhà nước ban hành chính sách, pháp luật ưu
đãi về vốn và tạo điều kiện để chủ thể KD tiếp cận
được các chính sách về cho vay vốn ưu đãi đối với
chủ thể KD, tạo nền tảng cho chủ thể KD được
phát huy thế mạnh nội tại để phát triển kinh tế.

- Hỗ trợ tiếp cận đất đai: Bất kỳ chủ thể KD
nào cũng cần có mặt bằng để tiến hành các hoạt
động sản xuất, KD. Vì vậy, pháp luật cần quy định
cụ thể về trình tự, thủ tục giải phóng mặt bằng hoặc
việc cung cấp thông tin dữ liệu về đất đai cần phải
đơn giản, thuận tiện giúp cho chủ thể KD sớm có
địa điểm, mặt bằng để tiến hành sản xuất, KD... Hỗ trợ tiếp cận thông tin: Quyền tiếp cận thơng
tin có ý nghĩa quan trọng. Việc bảo đảm cho chủ
thể KD được nắm bắt các thông tin về chủ
trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước sẽ
giúp cho chủ thể KD nhanh chóng có được quyết
sách trong đầu tư, sản xuất, KD; tránh được
những rủi ro thiệt hại trong đầu tư KD nếu khơng
biết được thơng tin chính xác, kịp thời. Đồng thời
hạn chế sự vi phạm QTDKD của chính mình và
các chủ thể khác có liên quan. Vì vậy quy định về

bảo đảm quyền tiếp cận thơng tin có ý nghĩa
quan trọng đối với chủ thể KD.
- Hỗ trợ tiếp cận khoa học, kỹ thuật và công
nghệ: Để nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng hiệu
quả năng suất lao động, giảm chi phí nhân cơng…
thì các chủ thể KD phải được tiếp cận và ứng dụng
được thành tựu của khoa học - kỹ thuật - cơng
nghệ. Vì vậy, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ và
quy định cụ thể cho chủ thể KD được đào tạo, bồi
dưỡng để có thể tiếp cận và ứng dụng kịp thời các
thành tựu khoa học – kỹ thuật – công nghệ mới để
cải tiến phương thức và nâng cao hiệu quả KD.
Kết luận: Bảo đảm QTDKD là việc thực hiện
các biện pháp về chính trị, kinh tế, xã hội và pháp
lý nhằm giúp cho chủ thể KD thụ hưởng, thực hiện
được đầy đủ QTDKD trên thực tế và ngăn ngừa,
xử lý các hành vi cản trở, vi phạm đến các quyền
tự do gia nhập thị trường, quyền tự do hoạt động
KD trên thị trường và quyền tự do rút lui khỏi thị
trường. Để QTDKD của chủ thể được thực hiện
trên thực tế có nhiều biện pháp được thực hiện như
biện pháp chính trị, kinh tế, xã hội và pháp lý,
trong đó biện pháp pháp lý đóng vai trị quan trọng
trong việc quy định nội dung bảo đảm QTDKD và
các biện pháp bảo đảm QTDKD. Nghiên cứu“Một
số vấn đề lý luận về bảo đảm quyền tự do kinh
doanh” có ý nghĩa quan trọng, nhằm làm sáng tỏ
những luận cứ khoa học và thực tiễn làm cơ sở cho
việc đánh giá thực trạng pháp luật về bảo đảm
QTDKD và xây dựng, hoàn thiện các quy định

pháp luật về bảo đảm QTDKD./.



×