Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tội phạm lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.81 KB, 5 trang )

HỌC VIỆN TƯ PHÁP

TỘI PHẠM LỢI DỤNG CHỨC VỤ QUYỀN HẠN TRONG KHI THI HÀNH
CÔNG VỤ TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI,
NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP PHỊNG NGỪA

Lại Sơn Tùng1

Tóm tắt: Tội phạm lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ trong lĩnh vực quản lý
và sử dụng đất đai xảy ra trong thời gian vừa qua đang có chiều hướng gia tăng về số vụ, số đối tượng
và hậu quả thiệt hại; nó được phát sinh phát triển bởi những nguyên nhân điều kiện khác nhau. Trong
bài viết này, tác giả chỉ ra một số nguyên nhân làm nảy sinh tội phạm lợi dụng chức vụ quyền hạn trong
khi thi hành công vụ trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một số
giải pháp ngăn ngừa tội phạm này trong thời gian tới.
Từ khóa: Chức vụ, quyền hạn, cơng vụ, quản lý và sử dụng đất đai.
Nhận bài: 21/9/2020; Hoàn thành biên tập: 25/9/2020; Duyệt đăng: 23/10/2020.
Abstract: Crimes of positions and powers in the performance of official duties of managing and
using land over the past years have increasing in numbers of cases, objects and losses. That is caused
by different reasons and conditions. In this article, the author points out reasons causing crimes of
positions and powers in managing and using land and suggests solutions to prevent this type of crime
in the coming time.
Keywords: Position, power, official duties, managing and using land.
Date of receipt: 21/9/2020; Date of revision: 25/9/2020; Date of Approval: 23/10/2020.
1. Nhận thức về tội phạm lợi dụng chức vụ,
quyền hạn trong khi thi hành công vụ trong
lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai
Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi
hành công vụ là tội phạm chỉ được quy định từ khi
Bộ luật Hình sự năm 1985 được ban hành. Trước
khi Bộ luật Hình sự năm 1985 được ban hành,
hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi


hành cơng vụ chỉ được coi là tình tiết tăng nặng
trách nhiệm hình sự.
Bộ luật Hình sự năm 1985 quy định hành vi
lợi dụng chức vụ, quyền hạn và hành vi lạm quyền
trong khi thi hành công vụ đều tại một điều luật
(Điều 221). Tuy nhiên, do chưa có thực tiễn xét
xử nhiều loại tội phạm này, nên lúc đầu Điều 221
chỉ quy định một khung hình phạt, khơng quy định
các tình tiết là yếu tố định khung hình phạt.
Từ năm 1991, do yêu cầu đấu tranh loại tội
phạm này, Quốc hội liên tục sửa đổi bổ sung
Điều 221 vào các ngày 12/8/1991, ngày
22/12/1992 và ngày 10/5/1997 theo hướng tách
hành vi lạm quyền trong khi thi hành công vụ ra
thành điều luật riêng (Điều 221a); cấu tạo lại
thành nhiều khoản khác nhau; mức hình phạt
cũng nghiêm khắc hơn nhiều so với Điều 221
1

Thượng úy, Giảng viên Học viện cảnh sát nhân dân.

chưa sửa đổi, bổ sung (nếu mức hình phạt cao
nhất quy định tại Điều 221 lúc đầu là năm năm tù
thì sau khi sửa đổi, bổ sung lần thứ 3 vào ngày
10/5/1997 thì mức cao nhất đối với tội phạm này
là hai mươi năm tù).
Đến Bộ luật Hình sự năm 1999, tội lợi dụng
chức vụ quyền hạn được quy định tại Điều 281.
So sánh với tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong
khi thi hành công vụ quy định tại Điều 221 Bộ luật

Hình sự năm 1985 (sửa đổi năm 1997) thì Điều
281 Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định thêm hình
phạt “cải tạo khơng giam giữ đến ba năm” ở khoản
1, gộp tình tiết “gây hậu quả rất nghiêm trọng” và
“gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng” thành một
khoản và áp dụng chung một mức hình phạt, bổ
sung thêm quy định về hình phạt bổ sung: “cấm
đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm
năm” và “phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi
triệu đồng”.
Hiện nay, theo quy định của Bộ luật Hình sự
năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, tội lợi dụng
chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ
được quy định tại Điều 356, cụ thể như sau:
Điều 356. Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn
trong khi thi hành công vụ


Số 10/2020 - Năm thứ mười lăm

1. Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân
khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái
công vụ gây thiệt hại về tài sản từ 10.000.000
đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt
hại khác đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích
hợp pháp của tổ chức, cá nhân, thì bị phạt cải tạo
không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01
năm đến 05 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp
sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Gây thiệt hại về tài sản từ 200.000.000
đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.
3. Phạm tội gây thiệt hại về tài sản
1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10
năm đến 15 năm.
4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức
vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt
tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
So sánh với Điều 281 Bộ luật Hình sự năm
1999, Điều 356 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa
đổi, bổ sung năm 2017) quy định cụ thể, chi tiết
hơn, định lượng rõ hơn về hậu quả thiệt hại do tội
phạm lợi dụng, chức vụ quyền hạn trong khi thi
hành công vụ gây ra. Tại Khoản 1, Điều 356 quy
định “gây thiệt hại về tài sản từ 10.000.000 đồng
đến dưới 200.000.000 đồng”, trong khi đó Điều
281 chỉ nêu chung chung “gây thiệt hại cho lợi ích
của Nhà nước, của xã hội, quyền và lợi ích hợp
pháp của cơng dân”. Tại Khoản 2, tình tiết “phạm
tội nhiều lần” tại Điều 281 được quy định lại thành
“phạm tội 02 lần trở lên”; tình tiết “gây hậu quả
nghiêm trọng” được quy định lại thành “gây thiệt
hại về tài sản từ 200.000.000 đồng đến dưới
1.000.000.000 đồng”. Tại Khoản 3, tình tiết “gây
hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm
trọng” được quy định lại thành “gây thiệt hại về tài
sản 1.000.000.000 đồng trở lên”. Ngoài ra, tại Điều
356 cũng tăng mức mức phạt tiền “từ ba mươi triệu

đồng đến ba mươi triệu đồng” lên thành “từ
10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng”.
2. Thực trạng và nguyên nhân của tội lợi
dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công
vụ trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai

Sau hơn 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới,
bên cạnh những thành tựu đã đạt được về mọi
mặt, từ việc đổi mới hệ thống chính trị, cơ chế
quản lý kinh tế, cải cách hành chính, cải cách tư
pháp, hoàn thiện hệ thống pháp luật và hội nhập
quốc tế..., Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều
nguy cơ, trong đó có tình trạng tham nhũng.
Cùng với lãng phí, tham nhũng đang diễn ra
nghiêm trọng ở nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều
lĩnh vực với phạm vi rộng, tính chất phức tạp,
gây hậu quả xấu về nhiều mặt, làm giảm sút lòng
tin của nhân dân; là một trong những nguy cơ lớn
đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ ta. Nhận
thức sâu sắc về tác hại của tham nhũng, trong
thời gian qua Đảng và Nhà nước ta đã ban hành
nhiều chủ trương, chính sách và pháp luật về
phịng, chống tham nhũng. Trong số các tội phạm
về tham nhũng đó, tội phạm lợi dụng chức vụ,
quyền hạn trong khi thi hành công vụ luôn chiếm
một tỷ lệ đáng kể, đặc biệt là tội phạm lợi dụng
chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ
trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai. Có thể
kể đến một số vụ án điển hình như:
- Vụ Nguyễn Tiến D, sinh năm 1960 nguyên

Chủ tịch UBND xã HVT, huyện CM, thành phố
Hà Nội cùng đồng phạm đã lợi dụng chủ trương
của Nhà nước về việc giao đất, chuyển nhượng đất
lấy nguồn kinh phí xây dựng điện, đường, trường,
trạm và các cơng trình phúc lợi xã hội ở nơng thơn
để cấp, giao đất cho thuê thầu trái với thẩm quyền,
thu vụ lợi về xã, thơn và sử dụng chi sai mục đích.
Q trình điều tra, Cơ quan điều tra xác định
Nguyễn Tiến D trong thời gian làm Chủ tịch
UBND xã HVT đã cùng với các đồng phạm là cán
bộ UBND xã, cán bộ thôn lợi dụng chức vụ, quyền
hạn để bán thanh lý tài sản trên đất đối với diện
tích đất 1500m2 của Trạm y tế xã HVT cho ông
Bùi Viết B – Giám đốc Công ty TNHH Ninh Sơn,
thu số tiền 120.000.000đ. Số tiền này không nhập
vào ngân sách xã mà đối trừ vào số tiền UBND xã
HVT nợ công ty Ninh Sơn trong việc xây dựng
trường Trung học cơ sở xã.2
- Vụ Nguyễn Văn N, sinh năm 1954 nguyên
Trưởng thôn Vọng Tân kiêm Chủ nhiệm hợp tác
xã nông nghiệp Vọng Tân cùng các đồng phạm đã

Luận văn thạc sĩ “Phòng ngừa tội phạm lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ trong lĩnh vực
quản lý và sử dụng đất đai theo chức năng của Phòng Cảnh sát kinh tế Công an thành phố Hà Nội” của tác giả Lê
Huy Hoàng, Học viện CSND, năm 2018. Tr.54.
2


HỌC VIỆN TƯ PHÁP


tổ chức nhiều cuộc họp với dân để bàn bạc, thống
nhất chia 4.575m2 đất nông nghiệp tại khu vực ao
Đũng và cánh đất làn ven đường quốc lộ 428 thành
54 suất để bán với giá từ 300.000đ đến
1.000.000đ/m2, tiền đơn đăng ký mỗi hộ phải nộp
là 1.000.000đ/suất. Sau khi đã thống nhất, ngày
07/12/2007, Nguyễn Văn N đã tổ chức bán 54 suất
đất cho 35 hộ dân và thông qua hợp tác xã nông
nghiệp Vọng Tân để thu tiền của các hộ mua đất
(đã tạm thu 34 hộ với tổng số tiền 811.450.000đ).
Khi UBND xã ĐT phát hiện thôn Vọng Tân bán
đất nông nghiệp không đúng quy định, thành lập
tổ cơng tác kiểm tra thì chính các cán bộ trong tổ
cơng tác này là cán bộ địa chính xã ĐT lại đến
Phịng Tài ngun và mơi trường huyện ƯH xin
làm thủ tục cấp đất giãn dân nhằm hợp thức hóa
diện tích đất nơng nghiệp đã bán trái thẩm quyền.
Số tiền thu được từ việc bán đất đã được các đối
tượng đứng tên gửi tiết kiệm tại Ngân hàng, cho
một số hộ dân trong thôn vay để lấy lãi và sử dụng
cho các mục đích khác.3
- Vụ Nguyễn Thành V, sinh năm 1972 nguyên
cán bộ địa chính xã TD cùng với các đồng phạm
bị khởi tố về tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong
khi thi hành công vụ. Kết quả điều tra của Cơ quan
CSĐT Công an thành phố Hà Nội xác định
Nguyễn Thành V cùng với Nguyễn Đăng T
(Trưởng thơn Lễ Pháp), Hồng Ngọc T (Chủ tịch
UBND xã TD), Dương Xn H (Cán bộ Phịng
Tài ngun mơi trường huyện ĐA) và Nguyễn

Văn S (Trưởng phòng Tài nguyên môi trường
huyện ĐA) với chức trách và nhiệm vụ được giao
quản lý nhà nước về đất đai tại địa bàn, thẩm định
hồ sơ trước khi trình ký cấp Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất cho các hộ. Bản thân phải có
trách nhiệm thực hiện đúng quy định của Nhà
nước về quản lý đất đai nhưng Nguyễn Thành V,
Nguyễn Đăng T, Hoàng Ngọc T, Dương Xuân H
và Nguyễn Văn S đã lợi dụng chức vụ quyền hạn
của mình làm trái nhiệm vụ được giao, cố ý xác
nhận sai nguồn gốc đất cho Lê Công L (đất thuê
thầu thành đất do bố mẹ cho tặng sử dụng lâu dài)
để UBND huyện ĐA cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất cho Lê Công L, xâm phạm vào hoạt

động đúng đắn của các cơ quan, tổ chức.4
Thực tiễn hoạt động phát hiện, xử lý tội phạm
lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành
công vụ trong lĩnh vực quản lý sử dụng đất đai
trong thời gian qua cho thấy, các đối tượng phạm
tội chủ yếu là những người có chức vụ, quyền hạn,
có trình độ học vấn, trình độ chun mơn trong
lĩnh vực quản lý đất đai; phương thức thủ đoạn
phạm tội rất tinh vi nên phần nào đã gây ra những
khó khăn nhất định cho các cơ quan chức năng
trong việc phát hiện, xử lý loại tội phạm này. Qua
khảo sát cho thấy tội phạm này xảy ra xuất phát từ
một số nguyên nhân chủ yếu sau đây:
Một là, xuất phát từ mặt trái của nền kinh tế
thị trường đã và đang tác động sâu sắc đến đời

sống xã hội.
Dưới tác động của mặt trái của nền kinh tế thị
trường làm cho nhiều hiện tượng tiêu cực trong
đời sống xã hội nảy sinh, sự phân hóa giàu nghèo
một lớn. Tốc độ đơ thị hóa phát triển nhanh, các
khu cơng nghiệp, khu chế xuất, các doanh
nghiệp… có nhu cầu sử dụng đất lớn, trong khi đó
đất đai là nguồn tài nguyên hữu hạn, quỹ đất
không đủ để đáp ứng được nhu cầu.
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản
lý và sử dụng đất đai chưa thống nhất, thiếu đồng
bộ, thậm chí còn chồng chéo và chưa phản ánh hết
thực tế quan hệ đất đai hiện nay, trình tự thủ tục
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cịn bất
cập, quy trình đền bù giải phóng mặt bằng cịn
chưa rành mạch, rõ ràng, ở một số nơi thiếu công
khai, minh bạch.
Sự phối kết hợp giữa các ban ngành, các cấp
trong công tác tuyên truyền, giáo dục, tổ chức học
tập, tập huấn về luật đất đai, các văn bản hướng
dẫn thi hành đến với các tầng lớp nhân dân chưa
được thường xuyên, liên tục, thậm chí ngay như
cán bộ xã, phường ở nhiều địa phương cũng không
nắm chắc các quy định về quản lý, sử dụng đất đai
lại được giao làm phụ trách hoặc đảm nhiệm
những công việc liên quan đến đất đai cho nên giải
quyết khơng đúng quy trình mà pháp luật về đất
đai quy định. Chính từ những yếu tố này, tội phạm
lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành


3
/>4
/>

Số 10/2020 - Năm thứ mười lăm

cơng vụ trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai
có điều kiện phát sinh, phát triển.
Hai là, xuất phát từ công tác quản lý nhà nước
về đất đai còn nhiều hạn chế, thiết sót.
Trong cơng tác quản lý xã hội, quản lý Nhà
nước về đất đai của các cơ quan chức năng, cấp
chính quyền vẫn cịn chưa đáp ứng được u cầu
thực tiễn đặt ra. Cơng tác quản lý của các cấp
chính quyền, cơ quan công an ở các địa phương,
địa bàn trọng điểm, địa bàn khu vực nông thôn,
thành phố, thị xã chưa liên tục, thường xuyên nên
dẫn đến việc chưa lên được kế hoạch đấu tranh
phòng, chống tội phạm này có hiệu quả.
Cơng tác về hoạt động quản lý nhà nước về đất
đai chưa được thực hiện tốt, việc quản lý đất đai
còn chưa đáp ứng kịp thời với tốc độ phát triển
của xã hội. Dẫn đến việc tội phạm lợi dụng những
kẽ hở của pháp luật để thực hiện hành vi phạm tội.
Thực trạng này, cũng là vấn đề mà các cơ quan
chức năng cần nghiên cứu, xem xét để đề ra các
biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn phù hợp.
Cơ chế quản lý của các cơ quan chức năng
chưa phù hợp với thực tiễn, trách nhiệm của cán
bộ quản lý chưa cao, trình độ nhận thức khơng

đồng đều, chắp vá, phẩm chất đạo đức xuống cấp,
tha hóa biến chất... Do cơ chế, thiếu hiểu biết, vì
lịng tham nên dễ bị tội phạm lợi dụng, mua chuộc
và đi theo con đường tiếp tay cho tội phạm thậm
chí chính bản thân thực hiện hành vi phạm tội.
Ba là, xuất phát từ cơng tác thanh tra, kiểm tra,
phịng chống tội phạm, vi phạm pháp luật trong lĩnh
vực quản lý và sử dụng đất đai chưa được quan tâm,
triển khai đồng bộ, chưa đem lại hiệu quả.
Cấp ủy, chính quyền địa phương, bng lỏng
việc kiểm tra, thanh tra đất đai, cách thức giải
quyết các hành vi vi phạm pháp luật về đất đai
chưa nhất quán, thiếu kiên quyết, các vi phạm
không được xử lý dứt điểm, việc phê duyệt hồ sơ
giao đất nhiều nơi cịn chồng chéo, qua trung gian
mơi giới từ đó tạo kẽ hở cho tội phạm phát triển.
Ở một số địa phương cán bộ cấp cơ sở vì vụ lợi
nên cố ý làm trái trong quản lý, sử dụng đất đai,
không lắng nghe ý kiến thắc mắc của nhân dân, bao
che dung túng cho nhau, khi phát hiện thì xử lý
thiếu kiên quyết dẫn đến tình trạng khiếu nại, khiếu
kiện kéo dài, nhiều nơi nhân dân đã khiếu nại khiếu
kiện tập thể gây mất trật tự xã hội, ví dụ như vụ việc
ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức năm 2017.

Quá trình điều tra khám phá các vụ án phạm
tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành
công vụ trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai
còn bị kéo dài nên còn để cho đối tượng ở ngoài xã
hội tiếp tục hoạt động phạm tội, tỷ lệ điều tra khám

phá các vụ án lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong
khi thi hành công vụ trong lĩnh vực quản lý và sử
dụng đất đai cịn thấp.
Cơng tác truy tố, xét xử các vụ án tội phạm lợi
dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công
vụ trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai của
cơ quan pháp luật nhiều khi chưa kịp thời, đối
tượng chưa được xử lý nghiêm minh đúng người,
đúng tội. Nhiều đối tượng gây ra các vụ án còn xử
lý với mức hình phạt thấp hoặc xử lý cho hưởng án
treo nên chưa có tính giáo dục, răn đe các đối
tượng khác. Đây cũng là những tồn tại thiếu sót,
dẫn đến tình hình tội phạm lợi dụng chức vụ,
quyền hạn trong khi thi hành công vụ trong lĩnh
vực quản lý và sử dụng đất đai hàng năm vẫn
chiếm tỷ lệ cao.
3. Giải pháp phòng ngừa tội phạm lợi dụng
chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ
trong lĩnh vực quản lý sử dụng đất đai
Từ thực trạng và nguyên nhân nêu trên, tác giả
đưa ra một số giải pháp phòng ngừa tội phạm lợi
dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công
vụ trong lĩnh vực quản lý sử dụng đất đai như sau:
Một là, hoàn thiện hệ thống các quy định của
pháp luật liên quan đến hoạt động phòng ngừa tội
phạm lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi
hành công vụ trong lĩnh vực quản lý và sử dụng
đất đai.
Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung
năm 2017) chính thức có hiệu lực kể từ ngày

01/01/2018 đã bổ sung, sửa đổi quy định về tội
phạm lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi
hành công vụ theo hướng quy định cụ thể, chi tiết
hơn, định lượng rõ hơn về hậu quả thiệt hại do
tội phạm lợi dụng, chức vụ quyền hạn trong khi
thi hành công vụ gây ra.Như vậy, Bộ luật Hình sự
năm 2015 đã khắc phục được những hạn chế
trước đó. Tuy nhiên, một điểm mà Bộ luật Hình
sự 2015 chưa khắc phục được so với Bộ luật
Hình sự năm 1999, theo tác giả đó là luật vẫn quy
định yếu tố “gây thiệt hại về tài sản hoặc thiệt hại
khác đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp
pháp của tổ chức, cá nhân” là yếu tố bắt buộc.


HỌC VIỆN TƯ PHÁP

Thực tiễn hoạt động điều tra, xử lý tội phạm lợi
dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công
vụ trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai cho
thấy trong nhiều trường hợp có hành vi lợi dụng
chức vụ, quyền hạn vì mục đích vụ lợi để làm trái
quy định của nhà nước trong quản lý, sử dụng đất
đai nhưng hậu quả thiệt hại chưa xảy ra, hoặc
không chứng minh được hậu quả thiệt hại cụ thể,
rõ ràng nên không thể xử lý được hành vi này.
Do đó, việc định lượng thiệt hại do tội phạm gây
ra cần quy định là căn cứ để xác định mức độ của
hành vi phạm tội để quyết định hình phạt chứ
khơng nên là yếu tố bắt buộc của cấu thành tội

phạm. Vì vậy, để tiếp tục hồn thiện quy định của
Bộ luật Hình sự năm 2015 về tội “Lợi dụng chức
vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, theo
tác giả cần thiết bỏ cụm từ “gây thiệt hại về tài
sản hoặc thiệt hại khác đến lợi ích của Nhà nước,
quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” ở
định khung cơ bản để vừa trừng trị nghiêm tội
phạm này ngay cả khi nó chưa gây ra hậu quả,
vừa giúp cho việc xử lý được thuận lợi, dễ dàng,
tránh tình trạng bỏ lọt tội phạm chỉ vì không
chứng minh được “thiệt hại” mà hành vi lợi dụng
chức vụ, quyền hạn gây ra.
Hai là, các cơ quan có thẩm quyền cụ thể là
lực lượng Cảnh sát kinh tế (CSKT) với vai trị là
lực lượng chủ cơng, nịng cốt trong cơng tác đấu
tranh phịng chống tội phạm lợi dụng chức vụ
quyền hạn trong khi thi hành công vụ trong lĩnh
vực quản lý sử dụng đất đai cần tăng cường mối
quan hệ phối hợp với các lực lượng có liên quan
để tuyên truyền, vận động và tổ chức hướng dẫn
quần chúng tham gia quản lý đất đai, mạnh dạn
phát hiện tố giác các hành vi vi phạm về quản lý
và sử dụng đất đai ở từng địa bàn cơ sở.
Cụ thể lực lượng CSKT phải chủ động phối
hợp với các ban ngành đoàn thể xã hội ở từng địa
phương để tổ chức tuyên truyền nâng cao cảnh
giác cho nhân dân trước các phương thức, thủ
đoạn hoạt động lợi dụng chức vụ, quyền hạn
trong khi thi hành công vụ trong lĩnh vực quản
lý và sử dụng đất đai của các đối tượng phạm tội;

những nguyên nhân, điều kiện của loại tội
phạmlợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi
hành công vụ trong lĩnh vực quản lý và sử dụng
đất đai, đặc biệt là những thiếu sót từ các khâu
quản lý và sử dụng đất đai mà các đối tượng có

thể lợi dụng để phạm tội, qua đó, nhân dân nắm
được và tố giác tội phạm. Việc tuyên truyền đòi
hỏi phải sử dụng nhiều hình thức linh hoạt,
phong phú và thiết thực như: Phát các chuyên
mục về an ninh trật tự có đề cập đến tình hình,
thủ đoạn hoạt động, nguyên nhân, điều kiện của
tội phạm lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi
thi hành công vụ trong lĩnh vực quản lý và sử
dụng đất đai; lồng ghép các nội dung tuyên
truyền trong các buổi sinh hoạt dân cư; đưa các
vụ án điểm lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong
khi thi hành công vụ trong lĩnh vực quản lý và sử
dụng đất đai ra xét xử công khai và lưu động để
đảm bảo tính răn đe giáo dục chung đối với
những đối tượng có ý định thực hiện loại tội
phạm này. Bên cạnh đó, lực lượng CSKT cũng
cần phối hợp với các lực lượng chức năng để tổ
chức tuyên truyền, giáo dục cho các tầng lớp
nhân dân ý thức tôn trọng pháp luật, các chuẩn
mực đạo đức, lối sống và các quy tắc của cộng
đồng xã hội. Phát động nhân dân đấu tranh xóa
bỏ các loại tệ nạn xã hội, có nguy cơ tác động và
ảnh hưởng xấu đến các cá nhân hoặc những đối
tượng nhất định trong xã hội có thể làm cho họ

thực hiện tội phạm lợi dụng chức vụ, quyền hạn
trong khi thi hành công vụ trong lĩnh vực quản
lý và sử dụng đất đai.
Ba là, lực lượng CSKT cần tăng cường phối
hợp với các ngành chức năng trong thanh tra kiểm
tra phát hiện xử lý các hành vi vi phạm về quản lý
và sử dụng đất đai.
Để thực hiện yêu cầu nhiệm vụ trên, lực lượng
CSKT chủ động phối hợp với ngành địa chính,
thanh tra, kiểm tra, phát thanh, truyền hình, báo chí
để tun truyền giáo dục người dân ý thức đấu tranh
phịng chống tội phạm. Thơng qua các hoạt động
đó, lực lượng CSKT phát hiện những thủ đoạn hoạt
động của tội phạmlợi dụng chức vụ, quyền hạn
trong khi thi hành công vụ trong lĩnh vực quản lý và
sử dụng đất đai, để kiến nghị với các ngành, các lực
lượng chức năng, một mặt khắc phục những sơ hở,
thiếu sót trong các khâu giao đất, thu hồi đất, giải
phóng mặt bằng, cho phép chuyển mục đích sử
dụng đất, chuyển nhượng đất, trình tự, thủ tục cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Qua đó góp
phần củng cố, nâng cao ý thức cảnh giác, tích cực
tham gia phịng ngừa tội phạm trong quần chúng
nhân dân và cán bộ công chức Nhà nước./.



×