MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP
I. Lao động và quản lý lao động trong doanh nghiệp
1. Khái niệm về lao động và quản lý lao động
* Khái niệm về lao động: Lao động là hoạt động chân tay và trí óc của con
người nhằm tác động, biến đổi những vật thể tự nhiên thành những vật phẩm đáp
ứng nhu cầu hoạt động của con người. Trong mọi hoạt động của xã hội, việc sáng tạo
ra của cải vật chất đều không tách rời lao động. Lao động là điều kiện đầu tiên, là
yếu tố cơ bản quyết định hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh. Để lao động
đạt hiệu quả tối đa đòi hỏi phải thực hiện tốt công tác quản lý lao động.
* Khái niệm về quản lý lao động: Quản lý lao động là sự tác động liên tục, có tổ
chức, có mục đích của chủ thể quản lý lên tập thể người lao động trong hệ thống, sử
dụng tốt nhất mọi tiềm năng của Xã hội nhằm đạt được những mục tiêu đề ra theo
đúng luật định và mục tiêu hiện hành.
Có thể hiểu theo một cách khác: Quản lý lao động là hoạt động của các bộ
phận quản lý tác động vào các bộ phận bị quản lý thông qua một hê thống những
nguyên tắc, phương pháp nhất định nhằm hướng bộ phận bị quản lý đạt được mục
tiêu chung đề ra.
2. Những quan điểm về chính sách quản lý lao động trong doanh nghiệp
Việc tổ chức quản lý bộ máy doanh nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp tới công tác
quản lý lao động. Việc tổ chức sắp xếp, điều phối lực lượng lao động có khoa học hợp
lý hay không còn phụ thuộc vào cơ cấu ngành nghề, quy mô sản xuất, đặc điểm kỹ
thuật của doanh nghiệp và việc tổ chức các phòng chức năng cũng như tổ chức bộ
máy quản trị doanh nghiệp.
Muốn sử dụng có hiệu quả con người trong sản xuất, trong lao động, điều
quan trọng có ý nghĩa quyết định là xây dựng chính sách nhân lực. Việc định ra chính
sách này trước hết phải phụ thuộc vào quan niệm về yếu tố con người. Trong lĩnh vực
này đã từng có những trường phái khác nhau; Trên cơ sở đó đã nảy sinh tính cách cư
xử với con người theo những chính sách khác nhau và tất nhiên mang lại những hiệu
quả khác nhau. Mỗi trường phái đều có những ưu và nhược điểm trong quan điểm,
chính sách, nguyên tắc và biện pháp quản lý con người riêng. Tuy nhiên, có chỗ lại bổ
sung cho nhau. Nếu nghiên cứu kỹ từng trường phái, ta đều có thể khai thác, sử dụng
vào quản lý con người trong các doanh nghiệp ở Việt Nam được.
Dưới đây là ba trường phái chủ yếu:
Mỗi trường phái thường xây dựng các định đề, nhận định về bản chất con
người khi họ tham gia lao động. Trên cơ sở đó vạch ra chính sách quản lý con người.
Trường phái cổ điển ( tổ chức lao động khoa học)
- Người đứng đầu trường phái này là Federich Winslow Taylor ( 1856 – 1915),
một kỹ sư người Mỹ. Ngoài ra còn có H. Fayol, Gantt, Gilbreth và một số khác.
+ Định đề:
- Đa số con người, bản chất không muốn làm việc.
- Cái họ làm không quan trọng bằng cái họ kiếm được.
- Ít người có thể và muốn làm một công việc đòi hỏi sự sáng tạo, tự quản lý và
tự kiểm tra.
+ Chính sách:
- Nhiệm vụ chủ yếu của nhà quản lý là giám sát và kiểm soát thật chặt chẽ cấp
dưới.
- Nhà quản lý phải phân chia công việc thành các nguyên công ( bước công
việc ) đơn giản và dễ học.
- Cần phải thiết lập các phương pháp và thói quen làm việc tỉ mỉ ; áp dụng các
phương pháp và thói quen đó một cách cứng rắn, cương quyết nhưng công bằng.
+ Ưu điểm :
- Đã đưa ra sự phân tích khoa học, tỉ mỉ mọi công việc.
- Trên cơ sơ đó, phân công lao động chặt chẽ, huấn luyện cho từng người thực
hiện các phương pháp lao động khoa học.
- Ấn định các mức lao động, các tiêu chuẩn công việc.
- Đưa ra cách trả công tương xứng với kết quả công việc ( tiền lương theo sản
phẩm ).
- Thiết lập một trật tự, một kỷ luật lao động nghiêm ngặt trong sản xuất v.v…
+ Nhược điểm:
- Không tin vào con người và đánh giá thấp con người ( cho con người bản
chất là lười biếng, không muốn làm việc)
- Vì không tin con người nên nhất thiết phải kiểm tra, kiểm soát họ từng giây,
từng phút.
- Buộc con người phải làm việc với cường độ lao động cao, liên tục, dẫn đến
chỗ chóng suy nhược cơ thể.
- Muốn hay không cũng xuất hiến sự chống đối giữa con người lao động với
nhà quản lý, với giới chủ.
Vì thế có người đã gọi trường phái này là trường phái “ coi con người chỉ có
hai cánh tay”. Muốn cho hai cánh tay con người làm việc không ngừng thì nhà quản
lý “ hãy cài vào túi con người một cái ví tiền”. ( Cánh tay và ví tiền ).
+ Một số nguyên tắc quản lý con người của trường phái cổ điển ;
a) Thống nhất chỉ huy và điều khiển : một người cấp dưới chỉ nhận mệnh lệnh
của một người thủ trưởng.
b) Phân công lao động và chuyên môn hoá các chức năng. Mỗi chức năng đều
được huấn luyện, đào tạo theo hướng chuyên môn hoá.
c) Thực hiện sự phân chia những người trong doanh nghiệp ra làm hai bộ
phận ; một bộ phận làm công việc thiết kế sản phẩm, tổ chức sản xuất… gồm các kỹ
sư; một bộ phận chuyên môn thực hiện công việc gồm những người công nhân.
d) Về mặt tổ chức cần có sơ đồ tổ chức, qui chế, văn bản tổ chức đối với một
doanh nghiệp.
e) Tập trung quyền lực ( điều khiển, chỉ huy ) cho cấp cao nhất của doanh
nghiệp, không phân tán quyền lực cho các cấp dưới. Làm như vậy sẽ ra quyết định
nhanh, đỡ tốn thời gian và phương tiện.
g) Tiêu chuẩn hoá và thống nhất các thủ tục ( về hành chính, về quản lý).
h) Thiết lập trật tự và kỷ luật nghiêm ngặt trong sản xuất.
i) Lợi ích bộ phận phụ thuộc vào lợ ích chung.
k) Công bằng, không thiên vị, khước từ mọi đặc quyền, đặc lợi.
l) Phân tích hợp lý, khoa học mọi công việc.
m) Nhà quản lý, các kỹ sư có nhiệm vụ tìm ra được con đường ( phương
pháp ) tốt nhất để thực hiện công việc, rồi huấn luyện cho công nhân làm.
n) Ưu tiên cho nguyên tắc chuyên gia ; điều khiển doanh nghiệp là công việc
của các chuyên gia, đã được đào tạo ( kỹ sư, nhà kinh tế ).
Trường phái tâm lý-xã hội ( các mối quan hệ con người).
Thuộc trường phái này gồm có : Argyris, Mac Gregor, Likert, Lewin, Elton
Mayo, Rogers, Maslơw…
+ Định đề :
- Con người muốn cảm thấy mình có ích và quan trọng.
- Con người muốn hoà nhập với tập thể và được nhìn nhận như những con
người.
- Những nhu cầu trên còn quan trọng hơn tiền. Nhà quản lý cần thấy điều đó
nếu muốn động viên, khuyến khích con người làm việc.
+ Chính sách:
- Nhiệm vụ chủ yếu của nhà quản lý là làm sao cho mỗi người cảm thấy họ có
ích và quan trọng.
- Cần thông tin cho cấp dưới và lắng nghe những ý kiến đóng góp của họ và
kế hoạch của nhà quản lý.
- Cần để cho cấp dưới một số quyền tự chủ và tự kiểm soát cá nhân đối với các
công việc sự vụ, quen thuộc.
+ Ưu điểm:
- Họ không coi con người là vô tri, vô giác đến mức chỉ là những công cụ. Trái
lại, họ thấy con người có những nhu cầu về tâm lý-xã hội.
- Con người làm việc không phải chỉ vì tiền mà còn để khẳng định mình có ích
và quan trọng đối với xã hội.
Vì thế, người ta nói, trường phái này nhìn nhận con người khác trường phái
tổ chức lao động khoa học. Họ bổ sung được một quan điểm quan trọng : “con người
không chỉ có hai cánh tay mà còn có trái tim”.
+ Một số nguyên tắc quản lý con người của trường phái tâm lý – xã hội :
a) Phân bớt quyền lực và trách nhiệm cho các cấp dưới ; đặc biệt khi quy mô
sản xuất đã lớn, nếu quá tập trung sẽ làm mất quyền chủ động, sáng tạo của cấp
dưới và gây tổn thất về thời gian.
b) Tìm kiếm sự tham gia, đóng góp của mọi người cấp dưới vào công việc
chung.
c) Đánh giá cao vai trò động viên của người quản lý, điều khiển.
d) Xây dựng các mối quan hệ dựa trên lòng tin cậy lẫn nhau hơn là dựa trên
quyền lực.
e) Phát triển tinh thần trách nhiệm, tự kiểm tra.
g) Phát triển công việc theo tổ, đội ( một tập thể người ) Chú ý xây dựng các
tập thể này.
h) Tạo ra bầu không khí tốt tâm lý đẹp trong lao động ( đoàn kết, thân thiện,
tránh đố kỵ, ghen ghét nhau)
i) Chú trọng thông tin cho mọi người ; đồng thời nhà quản lý phải liên lạc
thường xuyên với con người ( hiểu họ nghĩ gì, cần gì, có khó khăn gì ).
k) Tạo ra sự gắn bó, sự hưởng ứng, sự đồng cảm giữa người và người.
l) Cần chú ý đến dư luận, đến các luồng tin tức trao đổi giữa những con người
trong doanh nghiệp để xử lý một cách khách quan và có lợi cho công việc chung.
n) Ưu tiên cho các quan hệ con người trong hoạt động : nhà quản lý, nhà tổ
chức trước tiên phải là một nhà thực hành về tâm lý học, một người giỏi động viên
và thông tin, liên lạc với con người.
Trường phái hiện đại ( khai thác các tiềm năng con người ).
Trường phái này gồm Drucker, Chandler, Lawrence, Woodward, Mintzberg,
March, Simon, Bennis, Beckhard…
+ Định đề :
- Bản chất con người không phải không muốn làm việc. Họ muốn góp phần
thực hiện các mục tiêu mà bản thân họ cũng tham gia vào việc đề ra các mục tiêu đó.
- Đa số người có khả năng sáng tạo, tự quản, có trách nhiệm, tự kiểm tra.
Những khả năng đó cao hơn những yêu cầu mà vị trí của họ hiện nay đang đòi hỏi.
+ Chính sách :
- Nhiệm vụ chủ yếu của nhà quản lý là phải khai thác các tiềm năng chưa
được khai thác của con người.
- Cần tạo ra môi trường cho các thành viên trong doanh nghiệp tham gia tối
đa theo khả năng của họ.
- Cần khuyến khích họ tham gia vào các vấn đề quan trọng ; thường xuyên mở
rộng tự quản và tự kiểm soát của những người cấp dưới.
Người ta thấy :
- Trường phái hiện đại muốn phát triển tư tưởng quản lý của trường phái
tâm lý-xã hội lên một mức cao hơn.
- Họ đánh giá con người cao hơn nhiều so với trường phái tổ chức lao động
khoa học ; đặc biệt họ cho con người có nhiều khả năng mà các nhà quản lý cần tìm
cách khai thác, huy động vào sản xuất.
- Họ coi con người như “một hệ thống mở, phức tạp và độc lập “. Cần phải thấy
rõ hệ thống đó khi điều khiển con người.
- Tuy nhiên, muốn thoả mãn con người trong lao động, trong cuộc sống cần có
nhiều điều kiện.
+ Một số nguyên tắc quản lý con người của trường phái hiện đại :
a) Cách tiếp cận hệ thống ; coi doanh nghiệp, bao gồm nhiều người, là một hệ
thống mở, cần luôn thích ứng với môi trường ( thị trường, công nghệ mới, luật pháp
của chính phủ, thị trường vốn v…v…)
b) Các bộ phận bên trong của tổ chức ( những con người ) phải được vận
hành một cách thống nhất, kết cấu như một.
c) Quản lý cần mền dẻo, uyển chuyển để thích ứng với môi trường xung quanh
luôn tiến hoá, biến đổi và có lúc không ổn định.
d) Tìm cách cải thiện các điều kiện lao động và chất lượng cuộc sống lao
động.
e) Phát triển các hình thức mới về tổ chức lao động ; làm phong phú các chức
năng, các tổ, đội tự quản, các câu lạc bộ chất lượng v…v…
g) Giải quyết các vấn đề về kinh tế, về kỹ thuật trong doanh nghiệp không
được tách rời các vấn đề xã hội ( có nghĩa là yếu tố con người ).
h) Luôn hướng con người vào thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp.
i) Bàn bạc, thuyết phục, thương lượng với con người để đạt được sự đổi mới.
k) Nhà quản lý phải có đầu óc chiến lược, có đầu óc tổ chức, giỏi làm việc với
con người ; động viên, phát huy được khả năng con người.
Ngày nay trong quản lý, người ta thấy cả ba trường phái đều được song song
áp dụng. Tuỳ theo điều kiện mà sử dụng các chính sách, các nguyên tắc quản lý một
cách có chọn lọc. Tuy nhiên, khi hoạch định chính sách quản lý con người cần phải
quan tâm đầy đủ những điểm sau :
- Tôn trọng và quý mến con người lao động.
- Tạo ra những điều kiện để con người làm việc có năng suât lao động cao,
đảm bảo yêu cầu của doanh nghiệp.
- Quan tâm đến những nhu cầu vật chất, văn hoá, tinh thần ; đặc biệt là nhu
cầu về tâm lý- xã hội của con người.
- Làm cho con người ngày càng có giá trị trong xã hội.
- Thấy rõ được các mối quan hệ tác động giữa kỹ thuật, kinh tế, pháp luật, xã
hội khi giải quyết các vấn đề liên quan đến con người.
- Quản lý con người một cách văn minh, nhân đạo, làm cho con người ngày
càng có hạnh phúc trong lao động và trong cuộc sống.
Đó là những quan điểm không phải dễ dàng thực hiện, nhưng vẫn là những
đòi hỏi đối với các nhà quản lý doanh nghiệp trong thời đại hiện nay.
3. Đặc điểm của công tác quản lý lao động trong doanh nghiệp
Lao động là một trong những yếu tố quan trọng nhất của quá trình sản xuất.
Nhưng sử dụng lao động sao cho có hiệu quả nhất để mang tới lợi nhuận của doanh
nghiệp thì lại phụ thuộc vào công tác quản lý lao động .
- Hoạt động của công tác quản lý lao động là loại lao động trí óc đặc biệt. Xuất
phát từ đặc điểm này mà hoạt động quản lý có những đặc điểm riêng, khác hẳn với
các loại lao động thể lực và lao động giản đơn khác, thể hiện:
+ Hoạt động của công tác quản lý lao động mang tính chất sáng tạo hơn nhiều
so với các loại lao động thể lực.
+ Hoạt động của công tác quản lý lao động mang tính chất xã hội và tâm lý
cao. Yếu tố này còn là yêu cầu và là nhân tố ảnh hưởng quan trọng đến quản lý lao
động.
+ Hoạt động quản lý không chỉ diễn ra trong một ngày làm việc, không chỉ
diễn ra trong một thời gian làm việc và nơi làm việc nhất định cho nên định mức
công việc cho quản lý lao động rất khó thực hiện được một cách chính xác.
+ Kết quả của công tác quản lý lao động thường không biết ngay sau khi thực
hiện công việc, không đo lường cụ thể, chính xác và trực tiếp được, mà chỉ xác định
được sau một thời gian nhất định thông qua kết quả lao động của cả tập thể.
+ Thông tin kinh tế vừa là đối tượng lao động, vừa là kết quả lao động, vừa là
phương tiện lao động đối với công tác quản lý lao động.
Quản lý lao động hay nói cách khác là quản lý nguồn nhân lực của doanh
nghiệp bao gồm các vấn đề như tuyển dụng, sắp xếp, phân phối lao động một cách
hợp lý khoa học, thực hiện tốt việc đào tạo nguồn nhân lực, sử dụng hợp lý và tiết
kiệm sức lao động cả về số lượng lẫn chất lượng, có những chính sách cụ thể về thời
gian và năng suất lao động, giải quyết tốt việc làm và chế độ thù lao cho người lao
động.
Thật vậy, trước hết những nhà quản trị cần phải tuyển chọn những lao động có
trình độ chuyên môn, sức khoẻ, tư cách phẩm chất, độ tuổi, giới tính... Phù hợp với
công việc của doanh nghiệp. Khi đã có đội ngũ lao động phù hợp với yêu cầu mà
doanh nghiệp đã đặt ra thì cần sự linh hoạt sáng tạo của những nhà quản trị trong
việc sử dụng lao động hợp lý và phân công lao động một cách khoa học. Ngoài ra còn
có thể đề ra những chính sách cụ thể nhằm đào tạo thêm đội ngũ công nhân lành
nghề, bổ sung những kiến thức cần thiết nhằm nâng cao trình độ chuyên môn của
người lao động, những người góp phần không nhỏ vào sự tăng trưởng và phát triển
của doanh nghiệp. Có những chế độ thù lao thích hợp cho lực lượng lao động của
doanh nghiệp để kích thích sự say mê hứng thú trong công việc của họ cũng là vấn đề
cần lưu ý.
Nói tóm lại, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp cao
hay thấp, doanh nghiệp phát triển nhanh hay chậm là phụ thuộc vào lực lượng lao
động là chủ yếu mà quan trọng là việc quản lý lao động trong doanh nghiệp đạt hiệu
quả ra sao.
II. Nội dung của công tác quản lý lao động trong doanh nghiệp
1. Xác định nhu cầu lao động:
Có nhiều phương pháp xác định nhu cầu lao động, tuy nhiên với những điều
kiện cụ thể khác nhau có thể lựa chọn phương pháp khác nhau.
Thông thường có các phương phương pháp như :
- Phương pháp phân tích
Chủ yếu là nghiên cứu, phân tích xu hướng tuyển dụng lao động ở doanh
nghiệp trong những thời kỳ trung, dài hạn kế tiếp kỳ hoạch định. Qua nghiên cứu rút
ra tốc độ phát triển nhu cầu lao đống đối với những mục tiêu kinh doanh, trình độ
tiến bộ kỹ thuật, công nghệ trong kỳ. Từ đó, dựa vào nhiệm vụ kinh doanh của kỳ
hoạch định lao động tới để xác định nhu cầu lao động.
- Phương pháp xác định dựa vào mối tương quan giữa lượng lao động cần
dùng với một số chỉ tiêu kinh tế – kỹ thuật khác.
Ví dụ 1 : Mục tiêu doanh thu phải đạt là 100. 000. 000đ. Để thực hiện được
người ta định mức mỗi nhân viên trong kỳ phải bán được 10. 000. 000đ vậy cần phải
có 10 nhân viên.
Ví dụ 2 : Dựa vào quy mô nơi làm việc ( số nơi làm việc ), nhiệm vụ sản xuất và
số bước công việc phải tiến hành để xác định :
Doan nghiệp X : Có 400 nơi làm việc, nhiệm vụ trong kỳ phải sản xuất 2. 000
chi tiết. Mỗi chi tiết phải được chế tạo qua 05 bước công việcd ( giả thiết mỗi bước
công việc do một công nhân đảm nhận trên một nơi làm việc ).
Vậy số công nhân cần có để chế tạo 2.000 chi tiết là 400 công nhân. Theo giả
thiết 400 công nhân này sẽ làm việc trên 400 nơi làm việc.
Trong điều kiên hiện nay, người ta còn có thể sử dụng máy vi tính để xác định
nhanh chóng nhu cầu lao động.
C. Mác viết “ Lao động trước hết là một quá trình diễn ra giữa con
người và tự nhiên, một quá trình trong đó bằng hoạt động của chính mình, con
người làm trung gian, điều tiết và kiểm tra sự trao đổi chất giữa họ và tự nhiên. Bản
thân con người đối diện với thực thể của tự nhiên với tư cách là một lực lượng của
tự nhiên. Để chiếm hữu được thực thể của tự nhiên dưới một hình thái có ích cho đời
sống của bản thân mình, con người vận dụng những sức tự nhiên thuộc về thân thể
của họ : Tay, chân, đầu và hai bàn tay của họ, tác động vào tự nhiên ở bên ngoài …
Thông qua sự vận động đó, làm thay đổi tự nhiên của con người đồng thời cũng làm
thay đỏi bản tính cuả chính mình…”( 1)
2. Tổ chức tuyển chọn lao động:
Tuyển chọn lao động là quá trình lựa chọn những người phù hợp với công
việc trong số những người tham gia dự tuyển.
Con người là nguồn lực quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào để nó hoạt
động có hiệu quả. Sự thành công của bất kỳ một doanh nghiệp lớn hay nhỏ phụ thuộc
chủ yếu vào năng lực và hiệu suất của những người lao động: Mặt khác, khi một
công nhân không đủ trình độ được thuê do sự lựa chọn kém thì người công nhân đó
sẽ trở thành gánh nặng đối với doanh nghiệp. Chính vì vậy đòi hỏi công tác tuyển
chọn tại mỗi doanh nghiệp phải có chất lượng cao. Để đạt được điều này thì công tác
tuyển chọn phải đạt được yêu cầu sau:
- Tuyển chọn những người có trình độ chuyên môn cần thiết, có thể làm việc
đạt tới năng suất cao, hiệu suất công tác tốt, tuyển được người phù hợp với yêu cầu
công việc.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
(1) C. Mác và F. Anghen, toàn tập, t 23. nxb chính trị quốc gia, Hà Nội, 1993, trang
266.
- Tuyển được những người có kỷ luật trung thực gắn bó với công việc của
doanh nghiệp.
- Tuyển được những người có sức khoẻ làm việc lâu dai trong doanh nghiệp
với nhiệm vụ được giao.
- Công tác tuyển chọn phải gắn liền với mục tiêu và nhiệm vụ của sản xuất
kinh doanh và đồng thời phải bắt nguồn từ các kế hoạch về lao động.
* Tuyển mộ lao động:
Tuyển mộ là quá trình thu hút những người có khả năng, có trình độ từ nhiều
nguồn khác nhau đến đăng ký, nộp đơn tìm việc hay tham gia dự tuyển.
Tuyển mộ là một khâu đầu tiên có ý nghĩa rất quan trọng đối với toàn bộ quá
trình tuyển chọn. Tuyển mộ là cả một quá trình phức tạp và nó cũng chịu ảnh hưởng
của nhiều yếu tố. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tuyển mộ gồm:
- Các yếu tố bên trong doanh nghiệp như uy tín của doanh nghiệp, các hoạt
động xã hội của doanh nghiệp và quảng cáo, các quan hệ với công đoàn các chính
sách về tiền lương, tiền thưởng phúc lợi xã hội, điều kiện làm việc và về đối xử với
con người của doanh nghiệp, chính sách về nhân sự và các chi phí tuyển mộ. Tất cả
các yếu tố này được người lao động rất quan tâm và đây chính là điểm hấp dẫn thu
hút người lao động khi doanh nghiệp tiến hành tuyển mộ.
- Các yếu tố bên ngoài của doanh nghiệp cũng có những ảnh hưởng đến quá
trình tuyển mộ của doanh nghiệp, các yếu tố bên ngoài như các điều kiện về thị
trường lao động, sự cạnh tranh của các doanh nghiệp về thuê mướn lao động, các xu
hướng kinh tế thời đại và quan niệm xã hội về một số ngành nghề đặc biệt.
Trong quá trình tuyển mộ, các doanh nghiệp rất quan tâm đến nguồn tuyển
mộ, tuỳ theo yêu cầu của công việc trong doanh nghiệp mà thực hiện tuyển mộ ở
nguồn bên trong hay ở bên ngoài doanh nghiệp. Nguồn bên trong doanh nghiệp
thường được áp dụng đối với vị trí làm cao hơn mức khởi điểm của các nghề hay có
thể nói đó là những vị trí quan trọng trong doanh nghiệp như cấp quản lý hay lãnh
đạo. Tuy nhiên, cũng có thể là vị trí việc làm khác nhưng độ phức tạp của công việc
nhiều hơn và trách nhiệm cao hơn. Việc tuyển mộ trong doanh nghiệp, thủ tục khá
phức tạp - thông thường các doanh nghiệp thường sử dụng bảng thông báo về công
việc đó là bảng thông báo về vị trí công việc cần tuyển người và thông báo này được
gửi đến tất cả các cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp. Trong bảng thông báo
này có đầy đủ thông tin về các nhiệm vụ thuộc công việc và các yêu cầu về trình độ.
Ngoài ra doanh nghiệp có thể niêm yết bảng thông báo về công việc ở những nơi
được nhiều người chú ý tới. Mặt khác, các nhà quản trị trong doanh nghiệp cũng có